Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị nhân lực: Tìm hiểu công tác giải quyết việc làm ở xã mỹ thái – huyện lạng giang – thành phố bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.59 KB, 47 trang )

Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian kiến tập tại Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái, được tiếp xúc
trực tiếp với những công việc liên quan đến chuyên ngành Quản trị nhân lực
mà em đang theo học tại Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, em đã hoàn thành
bài báo cáo về đề tài: Thực trạng công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái.
Em xin gửi lời cảm ơn đến mọi người đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn
thành bài báo cáo của mình được tốt và đúng thời hạn.
Lời đầu tiên, em xin cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, các thầy cô
trường Đại học Nội Vụ Hà Nội, các thầy cô, đặc biệt là các thầy cô giáo trong
khoa Tổ chức và Quản lý nhân lực: Thầy Nguyễn Đình Thảo, Thầy Đoàn Văn
Tình, Thầy Cồ Huy Lệ, Thầy Nguyễn Văn Tạo, Cô Nguyễn Thị Hải Hà, đã
tạo điều kiện và trang bị cho chúng em những kiến thức bổ ích, quý giá trong
suốt quá trình học tập tại trường để em có nền tảng lý thuyết vững chắc phục
vụ cho hoạt động kiến tập vừa qua. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến
Thầy giáo chủ nhiệm Trịnh Việt Tiến, người hướng dẫn 12 tiết kiến tập tại
trường, người luôn đứng sau giúp đỡ, động viên, cổ vũ tinh thần cho chúng
em đạt được kết quả tốt nhất trong kì kiến tập này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, cô chú, anh chị
trong Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái – Huyện Lạng Giang – Tỉnh Bắc Giang.
Đặc biệt là anh Nguyễn Văn Hà, cán bộ văn phòng Uỷ ban nhân dân xã đã tận
tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành kì kiến tập của mình.
Trong kì kiến tập và viết báo cáo, bài báo cáo của em còn nhiều thiếu
xót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô cũng như các bạn để bài báo cáo của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Hoàng Thị Hương


1

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
Theo quyết định số - ĐHNV về việc cử sinh viên đi kiến tập. Em đã
liên hệ và được kiến tập tại Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái, em nhận thấy nền
kinh tế của Việt Nam nói chung và của xã Mỹ Thái nói riêng còn thấp, nước
ta lại là nước đông dân với tốc độ phát triển dân số vào loại cao thế giới. Với
nguồn lao động dồi dào như vậy việc tận dụng và khai thác được coi là hạt
nhân của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, em muốn tìm hiểu thực
trạng việc làm tại nơi em kiến tập với đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng công tác
giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái”.
Một lần nữa, em xin cảm ơn sự sự giúp đỡ nhiệt tình về mặt tài liệu
cũng như ý kiến đóng góp của cô chú, anh chị trong Uỷ ban nhân dân xã và
đặc biệt cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của cán bộ hướng dẫn anh Nguyễn Văn
Hà đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bào báo cáo này.
Sinh viên

Hoàng Thị Hương

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

2

Lớp: 1205.QTNA



Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
MỤC LỤC........................................................................................................3
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT.........................................................................6
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO KIÊN TẬP...........................................................7
TÊN ĐỀ TÀI:...................................................................................................7
TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở XÃ MỸ THÁI –
HUYỆN LẠNG GIANG – TỈNH BẮC GIANG...........................................7
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................................................8
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................................................................8
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................................8
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài................................................................................................................8
7. Kết cấu đề tài........................................................................................................................................9

CHƯƠNG 1....................................................................................................10
TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ MỸ THÁI.........................10
1.1. Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái..........................................................................................................10
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.............................................10
1.1.2. Tên, địa chỉ, email…của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái..............................................................11
1.1.3. Chức năng của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái..............................................................................11
1.1.3.1. Văn phòng thống kê..................................................................................................................11
1.1.3.2. Ban chỉ huy quân sự..................................................................................................................12
1.1.3.3. Ban Công an..............................................................................................................................13

1.1.3.4. Ban tài chính – kế toán..............................................................................................................13
1.1.3.5. Ban Tư pháp – Hộ tịch..............................................................................................................14
1.1.3.6. Ban địa chính – xây dựng..........................................................................................................14
1.1.3.7. Ban văn hoá – xã hội.................................................................................................................15
1.1.4. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái...............................................................................15
1.1.4.1. Lĩnh vực kinh tế........................................................................................................................15
1.1.4.2. Lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp......................................16
1.1.4.3. Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.....................................................................................16
1.1.4.4. Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao....................................................17
1.1.4.5. Lĩnh vực quốc phòng an ninh trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương........17
1.1.4.6. Thi hành pháp luật.....................................................................................................................18

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

3

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
1.1.4.7. Chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo...............................................................................18
1.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái..............................................................18
...............................................................................................................................................................19
1.1.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.........................19
1.1.7. Hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.............................21
1.2. Cơ sở lý luận về công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc
Giang.......................................................................................................................................................21
1.2.1. Một số khái niệm làm hiểu rõ vấn đề “ giải quyết việc làm”.......................................................21
1.2.1.1. Khái niệm nguồn lao động........................................................................................................21
1.2.1.2. Khái niêm lao động...................................................................................................................22

1.2.1.3. Khái niệm việc làm...................................................................................................................23
1.2.1.4. Khái niệm người đủ việc làm và người thiếu việc làm.............................................................23
1.2.1.5. Khái niệm thất nghiệp...............................................................................................................23
1.2.1.6. Khái niệm tạo việc làm.............................................................................................................24
1.2.1.7. Vai trò, ý nghĩa của tạo việc làm...............................................................................................24
1.2.1.8. Tác động của vấn đề nghiên cứu...............................................................................................24
1.2.2. Các mô hình nghiên cứu tiêu biểu................................................................................................25

CHƯƠNG 2....................................................................................................26
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở XÃ MỸ
THÁI – HUYỆN LẠNG GIANG – TỈNH BẮC GIANG...........................26
2.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề việc làm...............................................26
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang......................................26
2.2.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................................26
2.2.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................................27
2.2.2.1. Khí hậu......................................................................................................................................27
2.2.2.2. Đất đai.......................................................................................................................................27
2.2.2.3. Sông ngòi..................................................................................................................................28
2.2.2.4. Giao thông.................................................................................................................................28
2.2.3. Đặc điểm kinh tế..........................................................................................................................28
2.2.3.1. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản................................................................................28
2.2.3.2. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; xây dựng; thương mại và dịch vụ.............................31
2.2.3.3. Về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng..........................................................................................31
2.2.4. Đặc điểm xã hội...........................................................................................................................34
2.2.4.1. Về văn hoá thông tin – TDTT...................................................................................................34
2.2.4.1. Về giáo dục và đào tạo..............................................................................................................34
2.2.4.3. Về công tác y tế - dân số; gia đình và trẻ em............................................................................35
2.2.5. Đặc điểm nguồn nhân lực............................................................................................................36
2.2.5.1. Về trình độ văn hoá...................................................................................................................36
2.2.5.2. Về trình độ chuyên môn............................................................................................................36

2.2.6. Nhu cầu việc làm của người lao động trên địa bàn xã Mỹ Thái..................................................37

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

4

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
2.2.7. Một số hình thức giải quyết việc làm cho người lao động tại xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang.
.................................................................................................................................................................37
2.2.7.1. Giải quyết việc làm thông qua đào tạo, nâng cao kiến thức nông nghiệp.................................38
2.2.7.2. Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động...................................................................38
2.2.7.3. Giải quyết việc làm thông qua đào tạo nghề.............................................................................38
2.2.7.4. Giải pháp việc làm thông qua nuôi thuỷ sản.............................................................................39
2.2.7.5. Giải quyết việc làm thông qua vốn đầu tư................................................................................39

CHƯƠNG III.................................................................................................40
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO CÔNG TÁC GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM Ở XÃ MỸ THÁI – HUYỆN LẠNG GIANG..........40
3.1. Một số giải pháp cho công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang................40
3.1.1. Giải pháp thuộc về xã Mỹ Thái....................................................................................................40
3.1.1.1. Chính sách của xã.....................................................................................................................40
3.1.1.2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp........................................................40
3.1.1.3. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.....................................................................41
3.1.1.4. Đầu tư phát triển giáo dục.........................................................................................................41
3.1.2. Giải pháp thuộc về người lao động..............................................................................................41
3.1.3. Nhóm giải pháp thuộc về phía Đảng và Nhà nước......................................................................42
3.2. Một số khuyến nghị cho công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái.............................................42

3.2. 1. Phương hướng và biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém, khuyết điểm trong thời gian tới của
Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái theo BÁO CÁO Kết quả thực hiện nhiệm vụ Phát triển KT - XH năm
2014, Mục tiêu nhiệm vụ năm 2015 số 131/BC – UBND......................................................................42
3.2.1. Một số khuyến nghị cho công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang........44

PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................48

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

5

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ANCT: An ninh chính trị;
CKNT: Cùng kì năm trước;
CNH – HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá;
ĐHNV: Đại học Nội Vụ;
ĐC: Đồng chí;
KH: Kế Hoạch;
UBND: Uỷ ban nhân dân;
THCS: Trung học cơ sở;
TTATXH: Trật tự an toàn xã hội.

Sinh viên: Hoàng Thị Hương


6

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO KIÊN TẬP
TÊN ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở XÃ MỸ
THÁI – HUYỆN LẠNG GIANG – TỈNH BẮC GIANG
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giải quyết việc làm là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và cấp
bách không chỉ ở thành phố Bắc Giang mà ở hầu hết các tỉnh trên cả nước.
Hiện nay thất nghiệp và thiếu việc làm diễn ra khá phức tạp, kìm hãm quá
trình vận động và phát triển của nền kinh tế đất nước. Mà thất nghiệp, thiếu
việc làm là nguyên nhân trực tiếp gây ra đói nghèo, là nhân tố cơ bản gây mất
ổn định kinh tế, chính trị xã hội đất nước. Tạo việc làm cho người lao đông là
vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của xã hội. Việc làm ổn định góp phần to lớn
trong quá trình thực hiện CNH – HĐH ở nước ta.
Xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang là một xã miền núi nằm ở phía Tây
Nam huyện Lạng Giang, có diện tích tự nhiên 816,9 ha, bằng 3,3% diện tích
huyện Lạng Giang, dân số hiện nay là …cư dân chủ yếu là người kinh. Nhân
dân trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và làm trong các
công ty May mặc, bao bì… Thu nhập bình quân đầu người chưa cao, kinh tế
phát triển không đồng đều, chất lượng lao động còn hạn chế, hầu hết là lao
động phổ thông chưa có trình độ chuyên môn.
Đất nông nghiệp của xã ngày càng thu hẹp chuyển đổi thành đất thổ
cư do dân số tăng nhanh. Diện tích đất nông nghiệp thu hẹp đòi hòi cần có

biện pháp việc làm thích hợp.
Trong nhiều năm qua xã Mỹ Thái đã vận dụng chủ trương, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, có nhiều biện pháp, phương hướng giải
quyết việc làm cho người lao động. Song thực tiễn đặt ra còn nhiều khó khăn
cần sự vào cuộc nỗ lực của các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương.
Vì vậy, nghiên cứu công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái – huyện
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

7

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Lạng Giang để tìm ra phương hướng, biện pháp phù hợp để sử dụng hiệu quả
nguồn nhân lực, hạn chế tối đa các tệ nạn phát sinh từ vấn đề này. Do đó em
chọn đề tài: “ Tìm hiểu công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái – Huyện
Lạng Giang – thành phố Bắc Giang.” làm đề tài báo cáo kiến tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái –
huyện Lạng Giang từ đó đưa ra các giải pháp, giải quyết việc làm cho người
lao động phù hợp với điều kiện phát triển của xã, trình độ của người dân, từng
bước tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp, biện pháp thích hợp để giải quyết
việc làm. Vì vậy đây là nhiệm vụ cấp bách của tất cả ban, ngành, tổ chức…
dưới sự chỉ đạo vào Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là thế hệ học sinh, sinh viên
những người được trang bị kiến thức vững chắc, chủ nhân tương lai của đất
nước.
Riêng em là một người con của mảnh đất Mỹ Thái em thấy mình cần

có trách nhiệm nghiên cứu để đưa ra những giải pháp phù hợp giúp con
người, quê hương mình phát triển ngày một vững mạnh.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu có hạn do vậy đề tài nghiên cứu
của em chỉ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian năm 2014 – 2015.
Không gian là xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp.
Phương pháp luận.
Nghiên cứu tài liệu.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
Giúp tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề việc làm ở xã Mỹ
Thái nói riêng và ở Việt Nam nói chung.
Giảm thiểu tối đa các tệ nạn xã hội do thất nghiệp và thiếu việc làm gây
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

8

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
ra. Đưa nếp sống văn minh ngày càng rộng khắp.
Giúp gìn giũ và phát triển hơn nữa những làng nghề đã có từ lâu đời.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và phụ lục đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực trạng công tác giải quyết việc làm ở
xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang.

Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị về công tác giải quyết việc
làm ở xã Mỹ Thái – huyện Lạng Giang.

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

9

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ MỸ THÁI
1.1. Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.
Mỹ Thái là xã miền núi, nằm phía Tây Nam huyện Lạng Giang, cách
trung tâm thành phố 7km. có diện tích tự nhiên 816,9 ha.
Phía Đông giáp với xã Phi Mô và Tân Dĩnh, phía Tây giáp xã Liên Sơn
(huyện Tân Yên) và sông Thương, phía Nam giáp xã Xuân Hương, phía Bắc
giáp xã Tân Thanh và Dương Đức.
Đầu thế kỉ XIX, tổng Mỹ Thái thuộc huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang,
trấn Kinh Bắc, gồm 9 xã: Mỹ Thái, Yên Mỹ, Chuyên Mỹ, Tuấn Mại, Thì Mại,
Dương Quang, Xuân Mãn, Hương Mãn, Thanh Lễ.
Đầu thế kỉ XX, tổng Mỹ Thái vẫn có 9 xã như danh sách đầu thế kỉ
XIX, nhưng tên một số xã đã thay đổi: Yên Mỹ thành Chí Mỹ, Thì Mại thành
Đức Mại.
Theo số liệu điều tra năm 1927 của chính quyền thực dân Pháp, tổng
Mỹ Thái có số dân là 6.478 người, có số đinh (nam giới từ 18 đến 60 tuổi) là
1.646 người.

Đất tổng Mỹ Thái ngày nay thuộc các xã: Mỹ Thái, Xuân Hương, Tân
Thanh, Dương Đức.
Sau năm cách mạng tháng 8 năm 1945, đơn vị hành chính tổng bị bãi
bỏ, thành lập đơn vị hành chính xã, dưới xã là thôn, dưới thôn là xóm. Tháng
8 năm 1948, xã Mỹ Thái chia làm hai xã: Mỹ Thái và Tân Thái.
Ngày 21 tháng 8 năm 1958, Bộ Nội Vụ ra nghị định số 255 – NV cắt 4
xóm Ngoài, Thành Gạo, Trung Chảy, Chi Lễ của xã Tân Thanh sáp nhập vào
Mỹ Thái, đồng thời chia xã Mỹ Thái thành 2 xã Mỹ Thái và Xuân Hương.
Xã Mĩ Thái ngày nay gồm 8 thôn: Thượng, Hạ, Cả, Nguyên, Cầu
Trong, Cầu Ngoài và Chi Lễ.
Mỹ Thái có địa hình rất phong phú và đa dạng. Xen kẽ những cánh
đồng là những vạt đồi thấp, nhấp nhô. Cách đây trên 100 năm vùng này vẫn là
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

10

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
đồi núi, sau đó cư dân đến khai phá các đồi, núi thấp thành các trại, ấp mới.
Đất đai Mỹ Thái có thể chia làm hai loại chính:
Đất đồi: chiếm một diện tích tương đối lớn của xã. Đất lẫn sỏi, nên các
khu đồi trước đây chỉ có các loại cây sim, mua, ràng ràng…là sống được.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, sau nhiều năm, nhiều
lần cải tạo, phần lớn các khu đồi đã trở thành vườn trồng các loại cây ăn quả.
Đất bạc màu: Có tầng mặt tức là tầng bạc màu dày 8 – 10 cm, đất có độ
chua (PH) cao, càng xuống sâu càng chua, các chất hữu cơ đã nghèo lại phân
giải nhanh, các chất cần cho cây trồng đều nghèo. Loại đất này hiện nay chủ
yếu cấy lúa và trồng hoa màu…

Giáp với Quốc lộ 1A cũ và cao tốc thuận lợi cho dịch vụ và hàng hoá phát
triển.
1.1.2. Tên, địa chỉ, email…của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.
Tên đầy đủ:

Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.

Địa chỉ:

Thôn Cầu Ngoài, xã Mỹ Thái, Huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang.

Số điện thoại:

0240.3.881 052

Email:



1.1.3. Chức năng của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là cán bộ chuyên trách lãnh đạo uỷ ban
nhân dân cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt đọng của
Ủy ban nhân dân và hoạt động quản lý Nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã
hội, an ninh – quốc phòng đã được phân cấp trên địa bàn xã.
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là người giúp việc cho chủ tịch Uỷ
ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch phân công hoặc Chủ tịch uỷ
quyền giải quyết và chịu trách nhiệm trước chủ tịch về công việc được phân
công. Hàng tuần phải báo cáo kết quả công tác trước Chủ tịch, những công
việc phức tạp, đột xuất cần xin ý kiến của Chủ tịch để giải quyết.

1.1.3.1. Văn phòng thống kê.
Văn phòng uỷ ban nhân dân tham mưu, tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

11

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
về hoạt động của Uỷ ban. Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân dân xã xây dựng
chương trình công tác, lịch làm việc và theo dõi việc thực hiện chương trình,
lịch làm việc, tổng hợp và bão cáo tình hình kinh tế - xã hội, tham mưu giúp
uỷ ban nhân dân xã trong chỉ đạo thực hiện.
Tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân xã dự thảo văn bản trình cấp trên có
thẩm quyền, làm báo cáo gửi lên cấp trên.
Quản lý công văn, sổ sách, giấy tờ, quản lý việc lập hồ sơ, công tác lưu
trữ, biểu báo cáo thống kê.
Giúp Hội đồng nhân dân tổ chức kì họp, giúp Uỷ ban nhân dân tổ chức
tiếp dân, tiếp khách, nhận đơn thư khiếu nại của nhân dân.
Thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật và công tác được giao.
Nhận và trả kết quả trong giao dịch công việc giữa Uỷ ban nhân dân
với cơ quan, tổ chúc tiếp công dân theo quy chế “một cửa”
1.1.3.2. Ban chỉ huy quân sự.
Tham mưa đề xuất với cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp xã về chủ trương,
biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng quân sự, xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên.
Xây dựng kế hoạch, xây dựng lực lượng, giáo dục chính trị và pháp
luật, huấn luyện dân sự, hoạt động chiến đấu trị an của lực lượng dân quân,

xây dựng kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, huy động lực
lượng dự bị đọng viên và các kế hoạch khác liên quan đến nhiệm vụ quốc
phòng, quân sự.
Phối hợp với lực lượng quân đội trên địa bàn, huấn luyện nhân dân dự
bị theo quy định.
Tổ chức thực hiện đăng kí quản lý công tác trong độ tuổi đi nghĩa vụ
quân sự, quân nhân dự bị và dân quân theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác động viên, gọi thanh niên lên đường nhập ngũ.
Tuyển quân phối hợp với công an, lực lượng khác thường xuyên hoạt
động bảo vệ an ninh trật tự, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, khắc phục
thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Phối hợp với tổ chức kinh tế, văn hoá – xã hội thực hiện nền quốc
phòng gắn với nền an ninh nhân dân.
Thực hiện chính sách hậu phương quân đội.
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

12

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Thực hiện chế độ kiểm tra, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác quốc
phòng quân sự.
1.1.3.3. Ban Công an.
Tham mưa cho Đảng – Uỷ ban nhân dân về công tác trật tự an toàn,
đảm bảo an ninh trên địa bàn xã.
Quản lý hộ khẩu, nhập khẩu.
Quản lý các đối tượng có tiền án, tiền sự, quản lý các hồ sơ của các đối
tượng.

Xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh trên địa bàn xã.
Xây dựng kế hoạch và thành lập lực lượng tuần tra canh gác.
Xây dựng lực lượng nội bộ công an trong sạch, vững mạnh và thực
hiện một số nhiệm vụ khác cho cấp uỷ Đảng, Uỷ ban nhân dân xã, công an
cấp trên giao.
1.1.3.4. Ban tài chính – kế toán.
Xây dựng dự toán thu chi ngân sách Nhà nước, quyết toán ngân sách,
kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã.
Thực hiện quản lý các dự toán đầu tư xây dựng cơ bản, tài sản công.
Tham mưucho Uỷ ban nhân dân xã trong khai thác nguồn thu.
Kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách theo đúng quy định, tổ
chức thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên.
Thục hiện chi tiền theo lệnh chuẩn chi.
Xây dựng kế hoạch phát triển ngân sách ở địa phương.
Quản lý các diện tích khoán, đấu thầu, xây dựng kế hoạch thu, chi các
loại quỹ thuộc ngân sách quản lý.
Báo cáo ngân sách theo đúng quy định.

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

13

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
1.1.3.5. Ban Tư pháp – Hộ tịch.
Tham mưa giúp Uỷ ban nhân dân quản lý Nhà nước về công việc tư
pháp.
Thực hiện việc phổ biến pháp luật trong nhân dân.

Thực hiện phổ biến các kế hoạch cấp trên gửi về địa bàn xã.
Thực hiện việc đăng kí quản lý tư pháp, thống kê tư pháp.
Tổ chức việc phối hợp thi hành án ở địa phương theo sự chỉ đạo của đội
thi hành án.
Giúp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện một số công việc về quốc tịch theo
quy định của pháp luật.
Thực hiện công chức, chứng thực theo thẩm quyền.
Hướng dẫn thực hiện hoạt động cải tổ hoà giải.
Hiện nay ban tư pháp – hộ tịch ở Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái đang
chuẩn bị, nỗ lực cho cuộc thi “ hoà giải viên giỏi” theo sự chỉ đạo của cấp
trên.
1.1.3.6. Ban địa chính – xây dựng.
Tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân xã lập sổ địa chính đối với chủ sử
dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất trong xã.
Uỷ ban dân dân xã hướng dẫn sử dụng, thẩm tra để xác định việc hộ gia
đình đăng kí đất ban đầu, thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất.
Thẩm tra lập văn bản để Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Uỷ ban nhân dân
cấp trên quyết định về giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện quyết định đó.
Thu thập tài liệu, số liệu về số lượng, chấp lượng đất đai; tham gia xây
dựng, quy hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê đất đai theo thời gian và mẫu quy
định.
Bảo quản hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa giới hành chính, sổ địa
giới hành chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại sổ
khác về đất đai.
Tuyên truyền, giải thích, hòa giải tranh chấp về đất đai, tiếp nhận đơn
thư khưới nại của nhân dân tố cáo về đất đai.
Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc đo đạc lập bản

đồ.
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

14

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Tham mưu, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai.
1.1.3.7. Ban văn hoá – xã hội.
Thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương.
Quản lý công tác giáo dục ở trường, ở địa phương.
Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên
truyền, công tác lao động Thương binh và xã hội trình Uỷ ban nhân dân cấp
xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt.
Tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao; văn hoá văn nghệ quần chúng;
bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá; danh lam thắng cảnh ở địa phương; điểm
vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa.
Thống kê dân số lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn;
nắm số lượng và các đối tượng hưởng chính sách lao động Thương binh và xã
hội.
Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc các đối tượng xã hội
cộng đồng.
Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.
Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thể dục
thể thao; công tác lao động Thương binh và xã hội.
1.1.4. Nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.
1.1.4.1. Lĩnh vực kinh tế

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, tổ
chức thực hiện kế hoạch đó.
Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ; dự toán thu chi ngân
sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán
điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán
ngân sách đại phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo
cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với cơ quan Nhà
nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã và báo
cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất để phục vụ các nhu cầu
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

15

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường
giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện nước theo quy định
của pháp luật.
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng của xã, trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc
quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và
đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
1.1.4.2. Lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công
nghiệp.
Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án

khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát
triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật
nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoach chung và phòng trừ các dịch
bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.
Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu
bổ, bảo vệ đê điều; phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ; ngăn
chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê diều tại địa phương.
Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền
thống của địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để
phát triển các ngành nghề mới.
1.1.4.3. Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải.
Tổ chức việc thực hiện xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã
theo phân cấp.
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm
dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thầm quyền do pháp luật
quy định.
Tổ chức việc bảo vệ, kểm tra, xử lý các hành vi vi phạm giao thông và
các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

16

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

giao thông, cầu, cống, sông trong xã theo quy định của pháp luật.
1.1.4.4. Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao.
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối
hợp các trường học huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện
các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện oá mù chữ cho những người trong độ tuổi.
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu
giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở ở trên địa bàn.
Tổ chức các chưng trình y tế cơ sở, dân số kế hoạch hosd gia đình được
giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng chống các dịch bệnh.
Xây dựng các phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá; thể dục thể
thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền; bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích
lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, gia đình liệt sĩ,
những người nhà gia đình có công với đất nước theo quy định của pháp
luaath.
Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ
các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi không
nơi lương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng
chính sách ở địa phương theo quy định cua pháp luật.
Quản lý, bảo vê, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch quản lý ở địa
phương.
1.1.4.5. Lĩnh vực quốc phòng an ninh trật tự, an toàn xã hội và thi hành
pháp luật ở địa phương.
Tổ chức tuyên truyến, giáo dục, xây dựng quốc phòng toàn dân, xây
dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương.
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;
đăng kí, quản lý dân quân dự phòng động viên; tổ chức việc thực hiện xây
dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây
dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện
biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

17

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
phạm khác ở địa phương.
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng kí tạm trú; quản lý việc đi lại của
người nước ngoài ở địa phương trong việc thực hiện chính sách dân tộc và
chính sách tôn giáo, uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và
bảo đảm thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
1.1.4.6. Thi hành pháp luật.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, giải quyết các vi phạm pháp
luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khướu nại tố cáo, kiến nghị của công an
theo thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc
thi hành án theo quy định của pháp luật, tổ chức thực hiện các quyết định về
xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1.1.4.7. Chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.
Uỷ ban nhân dân xã có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và đảm bảo thực
hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân địa phương theo quy định của pháp luật.
1.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái.


Sinh viên: Hoàng Thị Hương

18

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

1.1.6. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Uỷ ban nhân dân
xã Mỹ Thái.
Năm 2015 là năm cuối cùng Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015) có ý nghĩa quan trọng
đối với việc phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 05 năm 2011-2015. Định hướng phát triển
và các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015
như sau:
Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời tạo
chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, từng bước vượt ra
khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển.
Phát triển văn hoá xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao
chất lượng giáo dục, mở 2 lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn;
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

19

Lớp: 1205.QTNA



Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo sức khoẻ toàn diện cho người dân.
Tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh giảm nghèo, tạo thêm
nhiều việv làm, giảm mạnh tệ nạn xã hội.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bảo vệ và cải thiện môi
trường; hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa.
Tốc độ tăng trưởng một số ngành kinh tế chủ yếu đạt: 18%
Giá trị sản xuất TTCN-XDCB: 98,8 tỷ dồng;
Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản: 90,6 tỷ đồng;
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ: 55,9 tỷ đồng;
Thu ngân sách đạt : 4,517 tỷ đồng;
Tổng sản lượng lương thực có hạt dạt: 3.904,5 tấn;
Tỷ lệ hộ nghèo: 4,09 %;
Mức giảm tỷ lệ sinh 0,2%.
Tỷ lệ tăng dân số: 1,2%;
Tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên còn 8,5%;
Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 68 %;
Tạo việc làm mới cho lao động: 90;
Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: 15,7 %;
Giá trị thu nhập bình quân đầu người đạt: 27 triệu đồng;
Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân đầu người: 429,4 kg.
Phương hướng, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch KTXH năm 2016 2020.
Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời tạo
chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế.
Phát triển văn hoá xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế. Nâng cao
chất lượng giáo dục, tích cực phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất cả về
trình độ.
Tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh giảm nghèo, tạo thêm
nhiều việc làm, giảm mạnh tệ nạn xã hội.
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, bảo vệ và cải thiện môi

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

20

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
trường; hoàn thành việc chỉnh trang đồng ruộng gắn với xây dựng nông thôn
mới ngay trong những năm đầu của giai đoạn.
1.1.7. Hoạt động của công tác quản trị nhân lực của Uỷ ban nhân dân xã
Mỹ Thái.
Hoạt động quản dụng cán bộ công chức của Uỷ ban nhân dân xã thuộc
thẩm quyền của phòng Nội Vụ. Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm thành lập
Hội đồng thẩm định hồ sơ đối với các ứng viên nộp hồ sơ. Các ứng viên phải
được sợ đồng ý của Hội đồng thẩm định xã.
Chủ tịch xã có quyền quyết định tuyển dụng đối với cán bộ không
chuyên trách cấp xã theo quy chế tuyển dụng đã được quy định. Nguyên tắc
tuyển dụng của Uỷ ban nhân dân xã theo đúng luật cán bộ công chức đối với
cấp xã. Sắp xếp đúng vị trí và yêu cầu đặt ra.
Cán bộ thường xuyên tham gia các lớp tập huấn trao dồi trình độ
chuyên môn. Nâng cao trình độ văn hoá thông qua quá trình học tại chức, học
nghiệp vụ…Ngoài trình độ văn hoá cán bộ, công chức xã còn thường xuyên
tham gia các lớp, các khoá học chính trị…
Quan điểm trả lương của Uỷ ban nhân dân xã Mỹ Thái theo đúng quy
định của luật cán bộ công chức số 22/2008/QH2; Quyết định số 65/2011/QĐUBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
1.2. Cơ sở lý luận về công tác giải quyết việc làm ở xã Mỹ Thái – huyện
Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang.
1.2.1. Một số khái niệm làm hiểu rõ vấn đề “ giải quyết việc làm”
Vấn đề việc làm là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách của xã hội.

có việc làm con người mới có thể tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia
đình mang lại lợi ích cho xã hội. Để giải quyết được việc làm thì ta phải biết
ai là người cần việc làm hay nói cách khác phải hiểu được nguồn lao động là
gì, việc làm, lao động, người lao động…để hiểu ra từ đó tìm ra biện pháp và
đưa ra các giải pháp phù hợp đúng thời điểm.
1.2.1.1. Khái niệm nguồn lao động.
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

21

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
Nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia là, một lãnh thổ bao
gồm tất cả những người lao động từ độ tuổi lao động trở lên có đang thực tế
làm việc và những người đủ độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng
không làm việc thực tế.
Nước ta có nguồn lao động vô cùng dồi dào do số dân đông và tăng
nhanh. Trung bĩnh mỗi năm nước ta có khoảng 1 triệu người bước vào độ tuổi
lao động. Một con số không hề nhỏ yêu cầu cần có giải pháp hữu hiệu cho
con số “ 1 triệu” mõi năm.
Nguồn lao động được đánh giá trên hai góc độ: số lượng và chất lượng.
Số lượng lao động được biểu diễn thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ
tăng dân số.
Chất lương lao động được đánh giá chủ yếu qua các mặt: thể lực, trí
lực, phẩm chất đạo đức.
Bộ luật lao động nước ta quy định: tuổi lao động của nam giói từ 15
đến 60 và từ 15 đến 55 đối với nữ. Việc xác định đổ tuổi này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau, và việc xác định này không giống nhau ở các quôc

gia.
Để có nguồn lao động như trên ta phải nắm rõ lao động là như thế nào.
Có nguồn lao động mà không hiểu lao động thì khó có thể giải quyết.
1.2.1.2. Khái niêm lao động.
Trong bộ luật lao động nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
quy định: “ Lao động có mục đích của con người, là một hoạt động diễn ra
giữa con người và giới tự nhiên”.
Để lao động được thì sức lao động là vô cùng quan trọng: sức lao động
là toàn bộ giá trị về thể lực và về tinh thần tồn tại trong cơ thể của một người
đang sống, được người đó đem ra vận dụng trong quá trình làm việc để tạo ra
một giá trị sử dụng.
Cách tính: BMI = cân nặng : chiều cao ( gái trị về mặt thể lực)
Trí lực: kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm – thái độ, năng lực hành vi.
Theo Mac: “ Lao động trước hết là quá trình diễn ra giữa con người và
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

22

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
giới tự nhiên, là quá trình trong đó bằng hoạt động của mình con người làm
trung gian và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Việc làm vô cùng phong phú và đa dạng, nó ẩn chứa nhiều mối quan hệ
và có thể là một cạm bẫy vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta phải hiểu rõ
thế nào là việc làm, người có việc làm…để không mắc phải những sai lầm
ảnh hưởng đến kết quả.
1.2.1.3. Khái niệm việc làm.
Theo bộ luật lao động nước ta khái niệm việc làm được xác định: “ Mọi

hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều
được thừa nhận là việc làm.” ( Điều 13 Bộ Luật Lao động).
Khái niệm việc làm là rõ ràng tuy vậy việc xác định lại vô cùng khó
khăn. Việc xá định này chỉ dễ dàng khi được xác định tại khu vực nhà nước,
các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên…khó khăn khi xác định những cá
nhân buôn bán, điển hình hiện nay nhất đó là những người bán hàng trên
mạng Internet, việc bán hàng này không mất thuế và khó quản lý.
Đó là những căn cứ để xác định việc làm. Từ khái niệm việc làm ta có
thể biết được ai là người thiếu việc làm và người đủ việc làm.
1.2.1.4. Khái niệm người đủ việc làm và người thiếu việc làm.
Người đủ việc làm là những người lao động làm việc từ đủ thời gian
lao động tối thiểu trở lên hoặc có mức thu nhậptừ thu nhập tối thiểu trở lên và
không mong muốn làm thêm việc.
Người tiếu việc làm là người lao động ko làm đủ thời gian tối thiểu quy
định hoặc có mức thu nhập thấp hơn tiền lương tối thiểu quy định, có nhu cầu
làm thêm việc.
Tại vùng 1:
< 8h / ngày.
< 3.100.000đ / tháng /người / tháng.
Có nhu cầu làm thêm.
1.2.1.5. Khái niệm thất nghiệp.
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “ Thất nghiệp là tình trạng tồn tại
Sinh viên: Hoàng Thị Hương

23

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội

khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể
tìm được việc ở mức tiền công đang được thịnh hành.”
Người thất nghiệp:
Đang trong độ tuổi lao động.
Có khả năng lao động ( thể lực BMI, trí lực, năng lực hành vi).
Đang nỗ lực tìm kiếm việc làm.
1.2.1.6. Khái niệm tạo việc làm.
Tạo việc làm là đưa người lao động vào làm việc phù hợp với sức lao
động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu của thị
trường.
Tạo việc làm cho người lao động là hết sức khó khăn, nó phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như: vốn đầu tư, nhu cầu thị trường, sức lao động, thời gian, địa
điểm…
Vì vậy tạo việc làm là cả quá trình đòi hỏi nhiều yếu tố kết hợp với
nhau.
1.2.1.7. Vai trò, ý nghĩa của tạo việc làm.
Người lao động có việc làm đầy đủ sẽ tránh xa được các tệ nạn xã hội
như: ma tuý, rượu chè, cờ bac… vì thời rảnh rổi không còn.
Có việc làm sẽ tạo tâm lý có trách nhiệm cho người lao động những
thói hư, tật xấu dần loại bỏ cảm thấy mình là người có ích cho xã hội.
Tăng thu nhập cho cá nhân, gia đình, góp phần chung vào phát triển
kinh tế đất nước.
Có việc làm ổn định cũng là góp phần vào quá trình CNH – HĐH đất
nước.
Đời sống của người lao động được nâng cao, góp phần cải thiện mức
sống cho người lao động.
số cho phép lại là một tỷ lệ tốt để thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên chúng
ta nên hạn chế thấp nhất có thể.
1.2.1.8. Tác động của vấn đề nghiên cứu.
Việc nghiên cứu dựa trên tiền đề của những nghiên cứu cũ. Từ đó hoàn

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

24

Lớp: 1205.QTNA


Báo cáo kiến tập - Khoa TC & QLNL - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
chỉnh hơn và đưa ra những giải pháp phù hợp hơn, phù hợp với từng thời
điểm và từng hoàn cảnh. Những nghiên cứu cũ có thể đúng với thời điểm đó
nhưng lại không hợp ly với thời điểm hiện tại.
Nghiên cứu vấn đề này là kèm theo nghiên cứu về các tệ nạn xã hội. Tệ
nạn xã hội do đâu mà có? Câu hỏi này sẽ liên quan đến nhiều vấn đề và từ đó
hiểu sâu hơn đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả hơn.
1.2.2. Các mô hình nghiên cứu tiêu biểu
Hiện ay ở xã Mỹ Thái chưa có mô hình nghiên cứu về vấn đề này, vì
vậy em chọn đề tài này để làm rõ một số vấn đề và phần làm đó có thể tham
mưa cho lãnh đạo giải quyết vấn đề việc làm hiệu quả nhất.

Sinh viên: Hoàng Thị Hương

25

Lớp: 1205.QTNA


×