Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tác xoá đói giảm nghèo ở xã nghiên loan huyện pác nặm tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.42 KB, 52 trang )

Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Lời cảm ơn!
Trong suốt quá trình kiến tập vừa qua em đã có cơ hội được học tập ,làm
việc với các anh, các chị hiện đang làm việc tại phòng Lao Động TB&XH
Huyện Pác Nặm, Tỉnh Bắc Kạn. Em nhận thấy rằng đợt kiến tập này là một quá
trình trải nghiệm thực tế rõ nhất, với những vốn kiến thức mới, kĩ năng mới mà
các anh, các chị tại cơ sở kiến tập đã chỉ dạy, đồng thời từ đó thấy hiểu hơn về
nghành Quản Trị Nhân Lực mà em đang theo học. Bài báo cáo kiến tập là kết
quả của quá trình học tập, áp dụng kiến thức cơ sở nghành và sự giúp đỡ của các
anh, chị trong Phòng Lao Động Thương Binh Và Xã Hội Huyện Pác Nặm, Tỉnh
Bắc Kạn, đã cung cấp cho em những thông tin bổ ích, những tài liệu, số liệu
phục vụ cho công việc nghiên cứu, hoàn chỉnh đề tài của em. Ngoài ra em
thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo khoa Tổ chức và quản
lý nhân lực - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội.
Để hoàn thành được đề tài, thời gian qua em luôn nhận được sự giúp đỡ từ
chính những người dân tại địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình còn gặp nhiều
khó khăn về kinh tế, đã giúp em tìm hiểu được nhiều vấn đề liên quan hơn, phân
tích được sâu sát hơn vấn đề mình cần nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ công tác tại phòng Lao Động
TB&XH đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành đợt thực tế vừa qua, đặc biệt
là sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo – Khoa Quản Trị Nhân Lực - Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội đã giúp em hoàn thành đề tài.
Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hà

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

Lớp: 1205.QTNE




Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
Lời cảm ơn!
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Lời cảm ơn!..........................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3
4.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu............................................................................3
6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài......................................................................4
CHƯƠNG I..........................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO...........................5
1.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Lao Động TB&XH Huyện Pác Nặm.................5
1.2. Cơ sở lý luận:..........................................................................................6
1.2.1. Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo...........................................7
1.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội trong công tác XĐGN.................................8
1.3 Cơ sở thực tiễn:.......................................................................................8
1.3.1. Thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.........................................8
1.3.2. Thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Kạn và huyện Pác Nặm...10
CHƯƠNG II.......................................................................................................12
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ NGHIÊN
LOAN- HUYỆN PÁC NẶM- TỈNH BẮC KẠN.............................................12
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...............................................................12

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:............................................................................12
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội:....................................................................13
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................17
2.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu về kết quả và hiệu quả kinh tế trong SXKD của
các hộ nông dân:..........................................................................................17
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu về thu nhập hàng năm của các hộ:....................18
2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của các
hộ nông dân:................................................................................................18
2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xóa đói giảm
nghèo...........................................................................................................18
2.3 Tình hình đói nghèo và nội dung công tác xóa đói giảm nghèo ở xã
Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn.........................................18
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.3.1. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn
trước năm 2006............................................................................................18
2.3.2. Thực trạng đói nghèo và nội dung của công tác xóa đói giảm nghèo
giai đoạn 2006 - 2008..................................................................................22
2.4. Các yếu tố tác động tới hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xóa đói
giảm nghèo ở xã:.........................................................................................23
2.5. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế-xã hội của công tác xóa đói giảm
nghèo ở xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn 2006 - 2008..26
2.5.1. Kết quả đạt được:..............................................................................26
CHƯƠNG III.....................................................................................................38
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG

CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI XÃ NGHIÊN LOAN- HUYỆN
PÁC NẶM- TỈNH BẮC KẠN..........................................................................38
3.1. Nguồn nhân lực....................................................................................38
3.2. Các hoạt động cộng đồng.....................................................................39
CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ.............................................................................43
PHẦN V..............................................................................................................46
KẾT LUẬN .......................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................48

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15

Các từ viết tắt
XĐGN
KHKT
GDTH
CP
SRD
SXKD
KHHGĐ
UBND
LHPN
M3
CSXH
PTNT
GDP
LĐTB&XH
CNH-HĐH

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

Viết đầy đủ/ý nghĩa
Xoá đói giảm nghèo
Khoa học kỹ thuật
Giáo dục tiểu học
Chính phủ
Dự án phát triển nông thôn bền vững
Sản xuất kinh doanh

Kế hoạch hoá gia đình
Uỷ ban nhân dân
Liên Hiệp phụ nữ
Mét khối
Chính sách xã hội
Phát triển nông thôn
Tổng sản phẩm quốc nội
Lao động thương binh và xã hội
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.

Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đói nghèo là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Những năm gần đây, nhờ
chính sách đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta luôn giữ được tốc độ tăng
trưởng nhanh, đời sống của đại bộ phận nhân dân từ đó đã được nâng lên một
cách rõ rệt. Song bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là dân cư
sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ vẫn đang chịu
cảnh đói nghèo và cũng từ điều này không đảm bảo được những điều kiện tối
thiểu của cuộc sống. Mặt khác, sự phân hoá giàu nghèo đã và đang diễn ra mạnh
mẽ cũng là vấn đề xã hội cần đặc biệt quan tâm. Từ thực tế trên, đòi hỏi công tác
xóa đói giảm nghèo cần được thực hiện một cách đồng bộ từ trung ương đến cơ
sở, đồng thời vận động các tổ chức, cá nhân, cộng đồng cùng quan tâm, ủng hộ
người nghèo vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tăng
trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công cuộc CNH - HĐH
đất nước. Bài học rút ra từ công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn cả nước

trong những năm qua cho thấy, mặc dù số hộ nghèo trong cả nước đã giảm
mạnh, song trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan.
Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế; do đầu tư phát triển kinh tế giữa các vùng chưa đồng đều; cơ hội
về việc làm của người nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ
trong sản xuất, yêu cầu trình độ của người lao động ngày càng cao. Đói nghèo
trở lại là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vượt khỏi
ngưỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả,
thì các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo.
Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn là huyện có địa bàn rộng, kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp, đất đai chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng trọt nói chung và
đất canh tác nói riêng rất hạn hẹp, chất đất xấu, không đáp ứng được nhu cầu
của người dân về đất canh tác; mặt khác sau khi thực hiện cơ chế khoán 10 năm
1986, một bộ phận dân cư không có đất canh tác (do không có đất của ông, cha
để lại), thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, lũ quét, dịch bệnh gia súc, gia
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

1
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
cầm đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân.
Xã Nghiên Loan là xã có điều kiện kinh tế khó khăn của huyện Pác Nặm,
kinh tế chủ yếu là sản xuất thuần nông. Đây cũng là xã có số lượng đối tượng
chính sách lớn với gần 1.500 đối tượng. Theo thống kê năm 2006, trên địa bàn
xã Nghiên Loan có 195 hộ/tổng số 285 hộ thuộc diện đói nghèo, trong đó có 75
hộ đói, 120 hộ nghèo, chiếm 68,4%. Vì thế công tác xoá đói giảm nghèo
(XĐGN) đang là yêu cầu cấp bách được đặt ra trên địa bàn huyện, xã.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xoá đói giảm nghèo, Đảng uỷ
và chính quyền xã Nghiên Loan trong những năm gần đây đã coi công tác xoá
đói giảm nghèo là công tác trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn xã, nhằm góp phần tạo ra sự ổn định xã hội và đẩy nhanh nhịp độ
phát triển kinh tế. Kết quả ban đầu mà việc xoá đói giảm nghèo mang lại là thu
nhập bình quân/hộ được nâng lên năm sau cao hơn năm trước thông qua việc
đầu tư kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, ứng dụng cây trồng, con giống có
năng suất, chất lượng cao vào sản xuất làm cho sản lượng lương thực hàng năm
tăng, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng… cũng từ đó tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên
địa bàn xã đều giảm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác xoá đói giảm
nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế, đó là: Trình độ dân trí ở đây rất
thấp, địa hình chủ yếu là đồi núi, sông suối chia cắt, đường xá đi lại khó khăn;
đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở cơ sở nhìn chung còn yếu về
năng lực thực tiễn, Ban XĐGN từ huyện đến xã hoạt động chưa mang lại hiệu
quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, em chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của công tác xoá đói giảm nghèo ở xã Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm
- Tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài kiến tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.

Mục tiêu chung:

Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xoá đói giảm
nghèo ở xã Nghiên Loan – Huyện Pác Nặm – Tỉnh Bắc Kạn, từ đó đưa ra những
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

2
Lớp: 1205.QTNE



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đề xuất, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trong công tác
xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã cũng như trong toàn huyện.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế, xã hội, đánh giá hiệu
quả kinh tế - xã hội của công tác xoá đói giảm nghèo.
- Tìm hiểu thực trạng và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xoá
đói giảm nghèo ở xã Nghiên Loan – Huyện Pác Nặm – Tỉnh Bắc Kạn.
- Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác
xoá đói giảm nghèo.
- Đề xuất một số giải pháp để cải thiện, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội
của công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã cũng như trong toàn huyện.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Nêu rõ thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo.
- Cách thức hỗ trợ của địa phương, các chính sách hỗ trợ được xây dựng tại
địa phương.
- Sự quan tâm của chính quyền, địa phương.
- Phân tích khái niệm liên quan.
- Các yếu tố gây nên và ảnh hưởng tới công tác xóa đói giảm nghèo.
4. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.

Đối tượng nghiên cứu:
Hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xoá đói giảm nghèo các hộ nông

dân và cộng đồng dân cư xã Nghiên Loan – Huyện Pác Nặm – Tỉnh Bắc Kạn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đánh giá tại xã Nghiên Loan – Huyện Pác Nặm – Tỉnh Bắc

Kạn.
- Thời gian: Nghiên cứu, đánh giá đề tài từ năm 2006 – 2008.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

3
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
5.1. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập số liệu đã công bố (số liệu thứ cấp).
- Thu thập số liệu mới (số liệu sơ cấp).
5.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
- Tổng hợp và xử lý số liệu sơ cấp.
5.3. Phương pháp phân tích số liệu:
- Phương pháp thống kê, mô tả: Nhận xét, phân tích số liệu năm trước như
thế nào? Năm sau như thế nào?.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
6.1. Ý nghĩa khoa học:
- Đề tài nêu lên thực tế đời sống của những hộ gia đình còn nghèo đói. Kết
quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung và cung cấp những hiểu biết thêm
về đời sống những hộ gia đình còn nghèo đói.
- Đề tài là sự kết hợp của nhiều phương pháp tiếp cận khoa học, tham
vấn…. Qua đó, đề tài cho mọi người thấy được thực trạng của các hộ gia đình
còn nghèo, đói với những chính sách, nhu cầu và nguyện vọng của họ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Một xã hội muốn vững mạnh, thì việc đảm bảo và nâng cao đời sống cho
người dân là rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế nhiều hộ dân ở miền núi, vùng

sâu, vùng xa việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống vẫn chưa được
đáp ứng đầy đủ, vì vậy mà vẫn còn tồn tại các hộ gia đình nghèo đói trên cả nước.
Trong thực tế công tác xóa đói giảm nghèo này gặp phải nhiều khó khăn, bấp cập,
do nhiều yếu tố khác nhau, nhưng muốn đẩy lùi đói nghèo thì ta phải tìm hiểu rõ
những nguyên nhân nào dẫn tới nghèo đói, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục và hỗ
trợ.
- Pác Nặm là một huyện trong đó tỉ lệ các hộ gia đình nghèo đói cao nhất
tỉnh Bắc Kạn, vì vậy việc nâng cao đời sống cũng như đẩy lùi đói nghèo còn là
một vấn đề nan giải. Thông qua đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
trong công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm,

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

4
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tỉnh Bắc Kạn” với những hiểu biết còn hạn chế của bản thân để đưa ra các giải
pháp và kiến nghị, em mong các cấp ủy, ban nghành, địa phương sẽ quan tâm
hơn nữa tới đời sống người dân, đặc biệt là những hộ còn gia cảnh nghèo khó, từ
đó hướng tới xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Lao Động TB&XH Huyện Pác Nặm.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Địa chỉ: xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Số điện thoại: 02813 893 173.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội

huyện Pác Nặm – tỉnh Bắc Kạn.

UBND huyện Pác Nặm
Phòng Lao động – TB&XH

Trưởng phòng
Phó trưởng phòng

Lao động
việc làm;
Dạy nghề;
TNXH;
Văn thư

Người có
công;
Bình đẳng
giới; Thủ
quỹ

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

Bảo trợ
xã hội;
Trẻ em

5
Lớp: 1205.QTNE

Xóa đói

giảm
nghèo;
Thẻ
BHYT

Kế toán


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
( Nguồn: Phòng Lao Động TB&XH Huyện Pác Nặm 2014)
Phòng Tổ chức Lao động – TB&XH huyện Pác Nặm được thành lập vào
tháng 8 năm 2003. Đến năm 2005 Phòng Tổ chức Lao động – TB&XH sáp nhập
đổi tên thành Phòng Nội vụ - Lao động – TB&XH.
Thực hiện theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP, ngày 04 tháng 02 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ Qui định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đến ngày
01/4/2008 chính thức tách Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội
thành 02 phòng:
1. Phòng Nội vụ.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động – TB&XH huyện Pác Nặm, kể từ khi thành lập đến nay
đã đạt được những kết quả trong công tác ưu đãi xã hội, an sinh và xã hội được
tặng thưởng nhiều giấy khen của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Bắc Kạn, của UBND huyện Pác Nặm về hoạt động trong công tác lao động việc
làm, an sinh xã hội, ưu đãi người có công…
Trong 11 năm (từ năm 2003 đến năm 2014) Phòng luôn đạt danh hiệu tập
thể lao động tiên tiến và 10 năm liên tục đạt chi bộ trong sạch vững mạnh. Ngoài
ra Phòng còn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen cho cán bộ công chức trong
đơn vị.

Kể từ khi chia tách và được thành lập thành một đơn vị mới, Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội huyện Pác Nặm đã nhanh chóng đi vào ổn định
kiện toàn về bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức, điều kiện cơ sở vật chất… đã
đạt được nhiều kết quả trong công tác Lao động việc làm; Công tác chính sách
Người có công; Công tác Bảo trợ xã hội; Công tác giảm nghèo; Công tác quản
lý dạy nghề; Công tác phòng chống tệ nạn xã hội; Bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bình
đẳng giới; Công tác phối hợp với các đơn vị và các công tác khác. Góp phần vào
phát triển kinh tế của địa phương.
1.2. Cơ sở lý luận:
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

6
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.2.1. Cơ sở lý luận về xóa đói giảm nghèo
* Khái niệm chung về đói nghèo:
Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủ những nhu cầu cơ
bản tối thiểu của cuộc sống như: Ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, giao
tiếp xã hội…
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là
những đảm bảo về mức tối thiểu những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày gồm: Văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp…
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức sống trung bình của cộng đồng tại địa phương đó.
* Khái niệm về đói nghèo của Việt Nam:
Đói nghèo ở Việt Nam là tình trạng một bộ phận dân cư không có đủ những

nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống như: Ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục,
đi lại, giao tiếp xã hội. Ở Việt Nam, theo chuẩn đói nghèo mới được điều chỉnh
được điều chỉnh năm 2005 thì: Đối với khu vực nông thôn, hộ có thu nhập dưới
200.000đồng/người/tháng là hộ nghèo; khu vực thành thị, hộ có thu nhập dưới
260.000đ/người/tháng là hộ nghèo.
+ Xóa đói giảm nghèo là gì? Xoá đói giảm nghèo là nhằm tăng khả năng tự
cung, tự cấp lương thực, thực phẩm, có đủ điền kiện tiếp cận với y tế, giáo dục.
Nói tóm lại là xoá đói giảm nghèo là nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu về cuộc
sống như: Ăn, mặc, ở, vệ sinh, đi lại, y tế, giáo dục… cho một bộ phận dân cư
đang trong tình trạng đói nghèo.
* Ý nghĩa của xóa đói giảm nghèo:
Nhằm cải thiện đời sống của người dân về vật chất và tinh thần, nâng cao
dân trí, ổn định xã hội thông qua giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động, tiến tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vậy để công tác xoá đói giảm nghèo đạt được kết quả trên cả lĩnh vực kinh
tế và xã hội, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương cần đặc biệt quan
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

7
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tâm đến vấn đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm,
nước sinh hoạt để nâng cao dân trí. Hỗ trợ vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi thông
qua ngân hàng chính sách xã hội; đồng thời cần kêu gọi các tổ chức tín dụng
quốc tế, các chương trình dự án phi chính phủ đầu tư vốn, kỹ thuật cho người
dân, đặc biệt đối với khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt,

chăn nuôi, hướng dẫn cách làm ăn cho người dân thông qua các dự án của các
Bộ ngành từ trung ương đến địa phương với nhiều hình thức như: Xây dựng mô
hình điểm, tổ chức tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm các mô
hình có hiệu quả kinh tế cao trong và ngoài tỉnh.
1.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội trong công tác XĐGN.
Đối với mỗi đơn vị, địa phương, khi đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của
công tác xoá đói giảm nghèo, trước hết cần đánh giá mức độ cải thiện đời sống
của người dân, mà trực tiếp là thu nhập, thu nhập tăng, đời sống được nâng lên
và đáp ứng nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại, chăm sóc y tế, giáo dục… nói tóm lại
nhu cầu tối thiểu về cuộc sống được đáp ứng; mặt khác đối với hiệu quả về mặt
xã hội cũng được giải quyết thông qua giải quyết lao động, việc làm, người lao
động có công ăn việc làm, có thu nhập sẽ làm giảm nguy cơ bất ổn xã hội, giảm
các tệ nạn xã hội, từng bước xây dựng xã hội ổn định và phát triển.
1.3 Cơ sở thực tiễn:
1.3.1. Thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa
đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức
quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày 21-5-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện
về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù
hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên hợp quốc công bố.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

8
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Việt Nam đã công bố chiến lược “tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo”
Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:
1- Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói.
2- Đạt phổ cập giáo dục tiểu học.
3- Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ.
4- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.
5- Tăng cường sức khỏe bà mẹ.
6- Phòng chống bệnh HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác.
7- Đảm bảo bền vững môi trường.
8- Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển.
Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm
nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra
trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát
triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn
ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định
kinh tế- xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động
trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo.
Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với
thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể,
có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát
huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp
phát triển đất nước bền vững. Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện, cùng với định hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các
nước đang phát triển trong khu vực, nên chuẩn nghèo đã được điều chỉnh lại,
trong đó có tính đến các nhân tố ảnh hưởng. Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai
đoạn 2006 - 2010 quy định: Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu
nhập bình quân 200.000 đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu
vực thành thị có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống.
Theo quy định này, ước tính năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo,
Sinh viên: Hoàng Thị Hà


9
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
chiếm 22% trong tổng số hộ trong toàn quốc; các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là
vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên (40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là
vùng Đông Nam Bộ (9%).
Nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đặt ra từ
năm 2006 đến năm 2010, giảm hộ nghèo cả nước xuống còn 11%, thu nhập của
nhóm hộ nghèo tăng lên 1,45 lần với năm 2005; 50% số xã đặc biệt khó khăn,
vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 6
triệu lượt hộ nghèo đựơc vay tín dụng ưu đãi; 100% người nghèo được cấp thẻ
BHYT; 500 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xoá nhà tạm; 150 nghìn học sinh nghèo
được miễn giảm học phí v.v.. Để thực hiện được những mục tiêu này, Chương
trình đưa ra các giải pháp thực hiện nhất quán và kế thừa giai đoạn trước như:
Thông qua các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, hỗ trợ
nông dân, kinh tế vùng, Chương trình 135 giai đoạn II để thực hiện mục tiêu
giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Đồng thời nhằm tăng cường công tác xã hội hoá các
hoạt động xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là nguồn lực.
Ngoài các nguồn lực trong nước và nguồn hỗ trợ tài chính của cộng đồng
quốc tế, điều quan trọng hơn là chúng ta đã tiếp thu có hiệu quả sự trợ giúp kỹ
thuật của bè bạn quốc tế và đã nhân rộng được nhiều bài học kinh nghiệm và mô
hình tốt về xóa đói, giảm nghèo như: Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia
của người dân, vấn đề giới trong xóa đói, giảm nghèo, cơ chế tăng cường phân
cấp cho địa phương, đặc biệt là cấp xã,... Những kinh nghiệm và bài học quý
báu ấy đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của công
cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Trong những năm tới, xã hội hóa các hoạt động xóa đói giảm nghèo cần
được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và mọi người tiếp tục quan tâm và
thúc đẩy lên một tầm cao mới, nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội
và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta.
1.3.2. Thực tiễn xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Kạn và huyện Pác Nặm.
. Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh mới được tái thành lập cách đây hơn 10 năm,
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

10
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
điều kiện về kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đời sống đại bộ phận dân
cư còn rất thấp, trước những khó khăn, thách thức đó, ngay từ những năm đầu
tái lập tỉnh, Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác xoá đói
giảm nghèo, coi trọng công tác cán bộ các cấp nhằm tăng cường công tác
chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn người dân áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất; đồng thời các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện hàng năm
dành một khoản kinh phí cho việc trợ cước, trợ giá đầu vào cho nông dân như:
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...
Đối với công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn,
trước khi huyện Pác Nặm được thành lập, bao gồm 10 xã (được tách ra từ huyện
Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn) đều là những xã đặc biệt khó khăn nằm trong chương
trình 134, 135/CP, xã có khoảng cách xa trung tâm huyện nhất là 65 km, xã gần
nhất 5 km, đường xá đi lại khó khăn (8/10 xã không có đường ô tô đến trung tâm
xã), sông suối chia cắt, diện tích đất chủ yếu là đồi núi cao, có độ dốc lớn...
không có điều kiện phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận nhân dân rất
thấp, hàng năm chỉ đủ ăn trong 8 tháng, thời gian còn lại phải vay mượn kiếm

sống qua ngày. Ngay sau khi thành lập huyện Pác Nặm, các cấp chính quyền từ
tỉnh đến cơ sở đã không ngừng triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đảng bộ huyện Pác Nặm đã ban hành
nhiều văn bản chỉ đạo đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, trong đó công tác xoá
đói giảm nghèo được ưu tiên đặt lên hàng đầu, đội ngũ cán bộ thường xuyên
được tăng cường về cơ sở trực tiếp hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi gia súc, gia cầm; đồng thời quan tâm công tác chuyển giao các tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất thông qua xây dựng và thực hiện các mô hình trình diễn,
các mô hình thử nghiệm cây, con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt.
Quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi, trợ cấp đầu vào cho nông dân, đặc
biệt ngoài việc trợ cước, trợ giá, các cấp chính quyền đã làm tốt việc cho nông
dân vay trả sau giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... để nông dân có điều
kiện phát triển sản xuất. Ngoài ra chính sách vay vốn ưu đãi thông qua Ngân
hàng CSXH cũng đã phát huy hiệu quả trong việc giúp nông dân đầu tư phát
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

11
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
triển sản xuất, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở XÃ NGHIÊN
LOAN- HUYỆN PÁC NẶM- TỈNH BẮC KẠN
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
Do thời gian có hạn, nên trong đề tài này chỉ chọn xã Nghiên Loan để
nghiên cứu và lý do chọn xã Nghiên Loan để nghiên cứu là vì: Xã Nghiên Loan

là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn trước
những năm 2006, trình độ dân trí thấp, đội ngũ cán bộ thiếu và yếu về năng lực,
đường xá đi lại khó khăn… Do vậy đề tài nghiên cứu chọn xã Nghiên Loan là để
đánh giá sau khi thực hiện công tác XĐGN, hiệu quả kinh tế - xã hội mang lại ở
xã như thế nào?
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
a. Vị trí địa lý, địa hình.
* Vị trí địa lý:
Xã Nghiên Loan là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc
Kạn, cách trung tâm huyện Pác Nặm 20 km.
Phía Bắc giáp với xã Bành Trạch huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
Phía Nam giáp với xã Thượng Giáo huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
Phía Đông giáp với xã Xuân La huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
Phía Tây giáp với xã Cao Trĩ huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn.
Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.705,18 ha, chiếm 5,7% diện tích toàn
huyện, với 8 thôn bản, đây là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Pác
Nặm, đường xá đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp. Nhìn chung xã Nghiên
Loan huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

12
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
những năm tới cần tiếp tục có sự đầu tư thích đáng để khai thác triệt để mọi tiềm
năng của xã nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
* Địa hình: Xã Nghiên Loan là xã có diện tích tự nhiên tương đối lớn, tuy
nhiên đất đai ở đây chủ yếu là đồi núi cao và có độ dốc cao, sông suối chia cắt,

diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, hơn nữa đất trồng trọt chủ yếu là đất
có độ phèn chua cao, năng suất cây trồng thấp; mặt khác hàng năm vào mùa
mưa, trên địa bàn hai xã thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất làm ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.
b. Thời tiết khí hậu.
Xã Nghiên Loan huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mùa của vùng núi phía Bắc, có độ cao trên 600m so với mặt nước biển,
thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nhiệt độ trung bình trong năm 22 0C, mùa
Đông nhiệt độ xuống thấp nhất 3 oC và mùa hè tháng cao nhất 34oC. Hàng năm
vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ quét, sạt lở đất, tuy nhiên vào mùa khô
thường xảy ra hạn hạn kéo dài lại không có hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu hoàn
chỉnh...nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của nhân dân trên
địa bàn xã cũng như của toàn huyện.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội:
a. Tình hình đất đai.
Bảng 1: Tình hình đất đai của xã Nghiên Loan:
ĐVT: Ha
Chỉ tiêu
Xã Nghiên Loan
Tổng diện tích tự nhiên
1. Đất nông nghiệp
1.1- Đất sản xuất nông
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

2.705,1

2.705,1

2.705,1


100

100

8
8
1.526,46 1.541,27

8
1.550,8

100,97

100,61

1
230,39

107,14

103,77

207,20

222,01

13
Lớp: 1205.QTNE



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
nghiệp
1.1.1- Đất trồng cây

197,12

210,77

217,23

106,92

103,06

hàng năm
- Trong đó đất trồng lúa:
+ Ruộng 2 vụ
+ Ruộng 1 vụ
- Diện tích ngô
- Diện tích mầu
1.1.2- Đất trồng cây lâu

102,40
66,80
35,60
52,00
42,72
10,08


104,20
74,09
30,11
43,45
63,12
11,24

105,80
74,09
31,71
44,44
66,99
13,16

101,75
110,91
84,57
83,55
147,75
111,50

101,53
100,00
105,31
102,27
106,13
117,08

1.314,1


1.314,1

1.314,1

100

100

1.3- Đất nuôi trồng thuỷ

0
5,16

0
5,16

0
6,32

100,00

122,48

sản
2. Đất phi nông nghiệp
2.1- Đất ở
2.2- Đất chuyên dùng
2.2.1- Đất xây dựng cơ

40,72

16,40
13,42
0,30

42,07
17,50
13,42
1,12

43,00
18,43
13,42
2,50

103,31
106,70
100
373,33

102,21
105,31
100
223,21

bản
2.2.2- Đất khác
2.3- Đất sông suối, mặt

13,12
10,90


12,30
11,15

10,92
11,15

93,75
102,29

88,78
100,00

1.138,0 1.121,84 1.111,37

98,57

99,06

năm
1.2- Đất lâm nghiệp

nước
3. Đất chưa sử dụng

0
Quan sát qua biểu đất đai cho ta thấy: Đối với diện tích đất tự nhiên của xã
qua 3 năm không có sự biến động. Về cơ cấu đất đai, xã Nghiên Loan, năm
2006 diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng 56,42%, đến năm 2008 tăng lên
57,32%. Nguyên nhân là do đất sản xuất nông nghiệp của xã Nghiên Loan từ

năm 2006 đến năm 2008 đều tăng, điều này được giải thích người dân ở xã
Nghiên Loan trong 3 năm qua đã tích cực khai hoang phục hoá ruộng đất, đặc
biệt là đất trồng lúa và đất trồng mầu.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

14
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Còn đối với đất sản xuất nông nghiệp. Năm 2006 bình quân đất sản xuất
nông nghiệp của xã Nghiên Loan là 1.478 m 2/nhân khẩu. Tương ứng các năm
2007 và năm 2008 như sau: 1.524 m2 và 1.539 m2/nhân khẩu.
b. Tình hình dân số, lao động của xã qua 3 năm 2006 - 2008:
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động và kinh tế của xã.
Chỉ tiêu

ĐVT

2006

2007

2008

So sánh

So sánh


%

%
(08/07)
100
103,92

Xã Nghiên Loan
1. Tổng số thôn, bản
2. Tổng số hộ, trong

Thôn
Hộ

8
285

8
290

8
295

(07/06)
100
101,81

đó:
- Hộ đói
- Hộ nghèo

- Hộ trung bình, khá
3. Tổng số khẩu,

Nt
Nt
Nt
Khẩu

75
120
90
1.502

54
110
126
1.554

37
98
160
1.594

175,67
146,34
60,89
103,92

83,07
99,16

124,21
102,74

trong đó:
- Trong độ tuổi lao

Người

584

652

703

111,60

108,48

động
Như vậy qua số liệu trên cho ta thấy, tốc độ tăng dân số của xã Nghiên
Loan 2007/2006 tăng 3,92%, năm 2008/2007 tăng 2,74%. Nguyên nhân của tình
trạng trên là do xã Nghiên Loan là xã ít dân nhất trong huyện: 1.594 người trên
tổng số hơn 3 vạn dân trong toàn huyện, tốc độ tăng dân số hàng năm thời kỳ
(2006 - 2008) là 1,8%/năm. Tuy vậy tỷ lệ giảm đi số hộ nghèo đói của xã
Nghiên Loan vẫn chậm.
* Trình độ dân trí: Mặc dù là xã có quốc lộ 258B đi qua nhưng trình độ dân
trí còn rất thấp, trình độ canh tác vẫn còn lạc hậu, sản xuất cây lúa là chính; số
lượng cán bộ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp... chưa được tăng
cường. Ngay sau khi huyện được thành lập, các cấp chính quyền đã quan tâm
công tác tuyển dụng cán bộ, đồng thời điều động một số cán bộ có trình độ đến

công tác tại tại địa phương nhằm tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ
thuật sản xuất cho người dân. Kết quả là từ năm 2006 trở lại đây, người dân đã
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

15
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
biết áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng cây
trồng, tăng thu nhập, đời sống được cải thiện rõ rệt.
Bảng 3: Tình hình cơ cấu lao động của xã tính đến 31/12/2006.
Chỉ tiêu
1- Lao động trong độ tuổi
Trong đó: Theo cơ cấu giới:
+ Nam
+ Nữ
2- Theo cơ cấu ngành, nghề:
+ Lao động nông nghiệp
+ Lao động ngư nghiệp
+ Lao động dịch vụ
+ Lao động TCN & XDCB
+ Lao động khác
3- Lao động có khả năng lao

Xã Nghiên Loan
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
584

100
298
286

51,02
48,97

533
17
10
8
16
570

91,2
3,0
1,8
1,4
2,8
97,5

546

93,4

động
4- Tình hình lao động và việc
làm:
+ Lao động có việc làm thường


xuyên
+ Lao động thiếu việc làm
24
4,1
Qua bảng số liệu cho thấy, xã Nghiên Loan có 584 lao động, trong đó lao
động nông nghiệp chiếm trên 91,2% trong toàn xã.
Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã đã giảm, song dân
số cũng như lao động phân bố chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nguồn lao
động dồi dào và có tốc độ tăng tương đối nhanh (do tốc độ tăng dân số tự nhiên
trước đây cao trên 2%). Tuy nhiên trình độ lao động ở đây còn thấp, hầu hết là
lao động phổ thông trong nông nghiệp, chưa qua đào tạo, cũng từ đó công tác
tạo việc làm cho người lao động còn gặp rất nhiều khó khăn, nên hàng năm có
một lực lượng lớn lao động còn thiếu việc làm.
c. Tình hình cơ sở hạ tầng của xã qua 3 năm 2006 - 2008.
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

16
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Bảng 4: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã.
Chỉ tiêu
Xã Nghiên Loan
- Đường điện
Km
1
4
8

- Đường liên thôn
Nt
4
12
27
- Trường học
Trường
+ Cấp THCS
Nt
1
1
1
+ Cấp Tiểu học (cả phân trường)
Nt
2
5
6
+ Mầm non (cả phân trường)
Lớp
2
4
6
- Cơ sở y tế: Trạm xá
1
1
1
- Công trình thuỷ lợi
Cái
3
5

11
- Công trình nước sạch
Cái
4
7
10
+ Nhà nước đầu tư
Nt
4
7
10
+ Dân tự làm
Nt
0
0
0
Tình hình cơ sở hạ tầng của xã trong những năm qua đã được quan tâm đầu
tư xây dựng để phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng cơ sở
bước đầu phát huy được tác dụng trong điều kiện kinh tế - xã hội của huyện nói
chung và của xã nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đây
nhờ có sự đầu tư của Chính phủ (chủ yếu là chương trình 134, 135/CP) và các
nguồn lực của địa phương, thì cho đến nay, trên địa bàn xã, các thôn bản đều đã
có phân trường nhằm thu hút con em dân tộc đến lớp học, nâng cao dân trí.
Cùng với hệ thống thuỷ lợi, trường học được xây dựng, các công trình nước
sạch, cơ sở y tế... cũng được quan tâm đầu tư hoàn thiện, điều kiện sống của
người dân được nâng lên như được sử dụng nước sạch, chăm sóc sức khoẻ...
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
2.2.1. Chỉ tiêu nghiên cứu về kết quả và hiệu quả kinh tế trong SXKD
của các hộ nông dân:
- Về chi phí đầu tư: Chi cho các yếu tố sản xuất như đầu tư về vốn, lao

động, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư thâm canh, cải tạo đất.
- Về thu nhập: Thu từ kết quả sản xuất nông nghiệp, trồng trọt
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

17
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Chỉ tiêu về sử dụng các dịch vụ như: Chăm sóc sức khoẻ, đời sống văn
hoá tinh thần, sử dụng nước sạch, tư vấn sức khoẻ sinh sản...
2.2.2. Chỉ tiêu nghiên cứu về thu nhập hàng năm của các hộ:
Thu nhập hàng năm của các hộ gia đình nông dân được tính bởi sản lượng
lương thực: Thóc, ngô, khoai, sắn, trâu, bò, lợn, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản và
các ngành nghề truyền thống. Thu nhập từ đi làm thuê, làm mướn, từ các hoạt
động dịch vụ buôn bán hàng hoá, xuất khẩu lao động... được cộng dồn theo hàng
tháng và hàng năm và được gọi là tổng thu nhập.
2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh chi tiêu cho các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của
các hộ nông dân:
- Chi về ăn, mặc, ở, vệ sinh môi trường.
- Chi cho quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng: Làng, xóm, hiếu, hỷ.
- Chi cho đầu tư tái sản xuất giản đơn.
2.2.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế - xã hội của công tác xóa đói
giảm nghèo.
- Chỉ tiêu về mức độ đầu tư cho các nhu cầu văn hóa xã hội chung: Y tế,
giáo dục:
- Chỉ tiêu phản ánh kết qủa đầu từ cho văn hóa xã hội từ chương trình xóa
đói giảm nghèo: Tỷ lệ học sinh theo học các cấp, tỷ lệ được khám chữa bệnh,…
- Chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ đói nghèo.

- Chỉ tiêu phản ánh đối tượng được hưởng hỗ trợ từ chương trình xóa đói
giảm nghèo.
- Chỉ tiêu về số chương trình chuyển giao KHKT được tổ chức, tập huấn.
2.3 Tình hình đói nghèo và nội dung công tác xóa đói giảm nghèo ở xã
Nghiên Loan - Huyện Pác Nặm - Tỉnh Bắc Kạn.
2.3.1. Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo giai đoạn
trước năm 2006.
Để có biện pháp, chủ trương thực hiện chương trình XĐGN đúng hướng và
hiệu quả, ngay sau khi huyện được thành lập tháng 8 năm 2003, huyện đã thành
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

18
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lập Ban Chỉ đạo XĐGN ở cấp huyện và chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo XĐGN ở
các xã. Toàn huyện đã tiến hành phân loại hộ đói, nghèo, tìm ra các nguyên
nhân gây nên đói nghèo. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ đói nghèo ở xã
Nghiên Loan còn cao.
Nhìn chung các hộ đói nghèo còn rất nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và
sử dụng các nguồn lực, hầu hết các hộ này là những hộ thiếu vốn sản xuất,
không nắm được các quy trình sản xuất, trình độ canh tác lạc hậu. Nhiều hộ
được đầu tư vốn nhưng làm ăn không có hiệu quả, có những hộ vay vốn về để
chi tiêu cho sinh hoạt ăn uống, thậm chí có những hộ ăn mất cả vốn. Nói chung,
các hộ nghèo tiếp cận cái mới còn hạn chế và chậm đổi mới để phù hợp với
những điều kiện mới, cơ hội làm ăn mới.
Có thể nói trước năm 2006, tình trạng đói nghèo ở Nghiên Loan là khá gay
gắt, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, đời sống nhân dân trong xã còn gặp rất nhiều

khó khăn.
Ngay sau khi huyện được thành lập tháng 8/2003, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Nghị quyết số 16 -NQ/TU ngày 19/8/2003 để xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện Pác Nặm. Được sự chỉ đạo của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban xoá đói giảm nghèo tỉnh và sự quan tâm của các
ngành, các cấp và các tổ chức chính trị xã hội, Ban Chỉ đạo xoá đói giảm nghèo
từ cấp huyện đến cấp xã được thành lập và đi vào hoạt động, với chức năng làm
công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện chương
trình xoá đói giảm nghèo trong phạm vi toàn huyện. Đối với Ban Chỉ đạo xoá
đói giảm nghèo cấp xã, giúp cho cấp uỷ và UBND xã chỉ đạo tốt công tác xoá
đói giảm nghèo trong phạm vi đơn vị, địa phương mình, trong đó có xã Nghiên
Loan, nhờ đó công tác xoá đói giảm nghèo đã được đẩy mạnh và hoạt động có
hiệu quả trên địa bàn toàn huyện và đã đem lại thắng lợi bước đầu trong công
tác xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, kể từ khi thành lập huyện đến hết năm 2005
toàn huyện đã xoá được 376 hộ đói nghèo, đưa tổng số hộ đói nghèo trong phạm
vi toàn huyện tính đến ngày 31/12/2005 xuống còn 1.066 hộ/tổng số 4.791 hộ,

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

19
Lớp: 1205.QTNE


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
chiếm tỷ lệ 22,25%. Trong đó xã Nghiên Loan xoá được 16 hộ (có 5 hộ thuộc
diện chính sách), giảm xuống còn 107 hộ/tổng số 280 hộ toàn xã, chiếm tỷ lệ
38,2%.
Có được những thành công bước đầu trong công tác xoá đói giảm nghèo là
nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền các cấp, sự quan tâm cùng

phối hợp thực hiện nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, hiệp hội và
đặc biệt là sự nỗ lực của chính các hộ gia đình đói nghèo trong toàn huyện cũng
như tại Nghiên Loan. Đây không những đã thể hiện được tính nhân đạo, cưu
mang, tình đoàn kết tương thân, tương ái mà còn thể hiện rõ trách nhiệm của
cộng đồng đối với người nghèo, với những gia đình chính sách; đồng thời đây
cũng là thể hiện sự quyết tâm xây dựng Chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa
chọn, phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh”.
Trong những năm đầu thành lập huyện còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt,
khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, mùa khô nắng hạn kéo dài, mùa mưa thì
mưa lũ dồn dập, làm cho sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, năng
suất cây trồng, đặc biệt là lúa, ngô tăng trưởng không ổn định. Mặt khác trình độ
dân trí còn thấp đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển giao khoa học kỹ
thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, với những khó khăn này ít nhiều
đã làm ảnh hưởng đến công tác xoá đói giảm nghèo của huyện cũng như
Nghiên Loan. Nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng uỷ, chính quyền,
các cấp, sự đồng tình ủng hộ của các ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, mà quan
trọng nhất là hoạt động có hiệu quả của Ban xoá đói giảm nghèo các cấp, công
tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn hai xã cũng như trong toàn huyện vẫn thu
được những thắng lợi đáng kể, góp phần làm giảm số hộ đói nghèo, từng bước
nâng cao mức sống cho các gia đình thuộc diện đói nghèo, đặc biệt đối với các
gia đình đói nghèo thuộc diện chính sách.
Bảng 5: Thực trạng đói nghèo của toàn huyện và xã năm 2005.
TT

Đơn vị

Sinh viên: Hoàng Thị Hà

Tổng số hộ


Tổng số hộ đói

20
Lớp: 1205.QTNE

Tỷ lệ hộ đói


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trên địa bàn
1
2

nghèo trên địa

(hộ)
bàn (hộ)
Toàn huyện
4.791
1.066
Xã Nghiên Loan
280
107
(Số liệu được tính theo tiêu chí cũ)

nghèo trên địa
bàn (%)
22,25

38,2

Như vậy nếu ta so sánh các chỉ tiêu trên trong toàn huyện với xã Nghiên
Loan thì ta thấy, tỷ lệ hộ đói nghèo trong cùng thời điểm tháng 12/2005 của xã
Nghiên Loan cao hơn rất nhiều, tới 15,95%. Điều này được giải thích rằng, xã
Nghiên Loan cách trung tâm huyện lỵ tới 20 km, đường xá đi lại khó khăn, trình
độ dân trí thấp và không đồng đều, nên việc tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất khó khăn hơn, mặt khác các ngành, nghề như thương mại dịch vụ, tiểu
thủ công nghiệp của xã Nghiên Loan ít được đầu tư hơn, nên thu nhập của người
dân chủ yếu phụ thuộc vào ngành sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp.
Nhìn chung công tác xoá đói giảm nghèo của huyện Pác Nặm nói chung và
của xã Nghiên Loan nói riêng trong những năm qua đang có những chuyển biến
tích cực, nhiều hộ đói nghèo đã cố gắng vươn lên, dần dần biết cách làm ăn, tăng
được nguồn thu nhập, đời sống từng bước được cải thiện, số hộ đói nghèo đã
được thu hẹp lại, tình hình tai tệ nạn xã hội ngày càng giảm mạnh, an ninh trật tự
được ổn định hơn.
Năm 2005 là năm thứ hai thực hiện chương trình quốc gia xoá đói giảm
nghèo, năm được xem là bản lề để nâng tầm công tác xoá đói giảm nghèo lên
một tầm cao mới, chuẩn bị cho bước đột phá về công tác xoá đói giảm nghèo
trong những giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của năm bản lề,
được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự phối kết hợp của
các cấp, các ngành, các đoàn thể, hiệp hội và nhân dân, công tác chỉ đạo của Ban
xoá đói giảm nghèo đã có rất nhiều thuận lợi về mặt chủ quan. Tuy nhiên, do
tình hình thời tiết khí hậu diễn biến bất thường như nắng hạn kéo dài, mưa lũ
triền miên đã làm cho sản xuất của toàn huyện nói chung và sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong đó xã Nghiên Loan
cũng không nằm ngoài tình trạng đó, đặc biệt là trong tháng 7 và tháng 8 năm
Sinh viên: Hoàng Thị Hà

21

Lớp: 1205.QTNE


×