Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Tieng viet 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.39 KB, 22 trang )


Phần thứ nhất
đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài.
1- Cơ sở lý luận.
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống
mỗi con ngời. Với cộng đồng, đó là phơng tiện để giao tiếp và t duy. Đối với trẻ
em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U - sin - vki chỉ rõ: "Trẻ em đi
vào đời sống tinh thần của mọi ngời xung quanh nó duy nhất thông qua phơng
tiện tiếng mẹ đẻ và ngợc lại, thế giới quanh đứa trẻ đợc phản ánh qua nó chỉ
thông qua công cụ này". Do đó trẻ em cần đợc học tiếng mẹ đẻ một cách khoa
học, cẩn thận trong các giờ học ở trờng phổ thông. Đối với trẻ em Việt Nam cũng
vậy, cần phải đợc dạy - học một cách nghiêm túc trong các gìơ học Tiếng Việt, đặc
biệt là phân môn Tập làm văn, để các em có thể sử dụng công cụ này trong những
năm tháng học trong nhà truờng cũng nh trong suốt cuộc đời.
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản, quan trọng nhất trong ch-
ơng trình Tiểu học, vì chỉ có học tốt Tiếng Việt các em mới có điều kiện để học
tập, t duy và giao tiếp. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học là một
phân môn tổng hợp của môn Tiếng Việt. Mỗi bài tập làm văn của học sinh lớp 5
nói riêng, của các em Tiểu học nói chung là một sản phẩm của sự vận dụng tổng
hợp các kiến thức, kỹ năng mà do chính các em tạo ra trên cơ sở các em đợc tiếp
nhận từ thực tế cuộc sống và từ vốn tích luỹ văn học trong quá trình học tập.
Nh vậy, muốn có một bài văn viết tốt thì học sinh cần phải có một vốn sống,
vốn hiểu biết thực tế nhất định. Đặc biệt, các em cần có một lợng vốn văn học. vốn
Tiếng Việt khá dồi dào. Các vốn này học sinh lấy từ đâu? Nguồn vốn quan trọng
có tính quyết định và vô cùng gần gũi với các em đó là do chính các em tích luỹ đ-
ợc qua các bài học: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả; các môn học
khác hay các câu chuyện các em đợc đọc, đợc nghe.Dạy tốt các môn này cũng góp
phần tích cực vào nâng cao chất lợng phân môn Tập làm văn.
Để viết đợc một bài văn hay, từ ngữ phong phú, sinh động, hình ảnh đẹp, gợi tả


thì học sinh lớp 5 phải có sự tích luỹ vốn ngay từ lớp dới, ngay từ bài học đầu tiên.
Nếu ít vốn văn học thì bài viết sẽ trở lên nghèo ý, khô khan. Song, muốn có nhiều
vốn thì học sinh phải có kỹ năng tiếp nhận và chủ động, tích luỹ thông qua việc
1
học tập các phân môn Tiếng Việt. Ngời hớng dẫn các em làm việc này không ai
khác ngoài giáo viên chúng ta..
2- Cơ sở thực tiễn.
Phân môn Tập làm văn là một phân môn HS gặp nhiều khó khăn. Đa số học
sinh sợ phải làm dàn bài Tập làm văn, sợ môn Tập làm văn. Chất lợng bài viết của
các em sơ sài, ý nghèo, lời văn khô cứng, bài đạt loại giỏi ít. Khi làm văn, các em
diễn đạt ý còn lủng củng, cha phù hợp, mắc nhiều lỗi, kể cả lỗi về chính tả, về
dùng từ và về ngữ pháp. Nhiều em phụ thuộc nhiều vào văn mẫu, lời suy nghĩ, ít
sáng tạo.
Tôi nhận thấy chơng trình sách giáo khoa lớp 5 mới rất thuận lợi cho việc HS
tích luỹ vốn văn học bởi TV 5 thể hiện rõ quan điểm tích hợp. Phần văn miêu tả
nói riêng, phân môn Tập làm văn nói chung đều có sự gắn bó chặt chẽ với chủ
điểm của tuần học, với các phân môn khác của môn Tiếng Việt, đặc biệt là với
phân môn Tập đọc và Luyện từ và câu, Chính tả. VD: Gắn với chủ điểm Việt Nam
- Tổ quốc em, HS đợc làm quen với văn tả cảnh qua bài tập đọc Quang cảnh làng
mạc ngày mùa (Tuần 1), các ngữ liệu của Tập làm văn nh Buổi sớm trên cánh
đồng, Nắng tra, Rừng tra....
3- Thực trạng:
a-Điều tra thực trạng
Thực tế tìm hiểu qua giáo viên:
Là một giáo viên dạy lớp 5 chơng trình mới đợc 1 năm và tìm hiểu qua các bạn
bè đồng nghiệp là giáo viên lớp 5, tôi đã theo dõi nghiên cứu và nhận ra rằng:
Muốn HS viết bài tập làm văn có kết quả tốt thì HS phải có vốn từ phong phú. Một
số GV có mơ tởng những bài văn quá sức HS trong khi việc dạy của thầy cô lại cha
đạt đợc yêu cầu hớng dẫn, dìu dắt từng bớc cho HS. Một thực tế là chấm bài thì dễ
dàng tìm ra sai sót nhng làm sao cho HS khỏi sai sót thì nhiều khi, phần lớn giáo

viên lại không chỉ ra một cách cụ thể, đầy đủ, chi tiết đúng hớng cho HS. Có một
số GV đọc bài văn của HS cũng nhận thấy cha hay nhng không biết sửa cho HS
nh thế nào vì vốn văn học của cô cũng còn nghèo nàn, kĩ năng viết bài của cô còn
hạn chế. Thậm chí còn một số GV vốn Tiếng Việt thực hành không đủ để nhận ra
lỗi của HS nh HS viết: "Đôi mắt của bé trong trẻo nh thuỷ tinh"- GV vẫn phê :
"Viết câu văn hay" (!).
Thực tế tìm hiểu học sinh:
- Khi mới nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lợng bài làm văn tả cây cối
của cả lớp. Kết quả nh sau:
2
+ Điểm giỏi : 0 = 0 %
+ Điểm khá : 5 = 15,6 %
+ Điểm trung bình : 20 = 57,1 %
+ Điểm dới trung bình : 7 = 27,3 %
b-Nguyên nhân:
Chất lợng phân môn Tập làm văn của học sinh Tiểu học còn hạn chế do bởi
nhiều nguyên nhân, nhng qua điều tra để tâm tìm hiểu, tôi thấy có một số nguyên
nhân cơ bản sau đây:
Về phía học sinh: Các em biết cách làm bài nhng cha có vốn văn học phong
phú nên cha sáng tạo và cha có nét riêng trong bài văn của mình. Vốn văn học
nghèo nàn nên khả năng bộc lộ cảm xúc của các em rất hạn chế, dẫn đến bài văn
sáo rỗng.
Về phía GV:
+ Bản thân nhiều GV Tiểu học còn hạn chế về vốn văn học.
+ Vốn hiểu biết, vốn sống, vốn ngôn ngữ văn học của học sinh còn hạn chế,
nghèo nàn.
+ Trong tiết Tập làm văn lập dàn bài, cả giáo viên và học sinh đều cảm thấy
còn gợng ép, mất tự nhiên. HS phụ thuộc nhiều vào tài liệu tham khảo hoặc văn
mẫu.
+ Trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả,... giáo viên cha thật

quan tâm đến hớng dẫn các em tích luỹ vốn văn học. Mà hầu hết các tiết đó học
sinh trả lời câu hỏi giống nh trả lời câu hỏi trong tiết Đạo đức, Tự nhiên xã hội...
II. giải pháp - Mục tiêu:
Từ kết quả của việc tìm hiểu, điều tra và phân tích nguyên nhân thực tế, cùng
với những trăn trở làm thế nào để giúp học sinh đạt kết quả cao môn Tập làm văn,
tôi quyết định tiến hành tìm hiểu và đã đúc rút đợc một số biện pháp giúp học sinh
có vốn ngôn ngữ văn học để làm bài tập làm văn có kết quả tốt hơn. Đó cũng là
mục tiêu, nội dung của sáng kiến kinh nghiệm của tôi: Hớng dẫn học sinh lớp 5
tích luỹ vốn văn học để làm tốt bài tập làm văn.
III. phạm vi nghiên cứu:
- Tôi khảo sát HS khối lớp 5 trờng tôi và dạy thực nghiệm tại lớp 5A của nhà
trờng.
- Để rèn kĩ năng tích luỹ vốn văn học thì HS có thể tích luỹ từ tất cả các môn
học trong nhà trờng và qua sự tiếp xúc với xã hội ngoài nhà trờng. Nhng trong
phạm vi đề tài này, tôi muốn trình bày một số phơng pháp hớng dẫn HS tích luỹ
3
vốn văn học qua các bài đọc của phân môn Tập đọc, qua các ngữ kiệu Luyện từ và
câu, qua các đoạn văn, đoạn thơ ngữ liệu của Luyện từ và câu, Chính tả và một số
đoạn văn, đoạn thơ phù hợp GV lựa chọn và cách hớng dẫn các em sử dụng vốn
văn học đó để làm bài tập làm văn nh thế nào.
Iv. Phơng pháp nghiên cứu.
1- Đọc tài liệu:
Tôi đã nghiên cứu dựa trên cơ sở đọc các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học
bậc Tiểu học, tạp chí GD... Đặc biệt là sách hớng dẫn giảng dạy Tiếng Việt lớp 5,
SGK và bài tập Tiếng Việt 5, sách hớng dẫn học sinh Tiểu học cảm thụ văn học.
2- Điều tra:
- Tôi đã tiến hành điều tra tình hình môn dạy Tiếng Việt ở trờng - nơi tôi đang
công tác và một số trờng bạn.
- Dự giờ thăm lớp.
- Đàm thoại với giáo viên và học sinh.

- Tham khảo một số bài văn của HS, phân các văn đó theo đối tợng HS.
- Phân tích tổng hợp.
3- Tổ chức dạy thực nghiệm rồi đối chứng kết quả kiểm tra.
Phần thứ hai
Giải quyết vấn đề.
A. hớng dẫn, quy định đối với học sinh ngay từ đầu năm học.
Ngay từ đầu năm học, trong buổi đầu học phân môn Tập làm văn, tôi đã giới
thiệu cho HS các thể loại và các kiểu bài Tập làm văn mà các em sẽ đợc học và đợc
ôn trong chơng trình Tập làm văn lớp 5. Phân tích một vài bài văn trong đợt thi
chất lợng đầu năm học tiêu biểu cho khả năng làm văn của cả lớp, làm cho các em
hiểu tầm quan trọng của vốn văn học khi làm bài tập làm văn. Để giúp các em tích
luỹ vốn văn học một cách có hệ thống, tôi hớng dẫn các em chuẩn bị một quyển sổ
dùng để ghi chép những từ, cụm từ, câu văn hay ý văn hay, hình ảnh đẹp, hoặc các
bài văn hay các em đợc đọc, đợc nghe. Quyển sổ này đợc các em đồng ý đặt tên
chung là : Sổ tay văn học. Cùng với việc làm đó, tôi thành lập các nhóm học
tập có các tên gợi nhớ các bài thơ, bài văn hay tác giả mà em thích (nh nhóm
Nắng
tra, Rừng xanh, Dế Mèn
,...Mỗi nhóm gồm từ 3- 4 em có khả năng viết bài tập
làm văn khác khác nhau nhng không khác biệt nhiều. Tránh để các em có khả năng
viết bài tốt cùng nhóm với các em có nhận thức quá chậm vì nếu vậy, các em yếu
hơn sẽ mặc cảm, tự ti, ảnh hởng đến kết quả học tập của các em. Cuối mỗi tuần,
4
vào sáng thứ bảy, các em họp nhóm lại để cùng trao đổi sổ tay văn học với nhau,
cùng nhau viết những đoạn văn mà mình thích từ chủ đề các bài tập đọc, từ các dữ
liệu của phân môn Luyện từ và câu và từ các ngữ liệu các bài chính tả, tập làm văn,
hoặc các đề bài tập làm văn cô giáo giao. Sáng thứ hai hàng tuần, các nhóm trng
bày những đoạn văn hay, bài văn hay của nhóm đã đợc viết nắn nót ở tủ trng bày
của lớp.(Trờng tôi mỗi lớp có một tủ kính để trng bày sản phẩm học tập của HS).
Đối với tôi, cũng ngay từ đầu năm tôi cũng xây dựng kế hoạch giúp HS tích luỹ

vốn văn học. Mỗi tuần ít nhất phải kiểm tra Sổ tay văn học của 3 nhóm để kịp thời
nhắc nhở, động viên, kiểm tra ý thức tích luỹ vốn văn học của HS. Bài văn của HS
nào hay, có sáng tạo, có cách viết đặc sắc, tinh tế, tôi cho đọc trớc lớp trong các
tiết Sinh hoạt ngoài giờ để cả lớp đợc thởng thức và chuyển đến Ban biên tập bảng
tin Đoàn Đội của nhà trờng để dán bài trên bảng tin để HS toàn trờng đợc học tập
và thảo luận. Việc làm đó động viên các em và khuyến khích các em rất nhiều
trong việc học viết bài tập làm văn. Mặt khác các em HS khác qua đó cũng đợc học
tập ít nhiều.
ở các tiết học Luyện Tiếng việt buổi chiều, tôi dành nhiều thời gian cho việc h-
ớng dẫn HS vận dụng vốn tích luỹ văn học của mình để lập dàn ý, viết những đoạn
văn, đặc biệt là viết thành các bài văn hoàn chỉnh - kĩ năng này chơng trình mới
còn dành ít thời gian.
ở các tiết này, ngoài việc hớng dẫn các em tìm hiểu khẳng định trọng tâm yêu
cầu đề bài, tôi rất chú trọng đến kĩ năng tìm ý, lựa chọn từ cho lời nói. Qua thực tế
giảng dạy tôi thấy để làm tốt bớc này, một biện pháp rất có hiệu quả - đó là sử
dụng hệ thống câu hỏi gợi ý hoặc dùng phiếu học tập để tạo tình huống giúp các
em tìm ý, lựa chọn từ.
Hớng dẫn HS, quy định HS làm gì thì tôi phải nghiêm túc theo dõi và thực hiện
những gì đã hứa với các em, đặc biệt là động viên kịp thời mỗi khi có em tiến bộ
trong cách dùng từ, viết câu.
B. Tiến hành hớng dẫn HS tích luỹ vốn từ,bồi dỡng vốn từ và cảm thụ văn học
qua các ngữ liệu của các phân môn Tiếng việt.
1- Tích luỹ vốn văn học qua các bài văn, đoạn văn:
Trong chơng trình Tiếng việt lớp 5, có rất nhiều các bài Tập đọc đều có thể góp
phần cung cấp vốn văn học, vốn hiểu biết thực tế giúp học sinh làm văn. Ngay từ
đầu năm học, khi học về kiểu bài tả cảnh, tôi đã có ý hớng dẫn học sinh tìm hiểu
cách dùng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả cảnh thông qua các tiết Tập đọc để
các em có ý thức tích luỹ vốn văn học.
Ví dụ 1: Qua bài tập đọc "Quang cảnh làng mạc ngày mùa" (trang 10 - Tiếng
Việt 5 tập 1), khi hớng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài, tôi đã chú trọng hớng dẫn

5
học sinh tìm hiểu cách miêu tả các sự vật có trong bài qua các đoạn văn, ý văn.
Cùng là màu vàng nhng tác giả dùng nhiều từ ngữ thể hiện các sắc thái, mức độ
khác nhau:
- Màu lúa chín dới đồng vàng xuộm.
- Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.
- Những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, nh những hạt bồ đề
treo lơ lửng.
- Từng chiếc lá mít vàng ối.
- Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tơi.
- Buồng chuối đốm quả chín vàng.
- Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống nh đuôi áo, vạt áo.
- Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.
- Rơm và thóc vàng giòn.
- Con gà, con chó cũng vàng mợt,...
Qua thảo luận nhóm đôi, các em tìm đợc nét tả đặc biệt trong bài, tác dụng của
cách tả ấy và nói lên cảm nhận của mình về sự vật, hình ảnh đợc tả trong bài mà
mình thích, rồi ghi vào sổ tay văn học. Các em cũng có thể ghi những cảm nhận
của mình, của bạn trong giờ học tập đọc đó vào sổ.
Ví dụ 2: Cùng với việc giúp các em tích luỹ về từ ngữ, hình ảnh tôi đã hớng dẫn
cho học sinh cách tả cảnh theo một trình tự tuỳ theo văn cảnh cụ thể giống nh bài
tập đọc "Kì diệu rừng xanh" (trang 75 - TV 5 tập 1) và bài "Mùa thảo quả" (trang
113 - TV 5 tập 1). Tôi đã hớng dẫn để học sinh hiểu đợc cách tả cảnh theo thứ tự
về thời gian, không gian. Để làm nổi rõ các hoạt động của sự vật cần sử dụng một
cách phù hợp các từ láy, từ mô phỏng âm thanh, từ mô phỏng hình dáng, mùi vị và
sử dụng một số biện pháp tu từ nghệ thuật.
Qua các bài tập đọc, bên cạnh giúp học sinh tích luỹ vốn từ, hình ảnh... tôi còn
giúp các em thấy đợc cách sắp xếp, thể hiện bố cục của một bài văn thông qua các
câu hỏi nh: Bài có mấy đoạn? ý của mỗi đoạn nói gì? Đại ý của bài là gì? Em cảm
thụ đợc gì qua đoạn văn, bài văn trên?

Qua tìm hiểu các đoạn văn làm ngữ liệu ở Luyện từ và câu, Chính tả hay ngữ
liệu để phân tích của phân môn Tập làm văn (ngoài việc tìm hiểu nội dung để phục
vụ yêu cầu bài dạy, tôi còn khai thác thêm các nội dung khác một cách nhẹ nhàng
để giúp các em tích luỹ đợc vốn văn học rất nhiều nh:
- Mẩu chuyện Bầu trời mùa thu (LTVC tuần 9) giúp HS mở rộng vốn từ quan
sát, cách dùng các từ chỉ thiên nhiên trong văn miêu tả; bài Chữ nghĩa trong văn
miêu tả ( LTVC tuần 16) giúp HS biết cách miêu tả nh thế nào để có cái mới, cái
6
riêng,... Các đoạn trích nh Cô Chấm, Cây rơm, Qua mùa hoa (TV 5) ,... là những
đoạn văn miêu tả hay, mẫu mực.
- Hoặc ở TV tập 1 có đoạn Hoàng hôn trên sông Hơng (TLV - tr 11), Cá hồi
vợt thác (LTVC - tr13), bài Rừng tra , Chiều tối (TLV - tr 21), Chợ Ta- sken
(Chính tả - tr - 174),...Việc ghi chép các từ ngữ, hình ảnh hay, cách tả cảnh đặc sắc
hoặc những cảm xúc có đợc qua các ngữ liệu đó của HS đợc tôi động viên thờng
xuyên bằng cách đề nghị đợc xem sổ tay văn học của các em rồi khen ngợi hoặc
góp ý. Thỉnh thoảng tôi chấm một số bài văn mà các em viết vào mỗi sáng thứ bảy
khi học nhóm của các em. Những lúc ấy các em tỏ ra rất vui và tự hào khi đợc cô
khen hoặc cô chấm điểm cao. Tôi tỏ thái độ rất vui khi các em tự ghi chép đợc
những từ ngữ, hình ảnh hay, những lúc ấy, các em rất phấn chấn.
Sau những đoạn văn, những câu hỏi, bài tập nh thế, tôi đã giúp các em tích luỹ
thêm vốn từ, tăng sự hiểu biết, có vốn để làm bài tập làm văn.
2- Qua các tiết Luyện từ và câu:
Ngoài việc hớng dẫn HS tích luỹ vốn từ qua các ngữ liệu của LTVC nh trên,
thông qua phân môn này, tôi còn rất quan tâm đến phơng pháp giúp HS tích luỹ
vốn văn học bằng cách mở rộng vốn từ và rèn viết câu văn hay, có hình ảnh gợi tả,
gợi cảm.
2.1 Mở rộng vốn từ:
Với kiểu bài này, tôi đã chú ý cho học sinh hỗ trợ lẫn nhau huy động và sắp
xếp lại vốn từ mà các em đã thu nhập đợc từ các bài học của các môn học khác
trong sách giáo khoa và từ đời sống. Tôi đã phối hợp sử dụng các biện pháp sau:

a- Mở rộng vốn từ theo cấu tạo từ:
Biện pháp này đợc thực hiện bằng một số cách thức cụ thể nh sau:
- Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa(một hình vị), yêu cầu HS tìm từ có chứa
tiếng đó.
VD : Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nớc. Em hãy tìm thêm nhữmg từ
có chứa tiếng quốc.(quốc kì, quốc ca,...)
- Tìm từ bắt đầu có tiếng đồng( có nghĩa cùng).
VD: đồng hơng(cùng quê), đồng lòng(cùng một ý chí),...
- Cung cấp cho HS một tiếng có nghĩa, yêu cầu HS ghép tiếng đó với một số
tiếng khác để tạo thành từ mới và giải thích nghĩa của từ ấy. VD: Ghép tiếng
bảo(có nghĩa , chịu trách nhiệm" với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm
hiểu nghĩa của mỗi từ đó(có thể sử dụng Từ điển Tiếng việt): đảm, hiểm, quản,
toàn, tồn, trợ, vệ
- Cung cấp cho HS những từ có chứa tiếng đồng âm, yêu cầu HS dựa vào nghĩa
7
của từ để xác định nghĩa của những tiếng đồng âm đó.
VD: Xếp những từ có tiếng hữu cho dới đây thành hai nhóm a và b: hữu nghị,
hữu hiệu, chiến hữu, bạn hữu, hữu dụng, hữu ích.
a)Hữu có nghĩa "bạn bè" M: hữu nghị
b)Hữu có nghĩa là "có" M: hữu ích
- Tìm từ gần nghĩa, cùng nghĩa với từ đã cho, giúp các em có vốn từ để thay thế
cho sát nghĩa với văn cảnh nh: Cho từ vui, buồn. Hãy tìm từ cùng nghĩa với 2 từ đã
cho.
Học sinh có thể tìm theo nhóm:
- Vui: Phấn khởi, hồ hởi, hân hoan, khoan khoái, mừng rỡ, vui vẻ, hớn hở...
- Buồn: ủ rũ, rũ rợi, buồn rầu, ỉu xìu, ủ dột, buồn bã...
b- Mở rộng vốn từ theo nghĩa của từ.
Biện pháp này tôi thực hiện bằng cách thức sau:
- Cung cấp một số từ, thành ngữ, tục ngữ và những nghĩa có thể ứng với chúng,
yêu cầu HS HS xác định sự tơng ứng giữa từ, thành ngữ, tục ngữ với nghĩa đã cho,

VD: Mỗi từ ở cột A dới đây ứng với nghĩa nào của nó ở cột B?
A B
sinh vật quan hệ giữa sinh vật (kể cả ngời) với môi tr-
ờng xung quanh.
sinh thái tên gọi chung các vật sống, bao gồm động
vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên
và chết.
hình thái hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật,
có thể quan sát đợc.
- Cung cấp một số từ, thành ngữ, tục ngữ, yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của
chúng, VD:
Các thành ngữ, tục ngữ dới đây nói lên những phẩm chất gì của ngời Việt Nam
ta?
a- Chịu thơng, chịu khó.
b- Dám nghĩ, dám làm.
c- Muôn ngời nh một.
d- Trọng nghĩa khinh tài (taì: tiền)
e- Uống nớc nhớ nguồn.
c - Mở rộng vốn từ theo trờng nghĩa
Cách mở rộng vốn từ theo trờng nghĩa có thể áp dụng ở tất cả các bài. VD: bài
Mở rộng vốn từ thiên nhiên - tuần 9:
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×