BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BẠCH QUỐC DŨNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
LƯU VỰC THỦY ĐIỆN KHE BỐ, TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số:
60.62.02.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Trần Quang Bảo
Hà Nội - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, công trình
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Quang Bảo. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ các công trình khác, nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Người viết cam đoan
Bạch Quốc Dũng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá học
2014 - 2016, được sự đồng ý của Khoa sau đại học - Trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp:
"Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi
trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Khe Bố, tỉnh Nghệ An"
Sau một thời gian tiến hành làm đề tài tốt nghiệp đến nay bản luận văn
đã được hoàn thành.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, Cô
giáo, đặc biệt là PGS.TS Trần Quang Bảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp
đỡ tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban lãnh đạo các cơ quan
đơn vị và các cán bộ, các đồng chí, đồng nghiệp, bản bè và người thân đã tạo
mọi kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi hoàn thành được bản luận văn này.
Mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, song do thời gian hạn chế nên luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất vui lòng nhận được những góp
ý, bổ sung của thầy cô và bạn bè để bản luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 15 tháng 04 năm 2016
Học viên
Bạch Quốc Dũng
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các bảng..........................................................................................vi
Danh mục các biểu..........................................................................................vii
Danh mục các hình.........................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 3
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ............................. 3
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường ............... 3
1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng ....... 4
1.2. Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu………8
1.2.1. Trên thế giới ............................................................................... 10
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................. 14
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.1. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 18
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................... 18
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................... 18
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………...……….18
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 18
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 18
2.3. Nội dung thực hiện ............................................................................ 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 20
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có........................................ 20
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường......................................... 21
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp, xử lý số liệu ......................................... 22
iv
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH
NGHỆ AN....................................................................................................... 27
3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 27
3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................. 27
3.1.2. Địa hình, địa thế ......................................................................... 27
3.1.3. Khí hậu ....................................................................................... 28
3.1.4. Thủy văn ..................................................................................... 29
3.1.5. Thổ nhưỡng ................................................................................ 29
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 31
3.2.1. Dân số và nhà ở .......................................................................... 31
3.2.2. Dân tộc ....................................................................................... 32
3.2.3. Lao động..................................................................................... 32
3.2.4. Kinh tế ........................................................................................ 33
3.2.5. Giáo dục ..................................................................................... 33
3.2.6. Đào tạo ....................................................................................... 33
3.2.7. Y tế.............................................................................................. 34
3.2.8. Bưu chính viễn thông .................................................................. 34
3.2.9. Giao thông .................................................................................. 34
3.2.10. Thủy lợi..................................................................................... 35
3.2.11. Điện .......................................................................................... 35
3.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trong lưu vực thủy điện Khe Bố .. 36
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 39
4.1. Cơ sở kỹ thuật phục vụ chi trả DVMTR ............................................ 39
4.1.1. Xác định tọa độ các điểm khai thác/sử dụng nước trong phạm vi
lưu vực thủy điện Khe Bố...................................................................... 39
4.1.2. Xác định ranh giới các lưu vực tương ứng với các tọa độ điểm
khai thác/ sử dụng nước........................................................................ 41
v
4.1.3. Đánh giá hệ số K (K=1 theo quy định của địa phương) bằng
phương pháp cùng tham gia ................................................................. 45
4.2. Cơ sở kinh tế xã hội phục vụ chi trả DVMTR tại lưu vực Khe Bố ..... 46
4.2.1. Xác định danh sách và những thông tin cơ bản về bên sử dụng
DVMTR (bên mua dịch vụ) trong lưu vực ............................................. 46
4.2.2. Danh sách các đối tượng được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi
trường rừng (bên bán dịch vụ) theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP và diện
tích các loại rừng của từng đối tượng đó .............................................. 51
4.2.3. Xác định mức chi trả DVMTR cho cả lưu vực và lưu vực bậc thang..... 59
4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn về chi trả DVMTR ở Nghệ An theo
Nghị định 99/2010/NĐ-CP. .................................................................. 63
4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR trong
lưu vực khe bố tỉnh Nghệ An ……………………………………………..65
4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật .................................................................. 65
4.3.2. Giải pháp về chi trả .................................................................... 67
4.3.3. Giải pháp về quy hoạch và kinh tế xã hội ................................... 70
4.3.4. Đề xuất hệ thống theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMTR ở
Nghệ An ............................................................................................... 72
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết theo 3 loại rừng.......... 37
Bảng 3.2: Hiện trạng rừng chi tiết theo địa phương ....................................... 38
Bảng 4.1: Tọa độ các điểm khai thác/sử dụng nước trên lưu vực Khe Bố ..... 41
Bảng 4.2: Diện tích các lưu vực ................................................................... 43
Bảng 4.3: Danh sách bên sử dụng DVMTR trong lưu vực........................... 47
Bảng 4.4: Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn lưu vực trong 5 năm......... 48
Bảng 4.5: Số tiền DVMTR mà các đơn vị sử dụng DVMTR phải chi trả trong
lưu vực nghiên cứu ....................................................................................... 50
Bảng 4.6: Tổng hợp diện tích các loại rừng trong các lưu vực ...................... 52
Bảng 4.7. Đối tượng được chi trả DVMTR theo nhóm chủ rừng ............................55
Bảng 4.8: Tổng hợp diện tích rừng theo nhóm chủ rừng được chi trả DVMTR..........58
Bảng 4.9. Xác định đơn giá từng lưu vực......................................................... 61
Bảng 4.10. Đơn giá chi trả cho 1,0 ha rừng trong lưu vực ............................ 62
vii
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 4.1 : Sản lượng điện từ năm 2011-2015 ......................................................49
của các thủy điện trong lưu vực Khe Bố...................................................................49
Biểu đồ 4.2: Sản lượng điện của từng lưu vực bậc thang trong lưu vực Khe bố trong
5 năm 2011-2015 ......................................................................................................49
Biểu đồ 4.3: Số tiền ứng DVMTR đến năm 2015 của các nhà máy thủy điện .... 50
Biểu đồ 4.4: Diện tích rừng theo trạng thái trong lưu vực Khe Bố ..........................53
Biểu đồ 4.5: Diện tích rừng theo chức năng trong lưu vực Khe Bố .........................53
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ các chủ rừng quản lý rừng trong lưu vực Khe Bố ......................58
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An .............................................................36
Hình 4.1 Bản đồ lưu vực thủy điện Khe Bố và các lưu vực bậc thang ....................42
Hình 4.2. Lưu vực Khe Bố và các lưu vực bậc thang nhìn qua ảnh vệ tinh...........42
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là bước ngoặt
về chính sách cho người làm nghề rừng ở Việt Nam. Từ năm 2004, Chính phủ
đã thiết lập cơ sở pháp lý nhằm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng thông qua Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi. Năm 2008,
Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm
chính sách chi trả DVMTR tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng. Sau hai năm thí
điểm, ngày 24/9/2010 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số
99/2010/NĐ-CP để triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên
phạm vi toàn quốc. Qua 5 năm thực hiện ở Việt Nam, chính sách chi trả dịch
vụ môi trường rừng (PES) đã cho thấy tính hữu dụng của nó trong công tác
bảo vệ rừng, đặc biệt bước đầu đã tạo ra một nguồn ngân sách cho việc đầu tư
phục hồi, bảo vệ, duy trì bền vững các giá trị của hệ sinh thái rừng.
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả
nước, với tổng diện tích gần 1,2 triệu ha, chiếm tỷ lệ gần 72% tổng diện tích
tự nhiên trong toàn tỉnh. Về quy mô diện tích, ngành lâm nghiệp ở Nghệ An
đang quản lý và sử dụng diện tích đất đai lớn nhất trong các ngành kinh tế của
tỉnh; Về giá trị tài nguyên, rừng là nguồn cung cấp nguyên liệu tiềm năng cho
các ngành sản xuất và các dịch vụ môi trường liên quan đến rừng ở địa
phương.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Nghệ An được khởi động
từ năm 2011 (đi vào hoạt động chính thức năm 2012), khi mà một số nhà máy
thuỷ điện trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động như: thuỷ điện Bản Vẽ, Hủa Na,
Khe Bố..., đồng thời Quỹ bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh được thành lập và
đi vào hoạt động. Với các quy định cụ thể về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP; các quy định về Quỹ bảo vệ và
phát triển rừng tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ, sau gần 5
2
năm được thực hiện ở Nghệ An, chính sách đã từng bước phát huy được tính
hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. Tuy nhiên,
trên thực tế thực hiện ở địa phương chính sách vẫn bộc lộ một số khó khăn,
bất cấp như về phân định ranh giới, giao đất giao rừng, xác định hệ số K, lồng
ghép các nguồn vốn…
Nằm trong đối tượng có sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải thực hiện
chính sách chi trả dịch vụ môi trường ở Nghệ An, lưu vực thuỷ điện “Khe Bố”
cung cấp nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện Khe Bố ở hạ nguồn sông Cả, có
tổng diện tích tự nhiên trong toàn lưu vực 464.343,81 ha, trong đó có 411.953,51
ha đất lâm nghiệp, bao gồm 240.152,50 ha đất có rừng (chủ yếu là rừng tự
nhiên) được quy hoạch cho cả 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất), lưu
vực trải rộng trên địa bàn 36 xã, thuộc 4 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con
Cuông, Quỳ Hợp thuộc vùng Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, nhà máy thuỷ điện Khe
Bố đi vào vận hành phát điện từ năm 2013 và thực hiện chi trả dịch vụ môi
trường rừng thông qua hợp đồng uỷ thác với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.
Nhằm nghiên cứu một cách khách quan về thực trạng thực hiện chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần
thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh
Nghệ An nói chung, lưu vực thủy điện Khe Bố nói riêng, tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện Khe Bố, tỉnh Nghệ An”.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường
1. Chi trả Dịch vụ môi trường (PES):
- Theo định nghĩa cơ bản của Mayrand và Paquin (2004): Là tạo ra lợi
ích cho các cá nhân và cộng đồng để bảo vệ các dịch vụ môi trường bằng cách
bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát sinh từ việc quản lý và cung cấp những
dịch vụ này.
- Theo định nghĩa kinh điển của Wunder (2005): Là một giao dịch tự
nguyện đối với một loại dịch vụ môi trường cụ thể....giữa ít nhất một bên sử
dụng dịch vụ môi trường và một bên cung ứng dịch vụ môi trường khi và chỉ
khi bên cung ứng dịch vụ môi trường có khả năng cung cấp dịch vụ (trong
những điều kiện cụ thể).
2. Môi trường rừng:
Bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh
vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá
trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của
môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu
nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ
và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và
lâm sản khác.
3. Dịch vụ môi trường rừng:
Là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để
đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân (Nghị định
99/2010/NĐ-CP).
4
4. Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES):
Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường
rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
5. Chi trả dịch vụ môi trường rừng trực tiếp:
- Là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng (người phải chi trả)
trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả).
- Chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ
môi trường rừng có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho
bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không thông qua tổ chức trung gian.
Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện
giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy định
tại nghị định này, trong đó mức chi trả không thấp hơn mức do Nhà nước quy
định đối với cùng một loại dịch vụ môi trường rừng.
6. Chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp:
- Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
- Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ
môi trường rừng không có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên
cung ứng dịch vụ môi trường rừng mà thông qua tổ chức trung gian theo quy
định. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá dịch vụ
môi trường rừng do Nhà nước quy định.
1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng
Mặc dù giá trị môi trường đã được khẳng định và nghiên cứu từ lâu
song chúng thường được coi là thứ hàng hóa công cộng. Mọi người đều có thể
tự do tiếp cận, tự do sử dụng và hưởng lợi từ giá trị môi trường rừng. Tình
trạng ấy, nhất là ở những nước nghèo, đã không khuyến khích người lâm
5
nghiệp bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng, dẫn đến thiệt hại
cho nhiều ngành sản xuất và đời sống nói chung. Thực tế đó đã buộc người ta
phải hợp tác với nhau giữa người làm rừng và những người hưởng lợi chính
từ giá trị môi trường rừng, chia sẻ với nhau trách nhiệm trong việc bảo vệ và
phát triển những giá trị môi trường rừng. Trong quá trình đó những giá trị môi
trường rừng được phân tích, lượng giá, mua bán, trao đổi như những hàng hoá
và dịch vụ khác. Người ta gọi những lợi ích môi trường của rừng được đưa ra
trao đổi, mua bán như vậy là dịch vụ môi trường rừng. Những chính sách
khuyến khích việc trao đổi, mua bán giá trị dịch vụ môi trường rừng được gọi
là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Đến nay trên thế giới đã có nhiều chương trình chi trả dịch vụ môi
trường rừng (PES). Chúng được chia thành nhóm các chương trình PES tự
nguyện và PES chính phủ. Trong chương trình PES tự nguyện, cả nhà cung
cấp dịch vụ môi trường và người sử dụng dịch vụ đều tự nguyện trên cơ sở
hợp đồng. Ngược lại, trong các chương trình PES chính phủ tài trợ thường chỉ
tự nguyện ở bên nhà cung cấp, còn người sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ
chi trả qua các dạng phí và lệ phí bắt buộc.
Có thể kể đến một số chương trình PES tự nguyện ở Los Negros
Bolivia (Asquith et al., 2008), ở Pimampiro Ecuador (Wunder and Albán,
2008), ở Vittel Pháp (Perrot-Maître, 2006), và một số chương trình PES chính
phủ như chương trình bảo vệ đất dốc ở Trung Quốc (Bennett, 2008), Chương
trình PES ở Costa Rica (Pagiola, 2008), chương trình PES ở Mexico (MuñozPiña et al., 2008-this issue), chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ (Claassen et
al., 2008), chương trình vùng nhạy cảm môi trường và sơ đồ quản lý quốc gia
ở Anh (Dobbs and Pretty, 2008), dự án mô hình Northeim ở Đức (Bertke and
Marggraf, 2004), chương trình Wimmera ở Úc (Shelton and Whitten, 2005),
chương trình tương tự chi trả dịch vụ môi trường ở CAMPFIRE, Zimbabwe
(Frost and Bond, 2008), chương trình hoạt động vì nước ở Nam Phi (Turpie et
6
al., 2008). Phân tích thông tin về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới
cho phép đi đến một số nhận xét sau:
- Cho đến nay các chương trình PES chủ yếu vẫn là các chương trình
chính phủ. Thực tế, người làm rừng ít có khả năng quản lý được giá trị dịch
vụ môi trường rừng nên để thực hiện được chi trả dịch vụ môi trường rừng
thường cần sự hỗ trợ của nhà nước và khi đó việc chi trả dịch vụ môi trường
rừng được xem là bắt buộc.
- Các chương trình PES đều được hình thành trong những năm gần đây,
sớm nhất là chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ được khởi xướng năm 1983,
còn lại chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây.
- Mục tiêu của PES rất đa dạng, trong đó có bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ đất ướt, bảo vệ đất, bảo vệ động
vật hoang dã, kiểm soát sự nhiễm mặn, tích lũy Carbon, v.v... Tuy nhiên, phổ
biến nhất vẫn là các chương trình bảo vệ nguồn nước. Đây là một trong những
hiệu quả môi trường quan trọng nhất của rừng. Các chương trình PES tự
nguyện chủ yếu hướng vào bảo vệ nguồn nước.
- Các chương trình PES ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn rừng, trồng
rừng mới và tái trồng rừng, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa, nông lâm
kết hợp, canh tác nông nghiệp thân thiện, bảo vệ đa dạng sinh học, thay đổi sử
dụng đất, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, loại trừ sinh vật xâm hại v.v... Tuy
nhiên, tập trung nhiều nhất vẫn là bảo tồn rừng, trồng rừng và phát triển nông
nghiệp thân thiện môi trường.
- Đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng gồm nhiều thành phần
khác nhau từ chính quyền địa phương, sở ban ngành địa phương, tập đoàn
điện lực, chính quyền Trung ương, cơ quan lâm nghiệp, chính phủ, quỹ tư
nhân, tài trợ quốc tế, người dân sử dụng nước. Phần lớn trong số họ là các tổ
chức và cơ quan chính phủ và phi chính phủ.
7
- Đối tượng hưởng lợi từ PES là người sử dụng nguồn nước ở địa
phương, nông dân, người không sử dụng đồng hồ đo nước, cơ quan tổ chức
trên lưu vực sông, người sử dụng nước ở hạ lưu, khách du lịch, công đồng bảo
tồn toàn cầu v.v... Nhìn chung, đối tượng được hưởng lợi là cả cộng đồng và
toàn xã hội.
- Đối tượng khởi xướng PES chủ yếu là các chính phủ, tổ chức phi
chính phủ, tổ chức hưởng lợi, chính quyền Trung ương, Bộ Tài nguyên nước,
Lâm nghiệp và Môi trường, các trường đại học, chính quyền địa phương v.v...
Đây là những cơ quan và tổ chức có khả năng liên kết và hỗ trợ đàm phán
hoặc ra quyết định, lập chính sách v.v...
- Vùng thực hiện PES chủ yếu là các vùng thượng nguồn lưu vực sông,
đất dốc vùng đầu nguồn, vùng đất cao nguyên, đồng cỏ, ven biển, đất cộng
đồng và quy mô toàn quốc. Như vậy, một số chương trình tập trung vào
những vùng sinh thái nhạy cảm, còn gần 50% chương trình có quy mô toàn
quốc.
- Hình thức của PES phần lớn là chi trả tiền mặt thông qua các tổ chức
hoặc qua cơ quan của chính phủ. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng dao
động trong phạm vi rộng từ một vài đến 200 USD/ha/năm. Mức chi trả
thường phụ thuộc nhiều vào kết quả đàm phán giữa người cung cấp và người
chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nó được hiểu là một phần chứ không phải
toàn bộ giá trị dịch vụ môi trường rừng.
- Thời gian chi trả thường là vào những thời điểm nhất định trong năm
theo hợp đồng hoặc theo quy định của chính phủ. Việc chi trả ở hầu hết các
chương trình là theo loại rừng và điều kiện lập địa. Có mức chi trả cao nhất là
các rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, rừng ở những nơi có nhu cầu phòng hộ cao.
- Thời gian kéo dài của các chương trình PES ít nhất là 5 năm, một số
chương trình kéo dài 10-20 năm. Có những chương trình không hạn định thời
gian.
8
Trên cơ sở phân tích về nhận thức kiến thức và thực tiễn áp dụng chi trả
dịch vụ môi trường rừng của thế giới có thể rút ra một số kết luận áp dụng cho
Việt Nam như sau:
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng là công cụ quan trọng để thúc đẩy
quản lý rừng tốt hơn ở các vùng đầu nguồn, những vùng sinh thái nhạy cảm.
- Những dịch vụ môi trường rừng quan trọng nhất ở các vùng hồ thuỷ
điện là dịch vụ chống xói mòn bảo vệ đất, chống bồi lấp lòng hồ và dịch vụ
lưu giữ nước mưa trên sườn dốc để cung cấp cho hồ thuỷ điện trong thời kỳ
không mưa.
- Đối với các vùng đầu nguồn việc chi trả dịch vụ môi trường rừng phải
được xem là các chương trình PES của chính phủ. Cần có những quy định của
nhà nước để việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng là tự nguyện, còn chi trả
dịch vụ môi trường rừng là bắt buộc qua phí và lệ phí.
- Các chương trình PES ở vùng hồ thuỷ điện nên khuyến khích vào
hoạt động quản lý rừng và tái trồng rừng để đảm bảo quyền lợi của nhiều bên
liên quan.
- Để các chương trình PES phát triển bền vững theo hướng cơ chế thị
trường cần phân loại rừng để chi trả, phải có hệ số hiệu chỉnh về mức chi trả
dịch vụ môi trường rừng tính đến giá trị môi trường do rừng tạo ra, đến nhu
cầu phòng hộ và mức khó khăn trong việc bảo vệ rừng.
1.2. Tổng quan về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu
Bản chất của hoạt động chi trả dịch vụ môi trường là tạo cơ chế khuyến
khích và mang lại lợi ích cho những người hiện đang sử dụng các hệ sinh thái
có ý nghĩa môi trường để đổi lấy việc họ sử dụng các hệ sinh thái này theo
cách bảo vệ hoặc tăng cường các dịch vụ môi trường để phục vụ lợi ích của
phần đông dân số. Với cách làm này thì từng người dân của cộng đồng có thể
được hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ họ mang lại. Nói cách khác, những người
cung cấp dịch vụ môi trường nên được chi trả hoặc bồi hoàn cho những gì họ
9
làm để duy trì chức năng của hệ sinh thái, và những người sử dụng dịch vụ
môi trường nên chi trả cho những dịch vụ này.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng vai trò to lớn của môi trường, trong đó đã
có rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định giá trị của môi trường rừng. Tuy nhiên,
với cách tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi tự do (là một loại hàng hoá công
cộng) nhiều quốc gia đã không khuyến khích người dân; người làm nghề rừng
bảo vệ và phát triển những giá trị môi trường rừng dẫn đến nhiều thiệt hại cho
môi trường sống nói chung và các ngành sản xuất nói riêng.
Chúng ta đã phải trả giá đắt cho việc suy giảm rừng do phá rừng và sử
dụng rừng không hợp lý. Việc tàn phá rừng đã làm tăng các thảm họa tự nhiên
gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. Chẳng hạn như lũ lụt hàng năm
làm hàng ngàn người bị thiệt mạng, hàng vạn gia đình mất nhà cửa. Sự bồi
lắng tại các hồ chứa thủy điện làm giảm tuổi thọ của hồ chứa và tăng thêm chi
phí trong việc sản xuất điện năng. Ô nhiễm nguồn nước đe dọa cuộc sống của
các loài cá, động và thực vật trong hệ sinh thái nước vốn rất nhạy cảm, đồng
thời đe dọa cả chất lượng nước mà con người sử dụng cho sinh hoạt hàng
ngày...
Trước thực trạng đó đã buộc chúng ta phải có sự hợp tác đồng bộ với
nhau để chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát triển những
giá trị môi trường rừng. Giá trị của rừng, đặc biệt giá trị dịch vụ môi trường
rừng đang ngày càng được thừa nhận như bảo vệ nguồn nước, điều hoà không
khí, hấp thụ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo vẻ đẹp cảnh quan, góp
phần giảm thiểu biến đổi khí hậu... Theo đó, cơ cấu giá trị cho các loại dịch
vụ môi trường của rừng là: hấp thụ các bon chiếm 27%; bảo tồn đa dạng sinh
học chiếm 25%; bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17%
và giá trị khác chiếm 10%.
Với tầm quan trọng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành các cơ
chế khác nhau nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng trên quan điểm coi dịch
10
vụ môi trường là một loại hàng hoá. Một số quốc gia đã tiến hành nghiên cứu
và xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (Payment for Environment
Services - PES) nhằm quản lý bền vững các dịch vụ môi trường rừng và nhằm
đảm bảo nguồn tài chính cho việc bảo vệ và phát triển rừng. Đây được coi là
những xu hướng mới nhằm quản lý dịch vụ môi trường rừng hướng tới phát
triển bền vững của mỗi quốc gia và toàn cầu.
1.2.1. Trên thế giới
Đến nay trên thế giới đã có nhiều chương trình chi trả dịch vụ môi
trường rừng (PES). Chúng được chia thành nhóm các chương trình PES tự
nguyện và PES chính phủ. Trong chương trình PES tự nguyện, cả nhà cung
cấp dịch vụ môi trường và người sử dụng dịch vụ đều tự nguyện trên cơ sở
hợp đồng. Ngược lại, trong các chương trình PES chính phủ tài trợ thường chỉ
tự nguyện ở bên nhà cung cấp, còn người sử dụng dịch vụ môi trường rừng sẽ
chi trả qua các dạng phí và lệ phí bắt buộc.
Có thể kể đến một số chương trình PES tự nguyện ở Los Negros
Bolivia (Asquith et al., 2008), ở Pimampiro Ecuador (Wunder and Albán,
2008), ở Vittel Pháp (Perrot-Maître, 2006), và một số chương trình PES chính
phủ như chương trình bảo vệ đất dốc ở Trung Quốc (Bennett, 2008), Chương
trình PES ở Costa Rica (Pagiola, 2008), chương trình PES ở Mexico (MuñozPiña et al., 2008-this issue), chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ (Claassen et
al., 2008), chương trình vùng nhạy cảm môi trường và sơ đồ quản lý quốc gia
ở Anh (Dobbs and Pretty, 2008), dự án mô hình Northeim ở Đức (Bertke and
Marggraf, 2004), chương trình Wimmera ở Úc (Shelton and Whitten, 2005),
chương trình tương tự chi trả dịch vụ môi trường ở CAMPFIRE, Zimbabwe
(Frost and Bond, 2008), chương trình hoạt động vì nước ở Nam Phi (Turpie et
al., 2008).
Từ cuộc điều tra toàn cầu về tất cả các chương trình chi trả cho các
DVMTR, Châu Mỹ La tinh được xem là nơi dẫn đầu với tổng số 101 chương
11
trình chi trả, trong đó 36 chương trình đang hoạt động và được ghi nhận có
giao dịch trong năm 2008, sản sinh ra 31 triệu đô-la Mỹ cho các biện pháp
bảo tồn vùng đầu nguồn và tác động tới 2.3 triệu héc-ta. Được thực hiện bởi
sự hình thành của Quỹ nước đầu tiên ở Ecuador, sau đó ở Colombia, Brazil,
và hiện nay là Peru, việc sử dụng công cụ này để gây quỹ cho bảo tồn vùng
thượng nguồn bởi những người sử dụng dưới hạ lưu được công bằng nhằm
trải rộng ra những nơi khác trong vùng và đóng vai trò mô hình nhân rộng tới
các thị trường hệ sinh thái khác trên khắp thế giới.
Câu chuyện về Châu Á kém năng động hơn mặc dầu nghiên cứu đó chỉ
ra rằng 33 chương trình trong đó có 9 chương trình được ghi nhận hoạt động
trong năm 2008 và một số chương trình đó được thực hiện từ giữa những năm
80. Tổng giá trị chi trả là 1,8 triệu đô năm 2008 có ảnh hưởng tới gần 110
ngàn héc-ta đất. Hoạt động được thực hiện bởi các dự án được thành lập và hỗ
trợ bởi RUPES (Đền đáp Người dân ngèo Vùng cao vì các Dịch vụ Hệ sinh
thái) như là nỗ lực nghiên cứu nhằm xây dựng các chương trình dịch vụ môi
trường thực tế ở Đông Nam Á.
Số lượng và chủng loại các chương trình PES ở Trung Quốc đang tăng
nhanh trong những năm gần đây, từ 8 chương trình năm 1999 đến hơn 47 năm
2008 với tổng giá trị giao dịch khoảng 7.8 tỷ đô-la Mỹ đó tác động đến hơn
290 triệu ha đất. Các chương trình chi trả cho dịch vụ rừng hiện nay ở Trung
Quốc hầu hết thực hiện bởi chính phủ và nhiều chương trình đó được thành
lập nhằm đáp lại kêu gọi của chính quyền trung ương nhằm thúc đẩy sự phát
triển và đổi mới trong “các cơ chế đền bù sinh thái”. Một động lực tiềm năng
khác cho chi trả dịch vụ môi trường rừng ở cả cấp tỉnh và quốc gia là từ hệ
thống mới về mua bán quyền sả thải vào nước. Các hoạt động hiện nay bao
gồm việc thành lập diễn đàn mua bán quyền sả thải, cho thấy rằng hệ thống
này có sẽ thực hiện sớm ở nhiều nơi trên toàn Trung Quốc.
12
Tổng số chương trình PES ở Châu Phi là 20 với khoảng 10 chương
trình đang hoạt động vào năm 2008 đem lại tổng giá trị chi trả là 62,7 triệu
đô-la mỹ với gần 200 ngàn ha đất. Trong hầu hết các trường hợp, các hoạt
động quản lý rừng ở Châu Phi là một phần trong các chương trình bảo tồn hệ
sinh thái quốc gia trong đó bao gồm đầu tư cho tăng cường và phục hồi các
dịch vụ vùng đầu nguồn, và cải thiện năng lực cho cộng đồng địa phương
nhằm xác định, hình thành và thực hiện các hoạt động quản lý gắn với hệ sinh thái.
Một số nhận xét về PES trên thế giới như sau:
- Cho đến nay các chương trình PES chủ yếu vẫn là các chương trình
chính phủ. Thực tế, người làm rừng ít có khả năng quản lý được giá trị dịch
vụ môi trường rừng nên để thực hiện được chi trả DVMTR thường cần sự hỗ
trợ của nhà nước và khi đó việc chi trả DVMTR được xem là bắt buộc.
- Các chương trình PES đều được hình thành trong những năm gần đây,
sớm nhất là chương trình dịch vụ bảo tồn ở Mỹ được khởi xướng năm 1983,
còn lại chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây.
- Mục tiêu của PES rất đa dạng, trong đó có bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ đất ướt, bảo vệ đất, bảo vệ động
vật hoang dã, kiểm soát sự nhiễm mặn, tích luỹ Carbon, v.v... Tuy nhiên, phổ
biến nhất vẫn là các chương trình bảo vệ nguồn nước. Đây là một trong những
hiệu quả môi trường quan trọng nhất của rừng. Các chương trình PES tự
nguyện chủ yếu hướng vào bảo vệ nguồn nước.
- Các chương trình PES ưu tiên cho các hoạt động bảo tồn rừng, trồng
rừng mới và tái trồng rừng, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa, nông lâm
kết hợp, canh tác nông nghiệp thân thiện, bảo vệ đa dạng sinh học, thay đổi sử
dụng đất, bảo tồn cảnh quan thiên, loại trừ sinh vật xâm hại v.v... Tuy nhiên,
tập trung nhiều nhất vẫn là bảo tồn rừng, trồng rừng và phát triển nông nghiệp
thân thiện môi trường.
- Đối tượng chi trả DVMTR gồm nhiều thành phần khác nhau từ chính
quyền địa phương, sở ban ngành địa phương, tập đoàn điện lực, chính quyền
13
Trung ương, cơ quan lâm nghiệp, chính phủ, quỹ tư nhân, tài trợ quốc tế,
người dân sử dụng nước. Phần lớn trong số họ là các tổ chức và cơ quan
chính phủ và phi chính phủ.
- Đối tượng hưởng lợi từ PES là người sử dụng nguồn nước ở địa
phương; nông dân, người không sử dụng đồng hồ đo nước, cơ quan tổ chức
trên lưu vực sông, người sử dụng nước ở hạ lưu, khách du lịch, công đồng bảo
tồn toàn cầu v.v... Nhìn chung đối tượng được hưởng lợi cả cộng đồng và là
toàn xã hội.
- Đối tượng khởi xướng PES chủ yếu là các chính phủ, tổ chức phi
chính phủ, tổ chức hưởng lợi, chính quyền Trung ương, bộ tài nguyên nước,
lâm nghiệp và môi trường, các trường đại học, chính quyền địa phương v.v...
Nhìn chung đây là những cơ quan và tổ chức có khả năng liên kết và hỗ trợ
đàm phán hoặc ra quyết định, lập chính sách v.v...
- Vùng thực hiện PES chủ yếu là các vùng thượng nguồn lưu vực sông,
đất dốc vùng đầu nguồn, vùng đất cao nguyên, đồng cỏ, ven biển, đất cộng và
quy mô toàn quốc. Như vậy, một số chương trình tập trung vào những vùng
sinh thái nhạy cảm, còn gần 50% chương trình có quy mô toàn quốc.
- Hình thức của PES phần lớn là chi trả tiền mặt thông qua các tổ chức
hoặc qua cơ quan của chính phủ. Mức chi trả PES dao động trong phạm vi
rộng từ một vài đến 200 USD/ha/năm. Mức chi trả thường phụ thuộc nhiều
vào kết quả đàm phán giữa người cung cấp và người chi trả DVMTR. Nó
được hiểu là một phần chứ không phải toàn bộ giá trị DVMTR.
- Thời gian chi trả thường là vào những thời điểm nhất định trong năm
theo hợp đồng hoặc theo quy định của chính phủ. Việc chi trả ở hầu hết các
chương trình là theo loại rừng và điều kiện lập địa. Có mức chi trả cao nhất là
các rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên, rừng ở những nơi có nhu cầu phòng hộ cao.
- Thời gian kéo dài của các chương trình DVMTR ít nhất là 5 năm, một
số chương trình kéo dài 10-20 năm. Có những chương trình không hạn định
thời gian.
14
1.2.2. Ở Việt Nam
* Nhận thức về giá trị môi trường rừng
Ở Việt Nam từ xa xưa người dân ở nhiều nơi đã biết bảo vệ những khu
rừng thiêng, rừng ma, rừng đầu nguồn để giữ nước sinh hoạt và nước tưới cho
cộng đồng. Hầu hết người dân miền núi đều hiểu rõ vai trò bảo vệ và phục hồi
đất của rừng. Họ đã sử dụng nó như một công cụ hiệu quả để bảo vệ và phục
hồi đất canh tác từ đời này sang đời khác.
Các nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm đến hiệu quả môi trường của
rừng từ những thế kỷ trước trong nhiều lĩnh vực như lâm học, sinh thái học,
khí tượng thuỷ văn, trồng rừng, quản lý nguồn nước v.v... Kết quả nghiên cứu
về hiệu quả bảo vệ đất và giữ nước của rừng đầu nguồn đã trở thành căn cứ
khoa học cho những giải pháp phục hồi đất, ngăn chặn các quá trình suy thoái
đất, xây dựng những biện pháp kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững, những
biện pháp nông lâm kết hợp v.v...
Các nghiên cứu về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đã
được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nghiên cứu, ví dụ như: Báo cáo
chuyên đề chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam từ chính sách đến thực
tiễn của tác giả Phạm Thu Thủy và các cộng sự, báo cáo là sản phẩm trong dự
án nghiên cứu so sánh toàn cầu về Reed+, Trong nghiên cứu này, đã thực hiện
một đánh giá so sánh về Chinh sách chi trả DVMTR ở Việt Nam để đánh giá
thực trạng của chương trình PFES, so sánh các cách tiếp cận cho việc triển
khai và nhận biết các bài học thực tiễn và các vấn đề có thể nhân rộng và nêu
ra tại các khu vực khác. Dựa trên các phân tích và đánh giá, nghiên cứu cũng
đưa ra các khuyến nghị nhằm đạt được tính hiệu quả, hiệu ích và công bằng
trong thực hiện Chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có một
số nghiên cứu nghiên cứu đã đánh giá các bài học từ việc triển khai PFES tại
Việt Nam như Tô và Laslo 2009; Nguyễn 2009; McElwee 2012; Hess và Tô
2010; Nguyễn 2011. Tuy nhiên, các đánh giá này chỉ tập trung vào một tỉnh
15
riêng lẻ, một vấn đề riêng rẽ, như là vấn đề sử dụng đất hoặc biến động về đa
dạng sinh học (McElwee 2012; Tô và cộng sự 2012) hoặc chỉ nghiên cứu về
lợi ích kinh tế (MARD 2010b; Trần 2010). Thêm vào đó, các đánh giá trước
đây dựa trên phân tích về các kết quả tại các tỉnh thí điểm PFES (Lâm Đồng
và Sơn La) và các dự án dưới dạng PES trước khi có Nghị định 99 (ví dụ,
Hoàng và cộng sự 2008; Kolinjivadi và Sunderland 2012; Tô và cộng sự
2012).
* Dịch vụ môi trường rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng và khung pháp lý
ở Việt Nam
Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á thực hiện thí điểm chính
sách chi trả dịch vụ môi trường ở cấp quốc gia, đã được thực hiện ở hai tỉnh
Lâm Đồng và Sơn La theo Quyết định 380/2008/QĐ-TTg, ngày 10/4/2008
của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến tháng 2/2010, sau hai năm thực hiện,
Lâm Đồng mới chi trả được 20,23% và Sơn La mới chi trả được 12,9% của
diện tích thí điểm (so với kế hoạch là 100% diện tích sẽ được chi trả).
Từ năm 2008, khung pháp lý quốc gia về chỉ trả dịch vụ môi trường
rừng, gồm các cơ sở pháp lý, cơ cấu tổ chức, quản lý tài chính và các hợp
đồng ủy thác đã được quy định tại hơn 20 văn bản pháp quy ban hành bởi các
cấp khác nhau (4 văn bản pháp quy dưới dạng Nghị định và Quyết định của
Thủ tướng, 16 văn bản pháp quy dưới dạng Quyết định và Thông tư của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). Trong số các văn bản ban hành, có 5
văn bản cung cấp cơ sở pháp lý và hướng dẫn về việc thành lập, tổ chức và
quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở cấp tỉnh và trung ương, 11 văn bản
hướng dẫn về tổ chức thực hiện chi trả DVMTR. Cơ chế vận hành chính sách
chi trả DVMTR tại Việt Nam chủ yếu dựa vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
cấp trung ương và cấp tỉnh. Các Quỹ sẽ ký hợp đồng với người mua dịch vụ
và thu tiền từ các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng; chuẩn bị kế hoạch chi
trả; giám sát và phân bổ tiền tới người cung cấp dịch vụ; chuẩn bị và đệ trình
16
các báo cáo theo từng giai đoạn tới Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trung ương.
Người cung cấp dịch vụ là các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức
được xem xét bởi các Quỹ cấp tỉnh dựa trên chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngày 24 tháng 09 năm 2010 Chính phủ đã ra ban hành Nghị định số
99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để áp dụng
trong phạm vi cả nước. Chính sách này không chỉ mở rộng về địa bàn áp dụng
mà còn tăng thêm số loại dịch vụ môi trường gồm: Dịch vụ giữ nguồn nước,
bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ cho thủy điện, cho cấp nước
sinh hoạt, dịch vụ bảo vệ cảnh quan và giá trị thiên nhiên cho du lịch giải trí
và nghỉ dưỡng, dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống cho nuôi
trồng thuỷ sản, dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ cac bon (C02) v.v.... Tuy nhiên,
thực chất số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được chuyển cho người sử
dụng dịch vụ cuối cùng là người dân và các đối tượng sử dụng điện và nước
(số tiền này được hạch toán trong giá bán điện và nước).
Mặc dù được xã hội hưởng ứng tuyệt đối nhưng vẫn còn nhiều tranh
luận về các yếu tố kỹ thuật của chính sách, trong đó có khung giá trị dịch vụ
môi trường rừng, mức chi trả và mức chi trả dịch vụ môi trường rừng, các hệ
số hiệu chỉnh, diện tích rừng và số lượng các đối tượng chi trả và được chi trả
dịch vụ môi trường rừng v.v... Trong một số trường hợp, việc xác định thiếu
chính xác các yếu tố trên sẽ gây cản trở nhất định đến thực hiện chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, việc xác định những yếu tố trên
không đơn giản, nó cần có những phương pháp khoa học phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tại một số trường đại học, các viện, trung
tâm nghiên cứu khoa học đã có một số đề tài nghiên cứu thạc sỹ về Dịch vụ
môi trường rừng để đưa ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả hơn trong chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để có thể giúp các nhà quản lý, chính
quyền địa phương, chủ rừng và người dân làm nghề rừng quản lý tài nguyên