UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞGIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
BẢN MÔ TẢSÁNG KIẾN
“ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA”
Năm học 2014 – 2015
THÔNG TIN CHUNG VỀSÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “ Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh
giỏi để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ap dụng trong lĩnh vực quản lí giáo dục
ở các trường THCS
3. Tác giả:
Họ và tên:
Phạm Thi Hường ;
Nam (Nữ): Nữ
Ngày tháng/năm sinh: 01/02/1977
Trình độ chuyên môn: Đại học Toán
Chức vụ, đơn vi công tác: Phó hiệu trưởng trường THCS Văn Giang
Điện thoại: 0964 382 689
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Văn giang – Ninh Giang –
Hải Dương
6. Đơn vi áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường THCS Văn Giang - Ninh
Giang – Hải Dương
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Đội ngũ giáo viên ổn
định, đủ cơ cấu, có trình độ chuyên môn vững vàng. Cán bộ quản lí tâm
huyết, có năng lực quản lí và năng lực chuyên môn tốt, có bản lĩnh đổi mới.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 201 3 – 2014.
HỌTÊN TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
Phạm Thị Hường
2
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định “ Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới nh ững v ấn đề l ớn, c ốt
lõi, cấp thiết, từ quan để
i m, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, n ội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hi ện; đổi
mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động
quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo . Trong đó tiếp tục nhấn mạnh
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,
Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển,
được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội...” mà “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài...”. Như vậy nhiệm vụ chính trị của
ngành giáo dục nước nhà nói chung, các nhà trường là phải đổi mới
một cách đồng bộ. Trong đó mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam thành
người có tài, có đức kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang quang vinh của
Đảng là nhiệm vụ hàng đầu. Muốn vậy cần làm tốt việc phát hiện và bồi
dưỡng học sinh có năng khiếu thành tài năng đất nước là cấp thiết.
Thực tế cũng đã khẳng định nhân tài Việt Nam góp phần thúc đẩy và
ghi những trang sử vàng cho sự phồn vinh và phát triển đất nước. Do vậy,
ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cũng cần, lúc nào cũng cần nhiều người
tài giỏi để gánh vác giang. Mà nguồn nhân tài hoàn toàn phụ thuộc vào nền
giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, với một trường nằm ở địa phương có trình
độ dân trí thấp, nhận thức của cha mẹ học sinh về động cơ học tập không
đúng đắn, khát vọng học thành tài của học sinh chưa cao thì việc BDHSG
còn gặp nhiều khó khăn và kết quả bị hạn chế. Điều đó dẫn đến không ít
những học sinh có năng khiếu, có tư chất tốt không có điều kiện để phát
huy hết khả năng trí tuệ, bị thui chột. Và như vậy, chúng ta đã đánh mất
nhân tài của đất nước.
Hơn nữa, đối với nhà trường đang đẩy mạnh tiến độ xây dựng trường
Chuẩn quốc gia. Chất lượng nhà trường cần có bước đột phá mới cả về
lượng và chất. Nếu chất lượng học sinh giỏi được nâng lên, phong trào
BDHSG tích cực sẽ tác động ngược lại chất lượng đội ngũ được cải thiện và
kéo theo chất lượng đại trà sẽ ổn định bền vững. Chính vì thế, tôi đã nghiên
3
cứu, áp dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm “ Đổi mới công tác quản lí,
chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi để xây dựng trường đạt chuẩn quốc
gia”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
2.1. Điều kiện áp dụng.
Sáng kiến sẽ được áp dụng có hiệu quả tốt trong đi ều ki ện đội ng ũ ổn
đinh, đủ cơ cấu, đồng đều và đội ngũ có nhân tố điển hình.
2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến.
Để sáng kiến thực sự có hiệu quả, tôi đã trải qua bước nghiên cứu, viết,
áp dụng thử nghiệm. Trong quá trình áp dụng đồng thời rút kinh nghiệm,
tiếp tục cải tiến cho phù hợp tình hình thực tế và phổ biến r ộng rãi đến các
tổ, nhóm chuyên môn. Trong quá trình áp dụng đồng thời ti ếp t ục cải ti ến
cho phù hợp tình hình thực tế.
2.3. Đối tượng áp dung
Sáng kiến có thể áp dụng đối tất cả cán bộ quản lí các tr ường trung h ọc c ơ
sở.
3. Nội dung sáng kiến.
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.
Đề xuất những giải pháp mới trong việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi một cách toàn diện ở các khâu: tự biên soạn và liên kết để biên
soạn tài liệu theo chuyên đề, tuyển chọn đội tuyển, bồi dưỡng, khảo sát chất
lượng đội tuyển, việc tổ chức chuyên đề, hội thảo về công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi để thực sự nâng cao chất lượng "mũi nhọn" của nhà trường và
góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi của toàn huyện, tỉnh.
3.2 Khả năng áp dụng sáng kiến
Sáng kiến mang tính khoa học và thực tiễn cao. Do vậy có thể áp
dụng sáng kiến trong tất cả các trường THCS. Tuy nhiên để sáng ki ến đi
vào thực tiễn đòi hỏi người quản lí phải tâm huyết, có trí tu ệ v à nhân cách
tốt, có bản lĩnh đổi mới và có khả năng thích ứng với yêu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp giáo dục.
Không áp dụng đơn lẻ mà phải áp dụng đồng bộ các giải pháp trong
sáng kiến để chúng hỗ trợ nhau đảm bảo tính toàn diện
4. Khẳng định giá trị, kết quảđạt được của sáng kiến.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Song
đối với giáo viên đây là một việc khó, đòi hỏi tính t ự giác, tinh thần say
mê, kiên trì và phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ. Tuy nhiên nó không
mang tính bắt buộc cao. Sáng kiến đã thực sự có hiệu quả trong việc tháo
gỡ những khó khăn, bế tắc trong khâu chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi nói
4
riêng và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn nói chung của nhà trường. Đặc
biệt, sáng kiến đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi,
nâng cao chất lượng “mũi nhọn” ở đơn vị; tạo “nguồn” học sinh giỏi thực
sự chất lượng cho trung tâm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Tỉnh của huyện.
Khơi dậy ở giáo viên tinh thần yêu nghề, say mê chuyên môn; đồng thời
kích thích tinh thần học tập chuyên sâu và khát vọng trở thành tài năng của
học sinh. Góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học,
nâng cao chất lượng đội ngũ và đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt
động chuyên môn của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành và sự
đổi mới của xã hội. Từ đó củng cố niềm tin trong cha mẹ học sinh, nhân dân
và các cấp lãnh đạo; huy động sự quan tâm của các cấp Đảng uỷ, chính
quyền địa phương và toàn xã hội đối với giáo dục; tạo đà để xây dựng
trường Chuẩn quốc gia, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo dục của địa bàn
nói riêng và huyện nhà nói chung.
5. Những đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng và mở r ộng sáng
kiến.
Sau khi được thẩm đinh, xét duyệt, đề nghi cấp trên phổ bi ến r ộng rãi
sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi của các đơn vi nhà
trường, huyện, tỉnh...
Trên cơ sở ý tưởng của sáng kiến để mở rộng các giải pháp đổi m ới
công tác quản lí chuyên môn và quản lí giáo dục nói chung trong các nh à
trường để tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đổi m ới và phát tri ển c ủa
đất nước.
5
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS.
Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người. Năng
lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương
ứng cụ thể, nó là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con
người.
Tài năng (trình độ cao của năng lực) là một tổ hợp các năng lực tạo
tiền đề thuận lợi cho con người sáng tạo, thực hiện nhiệm vụ và đạt hiệu
quả cao. Tài năng được rèn luyện, hình thành trong quá trình hoạt động
của con người. Ngoài ra, năng khiếu được phát hiện, bồi dưỡng kip th ời thì
có nhiều cơ hội để trở thành tài năng. Tài năng ở trình độ tột đỉnh sẽ trở
thành thiên tài.
Trường THCS là nơi đầu tiên trong đời trẻ tham gia vào hoạt động
học với tư cách là hoạt động chủ đạo, nhờ có nội dung giáo dục toàn diện
mà các em có khả năng, năng khiếu. Nếu gia đình, bạn bè và đặc biệt là
thầy cô giáo sớm phát hiện, nâng đỡ và bồi dưỡng mầm mống năng khiếu,
định hướng sớm sẽ phát triển và dần dần định hình trở thành tài năng. Còn
ngược lại thì mầm mống sẽ mai một dần và thui chột đi.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là phát huy hết "khả năng tiềm năng” của trẻ.
Chính việc bồi dưỡng học sinh giỏi đó giúp cho người ta phát hiện ra
những sở trường, những khả năng giúp trẻ phát triển trí tuệ ở mức cao nhất
có thể.
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS
2.1. Đặc điểm tình hình chung.
Qua khảo sát cho thấy, trong kì thi học sinh giỏi các cấp, số lượng
học sinh đạt giải cao của các trường sâu xa của huyện chiếm tỉ lệ rất khiêm
tốn; giải cao thường tập trung ở các trường chất lượng cao. Nguyên nhân
dẫn đến thực trạng đó là nhận thức của nhiều giáo viên đã ỷ nại trách nhiệm
bồi dưỡng học sinh giỏi cấp cao là của huyện. Ngoài ra, nhiều nhà quản lí
chưa thực sự quyết liệt trong việc chỉ đạo từ việc tuyên truyền nâng cao
nhận thức đến việc tìm tòi, tư duy để tìm giải pháp thực hiện. Ở các trường
vẫn nhiều hiện tượng “ Mạnh ai nấy làm”, thành tích chỉ tập trung vào một
số cá thể trong nhiều năm liên tục. Do vậy nhiều giáo viên không thực sự
đầu tư trí tuệ và công sức để tìm tòi nghiên cứu và áp dụng trong công tác
BDHSG. Bên cạnh đó còn nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố khách
6
quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý giáo dục như: Cơ sở vật
chất nhà trường, điều kiện KT-XH và trình độ dân trí, nhận thức của cán bộ
nhân dân địa phương về công tác giáo dục và các yếu tố chủ quan chưa có
những biện pháp đồng bộ để khắc phục như: Cơ cấu giáo viên, chất lượng
đội ngũ giáo viên, chất lượng đầu vào, trang thiết bị dạy học….
Với một địa phương có trình độ dân trí thấp, nhận thức của cha mẹ
học sinh về động cơ học tập không đúng đắn, khát vọng học thành tài của
học sinh chưa cao thì việc BDHSG còn gặp nhiều khó khăn cho giáo viên
BDHSG và cán bộ quản lí các nhà trường. Điều đó dẫn đến không ít những
học sinh có năng khiếu, có tư chất tốt thực sự lại không có điều kiện để phát
huy hết khả năng trí tuệ, bị thui chột. Đó là một điều đáng tiếc đối với
không chỉ mỗi nhà trường, mỗi địa phương mà lãng phí nhiều nhân tài đối
với cả đât nước.
2.2. Thuận lợi
- Phòng giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm chất lượng giáo viên
giỏi, học sinh giỏi. Công tác bồi dưỡng giáo viên được Phòng giáo dục đề
cao, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng và kiểm tra năng
lực đội ngũ. Đây là động cơ lớn để mỗi cán bộ, giáo viên tự giác nâng cao
kiến thức chuyên môn cho bản thân; từ đó tác động tích cực đến công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường. Chất lượng học sinh giỏi các cấp của
huyện nhà đã từng bước nâng cao.
- Đối với các nhà trường: Đội ngũ giáo viên đảm bảo số lượng và chất
lượng và cơ cấu. Trình độ trên chuẩn đạt gần 80%. Tỉ lệ giáo viên trẻ cao.
Có nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. Nhiều
giáo viên có bề dầy thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Hàng năm, các nhà trường đều có những học sinh có tư chất tốt, có ý chí
vươn lên và khát vọng trở thành tài năng. Tỉ lệ học sinh đạt danh hiệu học
sinh giỏi hàng năm bình quân của huyện trên 10%.
2.3. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các nhà
trường gặp nhiều khó khăn, cụ thể như sau:
- Những học sinh có tố chất thông minh có năng khiếu hầu hết về học ở
trường chuyên. Điều này khó khăn vì khan hiếm “nguồn” học sinh giỏi.
- Đối với các trường không phải trường chất lượng cao thì nhiệm vụ của
giáo viên là chỉ kết hợp bồi dưỡng học sinh giỏi, không được tính giờ theo
quy định. Do vậy động cơ để giáo viên đầu tư cho công tác này bị hạn chế.
Đội ngũ vẫn còn giáo viên có tuổi đời cao rất ngại tiếp cận với cái mới, cái
7
khó. Những giáo viên trẻ có nhiệt tình, tâm huyết nhưng kinh nghiệm chưa
nhiều, kiến thức chuyên môn chưa thật sâu. Giáo viên ở xa trường, do vậy
việc bồi dưỡng tăng cường trước khi thi gặp khó khăn.
- Chế độ đãi ngộ với giáo viên BDHSG chưa xứng đáng.
- Nhận thức của nhiều cha mẹ học sinh về công tác BDHSG chưa đúng
mức. Nhất là đối với các môn mà trong suy nghĩ của học sinh và gia đình
là môn “phụ”.
- Năng lực quản lý của một số cán bộ quản lý còn hạn chế. Ở góc độ
quản lí chuyên môn, khâu chỉ đạo còn thiếu tính khoa học, hoạt động
chuyên môn mang tính hình thức, đối phó "đến hẹn lại lên", “mạnh ai nấy
làm”…
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
3.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cùng với việc chỉ
đạo bồi dưỡng học sinh giỏi.
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải gắn liền với nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên vì một lẽ đơn giản mà ai cũng biết : Không thể có
trò giỏi nếu không có thầy giỏi. Nói cách khác vấn đề gốc rễ là phải nâng
cao chất lượng đội ngũ để không chỉ có nhiều thầy tốt mà nhiều thầy giỏi
nữa. Bởi vậy, tôi luôn chú trọng công tác bồi dưỡng và quản lí chất lượng
đội ngũ. Với công tác bồi dưỡng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi
tập trung vào những vấn đề sau:
3.1.1. Làm tốt công tác tư tưởng chính trị về công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi trong CB-GV.
- Xác định bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ chính trị quan trọng
của nhà trường.
- Làm tốt công tác tuyên truyền tư tưởng đến cán bộ giáo viên, nhân
viên nhà trường và cha mẹ học sinh về sự cần thiết của công tác BDHSG.
Đưa hiệu quả BDHSG là tiêu trí quan trọng để xếp loại thi đua và đánh giá
năng lực, trình độ giáo viên.
- Có sự đầu tư đặc biệt cho công tác BDHSG. Trước hết là đầu tư về
con người: Ban giám hiệu phải làm tốt việc tuyển chọn GV có năng lực
sáng tạo, có lòng say mê chuyên môn bồi dưỡng những đội tuyển chủ chốt.
Tiếp nữa là phải xác định đầu tư kinh phí cho công tác BDHSG được ưu
tiên hàng đầu: Mua sắm tài liệu tham khảo, chi phí cho công tác tổ chức
khảo sát chất lượng HSG, động viên giáo viên học sinh…
8
- Xây dựng niềm tin, lấy giáo viên trẻ làm nòng cốt trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi: Có thể phải chấp nhận những rủi ro trong thời gian
đầu, nhưng với giáo viên trẻ, độ nhanh nhậy, sắc bén về mặt kiến thức và
kĩ năng bồi dưỡng học sinh giỏi chắc chắn sẽ tốt hơn và họ sẽ khẳng định
được mình trong khoảng thời gian ngắn hơn so với người nhiều tuổi.
- Đặc biệt, một kinh nghiệm cho thấy, trong nhận thức của cán bộ quản
lí, giáo viên và học sinh không để tư tưởng quan niệm “môn chính, môn
phụ” gây mặc cảm trong giáo viên và học sinh. Bởi lẽ, năng khiếu nổi trội
của mỗi học sinh thường ở một lĩnh vực; Đôi khi thành tích cao dễ đạt
được ở các môn mà ta có thói quen coi không phải môn chủ chốt.
- Cần coi trọng vai trò của tổ chuyên môn trong việc chỉ đạo, đôn đốc
việc bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ viên, coi đây là hoạt động chuyên môn
trọng điểm.
3.1.2. Chú trọng bồi dưỡng cao năng lực, trình độ và kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi..
- Khuyến khích việc tự học, tự bồi dưỡng để giáo viên có thói quen tự
nghiên cứu
- Tổ chức tọa đàm về kinh nghiệm bồi dưỡng và chọn tài liệu bồi dưỡng
học sinh giỏi. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể để nâng cao năng lực và
trách nhiệm của cá nhân. Thông qua đó giáo viên họ sẽ “truyền lửa” cho
nhau…Nguồn tài liệu để tự bồi dưỡng là các tài liệu tham khảo, các đề thi
HSG các cấp của các năm, các đề thi của các trường bạn, các chuyên đề
của đồng nghiệp...
- Yêu cầu giáo viên phải có tập tài liêu tích lũy các chuyên đề bồi
dưỡng học sinh giỏi
- Ngoài ra cần xây dựng đội ngũ cốt cán đủ mạnh theo môn học. Đội
ngũ cốt cán sử dụng trong việc ra đề, chấm khảo sát; thanh kiểm tra giáo
viên và tư vấn việc bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi
Hiện nay sách tham khảo rất nhiều, nếu người giáo viên không biết
phân loại, chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ôn luyện không trọng tâm, gây
“quá tải” cho học sinh. Chính vì vậy việc nghiên cứu, chọn lọc tài liệu rất
quan trọng. Sau khi kết thúc năm học, tôi cùng hai tổ chuyên môn phân
công mỗi giáo viên sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn 1- 2 chuyên đề bồi
dưỡng trong thời gian nghỉ hè, coi đây như một hình thức bồi dưỡng định
kì cho giáo viên. Sau khi nghỉ hè, buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tiên của
9
năm học, tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận và rút kinh nghiệm chung.
Làm tốt việc này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư thời gian, trí tuệ và niềm say
mê. Do vậy hình thức bồi dưỡng này tỏ ra hiệu quả cao nhất.
- Lồng ghép việc BDHSG trong dạy chính khóa. Trong những tiết
luyện tập, ôn tập chương, giáo viên biên soạn một câu hỏi hoặc bài tập
nâng cao ở phần hướng dẫn về nhà để phát huy sự tìm tòi, sáng tạo và
thúc đẩy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh trong đội tuyển.
- Khuyến khích giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm về việc BDHSG.
Như vậy, đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường trong ba
năm học qua được thực hiện thực sự có hiệu quả. Trước tiên là làm tốt
công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho giáo viên về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi, tiếp theo là các biện pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác bồi
dưỡng học sinh...đạt kết quả tốt. Chất lượng đội ngũ được nâng lên đã tác
động trực tiếp đến chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi các các hoạt động
chuyên môn khác trong nhà trường. Tuy nhiên đối với giáo viên trẻ mới ra
trường thì cần phải có thời gian mới đạt kết quả mong đợi. Đối với số ít
giáo viên tuổi cao, năng lực hạn chế thì cũng phải linh hoạt trong khâu chỉ
đạo.
3.2. Giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.1. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn thảo luận xây dựng dự thảo
kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học tiến hành sớm. Do đặc thù
đội tuyển HSG lớp 9 hàng năm thi chọn đội tuyển tỉnh rất sớm, nếu lập kế
hoạch muộn sẽ bị động trong việc bồi dưỡng. Vì thế sau khi kết thúc năm
học trước, phải dự thảo kế hoạch BDHSG lớp 9, động viên giáo viên có
giải pháp bồi dưỡng gián tiếp trong hè để học sinh xác định mục đích
nghiên cứu chuyên sâu bộ môn, phát huy khả năng tự học thông qua tài
liệu tham khảo do giáo viên định hướng.
- Bước vào năm học, việc lập kế hoạch và triển khai BDHSG được
quan tâm hàng đầu và triển khai sớm với đội tuyển lớp 9. Cùng với kế
hoạch BDHSG cấp trường, cấp tổ thì bản thân giáo viên BDHSG có kế
hoạch riêng cho từng đội tuyển. Trong kế hoạch cần giáo viên tập trung
đánh giá thực trạng và triển vọng chất lượng đội tuyển, đăng kí chỉ tiêu
phấn đấu và các giải pháp thực hiện. Đặc biệt giáo viên phải thống kê số
học sinh giỏi đã đạt qua các năm học, đánh giá kết quả đó đã cân bằng
10
với năng lực và trình độ đào tạo của bản thân chưa, đã xứng đáng với
thực lực của em học sinh đó chưa....? Chỉ tiêu phấn đấu tập trung các tiêu
chí: Các môn bồi dưỡng phải có học sinh giỏi, đạt nhiều giải và chất lượng
giải cao, giải cấp cao.
Ban giám hiệu hướng dẫn giáo viên làm kế hoạch theo mẫu.
KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC............................
Môn ………………………… ..Lớp ………….
1. Đặc để
i m tình hình
1.1. Giáo viên dạy:
- Họ và tên:
- Trình độ đào tạo
- Danh hiệu cao nhất đã đạt được
- Sổ học sinh giỏi tư cấp huyện trở lên trong 3 năm học gần đây
1.2 - Đội tuyển
- Số lượng
- Họ tên học sinh, thành tích đã đạt ( đạt giải gì, cấp nào năm trước của
môn bồi dưỡng)
1.3 - Những thuận lợi, khó khăn
(Nêu những thuận lợi, khó khăn chính liên quan đến việc bồi dưỡngHSG)
2. Chỉ tiêu phấn đấu
( Số lượng học sinh đạt giải các cấp, cụ thể cho từng học sinh trong đội
tuyển)
3.Những giải pháp chính
4. Kế hoạch cụ thể.
STT
Chủđề
Các dạng bài tập
theo chủđề.
Thời lượng
Dự kiến thời gian
(Số tiết)
và hình thức dạy
- Tổ chức cho các nhóm chuyên môn thảo luận kế hoạch, bổ sung cho
nhau trước khi thực hiện.
- Có chiến lược trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Phải luôn nhận thức
sâu sắc rằng công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu thành học sinh giỏi
phải tiến hành liên tục ở các lớp học, cấp học. Khó có thể có học sinh giỏi
mà chỉ trông chờ vào kiến thức của nửa đầu năm học lớp 9. Do vậy nhà
11
trường chỉ đạo giáo viên thống nhất, định hướng tuyển chọn để có kế hoạch
bồi dưỡng từ lớp 6 với tất cả 8 môn văn hóa. Riêng hai môn Toán, Văn cần
thời gian bồi dưỡng nhiều hơn do lượng kiến thức bộ môn lớn và yêu cầu
khả năng tổng hợp kiến thức cao.
- Đặc biệt coi trong kế hoạch bồi dưỡng tăng cường trong thời điểm
chuẩn bị thi tạo “phong độ” tốt cho học sinh cả về kiến thức và tâm lí.
3.2.2. Quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.
Quản lý mà không kiểm tra đánh giá thì hiệu quả quản lí không cao:
“Kiểm tra đánh giá là đặt lại con tàu trên đường ray của nó”. Chính vì vậy
kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng. Do vậy, cùng với việc chỉ đạo,
tôi chú trọng kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là:
- Tổ chức cho giáo viên cốt cán các bộ môn kiểm tra thường xuyên giáo án
bồi dưỡng học sinh giỏi
- Chỉ đạo soạn nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi theo chuyên đề đảm bảo
vừa rộng và sâu về mặt kiến thức và phương pháp, không soạn theo buổi
dạy. Nếu chất lượng giáo án tốt cho phép bảo lưu và bổ sung qua các năm
học.
- Cùng cốt cán các bộ môn dự giờ đột xuất để giúp giáo viên rút kinh
nghiệm, điều chỉnh kịp thời phương pháp ôn luyện học sinh.
3.2.3. Chỉ đạo tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2.3.1. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn
Có thể khẳng định phát hiện, tuyển chọn có tính chất quyết định chất
lượng HSG. Việc phát hiện và thi tuyển chọn học sinh giỏi tiến hành hàng
năm sẽ củng cố, bổ sung số học sinh trong đội tuyển hoặc loại những học
sinh có những biểu hiện hạn chế về năng lực
Khi lựa chọn cần quan tâm tìm hiểu 3 yếu tố: Di truyền , môi trường
và tự thân . Từ đó lựa chọn được những học sinh có triển vọng về năng
khiếu bộ môn để bồi dưỡng. Cần chú ý đến những đặc điểm của học sinh
như: Thái độ và động cơ học tập; Những chủ định chính kiến của học sinh;
Khả năng tư duy cụ thể , tư duy logic và trừu tượng; Những biểu hiện tâm
lý tình cảm của học sinh …
* Các tiêu chuẩn để tuyển chọn :
1. Thông minh, trí tuệ : Có năng lực tư duy tốt, có hiểu biết và khá
thông tuệ mọi vấn đề, có khả năng nhớ lâu, khả năng suy diễn , giải quyết
xử lý tình huống linh hoạt hiệu quả cao .
12
2. Khả năng sáng tạo: Luôn có phát hiện mới mẻ độc đáo, luôn chủ
động độc lập trong tư duy, có khả năng tự học và tự tìm tòi
3. Tinh thần say mê ham học: Là những học sinh có chính kiến , biết
bảo vệ chính kiến, trung thực , điềm đạm, nhạy cảm, khiêm tốn học hỏi;
say mê và yêu thích môn học.
Trên đây là điều kiện rất cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý phát hiện những
học sinh có lòng say mê, yêu thích bộ môn. Kết quả bồi dưỡng sẽ không
thể cao nếu học sinh không thực sự say mê, tìm tòi và chủ động khám phá
kiến thức để vươn lên. Nếu bị gò ép dẫn đến học sinh thụ động, mệt mỏi.
Một căn cứ nữa để phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi là dư luận “di
truyền” gen thông minh của cha mẹ, dòng tộc. Việc phát hiện và tuyển
chọn học sinh giỏi nên theo các bước sau:
* Các bước để chọn đội tuyển;
- Căn cứ vào điểm và kết quả của năm học trước, nhất là điểm qua các
kỳ thi mà nhà trường tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực .
- Xem xét kết quả của quá trình học tập ở nhà trường : Thông tin từ giáo
viên đã từng giảng dạy ở các lớp hoặc dựa vào thực tế quá trình học tập bồi
dưỡng .
- Tuyển chọn bằng cách trực tiếp phỏng vấn trao đổi đối với từng cá
nhân học sinh. Qua thực tế thì cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì
người dạy sẽ phát hiện được những học trò thích và ham mê bộ môn.
- Kiểm tra đánh giá sau thời gian bồi dưỡng và tổ chức điều chỉnh thành
lập đội tuyển. Bước này được coi là bước cuối cùng trong khâu tuyển chọn
3.2.3.2. Công tác bồi dưỡng .
* Bồi dưỡng động cơ, niềm say mê học tập, khát vọng vươn lên trở
thành người tài giỏi.
Học tập có mục đích chắc chắn sẽ có niềm say mê và hiệu quả sẽ cao. Vì
động cơ tác động tích cực đến hành vi. Tôi chỉ đạo giáo viên dạy đội tuyển
cần chú trọng giáo dục động cơ học tập cho học sinh. Sẽ chẳng có được
những học sinh giỏi nếu các em không có lòng đam mê môn học, nếu người
giáo viên không biết cách “truyền lửa”. Vì thế, giáo viên cố gắng truyền
tình yêu bộ môn của mình tới từng học sinh, là chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho các em, để các em học tập trong sự thoải mái về tinh thần, không chịu
bất kỳ một áp lực nào.
- Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt
13
cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc
đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng
thành rất vững chắc và đạt thành tích cao.
- Khi học sinh đã có hứng thú học tập bộ môn thì dạy cho học sinh khả
năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu
- Chú ý không gây áp lực hay quá tải cho học sinh. Để học sinh yên
tâm dồn hết sức cho ôn thi đội tuyển trong thời gian chuẩn bị thi, Ban giám
hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy đội tuyển phối hợp với các giáo viên
bộ môn phải tận tình hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian học các bộ môn
khác để khi tập trung đội tuyển để các em yên tâm tập trung cho môn
chuyên, khi đó kết quả đạt được mới khả thi.
- Tổ chức cho học sinh học tập kinh nghiệm bồi dưỡng, mời những học
sinh đạt thành tích cao trong các kì thi học sinh giỏi báo cáo kinh nghiệm
cho các bạn tham khảo.
* Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, tư duy sáng tạo…
- Tôi chỉ đạo phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi thống nhất theo
hướng gợi mở, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo chứ không phải “nạp”
quá nhiều kiến thức.
- Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu phải dựa trên nền tảng vững chắc
của chất lượng đại trà. Dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua
những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có
quy luật trước , loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Tránh nôn nóng, bỏ
qua bước làm chắc kiến thức cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu
đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, kết quả là không định hình được
phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang.
- Phải luyện tập cao hơn yêu cầu thì học sinh khi đi thi mới tự tin và
chắc chắn đạt kết quả tốt.
- Chú trọng dạy phương pháp giải và con đường tư duy ở từng dạng .
Có một câu đánh giá trình độ dạy học sinh giỏi hóm hỉnh và chí lý: “Dạy
trúng đề mà học sinh không làm được là dạy tồi, dạy trúng đề mà học
sinh làm được là gặp may, dạy không trúng đề mà học sinh vẫn làm tốt
mới là dạy giỏi”
3.2.4. Chỉ đạo khảo sát học sinh giỏi.
Việc khảo sát chất thường xuyên là hình thức quản lí hiệu quả nhất.
Từ đó tác động tích cực đến việc điều chỉnh nội dung phương pháp dạy của
14
giáo viên và học của học sinh. Tôi tổ chức khảo sát chất lượng HSG định
kì và đột xuất, bình quân 1 lần/ tháng để đánh giá hiệu quả công tác bồi
dưỡng và có định hướng tuyển chọn đội tuyển chính thức . Tùy theo điều
kiện thực tế của nhà trường về thời gian và các hoạt động khác mà tổ chức
riêng lẻ từng đội hay tập trung theo trường.
Trong các đợt khảo sát chất lượng đại trà, kiểm tra học kì của nhà
trường, từ việc ra đề, chấm bài đến việc thống kê chất lượng, tôi đều chú
trọng đến chất lượng học sinh giỏi và kết quả môn học của các em trong đội
tuyển. Kết quả khảo sát các đợt phải được lưu giữ để đánh giá mức độ tiến
bộ của học sinh.
Tuy nhiên muốn việc khảo sát chất lượng thực sự hiệu quả, ban giám
hiệu phải làm tốt khâu ra đề và chấm bài. Tránh phản tác dụng nếu chất
lượng không thực chất. Kết quả khảo sát được công bố công khai, có tuyên
dương khen thưởng kip thời theo tưng đợt khảo sát.
3.3. Thi đua, khen thưởng đối với công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi.
- Công tác thi đua, khen thưởng là động lực thúc đẩy chất lượng các hoạt
động. Do vậy để thúc đẩy được phong trào thi đua thầy dạy giỏi, trò học tốt
thì công tác thi đua khen thưởng phải làm tốt; đồng thời phải khách quan,
công tâm và đầy trách nhiệm. Quan điểm quản lí bằng hiệu quả công việc
là chính, do vậy nhà trường có mức thưởng xứng đáng cho học sinh giỏi và
giáo viên có học sinh giỏi, mức thưởng tính theo số lượng học sinh và tăng
theo chất lượng giải. Trao thưởng đặc biệt giá trị cao cho những giải học
sinh giỏi cấp cao.
- Có sổ vàng truyền thống để ghi tên những học sinh đạt thành tích cao.
Hàng năm, tổ chức hội nghị tổng kết công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để
tạo sự phấn chấn và khích lệ niềm tự hào cho giáo viên và học sinh.
- Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục về công tác BDHSG. Phối kết
hợp với cha mẹ học sinh, hội khuyến học, các nhà tài trợ, UBND xã nhằm
huy động nguồn kinh phí khen thưởng cho giáo viên và học sinh giỏi để
động viên phong trào.
4. Kết quả đạt được.
Sáng kiến “ Đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh
giỏi để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia” là một đề tài có tính lí luận
cao song cũng mang đậm nét thực tiễn. Sau ba năm áp dụng từ việc áp dụng
thử nghiệm lần đầu, khảo sát, đánh giá ưu nhược điểm, nguyên nhân và bài
15
học kinh nghiệm.. đến áp dụng trong năm học tiếp theo trên cơ sở cải tiến
các giải pháp cho phù hợp thực tiễn và đúc rút kinh nghiệm. Tôi thấy sang
kiến mang lại hiệu quả cao ở đơn vị. Có lẽ với góc độ của một cán bộ quản
lí trẻ, thành công lớn nhất mà tôi nhận ra là đang dần thay đổi nhận thức
của GV về quan điểm làm việc: Chỉ có thể khẳng định mình bằng chất
lượng giảng dạy và sự tin yêu của HS. Và thành tích học sinh giỏi đã trở
thành "nhu cầu không thể thiếu" của mỗi giáo viên. Họ lấy đó là cơ hội
để khẳng định mình, để họ khẳng định mình trước lãnh đạo, đồng nghiệp,
cha mẹ học sinh, học sinh và xã hội. Họ tự giác, tích cực, chủ động và lấy
đó là niềm vui, niềm say mê góp phần tạo ra một phong cách nhà trường
làm việc mang đậm nét “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Chất lượng học sinh giỏi của nhà trường từng bước nâng lên. Từ một
trường học chất lượng đại trà, học sinh giỏi còn "mờ nhạt" trong nhận thức
của lãnh đạo PGD và các trường trong huyện. Trong ba năm gần đây, sau
khi áp dụng kết quả học sinh giỏi của nhà trường không ngừng được nâng
cao. Hàng năm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từ 10% -14%. Học sinh
giỏi cấp huyện: Năm học 2012 - 2013, đạt 24 giải; xếp thứ 5 đối với lớp 9;
có 01 học sinh giỏi cấp Tỉnh. Năm học 2013 – 2014 đạt 45 giải, trong đó có
1 nhất, ba nhì, 19 giải ba. Hàng năm nhà trường đều có nguồn học sinh giỏi
giỏi tỉnh và kết quả học sinh giỏi tỉnh từng bước được nâng cao. Năm học
này, nhà trường đã làm tốt công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi và đang
tăng tiến độ bồi dưỡng đội tuyển 6,7,8; nhiều giáo viên trẻ mặc dù nhà xa
trường nhưng khắc phục mọi khó khăn, tận dụng mọi thời gian, thậm chí cả
tối để bồi dưỡng tăng cường; hứa hẹn một mùa giải cao để tạo điểm nhấn
làm cơ sở đón nhận danh hiệu trường chuẩn gia trong năm học. Nhà trường
có nhiều sáng kiến về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp Tỉnh,
cấp huyện. Kết quả thi THPT của xã nhà ba năm qua đều năm xếp thứ 2, 6,
9 của huyện. Một thành công lớn nhất trong công tác quản lí là nhà trường
đã khẳng định được thương hiệu về chất lượng, nâng cao vị thế của nhà
trường và uy tín của cán bộ quản lí, được lãnh đạo huyện, Phòng GD&ĐT
và lãnh đạo địa phương đánh giá cao.
5. Đề
i u kiện để áp dụng sáng kiến được nhân rộng.
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi trong công tác quản lí ở tất cả các
trường THCS. Đặc biệt nó có lợi ích thiết thực với những cơ sở còn nhiều
khó khăn bế tắc vầ chất lượng nói chung, chất lượng học sinh giỏi nói riêng.
Để sáng kiến được nhân rộng và có hiệu quả đòi hỏi các nhà trường phải
đảm tối thiểu các điều kiện cần thiết như đội ngũ đủ về số lượng và c ơ cấu,
trình độ chuyên môn đồng đều, mỗi cá nhân đều có triển vọng trong việc
16
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt cán bộ quản lí ph ải nhi ệt tình,
tâm huyết, có năng lực quản lí tốt, có bản lĩnh đổi m ới giáo dục, có kh ả
năng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành.
17
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Trên cơ sở tình hình thực tế của đơn vị, đúc rút những kinh nghiệm
của bản thân tôi đã đề xuất những giải pháp thực sự có hiệu quả trong công
tác quản lí, chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi. Kết quả được thể hiện trên
nhiều mặt, không chỉ đơn lẻ ở kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi mà còn
nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo ra phong cách làm việc mới của cán bộ,
giáo viên, nhân viên và chính những kết quả đó tạo lên mô hình quản lí
mới của nhà trường theo định hướng trường chuẩn quốc gia. Đồng thời kết
quả đó cùng khẳng định kết quả của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục theo Nghị quyết TW 8 khóa XI.
Sáng kiến còn giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm sau trong công tác
quản lí chuyên môn:
- Chất lượng học sinh giỏi nâng cao có tác động ngược đến việc nâng
cao chất lượng đội ngũ và chất lượng đại trà, kết quả thi THPT sẽ nâng cao
và ổn định. Do vậy ban giám hiệu các nhà trường cần có quan điểm nhận
thức mang tầm nhìn chiến lược này.
- Cần phải phát huy trí tuệ tập thể để nâng cao năng lực và trách nhiệm
của cá nhân, kết hợp phương pháp nhân điển hình tiên tiến để tạo phong
trào thi đua cho tập thể. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện phải
huy động tất cả lực lượng trong nhà trường cùng tham gia. Muốn vậy,
trước tiên phải xây dưng khối đoàn kết nội bộ, nhất trí cao giữa lãnh đạo
với lãnh đạo, GV với GV, giữa GV với HS trên cơ sở xây dựng những tình
cảm trong sáng, lành mạnh, cùng nhau phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục.
- Cần phải xây dựng tốt các nền nếp hành chính, chuyên môn, sinh
hoạt tập thể. Hưởng ứng mạnh mẽ các phong trào thi đua “Dạy tốt , học
tốt”, “ Tất cả vì HS thân yêu”, ‘ Dân chủ, kỉ cương , tình thương và trách
nhiệm” " Mỗi thầy giáo cô giáo phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo..."
- Người quản lý phải biết lắng nghe ý kiến của GV và HS để điều
chỉnh quan điểm chỉ đạo cho phù hợp thực tế của nhà trường. Bởi lẽ chúng
ta rất ít có cơ hội tiếp cận phương pháp giáo dục HS.
- Luôn sáng tạo, mạnh dạn song cũng rất cần sự kiên trì trong việc áp
dụng phương pháp quản lý mới; đôi khi phải chấp nhận rủi ro. Bởi lẽ bản
18
thân đội ngũ GV, phần lớn họ rất ngại tiếp cận “cái mới, cái khó’. Do vậy
có thể bước đầu chúng ta gặp không ít khó khăn trong việc chỉ đạo. Nhưng
thời gian sẽ giúp họ hiểu rằng: Tất cả những gì chúng ta làm không những
chỉ vì HS thân yêu, vì sự nghiệp chung của đất nước mà còn vì chính
chúng ta bởi nếu không đến một lúc chúng ta sẽ bị tụt hậu.
2. Khuyến nghị.
Qua việc nghiên cứu và áp dụng, tôi đã tìm ra những giải pháp để áp
dụng có hiệu quả sáng kiến này vào thực tiễn. Tuy nhiên, để sự phối hợp
giữa nhà trường với công tác chuyên môn có hiệu quả cao hơn nữa tôi xin
đề nghị với các cấp lãnh đạo, với những người làm công tác giáo dục một
số vấn đề sau:
* Đối với cấp trên.
- Đề nghị trang bị cho các nhà trường khung bồi dưỡng học sinh
giỏi cấp huyện và ra đề đảm bảo cấu trúc phù hợp với mức độ tư duy của
học sinh cần đạt và bám sát chỉ đạo để giáo viên có định hướng ôn luyện
và đạt kết quả bước đầu tạo niềm tin cho giáo viên trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi các cấp cao hơn.
- Chỉ đạo và có biện pháp cụ thể quản lý và nâng cao chất lượng đồng
bộ từ Mầm non, Tiểu học trở lên để tạo "chất lượng đầu vào’’cho THCS
tốt hơn.
- Tạo nguồn kinh phí nhiều hơn cho công tác chuyên môn, đặc biệt bồi
dưỡng học sinh giỏi để động viên hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
- Sau khi có kết quả sáng kiến hàng năm, cấp trên phổ biến rộng rãi
những sáng kiến đạt giải cao để các nhà trường áp dụng đồng thời học hỏi
nâng cao sự hiểu biết về việc viết sáng kiến cho bản thân.
* Đối với các nhà trường:
- Tiếp tục huy động các nguồn kinh phí từ công tác xã hội hoá giáo dục
để thúc đẩy phong trào dạy giỏi, học giỏi trong nhà trường.
- Đội ngũ các thầy, cô giáo cần năng động và nhiệt tình, tâm huyết và
phải có tinh thần cầu tiến cao hơn để không ngừng tự rèn luyện chuyên
môn, nghiệp vụ cho bản thân và đặc biệt nêu cao tình thần trách nhiệm và
lương tâm nghề nghiệp đối với thế hệ trẻ và lớn hơn là vận mệnh của đất
nước.
Tóm lại, qua một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm, tôi m ạnh d ạn
đưa ra "Giải pháp mới nhăm thuc đây phong trào bôi dương hoc sinh
19
gioi ở các tr ương THCS”. Đề tài tôi nghiên cứu có tính chất tổng kết về
những nguyên nhân, biện pháp chỉ đạo, những kết quả đã đạt được và bài
học kinh nghiệm được rút ra qua quá trình thực hiện. Tuy nhiên những vấn
đề tôi nghiên cứu và trình bày không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong được sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo cấp trên và các b ạn đồng
nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
20
MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
2
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
3
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
6
1. Cơ sở lí luận của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
6
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường Trung
6
học cơ sở
3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
8
3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ để tăng cường chất
8
lượng bồi dưỡng học sinh giỏi.
3.2. Giải pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi
3.2.1. Làm tốt công tác xây dựng kế hoạch
3.2.2. Quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên
10
10
12
3.2.3. Chỉ đạo tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng
13
3.2.4. Chỉ đạo khảo sát học sinh giỏi.
14
3.3. Thi đua, khen thưởng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
15
4. Kết quả đạt được
15
5. Điều kiện để sang kiến được nhân rộng.
KẾT LUẬN VÀKHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
MỤC LỤC
16
18
18
19
20
21
22
23