ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
LÊ KHẢ LONG
TIỂU LUẬN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN,
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
Ở TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2
Tiểu luận kết thúc lớp Bồi dưỡng Quản lý giáo dục
NĂM 2016
1
MỤC LỤC
Trang
1.
1.1
1.2
1.3
2.
2.1.
2.2.
2.3
2.4.
2.5
3.
3.1.
3.2.
4.
4.1.
4.2.
Lý do chọn chủ đề tiểu luận
Yêu cầu về mặt khoa học
Yêu cầu về chủ trương, chính sách
Yêu cầu thực tiễn
Tình hình thực tế về quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT
Thường Xuân 2-Thanh Hóa
Vài nét về trường trường THPT Thường Xuân 2-Thanh Hóa
Thực trạng quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh trường THPT Thường Xuân 2-Thanh Hóa
Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi khó khăn trong quản lý
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT
Thường Xuân 2-Thanh Hóa
Kinh nghiệm thực tế của bản thân về quản lý công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2Thanh Hóa
Vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong quản lý công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2Thanh Hóa
Kế hoạch hành động về quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2-Thanh Hóa
Các mục tiêu về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học
sinh trường THPT Thường Xuân 2-Thanh Hóa
Các kế hoạch hành động về quản lý công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 - Thanh
Hóa năm học 2016 – 2017
Kết luận và kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2
1
1
2
3
4
4
6
7
8
16
17
17
17
20
20
21
23
1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Yêu cầu về mặt khoa học
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người, dẫn đến sự hình thành và phát
triển tâm lý, ý thức, nhân cách. Dưới góc độ hoạt động, giáo dục là một hoạt động
chuyên biệt của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách của con người theo
những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục giữ vai
trò chủ đạo trong sự phát triển trí tuệ, nhân cách con người. Như vậy hoạt động giáo
dục không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức văn hóa, mà là quá trình gồm nhiều
bộ phận: Giáo dục đạo đức; giáo dục trí tuệ; giáo dục thể chất; giáo dục thẩm mỹ;
giáo dục lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Nhà trường không chỉ có nhiệm
vụ dạy chữ mà còn có nhiệm vụ dạy người, bên cạnh truyền thụ kiến thức văn hóa,
cần phải giáo dục pháp luật, rèn luyện và nâng cao kỹ năng sống cho người học.
PBGDPL có vị trí, vai trò quan trọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau:
Thứ nhất, PBGDPL góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước,
quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Một
trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội
là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước.
PBGDPL góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm
pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.
Thứ hai, PBGDPL góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của
mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề
củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết.
Mục đích của PBGDPL:
Thông qua PBGDP hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri
thức pháp luật cho đối tượng.
Ngoài ra, thông qua PBGDPL còn hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin
pháp luật cho đối tuợng.
Niềm tin vào pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành
vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi
hợp pháp. Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp những người có kiến thức pháp
luật nhưng không có lòng tin vào pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên pháp luật, lợi dụng
kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Khi con người tin vào tính công bằng của những đòi
hỏi của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào của Nhà
nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin vào tính công bằng của pháp luật,
3
con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách độc lập, tự
nguyện.
1.2. Yêu cầu về chủ trương chính sách
Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy
dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của
nhân dân”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã xác
định mục tiêu chủ yếu của giáo dục là “thực hiện giáo dục toàn diện đức dục, trí
dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học. Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư
tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo và năng lực thực hành.”
Cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng, các cấp đã ban hành nhiều Thông
tư, Quyết định và kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL
trong hệ thống giáo dục quốc dân:
- Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong đó chỉ đạo việc
xây dựng tủ sách pháp luật trong trường học.
- Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường.
- Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức
pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015.
- Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGD&ĐTBLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 07/6/2006, giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo dục - Đào
tạo và một số bộ, ngành hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp
luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, tạo điều kiện cho giáo viên, học
sinh có nguồn tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong nhà trường.
- Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16 tháng 11 năm
2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp công tác
PBGDPL trong trường học.
- Kế hoạch số 371/KH-SGDĐT ngày 12/3/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo
về việc triển khai Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của
Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục tại địa
phương
- Kế hoạch số 514/KH-SGDĐT ngày 27/3/2014 của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo về triển khai công tác PBGDPL năm 2014 ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
4
- Kế hoạch số 1963/KH - SGDĐT ngày 24/10/2013 của Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL
trong nhà trường”, ngành Giáo dục Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2016.
- Hướng dẫn tại công văn số: 196/SGDĐT-PC&CTHSSV, ngày 30/01/2016
về việc Hướng dẫn rà soát, bổ sung tài liệu, báo, sách pháp luật mới cho tủ sách pháp luật.
- Kế hoạch số 459/KH-SGDĐT ngày 27/3/2016 của Giám đốc Sở Giáo dục
và Đào tạo về triển khai công tác PBGDPL năm 2016 ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
- Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Thanh Hoá lần thứ XVII về phát triển
giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2015 – 2020 cũng chỉ rõ: “Thực hiện tốt việc
đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc
học; tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức lối
sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành và khả năng lập nghiệp của học
sinh;...”.
Từ những vấn đề nêu trên chúng ta có thể rút ra: việc nâng cao chất lượng
PBGDPL cho học sinh đang là vấn đề cấp thiết trong hoạt động giáo dục của toàn
ngành nói chung, của trường THPT nói riêng.
1.3. Yêu cầu về mặt thực tiễn:
Thực tiễn công tác quản lý quá trình giáo dục ở trường THPT nói chung và
tại trường THPT Thường Xuân 2 nói riêng trong những năm học trước mới chỉ tập
trung vào dạy và học các môn văn hoá; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh (HS) chưa được chú trọng, quan tâm đầu tư thích đáng cả về nhân lực, tài
lực, thời gian,…; nội dung, hình thức tổ chức còn đơn điệu; học sinh chưa tích cực,
chủ động tham gia... Nhận thức về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung,
việc dạy và học pháp luật nói riêng của một số cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên
chưa đúng mức.
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong trường học chưa hình thành và đi vào nề nếp, chưa
thường xuyên.
Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục
pháp luật cho học sinh, sinh viên không được duy trì đều đặn.
Vì thế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa hiệu quả và chưa phát huy
được tác dụng của trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho học
sinh và góp phần vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”.
Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp
luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm
5
pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một
trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp
luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi
phạm pháp luật.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) nhấn
mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận HS, có những biểu hiện suy thoái về
đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân lập
nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước”. Trường THPT Thường Xuân 2 cũng
không đứng ngoài thực trạng đó. Hơn ai hết, là người làm công tác quản lý ở một
trường THPT tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải đề ra biện pháp quản lý
thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục nói chung và chất
lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS nói riêng. Xuất phát từ những
lý do khách quan, chủ quan như đã phân tích, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số
biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT Thường Xuân 2” làm tiểu luận cuối
khóa.
2. Tình hình thực tế về quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh trường THPT Thường Xuân 2.
2.1. Vài nét về trường THPT Thường Xuân 2
- Trường THPT Thường Xuân 2 - Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số
2367/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thành lập trường THPT
Thường Xuân 2, ký ngày 23 tháng 7 năm 2003.
Trường THPT Thường Xuân 2 đóng trên địa bàn xã Luận Thành, huyện
Thường Xuân, là trung tâm các xã phía Nam của Huyện, Nhà trường có quá trình
xây dựng, phát triển liên tục 12 năm, đến nay trường đã có một cơ sở trường lớp
tương đối khang trang, khuôn viên xanh-sạch-đẹp. Học sinh của trường thuộc phạm
vi 6 xã phía Nam của huyện và một số ở các xã vùng lân cận thuộc huyện Thọ
Xuân, huyện Triệu Sơn và huyện Như Xuân (tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số trong
các năm học chiếm 70-72%). Phần lớn gia đình các em sống bằng nghề nông, còn
nhiều khó khăn về kinh tế. Nhìn chung, các em đều có phẩm chất đạo đức tốt, chăm
ngoan trong học tập.
Qui mô nhà trường những năm gần đây có nhiều biến động, sỹ số không ổn
định (do mới thành lập trường THPT Thường Xuân 3, số học sinh của 1,5 xã
chuyển về đó học). Hiện tại sĩ số học sinh trên một lớp của nhà trường đã tương đối
ổn định đảm bảo quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa về sĩ số học sinh/lớp của bậc
THPT:
6
Những ngày đầu thành lập, Trường chỉ có 17 lớp với 49 giáo viên, cơ sở vật
chất khi đó rất nghèo nàn, thiếu thốn, Trường chỉ có 6 phòng học cấp 4 và văn
phòng làm việc, trang thiết bị giảng dạy hầu như chưa có gì. Với sự năng động, cố
gắng của các thế hệ lãnh đạo, quản lý nhà trường, sự quan tâm của huyện, tỉnh và
của Hội cha mẹ học sinh, đến nay nhà trường đã có 4 nhà cao tầng với 36 phòng
học kiên cố và nhiều trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, khuôn viên nhà trường
ngày càng khang trang hơn, cơ sở vật chất tương đối ổn định đảm bảo cho các hoạt
động giáo dục và đào tạo. Hiện nay Trường có 24 lớp với 55 cán bộ, giáo viên, nhân
viên.
- Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển.
Sau 13 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua bao gian khó về nhiều mặt,
Trường THPT Thường Xuân 2 hôm nay đã từng bước tự khẳng định, luôn nhận
được sự tin tưởng của các thế hệ học sinh và nhân dân trong vùng. Trường luôn
bám sát mục tiêu chiến lược: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân
tài” cho quê hương đất nước. Từ mái trường này, gần 4000 lượt học sinh đã tốt
nghiệp, trong đó có nhiều học sinh đang giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các địa
phương, doanh nghiệp, trường học, một số học sinh trở thành sỹ quan trung, cao cấp
trong lực lượng vũ trang.
Kết quả giáo dục đào tạo hàng năm luôn đạt được các chỉ tiêu đề ra: về đạo
đức học sinh luôn đạt 80 - 90% khá, tốt; tỷ lệ học sinh lên lớp trung bình đạt từ 8593%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp 71 - 100%; học sinh thi đỗ cao đẳng, đại học từ 15 45%. Nhiều học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Trong 5 năm trở lại đây, đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm từ vị trí
thứ 6 đến 19 (trong tổng số 26 trường THPT miền núi trong tỉnh).
- Những hình thức khen thưởng đã đạt được.
Năm 2012 nhà trường được Thủ tướng chính phủ tỉnh tặng bằng khen. Nhiều
năm liền nhà trường được Chủ tịch UBND công nhận tập thể lao động xuất sắc và
tặng bằng khen, được Giám đốc sở tặng giấy khen ...
Năm 2013 nhà trường được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phòng trào
thi đua, đánh dấu sự trưởng thành của nhà trường.
Chi bộ Đảng nhiều năm được công nhận là “Chi bộ trong sạch, vững mạnh”,
năm 2008, 2009, 2012 đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch , vững mạnh tiru biều, năm
2009 và năm 2012 Chi bộ được Tỉnh ủy Thanh Hóa tặng Bằng khen.
Công đoàn trong nhiều năm qua phối hợp hoạt động tốt với chuyên môn, tổ
chức các phòng trào thi đua “Dạy tốt”, “Làm việc tốt”; đã xây dựng được tập thể
cán bộ, công nhân viên lao động đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Công Đoàn nhà
trường liên tục được Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Thanh Hóa tặng Giấy
7
khen. Năm học 2010-2011 được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tằng Bằng khen,
năm học 2011-2012 được Liên đoàn LĐ Thanh Hóa tặng Bằng khen, năm học
2012-2013 Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen .
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường dưới sự lãnh đạo của của cấp ủy chi bộ
nhà trường đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua “Dạy tốt, học
tốt”, cùng nâng cao chất lượng dạy và học; liên tục đạt danh hiệu Đoàn Trường xuất
sắc. Đoàn TN đã được Trung ương Đoàn TNCS HCM tặng Bằng khen.
Sau 13 năm xây dựng và phát triển, tự hào với những thành quả đạt được,
nhận rõ những mặt tồn tại, những khó khăn thử thách, thầy và trò Trường THPT
Thường Xuân 2 đã và đang nỗ lực quyết tâm thi đua dạy thật tốt - học thật tốt, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2016-2017, phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia
giai đoạn 1 vào năm học 2020 - 2021.
- Tình hình nhà trường năm học 2016-2017.
+ Tổng số lớp được giao: 24 lớp (lớp 10: 9 lớp; lớp 11: 8 lớp; lớp 12: 8 lớp).
+ Tổng số học sinh: 1029 học sinh (lớp 10: 378 học sinh; lớp 11: 326 học sinh;
lớp 12: 325 học sinh).
+ Biên chế đội ngũ: Tổng số cán bộ, giao viên, nhân viên 60 người
Trong đó: Cán bộ quản lý: 03; Giáo viên 52 người; nhân viên: 05 người.
+ Tình hình cơ sở vật chất: Trường THPT Thường Xuân 2 đóng trên địa bàn
xã Luận Thành, huyện Thường Xuân có tổng diện tích đất 20.400 m 2, cơ sở vật chất
đáp ứng quy mô 27 lớp, có tương đối đầy đủ các công trình hạ tầng đảm bảo cho
hoạt động giáo dục, cụ thể: Phòng học có 30 phòng; Phòng học bộ môn: 06 phòng;
đủ sân chơi, bãi tập,...; tuy nhiên còn thiếu các công trình của khối hành chính, quản
trị.
2.2. Thực trạng quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh
trường THPT Thường Xuân 2.
2.2.1. Một số kết quả đạt được trong công tác PBGDPL cho học sinh.
- Công tác PBGDPL cho học sinh đã được cấp ủy chi bộ chỉ đạo sát sao và nhà
trường quan tâm, coi trọng.
Trong các năm học cấp ủy chi bộ đã chú trọng công tác giáo dục tư tưởng
chính trị, giáo dục pháp luật. Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng kế hoạch, tổ
chức chỉ đạo công tác PBGDPL cho học sinh bằng những biện pháp sát thực, cụ thể.
Đã nâng cao nhận thức, vị trí vai trò công tác PBGDPL cho học sinh trong tập thể sư
phạm, giữ vững nền nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy và học. Đoàn thanh niên
với vai trò nòng cốt trong công tác quản lý nề nếp, tác phong của đoàn viên thanh
niên học sinh và các phong trào thi đua của Đoàn đã chú trọng tới công tác
PBGDPL cho học sinh bằng nhiều hoạt động tuyên truyền, phối hợp tổ chức các
8
cuộc thi tìm hiểu phpas luật, An toàn giao thông,… cho đoàn viên, thanh niên. Đã
có sự phối hợp hiệu quả giữa nhà trường với các đoàn thể trong trường và các lực
lượng xã hội trong công tác PBGDPL cho học sinh.
- Chất lượng công tác PBGDPL cho học sinh ngày càng tăng, phần lớn HS
sinh đã có nhận thức đúng đắn về việc tiếp thu kiến thức pháp luật, các luật và nâng
cao ý thức trong chấp hành nhiệm vụ học sinh, Nội qui nhà trường và các qui định
của pháp luật, trong tu dưỡng rèn luyện để lập thân, lập nghiệp. Đa số HS đã thực
hiện tốt quy định về luật an toàn giao thông, không vi phạm các tệ nạn xã hội.
2.2.2 Một số tồn tại trong công tác PBGDPL cho học sinh.
- Công tác chỉ đạo công tác PBGDPL cho học sinh của Ban giám hiệu có lúc
chưa liên tục (các thời điểm đầu năm học, thời gian tổ chức các đợt thi cử, do công
tác chuyên môn cuốn hút) và việc kiểm tra, đôn đốc chưa kịp thời.
- Vẫn còn một số ít cán bộ, giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn,
chưa quan tâm đúng mức đến công tác PBGDPL cho học sinh, thậm chí coi công tác
PBGDPL cho học sinh là nhiệm vụ của Ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên chủ
nhiệm (GVCN) lớp, giáo viên dạy môn giáo dục công dân và của Đoàn thanh niên.
- Sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, giữa GVCN lớp với
giáo viên bộ môn và các lực lương xã hội chưa thường xuyên và hiệu quả.
- Đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân (GDCD) chưa đáp ứng được
yêu cầu, do sức khỏe, con mọn. Cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ dạy học nói
chung, công tác PDGDPL noisrieen chưa đáp ứng được yêu cầu
- Một bộ phận HS do những nguyên nhân khác nhau (hoàn cảnh gia đình, bị
lôi kéo) có biểu hiện chậm tiến, thậm chí sa sút về đạo đức, lối sống. Một số ít HS
cá biệt (có biểu hiện bỏ học, đua đòi, thiếu trung thực trong thi cử, lập nhóm, liên kết
kẻ xấu bên ngoài, ăn cắp tài sản của bạn bè,…).
- Một số HS có nhận thức sai lệch về động cơ, thái độ học tập, đến trường
học chỉ để tiếp thu kiến thức khoa học đơn thuần, để có được tấm bằng tốt nghiệp
THPT mà thiếu ý thức trong công tác tiếp thu kiến thức và thực hiện theo pháp luật.
2.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong quản lý công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2.
2.3.1. Điểm mạnh:
- Độ tuổi của giáo viên trong trường trẻ, năng động: có 1 giáo viên trên 50
tuổi (1.5%); giáo viên trong độ tuổi từ 40 – 50 (1.5%); 53 CBGV dưới 40 tuổi
(87%).
- 100 % giảng viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên (trong đó gần
20% có trình độ trên chuẩn), đáp ứng tốt yêu cầu của công việc ở vị trí được phân
công. Đa số giáo viên yên tâm, nhiệt tình với công việc…
9
- Trình độ tin học của giáo viên tương đối đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới
công tác giáo dục của nhà trường.
2.3.2. Điểm yếu
- Năng lực tự học và tự nghiên cứu của một số giáoviên còn rất hạn chế. Nên
ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ lao động và học tập nâng cao trình
độ của bản thân.
- Trình độ ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, kỹ thuật dạy học chưa đáp ứng được
yêu cầu chung.
2.3.3. Thuận lợi:
- Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung, công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh luôn được nhà trường xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Nên nhà trường đã quan tâm dạy môn giáo dục công dân, tăng cường phối hợp với
các đoàn thể trong trường và các lực lượng xã hội và tạo những điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động ngoại khóa, dạy học tích hợp, lồng ghép và công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh.
- Hiêu trưởng nhà trường là người có thâm niên công tác cao và có kinh
nghiệm công tác và quản lý. Luôn quan tâm công tác tuyên truyền giáo dục tư
tưởng, chính trị, đọa đức lối sống cho CBGV và học sinh. Xây dựng và tổ chức thực
hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các năm học
theo hướng dẫn của các cấp.
- Giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, sáng tạo, nhanh nhạy, có kỹ năng hoạt
động nhóm trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.3.4. Khó khăn
- Đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ. Giáo viên không có nhiều điều kiện để
trao đổi, thảo luận, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau, Giáo viên nữ đang ở tuổi nuôi con nhỏ
chiếm số đông nên thời gian đầu tư cho chuyên môn chưa nhiều.
- Khả năng tiếp thu đổi mới phương pháp dạy học ở một số giáo viên còn hạn
chế mặc dù đã được đào tạo đạt chuẩn về bằng cấp.
- Nhận thức của một số giáo viên về công tác bồi dưỡng còn hạn chế chưa
thực sự đầu tư, chưa tự học nâng cao kiến thức, không chịu khó cập nhật các kiến
thức về văn hóa, xã hội, còn có tính bảo thủ hay đôi lúc quá tự tin.
- Nhiều giáo viên của trường đi học nâng cao trình độ chuyên môn cùng một
thời gian, nên số còn lại trong khoa phải thực hiện công việc tương đối lớn.
2.4. Kinh nghiệm thực tế của bản thân về quản lý công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2.
2.4.1. Hoạt động 1:
10
2.4.1.1. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể
và các thành viên nhà trường trong công tác PBGDPL cho học sinh.
Nhằm phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể và các thành viên trong nhà
trường.
2.1.4.2. Kinh nghiệm giải quyết
-. Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng
Tại trường THPT Thường Xuân 2, chi bộ Đảng đã thực hiện tốt vai trò hạt
nhân chính trị trong trường, lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà trường
và các tổ chức đoàn thể. Hàng năm, Chi uỷ Chi bộ luôn quan tâm chỉ đạo công tác
tuyên truyền, PBGDPL, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà
trường và các đoàn thể trong trường trong việc nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên và giáo dục tư tưởng đạo đức cho HS. Ngoài việc tổ chức quán triệt Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng, thông báo kết luận của cấp trên về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên trong toàn trường, Ban giám hiệu nhà
trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch tuyên truyền PBGDPL
triển khai đến tất cả các lớp, các HS trong trường; trong đó, chú trọng các nội dung
tuyên truyền, phổ biến về Luật hình sự; Luật phòng chống tham nhũng; Pháp lệnh
dân số - kế hoạch hoá gia đình; Luật giáo dục; Luật nghĩa vụ quân sự; Luật chăm
sóc và bảo vệ trẻ em; Luật phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; Luật phòng chống
ma tuý; Luật phòng chống HIV/AIDS; Luật giao thông; Luật bảo vệ môi trường; Pháp
lệnh phòng chống hút thuốc lá, và các tệ nạn xã hội khác,...
-. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL) nhà trường
trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch PBGDPL cho học sinh
Trong mỗi nhà trường, CBQL nhà trường là người xây dựng và tổ chức kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học, thực hiện mục tiêu giáo dục; đồng thời là
người lãnh đạo, quản lý thực hiện đạt các chỉ tiêu giáo dục đề ra.
Kế hoạch PBGDPL cho học sinh nằm trong kế hoạch thực hiện năm học của
nhà trường. Xây dựng kế hoạch PBGDPL cho học sinh phải có mục tiêu thống nhất
với mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, phù hợp với kế hoạch dạy học theo
từng tuần, từng tháng, đồng thời sát thực với từng chủ điểm, với hình thức hoạt động,
phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh.
- Phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên
(ĐTN, HTN) trong công tác PBGDPL cho đoàn viên, thanh niên học sinh.
ĐTN Hồ Chí Minh là cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng đông đảo, trực
tiếp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, là lực lượng nòng cốt trong các
phong trào thanh niên. Đoàn thanh niên có tiềm năng to lớn tham gia công tác giáo
11
dục. Đoàn thanh niên có nhiệm vụ giáo dục đoàn viên, thanh niên, học sinh về tư
tưởng chính trị đạo đức. Bồi dưỡng lý tưởng XHCN, giáo dục tư tưởng Hồ Chí
Minh, lòng yêu nước truyền thống cách mạng, ý thức công dân, đạo đức lối sống
lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên. Xác định được vai trò của đoàn thanh niên
trong nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường tăng cường phối hợp cùng Đoàn thanh
niên tổ chức và thực hiện kế hoạch, như:
+ Giao cho ĐTN, HTN quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nề nếp, tác
phong, nội qui nhà trường của đoàn viên, thanh niên học sinh.
+ Phối hợp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi lễ mít tinh chào
mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn; phòng chống ma tuý – HIV/AIDS, các buổi tuyên
truyền và các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,…
+ Phối hợp tổ chức cho đoàn viên, thanh niêm tham gia các hoạt động nhân
đạo, từ thiện qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần uống nước nhớ
nguồn, giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên.
+ Trong kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kỳ, cuối năm có ý kiến của
đoàn thanh niên.
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, cơ sở vật
chất cho ĐTN, HTN hoạt động. Tạo điều kiện cho đoàn tham gia quản lý nhà trường.
- Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên môn giáo dục công dân
(GV GDCD) và đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác PBGDPL.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả PBGDPL cho HS, Ban giám hiệu nhà
trường cần xây dựng đội ngũ GV GDCD chuẩn hóa về chuyên môn đào tạo và đạt trình
độ chuẩn của cấp học. Không để tình trạng có giáo viên dạy chéo môn hoặc dạy kiêm
nhiệm.
Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để giáo dục học sinh
một cách thuyết phục. Hàng năm thực hiện đầy đủ các lớp chuyên đề giáo dục pháp
luật do Sở GD&ĐT tổ chức. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm lôi
cuốn học sinh trong việc PBGDPL.
GV GDCD tham mưu cho hiệu trưởng thực hiện kế hoạch PBGDPL trong
nhà trường, tổ chức hiệu quả ngày Pháp luật Việt Nam (09/11 hàng năm); chủ động
phối hợp với các đoàn thể trong trường, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và các lực
lượng xã hội tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thi, cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp,
pháp luật cho học sinh.
Nhà trường cần có kế hoach đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ dạy học
và công tác PDGDPL như: trang thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu,…Bổ sung
các văn bản, sách pháp luật qui định tại công văn số số: 196/SGDĐT-
12
PC&CTHSSV, ngày 30/01/2015 về việc Hướng dẫn rà soát, bổ sung tài liệu, báo, sách
pháp luật mới cho tủ sách pháp luật.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể sư phạm trong công tác PBGDPL
cho học sinh
Trong nhà trường, tập thể sư phạm có tổ chức, có mục đích giáo dục thống
nhất, có phương thức hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Nếu biết phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể sư phạm sẽ tạo ra sức mạnh tổng
hợp thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường.
Để mỗi thành viên trong tập thể sư phạm có nhận thức đầy đủ, đúng đắn đến
nhiệm vụ người giáo viên nói chung, nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh
nói riêng và công tác PBGDPL cho học sinh. Đồng thời, làm cho mỗi cá nhân nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác PBGDPL cho học sinh - là một mặt
không thể tách rời trong quá trình giáo dục. Giáo dục toàn diện, hoàn thiện nhân
cách HS, đó không phải là nhiệm vụ của riêng ai, là trách nhiệm của nhà trường –
gia đình và xã hội. Từ đó, với cương vị của mình để mỗi người tham gia hoạt động
và công tác PBGDPL cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi một cách hợp lý, hiệu quả,
tránh hình thức, chiếu lệ, qua loa, gượng ép,...như:
+ Thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của giáo viên đến với từng cá nhân HS
+ Thông qua đặc thù mỗi môn học để giáo dục thế giới quan duy vật biện
chứng, nhân sinh quan cách mạng, truyền thống yêu nước, tính kỷ lậu và nhân cách
cho HS,…
+ Thông qua mỗi tiết dạy trên lớp: GV cần thực hiện đúng trách nhiệm của
mình; tổ chức, quản lý, hướng dẫn học sinh hoàn thành mục tiêu bài dạy. Không
ngừng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức làm việc theo nhóm, áp dụng các kỹ
thuật dạy học… Từ đó, rèn luyện cho HS tính kỷ luật, tính sáng tạo, tinh thần đoàn
kết, ý chí vươn lên, lòng dũng cảm,..
+ Tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng
nghiệp, các hoạt động văn nghệ - Thể thao, bảo vệ môi trường… đó là giáo dục toàn
diện cho học sinh.
+ Tham gia nhận xét, đánh giá tinh thần, ý thức, thái độ học tập học sinh sau
mỗi tiết dạy, sau từng tháng, từng kỳ và cả năm học.
2.4.1.3. Thành công và nguyên nhân
- Chi bộ đã làm tốt vai trò lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của nhà trường,
đoàn thể, đã chí đạo đúng mức với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS
- Có sự phối hợp tương đối chặt chẽ của nhà trường với các đoàn thể; các
đoàn thể đã thực sự phát huy vai trò trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho
HS.
13
- Nguyên nhân:
+ BGH, trưởng các đoàn thể và giáo viên nhận thức rõ về yêu cầu đối với
nhiệm vụ của tập thể và cá nhân.
+ Mỗi tập thể, các nhân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho HS.
+ Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn,trưởng các đoàn thể tin tưởng
và giúp đỡ nhiệt tình tình trong suốt cả quá trình.
2.4.1.4. Chưa thành công, nguyên nhân:
- Mọt số giáo viên chưa nhiệt tình tham gia tổ chức hoạt động ngoài giờ. Một
số GV GDCD chưa tự giác tự hoc, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn.
- Có thời điểm công tác phối hợp chưa thường xuyên.
2.4.2. Hoạt động 2
2.4.2.1. Xây dựng môi trường văn hoá giáo dục lành mạnh
Môi trường văn hoá giáo dục bao hàm các điều kiện vật chất và tinh thần
chứa đựng giá trị của hoạt động giáo dục, tạo nên niểm tin, giá trị về thái độ của các
thành viên tham gia vào hoạt động này trong trường học và ảnh hưởng đến quá trình
giáo dục.
Vì vậy, để có những tác động tốt tới học sinh trong hoạt động giáo dục nói
chung và công tác PBGDPL cho học sinh chúng ta cần chú trọng xây dựng môi
trường văn hoá giáo dục lành mạnh và chuẩn mực.
2.4.2.2. Kinh nghiệm giải quyết
- Quan tâm qui hoạch, xây dựng cảnh quan nhà trường khoa học, xanh – sạch
– đẹp. Không ngừng đầu tư, mua sắm thêm trang, thiết bị, đồ dùng phục vụ cho dạy
– học nói chung, công tác PBGDPL nói riêng và hoạt động ngoại khóa cho HS.
- Tạo bầu không khí tâm lý trong nhà trường: quan điểm và phương pháp chỉ
đạo của cán bộ quản lý; xây dựng nếp sống văn hoá trong nhà trường; xây dựng mối
quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường; đặc biệt nâng cao hiệu quả “xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Nhà giáo mẫu mực, HS chăm ngoan”
- Xây dựng nhà trường thực sự là nơi để giáo viên và học sinh có môi trường
dạy học, môi trường học tập và tu dưỡng, rèn luyện tốt nhất.
2.4.2.3. Thành công và nguyên nhân
- Cảnh quan, khuôn viên nhà trường ngày một khang trang, xây dựng môi
trường văn hóa, tạo môi trường giáo dục tốt;
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học được tăng cường phục vu dạy hoc nói chung
và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS.
- Nguyên nhân:
14
+ Ban giám hiệu, giáo viên đã có nhận thức đúng đắn công tác giáo dục đạo
đức cho học sinh. Dành nguồn kinh phí cho xây dựng CSVC nhà trường.
+ Quản lý, sử dụng hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
2.4.2.4. Chưa thành công, nguyên nhân:
- Môt số thành viên trong trường chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi
trường và thực hiện nếp sống văn hóa trong trường.
- Vẫn còn hiện tượng bạo lực học đường, học sinh bỏ học, tảo hôn.
- Chưa có công trình khu hành chính.
2.4.3. Hoạt động 3
2.4.3.1. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng xã hội và đa đạng hóa hình thức
PBGDPL cho học sinh.
2.4.3.2. Kinh nghiệm giải quyết
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng xã hội trong công tác PBGDPL cho HS
Để công tác PBGDPL cho học sinh đạt hiệu quả cần có sự kết hợp sức mạnh
nhà trường – xã hội. Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên với phòng
tư pháp huyện, xã, công an huyện. Sự phối hợp nhằm mở rộng môi trường giáo dục,
từ đó có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của xã hội trong công tác giáo dục học
sinh.
Một số biện pháp và nội dung tiến hành:
- Nhà trường đã phối hợp với Phòng tư pháp, công an huyện Thường Xuân và
cán bộ tư pháp xã Luận Thành tổ chức các buổi tuyên truyền Luật ATGT đường bộ,
Luật bảo vwj môi trường, …. cho học sinh. Đồng thời tổ chức được một cuộc thi
tìm hiểu Luật ATGT đường bộ bằng hình thức thi “Rung chuông vàng” và một cuộc
thi tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật Việt Nam bằng hình thức sân khấu hóa đạt hiệu
quả tuyên truyền, giáo duch cao.
- Phối hợp với tổ chức phát triển vùng Thường Xuân hỗ trợ kinh phí, vật tư
để tổ chức các cuộc thi.
- Phối hợp với Huyện đoàn Thường Xuân và chính quyền xã Luận Thành tổ
chức mít tinh, ra quân phòng chống ma túy – HIV/AIDS và tổng vệ sinh đường
làng, ngõ xóm hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới. Qua đó đã giáo dục cho học
sinh kiến thức về ma túy-HIV/AIDS, cách phóng chống và không phân biệt, kỳ thị
người nhiễm HIV/AIDS; giáo dục Luật bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo
vệ môi trường cho HS.
- PBGDPL cho học sinh thông qua học tập môn Giáo dục công dân và tích
hợp các môn học khác
15
Tuổi học sinh THPT là tuổi thanh niên mới lớn, là lứa tuổi quyết định sự hình
thành thế giới quan, là sự phát triển của hứng thú nhận thức các vấn đề tự nhiên, xã hội.
- Thông qua các môn khoa học tự nhiên: Toán, Lý, Hóa, Sinh nhằm giáo dục
cho các em thế giới quan khoa học. Giúp các em có được những hiểu biết và
phương pháp giải thích một cách duy vật biện chứng về những qui luật phát triển
của thế giới, những hiện tượng, sự việc,… Từ đó, giúp cho học sinh nhận thức, lựa
chọn, đánh giá đúng đắn các giá trị và tìm ra những hành vi, biện pháp hợp lý trong
tu dưỡng, rèn luyện, học tập và trong đời sống.
- Thông qua việc giảng dạy môn Văn học để bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu
thương con người, biết ghét cái xấu, cái ác, biết làm điều thiện. Giáo dục các em
tính nhân văn cao cả và xây dựng tình bạn chân chính, tình yêu cao đẹp.
- Môn Lịch sử giúp các em hiểu biết và tự hào về truyền thống đấu tranh
dựng nước, giữ nước của ông cha, từ đó bồi đẳp cho các em lòng tin yêu Đảng và
Bác Hồ kính yêu, lòng trung thành với lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ đã chọn, thấy rõ
trách nhiệm của mình với Tổ quốc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
- Qua môn Địa lý các em có tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, có ý thức bảo vệ
môi trường xanh – sạch - đẹp, vì cuộc sống tươi đẹp của cộng đồng.
- Môn Giáo dục công dân giúp các em nắm vững kỷ luật, pháp luật. Bồi dưỡng
các em hiểu biết nghĩa vụ, quyền lợi người công dân, của người học sinh. Hình thành
thói quen sống, làm việc và học tập theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi,...
- PBGDPL cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
(GD NGLL) trong năm học
Mỗi tháng trong năm học đều gắn với nhiều sự kiện chính trị trọng đại và
ngày kỷ niệm lớn. Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với các đoàn thể xây dựng
kế hoạch hoạt động GD NGLL, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong, giáo dục
truyền thống cho HS. Thông qua các hoạt động chủ điểm, các kỹ năng ứng xử, hòa
nhập, tinh thần đoàn kết, tương trợ và hành vi đạo đức HS có điều kiện hình thành.
(Kế hoạch hoạt động GD NGLL cho HS theo các chủ điểm trong năm học: phần
phụ lục).
Ngoài ra, hàng tuần thông qua tiết chào cờ đầu tuần Ban giám hiệu đã thường
xuyên chú ý đánh giá, nhận xét hoạt động trong tuần, tuyên dương những tập thể,
các nhân tu dưỡng, rèn luyện và chấp hành tốt nội qui, đồng thời phê bình, nhắc nhở
những tập thể, cá nhân chưa thực hiện tốt. Hàng tháng có thể phát động và tổ chức
các hoạt động, các phong trào thi đua theo các chủ điểm.
Thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần, Ban giám hiệu đã đưa ra nội dung, yêu
cầu GVCN lớp chỉ đạo, tổ chức cho HS thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống.
16
Đôn đốc nhắc nhở HS thực hiện nhiệm vụ học sinh qui định trong Điều lệ nhà
trường và Nội qui nhà trường, nhắc nhở thực hiện nghiêm luật ATGT đường bộ,…
- PBGDPL cho học sinh thông qua các hoạt động xã hội
Tổ chức các hoạt động xã hội là một hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan
trọng cùng với các hoạt động giáo dục khác tạo nên một kết quả tổng hợp trong giáo
dục toàn diện học sinh, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh phổ thông, thế
hệ trẻ Việt Nam theo mục tiêu giáo dục đề ra.
+ Tổ chức lao động cộng sản: Tổ chức cho học sinh tham gia lao động dọn vệ
sinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (05/6); tham gia lao động tình nguyện
trong các kỳ nghỉ hè. Qua các hoạt động đó rèn luyện ý thức lao động, ý thức bảo vệ
môi trường, ý thức sinh hoạt tập thể.
+ Phối hợp huyện Công an Thường Xuân và Chương trình phát triển vùng
Thường Xuân tổ chức tuyên truyền và Hội thi An toàn giao thông; Cuộc thi tìm hiểu
và kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,... Đoàn thanh niên thành lập đội
trật tự ATGT, "xây dựng cổng trường tự quản ATGT", …
+ Tổ chức mít tinh, ra quân hưởng ứng tháng An toàn gia thông; Mít tinh, thi
tìm hiểu phòng chống ma tuý – HIV/ASID. Tổ chức tuyên truyền và ký cam kết
trong CBGV, HS không mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo, vật liệu nổ,...
+ Tổ chức hiệu quả ngày Pháp luật Việt Nam (09/11) và Lễ tưởng niệm nạn
nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Qua đó giáo dục cho học sinh nhận thức đúng
đắn về việc tiếp thu và thực hiện đúng theo luật, pháp luật và nâng cao ý thức khi
tham gia giao thông.
+ Phát động CBGV, HS tham gia cuộc thi “Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, “ATGT cho nụ cời ngày mai” đạt 2 giải khuyến khích cá
nhân.
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ - TDTT tại trường, gồm các trò chơi dân
gian, Thi hát dân ca, thi "Khi tôi 18",.. được đông đảo học sinh tham gia. Qua đó
giáo dục tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, tính kỷ luật, ý thức giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc,...
+ Hoạt động nhân đạo, từ thiện:
* Nhà trường đã quan tâm thăm hỏi Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình
thương binh nặng 1/4 trên địa bàn xã và thân nhân CBGV nhà trường là thương
binh nhân ngày TBLS 27/7. Phối hợp với Đoàn trường tổ chức Đội Thanh niên tình
nguyện tham gia lao động giúp đỡ gia đình Bà mẹ VNAH và chăm sóc, tu sửa nghĩa
trang Liệt sỹ nhân dịp ngày TBLS 27/7 và ngày thành lập Quân đội NDVN 22/12.
* Nhà trường, Hội Khuyến học, Hội Chữ Thập đỏ đã làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động CBGV, HS tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện do
17
các cấp, các ngành phát động Tham gia ủng hộ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ
Quĩ vì người nghèo, Quĩ phụ nữ và trẻ em nghèo, quĩ đền ơn đáp nghĩ, làm sổ tiết
kiệm cho tân binh, xây dựng quĩ khuyến học huyện, .....
Qua các hoạt động xã hội này, giúp học sinh nhận thức đầy đủ mục đích, ý
nghĩa của hoạt động đó đối với cá nhân, tập thể để các em biến thành hành vi, tình
cảm trong hoạt động. Qua đó làm nảy sinh năng lực, phẩm chất, tình cảm mới, làm
phát triển năng lực thiên hướng, phẩm chất tốt đẹp ở các em, đặc biệt nâng cao nhận
thức quán triệt, tiếp thu kiến thức pháp luật và vân dụng trong đời sống hàng ngày.
2.4.3.3. Thành công và nguyên nhân
- Có sự phối hợp tương đối chặt chẽ của nhà trường với các lực lượng xã hội
trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS.
- Phát huy hiệu quả môn GDCD, các hoạt động ngoại khóa
- Nguyên nhân:
+ Nhận thức của các lực lượng xã hội đối với GD-ĐT nói chung, công tác
giáo dục đạo đức cho học sinh được nâng cao.
+ Giáo viên GDCD có trình độ chuẩn; có nhiều đổi mới vè nội dung, hình
thức,…trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS.
2.4.3.4. Chưa thành công, nguyên nhân:
- Môt số giáo viên chưa nhiệt tình tham gia tổ chức hoạt động ngoài giờ. Một
số GV GDCD chưa tự giác tự hoc, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Một số phụ
huynh học sinh chưa quan tâm giáo dục HS và phối hợp với nhà trường.
- Có thời điểm công tác phối hợp chưa thường xuyên.
- Kinh phí, thời gian dành cho các hoạt động NGLL còn hạn chế.
2.5. Vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong quản lý công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 - Thanh Hóa.
Nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng trong công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh; đồng thời qua phân tích những kết quả đã đạt được
những tồn tại, thách thức trong công tác giáo dục nói chung và công tác PBGDPL
nói riêng ở trường THPT Thường Xuân 2 trong giai đoạn hiện nay chúng tôi thấy cần
làm tốt những vấn đề sau:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của chi bộ Đảng trong nhà trường.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường trong công tác chỉ đạo
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh.
- Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Nâng cao vai
trò, trách nhiệm của GVCN lớp trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho HS.
18
- Tiếp tục tổ chức học tập, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, vai trò
trách nhiệm cho mọi thành viên, tổ chức trong nhà trường về hoạt động giáo dục
đạo đức học sinh.
- Xây dựng môi trường văn hoá giáo dục lành mạnh.
- Kết hợp chặt chẽ các lực lượng xã hội tham gia hoạt động giáo dục: Ban
Đ.D cha mẹ học sinh, Chính quyền Uỷ ban nhân dân các xã trong khu vực,...
3. Kế hoạch hành động về quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
cho học sinh trường THPT Thường Xuân 2 -Thanh Hóa
3.1. Các mục tiêu về quản lý công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học
sinh trường THPT Thường Xuân 2 - Thanh Hóa.
Như chúng ta đã từng biết mục tiêu của các trường học về quản lý công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là công việc
không bao giờ kết thúc, vậy nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho học
sinh trường THPT Thường Xuân 2 cần đặt ra mục tiêu như sau:
- Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, trưởng các đoàn thể và tất cả giáo viên, nhân
viên thường nâng cao nhận thức, suy nghĩ, từ suy nghĩ phải biết hành động có hiêu
quả trong công tác giáo dục đạo đức nói chung và công tác giáo dục pháp luật cho
học sinh.
- Các tổ chức đoàn thể và 100% giáo viên, nhân viên tham gia tổ chức các hoạt
động ngoại khóa và phổ biến, giáo dục phpas luật cho học sinh.
- Phấn đấu trên 95% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt, dưới 0.3% xếp loại
yếu; không có học sinh vi phạm pháp luật.
- 100% học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khóa, các hội thi liên
quan tới tìm hiểu, phổ biên và giáo dục pháp luật.
- Hàng năm tổ chức 2-3 hội thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh.
3.2. Các kế hoạch hành động về quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên trường THPT Thường Xuân 2 -Thanh Hóa.
3.2.1. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 2 tuần
Hoạt động 1:
- Tên hoạt động: Trình bày trước chi bộ và BGH ý tưởng về quản lý công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường mà bản thân đã học
tập từ khóa học và trường bạn.
- Kết quả cần đạt: Nhất trí với ý tưởng, thống nhất cao để triển khai đến từng
giáo viên.
- Thời gian thực hiện: Từ ngày 12/9/2016
- Người phụ trách phối hợp: Chi bộ, BGH.
19
- Kinh phí:
Không
- Điều kiện/ rủi ro:
Không
Hoạt động 2:
- Tên hoạt động: Tổ chức hội nghị với các đoàn thể và tổ chức hội nghị cơ quan để
trao đổi về cách thức, hình thức, nội dung nhằm quản lý công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật cho học sinh trong năm học.
- Kết quả cần đạt: Tạo điều kiện cho các đoàn thể tham gia quả lý nhà trường, tạo
cơ hội cho mỗi giáo viên được trình bày về ý tưởng, suy nghĩ của mình, từ đó giáo
viên tự suy nghĩ, nhìn lại mình còn yếu gì để bổ sung.
- Thời gian thực hiện:
Ngày 19/9/ 2016
- Người phụ trách: BGH, Trưởng các đoàn thể và Tổ trưởng chuyên môn
- Điều kiện/ rủi ro: Có thể chưa nhận được sự phối hợp toàn diện của một số đoàn
thể và có thể gây áp lực đối với một số giáo viên.
3.2.2. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 3 tháng
Hoạt động 1:
- Tên hoạt động: Xây dựng kế hoạch; triển khai kế hoạch, nội dung cho đoàn thể,
giáo viên tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Kết quả cần đạt: Giúp trưởng đoàn thể, tổ chuyên môn nắm bắt kế hoạch, nội
dung để xây dựng kế hoạch của tổ để chủ động thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Tuần 2 tháng 10 năm 2016
- Người phụ trách:BGH, trưởng các đoàn thể và Tổ trưởng chuyên môn; giảng viên
- Kinh phí: 2.000.000đ - Kinh phí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và kinh
phí hoạt động đoàn thể.
- Điều kiện/ rủi ro:
Không
Hoạt động 2:
- Tên hoạt động: Họp liên tịch BGH, trưởng đoàn thể để phân công nhiệm vụ cho
từng đoàn thể và cho giáo viên có năng lực, kinh nghiệm giúp đỡ, xây dựng chương
trình, nội dung thực hiện.
- Kết quả cần đạt: Giúp các cá nhân được phân công nhiệm vụ nắm bắt công việc
mình phụ trách.
- Thời gian thực hiện: tuần 3 tháng 11 năm 2016
- Người phụ trách: Phụ trách chuyên môn ( PHT); 2 giáo viên có kinh nghiệm
- Kinh phí:
Không
- Điều kiện/ rủi ro: Không
Hoạt động 3:
20
- Tên hoạt động: Kiểm tra, đánh giá việc triển khai nội dung, kế hoạch, thực hiện kế
hoạch của các đoàn thể và giáo viên.
- Kết quả cần đạt: Trưởng đoàn thể, cá nhân được phân công giúp đỡ, các giáo viên
thực hiện đã thực hiện nghiêm túc chưa, cần rút kinh nghiệm không, cần điều chỉnh
nội dung nào chưa phù hợp.
- Thời gian thực hiện: Tuần 2 tháng 12 năm 2016
- Người phụ trách: TTCM ; giáo viên trong tổ
- Kinh phí:
Không
- Điều kiện/ rủi ro: Không
3.2.3. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 1 năm
Hoạt động 1:
- Tên hoạt động: Chỉ đạo Giáo viên tham gia nghiêm túc các đợt bồi dưỡng chính
trị, nghe thời sự để qua đó thay đổi nhận thức, suy nghĩ đến từng giáo viên qua nghe
triển khai các văn bản, nghị quyết của Đảng; GD&ĐT thấy được chất lượng, năng
lực giáo viên trong các trường học hiện nay.
- Kết quả cần đạt: Qua các đợt nghe báo cáo này, giáo viên sẽ nhận thức rõ và sâu
sắc hơn trách nhiệm của mỗi giáo viên trong việc phát triển, tồn tại nền giáo dục
Việt Nam.
- Thời gian thực hiện: tháng 11/2016; tháng 3/2017
- Người phụ trách: Chi bộ, báo cáo viên của Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa.
- Kinh phí: Thanh toán kinh phí từ ngân sách Nhà nước
- Điều kiện/ rủi ro: Không
Hoạt động 2:
- Tên hoạt động: Chỉ đạo sát sao cán bộ quản lý và giáo viên nâng cao nhận thức về
phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh của mình.
- Kết quả cần đạt: Xác định rõ tầm quan trọng về phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 1/2017
- Người phụ trách: Tổ trưởng chuyên môn, Công đoàn.
- Kinh phí:
Không
- Điều kiện/ rủi ro:
Không
Hoạt động 3:
- Tên hoạt động: Triển khai kế hoạch hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (09/11)
21
- Kết quả cần đạt: Giúp đoàn thể, giáo viên tự đánh giá lại năng lực tổ chức phổ
biến, giáo dục pháp luật cho học sinh của mình, qua đó biểu dương khen thưởng
những điển hình làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thời gian thực hiện: Từ 25/10/2016 đến 15/11/2016
- Người phụ trách:
Hiệu trưởng; CT Công đoàn;
- Kinh phí:
Thanh toán từ ngân sách.
- Điều kiện/ rủi ro:
Không
Hoạt động 4:
- Tên hoạt động: Tổ chức hội thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh.
- Kết quả cần đạt: Tạo cho học sinh một sân chơi bổ ích, thể hiện sự hiểu biết và
thực hiện Hiến pháp, pháp luật.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 đến tháng 04/2017
- Người phụ trách:
Đoàn thanh niên, Hội LHTN và Trung tâm phát triển vùng
- Kinh phí:
3.500.000đ – Thanh toán từ ngân sách và hỗ trợ của TT phát
triển vùng Thường Xuân.
- Điều kiện/ rủi ro:
Một số học sinh không tích cực tham gia
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau:
- Hoạt động giáo dục trong trường THPT là nhằm giúp học sinh phát triển hài
hòa về đức, trí, thể, mỹ. Trong đó cần phải coi trong coi trọng công tác PBGDPL
cho học sinh, coi đó là điều kiện để phát huy hiệu quả các mặt giáo dục khác.
- Đề tài đã trình bày được những vấn đề cơ bản về lý luận, đồng thời đã phân tích,
đánh giá được thực trạng công tác PBGDPL cho học sinh và công tác quản lý hoạt động
này ở trường THPT Thường Xuân 2 trong thời gian qua, từ đó xác lập được các biện pháp
có tính hợp lý và khả thi nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL
cho học sinh của trường trong thời gian tới.
- Sau khi áp dụng những biện pháp nghiên cứu đã trình bày vào thực tiễn tại
trường THPT Thường Xuân 2, cần đạt được kết quả:
+ Phải huy động được sức mạnh tổng hợp từ mỗi CBGV, nhân viên, các tổ
chức xã hội trong và ngoài nhà trường tham gia quản lý giáo dục học sinh.
+ Phần lớn HS sinh đã xác định được động cơ, thái độ học tập, có ý thức tu
dưỡng rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, có nhận thức đúng đắn công tác học tập và
thực hiện pháp luật. Đa số HS đã thực hiện tốt quy định về luật an toàn giao thông,
không tàng trữ, mua bán sử dụng vật liệu gây cháy nổ, hung khí, không có học sinh
sa vào tệ nạn xã hội. Số học sinh vi phạm nội qui nhà trường, nhiệm vụ học sinh
22
THPT và qui định nếp sống văn hoá giảm rõ rệt. Kết quả xếp loại hạnh kiểm HS: tỷ
lệ hạnh kiểm tốt, khá tăng; hạnh kiểm yếu giảm; không còn học sinh bị kỷ luật, đuổi
học.
- Mặc dù đề tài đã nghiên cứu tương đối công phu và cẩn trọng, nhưng vẫn
còn những khía cạnh khác chưa đề cập tới. Rất mong được sự góp ý của các đồng
chí, đồng nghiệp để bản thân có được những biện pháp chỉ đạo đầy đủ hơn nhằm
điều chỉnh công tác quản lý giáo dục ở cơ sở đi đúng định hướng và đạt kết quả tốt hơn.
4.2. Một số kiến nghị.
+ Đối với Bộ GD-ĐT:
- Cần tiếp tục nghiên cứu giảm tải chương trình SGK. Tăng cường thêm các
điều kiện dạy học phù hợp, đồng bộ.
- Cần cải tiến chương trình sách giáo khoa giáo dục công dân bậc phổ thông
vì chương trình hiện tại có nhiều kiến thức mang tính triết học, hàn lâm, mang tính
áp đặt, nhồi nhét, khô cứng.
+ Đối với Sở GD-ĐT Thanh Hóa:
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên GDCD, cán bộ quản lý các
nhà trường cập nhật, bổ sung kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ và phương pháp tổ chức PBGDPL cho học sinh.
- Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật cấp tỉnh cho CBGV, HS toàn tỉnh.
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra công tác PBGDPL cho HS ở các nhà
trường.
+ Đối với phòng GD-ĐT Thường Xuân:
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra công tác PBGDPL ở các nhà trường
do phòng GD-ĐT quản lý.
- Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật cho CBGV, HS trong huyện.
+ Đối với các trường THPT:
- Cần coi trọng hơn nữa công tác PBGDPL cho học sinh. Đồng thời coi trọng
xây dựng văn hóa nhà trường, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.
- Làm cho CBGV, nhân viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường có
nhận thức đúng và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác PBGDPL cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch công tác PBGDPL cho học sinh cho học sinh phù hợp
với đặc điểm tình hình nhà trường.
- Chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc lồng ghép, tích hợp nội dung công tác
PBGDPL vào các môn học. Tăng cường công tác kiểm tra, để có chỉ đạo các tổ,
nhóm chuyên môn kịp thời bổ sung, điều chỉnh các nội dung tích hợp.
23
- Tăng cường đầu tư kinh phí, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ công tác
PBGDPL trong nhà trường./.
LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG
XÁC NHẬN
Thường Xuân, ngày 13 tháng 8 năm 2016
Người viết
Lê Khả Long
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII,
NXB Sự thật, Hà Nội.
2. Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật trong
đó chỉ đạo việc xây dựng tủ sách pháp luật trong trường học.
3. Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2009 Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong
nhà trường.
4. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao
ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2011 - 2015.
5. Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BTP-BCA-BQP-BGD&ĐTBLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 07/6/2006, giữa Bộ Tư pháp và Bộ Giáo
dục - Đào tạo và một số bộ, ngành hướng dẫn việc xây dựng, quản lý và
khai thác tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học,
tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh có nguồn tài liệu phục vụ công tác
giảng dạy, học tập và tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường.
6. Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGD&ĐT-BTP ngày 16 tháng 11
năm 2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn phối hợp
công tác PBGDPL trong trường học.
7. Kế hoạch số 1963/KH - SGDĐT ngày 24/10/2013 của Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác
PBGDPL trong nhà trường”, ngành Giáo dục Thanh Hóa giai đoạn 2013-2016.
8. Nghị quyết Đai hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, XVIII
9. Câc văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục tỉnh Thanh Hóa.
10 Báo cáo tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2013 .
2014; 2014 - 2015; 2015 - 2016 của trường THPT Thường Xuân 2.
11. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 của trường THPT
Thường Xuân 2.
25