Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

NĂNG lực NGHỀ NGHIỆP cần có của SINH VIÊN NGÀNH TOÁN THEO QUAN điểm ĐÁNH GIÁ NGƯỜI học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.34 KB, 3 trang )

NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CẦN CÓ CỦA SINH VIÊN NGÀNH TOÁN THEO QUAN
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC

I. Đặt vấn đề
Vai trò của người giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau đây: đảm nhận nhiều chức
năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo
dục; chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa
những nguồn tri thức trong xã hội; coi trọng hơn việc cá biệt hóa học tập, thay đổi tính chất trong
quan hệ thầy trò; yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó có yêu
cầu trang bị thêm các kiến thức, kĩ năng cần thiết; yêu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ hơn với các
giáo viên cùng trường, thay đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau; yêu cầu
thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống; yêu cầu giáo viên tham gia hoạt động rộng rãi trong và ngoài nhà trường; giảm bớt và thay
đổi kiểu uy tín truyền thống trong quan hệ với học sinh nhất là đối với học sinh lớn và với cha mẹ
học sinh.
Nhìn tổng quát có thể thấy chức năng của giáo viên rộng hơn, trong đó năng lực tổ chức dạy
học, năng lực phát triển chương trình là cơ bản, mở rộng các quan hệ trong điều kiện phân hóa sâu,
phạm vi quan hệ rộng- nhìn chung đó là sự thay đổi. Do vậy, phải đổi mới cách đào tạo giáo viên,
cách bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh, phát triển chuẩn đào tạo giáo viên theo các yêu cầu trên.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới này ngành ĐHSP Toán đã có những thay đổi và điều chỉnh nhằm
phù hợp với yêu cầu đổi mới. Đặc biệt là trong việc rèn luyện cho sinh viên những năng lực nghề
nghiệp phù hợp để có thể đáp ứng công việc sau khi ra trường, phù hợp với nội dung chuẩn đầu ra
mà Nhà trường đã cam kết với xã hội.
II. Những năng lực nghề nghiệp cần có của sinh viên ngành ĐHSP Toán sau khi ra trường
1. Có kiến thức môn Toán ở THPT
Chỉ báo cho tiêu chí này là: Phân tích được nội dung, hệ thống các khái niệm cơ bản của
môn Toán ở bậc THTP, phân tích các phương pháp nghiên cứu chính và thực hiện được một số kĩ
năng nghiên cứu cơ bản khi triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học. Phân tích được cấu trúc môn
Toán THPT, giải thích được quan hệ liên môn trong phạm vi yêu cầu môn học chuyên ngành. Mô tả
được mạch phát triển nội dung các khái niệm trong môn Toán THPT, trong chương trình dạy học
chuyên môn Toán ở bậc THPT, giữa các cấp học, biết phê phán nội dung môn học và tự nhận biết


sự cần thiết nghiên cứu mở rộng chuyên sâu những vấn đề thuộc môn Toán THPT.
2. Phân tích để quán triệt chương trình môn Toán THPT
Tiêu chí này có thể gồm các chỉ báo chính như: Có kiến thức về khái niệm chương trình giáo
dục, dạy học, chương trình môn Toán, về phát triển chương trình môn Toán, phân tích và nhận biết mối
quan hệ giữa chương trình môn Toán với nội dung thể hiện trong sách giáo khoa và các tài liệu dạy học

1


phù hợp với môn Toán, làm cơ sở để lựa chọn chương trình, tài liệu học tập, quán triệt, cụ thể hóa chuẩn
kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Toán ở bậc THPT.
3. Vận dụng được các phương pháp dạy học chủ yếu phù hợp với môn Toán
Tiêu chí có thể gồm các chỉ báo: Có kiến thức về khái niệm phương pháp dạy học, phân loại
các phương pháp dạy học, cấu trúc logic, một số phương pháp dạy học, các nguyên tắc lựa chọn
phương pháp dạy học, phối hợp các phương pháp dạy học trong bài, soạn giáo án mô tả được việc
tổ chức dạy học bằng phương pháp tích cực và thể hiện được phương pháp đó trong giờ học môn
Toán.
4. Soạn được giáo án dạy học
Tiêu chí này gồm các chỉ báo: Khái niệm, giáo án, vai trò của giáo án và soạn giáo án trong
hoạt động dạy học, cấu trúc giáo án và hình thức trình bày giáo án, soạn được các giáo án phù hợp
với các loại bài học khác nhau, rút kinh nghiệm để chỉnh lí, hoàn thiện giáo án.
5. Quản lí học sinh để duy trì hoạt động học hiệu quả trong tiết học
Tiêu chí này có các chỉ báo: Có kiến thức về môi trường lớp học, các biện pháp tạo môi
trường lớp học hiệu quả, các tiêu chí môi trường học tập hiệu quả trong tiết học, quản lí lớp học và
quản lí hoạt động học của từng học sinh trong lớp, biết nhận ra các tình huống xảy ra trong tiết học
và xử lí hiệu quả các tình huống đó.
6. Sử dụng ngôn ngữ trong dạy học
Có hiểu biết về các dạng ngôn ngữ trong giao tiếp, trong trình bày nội dung dạy học biết lựa
chọn hình thức ngôn ngữ để trình bày hiệu quả nội dung, kiến thức, phối hợp hợp lí ngôn ngữ nói,
ngôn ngữ viết, ngôn ngữ sơ đồ trong giờ học.

7. Sử dụng phương tiện dạy học
Tiêu chí này gồm các chỉ báo: Có kiến thức về phương tiện dạy học, các nguyên tắc sử dụng
phương tiện dạy học, phân loại và lựa chọn phương tiện dạy học, tự làm được một số phương tiện
dạy học đơn giản, rẻ tiền, sử sụng phương tiện kết hợp hiệu quả với các phương pháp, biện pháp
dạy học thể hiện trong giáo án, trong tiết học, biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện…
8. Lựa chọn và sử dụng các hình thức dạy học
Tiêu chí này có các chỉ báo chính: Có hiểu biết về khái niệm, hình thức dạy học, phân loại
các hình thức dạy học, các nguyên tắc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, có kiến thức về hình
thức bài lên lớp, các loại bài lên lớp, soạn và thực hiện các giáo án điển hình cho từng hình thức tổ
chức dạy học (bài lên lớp, bài ngoại khóa, ...)
9. Biết kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Tiêu chí này có các chỉ báo: Có kiến thức về vai trò, các hình thức về kiểm tra đánh giá kết
quả học tập. Phân tích được giá trị của mỗi hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá, các nguyên
tắc lựa chọn hình thức, công cụ kiểm tra đánh giá, phân tích các tiêu chí chất lượng tương ứng với
mục tiêu dạy học để kiểm tra đánh giá, biết ra đề, soạn đáp án và chấm điểm các bài kiểm tra, biết

2


thông báo kết quả và phân tích kết quả bài làm của học sinh, biết sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá
để điều chỉnh quá trình dạy học, lưu giữ hồ sơ kết quả kiểm tra đánh giá.
10. Sử dụng quản lí hồ sơ dạy học
Tiêu chí này có các chỉ báo: Có kiến thức về vai trò của hồ sơ dạy học, các loại hồ sơ giá trị,
mỗi loại hồ sơ, biết cách lập và lưu giữ hồ sơ dạy học, sử dụng hồ sơ dạy học hiệu quả.
III. Kết luận
Hệ thống những năng lực sinh viên ngành ĐHSP Toán cần có sau khi ra trường là cơ sở để
xác định nội dung các mô-đun kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học và phương pháp đánh giá
kết quả học tập của sinh viên, trong đó cần thiết kế hệ thống năng lực để đối chiếu mỗi mô-đun kiến
thức với một nhóm năng lực cụ thể. Dựa trên thiết kế này, Nhà trường và khoa có thể đổi mới

khung chương trình đào tạo, thay thế các mô-đun kiến thức phù hợp với định hướng nghề nghiệp
ứng dụng. Hệ thống năng lực trên của sinh viên có thể được thay thế, bổ sung thường xuyên để đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục phổ thông, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá
trình hội nhập mạnh mẽ với thế giới.

3



×