Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thưc trạng áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng lao động tại công ty cổ phần may và thương mại tiên lữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.81 KB, 44 trang )

Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
I/Phần mở đầu................................................................................................2
1.Lý do chọn đề tài:.......................................................................................2
2.Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................3
4.Phạm vi nghiên cứu....................................................................................3
5.Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................3
6.Ý nghĩa,đóng góp của đề tài.......................................................................3
7.Kết cấu đề tài:.............................................................................................3
II/Phần nội dung............................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP.....................................5
1.1 Đặc điểm tình hình ở đơn vị thực tập......................................................5
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị.............................5
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của đơn vị............5
1.1.2.1. Chức năng của Công ty....................................................................5
1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty......................................................................6
1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của đơn vị................................................6
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động của đơn vị............8
1.1.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị......................................................10
1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn............................................................12
1.1.5.1. Những thuận lợi..............................................................................12
1.1.5.2. Những khó khăn.............................................................................12
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.....................................................13
1.2.1.Các khái niệm liên quan.....................................................................13
1.2.1.1.Hợp đồng lao động..........................................................................13
1.2.1.2.Hình thức hợp đồng lao động..........................................................14
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh


Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.2.1.3.Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động..........................................14
1.2.1.4.Loại hợp đồng lao động...................................................................14
1.2.1.5.Nội dung hợp đồng lao động...........................................................14
1.2.1.6.Đối tượng tham gia..........................................................................15
1.2.1.7.Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.......................................15
1.2.2.Các đề tài nghiên cứu liên quan.........................................................19
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT.............................20
VÀO HỢP ĐỒNG LAO ĐỒNG TẠI CÔNG TY...........................................20
CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI TIÊN LỮ..........................................20
2.1.Thực trạng ký kết hợp đồng lao động....................................................20
2.1.1.Đảm bảo đủ các điều kiện chủ yếu và nguyên tắc ký kết hợp đồng lao
động.............................................................................................................20
2.1.2.Đảm bảo nội dung,hình thức..............................................................21
2.2. Thực trạng thực hiệnhợp đồng lao động...............................................26
2.2.1.Thực hiện các nội dung bắt buộc........................................................26
2.3.Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động...............................................36
2.3.1.Thực trạng chấm dứt hợp đồng lao động............................................36
2.3.2.Vấn đề giải quyết quyền lợi 2 bên......................................................37
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ,KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI TIÊN LỮ. 38
3.1.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc áp dụng quy định pháp luật về
hợp đồng lao động tại Công ty....................................................................38
3.1.1Nghiêm túc thực hiện theo pháp luật...................................................38
3.1.2.Thường xuyên đâọ tạo,bồi dưỡng,nâng cao trình độ hiểu biết pháp

luật cho cán bộ quản lý,đặc biệt là cán bộ phòng tổ chức-hành chính........38
3.1.3.Bồi dưỡng ,nâng cao hiểu biết cho người lao động về pháp luật cho
người lao động.............................................................................................38
3.2.Một số khuyến nghị nhằm thiện việc áp dụng pháp luật vào hợp đồng
lao động tại công ty.....................................................................................39
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
3.2.1.Nâng cao thời hạn hợp đông cho người lao động...............................39
KẾT LUẬN........................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................42

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giam hiệu
trường Đại học Nội vụ Hà Nội ,đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Tổ chức
và Quản lý nhân lực đã taọ điều kiện và trang bị cho em những kiến thức cơ sở
hữu ích trong suốt quá trình học tập tại trường để em có nền tảng lý thyết cơ bản
vững chắc,là hành trang vô cùng quý giá cho hoạt động kiến tập nghề nghiệp
vừa qua cũng như trong hoạt động công việc sau này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cô,chú,anh chị
trong toàn thể Công ty Cổ phần may và Thương mại Tiên Lữ,đặc biệt là các anh

chị trong phòng Hành chính tổ chức,anh Nguyễn Xuân Nam – Trưởng phòng tổ
chức hành chính và hai chị chuyên viên là Vũ Thị Kim Anh và chị Vũ Thị Thắm
đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ,tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để em có
thể tìm hiểu và thu thập được những tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành kỳ
kiến tập và đề tài báo cáo của mình.
Trong quá trình khiến tập và viết báo cáo,em đã cố gắng song vì thời gian
kiến tập có hạn và chưa có kinh nghiệm thực tế,chỉ dựa vào lý thuyết là nhiều
nên việc tìm hiểu và nghiên cứu tại phòng Hành chính Tổ chức chưa được
sâu,vậy nên trong báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế.Chính vì vậy,em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy,cô
cũng như các bạn để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Tiên Lữ,ngày 28 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Linh

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

1
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
I/Phần mở đầu.
1.Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đều thừa nhận rằng trong tất cả các nguồn lực tạo nên một tổ
chức thì nguồn nhân lực thì nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng nhất trong
mọi tổ chức.Mọi tổ chức từ ngày thành lập đều có nguồn nhân lực của tổ
chức.Thực tế cho ta thấy rằng,một tổ chức muốn tồn tại và phát triển phụ thuộc

vào rất nhiều yếu tố,điều kiện khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là dựa vào yếu tố
con người hay nói cách khác là nguồn nhân lực của tiến hành tuyển dụng nhân
lực và quản lý,sử dụng nguồn nhân lực cũng như phải có sự ràng buộc giữa lao
động với nhà quản lý.
Công nhân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra
sản phẩm,là nền tảng của hệ thống sản xuất của mỗi doanh nghiệp.Dây truyền
sản xuất ở cấp công nhân có vai trò quan trọng trong việc sản xuất,quản lý và
định hướng công nhân thực hiện sản xuất theo đúng như hoạt động,định hướng
mục tiêu phát triển của doanh nghiệp,tăng cường mối quan hệ khăng khít giữa
người sử dụng lao động với người lao động.
Hợp đồng lao động là một yếu tố quyết định tác động trực tiếp đến quyền
lợi cũng như trách nhiệm của người lao động khi tham gia sản xuất tại doanh
nghiệp.Chính vì vậy,việc soạn thảo và ký kết hợp đồng lao động của người sử
dụng lao động với người lao động có vai trò quan trọng trong việc quản lý,giải
quyết các vấn đề mà người lao động còn thắc mắc cũng như là sợi dây vô hình
gắn kết người lao động với doanh nghiệp.
Là một sinh viên của Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực – Trường Đại
học Nội Vụ Hà Nội ,với những kiến thức chuyên nghành Quản trị nhân lực đã
được học,lĩnh hội và tiếp thu ở trường và để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của
hợp đồng lao động nên em xin lựa chon chuyên đề :Thưc trạng áp dụng quy
định của pháp luật về hợp đồng lao động tại Công ty Cổ phần may và
Thương mại Tiên Lữ làm đề tài nghiên cứu kiến tập của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

2
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng lao động tại Công
ty Cổ phần may và Thương mại Tiên Lữ.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu.
-Nghiên cứu các cơ sở lý luận làm tiền đề nghiên cứu và đánh giá thực
tiễn tại cơ sở kiến tập.
-Nghiên cứu tài liệu của cơ sở nơi kiến tập về vấn đề nghiên cứu làm báo
cáo.
-Nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng lao động
tại nơi kiến tập.
-Đề suất các giải pháp.
4.Phạm vi nghiên cứu.
-Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên đề tài của em chỉ xin đề cập đến
thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng lao động tại Công ty Cổ
phần may và Thương mại Tiên Lữ trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay.
-Không gian nghiên cứu tại xã Thủ Sỹ - Tiên Lữ - Hưng Yên.
5.Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp thu thập thông tin.
-Phương pháp phân tích tổng hợp.
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu,thống kê.
-Phương pháp điều tra,kiểm chứng.
-Phương pháp phỏng vấn.
6.Ý nghĩa,đóng góp của đề tài.
-Cung cấp thêm góp nhìn mới về việc áp dụng quy định của pháp luật về
hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp tư nhân như doanh nghiệp Cổ phần may
và Thương mại Tiên Lữ.
-Đồng thời có những giải pháp cải thiện những tình trạng nêu ra.
7.Kết cấu đề tài:
Ngoài các phần mở đầu,kết luận.danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
thì đề tài gồm có phần chính:

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

3
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương 1: Tổng quan về đơn vị kiến tập
Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về hợp đồng lao
động tại Công ty Cổ Phần may và Thương mại Tiên Lữ.
Chương 3: Một sốgiải pháp,kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng quy
định pháp luật về hợp đồng lao động của Công ty Cổ phần may và Thương mại
Tiên Lữ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

4
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
II/Phần nội dung.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP
1.1 Đặc điểm tình hình ở đơn vị thực tập
1.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần May và Thương mại
Tiên Lữ.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Tien Lu Trading and Garment

joint stock company.
-Tên giao dịch : TIGACO
- Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ được thành lập ngày 01
tháng 03 năm 2009 theo Quyết định số 03 - QĐ / HĐQT ngày 10 tháng 01 năm
2009 của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đay và May Hưng Yên về việc
tách Xí nghiệp may Dốc Lã và Xí nghiệp may Ba Hàng thành lập Công ty Cổ
phần May và Thương mại Tiên Lữ.
- Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ Phần May
và Thương
Hưng Yên cấp.
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Ba Hàng, xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên.
- Số điện thoại: 03213. 878. 999.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của đơn vị.
Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ là một Công ty chuyên
sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu trên dây chuyền công nghệ tiên tiến
hiện đại và khép kín.
1.1.2.1. Chức năng của Công ty
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
- Thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ, trực tiếp gia công sản
phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

5
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

1.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo
kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công ty.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng xuất lao động, áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu và
nhu cầu đặt hàng của khách.
- Thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
- Thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc,
đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ
thuật chuyên môn cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và bảo vệ môi trường, giữ gìn an
ninh trật tự, an toàn xã hội, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng.
Nghành nghề kinh doanh :
-dệt may cá nhân - Sản xuất sản phẩm các loại.
- Dịch vụ đào tạo May công nghiệp ngắn hạn.
1.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy của đơn vị
Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ là một doanh nghiệp cổ
phần chuyên sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu trên dây chuyền công
nghệ tiên tiến hiện đại và khép kín. Hiện nay Công ty có hai xí nghiệp với 10 tổ
sản xuất đó là:
* Xí nghiệp may Ba Hàng:
1. Tổ sản xuất số 1
2. Tổ sản xuất số 2
3. Tổ sản xuất số 3
4. Tổ sản xuất số 4
5. Tổ sản xuất số 5
6. Tổ sản xuất số 6
7. Tổ cắt
* Xí nghiệp may Dốc Lã:
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh


6
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1. Tổ sản xuất số 7
2. Tổ sản xuất số 8
3. Tổ sản xuất số 9
Trong 10 tổ sản xuất ở trên thì có 9 tổ đều có chức năng, nhiệm vụ như
nhau đó là sản xuất các loại quần áo theo mẫu mã và kiểu dáng mà Công ty và
khách hàng đã ký kết với nhau.
Riêng Tổ cắt có nhiệm vụ là cắt tạo ra những bán thành phẩm trên cơ sở
mẫu mã sơ đồ phòng Kỹ thuật đã tạo ra để phục vụ cho 9 tổ sản xuất trên. Vì
vậy Tổ cắt là khâu đầu phục vụ cho một dây chuyền sản xuất.
Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ là đơn vị quản lý theo
hình thức tập trung. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo công ty. Bộ máy quản lý của Công ty
bao gồm:


Tổng giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty,

chịu trách nhiệm trước Nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty, đồng thời
điều hành mọi hoạt động của bộ máy quản lý các phòng ban.


Phó tổng giám đốc: Có chức năng điều hành, quản lý toàn bộ hệ


thống các tổ sản xuất, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về số lượng, chất
lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất và tiến độ giao hàng.


Các phòng chức năng bao gồm:

+ Phòng Tổ chức hành chính: Có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc xây
dựng các Nội quy, Quy chế hạch toán tiền lương, ngày, giờ, công lao động của
Công ty, lập phương án đánh giá thực hiện các chỉ tiêu hạch toán kinh tế nội bộ
Công ty, tham mưu cho Tổng giám đốc về các khuyến khích vật chất, tiền
lương, tiền thưởng.
+ Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công
tác Tài chính - Kế toán của Công ty, ghi chép, phản ánh, giám sát mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty cả về mặt hiện vật và giá trị, đánh giá kết quả
hoạt động của Công ty, cung cấp thông tin và tham mưu cho Tổng giám đốc
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

7
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trong việc ra các quyết định về hoạt động kinh tế - tài chính.
+ Phòng Xuất nhập khẩu: Trực tiếp tham gia mua bán các loại máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất dưới sự điều
hành của Tổng giám đốc, hoàn tất các thủ tục thanh toán với khách hàng trong
và ngoài nước. Quản lý công tác Xuất nhập khẩu, dịch các tài liệu kỹ thuật,
thương mại, phục vụ cho hoạt động sản xuất và chịu trách nhiệm đôn đốc sản
xuất để kịp thời giao hàng theo đúng tiến độ đã ký với khách hàng.

+ Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động liên quan đến
công nghệ may, nghiên cứu định lượng thời gian, định mức các loại chi phí... và
chịu trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
+ Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, phát
hiện sản phẩm hỏng, sản phẩm mắc lỗi trước khi đi vào nhập kho hay xuất cho
khách hàng, có quyền chỉ thị cho cán bộ kiểm hàng từ chối nhận hàng khi chất
lượng hàng nhập kho không đảm bảo.
+ Phòng Y tế: Có nhiệm vụ trực tiếp chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức và lao động của đơn vị
Với đội ngũ công nhân viên lên đến 1550 người. Trong đó có 274 người
là nhân viên các phòng ban, còn lại hơn 1276 người là công nhân làm tại các
phân xưởng cuả công ty. Nhân viên văn phòng công ty Cổ phần May và Thương
mại Tiên Lữ đều có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học trong các nghành
kỹ thuật, điện máy, tài chính kế toán, kinh tế,...Các công nhân tại các phân
xưởng của công ty đã tốt nghiệp từ cấp trung học phổ thông trở lên. Với đội ngũ
cán bộ trình độ cao và phong cách làm việc chuyên nghiệp công ty Cổ phần May
và Thương mại Tiên Lữ sẽ đáp ứng tốt nhất có thể mọi nhu cầu của khách hàng.
Số lượng đội ngũ công nhân viên của công tyđược thể hiện qua bảng số
liệu sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

8
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Bảng 1: Đội ngũ cán bộ nhân viên công ty Cổ phần May và Thương

mại Tiên Lữ năm 2014
Đơn vị: người
1. Nhân viên các phòng ban
2. Công nhân các phân xưởng

Số lượng
274

Nam
170

Nữ
104

1276

335

941

Trong đó:


Phân xưởng may

342

52

290




Phân xưởng thêu

326

104

222



Phân xưởng giặt

262

44

218

346

135

211


Phân xưởng hoàn
Tổng


1550

505
1045
Nguồn : Phòng tổ chức

Cán bộ, nhân viên là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái
độ phục vụ của cán bộ nhân viên, đó cũng là những vấn đề mà khách hàng và
doanh nghiệp mong muốn
Vì vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên trong công ty còn được thống kê theo
trình độ như sau:
Bảng 2: Bảng đội ngũ nhân viên thông kê theo trình độ
Trình độ
Trình độ trên Đại học
Trình độ Đại học
Trình độ Cao đẳng
Trình độ Trung cấp
Trung học phổ thông

Số lượng (người)
31
141
65
37
1276

Tỷ lệ (%)

2
9,1
4,2
2,4
82,3
Nguồn : Phòng tổ chức

Qua bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù ngành may nên số lao động nữa
chiếm tỷ lệ cao hơn số lao động nam. Chất lượng nguồn nhân lực các phòng ban
9
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tại công ty tương đối cao, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là
172 người chiếm 63%. Còn lại là số nhân viên có trình độ cao đẳng và trung
cấp. Sở dĩ tỷ lệ công nhân viên tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỷ lệ lớn là
do yêu cầu khi tuyển dụng công nhân vào làm tại các phân xưởng của công ty là
tốt nghiệp từ trung học phổ thông là đủ yêu cầu. Ngoài ra công ty còn tạo điều
kiện cho nhân viên được theo học những lớp bổ túc, bổ sung kiến thức, đào tạo
tay nghề cho nhân viên thường xuyên. Đây cũng là một trong những điểm nổi
trội trong chiến lược phát triển tại công ty.
1.1.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật của đơn vị
Công ty Cổ phần May và Thương mại Tiên Lữ có diện tích khá rộng
(29000m2), trong đó bao gồm cả khu vực hành chính và khu vực sản xuất. Và
được phân bổ như sau:
Tổng diện tích toàn công ty: 29000m2
Trong đó:



Khu văn phòng

: 930m2



Phòng kỹ thuật



Xưởng giặt : 120m2



Xưởng thêu : 50m2

: 100m2

Khu A
Tổng diện tích: 9800m2


Xưởng sản xuất: 2450m2



Kho nguyên liệu: 368m2




Kho phụ liệu: 284m2



Xưởng cắt: 2450m2



Kho thành phẩm: 306m2

Khu B
Tổng diện tích: 18000m2


Xưởng sản xuất: 2600m2



Kho nguyên liệu 47610: 360m2



Xưởng cắt: 180m2



Kho thành phẩm : 180m2
Bảng 3: Danh mục máy móc thiết bị của công ty Cổ phần May và


Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

10
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Thương mại Tiên Lữ năm 2014
Tên thiết bị
Máy may công nghiệp
Máy vắt sổ 6 chỉ
Máy vắt 3 chỉ
Máy vắt sổ 4 chỉ
Máy trần đè 3 kim 5 chỉ
Máy đính bộ
Máy 2 kim móc xích kép1/4
Máy 2 kim chỉ tết
Máy thùa khuy đầu tiên
Máy thùa khuy đầu bằng
Máy cuốn ống
Máy cúc điện tử
Máy hai kim mặt băng
Máy chạy dây vắt sàng
Máy bổ túi
Máy một kim dao xén
Máy ziczắc
Máy vắt gấu
Máy may công nghiệp các loại

Máy jolô
Máy dập cúc
Bàn là
Máy vắt sổ 5 chỉ
Máy dò kim 3
Tổng

Nhãn hiệu
Juki, Brother
Juki
Pegasut
Siuba, juki, pegasut,
Lansai, Juki, siruba, pegasut
Juki, brother
Toyota, Mitsubisi, Juki
Juki
Recee, Jukop, Brother
Juki, Brother
Brother, Toyota, Juki
Juki,
Juki, brother, taking, Nitaka
Karsa, juki
Juki
Juki, Toyota, Brother
Juki, Brother
Juki, Brother
Juki, Brother
Zayshing
TSSM
Brother

Juki
Juki

số lượng
366
43
6
75
69
33
7
7
8
10
12
17
95
1
2
22
3
1
156
7
8
31
14
1
994
Nguồn: Phòng kỹ thuật


Hiện nay thiết bị của công ty khá hiện đại, phù hợp với nhiệm vụ sản
xuất. Theo tình hình phát triển của nền kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới nói
chung và ngành dệt may nói riêng thời gian qua của công ty, số hợp đồng xuất
khẩu đã tăng nhiều do đó công ty đã đầu tư vào mua sắm thêm trang thiết bị và
giờ lên tới gần 1000 chiếc. Do vậy sản lượng của công ty hàng năm lên tới
3.100.000sản phẩm.
Tuy nhiên thì việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc cũng được công ty hết sức
quan tâm. Hàng tháng phòng kỹ thuật cơ điện của công ty đề có kế hoạch bảo
dưỡng và sửa chữa máy móc trang thiết bị cho từng phân xưởng theo các chế độ
11
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
sau.
+ Tiểu tu

: 3 tháng/lần

+ Trung tu

: 6 tháng /lần

+ Đại tu

: 1 năm/lần


Mỗi phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ theo dõi
kiểm tra, bảo dưỡng máy thường xuyên hàng ngày.
1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn
1.1.5.1. Những thuận lợi
- Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ tuy mới thành lập không
lâu nhưng đã xây dựng được nền tảng vững chắc để tạo đà phát triển. Riêng đối
với tỉnh có truyền thống về công nghiệp nhẹ như da giày, may mặc thì để có
được vị thế như ngày hôm nay, Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ
đã có hướng đi thực sự đúng đắn.
- Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ có đội ngũ cán bộ quản
lý giàu kinh nghiệm, 90% có trình độ từ đại học trở lên, bên cạnh đó còn có tập
thể người lao động trẻ với thái độ nhiệt tình trong công việc, không ngừng đóng
góp để công ty ngày một thành công hơn.
- Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên
Lữ gọn nhẹ, linh hoạt, thuận tiện cho quá trình triển khai kế hoạch cũng như
giám sát quá trình thực hiện. Công ty có chế độ lương thưởng hợp lý, quan tâm
đến người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần.
- Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên
Lữ ngày càng ổn định và phát triển, đó là điều vô cũng quan trọng đối với việc
tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhất là trong thời buổi khủng
hoảng kinh tế như hiện nay.
1.1.5.2. Những khó khăn
- Công ty Cổ Phần May và Thương Mại Tiên Lữ hoạt động trong một môi
trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bởi may mặc là thế mạnh của tỉnh Hưng
Yên. Chính vì thế, công ty luôn phải tự đổi mới cũng như hoàn thiện mình theo
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

12
Lớp: 1205.QTNG



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
guồng quay của cơ chế thị trường để tránh bị tụt hậu, đào thải.
- Công ty gia công hàng may mặc, có rất nhiều đơn hàng xuất sang các
nước trong khu vực và trên thế giới, với đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã...,
điều đó đòi hỏi sự linh hoạt trong điều tra thị trường cũng như khâu thiết kế sản
xuất, để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, ổn định thu nhập cho người
lao động.
- Hàng tuần, hàng tháng đều có những hồ sơ mới xin đăng ký tham gia
sản xuất tại công ty, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, cấp sổ bảo hiểm
xã hội, cũng như việc xét và giải quyết các chế độ.
- Quy mô công ty còn nhỏ nên chưa có phòng bảo hiểm xã hội riêng, mọi
hoạt động có liên quan đều do phòng tổ chức hành chính quản lý, thực hiện. Bên
cạnh đó, công ty chưa có cán bộ bảo hiểm xã hội chuyên biệt nên việc xét và
giải quyết còn chậm, chồng chéo.
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu.
1.2.1.Các khái niệm liên quan.
1.2.1.1.Hợp đồng lao động
“ Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả lương,điều kiện làm việc,quyền và nghĩa vụ
của mỗi bên trong quan hệ lao động.” [Luật Lao Động năm 2013,chương III
,trang 13].

Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

13
Lớp: 1205.QTNG



Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.2.1.2.Hình thức hợp đồng lao động.
-Hợp đồng lao đồng phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2
bản,người lao động giữ 01 bản,người sử dụng lao động giữ 01 bản.
-Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì các bên có thể
giao kết bằng lời nói.
1.2.1.3.Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động.
-Tự nguyện,bình đẳng,thiện chí,hợp tác và trung thực.
-Tự do giao kết hợp động lao động nhưng không được trái pháp luật ,thỏa
ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
1.2.1.4.Loại hợp đồng lao động.
1.Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai
bên không xác định thời hạn,thời điểm chấm dứt của hợp đồng.
b)Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động xác định thời hạn la hợp đồng mà trong đó hai bên xác
định thời hạn,thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian
từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
c)Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng.
1.2.1.5.Nội dung hợp đồng lao động.
1.Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a)Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp
pháp.
b)Họ tên,ngày tháng năm sinh,giới tính,địa chỉ nơi cư trú,số chứng minh
nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp của người lao động.
c)Công việc và địa điểm làm việc.
d)Thời gian của hợp đồng lao động.

đ)Mức lương,hình thức trả lương,thời hạn trả lương,phụ cấp và các khoản
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

14
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
bổ xung khác.
e)Chế độ cấp bậc,nâng lương.
g)Thời gian làm việc,thời gian nghỉ ngơi.
h)Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.
i)Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
k)Đào tạo,bồi dưỡng,nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
2.Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh
doanh,bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật,thì người sử dụng lao động
có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung,thời hạn bảo
vệ bí mât kinh doanh,bí mật công nghệ ,quyền lợi về việc bồi thường trong
trường hợp người lao động vi phạm.
3.Đối với người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp,lâm nghiệp,ngư
nghiệp,diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số
nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ xung nội dung về
phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng
của thiên tai,hỏa hoạn,thời tiết.
4.Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thêu làm
giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
1.2.1.6.Đối tượng tham gia.
1. Người lao động:
a) Đủ 15 tuổi có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động

b) Dưới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý của cha
mẹ, người đỡ đầu.
2. Người sử dụng lao động: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thuê mướn sử dụng và trả công lao động.
1.2.1.7.Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
a. Sự chấm dứt hợp đồng không hợp pháp
Sự chấm dứt hợp đồng không hợp pháp xảy ra khi các bên bãi ước không
có lí do chính đáng, không đúng pháp luật.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

15
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chế tài của pháp luật trong trường hợp bãi ước bất hợp pháp:
+ Nếu người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp
thì phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng đã ký và phải
bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có)
trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng
tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
Trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản
tiền bồi thường trên họ vẫn có quyền hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của
pháp luật. (Đối với lao động làm việc thường xuyên từ 1 năm trở lên: trợ cấp
thôi việc là mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương cộng phụ cấp lương (nếu có).
Trong trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận người lao
động trở lại làm việc và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường
và trợ cấp thôi việc thì 2 bên thoả thuận với nhau về khoản tiền bồi thường thêm
cho người lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Nếu người lao động chấm dứt hợp đồng bất hợp pháp thì họ bị tước
quyền hưởng trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động
nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương nếu có.
Lưu ý:
Trong trường hợp vi phạm về thời hạn báo trước bên vi phạm phải bồi
thường cho bên kia 1 khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động
trong những ngày không báo trước.
b. Sự chấm dứt hợp pháp hợp đồng lao động
* Các trường hợp hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt bao gồm:
+ Hợp đồng hết thời hạn, công việc thoả thuận đã được hoàn thành.
+ Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị hình phạt buộc người đó
không được tiếp tục làm công việc cũ.
+ Người lao động bị mất tích theo tuyên bố của toà án.
+ Người lao động bị chết.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

16
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
* Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
+ Đối với hợp đồng không xác định thời hạn người lao động có quyền
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần có các lý do luật định
nhưng phải báo trước tối thiểu là 45 ngày; Người lao động bị ốm đau tai nạn đã
điều trị 6 tháng liền thì phải báo trước ít nhất là 3 ngày.
+ Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36

tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng, người. lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước
thời hạn trong các trường hợp sau:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không
được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả
thuận trong hợp đồng;
- Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động.
- Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục
thực hiện hợp đồng.
- Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được
bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.
- Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.
- Người lao động bị ốm đau tai nạn đã điều trị 3 tháng liền đối với người
làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng
và 1/4 thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng
lao động chưa được hồi phục.
+ Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
- Đối với các trường hợp 1,2,3,7: ít nhất là 3 ngày.
- Đối với các trường hợp 4,5: Ít nhất là 30 ngày nếu là hợp đồng xác định
thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Ít nhất là 3 ngày nếu là hợp đồng theo mùa
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

17
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
- Đối với trường hợp 6: tuỳ thuộc thời hạn do thầy thuốc chỉ định.
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao
động:
+ Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động trong các trường hợp sau:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp
đồng;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm
đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng xác định thời
hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liền và người lao
động làm việc theo hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất địnhcó
thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động.
Khi người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao
động;
- Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy
định của chính phủ mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục
nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất giảm chỗ làm việc.
- Doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chấm dứt hoạt động.
Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm 1,2,3
người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ
sở. Trong trường hợp không nhất trí 2 bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao
động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và chịu
trách nhiệm về quyết định của mình. Trong trường hợp không nhất trí với quyết
định của người sử dụng lao động, ban chấp hành công đoàn cơ sỏ và người lao
động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do phápluật
quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh


18
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Thời hạn báo trước (trừ trường hợp 2):
- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12
tháng đến 36 tháng;
- Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao
động nếu:
- Người lao động ốm đau, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang
nghỉ và điều trị theo yêu cầu của thầy thuốc (Trừ trường hợp 3,4 trên).
- Nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ khác được người sử dụng lao động
cho phép.
- Lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản nuôi con dưới 12
tháng tuổi trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
1.2.2.Các đề tài nghiên cứu liên quan.
Đã có nhiều luận văn nghiên cứu về các công ty tư nhân như:
-Đề tài nghiên cứu về Văn hóa công sở của bạn Ngô Anh Tuấn thuộc
Khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực,trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
-Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện bảo hiểm xã hội trong các
doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Phòng.
-Luận văn nghiên cứu hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng trong các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các bài nghiên cứu trên dều cho ta cái nhìn thực tiễn các vấn đề quan

trọng trong doanh nghiệp,song chưa có bài nghiên cứu nào đề cập tới vấn đề hợp
đồng lao động trong các doanh nghiêp tư nhân trong nước không có đầu tư của
nước ngoài.
Với đề tài nghiên cứu áp dụng pháp luật trong hợp đồng lao đồng tại
Công ty Cổ phần may và Thương mại Tiên Lữ của mình,em tin sẽ mang đến cho
thầy cô và các bạn một góp nhìn mới về một vấn đề đã quen thuộc,cũng như
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

19
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
những giải pháp mố mang tính khả thi cho vấn đề.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
VÀO HỢP ĐỒNG LAO ĐỒNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN MAY VÀ THƯƠNG MẠI TIÊN LỮ
2.1.Thực trạng ký kết hợp đồng lao động
2.1.1.Đảm bảo đủ các điều kiện chủ yếu và nguyên tắc ký kết hợp
đồng lao động.
Công ty luôn tuân thủ và áp dụng các quy định của Luật lao động và việc
xây dựng hợp đồng lao động trong công ty.
Theo như anh Vũ Xuân Nam – Trưởng phòng Tổ chữ- hành chính chia sẻ
vui vẻ : “Công ty thành lập đến nay cũng đã 6,7 năm và luôn hoạt động theo như
khuôn khổ pháp luật cho phép,đặc biệt là vấn đề hợp đồng lao động luôn được
coi trọng hơn cả.Phòng Tổ chức –hành chính luôn cập nhật những thay đổi,phát
triển của pháp luật nhằm hoàn thiện và giúp công ty phát triển.Công ty luôn coi
trọng vấn đề hợp đồng lao động bởi đó là sợi dây liên kết giữa công ty với toàn

thể công nhân viên trong công ty,hợp đôngg lao động không chỉ tuân thủ đúng
pháp luật mà còn cần phải hài hòa lợi ích của cả hai bên ký kết hợp đồng,có như
vậy sẽ làm lòng hai bên trước khi tiến hành sản xuất cũng như trong trường hợp
có tranh chấp hay khiếu nại thì có thể dựa theo hợp đồng lao động giải quyết.”
Công ty cam kết thực hiện ký kết hợp đồng lao động theo đúng các tiêu
chí:
-Tự nguyện,bình đẳng.
-Trung thực,hợp tác.
-Tự do,không trái pháp luật.
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

20
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.2.Đảm bảo nội dung,hình thức.
-Về cơ bản,công ty Cổ phần may và Thương mại Tiên Lữ xây dựng bản
hợp đồng lao động của mình đáp ứng đủ mười nội dung chủ yếu,bao gồm:
1,Tên và địa chỉ người sử dụng lao động .
2,Các thông tin cá nhân cơ bản của người lao động,bao gồm:họ và
tên,ngày tháng năm sinh,giới tính,địa chỉ nơi cư trú,số chứng minh thư.
3,Công việc và địa điểm làm việc.
4,Thời hạn của hợp đồng lao động.
5,Mức lương,hình thức trả lương,thời hạn trả lương,phụ cấp và các khoản
khác bổ xung thêm.
6,Chế độ nâng bậc,nâng lương.
7,Thời gian làm việc,thời gian nghỉ ngơi.
8,Trang bị bảo hộ cho người lao động khi lao động.

9,Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế.
10,Đào tạo,bồi dưỡng,nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
-Ngoài ra công ty cũng áp dụng mẫu hợp đồng lao động theo đúngThông
tu số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/09/2003 của Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội
M Ẫ U HỢ P ĐỒ NG LA O ĐỘ NG
Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
---------------------------------------------------------CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------Tên đơn vị: .......
Số: ....................
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

21
Lớp: 1205.QTNG


Báo cáo kiến tập
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
H ỢP ĐỒ NG LAO ĐỘ NG
Chúng tôi, một bên là Ông/Bà: Quốc tịch:
Chức vụ:
Đại diện cho (1): Điện thoại:
Địa chỉ:
Và một bên là Ông/Bà: Quốc tịch:
Sinh ngày .... tháng .... năm .... tại.
Nghề nghiệp (2):
Địa chỉ thường trú:
Số CMTND: cấp ngày ..../..../..... tại

Số sổ lao động (nếu có):................ cấp ngày ..../..../.... tại
Thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng những điều
khoản sau đây:
Điều 1: Thời hạn và công việc hợp đồng
- Loai hợp đồng lao động (3):
- Từ ngày …. tháng …. năm .... đến ngày .... tháng …. năm ……..
- Thử việc từ ngày …. tháng …. năm .... đến ngày .... tháng …. năm
……..
- Địa điểm làm việc (4):
- Chức danh chuyên môn: Chức vụ (nếu có):
- Công việc phải làm (5):
Điều 2: Chế độ làm việc
- Thời giờ làm việc (6)
- Được cấp phát những dụng cụ làm việc gồm:
Điều 3: Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động
Sinh viên: Nguyễn Thị Thùy Linh

22
Lớp: 1205.QTNG


×