Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Dạy học theo công nghệ giáo dục moi môn tiềng việt lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.34 KB, 11 trang )

Dạy học theo Công nghệ giáo dục, Chia sẻ phương pháp dạy học môn
tiếng việt lớp 1 theo công nghệ giáo dục.

Từ năm 1995, việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình của
Trung tâm Công nghệ giáo dục đã triển khai hiệu quả ở 43 tỉnh thành
trên toàn quốc. Đến năm 2000, do Luật giáo dục quy định một Chương
trình, một bộ sách giáo khoa nên việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo
chương trình Công nghệ giáo dục không được thực hiện. Đến tháng 8
năm 2008, Bộ GD&ĐT đã đưa việc dạy Tiếng Việt lớp 1-Công nghệ
giáo dục vào dạy học và tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc.
Năm học 2011-2012, Bộ GD&ĐT chủ trương dạy học Tiếng Việt lớp 1–
Công nghệ giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt cho học
sinh tiểu học; năm học 2014-2015 triển khai ở 42 tỉnh với với trên
390.000 học sinh.


Đối với tỉnh Quảng Ngãi trong năm học 2014-2015 đã triển khai ở
41 trường tiểu học. Trong đó, huyện Nghĩa Hành đã tổ chức dạy học
môn Tiếng Việt lớp 1– Công nghệ giáo dục (CNGD) cho 17 trường tiểu
học trên toàn huyện. Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên
đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ
học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực
hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD này sẽ giúp cho
học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông, viết thạo) làm
cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn.
Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm
khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển
năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô
hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1–CNGD là học cách làm
việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết
quả làm việc của mình.


Theo GS.TSKH Hồ Ngọc Đại chia sẽ: Mục tiêu của dạy môn
Tiếng Việt lớp 1 –CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo,
học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc
ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách
làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Nghĩa Hành, cho biết: “Giáo viên chúng ta cứ theo lối cũ,
nếu có thay đổi một chút thì bảo khó. Ở các địa phương khác, điển hình
như Đắc Nông cho thấy học sinh hiểu và nhớ lâu, vì thế không đáng lo
ngại; sách này nội dung không khó có điều sách đã thiết kế sẵn bài dạy
và phương pháp, hình thức dạy mới, còn kiến thức không thay đổi. Cái
khó của chương trình mới đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kiến thức sâu,


không dạy chữ trước mà dạy ngữ âm trước. Ngoài ra, tâm lý của phụ
huynh cũng rất hoang mang khi những tháng đầu kết quả học tập của
con em chưa đạt như chương trình cũ, để các bậc phụ huynh yên tâm
hơn, nhà trường cần phải tuyên truyền cho các bậc phụ huynh thường
xuyên khuyến khích, động viên các em tự học, kiên nhẫn, biết đợi và
biết lắng nghe những điều các em chia sẽ”.
Những điều cần biết đối với phụ huynh học sinh:














Nên thường xuyên khuyến khích con tự học.
- Nên kiểm soát việc học của con bằng cách đặt câu hỏi.
- Nên khen con thường xuyên.
- Nên kiên nhẫn, biết đợi và lắng nghe những điều con nói.



- Không nên dạy con học trước.



- Không nên chê con khi con chưa làm được.







- Không nên nóng giận và đặt suy nghĩ của mình cho trẻ.
- Không nên tạo áp lực cho trẻ về thành tích…
Công nghệ HỌC thiết kế thành hệ thống việc làm. Mỗi việc làm,
làm ra một sản phẩm. Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm
ngữ âm học. Đã là khái niệm khoa học thì có cấu trúc gồm các
nhân tố cấu thành và mối liên hệ giữa các nhân tố ấy.
Thay năm bước lên lớp bằng Quy trình bốn việc là một giải

pháp kỹ thuật cho tiết học, được thể hiện như sau:
Việc 1 – Phân tích ngữ âm của Tiếng là CÁCH chiếm lĩnh
một đối tượng vật chất với tư cách VẬT THẬT. Phát âm chuẩn là
CÁCH thuần hóa tiếng nói tự nhiên thường mang tính phương ngữ.


Việc 1 nắm lấy bản chất âm của Tiếng, làm một cách vật chất,
bằng cơ bắp, làm từ thô đến tinh.
- Tách ra tiếng giống nhau.
- Tách ra thanh của tiếng
- Tách ra hai phần của tiếng thanh ngang.
Cuối cùng, tách ra từng âm vị.
Việc 2 – Viết, làm theo quy ước. Hãy làm một cách tự nhiên,
đừng quan trọng hóa, cứ nói tự nhiên, không có gì đặc biệt. Làm
theo quy ước một cách tự nhiên và đánh giá sản phẩm một cách tự
nhiên.
Việc 3 – Đọc. Vì sao phải “Đọc trơn” ngay từ đầu?
- Chữ thay cho âm thanh (âm vị, vần, tiếng) theo quy ước.
- Tiếng trong cuộc sống là một thể thống nhất, tư duy đã
phân giải nó, thì nay phải trả lại Tiếng tổng thể ban đầu: Đọc trơn.
Đọc trơn/đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích
để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích.
Công nghệ giáo dục dùng phương pháp phân đôi (tách đôi)
trong mỗi lần phân tích:
Ví dụ: /toan/ - /tờ/ - /oan/
/oan/ - /o/ - /an/
/an/ - /a/ - /n/


/toàn/ - /toan/ - /huyền/

Cách làm này buộc phải đọc trơn tiếng thanh ngang.
Đánh vần theo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền
vững của sản phẩm đã có.
Việc 4 – Viết chính tả. Viết chính tả là việc trí óc, buộc phải
tư duy (suy nghĩ) để tìm ra giải pháp, không như tập chép chỉ bắt
chước. Viết chính tả là một thách thức đặc ra cho tư duy của học
sinh, cho nghiệp vụ của thầy giáo. Cần huấn luyện từng bước nhỏ.
Trước hết, viết ở bảng con (bảng lớp).
Sau đó, viết vào vở.
Tất cả các kỹ năng được huấn luyện ở ba việc trước đều
dùng cho việc 4, là cơ hội vừa đánh giá các sản phẩm của ba việc
đã làm, vừa cũng cố tri thức cho vững chắc hơn.
Thay năm bước lên lớp bằng bốn việc cho tiết học, có thể
nói gọn trong mấy chữ sau:
“Nói một lần, làm nhiều lần.
Nói gọn lời, làm chi li”
Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần, nhưng học
sinh nhắc lại nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần.
Lần đầu phải làm kỹ từng chi tiết, theo trật tự, không nhảy
cóc. Các lần sau, làm một cách tự nhiên, các chi tiết ấy liền lại
thành từng khối lớn.


Đừng vội, đi chậm, miệt mài đi sẽ đến đích nhanh hơn.
Sức hấp dẫn của việc học tùy thuộc vào Công nghệ Học.
Công nghệ cao thì có sản phẩm chất lượng cao. Mỗi ngày tự mình
làm ra một sản phẩm mới cho mình thì:
“ Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, “Đi học là
hạnh phúc”./.
Lí luận dạy học theo công nghệ giáo dục

Các tiết dạy minh họa
Sáng kiến kinh nghiệm trong dạy môn Tiếng Việt 1 CGD
Thứ hai, 17 Tháng 2 2014 08:45 ADMIN_CNGDPhương pháp
dạy học - Các mẫu tập huấn
Cách làm mô hình quân nhựa bằng ống hút thay sỏi, đá, nam châm
màu, nút áo . . . của giai đoạn học: Tách lời thành tiếng, môn Tiếng
Việt 1 CGD
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở khoa học:
- Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Trẻ em như búp trên cành. Biết
ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.
- Trẻ em là thế, trong sáng, hồn nhiên như một trang giấy trắng.
Khi mới bước vào lớp 1, các em sẽ vô cùng bỡ ngỡ vì mọi thứ
xung quanh đều mới lạ.Từ hoạt động vui chơi chuyển sang hoạt
động học tập. Quả là vấn đề vô cùng khó khăn đối với trẻ. Trẻ sẽ
không được vui chơi, không được nô đùa thoải mái như trước
nữa.Trẻ sẽ phải nhận ra một điều:” Mình đã lớn thêm một tuổi,
phải đến trường để học chữ”. Trường học của trẻ bây giờ sẽ không
có những đồ chơi như: Thú nhồi bông, búp bê, xe hơi , máy bay,
đu quay, ngựa gỗ… mà sẽ là những con chữ e,ê,a.. Những con số
đếm 1,2,3,…, đủ thứ, thú vị ghê???


- Hoạt động vui chơi của trẻ là thiết yếu, học chắc khó lắm đây ?
Trẻ sẽ học gì ? : học ăn, học nói, học gói, học mở… Học để nên
người. Khi trẻ mới bước vào tuổi cắp sách, đầu tiên là sẽ học cách
nói, cách chào…nhưng lời nói ra sẽ tan biến, làm sao lấy lại được,
nó có phải là một khối hình hay không? Giữ lại có được không và
sẽ giữ bằng cách nào? Tìm gì để thay thế?
2. Cơ sở thực tiễn

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu.Hiện nay, ngành giáo dục Tây
Ninh đang thực hiện hai chương trình ở lớp 1, đó là chương trình
cải cách và chương trình CGD. Chương trình CGD được đưa vào
giảng dạy vào năm 2008 ở hai huyện Tân Biên và Tân Châu do
Giáo sư – Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại biên soạn. Đây là một chương trình
dành cho các em dân tộc và vùng đặc biệt khó khăn.Chúng tôi
được tập huấn thường xuyên và nhiệt tình. So với chương trình cải
cách thì đây là một chương trình đi từ âm thanh sang chữ (viết) và
từ chữ trở lại âm thanh (đọc).Trường tôi cũng là một trong các
trường thực hiện giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt 1 CGD.
Bản thân tôi là một giáo viên được phân công giảng dạy, chịu trách
nhiệm môn học này. Mới đầu rất khó khăn, nhưng dần cũng đã
quen.Trường tôi thuộc vùng biên giới nên điều kiện vật chất vẫn
còn thiếu thốn. Tuy nhiên tất cả chúng tôi đều cố gắng giảng dạy
thật tốt, luôn tâm huyết với nghề, luôn tạo môi trường tốt nhất cho
các em học tập.Thực hiện tốt cuộc vận động: “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.Qua bao năm gắn bó với nghề, tôi luôn
mong muốn học sinh của mình chăm ngoan, học giỏi.
- Ở giai đoạn học :”Tách lời thành tiếng” trẻ sẽ sử dụng mô hình để
thay cho tiếng đó. Những mô hình đó có thể là( sỏi, đá, nút áo,
nam châm màu…). Một lần, tôi đang dạy, một phụ huynh đến nói
với tôi: “Cô ơi! Dùng sỏi đá như vậy các em sẽ ném nhau thì sao,
có em lại quên cho vào miệng nữa thì khổ.”Tôi chợt nghĩ: “ Phụ
huynh cũng có cái lý của họ, vì trẻ vốn hiếu động mà. Mặc dù cũng
đã nhắc nhở các em cẩn thận khi học và sử dụng. Một phụ huynh


khác lại phàn nàn: “Cô ơi, gia đình tôi nghèo lắm, lấy đâu ra tiền
mua nam châm màu, đắc lắm cô ạ! hơn 3000 đồng một cục, mà tôi
đi tìm mua đủ thứ nơi cũng không có.Nút áo cũng không rẻ đâu cô

ạ!”.Quả thật, tôi cũng thấy hơi bối rối.Tôi bắt đầu suy nghĩ: “Làm
gì để các em có được các mô hình quân nhựa để học? Mô hình đó
phải vừa rẻ, vừa tiện lợi, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh và cũng
dễ…. bắt mắt các em.
- Từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên, tôi đã dựa vào
kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào sách báo… Tôi
xin đưa ra “Cách làm mô hình quân nhựa bằng ống hút thay sỏi,
đá, nam châm màu, nút áo…của giai đoạn học: “ Tách lời thành
tiếng” môn Tiếng Việt 1 CGD.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Đặc điểm tình hình.
a.Thuận lợi.
- Được hiệu trưởng nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện cho
tôi được đi học hỏi bồi dưỡng chuyên môn, học tập tham quan ở
các trường bạn. Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi trao
đổi với đồng nghiệp.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, phối
hợp thường xuyên với giáo viên. Các giáo viên trong trường tham
gia nhiệt tình trong việc làm đồ dùng tự tạo.
b.Hạn chế:
- Công việc bận rộn rất nhiều cũng không có thời gian đầu tư cho
việc làm đồ dùng, để phổ biến cho các chị em giáo viên trong
trường.
- Đội ngũ giáo viên trong trường năng khiếu làm đồ dùng cũng
còn nhiều hạn chế.
2. Cách làm mô hình quân nhựa:
- Người ta thường nói: Trẻ em thì rất hiếu động, không bao giờ
ngồi yên một chỗ, nhất là ở lớp một, thường đùa giỡn và hay chọc
phá nhau.Giáo dục các em là một lẻ, nhưng tính hiếu động của các



em thì không thể ngăn cản..Nếu ta lấy sỏi, đá để làm thì việc đầu
tiên là khó có thể tìm những viên sỏi ,đá có kích thước ngang nhau,
chắc chắn rằng cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh, vì trẻ có thể bỏ
vào miệng bất cứ lúc nào( nếu chúng quên, tưởng là kẹo lại càng
khổ hơn.) Một điều nữa có thể xảy ra là lấy đá ném nhau trong giờ
ra chơi do tính hiếu động. Cho dù đây chỉ là hi hữu nhưng không
thể không xảy ra.Với số lượng học sinh đông thì trong giờ chơi
giáo viên chúng ta cũng không thể quán xuyến hết được các em.
Tôi chắc chắn rằng không ai đảm bảo được điều đó. Còn nếu dùng
nút áo hay nam châm màu… thì tất nhiên lại phải bỏ tiền ra để
mua. Những thứ này không phải rẻ, mà nam châm màu không phải
dễ kiếm. Đối với gia đình khá giả thì không nói gì, nhưng với gia
đình khó khăn thì sao?. Họ không có khả năng. Đúng là như
vậy!”Điều đáng nói nữa là trẻ sẽ rất hay đánh mất những thứ đó…
Đúng không quý vị?. Vậy tại sao chúng ta không tìm một mô hình
nào đó thay thế, vừa rẻ, vừa tiện lợi, và cũng hơi bắt mắt với các
em, lại bền nữa, có thể sử dụng lâu dài cho những năm tiếp theo.
Chịu khó lúc đầu thôi, thầy cô ạ!
- Vậy điều gì đã gắn bó và hấp dẫn trẻ với mô hình quân nhựa
đến thế? Phải chăng mô hình này đã phần nào thỏa mãn được nhu
cầu thiết yếu của trẻ thơ, ngoài những nhu cầu về dinh dưỡng, ăn
mặc và phát triển thể lực, trẻ thơ còn có những nhu cầu khác nữa
mà các bậc phụ huynh cùng thầy cô giáo cần quan tâm đến:
+ Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ.
- Học sinh đã hỏi tôi “Cô ơi!ống hút này dùng để uống sữa, uống
nước, còn làm được gì nữa không cô?”. Từ lúc đó tôi tự nghĩ, mình
phải làm gì để trả lời được câu hỏi đó. Từ đó tôi luôn trăn trở, tìm

tòi sáng tạo, tham khảo tài liệu, sách báo, được bạn bè tận tình góp
ý, tôi đã vận dụng tạo ra một đồ dùng bằng ống hút nhựa có tên là
“Hoa lục giác”. Phần nào thỏa mãn được nhu cầu của trẻ nhỏ.
*HOA LỤC GIÁC:


+Nguyên liệu:
- 1 bịt ống hút màu ( tùy số lượng học sinh)
+Cách làm:
- Chỉ cần cầm ống hút, gập đôi lại, ngón tay cái và ngón tay trỏ giữ
chặt đầu gấp. Dùng tay kia quấn dần theo như hình lục giác cho
đến hết, bạn đã có mô hình.
+Cách sử dụng:
- Khi đọc tiếng thì lấy từng mô hình đặt dần xuống( như chương
trình Tiếng Việt 1 CGD đã hướng dẫn).
- Học sinh có thể sử dụng học toán về phép cộng và phép trừ
- Lấy kim và chỉ kết lại thành rèm cửa để trang trí cho ngôi nhà
bạn.
- Học được các màu sắc thông qua môn tiếng Anh( nếu trường
đang dạy môn Tiếng Anh)
*Đơn giản vậy thôi. Tuy nhiên đầu ngón tay trỏ sẽ hơi bị đau một
chút, nhưng bảo đảm sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. “Vì tương
lai con em chúng ta”, đầu ngón tay đau một chút chỉ là chuyện nhỏ,
phải không các thầy cô?.
3 Kết quả thực hiện:
- Sau khi thử nghiệm đồ dùng mô hình quân nhựa bằng ống hút
vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất
lượng ngày càng được nâng cao.
- Nâng cao chất lượng làm quen tiếng : Trẻ nhớ lâu, hứng thú và
tích cực nhận biết tách lời thành tiếng, phân biệt tiếng giống nhau,

tiếng khác nhau, đếm được số tiếng trong câu một cách nhanh
chóng.
- Nâng cao chất lượng làm quen với toán: Trẻ có thể thực hiện
được các phép tính cộng trừ khi áp dụng học toán thay cho que tính
- Nâng cao chất lượng làm quen màu sắc: Trẻ biết phân biệt và
nhận diện các màu sắc, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp
xung quanh
- Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua mô
hình quân nhựa bằng ống hút ,trẻ được nâng cao, phát triển khả


năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho trẻ có tính kiên trì,
tính sáng tạo khi bước vào đời
III. HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN
Mô hình trên được áp dụng và được phụ huynh đồng tình ủng hộ,
ứng dụng cho môn Tiếng Việt 1 CGD, kể cả cho tiết học toán, có
thể dùng để trang trí rèm cửa trong gia đình, không tốn nhiều tiền
của, hiệu quả đạt được khá cao và rất an toàn cho trẻ
Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dễ dàng ở mọi nơi, mọi
lúc.
III. KẾT LUẬN
Bài học kinh nghiệm:
Với mô hình quân nhựa tự làm như trên và thấy rất có hiệu quả bản
thân tôi xin trình bày một số kinh nghiệm như sau:
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng
vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý.
- Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học
hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp
giảng dạy phù hợp.
- Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình

tốt để tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
- Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn
phụ huynh để phụ huynh cùng đồng tình ủng hộ.
- Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia
vào các hoạt động, được tham gia giúp cô những công việc vừa
sức, mô hình được làm trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ
mới đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục trẻ.
• Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự góp ý bổ
sung của hội đồng khoa học, các bạn đồng nghiệp để góp phần tốt
hơn cho công tác giáo dục trẻ.



×