Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo kiến tập quản trị văn phòng tại Ủy ban nhân dân thị xã bỉm sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.83 KB, 31 trang )

Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

LƯƠNG THỊ HIÊN

BÁO CÁO KIẾN TẬP
NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG K13A HỆ CHÍNH QUY
KHÓA HỌC (2013 - 2016)

Tên cơ quan: HĐND - UBND THỊ XÃ BỈM SƠN
Địa chỉ: Phường Ba Đình - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ tại cơ quan: Nguyễn Thị Tới
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Mạnh Cường

HÀ NỘI - 2015
Sv: Lương Thị Hiên

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................2
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN I..........................................................................................................................3


KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BỈM SƠN.......................................................3
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn......3
1. Chức năng, nhiệm vụ.................................................................................................................3
1.1. Chức năng...............................................................................................................................3
1.2 Nhiệm vụ, qyền hạn.................................................................................................................3
1.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế..........................................................................................................3
1.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã hội và đời sống.....4
1.2.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường........................................4
1.2.4. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chật tự an toàn xã hội...............................................5
1.2.5. Về công tác quản lý đất đai quy hoạch................................................................................5
3. Cơ cấu tổ chức...........................................................................................................................5
II. Tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng của văn phòng Hội
đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn..........................................................................6
1.Tổ chức và hoạt động của văn phòng.........................................................................................6
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng............................................................6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng............................................................................................7
1.2. Việc phân công nhiệm vụ của các cá nhân trong văn phòng.................................................7
1.2.1 Lãnh đạo văn phòng.............................................................................................................7
1.2.2. Nhân viên văn phòng...........................................................................................................8
1.3 Danh mục các văn bản quản lý về công tác văn thư, lưu trữ do cơ quan ban hành (Hiện tại
cơ quan chưa có văn bản quy định về Quản lý công tác văn thư lưu trữ).....................................9
1.3.1. Nguyên nhân........................................................................................................................9
1.3.2. Nhận xét ...........................................................................................................................10
2.Tìm hiểu tình hình soạn thảo văn bản của cơ quan..................................................................11
2.1. Các hình thức văn bản hành chính và số lượng ban hành trong 10 năm trở lại đây được căn
cứ theo Sổ đăng ký công văn đi như sau:....................................................................................11
2.2. Nhận xét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý của cơ quan so với các quy định
hiện hành.....................................................................................................................................11
2.3. Các bước trong quy trình soạn thảo văn bản của Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn............13

3. Tìm hiểu về công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng.............................................15
3.1. Những trang thiết bị văn phòng được sử dụng phổ biến trong văn phòng...........................15
3.2. Sơ đồ cách bố trí, cánh sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm việc của văn phòng.
Nhận xét những ưu điểm và hạn chế. Vẽ sơ đồ cách bố trí hợp lý hơn......................................16
3.2.1. Sơ đồ cách bố trí, cách sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm việc của văn
phòng (phụ lục 3)........................................................................................................................16
3.2.2. Nhận xét những ưu điểm và hạn chế.................................................................................16
Sv: Lương Thị Hiên

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

3.2.3. Sơ đồ cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong phòng làm việc hợp lý hơn (phụ lục 4)
.....................................................................................................................................................17
3.3. Tên các loại phần mềm được sử dụng trong công tác văn phòng của cơ quan. Nhận xét
bước đầu mà những hiệu quả mang lại........................................................................................17

PHẦN II......................................................................................................................18
KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT................................................................18
I. Nhận xét, đánh giá chung về những ưu điểm, nhược điểm trong công tác hành chính văn
phòng...........................................................................................................................................18
II. Đề xuất....................................................................................................................................20

KẾT LUẬN.................................................................................................................22
PHÂN III: PHỤ LỤC.................................................................................................24


Sv: Lương Thị Hiên

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Trước tình hình đất nước đang ngày một đổi mới, trong những năm gần đây
cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nội nghệ xã hội không nghừng đi
lên và phát triển. công tác văn phòng có một vị trí quan trọng trong hoạt động tham
mưu, tổng hợp giúp việc cho lãnh đạo và đang ngày càng khẳng định được vị thế và
và vai trò của mình trong việc thực hiện hiệu quả lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức.
Ngày quản trị văn phòng là ngành đòi hỏi một vốn kiến thức sâu rộng, và dù đã
được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng chúng ta vẫn hay nói “trăm tay
không bằng tay quen”. Những kiến thức đã học ở trường, sách vở chỉ là một phần để
sinh viên hiểu biết thêmvề nghành nghề mà mình đang theo học. Vì thế mỗi sinh viên
phải biết hoà mình vào vào xã hội, vào công việc để tích lũy thêm kinh nghiệm thực
tiễn trong công việc của người cán bộ trong tương lai.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và để sinh viên có thể nắm vững được kiến
thức, nghiệp vụ chuyên môn của ngành nghề mà mình đang theo học. Trường đại học
Nội Vụ Hà Nội đã tổ chức cho sinh viên năm 2 đi kiến tập nhằm củng cố kiến thức và
nâng cao trình độ chuyên môn và làm quen với thực tế công việc.
Được sự đồng ý của Nhà trường và Khoa quản trị văn phòng em đã có điều
kiện đến kiến tập tại Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn. Trong thời gian kiến tập em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ trong cơ quan và các thầy cô giáo bộ môn
trong trường đã giúp em nâng cao năng lực công tác và vận dụng những kiến thức
trên ghế nhà trường vào thực tế công việc của người cán bộ văn phòng trong tương

lai.
Nội dung bài báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần I: Khảo sát công tác văn phòng của ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn
Phần II: Kết luận và để xuất kiến nghị
Phần II: Phụ lục
Sv: Lương Thị Hiên

1

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

Dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc áp dụng lý thuyết vào thực tiễn công việc
còn nhiều bỡ ngỡ và thời gian kiến tập thì có hạn. vì vậy khi hoàn thành bài báo cáo
này không thể tránh khỏi những thiếu xót. Nên em rất mong được sự giúp đỡ và góp ý
của thầy cô giáo để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Bỉm Sơn, ngày 11 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Lương Thị Hiên

Sv: Lương Thị Hiên

2


Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

PHẦN I
KHẢO SÁT CÔNG TÁC VĂN PHÒNG CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN-ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BỈM SƠN
I. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân
thị xã Bỉm Sơn
1. Chức năng, nhiệm vụ
1.1. Chức năng
Ủy ban nhân dân (UBND) do Hội đồng nhân dân (HĐND) bầu là cơ quan chấp
hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm trước
HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cung cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ
trương biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện
các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương góp phần sự chỉ
đạo, quản lý, thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
1.2 Nhiệm vụ, qyền hạn
1.2.1 Trong lĩnh vực kinh tế
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm; chủ trương, biện pháp về xây
dựng và phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình ở thị xã;
- Bảo đảm thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,
khuyến công và biện phát phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, bảo
đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các cơ sở kinh tế theo quyết định của pháp

luật;

Sv: Lương Thị Hiên

3

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

- Dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách và
phân bổ ngân sách thị xã; phê chuẩn quyế toán ngân sách trong trường hợp cần thiết;
giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
- Quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi và biện pháp
bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, bảo vệ rừng;
- Biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phi, chống tham nhũng, chống
buôn lậu và gian lận thương mại.
1.2.2. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, xã
hội và đời sống
- Các biện pháp và điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển mạng lưới giáo
dục mầm non, giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn theo quy hoạch chung;
- Đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện để phát triển sự nghiệp văn hóa, thông tin,
thể dục thể thao của thị xã;
- Giữ gìn, bảo quản, trùng tu và phát huy giá trị các công trình văn hóa, nghệ
thuật, di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh;
- Phòng chống, tệ nạn xã hội ở địa phương;
- Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng dịch bệnh, chăm sóc người già,

người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em; thực
hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,
những người và gia đình có công với nước; thực hiện chính sách bảo hộ lao động, bảo
hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo.
1.2.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để
phát triển sản xuất kinh doanh và cuộc sống của nhân dân thị xã;
Sv: Lương Thị Hiên

4

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

- Quản lý và sử dụng đất đai rừng núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong
lòng đất;
- Bảo vệ và cải thiện môi trường; phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai
bảo lụt;
- Thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng
sản phẩm, ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả, hàng kém chất lượng tại địa
phương, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
1.2.4. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, chật tự an toàn xã hội
- Thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và quốc phòng
toàn dân, bảo đảm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, xây dựng lực lượng dự bị động
viên, thực hiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, chính sách hậu phương quan đội và chính

sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân;
- Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội; biện pháp đấu
tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương.
1.2.5. Về công tác quản lý đất đai quy hoạch
- Thông qua quy hoạch tổng thể về xây dựng và phát triển của thị xã trên cơ sở
quy hoạch chung của tỉnh để trình Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê duyệt;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của thị xã;
- Bảo đảm trật tự công cộng giao thông, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi
trường, cảnh quan đô thị của thị xã thành phố thuộc tỉnh;
- Quản lý dân cư đô thị và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn.
3. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn (phụ lục 1)

Sv: Lương Thị Hiên

5

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

II. Tình hình tổ chức, quản lý, hoạt động công tác hành chính văn phòng
của văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn
1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng
1.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của văn phòng
Chức năng
Văn phòng Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã

Bỉm Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã có chức năng tham mưu, tổng
hợp của UBND về hoạt động của UBND; tham mưu, tổng hợp giúp UBND thị xã về
công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo điều hành của Chủ tịch
UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và các
cơ quan nhà nước trên địa bàn thị xã, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động
của HĐND và UBND thị xã.
Nhiêm vụ
- Tổ chức phụ vụ hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND tham mưu một số
công việc do Chủ tịch HĐND thị xã giao;
- Tổ chức các hoạt động của UBND và Chủ tịch UBND thị xã trong chỉ đạo
điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính nhà nước; giúp Chủ tịch
UBND thị xã tổ chức việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn,
đơn vị, tổ chức thuộc UBND thị xã;
- Giúp thường trực HĐND, Chủ tịch UBND thị xã hướng dẫn HĐND và
UBND các xã, phường trên địa bàn thực hiện chương trình kế hoạch công tác của
HĐND, UBND, Thương trực HĐND, Chủ tịch UBND thị xã;
- Tham mưu giúp UBND thị xã quản lý nhà nước về cồng tác dân tộc, thực hiện
một số chính sách về dân tộc trên địa bàn;

Sv: Lương Thị Hiên

6

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội


- Giúp UBND thị xã chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính theo lĩnh
vực công tác, trực tiếp phụ trách Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế
“một cửa” và “một cửa liên thông”;
- Chịu trách nhiệm trước Thường trực HĐND và UBND thị xã quản lý công tác
văn thư, lưu trư hồ sơ tài liệu của HĐND và UBND thị xã, công tác hành chính, quản
trị; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của HĐND và UBND thị
xã;
- Giúp Thường trực HĐND và UBND thị xã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ của địa phương với Thị ủy, HĐND và UBND tỉnh Thanh Hóa;
- Tổng hợp báo cáo tình hinhg thực hiện nhiệm vụ về công tác của văn phòng
với HĐND và UBND thị xã;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch HĐND-UBND thị xã giao.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của văn phòng (phụ lục 2)
1.2. Việc phân công nhiệm vụ của các cá nhân trong văn phòng
Trong cơ quan để có thể hoạt động tốt thì phải quản lý và phân công công một
cách hợp lý và cụ thể:
1.2.1 Lãnh đạo văn phòng
- Lãnh đạo văn phòng phụ trách công tác văn phòng chung và chịu trách nhiệm
tham mưu, tổng hợp ban hành các loại văn bản phục vụ cho Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân.
- Có trách nhiệm tổ chức đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ của văn phòng đồng
thời thực hiện các nhiệm vụ:
+ Thừa lệnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã ký các văn bản thông báo tình
hình chủ trương của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã;
Sv: Lương Thị Hiên

7

Lớp: CĐ.QTVPK13A



Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

+ Ký giấy mời, giấy họp triệu tập các hội nghị do Ủy ban nhân dân thị xã chủ
trì;
+ Duyệt bản thảo các công văn quyết định, chị thị và các văn bản quan trọng
khác trước khi trình ký lãnh đạo cấp trên phê duyệt;
+ Chỉ đạo công chức tham mưu, soạn thảo các văn bản nghiệp vụ theo từng vị
trí làm việc;
+ Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức theo quy định của
nhà nước và của cơ quan;
+ Chiu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của văn phòng.
1.2.2. Nhân viên văn phòng
a. Nhân viên phụ trách công tác văn thư
- Văn thư có trách nhiêm soạn thảo văn bản, thu thập thông tin, xử lý thông tin
và kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản;
- Ghi sổ ngày tháng năm văn bản, đang ký văn bản, nhân bản văn bản, đóng
dấu cơ quan và chỉ mức độ mật khẩn của cơ quan,…
- Lập các loại hồ sơ, nộp hồ sơ và lưu trữ cơ quan;
- Chấp hành thời gian, kỷ luật lao động, thực hiện các chế độ sinh hoạt, hội
nghị,… và đặc biệt bảo vệ bí mật thư tín, con dấu;
- Văn thư chịu trách nhiệm giư gìn, sử dụng con dấu đúng nguyên tắc, phải tự
mình đóng dấu vào văn bản nghiêm cấm đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ chưa rõ
nội dung, khi nghỉ việc phải bàn giao con dấu cho người coa trách nhiệm.
b. Nhân viên phụ trách lưu trữ
- Công tác lưu trữ có trách nhiệp thu thập bổ sung tài liệu, xác định giá trị tài
liệu, phân loại tài liệu;


Sv: Lương Thị Hiên

8

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

- Công chức được phân công phụ trách nhiệm vụ thu thập, hoàn trỉnh và bảo
quản hồ sơ tài liệu lưu trữ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã một cách
khoa học;
- Thực hiện nghiêm túc chế độ lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu;
- Thực hiện các cuộc điều tra và báo cáo thống kê theo chương trình công tác
của chi cục thống kê thị xã và cung cấp số liệu phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Ủy ban
nhân dân;
- Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề và sản xuất trên
địa bàn.
1.3 Danh mục các văn bản quản lý về công tác văn thư, lưu trữ do cơ quan
ban hành (Hiện tại cơ quan chưa có văn bản quy định về Quản lý công tác văn thư
lưu trữ).
1.3.1. Nguyên nhân
Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho
lãnh đạo, chỉ đạo quản lý điều hành công việc của các cơ quan Đảng, các cơ quan nhà
nước, các tổ chức kinh tế chính trị.
Công tác văn thư là được xác định là một hoạt động của bộ máy quản lý nói
chung và hoạt động quản lý của từng cơ quan nói riêng. Bởi vậy, ban hành văn bản

quy định quản lý về công tác văn thư-lưu trữ là vấn đề quan trọng và yêu cầu cao tính
rõ ràng, hợp lý, đảm bảo tính pháp lý và phù hợp với nền hành chính nước ta. Vì vậy
một cán bộ văn phòng làm công việc văn thư đòi hỏi phải có nghiệp vụ và chuyên
môn.
Tất cả các văn bản tài liệu do cơ quan ban hành và gửi đi cũng như các văn bản
đến mà cơ quan khác gửi đến để chỉ đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ và liên hệ
công vệc đều phải thông qua văn phòng cơ quan.
Do vậy cơ quan chưa ban hành được các văn bản quản lý về công tác văn thư.
Sv: Lương Thị Hiên

9

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

1.3.2. Nhận xét
a. Thuận lợi
Nhìn chung hình thức tổ chức văn thư tập trung ở văn phòng Ủy ban nhân dân
thị xã Bỉm Sơn là hợp lý vì nó cho phép giảm bớt chi phí cho việc thực hiện các văn
thư cải tiến tổ chức lao động của người làm công tác văn thư và trong một số trường
hợp tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo về tổ
chức nghiệp vụ.
Tuy cơ quan chưa có văn bản quy định về công tác văn thư, lưu trữ nhưng cơ
quan đã triển khai thực hiện theo các văn bản quy định về quản lý công tác văn thưlưu trữ của các cơ quan cấp trên của Cục văn thư, lưu trữ, các Nghị định của Chính
phủ, Bộ, Ban ngành như:
- Nghị định số: 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác

văn thư.
- Nghị định số: 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ về việc Sửa
đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm
2014 của Chính phủ về công tác văn thư.
- Tuy chưa có văn bản quy định rõ ràng nhưng Cơ quan đã ban hành các văn
bản hướng dẫn nghiệp vụ và quản lý về Văn thư-lưu trư.
- Hàng năm Cơ quan tiến hành thu hồi các văn bản ở các phòng, ban, ngành về
nộp lưu tại văn phòng ủy ban. Văn phòng có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây
dựng các phông lưu trữ phù hợp theo quy định của Pháp luật để phân loại hồ sơ và
tiến hành nộp lưu.
Vì vậy đã đạt được những kết quả tốt trong việc thực hiện những nhiệm vụ
công tác văn thư-lưu trữ.
b. Khó khăn
Với mô hình tổ chức văn thư ở Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn vẫn còn tồn tại
một số hạn chế: Công tác nộp bản lưu còn chậm trễ, vì cán bộ văn thư còn phải kiêm

Sv: Lương Thị Hiên

10

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

nhiệm các công việc khác và số lượng công việc cũng tương đối nhiều. Nên việc tồn
tại những hạn chế là không tránh khỏi.
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác văn thư còn kém, chưa có kho

lưu trữ nên tài liệu được để ở tủ đựng hồ sơ, tài liệu lưu trư dẫn đến tốn diện tích,
không gian làm việc bị thu hẹp…
Công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ làm đội ngũ văn thư-lưu
trư còn chưa đầy đủ. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hạn chế của công tác văn
thư-lưu trữ.
Do vầy cơ quan chưa ban hành được các loại văn bản quản lý về công tác văn
thư-lưu trữ.
2. Tìm hiểu tình hình soạn thảo văn bản của cơ quan
2.1. Các hình thức văn bản hành chính và số lượng ban hành trong 10 năm
trở lại đây được căn cứ theo Sổ đăng ký công văn đi như sau:
Bảng thống kê các văn bản ban hành chính và số lượng bản căn cứ Sổ
đăng ký công văn đi

TT Tên loại
văn bản

Số lượng văn bản ban hành

1

Quyết định

NĂM NĂM NĂM
2007 2008 2009
100
140
190

NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM
2010 2011 2012 2013 2014

200
220
190
210
190

2

Công văn

95

97

110

100

94

105

117

120

3

Thông báo


94

97

92

87

98

90

96

95

4

Báo cáo

19

20

23

25

20


21

26

29

5

Tờ trình

17

20

15

23

25

22

20

24

6

Kế hoạch


20

23

18

22

25

26

26

22

7

Giấy mời

30

25

27

32

35


31

30

34

2.2. Nhận xét về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quản lý của cơ
quan so với các quy định hiện hành
Sv: Lương Thị Hiên

11

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

Để có thể thực hiện công tác soạn thảo văn để cho cơ quan ban hành văn bản
đạt được hiệu quả cao thì văn phòng phải thực hiện đúng theo quy trình, thể thức và
kỹ thuật trình bày tại Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội Vụ
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Trong quá trình kiến tập tại văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thị
xã Bỉm sơn em đã được tiếp xúc với nhiều văn bản do cơ quan ban hành. Nhìn chung
các văn bản do cơ quan ban hành đều tuân thủ và thực hiện theo Thông tư số:
01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật
trình bày văn bản hành chính.
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn
đều đảm bảo yêu cầu của Thông tư 01/2011/TT-BNV bao gồm 9 thành phần thể thức

bắt buộc và các yếu tố thể thức kèm theo, tuân thủ về cỡ chữ, phông chữ, kiểu chữ.
- Thể thức:
+ Quốc hiệu
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
+ Số ký hiệu của văn bản
+ Địa danh và ngày tháng năm ban hành văn bản
+ Nội dung văn bản
+ Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
+ Dấu của cơ quan tổ chức
+ Nơi nhận
Ngoài ra còn có dấu chỉ mức độ mật, khẩn; địa chỉ cơ quan, tổ chức, địa chỉ thư
điện tử (E-Mail), số điện thoại,…
Mặc dù, đội ngũ cán bộ công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng về cách soạn
thảo, nhưng một số văn bản không tránh khỏi một số sai sót thường gặp trong văn bản
Sv: Lương Thị Hiên

12

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

hành chính như: sai lỗi chính tả, cơ chữ phần nơi nhận, ngôn ngữ văn phòng trong
trong văn bản chưa được hay… Nhưng dù vậy những sai sót đó là rất ít. Hầu hết văn
bản được ban hành ra đều đúng về thể thức và kỹ thuật trình bày theo Thông tư số
01/2011/TT/BNV của Bộ Nội Vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
hành chính.

2.3. Các bước trong quy trình soạn thảo văn bản của Ủy ban nhân dân thị
xã Bỉm Sơn
Công tác soạn thảo văn bản hành chính trong mỗi quan hệ rất được coi trọng.
Tất cả công tác soạn thảo đều do các chuyên viên các đơn vị soạn thảo thực hiện theo
các bước tiến hành soạn thảo văn bản, quy trình chặt chẽ khoa học cho việc soạn thảo
văn hành chính.
Tất cả các văn bản của cơ quan được soạn thảo ban hành theo đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, văn bản thuộc chức năng của cơ quan.
Trong thời gian kiến tập tại cơ quan, và cũng được lãnh đạo giao cho soạn thảo
các văn bản, nên em xin được trình bày khái quát các bước để ban hành được một văn
bản tại cơ quan như sau:
Bước 1: Chuẩn bị soạn thảo
- Xác định mục đích ban hành văn bản ban hành văn bản: Người soạn thảo cần
xác định được mục đích ban hành văn bản, đối tượng giải quyết và thực hiện văn bản.
Từ đó xác định được loại văn bản cần ban hành.
- Xác định hình thức, nội dung và độ mật khẩn của văn bản cần soạn thảo: khi
được xác định rõ mục đích soạn thảo, người soạn thảo xác định được hình thức văn
bản, từ đó xác định được cách bố cục nội dung của từng hình thức văn bản.
- Thu thập và xử lý thông tin:
+ Thu thập từ các văn bản pháp quy của Nhà nước

Sv: Lương Thị Hiên

13

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập


Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

+ Thu thập từ các hồ sơ công việc
+ Thu thập từ thực tế công việc có liên quan đến vấn đề giải quyết trong văn
bản
Bước 2: Xây dựng đề cương và soạn thảo văn bản
- Xây dựng đề cương là để trình bày những điểm chính, cốt lõi dự định thể hiện
trong văn bản. Từ đó có thể làm rõ được bố cục, nêu được ý chính trong nội dung văn
bản, không để xót các nội dung và để sắp xếp nội dung hợp lý hơn.
- Viết bản thảo: Các cán bộ chuyên môn căn cứ vào đề cương để hoàn thiện bản
thảo. Gửi cho các đơn vị bộ phận để lấy ý kiến. Sau khi có ý kiến góp ý về bản thảo
thì người soạn thảo tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn thiện bản thảo.
Bước 3: Duyệt bản thảo
- Trình lãnh đạo cơ quan đơn vị duyệt nội dung bản thảo
- Lãnh đạo cơ quan ký nháy chịu trách nhiệm về nội dung, thể thức và kỹ thuật
trình bày văn bản và chữ ký của người có thẩm quyền.
Bước 4: Ban hành văn bản
- Làm thủ tục ban hành văn bản: Bản thảo sau khi được duyệt và có chữ ký của
người có thẩm quyền sẽ chuyển qua bộ phận hành chính (văn thư) để làm thủ tục ban
hành (vào sổ, lấy số ngày tháng năm) ban hành văn bản và đóng dấu văn bản
- Phát hành văn bản: Chuyển giao văn bản đến các đối tượng trực tiếp thi hành
và những đối tượng có liên quan được đề cập đến teong văn bản.
- Lưu văn bản
- Theo dõi văn bản phát hành

Sv: Lương Thị Hiên

14

Lớp: CĐ.QTVPK13A



Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

3. Tìm hiểu về công tác tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng
3.1. Những trang thiết bị văn phòng được sử dụng phổ biến trong văn
phòng
Có thể nói trang thiết bị văn phòng là toàn bộ những máy móc, trang thiết bị có
liên quan đến công việc nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc của cơ quan, phục vụ tốt nhất
đến công việc chuyên môn.
Quan sát của em thì Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm sơn có một số trang thiết bị
văn phòng để đảm bảo công tác văn phòng đạt hiệu quả cao như:
- Máy tính
- Máy in
- Điện thoại bàn
- Máy photo
- Máy fax
- Máy scan
- Tủ đựng tài liệu
- Giá đựng tài liệu
- Văn phòng phẩm
- Điều hòa
- Quạt
- Bàn làm việc
- Bàn uống nước
- Ghế

Sv: Lương Thị Hiên


15

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

3.2. Sơ đồ cách bố trí, cánh sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng làm
việc của văn phòng. Nhận xét những ưu điểm và hạn chế. Vẽ sơ đồ cách bố trí
hợp lý hơn
3.2.1. Sơ đồ cách bố trí, cách sắp xếp các trang thiết bị trong một phòng
làm việc của văn phòng (phụ lục 3)
3.2.2. Nhận xét những ưu điểm và hạn chế
Các trang thiết bị trong văn thư-lưu trư, cải chính hộ tịch và chứng thực tương
đối đầy đủ, tất cả đều phục vụ hiệu quả cho công tắc văn phòng. Sự sắp xếp đó có
những ưu điểm và hạn chế sau:
a. Ưu điểm
- Văn phòn của Ủy ban nhân dân Thị xã Bỉm Sơn là nơi trực tiếp giải quyết các
công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, tổng hợp thông tin giúp chủ tịch điều hành mọi
hoạt động của cơ quan. Với cách bố trí văn phòng làm việc như vậy sẽ giúp lãnh đạo
văn phòng dễ dàng quản lý và giải quyết công việc chuyên môn thuận tiện trong công
việc tiếp nhận một cách tốt nhất mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Trong phòng được trang bị các trang thiết bị thuận lợi cho công tác hoạt động
của cán bộ văn thư.
- Tủ đựng tài liệu đặt góc trong của phòng nên thuận tiện cho nhân viên văn
thư cất tài liệu, khi cần thiết có thể tìm tài liệu một cách dễ dàng.
b. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm thì cách bố trí phòng làm việc như vậy còn có những
hạn chế cần khắc phục.
- Sự sắp xếp cò rời rạc, chưa có sự thống nhất và hiệu quả chưa cao.
- Bố trí theo mô hình văn phòng như vậy tạo nên một không gian chật, chưa
được hợp lý.
Sv: Lương Thị Hiên

16

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

3.2.3. Sơ đồ cách bố trí, sắp xếp các trang thiết bị trong phòng làm việc
hợp lý hơn (phụ lục 4)
3.3. Tên các loại phần mềm được sử dụng trong công tác văn phòng của cơ
quan. Nhận xét bước đầu mà những hiệu quả mang lại.
Trong những năm gần đây Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã tiến thành cải
cách sử dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác ở Ủy ban nhân dân.
- Văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã ứng dụng
các phần mềm vào sử dụng trong công tác văn phòng thị xã như:
- Sử dụng văn bản điện tử thay thế từng bước văn bản giấy trong quản lý điều
hành và trao đổi thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành góp phần cải cách
hành chính và giảm văn bản giấy tờ cũng như phuowng thức làm việc truyền thống
của đội ngũ cán bộ, công chức thị xã.
- Phần mềm quản lý cán bộ
- Pần mềm quản lý ngân sách

- Phần mềm lưu trư văn bản điện tử
- Phần mềm quản lý văn thư-edoc
Việc sử dụng những phần mềm để quản lý trong văn phòng đem lại hiệu quả
cao trong việc giải quyết công việc.

Sv: Lương Thị Hiên

17

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

PHẦN II
KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Nhận xét, đánh giá chung về những ưu điểm, nhược điểm trong công tác
hành chính văn phòng
Trong quá trình kieend tập với sự tìm hiểu và là quen với công việc nghiệp vụ
văn phòng, và đã có điều kiện đi sâu hơn để tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức của văn phòng. Khóa kiến tập đã giúp em có thể áp dụng những lý thuyết
trên sách vở vào thực tế công việc. giúp em có thể hiểu sâu hơn về công việc của
người cán bộ văn phòng.
Sau đây là một số ý liến nhận xét về công tác văn phòng của cơ quan như sau:
a. Về công tác văn phòng
- Ưu điểm
+ Văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân đã thực hiện tốt chức năng
tham mưu, tổng hợp, tổ chức các hoạt động hội họp của cơ quan tổ chức công tác lễ

tân hậu cần.
+ Quy trình soạn thảo văn bản đúng theo Thông tư 01/2011/TT-BNV
ngày 19 tháng01 năm 2011 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn kỹ thuật và trình bày văn bản.
+ Đội ngũ cán bộ thực hiên công tác hành chính văn phòng có trình độ chuyên
môn cao nên hiệu quả công vệc cũng được nâng cao.
+ Hiện nay hầu hết cán bộ văn phòng đều có trình độ Đại học và có trình độ
chính trị cao, đây là tiền đề vững chắc trong bộ máy làm việc của cơ quan.
+Giũa các phòng ban và các bộ phận có sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác.
Đây là nhân tố quan trọng trong hoạt động văn phòng vì nó là tiền đề, là cơ sở để tạo
nên sự đồng bộ trong công việc.
Sv: Lương Thị Hiên

18

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

+ Văn phòng đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính theo cơ chế mở cửa
+Hằng năm cán bộ chuyên viên trong văn phòng thừng được đi tập huấn các lớp bồi
dưỡng nhằm nâng cao trình độ ngoại ngư, tin học nên chất lượng của cán bộ ngày
càng nâng cao góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý và hoạt động chuyên
môn của văn phòng
- Nhược điểm
+ Kinh phí phục vụ cho công tác văn phòng còn hạn hẹp, các trang thiết bị đã
sử dụng lâu nên có những thiết bị đã hỏng, còn một số phương tiện chư hiện đại
không thể thực hiện được yêu cầu công việc, nên khó khăn trong quá trình giải quyết

công việc và nắm bắt công việc.
+ Công tác kiểm tra, rà soát chưa chặt chẽ dẫn tới một số ít cán bộ chưa chú
tâm vào công việc.
b. Công tác văn thư-lưu trư
- Ưu điểm: Nhìn chung công tác văn thư của văn phòng đã được thực hiện tốt,
công tác văn thư được đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước, các bước tiến hành
đúng quy trình nghiệp vụ của văn thư.
+ Công tác quản lý và giải quyết văn bản đi đã được thực hiện tốt các vấn đề
phát sinh đã được xử lý kịp thời. cán bộ văn thư có nhiều năm kinh nghiệp và được
đào tạo đúng chuyển nghành nên đã tổ chức được việc quản lý và giải quyết văn bản
đáp ứng nhu cầu công tác của cơ quan.
+ Công tác quản lý và giải quyết văn bản đến đã thực hiện tốt, văn bản đến sau
khi đã được tiếp nhận phân loại được chuyển giao nhanh chóng phục vụ cho công tác
giải quyết văn bản đến kịp thời và nhanh chóng.
+ Công tác quản lý và sử dụng con dấu chặt chẽ. Đóng dấu văn bản phát hành
nhanh chóng, chính xác, không còn tồn đọng những văn bản chư đóng dấu.

Sv: Lương Thị Hiên

19

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

- Nhược điểm
+ Công tác quản lý văn bản đi, đến còn gặp nhiều khó khăn trong việc đang ký

vào sổ, phải lập nhiều sổ với số lượng văn bản nhiều như vậy thì việc kiểm tra và tìm
sẽ không được nhanh chóng và hiệu quả công việc không được cao.
+ Với văn bản đến một số được chuyển ngay cho lãnh đạo nên văn thư không
thể đang ký vào sổ ngay gây khó khăn trong công tác theo dõi.
+ Do tất cả các văn bản đến đều không được đang ký vào một quyển sổ nên
việc tra tìm gặp nhiều khó khăn.
+ Những tài liệu sau năm 2011 do được đăng ký trên máu tính nên dễ tra tìm,
khai thác tài liệu lưu trữ, trước năm năm 2011 do chủ yếu đang ký bằng sổ vì vậy khi
cần tra tìm tài liệu gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.
+ Tài liệu chưa được chỉnh lý nên còn tình trạng lộn xộn, khó khăn trong việc
quản lý.
+ Kho tài liệu chưa trang bị một số máy hút ẩm, máy điều hòa, tủ bảo quản tài
liệu… Nên việc bảo quản tài liệu còn gặp nhiều khó khăn.
II. Đề xuất
Trong quá trình kiến tập, em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm về chuyên
môn nghiệp vụ và em cũng nhận thấy một sồ điểm còn hạn chế trong công tác văn
phòng của cơ quan. Để công tác văn phong ngày một hoàn thiện hơn em có một số ý
kiến đóng góp sau:
- Tổ chức thêm những lớp bồi dưỡng kiến thức tin học văn phòng cho cán bộ để
thúc đẩy công tác tin học hóa công tác hành chính văn phòng.
- Cần phải có chế độ khen thưởng cho cán bộ theo quy định của Nhà nước và
từng cơ quan.
- Cán bộ văn phòng cần nêu cao tinh thần trách hơn trong công việc.
Sv: Lương Thị Hiên

20

Lớp: CĐ.QTVPK13A



Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

- Thường xuyên cử các cán bộ nhân viên tham gia các lớp về chuyên môn
nghệp vụ về công tác hành chính văn thư-lưu trữ.
- Trang bị thêm một số trang thiết bị mà văn thư còn thiếu nhằm tăng hiệu quả
công việc, tạo điều kiện bảo quản tài liệu tại phòng lưu trư, từ đó tạo tiền đề tốt hơn
cho công tác lưu trư tại cơ quan.
- Cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ công tác văn phòng.
- Phông lưu trữ cần được đầu tư hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm lạnh, các giá
cặp, hộp để tài liệu.
- Các tài liệu lưu trữ cần được bảo quản đúng nơi quy định tránh lam mất mác
thất lạc vì đây là những tài liệu có giá trị về chính trị.
- Cần sớm chỉnh lý tài liệu để thuận lợi cho việc tra tìm và bảo quản.

Sv: Lương Thị Hiên

21

Lớp: CĐ.QTVPK13A


Báo cáo kiến tập

Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội

KẾT LUẬN
Trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức nhu cầu sử dụng nguồn thông tin
ngày càng đa dạng, việc trau dồi học hỏi tạo nên sự năng động sáng tạo trong công

việc là một người cán bộ văn phòng trong tương lai.
Qua một tháng kiến tập tại cơ quan em đã làm quen được với thực tế công việc,
tiếp xúc với công việc của một người cán bộ Quản trị văn phòng bản thân em đã phần
nào em đã hiểu về khâu nghiệp vụ chuyên môn của mình. Việc được tiếp xúc với thực
tế công vệc, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc đã giúp em nâng
cao năng lực và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Sau một tháng kiến tập tại văn phòng Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân thị
xã Bỉm Sơn đối với bản thân em đó là bài học thực tế sâu sắc về vốn kiến thức nghiệp
vụ cho bản thân và phong cách làm việc của người cán bộ văn phòng. Qua đó em đã
rút ra những bài học kinh nghiệm và tình huống thực tế xảy ra và các khâu giải quyết.
Trong thời gian kiến tập tại cơ quan cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán
bộ nhân viên trong văn phòng ở đây em đã nhận thức được tầm quan trọng của công
tác văn phòng ở mọi cơ quan tổ chức.
Là một sinh viên mới những bước đầu tiên tiếp xúc làm uen với công việc giúp
em hiểu hơn về cách làm việc, các lĩnh vực chuyên môn khác và em cảm thấy tự tin
hơn khi em còn được đào tạo ở trường với những chuyên môn của khóa học này và
sau này bước vào làm việc tại các cơ quan sẽ giúp em tự tin hơn với vốn kiến thức đã
được học tại trường.
Tuy nhiên để có thể hiểu thêm về phong cách làm việc chuyên nghiệ như một
người cán bộ văn phòng thì qua một tháng kiến tập tại văn phòng của Ủy ban nhân
dân thị xã không phải là một thờ gian dài để áp dụng lý thuyết trong nhà trường vào
thực tế công việc nhưng được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn trong Khoa
Sv: Lương Thị Hiên

22

Lớp: CĐ.QTVPK13A



×