Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyên nông cống,tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.43 KB, 44 trang )

Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới nhà
trường và đặc biệt là các thầy cô trong khoa Tổ Chức Và Quản Lý Nguồn Nhân
Lực đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường ,các thầy
cô đã trang bị cho em không chỉ những kiến thức chuyên môm mà còn cả kỹ
năng sống để từ đó em có thể vận dụng vào thực tiễn
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các anh
chị ,cô chú và bác trưởng phòng Nội Vụ huyện Nông Cống đã tạo điều kiện để
em được liến tập tai phòng ,đặc biệt là bác Nguyễn Ngọc Nhung phó trưởng
phòng Nội vụ,người luôn hướng dẫn ,chỉ bảo và cung cấp cho em những tài liệu
bổ ích để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song do thời gian và kiến thức hạn hẹp nên bài
viết của em không thể thánh khỏi những thiếu sót,em rất mong sẽ nhận được sự
góp ý từ phía thầy cô giáo,cùng toàn thể các bạn để bài báo cáo của em được
hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Nông Cống ,ngày 12 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Hoàng Thị Oanh

Sinh viên: Hoàng Thị Oanh
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
MỤC LỤC............................................................................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chon đề tài ......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu...................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
6.Ý nghĩa đóng góp của đề tài......................................................................2
7. Kết cấu đề tài.............................................................................................3
Chương 3 : Một số giải pháp và khuyến nghị về công tác đào tạo bồi dưỡng
...............................................................................................................................3
Chương 1 :TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÔNG CỐNG..................................4
1.1. Khái quát chung về phòng Nội vụ..........................................................4
1.1.1.Tên cơ quan ,địa chỉ phòng nội vụ huyện Nông Cống.........................4
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ.............................................4
1.1.2.1. vị trí,chức năng.................................................................................4
1.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:...................................................................4
1.1.2.3. Tổ chức và biên chế..........................................................................8
1.1.3. Quá trình phát triển của Phòng Nội vụ

............................................8

1.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Nội vụ huyện Nông.............................9
1.1.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới trong phòng Nội vụ....10
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh
Lớp: CĐQTNLK13A



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.1.6 Khái quát các hoạt động công tác của quản trị nhân lực....................10
1.2. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng...................................................12
1.2.1. Khái niệm của quản trị nhân lực........................................................12
1.2.2. Khái niệm Cán bộ, công chức...........................................................13
1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng ...........................................................................14
Chương 2...........................................................................................................15
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG
CHỨC Ở UBND HUYỆN NÔNG CỐNG.......................................................15
2.1. Khái quát về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong UBND huyện Nông
Cống ........................................................................................................15
2.1.1. Sự cần thiết về đào tạo bồi dưỡng CBCC ........................................15
2.1.2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng..........................................................17
2.1.3. Điều kiện, tiêu chuẩn cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng.....................17
2.1.5. Hình thức và nội dung đào tạo..........................................................18
2.1.6. Vai trò của công tác đào, tạo bồi dưỡng ...........................................20
2.2. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng..........................................21
2.2.1.. Đặc điểm nhân lực tại phòng Nội vụ huyện Nông Cống.................21
2.2.2. Quy trình đào tạo bồi dưỡng..............................................................23
2.2.3. Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng.........................................26
2.2.4. Một số đánh giá về hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC ....27
2.2.3.1. Ưu điểm..........................................................................................27
2.4.2. Một số tồn tại và hạn chế...................................................................29
2.2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế và bất cập.........................................30
Chương 3............................................................................................................31
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh
Lớp: CĐQTNLK13A



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO
TẠO BỒI DƯỠNG............................................................................................31
3.1. Phương hướng về công tác đào tạo bồi dưỡng trong thời gian tới.......31
3.1.1. phương hướng chung.........................................................................31
3.1.2. Phương hướng cụ thể. .......................................................................32
3.2. Giải pháp .............................................................................................32
3.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.............................................................................33
3.2.2 Đổi mới cơ chế quản lý, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức...........................................33
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
giảng viên ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng..................................................33
3.2.4. Xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng CBCC........34
3.3.5. Đổi mới nội dung ĐTBD theo vị trí việc làm....................................34
3.3. Khuyến nghị.........................................................................................35
3.3.1. Thường xuyên đánh giá sau ĐTBD ..................................................35
3.3.2 Nâng cao chất lượng cán bộ ngay từ khi tuyển dụng ........................35
3.3.4. Nâng cao sự hỗ trợ từ phía UBND....................................................36
KẾT LUẬN........................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................39

Sinh viên: Hoàng Thị Oanh
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt
UBND
CBCC
HCNN
HĐND
CNH-HĐH
NĐ-CP
QĐ-TTg

Nghĩa từ viết tắt
Ủy ban nhân dân
Cán bộ, công chức
Hành chính nhà nước
Hội đồng nhân dân
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Nghị định chính phủ
Quyết định của thủ tướng chính phủ

Sinh viên: Hoàng Thị Oanh
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chon đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ
những người cán bộ,công chức có vai trò đặc biệt to lớn vai trò đó đã được chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh : Cán bộ là gốc của mọi vấn đề,gốc có tốt thì ngọn

mới tốt” Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu
cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng .thực vậy cán bộ là cái
gốc của mọi công việc,hiệu lực,hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói
chung và cuae hệ thống các tổ chức nói riêng,suy cho cùng cũng được quyết
định bởi năng lực phẩm chất của người cán bộ.Vì vậy nên đổi mới nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ công chức,nó không chỉ góp phần xây dựng một nền hành
chính trong sạch,vững mạnh mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời
sống kinh tế_ xã hội,đảm bảo quốc phòng an ninh.Nhất là trong bối cảnh hiện
nay nước ta đang trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế,trở thành thành
viên của tổ chức (WTO) nên toàn bộ công chức trong bộ máy hành chính tạo
thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà
nước.Đội ngũ công chức giữ vai trò chủ chốt trong việc quản lý và thúc đẩy sự
phát triền của toàn bộ xã hội và đảm bảo nền hành chính quốc gia hoạt động liên
tục
Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ công chức có trình độ chuyên môm
nghiệp vụ,có năng lực phẩm chất đạo đức tốt thì nơi đó công việc trôi chảy và
kinh tế_xã hội phát triển hơn
Huyện ,cơ sở là đơn vị hành chính tiếp xúc trực tiếp với dân,thực hiện trưc
tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước.Vì
vậy viêc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cấp huyện là nhiệm vụ
thường xuyên và có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài
trong sự nghiệp cách mạng của Đảng...
Trong thời gian kiến tập tại UBND huyên Nông Cống ,em nhận thấy tầm
quan trọng này do vậy em chọn đề tài Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

1
Lớp: CĐQTNLK13A



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tại UBND huyên Nông Cống,tỉnh Thanh Hóa làm đề tài báo cáo của mình
2. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực tiễn công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cấp huyện
( quận ) của huyện Nông Cống,tỉnh Thanh Hóa,từ đó có thể hiểu biết thêm về
công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức,những mặt đã đạt được chưa đạt
được và hạn chế
Hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu công tác đào tạo bồi dưỡng
Vận dụng những kiến thức đã học để góp phầm làm rõ lý luận thực tiễn công
tác đào tạo cán bộ công chức cấp huyện
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND
huyện Nông Cống
Nêu cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng
4.Phạm vi nghiên cứu
Không gian: trong phòng Nôi vụ UBND huyện Nông Cống
Thời gian: nghiên cứu từ 2010_2015
Địa điểm: tại UBND huyện Nông Cống _tỉnh Thanh Hóa

5.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp sau
- phương pháp quan sát
- phương pháp phân tích;
- Phương pháp thống kê;
- Và một số phương pháp khác...
6.Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận:Đề tài cung cấp thêm những thông tin và kiến thức cơ
bản về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước ở nước

ta,đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng tại UBND huyện Nông Cống
Về mặt thực tiễn : Đề tài này đã nghiên cứu,đánh giá, phân tích một cách
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

2
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
khách quan và cụ thể về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND
huyện Nông Cống.Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
và nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng tại đây .Bên cạnh đó đây cũng là cơ hội
để tôi được tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp,đồng thời là dịp để tôi kiết hợp
những kiến thức đã học được với thực tế nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức
,tích lũy kinh nghiệm,kỹ năng cho bản thân để làm nền tảng cho tương lai sau
này
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn và danh mục phần viết tắt ra gồm :
Chương 1: Khái quát về UBND huyện Nông Cống
Chương 2 : Trực trạng về công tác đào tạo bồi dưỡng
Chương 3 : Một số giải pháp và khuyến nghị về công tác đào tạo bồi dưỡng

Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

3
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương 1 :TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÔNG CỐNG
1.1. Khái quát chung về phòng Nội vụ
1.1.1.Tên cơ quan ,địa chỉ phòng nội vụ huyện Nông Cống
Tên cơ quan: Phòng Nội vụ huyện Nông Cống
Địa chỉ: Thị trấn Nông Cống huyện Nông Cống-tỉnh Than Hóa
Số điện thoại: 0373839002
Email: phongnoivu.gov.vn
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ
1.1.2.1. vị trí,chức năng
Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, là cơ quan
tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh
vực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách
hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức,
viên chức nhà nước; cán bộ, cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức
phi chính phủ; văn thư , lưu trữ nhà nước; thi đua khen thưởng.
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để hoạt động giao
dịch; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
của Sở Nội vụ.
1.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa
bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
2. Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
4. Về tổ chức, bộ máy:
a. Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền

Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

4
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện theo hướng dẫn của UBND
Tỉnh;
b. Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp có
thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND;
c. Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định;
d. Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,
sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của Pháp
luật.
5. Về Quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
a. Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm;
b. Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra về quản lý, sử dụng biên
chế hành chính sự nghiệp;
c. Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp
cấp huyện và UBND cấp xã.
6. Về công tác xây dựng chính quyền
a. Giúp UBND huyện và cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việc bầu cử
đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của UBND
huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh;

b. Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phê
chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
c. Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,
chia, tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,
quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

5
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
chính của huyện;
d. Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sáp
nhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố trên địa
bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, tổ dân
Phố.
7. Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo
việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện.
8. Về cán bộ, cán bộ công chức, viên chức:
a. Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện các chính sách, đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, cán bộ
công chức, viên chức.
b. Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý cán bộ công chức xã, phường, thị
trấn và thực hiện chính sách đối với cán bộ, cán bộ công chức và cán bộ không

chuyên trách xã, phường , thị trấn theo phân cấp
9. Về Cải cách hành chính:
a. Giúp UBND triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn
cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa
phương;
b. Tham mưu giúp UBND huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn huyện.
c. Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBND
huyện và cấp tỉnh;
10. Giúp UBND huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
11. Về Công tác văn thư, lưu trữ
a. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành
chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ.
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

6
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
b. Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo
quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
huyện và lưu trữ huyện.
12. Về công tác thi đua khen thưởng:
a. Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua và
triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn
huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấp
huyện;

b. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch nội dung thi
đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,
khen thưởng theo quy định của Pháp luật.
13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi
phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền.
14. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBND
huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội vụ
trên địa bàn.
15. Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ
trên địa bàn.
16. Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối
với cán bộ, cán bộ công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội
vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện.
17. Quản lý tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo
phân cấp của UBND huyện.
18. Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác
được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
19. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

7
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.1.2.3. Tổ chức và biên chế

1. Phòng Nội vụ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, cán bộ, cán bộ
công chức.
a. Trưởng phòng Nộ vụ chịu trách nhiệm trước UBND , Chủ tịch UBND
huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
b. Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi mộ số
mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm
vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
c. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn
nhệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng
phòng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật
2. Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ từ 6 đến 7 cán bộ cán bộ công
chức, trường hợp cần thiết có thể hợp đồng bổ sung. Biên chế chính thức và hợp
đồng do Chủ tịch UBND huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của
huyện.
1.1.3. Quá trình phát triển của Phòng Nội vụ
Huyện Nông Cống xưa có tên là huyện Tư Nông. Tư Nông hay Nông
Cống đều có chung một nghĩa là huyện có đặc trưng trồng lúa nước, sản lượng
nhiều, đóng góp cao. "Nông là nông nghiệp, Cống là đóng góp cao".
Thời Tuỳ - Ðường, Nông Cống là miền đất thuộc huyện Cửu Chân, tương
đương với phần đất huyện Ðông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống ngày nay. Sang
thời Trần - Hồ, sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: "Lê Duy người xã Cổ Ðịnh
huyện Nông Cống". Như thế, tên gọi Nông Cống đã được xác định từ thời Trần.
Thanh Hoá thời Trần gọi là trấn Thanh Ðô có 7 huyện và 3 châu. Trong
đó, châu Cửu Chân có 4 huyện là Cổ Chiến, Duyên Giác, Kết Thuế và Nông
Cống. Thời Lê - Nguyễn, tên gọi vẫn không thay đổi, với miền đất bao gồm cả
huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh


8
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thường Xuân ngày nay. Năm Minh Mệnh thứ 18, tách tổng Như Lăng thuộc
huyện Nông Cống nhập cùng 3 tổng của huyện Thọ Xuân và huyện Lôi Dương
để lập châu Thường Xuân. Năm Thành Thái thứ 5 lại tách 2 tổng Xuân Du và
Lãng Lăng của huyện Nông Cống để lập ra châu Như Xuân (nay là huyện Như
Xuân và Như Thanh).
Tháng 2 năm 1965, cắt 20 xã của huyện Nông Cống và 13 xã của huyện
Thọ Xuân để lập huyện Triệu Sơn, cắt 7 xã của huyện Tĩnh Gia lập với 24 xã
còn lại để lập ra huyện Nông Cống ngày nay.
- Vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Triệu Sơn và Ðông Sơn; phía đông nam
giáp huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương; phía tây giáp huyện Như Thanh.
- Diện tích tự nhiên (dư địa chí 31-12-1997): 28.710 ha. Trong đó: đất
nông nghiệp: 14.884,97 ha, đất lâm nghiệp: 2.200,53 ha, đất chuyên dùng:
3.577,12ha, đất ở 809,95ha, đất chưa sử dụng 7.257,43ha.
Tiền thân của phòng Nội vụ có tên là “ phòng Nội vụ - LĐTB&XH ” sau
đó do yêu cầu công việc chủ tịch huyện đã quyết định tách phòng Nội vụ LĐTB&XH thành hai phòng riêng biệt để dễ dàng quản lý và thực hiện công
việc.Từ đây phòng Nội vụ được thành l
1.1.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Nội vụ huyện Nông
Trưởng Phòng

Phó phòng

Phó Phòng

(quản lý CBCC cấp


( quản lý thi đua- khen

huyên và các hội)

Chuyên viên
(quản lý CBCC cấp
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh
xã)

thưởng)

Chuyên viên
(quản lý về thi đua,
khen thưởng)

Chuyên viên
(quản lý về công tác

9
văn thư-lưu
trữ)
Lớp:
CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.1.5. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới trong phòng Nội vụ

Chỉ đạo các địa phương đươn vị tiếp tục tổ chức thực hiện các phong trào
thi đua lập thành tích chào mừng đại hội thi đua toàn tỉnh, tiến tới đại hội thi đua
toàn quốc và đại hội đảng các cấp.
Tổng hợp kết quả các phong trào thi đua, các danh hiệu và các hình thức
đã được khen thưởng của Huyện báo cáo trước Đại hội toàn tỉnh.
Hướng dẫn nghành giáo dục bình xét thi đua năm học 2014-2015
Thẩm định hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng còn
sai lệch thông tin.
Hướng dẫn các xã tiếp tục tăng cường công tác quản lý các hoạt động Tôn
giáo.
1.1.6 Khái quát các hoạt động công tác của quản trị nhân lực
Các hoạt động về công tác quản trị nhân lực của phòng nộ vụ như sau bao
gồm các công tác như sau:
- Về công tác hoạch đinh nhân lực: Hoạch định nguồn nhân lực giúp
UBND huyện xác định rõ khoảng cách giữa hiện tại và định hướng tương
lai về nhu cầu nhân lực của UBND huyện, chủ động thấy trước được các
khó khăn và tìm các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực. Đồng thời,
hoạch định nguồn nhân lực giúp cho UBND huyện thấy rõ hơn những hạn
chế và cơ hội của nguồn nhân lực mà Huyện hiện có. Từ đó xem xét một
các có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực để đảm bảo mục tiêu “ đúng
người, đúng việc, đúng chức năng, nhiệm vụ”
- Công tác phân tích công việc: Phân tích công việc được tiến hành nhằm
để xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực
quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

10
Lớp: CĐQTNLK13A



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tốt nhất.Xây dựng bản mô tả công việc, yêu cầu công việc, tiêu chuẩn thực hiện
công việc một cách cụ thể, chi tiết cho từng vị trí công việc, đây là cơ sở cho
việc bố trí nguồn nhân lực phù hợptrong Huyện, đặt đúng người vào đúng việc .
Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xác
định một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách
thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiện
công việc đó tốt nhất.
Công tác tuyển dụng nhân lực: Công khai, minh bạch, tuyển dụng những
người có đủ năng lực vào những vị trí đang còn thiếu. Áp dụng quy trình tuyển
dụng theo luật, kế hoạch đã được đề ra.
Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: Xắp xếp bố trí nhân lực
cho các vị trí chưa có người đảm nhiệm công việc đó, có thể thuyên chuyển
công tác hoặc sắp xếp những người được tuyển dụng, chuyển đổi nhân sự một
cách hợp lý sẽ được bố trí làm việc đúng với năng lực chuyên môn và được
hưởng lương, các chính sách theo quy định của nhà nước.
Công tác đào tạo phát triển nhân lực: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
nhân viên đi học các lớp, khóa do tỉnh mở, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng
chuyên môm nghiệp vụ cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết
khả năng của mình.
Công tác đánh giá kết quả và thực hiện công việc: Dựa vào quá trình
thực hiện công việc và kết quả thực hiện công việc để đánh giá đội ngũ nhân lực
có hoàn thành công việc được giao hay không. Kết quả đánh giá chính là cơ sở
để quyết định các biện pháp phù hợp trong sử dụng, đãi ngộ, bố trí, đề bạt, đào
tạo, bồi dưỡng, kỉ luật, khen thưởng .
Quan điểm trả lương cho người lao động: Trả lương đúng theo năng lực,
thực hiện nâng lương đúng thời hạn, nâng lương trước thời hạn cho nhân viên
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Công tác giải quyết quan hệ lao động: Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ,

kiểm tra đôn đốc nhân viên; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong huyện;
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

11
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tham mưu giúp việc, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng
1.2.1. Khái niệm của quản trị nhân lực
Khái niệm quản trị nhân lực được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau:
Ở góc độ tổ chức quá trình lao động: “Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi,
hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp
thịt) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối
tượng lao động, năng lượng...) trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần
để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển
tiềm năng của con người”.
Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị:
Quản trị nhân lực bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người
lao động trong các tổ chức.Đi sâu vào chính nội dung hoạt động của quản trị
nhân lực thì “Quản lý nhân lực là việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển
cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức”.
Tựu chung lại, quản trị nhân lực được quan niệm trên hai góc độ: nghĩa
hẹp và nghĩa rộng.
Nghĩa hẹp của quản lý nguồn nhân lực là cơ quan quản lý làm những việc
cụ thể như: tuyển người, bình xét, giao công việc, giải quyết tiền lương, bồi
dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên nhằm chấp hành tốt mục tiêu,

kế hoạch của tổ chức.Xét trên góc độ quản lý, việc khai thác và quản lý nguồn
nhân lực lấy giá trị con người làm trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và
quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa người với công việc, giữa
người với người và giữa người với tổ chức.
Tóm lại, khái niệm chung nhất của quản trị nguồn nhân lực được hiểu như
sau: “Quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng
góp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố
gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân”.
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

12
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Mục tiêu của quản trị nhân lực là: Cung cấp cho tổ chức một lực lượng
lao động có chất lượng đầy đủ về mặt số lượng, thực hiện công việc một cách
hiệu quả tạo ra năng xuất chất lượng cao.
Mục tiêu xã hội: Quản trị nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu, những
vấn đề nội dung của tổ chức mà còn giải quyết những nhu cầu thách thức của xã
hội.
Mục tiêu về mặt tổ chức: Quản trị nhân lực sẽ giúp thiết kê bố trí sắp xếp
sử dụng một cách hợp lý hiệu quả nhất trong cơ quan.
Mục tiêu về mặt cá nhân: Quản trị nhân lực không chỉ hướng đến mục
tiêu chung của tổ chức mà còn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khác của con người.
1.2.2. Khái niệm Cán bộ, công chức
Hiện nay, cán bộ và công chức được định nghĩa chung tại Điều 4 Luật
CBCC ngày 13-11-2008 như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách Nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ
chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của
đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên
chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

13
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục địch, có tổ chức,
nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, thái
độ… để hoàn thành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào
đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả. Hay nói một cách chung nhất,
đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người có

năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu,
bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo
các chuyên đề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các
chuyên đề. Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội
để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên
môn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị
cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để
thực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là công tác xuất phát từ đòi hỏi khách
quan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng
yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn. Đào tạo, bồi dưỡng trang bị cập nhật kiến
thức cho cán bộ, công chức, giúp họ theo kịp với tiến trình kinh tế, xã hội đảm
bảo hiệu quả của hoạt động công vụ.
Nhìn chung, trong điều kiện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nước ta
còn hạn chế, thì đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả, nó cũng góp phần
hoàn thiện cơ cấu cho chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo nhu cầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện và
nâng cao năng lưc cho đội ngũ trẻ, đảm bảo nhân sự cho chính quyền nhà nước

Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

14
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG
CHỨC Ở UBND HUYỆN NÔNG CỐNG
2.1. Khái quát về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong UBND huyện Nông
Cống
2.1.1. Sự cần thiết về đào tạo bồi dưỡng CBCC
Trong điều kiện kinh tế hiện nay khi nền kinh tế nước ta mở cửa,đổi mới
kéo theo các ngành khoa học công nghệ phát triển,công tác đào tạo bồi dưỡng
CBCC rất quan trọng vì nó bồi dưỡng cập nhật thông tin,kiến thức cho CBCC vì
đây là những người chủ chốt,nắm vai trò quyết định đưa đất nước tiến lên hay
thất bại
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiến
thức, kỹ năng quản lý nhà nước; chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tin
học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ
máy Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Nhà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định số: 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của
Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
giai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: Góp phần xây dựng đội
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

15
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp
vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa tiên tiến, hiện đại

Chính Phủ ban hành nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 về
Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020: đến
năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ
trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp
phát triển của đất nước. Chương trình đề ra 06 nhiệm vụ cơ bản trong đó nhiệm
vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công chức có 9
giải pháp, cụ thể về giải pháp về đào tạo bồi dưỡng: Đổi mới nội dung và
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc
đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự;
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo
tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối
thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm
Chính phủ ban hành nghị định số 18/NĐ - CP ngày 5/03/2011 về việc đào
tạo bồi dưỡng CBCC với mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực
hiện nhiệm vụ, công vụ.Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có
đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.
Thực hiện Nghị đinh,Nghị quyết của chính phủ và nhận thấy được tầm
quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng UBND huyện Nông Cống đã tổ chức
công tác đào tạo bồi dưỡng với mục tiêu đến năm 2020 CBCC cấp huyện được
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môm,có đủ năng lực chuyên môm để hoàn thiện
nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao, kịp thời phục vụ đáp ứng yêu cầu của công
cuộc đổi mới hiện nay phục vụ cho công tác chuẩn hóa CBCC. Thực hiện chủ
trương của Đảng bộ tại Nghị Quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXV đã xác
định rõ: “Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Nghị Quyết ban hành trung
Ương lần thứ 3(khóa VIII) về chiếm lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH
đất nước trên cơ sở quy hoạch, đào tạo cán bộ các cấp, các nghành xây dựng tiếp
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

16
Lớp: CĐQTNLK13A



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tục bổ sung hoàn thiện quy hoạch cán bộ cho phù hợp với thực tiễn” UBND
huyện Nông Cống đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng với mục tiêu đến năm 2020
CBCC cấp Huyện được đào tạo bồi dưỡng,nghiệp vụ chuyên môm, có đủ năng
lực trình độ để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng công cuộc đổi mới hiện nay. Như
vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh
đạo của Đảng, muốm có cán bộ tốt thì vai trò công tác đào tạo bồi dưỡng càng
quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết
2.1.2. Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của
ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng,
phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức
trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng.
3. Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng.
4. Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn
chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
2.1.3. Điều kiện, tiêu chuẩn cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học (tiến sĩ;
thạc sĩ; chuyên khoa I, chuyên khoa II đối với ngành y tế) phải nằm trong quy
hoạch, đảm bảo các điều kiện của cơ sở đào tạo; đồng thời đáp ứng đủ các điều
kiện theo từng đối tượng cụ thể sau:
Đối với cán bộ, công chức: Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc
làm hoặc chức danh quy hoạch; cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại
học lần đầu, tuổi đời không quá 40 tuổi tính đến thời điểm được cử đi đào tạo;

có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại các cơ quan thuộc thẩm
quyền quản lý của tỉnh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian
ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo; có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

17
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tính từ thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, trong đó có ít nhất
03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trường hợp đáp ứng được các
yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày
25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng
công chức (sau đây gọi là Thông tư số 03/2011/TT-BNV) thì được cử đi đào tạo
khi đủ 03 năm công tác.
2. Cán bộ, công chức, được cử đi đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học khi
đủ các điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu
chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; hoặc đang đảm nhiệm vị trí thuộc lĩnh vực
chuyên môn có tính đặc thù; hoặc đối với chức danh trưởng, phó trưởng công
an, quân sự cấp xã chưa đạt chuẩn chuyên môn.
b) Chuyên ngành cử đi đào tạo phải phù hợp với vị trí, chức danh và tiêu
chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của nhà nước;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương
trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (đối với cán bộ,
công chức), trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo (đối với viên
chức).

3. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi tập huấn, bồi dưỡng để nâng
cao năng lực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khi có đủ các điều
kiện theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
4. Việc cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách
nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 03/2011/TT-BNV.
2.1.5. Hình thức và nội dung đào tạo
• Về hình thức đào tạo
- Đảm bảo công việc được sắp xếp một cách khoa học, hoạt động thông
suốt, đồng thời để các đối tượng có thể tham gia hoạt động thuận tiện, trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC, Sở đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

18
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
nhau. Có thể kể đến một số hình thức:
- Đào tạo chính quy tập trung: đây là hình thức đào tạo mà đầu vào thông
qua các kỳ thi quốc gia để tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào học
theo hình thức tập trung tại trường. Hình thức đào tạo này tạo ra nguồn lực
CBCC trẻ, dự nguồn cho quy hoạch cán bộ. Đào tạo tập trung cung cấp cho xã
hội đội ngũ những CBCC giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt có năng
lực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ và tin học phục vụ tốt cho việc nghiên
cứu và quản lý.
- Đảm bảo công việc được sắp xếp một cách khoa học, hoạt động thông
suốt, đồng thời để các đối tượng có thể tham gia hoạt động thuận tiện, trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC, Sở đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác
nhau. Có thể kể đến một số hình thức:

- Đào tạo chính quy tập trung: đây là hình thức đào tạo mà đầu vào thông
qua các kỳ thi quốc gia để tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào học
theo hình thức tập trung tại trường. Hình thức đào tạo này tạo ra nguồn lực
CBCC trẻ, dự nguồn cho quy hoạch cán bộ. Đào tạo tập trung cung cấp cho xã
hội đội ngũ những CBCC giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt có năng
lực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ và tin học phục vụ tốt cho việc nghiên
cứu và quản lý.
• Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước.
- Lý luận chính trị:
+ Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức
danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh lãnh đạo quản lý.
+ Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng, bồi dưỡng cập
nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy
định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

19
Lớp: CĐQTNLK13A


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm
theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;
+ Bồi dưỡng văn hóa công sở.
- Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế.
- Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc cho cán bộ, công

chức công tác tại các vùng có dân tộc thiểu số.
- Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức:
+ Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện
trong diện quy hoạch.
+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học cho cán bộ,
công chức cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học theo tiêu chuẩn cho cán
bộ, công chức cấp xã.
- Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp theo chương trình quy định.
Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài các nội dung:
+ Quản lý, điều hành các chương trình kinh tế - xã hội;
+ Quản lý hành chính công;
+ Quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực;
+ Xây dựng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực;
+ Chính sách công, dịch vụ công;
+ Kiến thức hội nhập quốc tế.
2.1.6. Vai trò của công tác đào, tạo bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một vấn đề quan trọng của công tác
cán bộ. Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhất
là khi Việt Nam đã trở thành viên của WTO, vị thế của nước ta trên trường quốc
tế ngày càng được nâng cao thì nó càng trở nên cần thiết.
Trong giai đọan hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC hiện nay có
Sinh viên: Hoàng Thị Oanh

20
Lớp: CĐQTNLK13A



×