Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện thuận thành tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.39 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.Lý do chọn đề tài..........................................................................................................................1
2.Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................2
3.Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................................2
4.Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................................2
5.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................2
6.Ý nghĩa, đóng góp của đề tài........................................................................................................3
7.Kết cấu đề tài...............................................................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
CHƯƠNG I..........................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHIẾN SĨ TẠI
CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH..............................................................3
1.1.Khái quát chung về công an huyện Thuận Thành......................................................................3
1.1.1.Tổng quan về huyện Thuận Thành.........................................................................................3
1.1.2.Giới thiệu về công an huyện Thuận Thành.............................................................................8
1.2.Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành
......................................................................................................................................................15
1.2.1.Khái niệm đào tạo, bồi dưỡnng cán bộ chiến sĩ...................................................................15
1.2.2.Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ......................................................16
1.2.3.Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng....................................................16

CHƯƠNG II.......................................................................................................19
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHIẾN
SĨ TẠI CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH...............................................19
2.1. Những quan điểm của nhà nước về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ................................19
2.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành
......................................................................................................................................................20


2.3. Đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.......................21


2.3.1. Số lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành......................................21
2.3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành..................................23
2.4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành hiện
nay................................................................................................................................................25
2.4.1. Đối tượng, nội dung, hình thức, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ..................25
2.4.2. Tình hình thực hiện và kết quả đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ
tại công an huyện Thuận Thành....................................................................................................28
2.5. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành giai
đoạn 2012-2014...........................................................................................................................32
2.5.1. Những mặt đạt được..........................................................................................................32
2.5.2. Những mặt hạn chế tồn tại.................................................................................................35

CHƯƠNG III.....................................................................................................37
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ CHIẾN SĨ TẠI CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH................37
3.1. Mục tiêu của công anhuyện về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trong giai đoạn
hiện nay........................................................................................................................................37
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại
công an huyện Thuận Thành.........................................................................................................38

PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................43


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khóa dẫn đến thành

công của mỗi tổ chức. Có thể nói dù ở giai đoạn nào, nguồn nhân lực cũng đóng
vai trò quan trọng, then chốt, là yếu tố để cấu thành nên tổ chức và là nhân tố
quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Chính vì vậy, để tồn tại
và phát triển trong môi trường biến động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
đòi hỏi các tổ chức phải luôn quan tâm đầu tư đến công tác đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực.
Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa và đang
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.Song song với quá trình đó là sự phát triển
không ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân
dân ngày càng được nâng cao.Qúa trình đó tạo ra những cơ hội lớn, bên cạnh đó
cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng ta cần phải cố gắng vượt qua.
Trước tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ công chức trong cơ quan nhà
nước không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương phải có đủ năng lực,
giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất chính trị thì công việc mới vận hành trôi
chảy, thông suốt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Cán bộ là gốc của vấn đề”. Đội ngũ cán
bộ, công chức nước ta là lực lượng nòng cốt của bộ máy hành chính nhà nước,
đóng vai trò rất quan trọng, cán bộ công chức là công bộc của nhân dân, là
người thực thi chính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của
nhân dân. Cán bộ công chức là những người phải đóng góp sức mình vào công
cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giới
thiệu Việt Nam đến với thế giới. Muốn được như vậy thì người cán bộ, công
chức phải không ngừng học hỏi, trao đổi kiến thức,phát huy nội lực của bản thân
và tạo ra sức mạnh cho tập thể.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ, trong những năm
qua công an huyện Thuận Thành luôn chú trọng đầu tư đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu, là yếu tố quyết định để xây dựng
1



lực lượng công an huyện cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới. Đó cũng
là lí do em chọn đề tài: “ Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ
tại công an huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm sáng tỏ những quan điểm, lý luận về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình hiện nay của cơ quan.
- Cung cấp những thông tin giúp đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chiến sĩ để từ đó tìm ra những điểm mạnh và khắc phục những
hạn chế còn tồn tại trong công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an
huyện Thuận Thành.
- Đề ra các giải pháp để cải thiện những hạn chế còn tồn tại và hoàn thiện
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giúp chúng ta hiểu và có cái nhìn rõ nét về tầm quan trọng của việc đào
tạo,bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Đánh giá được chính xác thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chiến sĩ tại cơ quan để từ đó xây dựng một kế hoạch tổng thể về đào tạo, phát
triển:
Xác định mục tiêu đào tạo
Nhu cầu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
Dự tính kinh phí đào tạo
Đánh giá chương trình đào tạo.
- Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu để đưa ra những quan điểm và chỉ ra
các giải pháp, khuyến nghị để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành giai đoạn 2012-2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp quan sát
2


Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp sưu tầm và thu thập thông tin từ thực tế
Phương pháp lịch sử
Thông qua tài liệu,báo ,internet…
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài
- Đóng góp thêm tư liệu nghiên cứu, làm phong phú, đa dạng cho đề tài,
góp phần xây dựng các văn bản, chính sách pháp luật về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ,chiến sĩ.
- Làm phong phú thêm các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.
- Các giải pháp được đề xuất trong bài báo cáo sẽ góp phần giải quyết các
vấn đề tồn đọng và nảy sinh trong quá trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục/ kết cấu đề tài
chia làm 3 chương.
Chương I: Tổng quan về công an huyện Thuận Thành và cơ sở lý luận về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.
Chương II: Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại
công an huyện Thuận Thành.
Chương III: giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận Thành.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHIẾN SĨ TẠI
CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH.
1.1. Khái quát chung về công an huyện Thuận Thành
1.1.1. Tổng quan về huyện Thuận Thành
 Vị trí địa lý:
3


Thuận Thành là một huyện đồng bằng ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh ven
dòng sông Đuống (sông Thiên Đức xưa), nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội
25km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10km,
tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hà Nội. Huyện lỵ là thị
trấn Hồ. Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê
hương của những huyền thoại - lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nước.Trải qua
hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con người Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận
Thành đã tạo dựng nên những giá trị văn hoá kỳ diệu, giàu tinh nhân văn và đậm
đà sắc thái riêng có của người Bắc Ninh - Kinh Bắc.
 Diện tích - dân số:
Thuận Thành với diện tích là 116km2, trong đó đất canh tác nông nghiệp
chiếm 68%, dân số tính đến 31/12/2010 là 147,5 nghìn người Thuận Thành là
đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân thứ hai ở Bắc Ninh.
 Hành chính:
Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
- Thị trấn Hồ.
- 17 xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài
Thượng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ,

Song Liễu, Thanh Khương, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm.
 Lịch sử:
Huyện Thuận Thành là một vùng đất cổ có truyền thống văn hoá lâu đời,
là một trong những cái nôi của dân tộc Việt có cách đây khoảng 3.500 năm.Thời
nhà nước Âu Lạc, Thuận Thành là trung tâm cư trú của người Việt cổ ở đồng
bằng Bắc Bộ.
 Văn hóa - làng nghề:
Thuận Thành là quê hương của những làng nghề truyền thống như:
+ Làng Hồ (xã Song Hồ) chuyên làm tranh khắc gỗ in trên giấy điệp mà
dân gian gọi là tranh Đông Hồ từ thời Lê.
+ Làng Đồng Ngư (xã Ngũ Thái) có môn múa rối nước từ thế kỷ 11.
+ Làng Trà Lâm (xã Trí Quả) có nghề làm đậu phụ, hàng năm giỗ ông tổ
4


hàng đậu ngày 2/2 (âm lịch).
+ Nhiều làng tổ chức các đội hát chèo, hát tuồng, kịch nói, ngâm thơ, hát
trống quân, hát ca trù… biểu diễn phục vụ nhân dân địa phương hoặc giao lưu
với các địa phương bạn nhân dịp lễ hội hoặc những sự kiện lớn của địa phương.
+ Các trò chơi dân gian: Vật, chọi gà, cờ người, kéo co, leo cầu đốt pháo,
múa rối nước, đánh đu… được tổ chức trong các dịp lễ hội.
 Lễ hội:
Thuận Thành là một trong những vùng có lễ hội nổi tiếng cả nước với
nhiều hình thức hoạt động văn hoá dân gian hấp dẫn như hội làng, hội đình và
hội chùa.
+ Hội thi mã Đông Hồ xã Song Hồ ngày 6-7 tháng giêng âm lịch
+ Hội thi nấu cơm làng Tư Thế xã Trí Quả ngày 9 tháng giêng âm lịch
+ Hội chùa Bút tháp (xã Đình Tổ) ngày 24 tháng ba âm lịch
+ Hội chùa khám (xã Gia Đông) ngày 7 tháng tư âm lịch
+ Hội chùa Dâu 9 (xã Thanh Khương) ngày 8 tháng tư âm lịch

+ Hội đình Phú Lộc ngày 4 tháng hai âm lịch làng Bưởi Quốc (Nghi
Khúc) xã An Bình.
+ Các làng thuộc Thuận Thành đều có đình thờ Thành Hoàng, hàng năm
nhiều làng tổ chức lễ hội vào ngày Giỗ đức Thành Hoàng làng.
+ Nhiều làng thuộc Thuận Thành có chùa thờ Phật, có đền thờ Thánh, có
miếu thờ Thần để toàn dân ngưỡng mộ có thể đến lễ vào các ngày hội, ngày
mồng một và ngày rằm hàng tháng theo âm lịch.
 Di tích lịch sử:
Với lịch sử hàng nghìn năm, trên địa bàn huyện Thuận Thành ngày nay
còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu
+ Đề thờ Lăng Kinh Dương Vương thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành
+ Chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ
+ Chùa Dâu, xã Thanh Khương
+ Thành Luy Lâu, xã Thanh Khương
+ Chùa Xuân Quan, xã Trí Quả
5


+ Đình Đông Cốc, xã Hà Mãn
+ Chùa Mãn Xá, xã Hà Mãn
+ Đền thời Nguyễn Gia Thiều thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái
+ Chùa Phương Quang, xã Trí Quả
 Danh nhân văn hoá cổ:
+ Nhà nho Sỹ Nhiếp
+ Bà Lê Thị Miên (Bà Ba Cai Vàng)
+ Nhà thơ: Nguyễn Gia Thiều; Hoàng Cầm (Bùi Tằng Việt)
+ Nghệ nhân tranh Đông Hồ: Nguyễn Đăng Chế
 Một số danh lam thắng cảnh tại Thuận Thành:
Huyện Thuận Thành có trên 40 di tích được Nhà nước xếp hạng và cấp
bằng công nhân, tiêu biểu là các di tích: Chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Viện

Nam (thế kỷ II- sau Công nguyên); Chùa Bút Tháp - một trong những danh lam
nổi tiếng ở phía Bắc; Thành Cổ Luy Lâu - một trong những toà thành cổ thời
bắc thuộc còn sót lại. Đắc biệt là di tích Lăng mộ và Đền thờ Kinh Dương
Vương, Lạc Long Quân - Âu Cơ - nơi thờ phụng các vị thuỷ tổ dân tộc.
 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội:
Thuận Thành là một huyện nông nghiêp, đông dân, kinh tế - xã hội và đời
sống ở mức trung bình.Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo (cái nôi của
văn minh lúa nước). Trong những năm gần đây Thuận Thành đã dần phát triển
khá toàn diện, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút ngày càng nhiều
các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của
huyện ngày càng đạt nhiều thành tựu, đời sống của người dân từng bước được
nâng lên.
Là một trong những vùng đất của người Việt, quê hương những huyền
thoại, lịch sử, văn hoá, cụ thể là hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, phong tục
tập quán và lễ hội, các loại hình nghệ thuật dân gian… là nguồn lực, tiềm năng
quan trọng để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch văn hoá kinh Bắc.
Sự xuất hiện những trung tâm chính trị, văn hoá, tôn giáo - tâm linh của
người kinh Bắc còn là điều kiện cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển.
6


Tổng giá trị sản xuất năm 2012 của huyện ước đạt 1.200,86 tỷ đồng, tăng
11,8% so năm 2011; giá trị công nghiệp, xây dựng là hơn 510 tỷ đồng. Năm
2013, huyện tập trung phấn đấu đạt giá trị tăng thêm đạt 1.350 tỷ đồng; sản
lượng lương thực có hạt đạt 72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động.Sáu
tháng đầu năm 2012, thu ngân sách toàn huyện Thuận Thành ước đạt 51,483 tỷ
đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm xã hội trong huyện tăng so
với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 200,745 tỷ, sản xuất
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 338,5 tỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa

tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất nông nghiệp giữ ổn định.Thu
ngân sách nhà nước đạt 70,805 tỷ đồng, tăng 21,204 tỷ đồng so với 6 tháng đầu
năm 2013, đạt 53% so với dự toán.
Trong năm 2014 kinh tế của huyện tăng tương đối ổn định, các chỉ tiêu
vượt kế hoạch, giá trị tăng trưởng đạt trên 17%, trong đó công nghiệp xây dựng
tăng 43,1%; thương mại dịch vụ tăng 27,7%, Nông lâm ngư nghiệp tăng 29,8%.
Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,3 triệu đồng, tăng 2,3 triệu so với năm
2010; thu ngân sách trên địa bàn đạt sấp xỉ 490 tỷ đồng; tổng số quý thóc đạt
trên 49 nghìn tấn, tăng 3,2939 tấn so với năm 2010. Lương thực bình quân đạt
499,7 kg/người/năm (tăng 26kg so với năm 2010); giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt
9,3 triệu USD; cơ sở hạ tầng tiếp tục đầu tư phát triển, sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khác đều tăng.
Từ những kết quả đạt được, qua đây cho thấy nền kinh tế của huyện đã có
nhiều chuyển biến tích cực, và chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp.
 giáo dục:
Thuận Thành đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2012 - 2013 và Kế hoạch
năm học 2013– 2014.Các chương trình mục tiêu Quốc gia về Y tế, dân số kế
hoạch hóa gia đình, chăm sóc bảo vệ bà mẹ và trẻ em… được triển khai thực
hiện tốt. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, giải
quyết việc làm, đào tạo nghề, trợ giúp người nghèo rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm
7


xuống còn 29,76%... Để có được kết quả đó là do Đảng bộ huyện luôn quán
triệt, vận dụng sáng tạo và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, đồng
thời tiếp tục triển khai thực hiện“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, năng lực, trình độ, kinh nghiệm
chỉ đạo của đội ngũ cán bộ đã có bước chuyển biến theo hướng cụ thể, sâu sát cơ
sở, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, do đó đã tạo ra bước phát
triển theo hướng bền vững và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế

trên địa bàn huyện cùng phát triển.
1.1.2. Giới thiệu về công an huyện Thuận Thành
 Thông tin liên hệ
Công anhuyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh
Địa chỉ: Phố mới - Đông Côi - Thị trấn Hồ - Thuận Thành - Bắc Ninh
Điện thoại:
Email:
 Chức năng, nhiệm vụ chung của công an huyện Thuận Thành.
Công an huyện Thuận Thànhlà một lực lượng vũ trang trọng yếu của
huyện và tỉnh Bắc Ninh, làm nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
tại địa phương và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Công an huyện có chức năng
tham mưu, đề xuất ý kiến với công an tỉnh về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thống nhất chỉ đạo quản lý của cấp trên về bảo
vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; đấu tranh
phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và
các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Công an
huyện đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của công an tỉnh và
bộ công an.
Nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội; nghiên cứu, đề xuất chủ trương, chương trình, kế hoạch, biện pháp, công tác
bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở địa phương trình Bộ
Công an, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện các
quyết định đó.
8


Nghiên cứu, kiến nghị việc kết hợp các yêu cầu của chiến lược bảo vệ an
ninh, trật tự với các chiến lược, chính sách lớn về xây dựng và phát triển kinh tế,
văn hóa – xã hội ở địa phương. Tham gia thẩm định các đề án, dự án, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có liên quan đến an ninh trật

tự theo quy định.
Sử dụng các biện pháp: Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao,
kinh tế, khoa học – kỹ thuật, nghiệp vụ để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an
toàn xã hội.
Tổ chức công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn cán bộ cấp cao của Đảng và
Nhà nước, các đoàn khách quốc tế đến công tác hoặc đi qua địa phương; bảo vệ
các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật,
văn hóa, xã hội; bảo vệ các công trình trọng điểm về an ninh quốc gia, các sự
kiện quan trọng.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, tổ chức, công dân
trên địa bàn huyện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và tham gia xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân nâng cao ý thức tôn trọng và thực
hiện pháp luật.
Tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự ở địa
phương; quản lý Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; phối hợp với các ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các cấp trong việc cưỡng chế thi hành án và cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính; tổ chức dẫn giải bị can, bị cáo, phạm nhân, áp giải người
làm chứng, quản lý kho vật chứng.
Phối hợp với cơ quan Quân sự và các ban, ngành có liên quan thực hiện
các quy định về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng – an ninh cho cán
bộ chiến sĩ.
Tổ chức thực hiện quản lí nhà nước về công an xã, thị trấn ( nơi chưa bố
trí lực lượng công an chính quy), chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động huấn luyện
chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật đối với lực lượng bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ
quan.
9


Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật cần thiết

để chủ động tấn công tội phạm, phòng vệ chính đánh theo quy định của pháp
luật. Trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia
và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội
đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra được ra quyết định hoặc kiến nghị tạm đình
chỉ, đình chỉ những hoạt động của tổ chức, cá nhân gây nguy hại đến an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội; được huy động phương tiện thông tin, phương
tiện giao thông, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều
khiển, sử dụng phương tiện đó; trong tình huống có nguy cơ đe dọa an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội được huy động tiềm lực khoa học và công nghệ phục
vụ công tác Công an theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc chức năng của Công an
tỉnh theo quy định của pháp luật.
Trong lực lượng công an huyện chia làm hai bộ phận: công an và cảnh
sát.
Nhiệm vụ của công an:
- Phòng ngừa, phát hiện, làm thất bại các âm mưu, hoạt động xâm phạm
an ninh quốc gia.
- Hoạt động tình báo.
- Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân; bảo vệ
cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và khách quốc tế; bảo vệ sự kiện
quan trọng, mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh quốc gia, cơ quan đại
diện nước ngoài, đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, cá nhân nắm giữ
hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước.
- Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm, khởi tố, điều tra tội phạm
và thực hiện các nhiệm vụ tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành
chính khác theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra cơ quan, tổ chức, công dân trong việc
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; thực
10



hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Áp dụng các biện pháp vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh
tế, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội.
- Hướng dẫn và phối hợp với các tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an
ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng, an ninh thông
tin; tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội
liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia.
- Thực hiện quản lý công tác xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước
ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại địa phương; quản lý về
bảo vệ bí mật nhà nước;
- Làm nòng cốt xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên các lĩnh vực, tại
các địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ của cảnh sát:
- Phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật
về trật tự, an toàn xã hội, về bảo vệ môi trường; phát hiện nguyên nhân, điều
kiện phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác và kiến nghị biện pháp khắc
phục; tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy
định của pháp luật.
- Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh nhân dân; quản lý con dấu; quản
lý về an ninh, trật tự các nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ; quản
lý và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; quản lý vũ khí, vật
liệu nổ; quản lý, thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy; tham gia cứu hộ,
cứu nạn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
 Quá trình phát triển của công an huyện Thuận Thành:

Những ngày đầu thành lập công an huyện Thuận Thành chưa có trụ sở cố
định, cơ sở vật chất rất khó khăn và thiếu thốn, các cán bộ chiến sĩ vẫn còn thiếu
11


và chủ yếu là trình độ cao đẳng. Ban đầu trụ sở công an huyện chỉ có diện tích là
150m2, đến năm 2008 công an huyện xây dựng trụ sở mới tại Phố mới-Đông
Côi - thị trấn Hồ, Thuận Thành với diện tích được mở rộng 400m2.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của ngành, của địa phương,
điều kiện làm việc, phương tiện phục vụ cho công tác cũng đã được hoàn thiện
hơn nhiều so với trước đây, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác nghiệp vụ.Từ đó chất lượng công tác chuyên môn cũng ngày càng
được nâng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo và công tác xây dựng bồi
dưỡng cán bộ trong những năm gần đây đã từng bước được quan tâm và đổi
mới, góp phần đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
Từ những ngày đầu thành lập cho đến nay số lượng cán bộ, chiến sĩ huyện
Thuận Thành luôn có sự thay đổi. Đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngày càng đông đảo
và có trình độ chuyên môn cao, tác phong làm việc chuyên nghệp giành được sự
tin yêu của quần chúng nhân dân trên địa bàn.
Trong quá trình hoạt động đơn vị đã đạt được rất nhiều thành tích đáng
khen ngợi
Đơn vị đã tổ chức, quán triệt, triển khai và thực hiện tốt các chỉ thị thi
đua hàng năm của bộ công an phát động và kế hoạch công tác năm của công an
tỉnh Bắc Ninh. Đơn vị đã cụ thể hoá thành các chỉ tiêu cụ thể, làm định hướng
và giao nhiệm vụ cụ thể, phân công bố trí để cán bộ chiến sĩ phấn đấu vươn lên.
Qua nhiều năm, thành tích của đơn vị đạt được như sau:
Từ năm 2002-2008, 2011: Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc
Năm 2006-2007: Tập thể đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua
Năm 2008-2009: Bằng khen của giám đốc công an tỉnh Bắc Ninh tập thể
có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện cuộc vận động “ Công

an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân
dân phục vụ”.
Năm 2009: Bằng khen của Thủ tướng chỉnh phủ đã có thành tích trong
công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ Quốc.
Năm 2010: Bằng khen của công an tỉnh trong đợt “Thi đua thực hiện
12


thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đợt 4”
Ngoài ra, công an huyện Thuận Thành còn được tặng giấy khen khác
trong các phong trào thi đua ngắn hạn hàng năm, nhiều lượt cán bộ, chiến sĩ
được tặng bằng khen, được công nhận chiến sỹ thi đua ngành Chiến sỹ thi đua
cơ sở, tặng giấy khen và lao động tiên tiến trong các đợt thi đua.
Bên cạnh đó, đơn vị còn có một chi bộ Đảng nhiều năm liền đạt danh
hiệu tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh.
 Cơ cấu tổ chức của công an huyện Thuận Thành

 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của công an huyện Thuận
Thành
Với những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, công an huyện Thuận
Thành xác định và vạch ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới là tiếp
tục coi trọng công tác giáo dục tư tưởng, chính trị cho cán bộ chiến sĩ. Coi đây là
vấn đề quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng lực
lượng công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ và hiện
13


đại.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng nhất
là nghị quyết trung ương IV “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện

nay”. Nghị quyết số 28-NQ/TW của ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới”. Tiếp tục thực hiện cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – CAND vì nước
quên thân vì dân phục vụ” gắn với phong trào “ Học tập và thực hiện 6 điều Bác
Hồ dạy CAND”.
 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực tại công an
huyện Thuận Thành
- Công tác hoạch định nhân lực: là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về
nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế
hoạch lao động để đáp ứng được các nhu cầu đó. Công an huyện Thuận Thành
cũng luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đánh giá và hoạch định nhân lực tại
cơ quan. Để trên cơ sở đó xây dựng và đưa ra danh sách các cán bộ chiến sĩ đến
tuổi nghỉ hưu, những vị trí công việc còn trống để có biện pháp bổ sung, thay thế
đội ngũ kế cận.
- Công tác phân tích công việc có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ
chiến sĩ tại công an huyện. Nhờ có hoạt động phân tích công việc mà các cán bộ
chiến sĩ thu thập được các thông tin,tư liệu, đánh giá được chính xác hệ thống
các thông tin quan trọng để làm rõ bản chất của từng công việc đồng thời hiểu
được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc.
- Công tác tuyển dụng nhân lực được công an huyện đặc biệt quan tâm.
Hàng năm cơ quan luôn tổ chức tuyển mộ và tuyển chọn những cán bộ chiến sĩ
giỏi, có nhiều thành tích vào làm việc tại cơ quan.
- Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: cơ quan tiến hành việc
thuyên chuyển, luân chuyển, thăng tiến, đề bạt các cán bộ chiến sĩ vào những vị
trí công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực, ngành đào tạo đảm
bảm đúng người đúng việc, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực là vấn đề then chốt quyết định
14



đến hiệu quả làm việc của cơ quan. Công an huyện đã tổ chức các buổi diễn tập
nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sĩ, cử các cán bộ chiến sĩ đi học tại các
trường đại học, học viện.
- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc: cơ quan sẽ đánh giá kết
quả thực hiện công việc của từng cán bộ chiến sĩ qua đó sẽ tặng bằng khen và
tuyên dương những cán bộ chiến sĩ tiêu biểu có thành tích suất sắc.
- Quan điểm trả lương cho cán bộ, cơ quan sẽ trả lương cho cán bộ chiến
sĩ theo quy định của pháp luật và theo từng cấp bậc lương, mức độ nguy hiểm,
độc hại của công việc…
- Quan điểm về các chương trình phúc lợi cơ bản được công an huyện
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan còn thường
xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình các chiến sĩ có hoàn cảnh khó
khăn giúp cho họ an tâm công tác.
- Công tác giải quyết các quan hệ lao động . Cơ quan luôn quan tâm đảm
bảo đầy đủ các quyền và lợi ích của cán bộ chiến sĩ, xây dựng các nội quy, quy
định làm việc để các cán bộ chiến sĩ chấp hành và thực hiện làm tăng tính hợp
tác, tinh thần đồng đội, tập thể mang lại hiệu quả công việc cao.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại
công an huyện Thuận Thành
1.2.1. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡnng cán bộ chiến sĩ
- Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao
động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính
là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của
mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao
động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
- Theo điểm 1, điều 5 nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ về
ĐTBD thì: “ Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri
thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học”. Như vậy, đào tạo được
hiểu là quá trình tác động đến con người nhằm làm cho người đó lĩnh hội và
nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ sảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị

15


cho người đó thích nghi với cuộc sống.
- Bồi dưỡng là quá trình làm cho người ta tăng thêm năng lực hoặc phẩm
chất.
- Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng
làm việc. Như vậy, bồi dưỡng là học tập để nâng cao kỹ năng và năng lực liên
quan đến công vụ, nhiệm vụ đang làm trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã
được đào tạo trước đó nhằm gia tăng khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức.
Tóm lại, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ là một khâu của công tác cán
bộ, là một trong những hoạt động thường xuyên nhằm đảm bảo cho đội ngũ cán
bộ chiến sĩ đáp ứng được các điều kiện luôn thay đổi trong môi trường thực thi
công vụ và sự phát triển của kinh tế - xã hội.
1.2.2. Vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một yêu cầu khách quan đòi hỏi
thường xuyên và liên tục của bất kỳ một cơ quan tổ chức nào muốn phát triển
bền vững. Có thể nói đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ giữ vai trò trực tiếp
trong việc nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà
nước.
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có
và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức.
Giúp cho cán bộ chiến sĩ hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề
nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác
hơn, với thái độ tốt hơn cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các
công việc trong tương lai.
Đào tạo, bồi dưỡng giúp khắc phục những hụt hẫng về năng lực công tác
của cán bộ chiến sĩ, phát triển kỹ năng, tăng cường năng lực công tác toàn diện
và chuẩn bị cho đề bạt, bổ nhiệm lên vị trí cao hơn với trách nhiệm nặng nề hơn

trong tương lai của cán bộ chiến sĩ.
1.2.3. Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Khi cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, cơ quan
16


cần xem xét các vấn đề về mặt chiến lược để đưa ra một kế hoạch tổng thể về
đào tạo, bồi dưỡng.
Qua thực tế nghiên cứu, trình tự xây dựng một chương trình đào tạo, bồi
dưỡng sẽ bao gồm 7 bước:
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xác định chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
Lựa chọn và đào tạo cán bộ
Dự tính kinh phí đào tạo
Đánh giá chương trình đào tạo.

17


Sơ đồ hóa trình tự xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

18


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHIẾN
SĨ TẠI CÔNG AN HUYỆN THUẬN THÀNH
2.1. Những quan điểm của nhà nước về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ là một vấn đề quan trọng trong sự
nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, là một yêu cầu cấp thiết đối với công
cuộc cải cách hành chính Nhà nước nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy Nhà
nước. Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
đã xác định: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực là
yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước”. Đối với công tác đào tạo,
bồi dưỡng, nghị quyết đã xác định rõ “ Cán bộ công chức cần phải được đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức toàn diện, trước hết về đường lối chính trị, về quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế - xã hội”.
Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng xác định tiếp tục đổi mới công tác
cán bộ: “ Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các
cấp vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí
tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Có cơ chế
và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng
những người có đức, có tài”. Đại hội đã chỉ ra phải “ Xây dựng, chỉnh đốn hệ
thống các học viện, các trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và
hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.
Quyết định 874/QĐ – TTg ngày 20/11/1996 của thủ tướng Chính phủ về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhà nước đã xác định rõ: “ Xây dựng đội ngũ
cán bộ thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, trung thành với chế độ xã hội chủ
nghĩa, tận tụy với công vụ”.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây
dựng Đảng hiện nay”. Đại hội đại biểu Đảng bộ công an Trung ương lần thứ V
nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định: “ Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng –
19


chính trị coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác xây dựng lực
lượng công an nhân dân, tăng cường rèn luyện đạo đức cách mạng, lối sống, tác

phong ứng xử và ý thức chấp hành kỷ luật cán bộ, đảng viên”.
Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh – Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ” gắn
với phong trào “ Học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân”.
Đặc biệt là chỉ thị số 03 ngày 18/4/2014 của Bộ trưởng bộ công an về tăng
cường công tác giáo dục tư tưởng – chính trị trong lực lượng công an nhân dân
giai đoạn mới với mục tiêu “ Tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng,
giáo dục truyền thống, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tận
tụy trog công việc, thực hiện quy chế làm việc, quy trình công tác, tinh thần
trách nhiệm, tư thế, lễ tiết, tác phong văn hóa giao tếp ứng xử của cán bộ chiến
sĩ”.
2.2. Sự cần thiết của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ tại
công an huyện Thuận Thành
Như chúng ta đã biết hiệu quả của bộ máy nhà nước nói chung, của các cơ
quan, tổ chức nói riêng suy cho cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực
và kết quả công tác của đội ngũ cán bộ nhà nước. Quán triệt chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước đặc biệt là tinh thần quyết định số 40/2006/QĐ –
TTg ngày 15/2/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ giai đoạn 2006 – 2010 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian
tới giai đoạn 2011- 2015. Từ nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của huyện và từ thực trạng đội ngũ cán bộ tại cơ quan huyện vẫn còn tồn tại
một số hạn chế, công an huyện Thuận Thành luôn xác định đào tạo, bồi dưỡng
là yếu tố cơ bản, cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, luôn gắn
công tác đào tạo, bồi dưỡng với việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính trị.
Phát triển kinh tế - xã hội của địaphương, từng bước khắc phục những tồn tại về
chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ.
Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an huyện đã đạt được
nhiều thành quả: giữ vững tình hình an ninh chính trị trên địa bàn, hệ thống
20



chính trị được củng cố, quốc phòng- an ninh được đảm bảo, đời sống vật chất,
tinh thần của cán bộ chiến sĩ không ngừng được cải thiện.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì
vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn
xã hội càng trở nên quan trọng đòi hỏi cán bộ chiến công an huyện phải có đủ
phẩm chất đạo đức, năng lực thực thi công vụ được đào tạo cơ bản và toàn diện
cả về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc,
đạo đức nghề nghiệp phù hợp.
Mặt khác, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ còn xuất phát từ nhiệm vụ
thực hiện công cuộc cải cách hành chính Nhà nước theo tinh thần chủ trương
của Đảng và Nhà nước đã đề ra giai đoạn 2001-2010. Công cuộc cải cách hành
chính tại công an huyện được thực hiện một cách tích cực đồng bộ và hiệu quả
hơn nữa nhằm tạo bước chuyển biến căn bản theo hướng công khai, dân chủ, vì
nhân dân phục vụ, thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng,
nâng cao được mặt bằng chung về chất lượng của đội ngũ cán bộ chiến sĩ. Do
đó, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ được xác định là biện pháp tối ưu không
chỉ nhằm thực hiện nhiệm vụ cải các hành chính hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu
dài. Vì vậy, công an huyện Thuận Thành cũng như công an nhiều địa phương
khác trong cả nước tiếp tục quán triệt tinh thần chỉ thị số 03 của bộ công an về
đào tạo, bồi dưỡng chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sĩvà thực hiện cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2.3. Đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ chiến sĩ tại công an huyện
Thuận Thành
2.3.1. Số lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận
Thành

21



Bảng thống kê số lượng cán bộ chiến sĩ công an huyện tính đến ngày
12/12/2014.
Độ tuổi
Dưới 30
Từ 30- 40
Từ 41-50
Trên 50
Tổng

Số lượng

Tỷ lệ %

45
80
32
10
167

26,9
47,9
19,2
6,0
100

Giới tính
Nam
Nữ
30
75

30
9
144

10
5
2
1
18

Số đảng
viên
15
48
12
7
82

Thông qua bảng số liệu ta thấy:tính đến ngày 12/12/2014 lực lượng cán
bộ chiến sĩ tại công an huyện là 167 người trong đó có 144 nam và 18 nữ, số
đảng viên là 82 người.
Về cơ cấu tuổi: Dưới 30 tuổi có 45 người (chiếm 26,9%), độ tuổi từ 30-40
tuổi có 80 người (chiếm 47,9%), độ tuổi từ 41-50 tuổi có 32 người (chiếm
19,2%), độ tuổi trên 50 có 10 người (chiếm 6,0%). Cho thấy sự tiếp lối và
chuyển tiếp liên tục qua các thế hệ. Số lượng cán bộ chiến sĩ ở độ tuổi từ 30 đến
50 là chủ yếu, đây là tuổi biểu hiện cho sự trưởng thành về nhận thức, kinh
nghiệm trong hoạt động quản lý.
Với số lượng đông, đội ngũ cán bộ trẻ tuổi điều đó sẽ tạo ra sự năng động,
linh hoạt và sáng tạo trong công việc, với sức trẻ của mình họ sẽ thể hiện được
sự nhiệt huyết trong nghề nghiệp. Tính ham học hỏi, khả năng thích ứng nhanh

và sự sáng tạo trong công việc là đặc điểm nổi bật mà đội ngũ cán bộ chiến sĩ trẻ
mang đến cho tổ chức. Số lượng cán bộ trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ thấp, điều đó tạo
nên tính ổn định trong cơ cấu tổ chức, số cán bộ về hưu ít nên quá trình tuyển
dụng, luân chuyển hay thuyên chuyển vị trí công tác hàng năm diễn ra ít, góp
phần đảm bảo công việc của tổ chức được diễn ra liên tục, đồng bộ.
Xét về mặt giới tính có sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ, trong đó số
cán bộ chiến sĩ là nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ, tuy nhiên điều đó không làm ảnh
hưởng đến chất lượng và hiệu quả công việc, ngược lại đặc điểm này sẽ góp
phần tạo nên tính đoàn kết, sự tương trợ giữa các thành viên trong tổ chức, cơ
quan.
22


2.3.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ tại công an huyện Thuận
Thành
Chất lượng đội ngũ cán bộ được thể hiện thông qua các tiêu chí sau: Trình
độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học.
 Về trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sĩ
Trình độ chuyên môn là một trong những thước đo về tiêu chuẩn và năng
lực của cán bộ chiến sĩ. Tiêu chí này có vai trò xác định xem hiện nay cán bộ
chiến sĩ có đầy đủ điều kiện để đáp ứng nhiệm vụ và năng lực công tác tại vị trí
nhất định.
Trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sĩ công an huyện Thuận Thành
được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ %
Đại học
60
35,9

Cao đẳng
72
43,1
Trung cấp
35
21,0
Tổng
167
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy, trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sĩ tại
công an huyện là tương đối cao. Trình độ đại học chiếm 35,9%, trình độ cao
đẳng chiếm 43,1%, trình độ trung cấp chiếm 21%. Số cán bộ chiến sĩ nhìn chung
đáp ứng yêu cầu ngạch bậc đang giữ, đây là một điều kiện thuận lợi để cán bộ
chiến sĩ trong cơ quan có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
 Về trình độ lý luận chính trị của cán bộ chiến sĩ
Trình độ lý luận chính trị được thể hiện trước hết ở việc được đào tạo, bồi
dưỡng qua các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp hoặc cử nhân về lý luận chính
trị.
Bảng số liệu thống kê về trình độ lý luận chính trị của cán bộ chiến sĩ tại
công an huyện Thuận Thành:
Trình độ
Cao cấp
Cử nhân
Trung cấp
Tổng

Số lượng
4
105
58

167

Tỷ lệ %
2,4
62,9
34,7
100
23


×