BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHAN THÙY TRANG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA NGƯỜI HỌC MÔN THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ TẠI TRƯỜNG THPT
NGUYỄN VĂN LINH QUẬN 8.
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC
MÃ SỐ: 601401
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2012
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN TRẦN NGHĨA
Cán bộ chấm nhận xét 1:
(Ghi rõ họ, tên,, chức danh khoa học, học vị và chữ
ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2:
(Ghi rõ họ, tên, chức danh khoa học, học vị và chữ
ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ trước
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT,
Ngày 05 tháng 05 năm 2012.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay việc học và thi nghề phổ thông còn nhiều bất cập.
Công tác dạy và học nghề phổ thông bấy lâu nay vẫn được thực
hiện với mục tiêu bổ sung các kỹ năng thực tế, bên cạnh học kiến
thức các môn văn hóa cho học sinh
Ngoài ra, mục tiêu quan trọng khác của chương trình dạy
nghề còn là để phân luồng học sinh phổ thông sang đào tạo nghề,
góp phần giải quyết tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Mặc dù
vậy, thực tế dạy và học cũng như tổ chức các kỳ thi nghề trong
thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khiến cho những
mục tiêu trên khó có thể đạt được.
Chương trình dạy nghề nhìn chung còn mang nặng tính lý
thuyết, điều kiện cơ sở vật chất để học sinh thực hành chưa đảm
bảo. Do đó, tình trạng dạy “chay”, học “chay” là khá phổ biến,
điều này đã tạo cho học sinh tâm lý bị động, không có hứng thú
đối với các tiết học nghề trong các trường phổ thông cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Các giáo viên bộ môn Vật lý, Kỹ thuật, Sinh học,
Công nghệ thường được phân công “kiêm” luôn việc dạy nghề.
1
Người dạy thì do sức ép từ trách nhiệm được phân công mà
phải lên lớp, trong khi người học đến lớp học nghề phần lớn chỉ
vì để có chứng chỉ nghề, từ đó được cộng điểm ưu tiên trong kỳ
thi chuyển cấp hoặc tốt nghiệp THPT. Nếu việc dạy và học nghề
vẫn như vậy thì sẽ cản trở việc đào tạo những người lao động,
năng động tự tin, linh hoạt, sáng tạo và có khả năng đáp ứng
những thay đổi mới diễn ra từng ngày.
Môn Thủ công mỹ nghệ được giảng dạy ở bậc THPT cho
học sinh khối 11 ở mục hoạt động giáo dục nghề phổ thông. Môn
học nhằm rèn luyện cho học sinh thói quen học tập và làm việc
theo quy trình công nghệ và tổ chức lao động khoa học đồng thời
giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng kỹ xảo trong công
việc; phát huy tính chủ động sáng tạo, phát triển tư duy kỹ thuật
cũng như tư duy kinh tế trong quá trình thực hiện công việc. Học
sinh được tiếp cận và thử sức trong lao động nghề nghiệp, biết
gắn kết giữa học và hành, giữa lý luận với thực tiễn, thông qua đó
học sinh sẽ thể hiện hứng thú nghề nghiệp trong học tập và được
giáo dục hướng nghiệp…
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần IX đã đề ra chủ trương
và phương hướng cơ bản về phát triển giáo dục mà nội dung
chính là yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: đổi mới
2
nội dung, phương pháp dạy và học, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa giáo dục thực hiện công bằng trong giáo dục và xây dựng
xã hội học tập.
Từ những lý do trên, với vai trò là người giáo viên mong
muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu và ứng dụng
phương pháp dạy học nhằm đưa học sinh vào vị trí chủ thể tích
cực hoạt động nhận thức bằng hoạt động tự lực của mình mà
chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo
góp phần nâng cao chất lượng học tập. Vì vậy, người nghiên cứu
chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo
hướng tích cực hóa người học môn Thủ công mỹ nghệ tại
trường THPT Nguyễn Văn Linh Quận 8, TPHCM” làm luận
văn tốt nghiệp.
2.
MỤC ĐÍCH – NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng việc giảng dạy môn Thủ công mỹ nghệ
tại trường THPT Nguyễn Văn Linh quận 8 và một số trường trên
địa bàn Thành phố, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
dạy học theo hướng tích cực hóa người học.
3
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về cải tiến phương pháp giảng
dạy môn Thủ công mỹ nghệ lớp 11
Khảo sát thực trạng về phương pháp giảng dạy môn Thủ
công mỹ nghệ lớp 11 tại một số trường THPT trên địa bàn
TP.HCM.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy
học theo hướng tích cực hóa người học môn Thủ công mỹ nghệ
tại trường THPT Nguyễn Văn Linh quận 8
Tổ chức thực nghiệm sư phạm tại trường THPT
Nguyễn Văn Linh quận 8 để lấy kết quả chứng minh cho các đề
xuất.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – KHÁCH THỂ NGHIÊN
CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa
người học môn Thủ công mỹ nghệ tại trường THPT Nguyễn Văn
Linh quận 8, TP.HCM
4
3.2 Khách thể nghiên cứu
Nội dung đào tạo nghề phổ thông môn Thủ công mỹ
nghệ
Giáo viên và học sinh một số trường THPT có giảng dạy
môn Thủ công mỹ nghệ trên địa bàn TP.HCM.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Thực hiện cải tiến phương pháp giảng dạy môn Thủ công
mỹ nghệ tại trường THPT Nguyễn Văn Linh quận 8 theo những
đề xuất của người nghiên cứu thì sẽ phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng
dạy học.
5. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu
phương pháp giảng dạy:
Thực trạng giảng dạy môn Thủ công mỹ nghệ lớp 11
hiện nay tại một số trường THPT trên địa bàn TP.HCM
Nội dung thực nghiệm sư phạm sẽ được thực hiện chủ
yếu ở nội dung chủ đề 6: bài 1 và bài 2; môn Thủ công mỹ nghệ
5
lớp 11 và tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Văn
Linh quận 8.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3 Phương pháp thực nghiệm
6.4 Phương pháp thống kê, phân tích dữ liệu
7. Kết quả nghiên cứu
7.1 Thực nghiệm
7.1.1 Nội dung thực nghiệm
Trong khuôn khổ thời gian và quy mô của luận văn, người
nghiên cứu chỉ tiến hành tổ chức thực nghiệm 2 bài trong chủ đề
6: làm vật trang trí bằng đá-gỗ-nhựa (chương trình thủ công mỹ
nghệ lớp 11)
Bài 1: Làm nhẫn mặt tròn (3 tiết)
Bài 2: Làm lắc tay bánh cam (3 tiết)
7.1.2 Đối tượng thực nghiệm
Học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Linh quận 8:
- Lớp đối chứng: lớp 11A6, 11A8, 11A9, 11A12 với tổng
số học sinh là 126
6
- Lớp thực nghiệm: lớp 11A5, 11A7, 11A10, 11A11 với
tổng số học sinh là 126
7.1.3 Qui trình thực nghiệm
Mỗi lớp thực nghiệm đều được chuẩn bị:
- Tranh qui trình, vật mẫu, nguyên vật liệu
- Hai kế hoạch bài học do người nghiên cứu thiết kế
- Tiến hành dạy bình thường
- Nhận xét đánh giá kết quả giờ học
Ở 2 lớp đối chứng, hai bài học tương tự cũng tiến hành song
song nhưng bài giảng do giáo viên tự thiết kế. Kết quả sẽ được
đánh giá cùng tiêu chí với lớp thực nghiệm để so sánh
Thời gian thực nghiệm từ 15/2/2012 đến 7/4/2012.
7.2 TIÊU CHÍ VÀ XẾP LOẠI
Việc đánh giá dựa vào kết quả thực hành và một số tiêu chí
về thái độ của học sinh
7.2.1 Tiêu chí đánh giá kết quả học:
-
Những biểu hiện biết, hiểu bài của học sinh
-
Mức độ thành công của hoạt động thực hành, thể hiện ở
sản phẩm hoàn thành
-
Sự chuẩn bị nguyên liệu – dụng cụ
7
-
Tinh thần, thái độ học tập và ý thức thực hiện quy trình
làm ra sản phẩm
-
Sự sáng tạo của học sinh
7.2.2 Xếp loại:
Loại Khá:
-
Học sinh hiểu bài
-
Hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp
-
Sản phẩm đạt yêu cầu kỹ thuật
-
Tinh thần và thái độ học tập tốt
Loại Giỏi:
-
Gồm các tiêu chí của loại khá
-
Kết hợp sáng tạo
-
Trình bày đẹp
Loại Trung bình:
-
Học sinh chưa hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.
7.3 XỬ LÍ KẾT QUẢ
7.3.1 Qua phiếu điều tra
Bảng: Thái độ tích cực phát biểu tham gia xây dựng bài khi
GV nêu câu hỏi
8
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Stt
Thái độ
Số học
sinh
Tỉ lệ %
Số học
sinh
Tỉ lệ %
Tích cực suy
1
nghĩ tìm cách
52
41.27
74
58.73
37
29.37
35
27.78
các bạn đưa ra 23
18.25
12
9.52
14
11.11
5
3.97
126
100
126
100
giải quyết
Thiếu tự tin,
2
còn nhút nhát
Thụ động, chờ
3
cách giải quyết
Không quan
4
tâm
Tổng cộng
9
Tỉ lệ %
70
60
50
40
Lớp đối chứng
30
Lớp thực nghiệm
20
10
0
1
2
3
4
Thái độ tích cực phát biểu tham gia xây dựng bài khi
GV nêu câu hỏi
Biểu đồ trên ta có thể nhận thấy tỉ lệ học sinh tích cực suy
nghĩ tìm cách giải quyết ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối
chứng. Điều đó cho thấy trong quá trình thảo luận học sinh hiểu
rõ bài học, hình thành thái độ tự tin, mạnh dạn phát biểu ý kiến.
10
Bảng: Khả năng lĩnh hội của học sinh
Lớp đối chứng
Stt
Thái độ
Số học
sinh
1
2
3
Hiểu rõ bài
Tương đối
hiểu bài
Hiểu mơ hồ
Tổng cộng
nghiệm
Số
Tỉ lệ % học
Tỉ lệ %
sinh
47
37.30
71
56.35
58
46.03
48
38.10
21
16.67
7
5.55
126
100
126
100
11
Lớp thực
Tỉ lệ %
60
50
40
Lớp đối chứng
30
Lớp thực nghiệm
20
10
0
1
2
3
Khả năng lĩnh hội của học sinh
Khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh ở lớp thực nghiệm
đạt cao hơn lớp đối chứng. Các em hiểu rõ bài học thông qua các
hoạt động thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời câu hỏi do GV đặt ra.
12
Bảng: Thái độ hợp tác tham gia vào các hoạt động học:
thảo luận, trò chơi, đóng vai
Lớp đối chứng
Stt
Thái độ
Số học
sinh
Tỉ lệ %
Lớp thực
nghiệm
Số học
Tỉ lệ
sinh
%
Có thái độ
1
hợp tác, chia
sẻ học hỏi lẫn
59
46.83
82
65.08
50
39.68
39
30.10
17
13.49
5
3.97
126
100
126
100
nhau
Thái độ
2
không thoải
mái
3
Không
tác
Tổng cộng
hợp
13
Tỉ lệ %
70
60
50
40
Lớp đối chứng
30
Lớp thực nghiệm
20
10
0
1
2
3
Thái độ hợp tác tham gia vào các hoạt động học: thảo luận,
trò chơi, đóng vai
Khi điều tra ý kiến các em về tinh thần làm việc hợp tác.
Phần lớp đều mong muốn chia sẻ kinh nghiệm học tập lẫn nhau.
Tỉ lệ học sinh ở lớp thực nghiệm có phần cao hơn lớp đối chứng
do việc tổ chức thực hiện hoạt động thảo luận được các em tham
gia tích cực.
14
7.3.2 Qua kết quả kiểm tra cho hai lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm
Từ các kết quả người nghiên cứu thống kê để kiểm định, so
sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
Người nghiên cứu tiến hành kiểm nghiệm, so sánh bằng
cách.
- Lập giả thuyết
- Chọn mức ý nghĩa
- Xác định vùng bác bỏ giả thuyết
Để tăng cường mức chính xác, tác giả sử dụng 2 phương
pháp sau:
- Phương pháp kiểm nghiệm chi bình phương
- Phương pháp so sánh tỉ lệ giữa 2 mẫu
Theo phương pháp kiểm nghiệm chi bình phương
Ta đưa ra giả thuyết:
- Ho: là tác động thực nghiệm không có kết quả nghĩa là
kết quả của lớp thực nghiệm không có sự khác biệt so với kết quả
ở lớp đối chứng
- H1: là tác động thực nghiệm có kết quả tốt, nghĩa là kết
quả ở lớp thực nghiệm có sự khác biệt so với kết quả ở lớp đối
chứng hay nói cách khác là có sự thay đổi như mong muốn
- Chọn mức ý nghĩa: α = 0.05
15
Bảng tương quan và tần số kỳ vọng:
Lớp
Trung bình Tổng hàng
Giỏi
Khá
Lớp đối chứng
12
80
34
126
Lớp thực nghiệm
28
82
16
126
Tổng cột
40
162
50
252
ầ ố
ổ
á
đợ ừ
à
ô
ổ
ổ
á
ộ
Vì tổng hàng của lớp đối chứng = lớp thực nghiệm nên:
126 40
252
126 162
252
126 50
252
-
81
25
Tính λ2 cho từng ô theo công thức λᵪ
ᵡ
λ
12
λ
16
20
20
20
3.2
λ
λ
Vậy: λ
£ᵡ
80
λ
λ
34
81
81
25
25
0.012
3.24
3.2 + 0.012 + 3.24 + 3.2 + 0.012 + 3.24 = 12.9
- Độ tự do df = (2-1) x (3-1) = 2
- Tra bảng λᵪ :
Trị số tới hạn của λ∝ với df = 2 và xác xuất
α = 0.05 là 5.99
λᵪ = 12.9 >λᵡ
= 5.99
Như vậy ta bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1:
nghĩa là có sự khác biệt về kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê hay tác động thực nghiệm
có hiệu quả.
Theo phương pháp so sánh tỉ lệ hai mẫu:
Trong quá trình giảng dạy thực nghiêm môn Thủ công mỹ
nghệ, Cuối giờ học của 2 bài, người nghiên cứu tổng kết đánh giá
của 2 lớp như sau:
17
Lớp đối chứng có 126 học sinh. Trong đó, có 12 học sinh
đạt loại giỏi chiếm 9.52%; có 80 học sinh đạt loại khá chiếm
63,49%; có 34 học sinh đạt loại trung bình chiếm 26.98%.
Lớp thực nghiệm có 126 học sinh. Trong đó, có 28 học sinh
đạt loại giỏi chiếm 22.22%; có 82 học sinh đạt loại khá chiếm
65,08%; có 16 học sinh đạt loại trung bình chiếm 12,69%.
Vậy có sự khác biệt giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm
không?
Ta thực hiện các bước sau:
1. Thông số kiểm nghiệm:
- Gọi p1 là tỉ lệ đạt loại khá, giỏi của lớp thực nghiệm
- Gọi p2 là tỉ lệ đạt loại khá, giỏi của lớp đối chứng
- n1 là số học sinh của lớp thực nghiệm
- n2 là số học sinh của lớp đối chứng
- x1 là số học sinh đạt loại khá, giỏi của lớp thực nghiệm
- x2 là số học sinh đạt loại khá, giỏi của lớp đối chứng
2. Các giả thuyết:
- H0
=
p1 – p2
=
0: không có sự khác nhau về tỷ lệ đạt loại khá,
giỏi
- H1 = p1 – p2 ≠ 0: có sự khác biệt nhau về tỷ lệ đạt loại khá, giỏi
3. Mức ý nghĩa: α = 0.05
18
4. Số thống kê: x1 – x2
n1 n2
5. Phân bố mẫu: Zα = α.0.05 = 1.96 (tra bảng Láp-la-xơ)
6. Biến số kiểm nghiệm:
Z=
.
Trong đó: X = x1 + x2; N = n1 + n2
7. Kiểm nghiệm giả thuyết:
Z=
.
= 2.77
Nếu |Z| > Zα : bác bỏ H0, chấp nhận H1
Nếu |Z| ≤ Zα : bác bỏ H1, chấp nhận H0
Từ kết quả tính toán, ta thấy |2.77| > 1.96 và Z > 0 nên suy ra p1
> p2. Vậy chấp nhận giả thuyết H1: có sự khác nhau về tỷ lệ đạt
loại khá, giỏi của 2 lớp, nghĩa là kết quả học của lớp thực nghiệm
tốt hơn lớp đối chứng.
8. Kết luận:
Có sự khác biệt về tỷ lệ học sinh đạt loại khá, giỏi giữa lớp
đối chứng và lớp thực nghiệm, nghĩa là khi áp dụng phương pháp
19
dạy học theo hướng tích cực, sẽ làm tăng được tỷ lệ học sinh làm
được sản phẩm ngay tại lớp và có sự sáng tạo ở các em. Vì vậy
chất lượng giảng dạy được nâng cao.
Nhận xét:
Đối với học sinh:
Các em rất hứng thú, phấn khởi, tích cực và thoải mái hơn
cho những giờ học Thủ công sau.
Các phương pháp đưa ra đã phát huy được tính tích cực của
HS
- Giờ học sinh động, các em chú ý theo dõi từng thao tác
của giáo viên cũng như của các bạn cùng lớp
- Nắm được được quy trình làm ra sản phẩm
- HS có ý thức làm việc theo quy trình
- HS tự tìm tòi, phát hiện ra đặc điểm, cấu trúc vật mẫu
đồng thời cùng thảo luận nhóm để đưa ra quy trình thực hiện.
- Tạo khả năng học sinh tự tin, làm việc độc lập, mạnh dạn
Hình thức phong phú không nhàm chán đối với học sinh
Tinh thần thái độ học tập của HS: phấn khởi, say mê và
hứng thú, đạt đượckết quả cao.
20
Đối với giáo viên
+ Những khó khăn ban đầu:
- GV phải có bước chuẩn bị về đồ dùng dạy học
- Các thao tác của giáo viên phải chính xác, rõ ràng
- GV đặt những câu hỏi gợi mở, khơi gợi sự say mê sáng
tạo ở học sinh
+ Ưu điểm:
Trình tự nội dung giáo án được sắp xếp rõ ràng, mạch lạc:
- Từ những kiến thức học sinh đã biết đến những kiến thức
mới
- Giáo án được chia thành nhiều hoạt động nhỏ giúp cho
GV dễ nhớ, dễ truyền thụ và HS dễ dàng nắm bắt kiến thức một
cách logic
- HS tích cực hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên
7.3.3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HAI BÀI THỰC NGHIỆM
Qua quá trình thực nghiệm người nghiên cứu đã đạt được
kết quả như sau:
- Tổ chức giảng dạy đối chứng – thực nghiệm để thu thập
số liệu.
- Lấy các thông số đo lường thực nghiệm
21
- Đánh giá kết quả thu được
- Kiểm nghiệm giả thuyết
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
Từ các kết quả thống kê và sự nhận xét của GV trực tiếp
giảng dạy lớp thực nghiệm cho thấy sau khi cải tiến phương pháp
giảng dạy thì:
- Chất lượng giảng dạy môn Thủ công được nâng cao.
Điều đó được thể hiện qua tỉ lệ HS đạt loại khá, loại giỏi ở những
lớp thực nghiệm cao hơn so với những lớp dạy theo phương pháp
cũ (lớp đối chứng), các em tiếp thu bài một cách chủ động hơn,
tốt hơn nên kết quả là tỉ lệ HS làm được sản phẩm ngay tại lớp
tăng lên đáng kể đồng thời các em rất sáng tạo
- Bên cạnh đó còn góp phần tạo cho học sinh thái độ học
tập phấn khởi, say mê hứng thú, có tinh thần làm việc hợp tác
được thể hiện qua việc các em tự mình sáng tạo sản phẩm để cho
sản phẩm thêm đẹp, sinh động hơn.
Tuy nhiên việc thực nghiệm có một số khó khăn như:
- Thời gian thực nghiệm còn hạn chế.
- Chỉ mới áp dụng ở 2 bài của chủ đề 6 môn Thủ công mỹ
nghệ lớp 11
22
Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy nếu việc cải tiến
phương pháp giảng dạy được áp dụng sẽ tích cực hóa được các
hoạt động học tập của học sinh trong môn Thủ công mỹ nghệ nói
riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
23