Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Báo cáo kiến tập văn thư lưu trữ tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên – ĐHQGHN (Hệ trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 58 trang )

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG VÀ DẠY NGHỀ
--------------------------------------

Họ và tên học sinh
HOÀNG THÙY LINH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH VĂN THƯ LƯU TRỮ 13A
KHÓA HỌC (2013 – 2015)

Tên cơ quan: Trung tâm hỗ trợ sinh viên – ĐHQGHN.
Địa chỉ : 144 đường Xuân Thủy – Cầu Giấy – HN.
Cán bộ hướng dẫn nghiệp vụ: Cô Lê Thị Tươi

HÀ NỘI – 2015

Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................1
NỘI DUNG BÁO CÁO.......................................................................................................................4


I. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI VÀ TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN – ĐHQGHN:.............................................................4
A. VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI:............................................................................4
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG:.........................................................................4
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG:.....................................14
2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC:...................................................................................................................14
2.2 VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG:..........................................................................................................14
2.3 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN:..................................................................................................15
B. VỀ TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN – ĐHQGHN...............................................................16
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRUNG TÂM:................................................................16
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC:.....................................................................................................................17
3. Chức năng, nhiệm vụ:....................................................................................................................29
II. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CÔNG TÁC VĂN THƯ, CÔNG TÁC LƯU TRỮ CỦA TRUNG
TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN – ĐHQGHN: .......................................................................................31
1. Tình hình tổ chức và cán bộ làm công tác văn thư – lưu trữ:........................................................31
1.1 Tình hình về tổ chức và cán bộ làm công tác văn thư:.................................................................31
1.2 Tình hình về tổ chức và cán bộ lam công tác lưu trữ:..................................................................31
1.3 Công tác văn thư – lưu trữ của cơ quan đặt dưới sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo:..........................32
2. Quản lý, chỉ đạo công tác văn thư - lưu trữ:..................................................................................32
3. Về công tác văn thư:......................................................................................................................32
3.1 Công tác xây dựng và ban hành văn bản:....................................................................................33
3.2 Quy trình quản lý văn bản đi:......................................................................................................34
3.3 Quy trình quản lý và giải quyết văn bản đến:..............................................................................38
3.4 Công tác quản lý và sử dụng con dấu:.........................................................................................41
3.5 Công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan:............................................43
3.6 Trang thiết bị làm việc tại phòng văn thư:...................................................................................43
4. Về công tác lưu trữ:.......................................................................................................................44
4.1 Thu thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan:..........................................................................................45
4.2 Xác định giá trị tài liệu:...............................................................................................................45
4.3 Chỉnh lý tài liệu:...........................................................................................................................46

4.4 Thống kê và các công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ:.........................................................................46
4.5 Bảo quản tài liệu:.........................................................................................................................47
4.6 Tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ:..................................................................................47
III. NHẬN XÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG – VĂN THƯ –
LƯU TRỮ CỦA CƠ QUAN, NHỮNG Ý KIẾN ĐÓNG GÓP, KIẾN NGHỊ:..................................48
1. Những công việc đã được thực tập tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên – ĐHQGHN:........................48
2. Nhận xét, đánh giá chung:.............................................................................................................49
3. Đề xuất những giải pháp để phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm:............................50
KẾT LUẬN........................................................................................................................................52
PHỤ LỤC...........................................................................................................................................53

Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang bước vào những năm đầu của của thế kỷ XXI, thế kỷ có
những bước nhảy vọt trong sự phát triển về khoa học công nghệ và thông tin đã tạo
được một bước biến chuyển mới trong sự phát triển của đất nước. Việc trao đổi
thông tin là phương tiện để chuyển giao tri thức gắn liền với quá trình phát triển
của xã hội. Ngày nay tri thức nhân loại ngày càng phong phú, nhu cầu giao tiếp
trao đổi thông tin con người có nhiều cách thể hiện và phương tiện khác nhau,
trong đó văn bản được coi là phương tiện quan trọng nhất. Đặc biệt Nhà nước sử
dụng văn bản để quản lý xã hội, nó phản ánh quá trình hoạt động của các cơ quan,
tổ chức. Là căn cứ pháp lý để điều hành và quản lý xã hội, để truy cứu trách nhiệm
khi cần thiết. Vì vậy con người đã nhận thức được vai trò quan trọng của văn bản,
họ đã biết giữ lại những văn bản quan trọng để sử dụng khi cần thiết, nó là phương

tiện chính xác, phản ánh hiện thực, ghi chép lại những bài học kinh nghiệm trong
hoạt động của con người đã trở thành tài sản quý giá để truyền cho đời sau.
Xuất phát từ thực tiễn và chương trình đào tạo của Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội nói chung và Trung tâm đào tạo nghề nói riêng, cuối mỗi khóa học nhà
trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại các cơ quan theo nội dung lý
thuyết đã học, đây là phần học không thể thiếu đối với sinh viên đặc biệt là sinh
viên ngành Văn thư lưu trữ. Qua đó sinh viên làm quen với thực tế hơn, đó
cũng là cơ sở để củng cố kiến thức đã học trong nhà trường. Ngoài ra sinh viên còn
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

1


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

hoàn thiện các kỹ năng về chuyên môn, làm quen với các khâu nghiệp vụ trước khi
tốt nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của đợt thực tập, sau khi nhận bản hướng
dẫn thực tập tốt nghiệp của Trung tâm đào tạo nghề và được sự đồng ý của Ban
Giám hiệu nhà trường, em đến thực tập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên Trường Đại học Quốc
gia Hà Nội từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 05 tháng 6 năm 2015. Trong
thời gian thực tập em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học vào công việc
và học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa
giao tiếp ứng xử nơi công sở từ tình hình thực tế tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên.
Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy cô trong Phòng Hành chính – Tổ chức và Công tác sinh viên
luôn tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình cùng với sự nỗ lực của bản thân em đã
hoàn thành tốt công việc được giao.

Sau đây em giới thiệu sơ qua về các nội dung chính của bài báo cáo.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần: Lời mở đầu, nội dung và kết luận.
Lời mở đầu
Nội dung của bài báo cáo gồm:
I. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội và Trung
tâm Hỗ trợ sinh viên.
II. Khảo sát tình hình công tác Văn thư và công tác văn thư, công tác lưu trữ tại trường
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

2


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm hỗ trợ sinh viên.
III. Nhận xét khái quát về công tác Văn thư Lưu trữ của Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, những ý kiến đóng góp, kiến nghị.
IV. Kết luận.
Mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác Văn thư Lưu trữ và được sự
hướng dẫn của các thầy cô giáo trong Phòng Hành chính – Tổ chức và Hỗ trợ sinh viên
cùng các thầy cô trong Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình
của Cô Lê Thị Tươi – Cán bộ văn thư lưu trữ của trung tâm. Vì đây là lần đầu tiên tiếp
xúc với công việc thực tiễn nên không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2015
SINH VIÊN
Hoàng Thùy Linh


Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

3


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

NỘI DUNG BÁO CÁO
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
QUỐC GIA HÀ NỘI VÀ TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN – ĐHQGHN:
A. VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI:
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRƯỜNG:
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam National
University, Hanoi; viết tắt là VNU) là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các
trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác
nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó
tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi
nhọn; có chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, nghiên cứu khoa học tiên tiến; có đội
ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu trình độ cao; có đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và
đồng bộ; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa
các ngành khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát
triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế
giới.
ĐHQGHN có 3 cấp quản lý hành chính:
1) ĐHQGHN là đầu mối được Chính phủ giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch hàng

năm; có tư cách pháp nhân, có con dấu mang hình Quốc huy. Chủ tịch Hội đồng ĐHQGHN,
Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQGHN do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2) Các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên; các khoa trực thuộc; các trung
tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ; các tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và
triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, nhà xuất bản, tạp chí
khoa học trực thuộc ĐHQGHN là các đơn vị cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng.
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

4


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3) Các khoa, phòng nghiên cứu và tương đương thuộc trường đại học, viện nghiên cứu khoa
học thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.
ĐHQGHN hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao; chịu sự quản lý Nhà nước
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa
học và công nghệ, của Bộ ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp nơi Đại học Quốc gia đặt trụ
sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Các
trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc ĐHQGHN là những cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học và công nghệ có quyền tự chủ cao, có pháp nhân tương đương các
trường đại học, viện nghiên cứu khoa học khác được quy định trong Luật Giáo dục, Luật Giáo
dục đại học và Luật Khoa học - Công nghệ.
NHỮNG MỐC LỊCH SỬ QUAN TRỌNG CỦA ĐHQGHN
Năm 1906
Đại học Đông Dương được thành lập theo Quyết định số 1514a ngày 16/5/1906 của Toàn
quyền Đông Dương, đặt trụ sở tại số 19 phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà

Nội (thời Pháp thuộc là phố Boulevard Bobillot).

Toàn cảnh của Đại học Đông Dương được chụp từ máy bay (hình ảnh hồi đầu thế kỷ XX)

Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

5


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tòa nhà trụ sở của Đại học Đông Dương tại 19 phố Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 1906 nay là Đại học Học Quốc gia Hà Nội
Năm 1945
Trên cơ sở Đại học Đông Dương, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam được thành
lập, khai giảng khoá đầu tiên vào ngày 15/11/1945 dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trụ sở của Trường vẫn đặt tại số 19 phố Lê Thánh Tông,
Hà Nội.
Năm 1951
Nhà nước ta thành lập Trường Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc). Đây là một
trong những Trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.
Năm 1956
Theo Quyết định số 2183/TC ngày 04/6/1956 của Chính phủ, Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập.
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

6



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ĐHTH) là trường đại học khoa học cơ bản (khoa học
tự nhiên và khoa học xã hội & nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hoà bình lập lại.
Trường ĐHTH Hà Nội trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đại
học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa
học Cơ bản (1951).
Trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có Khoa Ngoại ngữ, sau này phát triển thành
Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

Tòa nhà Đại học Học Quốc gia Hà Nội tại 19 phố Lê Thánh Tông,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ngày nay.
Năm 1967
Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khoa Ngoại ngữ
của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Năm 1993 - 2000
Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục và khoa học - công
nghệ là quốc sách hàng đầu. Theo phương châm đó, ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ tư
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

7


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII) đã ra Nghị quyết, trong
đó chỉ rõ nhiệm vụ “xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia” để làm đầu tầu
và nòng cột cho giáo dục đại học nước nhà. Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được
thành lập với vai trò và sứ mệnh đó.
ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội:
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường Đại
học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (theoNghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Chính
phủ). ĐHQGHN hoạt động theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính
phủ ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05/9/1994.
Cho đến năm 2000, ĐHQGHN có 05 trường đại học, 01 viện nghiên cứu: Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học
Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Đại cương và một số đơn vị khác.

Trụ sở điều hành ĐHQGHN tại số 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

8


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định về việc xóa bỏ Trường Đại học Đại cương.
Trong năm 2000, Trường Đại học Sư phạm tách khỏi cơ cấu tổ chức ĐHQGHN trở thành
trường đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vào thời điểm này, ĐHQGHN mới có
các ngành và lĩnh vực: toán và khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và điện tử viễn
thông (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật

(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) và ngoại ngữ.
Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hai Đại học Quốc gia phát triển, Thường vụ Bộ
Chính trị đã có Kết luận số 315-TB/TW ngày 29/8/2000, nêu rõ: “Chủ trương xây dựng
hai Đại học Quốc gia thành những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần đạt trình
độ quốc tế là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu
hướng phát triển giáo dục đại học của khu vực và thế giới... Đại học Quốc gia chịu sự
quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác trong lĩnh vực liên
quan phù hợp theo quy định của Chính phủ và Luật Giáo dục, đảm bảo quyền tự chủ cao
trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, tài chính, quan hệ quốc
tế, tổ chức bộ máy và nhân sự của Đại học Quốc gia; tạo cho được Đại học Quốc gia trở
thành một thực thể hữu cơ phát huy cao nhất hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng đội
ngũ giáo viên, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất...”.
Năm 2001
Thực hiện Kết luận của Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ ban hành Nghị định số
07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 về ĐHQG; ngày 12/02/2001 Thủ tướng Chính phủ
ra Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại
và ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG. Đây là mốc lịch sử quan trọng
đánh dấu bước phát triển mới của ĐHQGHN.
Theo Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg, ĐHQGHN có 03 trường đại học thành viên:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Trường Đại học Ngoại ngữ; Viện Công nghệ Thông tin; các khoa, trung tâm nghiên cứu
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

9


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


trực thuộc; các đơn vị phục vụ; Văn phòng và các Ban chức năng.
Năm 2003
Ngày 20/12/2003, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chính thức động thổ xây dựng
ĐHQGHN tại Hoà Lạc.
Năm 2004
Ngày 19/3/2004, thành lập Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển theo Quyết định số
40/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
trên cơ sở Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hóa trực thuộc
ĐHQGHN. Trung tâm này là sự tiếp nối Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam
(Trường ĐHTH Hà Nội) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định thành lập
số 529/QĐ ngày 17/5/1989.
Ngày 25/5/2004, thành lập Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở nâng cấp và phát triển
Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học trực thuộc
ĐHQGHN theo Quyết định số 92/2004/QĐ-TTg củaThủ tướng Chính phủ.
Năm 2007
Ngày 06/3/2007, thành lập Trường Đại học Kinh tế trên cơ sở nâng cấp Khoa Kinh tế,
theo Quyết định số 290/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 24/5/2007, thành lập Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học trên cơ sở nâng cấp
Trung tâm Công nghệ sinh học, theo Quyết định số 661 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ.
Năm 2009
Ngày 03/4/2009, thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm theo
Quyết định số 441/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Trong năm này Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định thành lập 02 đơn vị trực thuộc:
Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo và Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Biến đổi Toàn
cầu.
Năm 2010
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A


10


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Trong năm 2010, thành lập các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Nghiên cứu Đô thị, Khoa Y
dược, Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cấp Trung tâm Đảm bảo chất
lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục thành Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo
dục trực thuộc ĐHQGHN.
Ngày 15/11/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho ĐHQGHN phối hợp với Tổ chức
AUPELF-UREF (nay là Cơ quan Đại học Pháp ngữ - AUF) tổ chức, quản lý và điều hành
Viện Tin học Pháp ngữ (nay là Viện Quốc tế Pháp ngữ) theo Quyết định số 5206/QĐBGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm 2011
Trong năm 2011, thành lập các đơn vị trực thuộc: Trung tâm Nhân lực Quốc tế, Trung
tâm Phát triển ĐHQGHN, Bệnh viện ĐHQGHN, Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri
thức và Trung tâm Nano và Năng lượng.
Về cơ bản ĐHQGHN đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu
khoa học và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao gồm tổng số 43
đơn vị trong đó bao gồm: 09 đơn vị thành viên với 06 trường đại học thành viên (có
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, có tư cách pháp nhân như các trường đại học trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) và 03 viện nghiên cứu thành viên; 05 khoa trực thuộc; 14
đơn vị đào tạo và nghiên cứu trực thuộc (gồm 02 viện và 12 trung tâm đào tạo và nghiên
cứu), 15 đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu trực thuộc.
Mặc dù còn một số khó khăn, nhưng Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 về
ĐHQG và Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG ban hành theo Quyết định số
16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi
cho ĐHQG phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong sự quản lý nhà
nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ liên quan trong các hoạt động về tổ chức bộ

máy, nhân sự, tài chính, hợp tác quốc tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học; hình thành được
mô hình đơn vị sự nghiệp giáo dục có thực thể hữu cơ, liên thông, liên kết, hợp tác toàn
diện giữa các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực,
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

11


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực, sự đa dạng và thế mạnh của từng đơn vị trong ĐHQGHN
để nâng cao chất lượng mọi hoạt động, gia tăng các giá trị, tạo nên các sản phẩm độc đáo,
có sức cạnh tranh cao; được tổ chức QS xếp hạng vào nhóm 250 các trường đại học hàng
đầu Châu Á trong đó lĩnh vực khoa học tự nhiên xếp thứ 61, lĩnh vực khoa học sự sống
và y sinh xếp thứ 84 (topuniversities.com), góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của
từng đơn vị, của ĐHQGHN và của cả hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; tích cực thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.
Đánh giá mô hình các đại học, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định
ĐHQGHN đã đi đúng hướng trong việc xây dựng và phát triển mô hình đại học đa ngành,
đa lĩnh vực chất lượng cao theo Nghị định số 07/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế
số 16/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (nguồn:Báo điện tử Chính phủ).
Năm 2013
Triển khai thực hiện Luật Giáo dục đại học, hai Đại học Quốc gia đã phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo để soạn thảo Nghị định mới về Đại học Quốc gia và Quy chế về Tổ
chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên, trình
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đến ngày 17/11/2013, thay mặt Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 186/2013/NĐ-CP về Đại học
quốc gia (thay thế cho Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về

Đại học Quốc gia).
Để đảm bảo phù hợp với những quy định mới của pháp luật, đồng thời với việc xác định
vị trí việc làm trong các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, ĐHQGHN đã và đang tiến
hành triển khai thực hiện Đề án điều chỉnh, sắp xếp lại và phát triển tổ chức trong
ĐHQGHN theo hướng tinh giản đầu mối, tăng cường nguồn lực cho các đơn vị thành
viên và đầu tư phát triển cho các đơn vị trực thuộc sau khi điều chỉnh, sắp xếp lại. Theo
đó, cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN được xác định rõ theo 4 nhóm: i) Trường đại học, viện
nghiên cứu khoa học thành viên; ii) Đơn vị trực thuộc định hướng phát triển thành trường
đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên trong thời gian tới; iii) Đơn vị phục vụ; iv)
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

12


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Đơn vị kinh doanh, dịch vụ.
Năm 2014
Để gia tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các cơ sở giáo dục đại học thành viên,
trên cơ sở các quy định tại Luật Giáo dục đại học, Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày
17/11/2013 của Chính phủ về Đại học quốc gia, ngày 26/3/2014, Thủ tướng Chính phủ đã
ký Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của
Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên. Bản Quy chế mới này thay thế
cho Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia ban hành theo Quyết định số
16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Những nội dung quy định
trong bản Quy chế số26/2014/QĐ-TTg thể hiện rõ quan điểm đổi mới về Đại học quốc
gia của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong quá trình phát triển bền vững và hội
nhập.

Hiện nay, hệ thống tổ chức của ĐHQGHN sau khi được điều chỉnh, sắp xếp lại và phát
triển tổ chức (kể cả thành lập mới) bao gồm: Cơ quan ĐHQGHN tham mưu, giúp việc cho
Ban Giám đốc ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng và Khối Văn phòng Đảng - đoàn
thể) và 31 đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, trong đó có:
- 12 đơn vị đào tạo trình độ đại học và sau đại học, gồm: 07 trường đại học thành viên và
05 Khoa trực thuộc.
- 02 đơn vị đào tạo các môn chung về quốc phòng - an ninh và thể chất, thể thao (Trung
tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao).
- 07 đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ, gồm: 03 Viện nghiên cứu thành viên, 02
Viện nghiên cứu trực thuộc và 02 Trung tâm nghiên cứu trực thuộc.
- 10 đơn vị dịch vụ và phục vụ trực thuộc, gồm: Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Trung tâm
Thông tin - Thư viện, Trung tâm Dự báo và Phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hợp tác
và Chuyển giao tri thức, Trung tâm Phát triển ĐHQGHN, Nhà Xuất bản ĐHQGHN, Ban
Quản lý các dự án, Bệnh viện ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Trung tâm Kiểm
định chất lượng giáo dục
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

13


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG:
2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Cơ cấu tổ chức của Đại học quốc gia thực hiện theo quy định của Luật giáo dục đại học
và được cụ thể hóa trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ
sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành.


2.2 VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG:
1. Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

14


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ
chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo,
nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu
tiên đầu tư phát triển.
2. Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng;
là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch.
3. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và
đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành
khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được
phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
2.3 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN:
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia.
2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định
của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
3. Quản lý, điều hành, sử dụng và chia sẻ các nguồn lực, cơ sở vật chất dùng chung trong
Đại học quốc gia, bảo đảm tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã
hội để xây dựng Đại học quốc gia thành cơ sở giáo dục đại học từng bước đạt chuẩn quốc
tế, khu vực.

4. Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ
trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất
và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.
5. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan theo quy định; chịu sự kiểm tra,
thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ,
các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở
theo quy định.
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

15


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

6. Được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính,
quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc
gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng
Chính phủ quy định.
7. Được thí điểm mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các ngành,
chuyên ngành đào tạo đã được quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trên
cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, kiểm
tra.
8. Được phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ tổ chức tại Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật.
9. Được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc Đại học
quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát

triển của Đại học quốc gia.
10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
B. VỀ TRUNG TÂM HỖ TRỢ SINH VIÊN – ĐHQGHN
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TRUNG TÂM:
Trung tâm Nội trú sinh viên được thành lập 21/10/1995 theo quyết định số 438/QĐ TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trên cơ sở sát nhập 3 KTX của 3 trường
Đại học (KTX Mễ Trì thuộc Trường Đại học Tổng hợp (cũ); KTX Sư phạm thuộc Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội; KTX Ngoại Ngữ thuộc trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà
Nội) và Trạm y tế thuộc trường Đại học Tổng hợp (cũ). Trung tâm Nội trú sinh viên là
đơn vị tài khoản cấp 2, có con dấu và tài khoản riêng với cơ cấu tổ chức gồm: phòng Tổ
chức - Hành chính - Quản trị; phòng Tài vụ; Trạm y tế Mễ Trì; KTX Ngoại ngữ; KTX
Mễ Trì; KTX Sư phạm.
Tháng 12/1999 KTX Sư phạm tách ra khỏi Trung tâm vì Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

16


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Tháng 6 năm 2004, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra Quyết định thành lập Ban
Quản lý Dự án Quốc gia Hà Nội 05 trực thuộc Trung tâm Nội trú sinh viên để triển khai
Dự án xây dựng KTX sinh viên tại Hòa Lạc.
Tháng 11 năm 2008, Ban Quản lý Dự án Quốc gia Hà Nội 05 chuyển về Bộ Xây dựng.
Ngày 9/1/2009 Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định số 52/QĐ - TCCB về
việc bổ sung chức năng nhiệm vụ và đổi tên Trung tâm Nội trú sinh viên thành Trung tâm
Hỗ trợ sinh viên.
Tháng 5 năm 2012, trạm Y tế chuyển về Bệnh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đến nay, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có cơ cấu tổ chức gồm: Phòng Tổ chức - Hành
chính & Công tác sinh viên; phòng Quản trị; phòng Tài chính - Kế toán; KTX Ngoại ngữ;
KTX Mễ Trì.
2. CƠ CẤU TỔ CHỨC:
2.1 Ban giám đốc:
- Giám đốc: Ông Hoàng Trọng Nghĩa
- Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Thắng
- Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Hữu Hiếu
2.2 Phòng tổ chức – Hành chính và Công tác sinh viên:
Trưởng phòng: Bà Trần Huyền Trân
Phó phòng: Bà Đinh Thị Tuyết Mai
Ông Nguyễn Việt Hùng
• Chức năng
Phòng Tổ chức - Hành chính & Công tác sinh viên có chức năng tham mưu, giúp việc
cho Giám đốc Trung tâm về công tác tổ chức, cán bộ; quản lý hành chính, tổng hợp; công
tác học sinh sinh viên của Trung tâm.


Nhiệm vụ

* Công tác tổ chức, cán bộ
- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch quản lý và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với kế
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

17


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


hoạch chiến lược phát triển và kế hoạch năm học của Trung tâm .
- Xây dựng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm.
- Đề xuất việc thành lập, chia tách, giải thể các tổ chức, đơn vị do Trung tâm quản lý.
- Lập kế hoạch biên chế hàng năm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của Trung
tâm, báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) để duyệt chỉ tiêu biên chế.
- Tổ chức tuyển dụng cán bộ, viên chức (CBVC) và người lao động theo đúng các quy
định của Nhà nước. Bố trí, điều động và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của Trung
tâm.
- Làm đầu mối thực hiện các công tác về lương, phụ cấp và các chế độ chính sách khác
cho CBVC và người lao động.
- Thực hiện các thủ tục cử CBVC và người lao động đi công tác, học tập, tham quan
trong và ngoài nước.
- Thực hiện các công tác về quản lý, sử dụng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật CBVC và
người lao động.
- Thực hiện các thủ tục để xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển,
điều động các chức vụ thuộc thẩm quyền của Giám đốc.
- Soạn thảo và chịu trách nhiệm về độ chuẩn xác (nội dung, ngôn ngữ thể hiện, thể thức
và thủ tục ban hành) các văn bản về công tác tổ chức và cán bộ.
- Quản lý hồ sơ CBVC và người lao động trong Trung tâm theo quy định hiện hành của
Nhà nước và của Trung tâm.
* Công tác Quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ
-Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định về công tác
quản lý hành chính, công tác văn thư, lưu trữ theo quy định hiện hành của Nhà nước và
của Trung tâm.
- Quản lý và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý, chuyển các công văn, tài liệu gửi
đến, gửi đi trong phạm vi quyền hạn.
- Quản lý và đảm bảo tính pháp chế của các loại văn bản. Tư vấn và thẩm định cơ sở
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A


18


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

pháp lý, thể thức, kỹ thuật soạn thảo các văn bản của Trung tâm trước khi ký ban hành.
- Tổ chức quản lý và thực hiện chế độ bảo vệ các tài liệu mật theo quy định của Nhà
nước, của ĐHQGHN và của Trung tâm.
- Quản lý các loại con dấu của Trung tâm và sử dụng các con dấu theo quy định hiện
hành của Nhà nước.
- Thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các văn bản, tài liệu do Trung tâm ban hành;
thực hiện sao lục các văn bản liên quan đến Trung tâm và chứng thực chữ ký theo quy
định của Nhà nước và của Giám đốc.
- Là đầu mối hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng đối với các
tập thể và cá nhân trong Trung tâm.
* Công tác kế hoạch, tổng hợp, thống kê
- Tổng hợp, xây dựng các chương trình công tác của Trung tâm. Đôn đốc, theo dõi việc
thực hiện các chương trình công tác, các kết luận, chỉ đạo của Giám đốc. Chuẩn bị kế
hoạch, nội dung các báo cáo, tài liệu liên quan, điều kiện vật chất, kỹ thuật và các điều
kiện khác thuộc lĩnh vực công tác được phân công để phục vụ các buổi làm việc của
Giám đốc với các tập thể, cá nhân trong và ngoài Trung tâm.
- Xây dựng báo cáo công tác tháng. Tổng hợp báo cáo của các đơn vị trong Trung tâm về
kết quả hoạt động, đề xuất và kiến nghị các giải pháp, biện pháp thực hiện.
- Là đầu mối tổ chức thực hiện công tác thống kê theo quy định của Nhà nước, của
ĐHQGHN.
* Công tác thư ký
- Chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc Trung tâm.
- Ghi biên bản các cuộc họp do Giám đốc và các phó giám đốc triệu tập.

- Lên kế hoạch, lịch công tác hàng tuần của Ban Giám đốc Trung tâm.
* Công tác phục vụ, quản lý cơ sở vật chất
- Thực hiện công tác lễ tân và thường trực tiếp dân của Trung tâm.
- Quản lý cơ sở vật chất các phòng làm việc của Ban Giám đốc; phòng họp và các phòng
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

19


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

sử dụng chung của Văn phòng Trung tâm.
- Quản lý và phục vụ công tác thông tin liên lạc, thư báo.
- Quản lý, theo dõi và cung ứng văn phòng phẩm cho các phòng chức năng.
- Thực hiện in ấn, sao chụp văn bản, tài liệu… phục vụ các hoạt động của Trung tâm theo
quy định.
* Công tác HSSV
- Nắm bắt và tổng hợp tình hình tư tưởng chính trị của HSSV; đề xuất phương hướng, nội
dung, biện pháp và hình thức giáo dục tư tưởng, chính trị theo từng giai đoạn; tổ chức các
đợt sinh hoạt chính trị cho HSSV nội trú theo sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và Giám
đốc Trung tâm.
- Đảm nhiệm công tác thông tin, truyền thông công chúng, quản lý, điều hành hệ thống
thông tin, hệ thống mạng nội bộ, trang Web của Trung tâm.
- Là đầu mối tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động hỗ trợ HSSV như: đào tạo các
kỹ năng mềm, các hoạt động tư vấn và các hoạt động phong trào khác.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.


2.3 Phòng Quản trị:
Phụ trách phòng: Ông Đỗ Vinh Quang


Chức năng

Phòng Quản trị có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Trung tâm về công
tác quản trị cơ sở vật chất của Trung tâm.


Nhiệm vụ

* Công tác Quản trị
- Quản lý toàn bộ đất đai, nhà cửa, công trình công cộng, vật kiến trúc, tài sản, trang
thiết bị của Trung tâm.
- Lập quy hoạch tổng thể về cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và sự phát triển của Trung tâm mang tính đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao trong tiến trình hội nhập và phát triển.
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

20


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Lập kế hoạch hàng năm về xây dựng, cải tạo, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất; quản
lý và mua sắm tài sản chung của Trung tâm.

- Thực hiện các thủ tục thẩm định và trình Giám đốc kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời
thầu, chào thầu và kết quả đấu thầu các dự án xây dựng, mua sắm tài sản thuộc phạm vi
quyền hạn của Trung tâm.
- Thực hiện việc giám sát và đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công các công trình xây
dựng, cải tạo và sửa chữa thuộc phạm vi Trung tâm quản lý.
- Thực hiện các thủ tục về công tác nghiệm thu, bàn giao, xác nhận khối lượng hoàn
thành của các công trình xây dựng, sửa chữa; số lượng và giá trị tài sản, hàng hoá mua
sắm làm căn cứ để phòng Tài chính - Kế toán thanh quyết toán.
- Tổ chức và thực hiện các thủ tục cung ứng các dịch vụ theo các dự án xã hội hóa
nhằm đáp ứng yêu cầu về đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường thuận lợi cho
HSSV học tập và nghiên cứu khoa học.
- Quản lý, điều động xe ô tô phục vụ các hoạt động chung của Trung tâm theo quy
định hiện hành của Nhà nước và của đơn vị.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

2.4 Phòng Tài chính – Kế toán:
Trưởng phòng: Bà Nguyễn Minh Huệ
Phó phòng: Ông Văn Đình Hùng


Chức năng
Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Trung

tâm về công tác tài chính, kế toán, quản lý và sử dụng tài sản của Trung tâm.
• Nhiệm vụ
* Công tác tài chính, kế toán
- Làm đầu mối lập kế hoạch dự toán Ngân sách Nhà nước ( NSNN) hàng năm, lập
phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các hoạt động của Trung tâm. Thông báo công

khai dự toán NSNN đã được phê duyệt, triển khai theo dõi thực hiện dự toán đã phân bổ.
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

21


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Tổ chức thu đúng, thu đủ và quản lý toàn bộ mọi nguồn thu, chi của Trung tâm. Thực
hiện công tác kế toán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thực hiện việc đăng ký biên chế và quỹ tiền lương tiền công với cơ quan tài chính cấp
trên và kho bạc Nhà nước. Hàng tháng tính tiền lương và các khoản thu nhập ngoài lương
cho CBVC, người lao động của Trung tâm. Thực hiện thanh quyết toán các khoản thu,
chi, các khoản phải thu, phải trả, công nợ, đúng kỳ hạn.
- Kiểm tra, giám sát việc mua sắm, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, lập hồ sơ
sổ sách quản lý tài sản theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Là đầu mối thực hiện
công tác kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất của Trung tâm.
- Tư vấn các vấn đề về tài chính cho các chương trình, dự án, hợp đồng liên kết, hợp
đồng dịch vụ, hợp đồng kinh tế của Trung tâm với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước.
- Xây dựng và chịu trách nhiệm về độ chuẩn xác ( nội dung, ngôn ngữ thể hiện, thể thức
và thủ tục ban hành) các văn bản liên quan đến công tác tài chính, kế toán và tài sản của
Trung tâm. Xây dựng phương án chi trả lương, thu nhập tăng thêm cho CBVC và người
lao động. Quản lý và thực hiện thu, chi các quỹ của Trung tâm.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ báo cáo đối với cơ quan tài chính cấp trên. Cung cấp
thông tin, số liệu kế toán theo đúng quy định của Pháp luật.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Trung tâm thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ. Công
khai và thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách đối với CBVC và người lao động;

các khoản thu phí và lệ phí đối với HSSV theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và
của ĐHQGHN.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, nghĩa vụ nộp thuế của tập thể và các cá
nhân trong Trung tâm theo quy định hiện hành.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.
2.5 Ban quản lý các ký túc xá:
• Chức năng
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

22


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Ban quản lý Ký túc xá ( KTX) có chức năng quản lý, tổ chức phục vụ, cung ứng các dịch
vụ cho sinh viên nội trú. Tham gia tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho HSSV của
ĐHQGHN.
• Nhiệm vụ
* Công tác quản lý ký túc xá
- Quản lý, bảo quản, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất được Trung tâm giao để phục vụ
ăn ở, sinh hoạt, học tập và nghiên cứu khoa học của HSSV và CBVC của ĐHQGHN.
- Đề xuất kế hoạch về công tác cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các khu nhà ở, các công trình
phục vụ công cộng trong mặt bằng được giao, báo cáo Giám đốc Trung tâm phê duyệt
đầu tư.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để tổ chức đón tiếp, sắp xếp chỗ ở cho HSSV
Việt Nam và nước ngoài vào ở trong KTX theo đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định của
ĐHQGHN;
- Quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh trật tự và vệ sinh môi

trường khu vực KTX.
- Tổ chức quán triệt và triển khai các giải pháp thực hiện nội quy, quy định của Trung
tâm đối với các KTX.
- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và diễn biến tư tưởng của HSSV, thường xuyên báo cáo
Giám đốc Trung tâm ( trực tiếp hoặc qua phòng TC-HC & CT SV).
-Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan, du
lịch, hỗ trợ, tư vấn và các hoạt động khác của HSSV theo kế hoạch được Giám đốc phê
duyệt.
- Trực tiếp quản lý và khai thác các cơ sở dịch vụ phục vụ; xây dựng và tổ chức thực hiện
các dự án cung cấp dịch vụ theo hướng xã hội hoá nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống,
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của HSSV.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các tổ chức chính trị - xã
hội để thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý HSSV theo phân cấp của
Hoàng Thùy Linh - Lớp: VTLT 13A

23


×