Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

vận dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn (công nghệ 8) rác THẢI SINH HOẠT – mối NGUY hại đến môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN ĐỐNG ĐA
TRƯỜNG THCS TRUNG PHỤNG
- Địa chỉ: số 38, ngõ 218 phố Chợ Khâm Thiên – Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại: 0435727332
- Email:

TÊN TÌNH HUỐNG
RÁC THẢI SINH HOẠT – MỐI NGUY HẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG
- Môn học chính: Công nghệ
- Các môn học tích hợp :
Hóa học, Sinh học, Địa lí, GDCD, Văn học
- Thông tin về học sinh :
Họ và tên: Nguyễn Hoàng Tuấn
Ngày sinh: 08/8/2001
Lớp 8B

Hà Nôi,ngày 29 tháng 11 năm 2014
1


BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN ĐÊ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
I. Tên tình huống.
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt
xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cho đến nay, nó không chỉ phát triển ở
các thành phố, khu đô thị lớn của nước ta mà đang mở rộng ra cả các vùng
nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân được cải
thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải


sinh hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con
người, được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm
sạch của môi trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Vấn đề đặt ra làm thế nào
để giảm bớt lượng rác thải vào mồi trường? -“ Rác thải sinh hoạt - mối nguy
hại đến môi trường”.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường nói chung và đối
với sức khỏe con người nói riêng. Từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn
chế rác thải:
+Giúp bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
+Giúp bảo vệ sức khỏe con người.
+Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
- Trình bày định nghĩa, phân loại về rác.
- Tác hại và ảnh hưởng của rác thải đối với con người – môi trường sống
- Thực trạng của việc thu gom và phân loại rác ở nước ta.
- Tác dụng, lợi ích phân loại rác.
- Biện pháp phân loại rác.
IV. Giải pháp giải quyết tình huống.
Vận dụng kết hợp các kiến thức từ nhiều môn học:
- Hóa học: thành phần và cách phân loại rác.
- Sinh học: tác hại của rác đối với con người và môi trường sống.
- Công nghệ: các biện pháp xử lý rác.
- Địa lý: biểu đồ thống kê.
- GDCD: tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân có trách
nhiệm với môi trường, xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.
- Văn: Thuyết minh, giải thích, biện luận, phương thức biểu đạt.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
- Đề ra các mục tiêu cần đạt→ Tìm tư liệu, điều tra, thu thập dữ liệu→
Trao đổi, phân tích, tổng hợp→ Lập bố cục , dàn bài giải → Quyết vấn đề.

2


- Tài liệu sử dụng: SGK, sách đọc thêm, sách tham khảo. các bài viết trên
Internet.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: trang tìm kiếm google, yahoo…
Từ những kiến thức tìm hiểu để viết thành bài
Viết bài
Rác sinh hoạt là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của
con người.Rác thải từ khu dân cư và khu thương mại chiếm 50-70% tổng lượng
chất thải.
Môi trường đang bị ảnh hưởng nặng nề do việc vứt bừa bãi rác xuống
sông, hồ, ao, suối.

Rác thải được đổ xuống tùy tiện
Thời tiết thay đổi thất thường, mùa hè dài hơn mùa đông, Trái Đất đang
nóng lên từng giờ, từng phút. Các bạn biết không tất cả các vấn đề đó không
phải do tự nhiên mà có mà tất cả các vấn đề này đều do chính chúng ta - con
người tạo ra.

3


Trái Đất đang nóng dần lên
1. Định nghĩa.
Rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo ra
nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn. Rác sinh ra từ hoạt động
hàng ngày của con người. Rác thải sinh hoạt ( chất thải rắn sinh hoạt) sinh ra từ
mọi người và mọi nơi: Gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng,
nơi vui chơi giải trí, trường học, cơ sở y tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, bến xe,

bến đò,...
Rác thải sinh hoạt ở thể rắn thường gồm giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa,
vải, thức ăn cành cây, xác động vật,... Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như lá,
cành cây, thức ăn thừa, xác chết động vật,... là những thứ rất chóng phân huỷ,
gây ô nhiễm môi trường. Khi bị phân huỷ, chúng bốc mùi khó chịu, phát sinh
nhiều vi trùng gây bệnh thu hút công trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, tạo điều kiện
cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang
người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể
trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.
Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là
con người đối xử với chúng như thế nào?
2. Phân loại.
Rác thường được chia thành ba nhóm sau:
2.1. Rác ướt (rác hữu cơ)
Gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác
súc vật, phân động vật...
Rác hữu cơ là các chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ, có khả năng dễ
dàng phân hủy sinh học (phân huỷ trong điều kiện tự nhiên). Hay nói một cách
4


đơn giản: rác hữu cơ là các rác thải có nguồn gốc từ sinh vật (cái cây, con vật).
Chúng có “tuổi thọ”thấp nhất, tồn tại trong môi trường với thời gian ngắn rồi
“biến mất”.

Rác thải hữu cơ dễ phân hủy
2.2. Rác khô (rác vô cơ)
Gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải,
đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
Rác vô cơ là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện

tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng thời gian rất dài.

5


Rác vô cơ - khó phân hủy.
Trong rác vô cơ có một số loại có thể sử dụng lại hoặc tái chế sử dụng Rác tái chế như: Giấy, bìa, nhựa, thuỷ tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái
chế hoặc tái sử dụng được. Tái chế tức là dùng nó làm nguyên liệu để sản xuất
ra sản phẩm mới. Tái sử dụng tức là thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại. Việc tái
chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích:
6


- Làm giảm lượng rác thải ra môi trường.
- Tạo thêm hàng hoá sử dụng.
- Tạo công ăn việc làm cho những người làm công tác thu nhặt, phân loại
rác.
- Thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được tài
nguyên, khoáng sản và công khai thác chúng.
- Góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.
- Các chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,... có thể dùng
làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hoá. Tuy nhiên, phương
pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khoẻ. Những phần
không thể tái chế, tái sử dụng, làm phân bón được của rác thải có thể dùng làm
vật liệu san lấp trong xây dựng.

2.3. Chất thải nguy hại.
Là những thứ phế thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các
đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây
7



nhiễm ....) hoặc tương tác chất với các chất khác gây độc hại cho môi trường và
sức khỏe con người như pin, bình ắc quy, hoá chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác
thải y tế, rác thải điện tử...

Chất thải nguy hại ở đâu cũng có
8


3. Tác hại và ảnh hưởng của rác thải.
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra,
rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải
là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người và gia
súc.
Ở Việt Nam rác thải cũng đang là một hiện trạng đáng lo ngại. Cùng với
sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói
quen sinh hoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần
ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường
và sức khoẻ con người.
3.1. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí.
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ
lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa
nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ, thúc
đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người.
Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H 2S, NH3, CH4, SO2,
CO2, các khí độc hại hữu cơ…

Các chất khí độc hại từ rác thải làm ô nhiễm môi trường không khí
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh.

Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất
lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước
mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị
nhiễm bẩn .
9


Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát
nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ
diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ cộng đồng

Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây
dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả,
thương hàn…do loại chất thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh
hoạt đổ bừa bãi ở các gốc cây, đầu đường, góc hẻm, các dòng sông hoặc rác thải
lộ thiên mà không được xử lý, đây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là
nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh.
Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại: CH 4, CO2, NH3... gây ô
nhiễm môi trường không khí.
10


Sự ô nhiễm không khí tạo ra mưa axít gây nhiều thiệt hại cho mùa màng
cây cối và các động vật thủy sinh
3.2. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất:
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải

được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều
loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không
xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học
và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.

11


Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm giảm tính thấm nước, giảm lượng
12


mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai cứng không còn khả
năng sản xuất.
3.3 Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường nước

Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.

Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu
cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
3.4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người:
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại
13


trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại vi
trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây
bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều
loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc...

Tổng quan các ảnh hưởng sức khỏe con người từ các loại ô nhiễm
Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác. Sự ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng không
nhỏ tới sức khỏe của con người và động thực vật:
- CO kết hợp với Hb trong máu tạo thành hợp chất bền vững HbCO làm
cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu.
- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kềm trong máu, gây rối loạn
chuyển hóa Protein và đường, thiếu vitamin B và C
- SO2, NO2, Ozon, Fluor, chì ..... khi đi vào khí khổng ngăn cản sự quang
hợp và tăng trưởng, giảm khả năng kháng bệnh của thực vật.
Đối với động vật, nhất là vật nuôi thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả.
Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
Túi nilông là một sản phẩm hiện nay được sử dụng rất nhiều trong đời
sống hàng ngày do sự tiện lợi của chúng xong các bạn biết không một thông tin
khác mà phải khiến cho các bạn bất ngờ là túi nilông chôn vùi dưới đất phải
mất từ 400-600 năm mới phân hủy hết, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường.
14



Túi nilong sử dụng hằng ngày trong đời sống
Cấu tạo: túi nilong chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP
(có nguồn gốc từ dầu mỏ). Thành phần các loại nhựa này không chứa chất độc
nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người.Khi đốt cháy,
nó tạo ra nhiều khí độc, đặc biệt là khí đioxin gây ngộ độc, gây ngất, nôn ra
máu, khó thở, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí có thể dẫn tới mắc bệnh ung
thư. Vì vậy, Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo nên sử dụng túi giấy thay thế
cho túi nilon để cải thiện môi trường. Tuy nhiên, để thay đổi được thói quen
dùng túi nilon của con người không phải là dễ.

3.5. Rác thải làm giảm mỹ quan đô thị.
Hầu hết các thành phố lớn đều vướng phải vấn đề này, nguyên nhân chủ
yếu đến từ rác thải sinh hoạt, đặc biệt là tại những điểm tập kết rác. Không
15


những thế thói quen vứt rác không đúng nơi qui định của một ít người dân: ra
lòng lề đường và mương rãnh, ao hồ ....vẫn còn phỏ biến làm ảnh hưởng không
nhỏ tới cảnh quan đô thị và môi trường sống của chính họ.

Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị.

16


/
Đống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh

3.6. Ảnh hưởng đến toàn cầu
Thế giới đứng trước nguy cơ bị ngập ngụa vì rác thải. Bất chấp mọi nỗ
lực về sinh thái, sản lượng chất thải toàn cầu đang tăng lên, theo kết quả một
nghiên cứu gần đây nhất, lượng rác thải còn tiếp tục tăng, ít nhất đến năm 2075.
Điều đặc biệt gây lo ngại là thành phần rác thải đang thay đổi, và nước càng
giàu có thì rác thải càng độc hại.
Phải chăng trái đất này là một bãi rác khổng lồ? Rác thải nói chung là vấn
đề nổi cộm, gây bức xúc đặc biệt ở các đô thị và những địa phương đang đô thị
hóa. Một người ở thành phố tạo ra lượng rác thải cao gấp hai đến gấp bốn lần so
với người dân ở nông thôn trong khi đó sự đô thị hóa lại đang diễn ra rất mạnh
mẽ. Năm 1900, người dân ở đô thị trên toàn thế giới mỗi ngày thải ra khoảng
300.000 tấn rác. Một trăm năm sau, con số này tăng gấp mười, lên 3 triệu tấn;
đến năm 2025, con số này sẽ tăng tối thiểu gấp đôi, tức sáu triệu tấn mỗi ngày.
Các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, sự
ô nhiễm môi trường đã và đang là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu trên
phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự
sống trên trái đất. Biến đổi khí hậu làm cho thiên tai, thảm hoạ, đặc biệt là bão,
lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần ngày càng gia tăng về tần suất, cường độ và
quy mô. Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu nên những cơn bão có
sức tàn phá lớn xuất hiện ngày càng nhiều, gây phá hủy nhà cửa, công trình, hoa
màu, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người. Nguy cơ sóng thần luôn đang đe
dọa nhiều quốc gia trên thế giới. Động đất, lũ lụt cũng có chiều hướng gia tăng.
Gần đây nhất, năm 2009 động đất xảy ra ở một số nước châu Á (Trung Quốc,
17


Hai-ti...), trong đó riêng Hai-ti số người chết và bị thương hơn 250 ngàn người,
gây tổn thất rất lớn về kinh tế, chính trị và môi trường. Năm 2008 ở nước ta đã
xảy ra lũ lụt, ngập úng do mưa to và nhiều, gây thiệt hại rất lớn về người và hoa
màu trong phạm vi cả nước. Lũ lụt làm chomôi trường bị ô nhiễm, nước cuốn đi

từ mặt đất tất cả những chất bẩn, chất thải hòa tan trong nước cùng với rác rưởi,
phân gia súc, xác súc vật chết (mèo, chuột, ếch nhái...) làm cho nguồn nước bị ô
nhiễm nặng nề. Phân và rác không những gây ô nhiễm nguồn nước, mà còn là
môi trường lý tưởng để ruồi muỗi, chuột phát triển, tạo điều kiện cho các bệnh
truyền nhiễm bùng lên thành dịch lớn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và
sức khoẻ nhân dân.

Cảnh hoang tàn đổ nát sau cơn bão haiyan
Việt Nam là một nước nhiệt đới được đánh giá là đang phát triển, có bờ
biển dài và phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, đặc
biệt là mực nước biển dâng. Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm
ở nước ta đã tăng khoảng 0,5 - 0,7 oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình ở
Việt Nam có thể tăng 2,30C so với trung bình thời kỳ 1980-1999 và mực nước
biển có thể dâng thêm 75cm. Nước biển dâng gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt
động sản xuất, đời sống, sức khoẻ dân cư vùng đồng bằng ven biển.

18


Ngập lụt do chiều cường, nước biển dâng
Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác
động tiêu cực đối với sức khoẻ con người; làm tăng khả năng bùng phát và lan
truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch
tả...; làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết,
viêm não Nhật Bản; làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi
khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).
Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và
dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số
loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của

xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ
tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.

Tầng Ozon lớp áo bảo vệ quan trọng của Trái Đất đang dần bị “rách”
bởi tác động của chính con người chúng ta gây ra
19


Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền
kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết
và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải
không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu
là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử
dụng theo từng loại.
4. Thực trạng phân loại rác và xử lý rác thải ở nước ta

Hiện nay, việc phân loại rác tại TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói
chung chưa được phổ biến.Từ những cá nhân cho đến một tập thể nào đó ở
ngoài xã hội kia vẫn chưa thực sự có ý thức trong việc phân loại rác.Vấn đề về
rác thải cũng chưa hề được quan tâm đúng mức, xử lí triệt để.Hầu hết các biện
pháp thu gom và xử lý rác thải vẫn lạc hậu không đáp ứng yêu cầu và không
đảm bảo vệ sinh môi trường. Đây thực sự là một áp lực đối với công tác quản
lý, bảo vệ môi trường và cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khoẻ cộng đồng.
Ngay tại trường học cũng như các hộ gia đình trong khu phố em cũng chưa
nhận thức được việc phải phân loại rác. Nhiều thùng phân loại rác xuất hiện bao
nhiêu thì nạn đổ rác bừa bãi lại gia tăng bấy nhiêu. Mặc cho những biển báo,
băng rôn cứ treo lên, nào cấm đổ rác,nào cấm đổ rác bừa bãi tại khu vực này
(nếu không chấp hành phạt 200 nghìn-500 nghìn), người dân vẫn bạ đâu đổ đấy,
không chấp hành nội quy mà các tổ chức đã đặt ra.


20


Chúng ta cần phải nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường: sạch nhà,
sạch đường phố.
Việc phân loại và vứt rác đúng quy định không những góp phần làm cho
nơi sống của mình xanh sạch đẹp, mà còn chung tay góp sức bảo vệ môi trường
cho thế hệ mai sau nữa.
5. Biện pháp thu gom và phân loại rác.
Các chất thải sinh là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người - Rác thải nếu không
được xử lí kịp thời, nó có thể hủy hoại cả thế giới này một cách nhanh chóng.
Vì vậy, hàng ngày mỗi chúng ta chỉ cần một việc làm rất nhỏ bé nhưng rất thiết
thực và ý nghĩa cũng góp phần đưa thế giới trở nên xanh, sạch và tươi đẹp hơn.

21


5.1.Mục đích của việc phân loại rác.
- Tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho chính chủ nguồn thải từ
việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến.
- Giảm thiểu ô nhiễm.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên
và môi trường.
- Giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải ra môi trường
nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.
5.2. Biện pháp
a.Thùng phân loại rác.

22



Đã được sử dụng tại các thành phố lớn trên cả nước,thùng rác hữu cơvô cơ đã được sử dụng như một biện pháp tối ưu cho môi trường.Với nhiều kiểu
loại và màu sắc cũng như hình dáng khác nhau, đây là loại thùng rác giúp ta dễ
dàng phân biệt các loại rác,đặc biệt là rác vô cơ và hữu cơ. Loại thùng này có
thể đặt ở bất kì đâu, từ trường học,cơ quan đến nơi công cộng,đường phố…Thật
dễ phải không các bạn, hãy vứt rác đúng để bảo vệ môi trường nhé…
b. Hố rác di động.

Hố rác di động là một trong những mô hình xử lí rác thải hữu cơ. Đây là
mô hình dễ ứng dụng, linh hoạt mà không kém phần hiệu quả. Được gọi là hố
rác di động vì hố này thể tích nhỏ (cỡ vài trăm lít), khi hố đầy có thể chuyển
sang hố khác sử dụng và hố được chính người dân xây dựng và duy trì hoạt
động. Hố rác di động là một trong những giải pháp xử lí rác hữu cơ đơn giản và
hiệu quả.
c. Thu gom rác tái chế.
Rác tái chế bao gồm kim loại, giấy, cao su, nhựa, đồ điện phần lớn đã
được những người đồng nát thu nhặt, phần còn lẫn trong rác vô cơ người thu
gom đựng riêng trong túi nilon hoặc túi vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
d. Thu gom rác khô.
Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được thu gom, đựng
trong thùng, xô màu đỏ hoặc chứa trong các vật dụng có sẵn ở gia đình như
thúng, sọt, bao tải, thùng carton.
e. Thu gom rác ướt.
Rác ướt bao gồm thức ăn thừa, rau, hoa quả, bã chè,vỏ tôm cua, vỏ ốc...
dễ thối rữa nên phải thu gom hàngngày.
f. Các biện pháp khác
23



+ Tận dụng rác:Những thứ rác bị bỏ loại nhưng còn có thể dùng cho mục
đích khác thì mọi người nên tận dụng chúng để tiết kiệm của cải vật chất, tài
nguyên thiên nhiên, thời gian và công sức sản xuất ra chúng như:
- Đồ dùng trong nhà, quần áo, đồ chơi cũ không dùng nữa thì cho người
khác tiếp tục dùng. Các loại vải vụn nối ráp thành đồ dùng, vật trang trí, quần
áo rách dùng làm giẻ lau...
- Sách báo, tập vở cũ dùng làm bao bì, giấy gói.
- Chai lọ, bình, hũ dùng đựng món đồ khác hay tạo thành vật trang trí
trongnhà.
- Các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, sành sứ vụn dùng trải đường, lót
nền.
+ Tái chế rác: Những thứ phế thải không dùng được cho việc gì nữa
nhưng còn có thể sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác thì cần phải được thu
gom bán phế liệu để tái chế như:
- Kim loại: gồm đồng, kẽm, chì, sắt, thép, thau... được luyện lại và chế
tạo ra đồ dùng vật liệu.
- Chai lọ, ống thuốc thuỷ tinh được thu gom về lò nấu lại và thổi thành
các dạng chai lọ mới.
- Các đồ dùng vật liệu nhựa, bao nylon được tập hợp tái chế lại thành đồ
dùng, bao bì, bục kê...
- Giấy vụn được tái chế thành giấy bao bì, thùng các tông...
+ Tái sinh rác: Các thứ rác hữu cơ rất dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau,
củ, quả hư hỏng, rác nhà bếp, cành cây, lá cỏ, xác súc vật, phân chuồng... được
tái sinh như sau:
- Tập hợp rác hữu cơ ủ thành phân bón cho cây trồng, hoa màu, lúa...
thêm tươi tốt và làm cho đất đai màu mỡ, thêm tơi xốp, canh tác hiệu quả lâu
dài.
- Các loại phân chuồng, thức ăn thừa của người và gia súc cho vào hầm ủ
Biogas để tạo thành chất đốt phục vụ việc đun nấu, thắp sáng.
5.3. Phân loại, thu gom rác thải tại gia đình

- Đốivới các hộ gia đình phân loại rác thải thành 2 loại: rác hữu cơ (rau,
củ, quả, thức ăn thừa…) và các loại các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than,
giấy nilon….)
- Thu gom riêng từng loại rác

24


6. Trách nhiệm của các tổ chức đối với người dân về vấn đề rác thải.
6.1. Nội dung giáo dục:
- Chỉ rõ các loại rác hữu cơ dễ phân hủy, rác tái chế, rác khó phân hủy.
- Tác hại của việc vứt bỏ bừa bãi rác thải chưa được xử lý ra đường làng
ngõ xóm ảnh hương tới sức khỏe cộng đồng, cảnh quan, môi trường.
- Cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.
- Tài liệu tập huấn về kỹ thuật phân loại rác và các qui trình xử lý rác
hữu cơ và chôn lấp rác còn lại, …
- Việc tuyên truyền giáo dục cần nhấn mạnh đối với các hộ gia đình chưa
có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của
chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối,
kênh rạch và các nguồn nước mặt.
6.2. Nội dung tuyên truyền.
- Dán các áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, các điểm tập
trung dân cư tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý rác thải, tác hại của việc
thải bừa bãi rác thải ra đường làng, ngõ xóm.
- Tổ chức diễu hành tuyên truyền về quản lý rác thải trong các thôn, tổ.
- Phổ biến các qui định về quản lý rác thải thường xuyên trên đài phát
thanh đến từng thôn, tổ, trường học.
- Phát tờ rơi đến các hộ gia đình.
- Tổ chức hội nghị, hội thao, hội thi, tập huấn,…


25


×