Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Báo cáo kiến tập quản lý văn hóa tại Phòng văn hóa và thông tin huyện tiên du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.09 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA.................................2
CHƯƠNG I..........................................................................................................2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP...........................................2
1.1. Thời gian, địa điểm thực tập........................................................................................2
1.1.1.Thời gian thực tập......................................................................................................2
1.2. Khái quát chung về huyện Tiên Du- Bắc Ninh............................................................2
1.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du.........................................3
1.3.1.Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được...........................................................3
1.3.2.Vị trí- chức năng........................................................................................................5
1.3.3.Nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................................................6
1.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Văn hóa- thông tin huyện Tiên Du...........................8

CHƯƠNG II.......................................................................................................10
BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN......................................................................................................10
CHƯƠNG III.....................................................................................................16
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở
HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH.............................................................16
3.1. Cơ sở lý luận của vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. ............................16
3.1.1. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá. 16
3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về gia đình và xây dựng gia đình văn hoá........................17
3.1.3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “gia đình văn hóa”..............................................................20
3.2. Thống kê về số hộ gia đình văn hóa của Huyện Tiên Du từ năm 2010 đến 2014.....21
3.3. Công tác xây dựng gia đình văn hoá Huyện Tiên Du từ năm 2010 - 2014...............21
3.3.1. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hóa tại Huyện Tiên Du......................21
3.3.2. Những kết quả đạt được trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện Tiên
Du......................................................................................................................................25


3.3.3. Những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác xây dựng gia đình văn hóa ở huyện
Tiên Du.............................................................................................................................28
3.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác xây dựng gia đình
văn hóa ở huyện Tiên Du..................................................................................................30
3.3.5. Phương hướng, mục tiêu trong công tác xây dựng gia đình văn hoá ở huyện Tiên
Du trong những năm tiếp theo..........................................................................................31
3.3.6. Những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình văn hoá ở
huyện Tiên Du...................................................................................................................33
3.3.7. Đóng góp ý kiến......................................................................................................36

KẾT LUẬN........................................................................................................38


LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cán bộ, ban lãnh
đạo và các anh chị trong cơ quan phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Dutỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho em được kiến tập tại cơ quan, được tiếp xúc
thực tế và giải đáp thắc mắc cũng như giúp em có thêm hiểu biết về công việc
quản lý văn hóa của mình trong suốt quá trình kiến tập tại đây.
Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội. Đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô trong Khoa Văn Hóa
Thông Tin Và Xã Hội đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho em được tham
gia đợt kiến tập này, để được học hỏi và quan sát thực tế, hiểu biết hơn về ngành
cũng như đề tài mà em đã chọn để vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo và hệ thống hơn.
Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè v`à người thân, gia
đình đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian kiến tập tại cơ quan có hạn nên em
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến
đóng góp của các thầy cô, các cán bộ và các anh chị trong cơ quan. Đó sẽ là
hành trang quý báu giúp em hoàn thiện kiến thức của mình sau này.

Em xin trân thành cảm ơn!

1


BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN LÝ VĂN HÓA
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƠI ĐẾN KIẾN TẬP
1.1. Thời gian, địa điểm thực tập
1.1.1. Thời gian thực tập
Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2014 - 2015, từ ngày 03/06/2015 đến
03/07 /2015, trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên tổ chức cho sinh
viên K9– CN Văn học thực tập tại các cơ quan, tổ chức để sinh viên có điều kiện
tiếp cận, nhận diện công việc và chuẩn bị cho việc lựa chọn nghề nghiệp khi tốt
nghiệp.
1.1.1. Địa điểm thực tập
Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: thị trấn Lim- huyện Tiên Du- tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoại:02413837019
Email:
1.2. Khái quát chung về huyện Tiên Du- Bắc Ninh.
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km
về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Tọa độ địa lý của huyện
nằm trong khoảng từ 20005’30’’ đến 21011’00’’ độ vĩ Bắc và từ 105058’15’’ đến
106006’30’’ độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên của huyện khi chưa điều chỉnh địa
giới là 10.838,94 ha. Sau khi điều chỉnh theo địa giới hành chính mới theo Nghị
định 60/2007/NĐ- CP tổng diện tích toàn huyện Tiên Du là 9.568,65 ha , với 14
đơn vị hành chính ( hai xã Khắc Niệm và Hạp Lĩnh chuyển về thành phố Bắc
Ninh) gồm: 01 thị trấn (thị trấn Lim), và 13 xã (xã Liên Bão, xã Đại Đồng, xã
Phật Tích, xã Hiên Vân, xã Lạc Vệ, Xã Nội Duệ, xã Tri Phương, xã Hoàn Sơn,

xã Tân Chi, xã Minh Đạo, xã Cảnh Hưng, xã Việt Đoàn, xã Phú Lâm). Vị trí của
huyện cơ bản vẫn giáp ranh với các huyện và thành phố lúc trước khi điều chỉnh.
Huyện Tiên Du có giáp ranh với các địa phương sau:
-

Phía Bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong.

-

Phía Nam giáp huyện Thuận Thành.
2


-

Phía Tây giáp thị xã Từ Sơn

-

Phía Đông giáp huyện Quế Võ.

Trên địa bàn huyện có ba tuyến quốc lộ 1A, 1B, 38, tỉnh lộ 276, 295 và
đường sắt chạy qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thủ đo Hà Nội và các tỉnh
lân cận, tạo cho huyện có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu
thụ sản phẩm.
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi
tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao.
Không những vậy, Tiên Du còn là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa
lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hóa như: chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn,
chùa Phật Tích… Tiên Du còn là huyện có các làng nghề truyền thống như:

nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú
Lâm…
Với vị trí địa lý như vậy, Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng
đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế- xã hội,
hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp- tiểu thủ công
nghiệp, thương mại- dịch vụ.
1.3. Giới thiệu về Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du
1.3.1. Lịch sử hình thành và các thành tích đạt được


Lịch sử hình thành

Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ – CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ,
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT – BVHTTDL – BNV ngày
06/06/2008 của liên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nội vụ, hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp
huyện;
Căn cứ thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT – BTTTT – BNV ngày
30/06/2008 của liên bộ: Thông tin và truyền thông - Nội vụ hướng dẫn chức
3


năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông
thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh số 21/2008/QĐ-UBND
về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; số
123/2008/QĐ – UBND ngày 22/8/2008 về việc ban hành quy định chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Thông tin và Truyền thông; số
124/2008/QĐ – UBND ngày 22/8/2008 Về việc ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; số
125/2008/QĐ – UBND ngày 22/8/2008 về việc ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội Vụ.


Các thành tích đạt được

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và truyền thống văn hóa đậm
đà bản sắc của huyện Tiên Du nói riêng và Bắc Ninh nói chung, trong quá trình
xây dựng và phát triển, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Tiên Du đã trở thành
một trong những cơ quan mũi nhọn xung kích trong công tác thông tin tuyên
truyền, thực hiện chức năng quản lý trên các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục,
thể thao, du lịch…Trên từng bước đi của mình, phòng luôn nhận được sự quan
tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, huyện và sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Từ khi
thành lập tới nay, phòng đã đặt được nhiều thành tích, kết quả nhất định trong
việc hoạt động các lĩnh vực. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị kĩ thuật được
đầu tư đầy đủ hơn, cơ cấu lãnh đạo và nhân sự đang dần được hoàn thiện. Từ
năm 2005 trở lại đây, phòng đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc và đã nhận
được rất nhiều bằng khen, cụ thể như:
- Năm 2005 được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về
thành tích công tác năm theo quyết định số 13/QĐ – UBND ngày 06/02/2006.
- Năm 2006 được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về
thành tích công tác năm theo quyết định số 144/QĐ – UBND ngày 25/01/2007.
- Năm 2007 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 79/QĐ - UBND ngày 23 tháng 01 năm
4



2008.
- Năm 2008 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 68/QĐ - UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009.
- Năm 2009 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 188/QĐ - UBND ngày 29 tháng 01 năm
2010.
- Năm 2009 được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tặng cờ “ Đơn vị thi
đua xuất sắc năm 2009” cho phòng VH&TT huyện Tiên Du đại diện cho các
huyện tiêu biểu các tỉnh đồng bằng trung du bắc bộ theo quyết định số 4983/QĐ
– BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2009.
- Năm 2010 được Thủ tướng chính phủ tăng Bằng khen theo QĐ số
1567/QĐ/TTg ngày 19/08/2010.
- Năm 2011 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng thưởng danh hiệu “Tập thể
lao động xuất sắc” theo quyết định 1657/QĐ - UBND ngày 23 tháng 12 năm
2011.
- Năm 2012 được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen "Tập thể
lao động xuất sắc".
- Năm 2013 được Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2. Vị trí- chức năng
Phòng văn hóa- thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị
xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) có chức năng tham mưu,
giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về: Văn hóa gia đình, thể dục, thể thao;
du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa; gia đình, thể dục; thể thao;
du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát viễn thông và Internet;
công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn huyện.
Phòng Văn hóa và Thông tin có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của
UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Thông tin và Truyền

thông.
5


1.3.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
a. Nhiệm vụ và quyền hạn chung đối với các lĩnh vực thuộc chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng quản lý:
- Trình UBND cấp huyện dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch dài hạn,
05 năm và hàng năm; đề án, chương trình phát triển văn hoá, gia đình, thể dục,
thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông trên địa bàn huyện; chương trình biện
pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội hóa trong các lĩnh vực quản
lý nhà nước được giao.
- Trình Chủ tịch UBND cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực văn
hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông thuộc thẩm
quyền ban hành của Chủ tịch UBND huyện.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hướng
dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Giúp UBND huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập, kinh tế
tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt
động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao theo quy định
của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành pháp luật và giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về
lĩnh vực quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng.
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở quản
lý ngành, lĩnh vực.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với

cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy
định của pháp luật và phân công của UBND cấp huyện.
- Quản lý tài chính, tài sản của phòng theo quy định của pháp luật và
phân cấp, uỷ quyền của UBND cấp huyện.
6


b. Nhiệm vụ và quyền hạn riêng đối với lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao và du lịch:
- Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực
hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hôi; xâydựng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng gia đình văn
hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, đơn vị văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử
văn hoá và danh lam thắng cảnh, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch
trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp
huyện và các Trung tâm văn hóa, thể thao, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở,
các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, điểm vui chơi
công cộng trên địa bàn huyện.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể
dục, thể thao, du lịch đối với các chức danh chuyên môn thuộc UBND xã,
phường, thị trấn.
c. Nhiệm vụ và quyền hạn riêng đối với lĩnh vực Thông tin và Truyền
thông:
Đối với lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, phòng Văn hóa- Thông tin
huyện Tiên Du có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
-Giúp UBND cấp huyện thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc
lĩnh vực về Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật và theo phân
công, phân cấp của UBND cấp huyện.

- Giúp UBND cấp huyện trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an
ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, công
nghệ thông tin, internet, phát thanh.
-Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án
về ứng dụng công nghệ thông tin trên điạ bàn huyện theo sự phân công của
UBND cấp huyện.
-Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã, phường,
7


thị trấn quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, internet trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
- Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát thanh,
truyền thanh cơ sở.
- Một số nhiệm vụ khác do UBND cấp huyện giao hoặc theo quy định của
pháp luật.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy phòng Văn hóa- thông tin huyện Tiên
Du
Ban hành theo quyết định số 110/2009/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 của
chủ tịch UBND huyện Tiên Du về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng Văn hóa và thông tin đối với từng thành
viên trong phòng như sau:
STT
1

Họ và tên
Nguyễn Mạnh Hùng

Chức vụ
Trưởng


Phân công nhiệm vụ chính
Là người đứng đầu cơ quan, chịu

phòng

trách nhiệm trước Huyện ủy- UBND
huyện và trước pháp luật, chỉ đạo,
điều hành hoạt động phòng Văn hóaThông tin, thực hiện chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định
của pháp luật và quy định phân cấp
quản lý của UBND huyện. Trực tiếp
phụ trách các mặt công tác: tổ chức
cán bộ, chỉ đạo điều hành ngân sách
và xây dựng cơ bản của ngành, công
tác thông tin và truyền thông trên địa
bàn huyện, công tác thanh tra, kiểm
tra chuyên ngành, liên ngành, phòng
chống tham nhũng, lãng phí, quản lý

2

Nguyễn Công Chuyên

Phó

di sản văn hóa….
- Phụ trách các lĩnh vực công tác

trưởng


quản lý văn hóa, văn nghệ, thể dục
8


phòng

thể thao, công tác gia đình, công tác
hành chính nội vụ của cơ quan.
- Lập báo cáo kế hoạch công tác
tháng và chương trình công tác đột
xuất của cơ quan.
- Chịu trách nhiệm khi trưởng phòng

3.

Nguyễn Hữu Ba

Phó

đi vắng.
- Chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp

trưởng

báo cáo quản lý về lĩnh vực thông tin

phòng

và truyền thông trên địa bàn.

- Hướng dẫn thực hiện chương trình
quản lý tài liệu theo TCVN.ISO
9001- 2008 của phòng.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra hướng
dẫn các cơ quan thuộc UBND huyện,
UBND các xã, thị trấn… trên địa bàn
thực hiện việc đưa và đảm bảo
chuyển phát tin bài, quảng cáo trên
website UBND huyện và đảm bảo
công tác an toàn, an ninh trong hoạt
động thông tin và truyền thông của
huyện.
- Thành viên đội kiểm tra liên ngành
814 huyện: đề xuất, hướng dẫn thực
hiện việc kiểm tra, ngăn chặn phòng,
chống các hoạt động vi phạm pháp
luật về văn hóa, thông tin truyền

4

Nguyễn Thanh Tùng

Cán sự

thông….
- Chịu trách nhiệm theo dõi và tổng
hợp báo cáo về quản lý văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn.
9



-

Tham mưu giúp Trưởng phòng

hướng dẫn các hoạt động trong xây
dựng làng văn hóa, công sở văn hóa
5

Nguyễn Xuân Hòa

Chuyên
viên

Thành viên đội kiểm tra liên

ngành 814
- Chịu trách nhiệm về công tác kế
toán của cơ quan
- Theo dõi tổng hợp báo cáo công
tác thi đua khen thưởng của phòng
- Chịu trách nhiệm theo dõi công tác

6

Nguyễn Thị Xuân

Chuyên

hành chính cơ quan

- Chịu trách nhiệm theo dõi tổng

viên

hợp báo cáo quản lý về lĩnh vực lễ
hội truyền thống, di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh và du lịch

7

Nguyễn Thị Hải Yến

Cán sự

trên địa bàn
- Chịu trách nhiệm theo dõi tổng
hợp báo cáo quản lý về lĩnh vực gia
đình trên địa bàn huyện
- Tổng hợp báo cáo kết quả công tác
tuần, tháng, quý, năm của phòng
- Chịu trách nhiệm theo dõi tổng
hợp văn thư- lưu trữ theo chương
trình quản lý tài liệu TCVN.ISO
9001-2008 của phòng

CHƯƠNG II
BÁO CÁO NHIỆM VỤ ĐƯỢC NƠI KIẾN TẬP GIAO VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN

10



Nhật ký kiến tập
Tuần 01
(ngày 03/06/2015 đến ngày 05/06/2015)
stt
1

ngày
Ngày

Nội dung kiến tập
Kết quả
Gặp gỡ, làm quen và đưa Được đón tiếp và tạo mọi

03/06/2015

quyết định cho lãnh đạo, điều kiện thuận lợi để tiếp
cán bộ công chức Phòng cận công việc, nội dung
văn hóa và thông tin Huyện kiến tập. Hoàn thành tốt

2

Tiên Du.
tiến độ kiến tập
Ngày04/06/2015 Nghe phổ biến về thời gian Thấy được sự nhiệt tình và
làm việc, quy định, quy tắc thân thiện của mọi người
chung của cơ quan.

trong phòng. Các anh, chị,

các chú trong phòng luôn
sẵn sàng

3

trả lời những

thắc mắc của tôi.
Ngày05/06/2015 Cùng các anh, chị và cô chú Biết và hiểu thêm về các
trong phòng tham gia ngày hoạt động bổ ích và ý
hội hiến máu của Đoàn nghĩa.
Thanh Niên huyện Tiên Du
tổ chức.

11


Tuần 02
(ngày 08/06/2015 đến ngày 12/06/2015)
stt Ngày
Nội dung kiến tập
Kết quả
1 Ngày08/06/2015 Lên trao đổi và xin một số Được các anh, chị, cô chú
tài liệu cần thiết với các anh, trong cơ quan tận tình chỉ
2

chị, cô chú trong cơ quan.
bảo và giúp đỡ.
Ngày09/06/2015 Cùng các anh, chị và cô chú Được hiểu và biết thêm
trong cơ quan đi khảo sát di nhiều về khu di tích.

tích tại Đình Cả.

Ngoài ra còn thấy được tác
phong làm việc khoa học,
cẩn thận của các cô chú,
anh chị và biết thêm nhiều
thông tin từ các cụ lớn tuổi

3

về các di tích đến khảo sát.
Ngày10/06/2015 Đến và ở phòng làm việc Hoàn thành tốt nhiệm vụ
của chuyên viên trực cho được giao.
các anh, chị trong phòng đi

4

họp
Ngày11/06/2015 Đến phòng làm việc của Hoàn thành tốt nhiệm vụ
chuyên viên đánh máy, nhập được giao.
số liệu vào báo cáo bảng
biểu phòng chống bạo lực

5

gia đình.
Ngày12/06/2015 Đến và ở phòng làm việc Hoàn thành tốt nhiệm vụ
dành cho chuyên viên trực được giao.
cho các anh, chị trong
phòng đi họp.


12


Tuần 03
(ngày 15/06/2015 đến ngày 19/06/2015)
Stt Ngày
Nội dung kiến tập
Kết quả
1 Ngày15/06/2015 Cùng với ban quản lý di Thấy được các bước đầu
tích tỉnh và các anh, chị và khi lập hồ sơ công nhận di
cô chú trong cơ quan đi tích lịch sử và hiểu biết
khảo sát đình xóm Hạ thêm về khu di tích.
Giang thôn Tam Tảo xã Phú
2

Lâm.
Ngày16/06/2015 ở phòng đọc và nghiên cứu tìm được các số liệu và
tài liệu liên quan tới chuyên hiểu thêm về các tài liệu
ngành quản lý văn hóa, đặc có liên quan đến lĩnh vực
biệt là vấn đề mình đang của mình.
nghiên cứu, nội dung kiến
tập, thu thập thông tin và số

3

liệu.
Ngày17/06/2015 ở phòng đọc và nghiên cứu tìm được các số liệu và
tài liệu, thông tin để viết bài hiểu thêm về các tài liệu
báo cáo.


4

có liên quan đến lĩnh vực

của mình.
Ngày18/06/2015 Lên phòng chuyên viên Hoàn thành tốt nhiệm vụ
giúp các anh, chị đánh máy được giao.
một số văn bản, nhập dữ

5

liệu cần thiết.
Ngày19/06/2015 ở phòng đọc và nghiên cứu tìm được các số liệu và
tài liệu, thông tin để viết bài hiểu thêm về các tài liệu
báo cáo.

có liên quan đến lĩnh vực
của mình.

Tuần 04
(ngày 22/06/2015 đến ngày 26/06/2015)
13


Stt Ngày
1 Ngày
22/06/2015

Nội dung kiến tập

Kết quả
Cùng với ban quản lý di tích Hiểu biết thêm về di tích và
tỉnh và các anh, chị và cô chú biết được phần nào công
trong cơ quan đi khảo sát và việc của mình trong tương
lập hồ sơ xếp hạng đình lang lai.

2

Ngày

Hạ Sơn xã Bất Lự.
Đến và ở phòng làm việc Hoàn thành tốt nhiệm vụ

23/06/2015

dành cho chuyên viên trực được giao.
cho các anh, chị trong phòng

3

4

5

Ngày

đi họp.
ở phòng đọc và nghiên cứu tìm được các số liệu và hiểu

24/06/2015


tài liệu, thông tin để viết bài thêm về các tài liệu có liên

Ngày

báo cáo.
quan đến lĩnh vực của mình.
ở phòng đọc và nghiên cứu tìm được các số liệu và hiểu

25/06/2015

tài liệu, thông tin để viết bài thêm về các tài liệu có liên

Ngày

báo cáo.
quan đến lĩnh vực của mình.
ở phòng đọc và nghiên cứu tìm được các số liệu và hiểu

26/06/2015

tài liệu, thông tin để viết bài thêm về các tài liệu có liên
báo cáo.

quan đến lĩnh vực của mình.

14


Tuần 05

(ngày 01/07/2015 đến ngày 03/07/2015)
Stt Ngày

Nội dung kiến tập

1

Ngày

Lên phòng và đưa bài báo Nhận được những ý kiến

01/07/2015

cáo cho người hướng dẫn đọc đóng góp, chỉnh sửa để bài

Ngày

và chỉnh sửa.
báo cáo hoàn thiện hơn.
Lên phòng và xin dấu chứng em đã có buổi nói chuyện

02/07/2015

nhận và nhận xét từ người cùng mọi người trong phòng

2

Kết quả

trực tiếp hướng dẫn trong và nhận được những lời


3

Ngày
03/07/2015

suốt quá trình kiến tập.

nhận xét rất chân thành của

Chia tay cơ quan kiến tập.

mọi người.
Gặp gỡ. chia tay cảm ơn sự
giúp đỡ tạo điều kiện của cơ
quan kiến tập. Bắt đầu tiến
hành viết báo cáo kiến tập
và đúc rút kinh nghiệm
trong quá trình kiến tập vừa
qua.

15


CHƯƠNG III
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở
HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH
3.1. Cơ sở lý luận của vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá.
3.1.1. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về gia đình và xây dựng
gia đình văn hoá.

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng gia đình,
Người luôn luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải rất quan tâm đến gia
đình, xác định mối quan hệ đúng đắn giữa tình nhà và nghĩa nước. Việc xây
dựng gia đình văn hoá là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.
Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta
thấy rõ cái nhìn biện chứng, sâu sắc trong việc xây dựng nếp sống mới. Người
nói: Nếp sống mới không phủ nhận, bác bỏ hoàn toàn cái cũ và cũng không
nhất thiết cái gì cũng làm mới. Cái mới không tự nhiên xuất hiện mà phải được
kế thừa từ truyền thống. Còn cái gì xấu thì nhất quyết phải bỏ, có những cái cũ
tuy không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Còn cái gì cũ mà
tốt thì phải phát triển thêm. Người chỉ rõ việc xây dựng đời sống văn hóa mới
phải kiên trì vận động quần chúng. Việc quan trọng phải có người làm gương,
gia đình làm gương để mọi người làm theo… Chính vì vậy, cán bộ, Đảng viên đi
vận động xây dựng đời sống văn hóa phải mất công sức và có nghệ thuật để vận
động, làm cho dân hiểu rõ đời sống văn hóa đem lại hạnh phúc cho mọi người.
Sinh thời, Bác Hồ từng khuyên bảo chúng ta: cưới hỏi, giỗ tết nên đơn giản, tiết
kiệm... Vậy xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa nên bắt đầu từ những
việc cụ thể.
Ngày nay chúng ta đã và đang thực hiện một chủ trương lớn là: “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Để đạt được mục tiêu cao cả này, mọi
16


người cần phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để
xây dựng con người có văn hóa, đạo đức, xây dựng gia đình văn văn hóa
mới. Trong tác phẩm “Đời sống mới” Người chỉ rõ cách ứng xử giữa người và

người “phải thành thật, thân ái, giúp đỡ”; trong quan hệ giữa các thành viên
trong gia đình như giữa vợ và chồng phải hòa thuận thương yêu nhau; con cái
phải hiếu thảo với cha mẹ; đạo lý giữa mẹ chồng nàng dâu; rồi tình làng nghĩa
xóm... Các mối quan hệ này đều cần phải phát huy những mặt tốt đẹp của đạo
đức truyền thống đã ăn sâu vào nếp sống của từng gia đình Việt Nam. Những
nội dung về nếp sống mới mà Bác Hồ đưa ra bao giờ cũng gắn với thực tế cuộc
sống. Chúng ta phải nghiên cứu thật sâu để thực hiện nếp sống mới có hiệu quả
thiết thực để mỗi người là một bông hoa đẹp, mỗi gia đình là một bó hoa tươi
thắm, cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp. Người khẳng định nhân dân là gốc và
“nếu mọi người đều cố gắng làm đời sống mới, thì dân tộc ta nhất định sẽ phú
cường”.
3.1.2. Quan điểm của Đảng ta về gia đình và xây dựng gia đình văn
hoá.
Vận dụng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về gia đình, Đảng ta luôn xem vấn đề gia đình ở vị trí mang tầm chiến lược quốc
gia. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái
nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới
xây dựng gia đình ấm no, hòa thuận và tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia
đình đối với mọi lớp người”.
Việt Nam đang ở vào thời điểm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, cho nên việc xây dựng gia đình và củng cố gia đình ở nước ta cần
phải quán triệt các quan điểm, Nghị quyết của Đảng như: vận dụng sáng tạo
những định hướng chủ yếu xây dựng gia đình mới trong chủ nghĩa xã hội (gia
đình mới của chủ nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình
truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình; thực
17



hiện hôn nhân tiến bộ; các thành viên trong gia đình có quan hệ bình
đẳng, thương yêu và có trách nhiệm với nhau, cùng chia sẻ, gánh vác công việc
gia đình; trên cơ sở gia đình hòa thuận, cần xây dựng tốt các quan hệ với cộng
đồng, tổ chức bên ngoài gia đình; đảm bảo quyền tự do) vào việc thực hiện xây
dựng gia đình ở nước ta.
Thực chất xây dựng gia đình mới nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hướng tới hình thành con người
mới Việt Nam với những đặc tính cao đẹp. Bởi thế, gia đình mới ở Việt Nam
chính là gia đình văn hóa. Gia đình văn hóa Việt Nam trên cơ sở giữ gìn và phát
huy phong tục, tập quán tốt đẹp, xóa bỏ những cái lạc hậu, những tàn tích
phong kiến của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, chống ảnh hưởng xấu
của chế độ hôn nhân và gia đình tư sản, đồng thời biết tiếp thu những tiến bộ của
văn hóa nhân loại. Quan điểm đó đã được các Đại hội của Đảng lặp đi lặp lại rất
nhiều lần. Nếu như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI khẳng định: “gia đình
là tế bào của xã hội, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chế độ
mới, nền kinh tế mới, con người mới. Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng cần đề ra phương hướng, chính sách và có biện pháp tổ chức thực hiện về
xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình. Nâng cao trình
độ tự giác xây dựng những quan hệ tình cảm, đạo đức trong từng gia đình, đảm
bảo sinh đẻ có kế hoạch và nuôi dạy con ngoan, tổ chức cuộc sống vật chất, văn
hóa của gia đình” .
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng, tiếp tục khẳng định:
“Xây dựng gia đình văn hóa mới có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện
nay, góp phần phát triển lực lượng sản xuất vật chất, ổn định và cải thiện đời
sống, thực hiện kế hoạch hóa dân số, giữ gìn và phát huy những truyền thống
đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối
với mọi lớp người. Kết hợp và phát huy vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà
trường, tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng tình
đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách cao đẹp và nếp sống có văn hóa”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: “Xây dựng gia đình ấm no,

18


bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh
của xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của gia đình
trong việc lưu truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ
khác, thực hiện tốt luật hôn nhân và gia đình, phát huy người tốt việc tốt.
Hình thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội mới phù hợp với truyền thống,
bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đạị” Trước mắt “ấm no, bình đẳng, tiến bộ
và hạnh phúc” chính là những chuẩn mực cần vươn tới của gia đình mới ở nước
ta. Sự ấm no là kết quả của lao động cần cù, sáng tạo và chính đáng của gia
đình. Sự bình đẳng vừa thể hiện dân chủ vừa đảm bảo tính nề nếp và hòa thuận
giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình tiến bộ trên cơ sở sự tiến bộ của
mọi thành viên và không tách rời sự tiến bộ chung của xã hội. No ấm, bình
đẳng và tiến bộ tạo nên hạnh phúc cho gia đình. Gia đình hạnh phúc không
phải là cái gì trừu tượng mà là tổng hòa những nét đẹp thường ngày của
cuộc sống gia đình.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI tiếp tục khẳng định: “Nâng
cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành
viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là một tổ ấm của
mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Đặc biệt, ngày 04 tháng 05 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28 tháng 06 hàng năm làm
NGÀY GIA ĐÌNH VIỆT NAM nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống
của văn hóa gia đình, đồng thời hướng tới xây dựng những chuẩn mực đạo đức,
gia phong mới phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Việc tổ chức
ngày Gia đình Việt Nam hàng năm, chứng tỏ Đảng ta, Nhà nước ta, dân tộc ta
rất quan tâm tới việc tôn tạo những giá trị gia đình, nêu lên tầm quan trọng của
gia đình trong quá trình phát triển đất nước, thực hiện tiến bộ xã hội. Đây

chính là một trong những nhân tố cơ bản để phát triển xã hội và bảo tồn giá trị
của nền văn hóa dân tộc một cách bền vững trong tiến trình hội nhập quốc tế.

19


3.1.3. Tiêu chuẩn Danh hiệu “gia đình văn hóa”
Theo Điều 4 thông tư số 12/2011/TT- BVHTTVDL về quy định chi tiết
về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
“Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố
văn hóa” và tương đương. Thì gia đình văn hóa gồm các tiêu chuẩn sau:
1. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa
phương:
a) Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân; không vi phạm pháp luật
Nhà nước, quy định của địa phương và quy ước, hương ước cộng đồng;
b) Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; vệ sinh môi trường;
nếp sống văn hóa nơi công cộng; bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của
địa phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư;
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong
việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa phẩm độc hại;
không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn xã hội và phòng
chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt, hội
họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người
trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có bạo
lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng thực hiện

sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền; giữ
gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn
hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh-sạchđẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành viên trong gia
20


đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; đoàn kết tương
trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp
nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo khác ở
cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng
suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan, hiếu
học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn
định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm
nghèo”, năng động làm giàu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất, văn
hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
3.2. Thống kê về số hộ gia đình văn hóa của Huyện Tiên Du từ năm
2010 đến 2014
Năm
2010
2011
2012
2013
2014

2015

Số hộ đăng ký
29.674
30.173
30.609
32.282
33.047

Số hộ đạt
26.715
27.964
29.072
29.876
30.810

3.3. Công tác xây dựng gia đình văn hoá Huyện Tiên Du từ năm
2010 - 2014
3.3.1. Thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hóa tại Huyện
Tiên Du
Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư và nếp sống văn minh nơi công cộng”, những năm qua dưới sự
chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân
toàn huyện Tiên Du đã tích cực xây dựng gia đình văn hóa theo các tiêu chí cụ
21


thể: "ấm no, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ", chấp hành tốt các chủ trương chính
sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các qui định của địa phương. Hàng năm,
Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng gia đình văn hóa” cùng

các thành viên là trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể của huyện đã thường
xuyên chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức tới tất cả nhân
dân trong huyện, cùng nhau xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh – gia đình
văn hóa. Đây là cuộc vận động thường xuyên, liên tục và việc xây dựng gia
đình văn hóa cũng là một tiêu chuẩn bắt buộc trong việc xét đạt danh hiệu
làng– xã văn hóa. Công tác tuyên truyền được xác định là nhiệm vụ quan trọng
nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân.
Đến nay, huyện Tiên Du đã tổ chức tuyên truyền sâu rộng về nội dung, ý
nghĩa, tầm quan trọng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa tới toàn thể
nhân dân bằng các hình thức: thông qua các buổi sinh hoạt của các tổ chức
đoàn thể, các hoạt động văn nghệ, phát thanh truyền hình, cùng các phương
tiện thông tin đại chúng, nhất là vai trò của Ban vận động xóm, thôn và tổ, phố,
phường,… an ninh tự quản với phương thức “mưa dầm thấm lâu”, “đi từng ngõ,
gõ từng nhà” quan tâm động viên tạo mọi điều kiện cho nhân dân phấn đấu
cộng đồng.
Nội dung xây dựng gia đình văn hóa cũng được triển khai thường xuyên
thông qua hoạt động tích cực của tổ nhân dân tự quản, các câu lạc bộ không
sinh con thứ ba, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, câu lạc bộ
gia đình nông dân văn hóa, thanh niên với hạnh phúc gia đình.
Công tác xây dựng gia đình văn hóa được Đảng chính quyền cơ sở quan
tâm, đặc biệt là văn hóa và dịch vụ văn hóa được tiến hành có trọng điểm và
hiệu quả, công tác thanh tra kiểm tra văn hóa thông tin được thực hiện thường
xuyên, góp phần làm lành mạnh môi trường văn hóa thông tin trên địa bàn
huyện. Các hoạt động thể dục thể thao được duy trì và tổ chức vì đây là sân chơi
bổ ích, lành mạnh cho mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Chỉ đạo tổ chức các buổi
giao lưu văn hóa, văn nghệ tại xã cũng như ở các thôn nhân dịp các ngày lễ lớn,
ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
22



Cụ thể thông qua các hoạt động của các ngành thành viênban chỉ đạo
trong tổ chức thực hiện phong trào như sau:
*Phòng Văn hóa - Thông tin: cơ quan Thường trực của Ban chỉ đạo
phong trào, phối hợp chặt chẽ Uỷ ban MTTQ, LĐLĐ huyện xây dựng kế hoạch
hướng dẫn phối hợp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và quy chế công
nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” ,“Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”.
Tham mưu Ban chỉ đạo ban hành các văn bản chỉ đạo về tổ chức quản lý lễ hội
xuân, thực hiện nếp sống văn minh theo Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị. Năm 2013,
Phòng VH&TT đã tiến hành khảo sát, kiểm tra công tác xây dựng Làng văn hóa
6 tháng đầu năm 2013 tại các làng trong huyện, kiểm tra việc ghi danh các gia
đình văn hóa tiêu biểu năm 2011, thông qua công tác kiểm tra phòng đã có
những ý kiến đánh giá kết quả của các làng trong công tác xây dựng Làng văn
hóa, Gia đình văn hóa.
*Uỷ ban MTTQ huyện: Cùng với Phòng VH&TT huyện là cơ quan
Thường trực trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”. Năm 2013, Uỷ ban MTTQ huyện phối hợp Phòng VH&TT tổ chức ký kết
chương trình phối hợp chỉ đạo thực hiện CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa” nhằm phối hợp chỉ đạo CVĐ gắn với thực hiện các nội dung của
phong trào “TDĐKXDĐSVH”, phối hợp với các ngành trong Ban chỉ đạo tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt 05 nội dung của CVĐ; tiêu chí xây
dựng nông thôn mới; nội dung, tiêu chuẩn phong trào thi đua “cả nước chung
tay xây dựng nông thôn mới”, tiêu chuẩn công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông
thôn mới, đô thị văn minh.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phong trào
“Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, phối hợp tăng cường công
tác tuyên truyền phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước, quy ước, hương ước tới cộng đồng dân cư.
*Hội nông dânhuyện: đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên
hội nông dân tham gia đăng ký xây dựng gia đình nông dân văn hóa, tham gia

23


xây dựng làng văn hóa, vận động hội viên tích cực thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang, tân gia và lễ hội, phòng chống các loại tội phạm và tệ
nạn xã hội, tích cực tham gia thực hiện tốt hương ước, quy định của địa phương.
*Hội liên hiệp phụ nữ: đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền có nội
dung phong phú, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc khơi dậy niềm tự hào về truyền
thống và những thành tựu phát triển của Đảng, trọng tâm là tuyên truyền quán
triệt Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI). Hình thức tuyên truyền giáo dục của các cấp
hội đa dạng, thiết thực như: Mít tinh, liên hoan văn nghệ, nói chuyện chuyên đề,
thăm quan các di tích lịch sử, thu hút 25.987 hội viên tham gia, phát động phong
trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh
phúc” thu hút đông đảo chị em đăng ký tham gia thực hiện.
*Hội Cựu chiến binh huyện: năm 2013 đã có 68/68 thôn, làng có CLB
cựu quân nhân tổ chức, duy trì sinh hoạt thường xuyên, đã kết nạp được 280 hội
viên nâng tổng số hội viên của huyện lên 5.725/7.483 CCB đạt 76.5%. Hội CCB
các cấp phối hợp đẩy mạnh các hoạt động phát huy bản chất anh bộ đội cụ Hồ,
cựu chiến binh gương mẫu trong các phong trào thi đua. Phối hợp với Phòng
VH&TT huyện tổ chức giao lưu thể thao, tổ chức bình xét gia đình CCB Văn
hóa được 5.420/5.570 đạt 97,3% gia đình hội viên đăng ký tham gia bình xét.
*Công an huyện: Đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai
phong trào: "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tích cực phối hợp
với các ban ngành đoàn thể và các địa phương vận động cán bộ, công nhân, viên
chức và các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt Công an đã tham mưu cho các cấp ủy
Đảng, chính quyền lãnh chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Nghị định 406/TTg,
Quyết định 95/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất,
nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”, gắn với phong
trào xây dựng LVH, CSVH. Phối hợp với ngành Văn hóa –Thông tin.

*Liên Đoàn Lao động huyện: phối hợp với ngành VH-TT tham mưu BCĐ
huyện xây dựng kế hoạch, triển khai các nội dung, mục tiêu cuộc vận động, xây
dựng thang bảng điểm, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quy trình đăng ký danh
24


×