Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỔI mới KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN cơ sở sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.68 KB, 4 trang )

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Hiện nay có rất nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá đã được sử dụng trong quá
trình dạy học như kiểm tra, đánh giá bằng hình thức thi viết, thi thực hành, thi vấn đáp,
thi trắc nghiệm...Trong đó trắc nghiệm là một phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình
tiếp thu kiến thức của người học một cách tích cực, nó có thể đo lường khả năng của
người học ở bất kỳ cấp học nào, bất cứ môn học nào trong lĩnh vực khoa học tự nhiên hay
khoa học xã hội. Hình thức thi trắc nghiệm này đã trở nên phổ biến trên thế giới, nhưng
tại nước ta thì chưa được áp dụng rộng rãi và có nơi, có chỗ còn ít được quan tâm.
1. Tổng quan về các phương pháp kiểm tra, đánh giá đang được sử dụng trong quá
trình dạy và học
Hiện nay trong quá trình đào tạo, có rất nhiều phương pháp kiểm tra, đánh giá
được áp dụng trong quá trình học. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu,
kiến thức được cung cấp trong quá trình đào tạo hướng tới giảm tối thiểu những bất lợi có
thể xảy ra trong quá trình kiểm tra (gian lận, học tủ...), xác định chính xác trình độ của
người sinh viên. Trong thực tế có những hình thức thi phổ biến như sau: thi viết, thi vấn
đáp, thi trắc nghiệm, thi thực hành.
Thi viết là hình thức thi mà sinh viên lựa chọn hay soạn thảo một câu trả lời đối
với một gợi ý.
Thi vấn đáp là hình thức thi mà sinh viên trả lời bằng lời nói. Trong một khoảng
thời gian ngắn cần kiểm tra sinh viên về kiến thức đã học và chiều sâu nhận thức của sinh
viên.
Thi trắc nghiệm là hình thức thi mà ở đó sinh viên có thể lựa chọn câu trả lời chính
xác từ hàng loạt khả năng lựa chọn của các câu hỏi.
Phương pháp thi thực hành: hình thức này yêu cầu sinh viên chứng tỏ khả năng để
thực hiện những kỹ năng nhất định.
2. Đánh giá quá trình dạy và học bằng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan


Theo đánh giá của các chuyên gia đào tạo, khi tổ chức thi trắc nghiệm khách quan
sẽ có các những thuận lợi sau:


Giảm được chi phí giấy, mực ở mỗi lần thi. Không cần phải huy động nhiều nhân
lực cho việc coi thi.
Tình trạng sinh viên sử dụng tài liệu sẽ không còn. Trong lúc thi các câu hỏi được
lấy ngẫu nhiên, do đó hạn chế được tình trạng xem bài lẫn nhau.
Việc chấm bài không phải mất nhiều thời gian vì có máy thực hiện tự động và có kết
quả lập tức ngay sau khi thi xong. Đảm bảo được tính công bằng và chính xác khi chấm điểm.
Tuy nhiên yêu cầu đặt ra đối với người giảng viên ở phương pháp này là soạn một
câu hỏi tốt rất khó.
3. Điểm cải tiến trong kiểm tra đánh giá khi sử dụng hình thức thi trắc nghiệm so
với lối thi viết truyền thống
Phương pháp thi viết hay thi trắc nghiệm đều có những điểm tương đồng là: Đều
có thể đo lường hầu hết mọi thành quả học tập trong chương trình học. Các hình thức
kiểm tra đều có thể được sử dụng để khuyến khích sinh viên học tập nhằm đạt đến các
mục tiêu: hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức
trong việc giải quyết các vấn đề.
Những ưu điểm khi sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trắc
nghiệm khách quan:
Một trong những nhược điểm thường được gán cho phương pháp này là sinh viên
có thể đoán mò các câu trả lời trên một bài thi trắc nghiệm khách quan. Xét về mặt lý
thuyết, một sinh viên có thể đoán mò các câu trả lời trên một bài trắc nghiệm khách quan.
Nếu đó là một bài trắc nghiệm ngắn và gồm toàn những câu có hai lựa chọn: Đúng – Sai,
thì sinh viên ấy có cơ may đạt được điểm tối đa, hoàn toàn bằng lối đoán mò, một lần
trong hàng nghìn lần thử. Tuy nhiên, trong thực tế, ít sinh viên có đạt được điểm cao trên
một bài trắc nghiệm dài, gồm nhiều câu hỏi và một câu có nhiều lựa chọn.Vì vậy với một
bài trắc nghiệm có hệ số tin cậy cao, có thể tin tưởng rằng sự đoán mò chỉ đóng góp một
phần rất nhỏ vào các điểm số của sinh viên.


Một đặc điểm nữa khi sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng thi trắc
nghiệm là hình thức trắc nghiệm này chỉ đòi hỏi sinh viên “nhận” ra những gì đã học qua

các câu trả lời cho sẵn, thay vì “nhớ” các thông tin ấy và viết ra trên giấy. Quan niệm như
vậy là hoàn toàn không đúng, điều này chỉ đúng với những bài trắc nghiệm soạn thảo cẩu
thả hay do người soạn thảo chưa nắm vững các mục tiêu giảng dạy và đánh giá. Các quá
trình tư duy cao có thể được mô tả bằng nhiều cách, chẳng hạn như: suy luận, khái quát
hoá, suy luận trừu tượng, suy diễn, quy nạp, phán đoán, tưởng tượng…
Người ta vẫn thường cho rằng hình thức thi viết khuyến khích sự sáng tạo và thi
trắc nghiệm không khuyến khích khả năng sáng tạo. Với phương pháp thi viết sinh viên
có quyền tự do diễn tả ý tưởng của mình bằng văn viết, trong khi trắc nghiệm chỉ cho
phép họ lựa chọn trong số các giải đáp cho sẵn. Tuy nhiên trong thực tế, nhất là trong các
kỳ thi được tổ chức ở nước ta, các bài thi bằng hình thức thi viết thường chỉ nhằm khảo
sát khả năng “nhớ” hay thuộc lòng những gì sinh viên đã học hay đã đọc qua các bài
giảng hay sách vở. Khả năng sáng tạo, khả năng đưa ra những tư tưởng độc đáo ít khi
được khuyến khích, trái lại có khi gây bất lợi cho sinh viên.
Hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn khách quan gồm những câu hỏi với câu trả lời
cho sẵn mà sinh viên chỉ việc lựa chọn, và điểm số của sinh viên ấy là tổng số các câu trả
lời đúng. Như vậy, một bài trắc nghiệm hoàn toàn khách quan khó có thể khảo sát khả
năng sáng tạo.
Một đề thi viết sẽ bao gồm số câu hỏi tương đối ít và có tính tổng quát, đòi hỏi
sinh viên phải triển khai câu trả lời bằng lời lẽ dài dòng, trong khi một bài trắc nghiệm
thường gồm nhiều câu hỏi có tính cách chuyên biệt chỉ đòi hỏi những câu trả lời ngắn
gọn. Trong khi thi viết sinh viên phải bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. Mặt
khác, trong khi làm một bài trắc nghiệm, sinh viên dùng nhiều thì giờ để đọc và suy nghĩ.
Chất lượng của một bài trắc nghiệm được xác định một phần lớn do kỹ năng của
người soạn thảo bài trắc nghiệm ấy; ngược lại, chất lượng của một đề thi viết tuỳ thuộc
chủ yếu vào kỹ năng của người chấm bài.
Một bài thi viết tương đối dễ soạn, nhưng khó chấm và khó cho điểm chính xác,
trong khi một bài thi trắc nghiệm khó soạn, nhưng việc chấm và cho điểm tương đối dễ
dàng và chính xác hơn.



Sự phân bố điểm số ở một bài thi dạng viết có thể được kiểm soát một phần lớn do
người chấm (điểm tối đa và tối thiểu). Ngược lại, với bài trắc nghiệm thì phân bố điểm số
sinh viên hầu như hoàn toàn được quyết định do bài trắc nghiệm.
Đây là hình thức kiểm tra khá hiệu quả, trong một khoản thời gian ngắn, sinh viên
chỉ cần đánh dấu bằng bút chì hoặc thi bằng máy tính lên dãy các câu trả lời chính xác
nhất. Phương pháp này thuận tiện cho sinh viên có thể dễ dàng xem xét lại toàn bộ
chương trình học.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan là phương pháp hiện nay
đang được các cơ quan, tổ chức, quản lý về đào tạo quan tâm vì nó có thể đáp ứng được phần
lớn các yêu cầu đặt ra khi đánh giá chất lượng và khả năng tiếp thu kiến thức của người học.
Kết luận:
Trong thời gian gần đây Trường Đại học Hùng Vương, Khoa Nông - Lâm - Ngư
đã nhận thức được ưu điểm của hình thức thi này và được sự khuyến khích của các cơ
quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo) đã đưa hình
thức thi trắc nghiệm vào quá trình đánh giá, kiểm tra người học nhằm từng bước thay thế
cho các hình thức thi khác đã được sử dụng từ trước tới nay (thi viết, thi vấn đáp, tự
luận…) theo hướng cải tiên kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học.



×