Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Tĩnh gia tỉnh Thanh Hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 77 trang )

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
TT Danh mục Nội dung
1

Hình 1

2
3
4

Hình 2
Hình 3
Hình 4

5

Hình 5

6

Hình 6

7

Hình 7

8

Hình 8

9



Hình 9

1

Bảng 1

2

Bảng 2

3

Bảng 3

4
5

Bảng 4
Bảng 5

6

Bảng 6

7

Bảng 7

8


Bảng 8

9

Bảng 9

10

Bảng 10

11

Bảng 11

Trang

Hình
Sơ đồ quá trình hình thành môi trường sinh
thái đất
Bản đồ hành chính – kinh tế huyện Tĩnh Gia
Bản đồ tự nhiên huyện Tĩnh Gia
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Tĩnh Gia
năm 2014
Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng đất nông
nghiệp huyện Tĩnh Gia năm 2014
Biểu đồ thể hiện tình hình sử dụng đất phi
nông nghiệp huyện Tĩnh Gia năm 2014
Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng đất nông
nghiệp của huyện Tĩnh Gia năm 2014 so với

năm 2010
Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng đất phi
nông nghiệp của huyện Tĩnh Gia năm 2014 so
với năm 2010
Bản đồ định hướng sử dụng đất năm 2020
huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa
Bảng Biểu
Phân loại tài nguyên đất theo nhóm đất ở Việt
Nam
Phân loại đất theo mục đích sử dụng ở Việt
Nam
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm
2014
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Tình hình biến động đất năm 2014 so với năm
2010
Tình hình biến động đất phi nông nghiệp năm
2014 so với 2010
Tình hình biến động đất chưa sử dụng năm
2014 so với năm 2010
Tình hình lập quy hoạch SDĐ giai đoạn từ
năm 2011 – 2020
Diện tích đất được giao của huyện Tĩnh Gia
năm 2014
Kết quả giao đất, cho thuê đất trên địa bàn
huyện
Kết quả thu hồi đất phục vụ thực hiện các dự
1

11

28
30
40
42
44
49
52
58
16
18
41
43
49
51
55
61
63
65
65


án huyện Tĩnh Gia

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Văn Trưởng – giảng viên bộ
môn địa lý, khoa khoa học xã hội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện
đề tài này .
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo khoa khoa học xã hội trường Đại học
Hồng Đức đã trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu giúp chúng em có
thể hoàn thành đề tài này.

Cảm ơn tới tập thể cán bộ phòng Tài Nguyên Môi trường, phòng Thống Kê
Huyện Tĩnh Gia đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
khóa luận này.

2


Đề tài đã hoàn thành nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, xây dựng để đề tài được
hoàn thiện hơn.

3


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc
phòng…Đối với nước ta, Đảng ta đã khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý.
Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá và
công nghiệp hoá tăng nhanh đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng cao,
trong khi đó tài nguyên đất là hữu hạn. Vì vậy, vần đề đặt ra đối với Đảng và
nhà nước ta là làm thế nào để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và bền vững
nguồn tài nguyên đất đai. Trước yêu cầu bức thiết đó Nhà nước đã sớm ra các
văn bản pháp luật quy định quản lý và sử dụng đất đai như: Hiến pháp năm 1992
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luật đất đai 2003, Nghị định
181/2004/NĐ_CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về việc thi hành luật đất đai
năm 2003, Nghị định 188/CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai được ban

hành ngày 29 tháng 10 năm 2004, Thông tư 29 về hướng dẫn lập, chỉnh lý và
quản lý hồ sơ địa chính ngày 01 tháng 11 năm 2004… Trong giai đoạn hiện nay,
đất đai đang là một vấn đề hết sức nóng bỏng. Quá trình phát triển kinh tế xã hội
đã làm cho nhu cầu sử dụng đất ngày càng đa dạng. Các vấn đề trong lĩnh vực
đất đai phức tạp và vô cùng nhạy cảm. Do đó cần có những biện pháp giải quyết
hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các đối tượng trong quan hệ
đất đai. Nên công tác quản lý nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng. Tĩnh
gia là một huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, nằm dọc theo tuyến đường quốc
lộ 1A, có đường sắt bắc nam và đặc biệt có hệ thống cảng Nghi Sơn đã tạo điều
kiện để phát triển kinh tế xã hội. Hơn nữa, những năm trở lại đây, quá trình đô
thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ. Cho nên việc sử dụng đất có nhiều thay đổi
làm ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước về đất đai. Vì vậy, việc đánh
giá tình hình quản lý và sử dụng đất trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay. Với yêu
cầu cấp thiết trên và được sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Trưởng. Tôi xin
4


thực hiện đề tài: “Tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Tĩnh gia tỉnh
Thanh hóa.
2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện
- Đánh giá thực trạng việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện
- Đề xuất các ý kiến và giải pháp thích hợp.
2.2. Yêu cầu nghiên cứu đề tài
- Phân tích tình hình quản lý nhà nước về sử dụng đất trên địa bàn huyện
Tĩnh gia tĩnh Thanh hóa
- Phân tích tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện
- Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu liên quan đến tình hình quản lý
và sử dụng đất trên địa bàn huyện

- Đề xuất biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất trên địa
bàn huyện
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất của huyện Tĩnh Gia
- Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội liên quan đến quá trình sử dụng đất
trên địa bàn huyện
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm lãnh thổ
Lãnh thổ là một phần của bề mặt trái đất có những đặc điểm về vị trí địa lý,
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhất định, là điều kiện, là nơi để tiến hành các
hoạt động KT – XH. Vận dụng quan điểm này tôi tiến hành phân tích những yêu
tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, sử dụng đất trong lãnh thổ của huyện Tĩnh
Gia.

5


4.2. Quan điểm hệ thống
- Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo thành chỉnh thể tron vẹn, ổn định và
vận động theo quy luật tổng hợp.
- Hệ thống được hiểu là tổng thể các yếu tố, các bộ phận nằm trong mối
quan hệ biện chứng, tất cả các tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội đều không
tồn tại độc lập mà có mối quan hệ gắn bó mật thiết tác động qua lại lẫn nhau.
Trong tổng thể tài nguyên thiên thiên thì tài nguyên đất cũng nằm trong tổng thể
tài nguyên đó, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc biệt khi chúng
nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ chú ý tới sự chuyển dịch
đó nằm trong mối quan hệ với việc phát triển kinh tế xã hội và môi trường của

huyện Tĩnh Gia. Từ đó tìm ra mối quan hệ giữa tài nguyên đất với sự phát triển
kinh tế của huyện Tĩnh Gia.
4.3. Quan điểm lịch sử - viển cảnh
Tất cả các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như mối quan hệ nhiều
mặt giữa chúng luôn vận động và phát triển theo không gian và thời gian. Bởi
vậy khi nghiên cứu tình hình và những biến động trong cơ cấu sử dụng đất của
huyện Tĩnh Gia chúng ta không làm rõ hết các đặc điểm hiện tại của sự vật, hiện
tượng một lãnh thổ nếu không nghiên cứu những đặc điểm của nó trong quá
khứ. Vận dụng và quán triệt quan điểm này trong quá trình nghiên cứu tôi không
chỉ chú ý đến diện tích hiện tại mà còn thấy được sự biến động diện tích đất và
từ đó chỉ ra được xu hướng sử dụng đất hợp lý nhằm khai thác bền vững tài
nguyên này trong tương lại.
4.4. Quan điểm phát triển bền vững
Đây là một quan điểm, một xu hướng chung mà nhiều quốc gia, lãnh thổ,
nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội và nhiều khoa học quan tâm. Năm 1992, Ủy ban
môi trường và phát triển Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm: “ Phát triển bền
vững là sự phát triển nhằm thỏa mãm nhu cầu hiện tại của con người nhưng
không tổn hại đến sự thỏa mãm nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi vận dụng quan điểm này để thấy được
tầm quan trọng của tài nguyên đất đối với việc phát triển một nền kinh tế bền
6


vững. Đồng thời chỉ ra được những tác động tiêu cực trọng việc sử dụng đất đối
với tình hình kinh tế, xã hội và môi trường của huyện và đề ra giải pháp khắc
phục.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
a. Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu
Tiến hành thu thập mọi tài liệu có liên quan đến sản xuất đất nông nghiệp.

Sau đó phân tích tài liệu thu thập được.
Thu thập tài liệu ở phòng thống kê của huyện, phòng nông nghiệp của
huyện. Xuống các xã sử dụng đất nông nghiệp để thu thập số liệu thực tế.
Thông qua báo chí, internet, thư viện trường ĐHHĐ, thư viện tỉnh.
b. Phương pháp thông kê toán học
Sau khi thu thập số liệu tiến hành xử lý thông tin, số liệu thu thập về tình
hình sử dụng đất nông nghiệp, về cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp để thấy rõ
thực trạng và xu hướng quản lý đất của huyện.
c. Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp
Phân tích để thấy được bản chất của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa
chúng với sự quản lý của huyện. So sánh để thấy được tình trạng quản lý của
huyện. Sau đó tổng hợp để có những biện pháp cho việc quản lý và sử dụng đất.
d. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
Bản đồ là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện các đồi tượng địa
lý, vận dụng phương pháp này trong khuôn khổ đề tài chúng tôi sử dụng phần
mềm mapinfo 9.0 và phương pháp biểu đồ - bản đồ gồm:
- Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Bản đồ tự nhiên huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Bản đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Nhóm phương pháp khảo sát, điều tra

7


Ngoài việc tiến hành thu thập số liệu ở các phòng ban của huyện Tĩnh Gia,
tôi tiến hành khảo sát, điều tra, đối chiếu trên địa bàn huyện nhằm chứng minh
tính chính xác và trực quan của vấn đề nghiên cứu một cách khách quan và đưa
ra giải pháp cụ thể để quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất.

b. Phương pháp thực địa
Để làm tăng tính thuyết phục của đề tài, ngoài những kiến thức lý thuyết, số
liệu thống kê và những tài liệu thu thập được thì đi thực tế, thực địa là kiến thức
sát thực nhất về lĩnh vực nghiên cứu. Đi thực tế giúp chúng ta có cái nhìn khái
quát hơn, thực tế hơn, đánh giá đúng hơn thực trang sử đúng hơn của huyện.
Đồng thời việc khảo sát trên thực địa còn để kiểm tra tính đúng đắn của tư liệu
mà tôi thu thập được từ các nguồn khác nhau.
c. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm và có vai trò quan trọng để
nghiên cứu thành công của bài khóa luận này, tôi đã nhận được sự tư vấn và
định hướng rất quan trọng của một chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm cao
trong nghành địa lý đó là PGS.TS Lê Văn Trưởng.
5. Cấu trúc của đề tài.
Bao gồm:
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng đất.
Chương 2: Tài nguyên đất huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Tĩnh Gia tỉnh
Thanh Hóa
C. Phần kết luận.

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀQUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
1.1. Một số khái niệm về đất và các nhân tố hình thành đất
1.1.1. Khái niệm về đất
Những kiến thức về đất đã được con người tích lũy cho tới nay rất phong
phú. Song cuối thế kỉ XIX (năm 1879) lần đầu tiên khái niệm về đất trên cơ sở

phát sinh mới được đề xuất bởi nhà thổ nhưỡng học người Nga Đocusssaep đã
đưa ra là: “ đất là một vật thể tự nhiên tương đối độc lập, là sản phẩm hoạt động
tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa hình địa phương”. (Trích dẫn
trang 1, giáo trình Địa lý tự nhiên đại cương 3 ). Đây là định nghĩa đầu tiên cũng
là định nghĩa phản ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất. Sau này nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng cần bổ sung một yếu tố quan trọng đó là con người. Chính
con người đã tác động ào đất làm thay đổi nhiều tính chất và tạo hẳn ra một loại
đất mới chưa từng có trong tự nhiên: đất trồng lúa nước.
Khái niệm về đất của Đocusssaep đã thể hiện rõ tính chất phát sinh của đất:
chúng được hình thành từ các chất vô cơ và hữu cơ, là thể biến động và có quá
trình phát triển. Theo quan điểm này tất cả các loại đất được tạo thành từ các sản
phẩm phong hóa từ đá gốc. Các sản phẩm này biến đổi cùng thời gian về mặt lý,
hóa và sinh học dưới tác động cửa các sinh vật trong điều kiện khác nhau của khí
hậu và địa hình cuối cùng trở thành đất. Trong quá trình thành tạo đất, mỗi một
nhân tố có một vai trò riêng, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ có thể hỗ
trợ hoặc hạn chế lẫn nhau không nhân tố nào tác động đơn độc.nếu biểu thị định
nghĩa này dưới dạng một công thức toán học thì ta có thể coi đất là một hàm số
theo thời gian của nhiều biến số mà mỗi biến số là một yếu tố hình thành đất:
Đ = F ( Đa, Sv, Kh, Đh, Nc, Ng) t
Trong đó:

Đ: đất

Đa: đá mẹ

Sv: sinh vật

Kh: khí hậu

Đh: địa hình


Nc: nước trong đất và nước ngầm

T: thời gian

Ng: hoạt động con người

( Nguồn: Forum.diachatvietnam.net)

9


Sau Đocusssaep nhiều nhà thổ nhưỡng học đã đưa ra những định nghĩa
khác, trong đó có định nghĩa của V.R Viliam cho ta nhận thức đầy đủ hơn về đất:
“ Đất là lớp tơi xốp owrv bề mặt lục địa, có khả năng cho thu hoạch thực vật.
Độ phì nhiêu của đất là một tính chất hết sức quan trọng, là đặc trưng cơ bản
nhất của đất”. ( Trích Địa lý tự nhiên đại cương 3, trang 2)
Với định nghĩa này, ông đã thấy cơ sở để phân biệt đất với đá chính là độ
phì nhiêu mặc dù tính chất của đá vụn như chế độ nước, tính thấm khi, độ chua
gần như tương tự đất. Vậy đồ phì là gì ? “ Độ phì nhiêu của đất là khả năng
cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt,
khí để chúng sinh trưởng và phát triển”.( Trích Địa lý tự nhiên đại cương 3,
trang 2)
Tuy vậy độ khái niệm độ phì chỉ mang tính chất tương đối, bởi độ phì nhiêu
khi nghiên cứu địa tô trong nông nghiệp, Các Mác đã nhiêu độ phì nhiêu của đất
thành các loại như sau:
- Độ phì tự nhiên: đồ phì này xuất hiện trong quá trình hình thành đất do tác động
các yếu tố tự nhiên, hoàn toàn chưa có tác động của con người. Độ phì này hoàn
toàn phụ thuộc vào thành phần vật chất của đá mẹ, vào chế độ nước, nhiệt khí và
quá trình lý, hóa, sinh học diễn ra trong đất.

- Độ phì nhân tạo: Được hình thành trong quá trình canh tác, bón phân, cải tạo
đất, áp dụng canh tác kĩ thuật trong nông nghiệp, luân canh, xen canh của con
người. Độ phì nhân tạo cao hay thấp phụ thuộc vào lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất, trình độ khoa học kĩ thuật và chế độ chính trị xã hội.
- Độ phì nhiêu hữu hiệu: Là khả năng thực hiện của đất cung cấp nước, thức ăn và
điều kiện sống khác cho cây trồng. trên một mảnh đất, độ phì nhiêu tiềm tàng có
thể cao hay thấp còn phụ thuộc vào hàm lượng chất dễ tiêu.
- Độ phì kinh tế: Là đô phì tự nhiên và nhân tạo được biểu hiện thành năng xuất
lao động cụ thể. Độ phì kinh tế cao hay thấp còn phụ thuộc vào hoạt động sản
xuất của con người trogn điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định cho nên nó phụ
thuộc vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Như vậy, một trong những tính chất độc đáo của đất chính là độ phì nhiêu.

10


Cho tới nay theo luật đất đai năm 1993 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có ghi: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản
xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hành đầu của môi trường sống, là địa
bàn các khu phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an
ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương
máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay”.
I.1.2. Các nhân tố hình thành đất
a. Khái quát sự hình thành đất
Như chúng ta đã biết đất đai được hình thành từ đá mẹ dưới các điều kiện
nhiệt độ, áp suất suất nhất định, các thông số về kĩ thuật, thời tiết sự tham gia
của các yếu tố sinh vật, con người... và trong quá trình phong hóa vật lý, hóa học
và sinh học. Có thể khái quát quá trình hình thành đất theo sơ đồ sau:
phong hóa lý, hóa
Đá mẹ


nhiệt độ, áp xuất
Vở vụn

Mẫu chất

Đất

Phong hóa sinh học
Sơ đồ quá trình hình thành môi trường sinh thái đất.
(Nguồn: Lib.hunre.edu.vn)
Qua đó ta thấy được dưới tác động của nội lực và ngoại lực, thông qua sự
phog hóa vật lý, phong hóa hóa học và sinh học, cùng với sự thay đổi của nhiệt
độ...các lớp đá có cấu trúc từ những khoáng vật khác nhau cùng với các tác
nhân có trong nước mưa (H2SO4, NHO3...) đã làm vỡ vụn đá từ đó giải phóng
khoáng chất và sự tác động các yếu tố nhiệt độ, áp suất... sinh vật đầu tiên đã
đến đây sống. Quá trình đó vẫn còn tiếp tục để cho ra sản phẩm là những mâu
chất, quá trình diễn ra liên tục cho đến khi sự sống của ci sinh vật và sinh vật
xuất hiện thì cuối cùng sẽ tạo thành đất.
Quá trình vận động của vật chất nêu trên đã diễn ra trong một phạm vi rất
rộng lớn( từ lục địa đến đại dương) với thời gian rất lâu dài ( hàng chục triệu
năm) để cho ra tài nguyên đất như ngày nay.
b. Các nhân tố hình thành đất.

11


Đâí đai được hình thành bởi sự tác động của nhiều yếu tố như đá mẹ, địa
hình, khí hậu, sinh vật và thời gian sau nay được bổ sung thêm yếu tố con người.
Các nhân tố này đẫ ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành đất.

- Đá mẹ
Đá mẹ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới sự hình thành đất đai, bởi vì tất cả các
loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá gốc. Bởi vậy
con người ta có câu: “ đá nào đất nấy”.
Đá mẹ có tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành đất. Trước hết đá mẹ
đã tạo ra bộ khung của đất thông qua việc cung cấp các chất khoáng cho đất.
Cũng chính vì vậy, đá mẹ có tác dụng chi phối các tính chất lý, hóa của đất.
Đất hình thành từ các sản phẩm phong hóa của các loại đá chua như granit,
riolit, pocphia, thạch anh thì rất dễ chua, còn nếu đất triển trên các sản phẩm
phong hóa của các loại đá kiềm như badan, gabro, dibazơ... thì đất sẽ mang tính
kiềm. Vùng ven biên chứa nhiều natri nên đất thường bị mặn. Vùng đất mới
hình thành từ đá vôi sẽ có lượng canxi cao...
Đất hình thành từ những sản phẩm phong hóa của đá granit hoặc các loại
đá trầm tích cơ học như sa thạch, cuội kết, bội kết thường có tỉ lệ cát cao, còn
trên các loại đá diệp thạch, đá vôi... sẽ chứa nhiều sét.
Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ. Đất phát triển trên các
sản phẩm phong hóa của đá phiến sét thường có màu nâu tím, đất phát triển trên
đá cát kết thường có màu vàng nhạt, còn đất phát triển trên đá vôi thường có
màu đỏ vàng.
- Địa hình
Trong quá trình hình thành đất, nhân tố địa hình có tác dụng chủ yếu tới sự
phân phối lại nhiệt lượng và độ ẩm không khí. Nhiệt độ và độ ẩm không khí
thay đổi theo độ cao địa hình. Ở núi cao, khí hậu lạnh nên quá trình phong hóa
đá yếu, vỏ phong hóa mỏng, quá trình hình thành đất chậm chạm.
Khí hậu thay đổi theo độ cao địa hình do đó thực vật cũng thay đổi theo.
Điều đó làm cho đất có những đặc điểm khác biệt khi địa hình thay đổi.

12



Nước chảy trên sườn núi, sườn đồi gây nên sự sói mồn đất. Vật liệu bị xói
mòn lại được tích đọng lại ở những nơi trũng thấp bên dưới làm cho tầng đất dày
hơn sườn. Tác động xói mòn làm cho quá trình hình thành đất thay đổi về cường
độ và chiều hướng.
Lượng bức xạ mặt trời do các hướng sườn nhận được cũng khác nhau do
đó nhiệt độ đất cũng khác nhau. Rõ rằng sự khác biệt về nhiệt độ và độ ẩm do
địa hình tạo nên đã ảnh hưởng rõ rệt cả về mặt lẫn trực tiếp lẫn gián tiếp tới quá
trình hình thành đất.
- Khí hậu
Nhân tố khí hậu giữu vai trò tiên phong trong quá trinh tạo đất. Chính nhiệt
độ, mưa và các chất khí (oxi, cacboonic, nito) đã phá hủy đá gốc thành sản phẩm
phong hóa – vật liệu cơ bản, từ dó đất được hình thành. Như vậy khí hậu đã ảnh
hưởng trực tiếp đến sự thành tạo đất ngay từ lúc phát sinh. Trong quá trình phát
triển của đất, các yếu tố nước, nhiệt, khí đã ảnh hưởng đến cường độ và chiều
hướng phat triển quá trình hình thành đất. Trong các khu vực nhiệt đới ẩm và
nhiệt độ cao quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vở phong hóa
và lớp vở thổ nhưỡng dày. Trái lại ở các sa mạc, đài nguyên lớp đất mỏng, thô vì
yếu tố nhiệt và ẩm không thuận lợi do đó quá trình hình thành đất yếu, lớp vở
phong hóa và đất mỏng.
Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua sinh vật.
Trong các đới khí hậu khác nhau trên trái đất, sự sinh trưởng và phát triển của
sinh vật không đồng đều. Số lượng và chất lượng các tàn tích hữu cơ sẽ khác
nhau. Điều đó ảnh hưởng tới việc trao đổi năng lượng và vật chất quá trình hình
thành đất.
- Sinh vật
Nhân tố sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất, bởi vì
như trong sơ đồ hình thành đất đã chứng minh, chính sinh vật đã thực hiện trao
đổi năng lượng và vật chất để tích lữu mùn thành đất. Nếu không có nhân tố
này thì quá trình đó dừng lại ở việc cho ra mẫu chất mà thôi.


13


Thực vật xanh cung cấp đại bộ phận vật chất hữu cơ cho đất. Nhờ khả năng
đồng hóa cacbon của thực vật xanh, hàng năm chúng có thể tạo ra khối lượng
lớn khổng lồ vật chất hữu cơ ( theo ước tính của FAO con số này có thể đạt tới
53 tỉ tấn / năm).
Cùng với nhân tố khí hậu, thì lớp phủ thực vật có vai trò quyết định tới
chiều hướng của quá trình hình thành đất. Trong quá trình sống, mỗi loài thực
vật có khả năng lựa chọn thức ăn cần thiết cho hoạt động sống của mình và khi
chết đi xác xủa chúng có tỷ lệ và thành phần khác nhau về chất hữu cơ và chất
tro. Tác động khác nhau của thực vật cùng với môi trường đã có vai trò quyết
định tới chiều hướng của quá trình hình thành đất, do đó đất có những đặc điểm
riêng biệt của nó.
Thực vật hạn chế xói mòn của nước đồng thời điều hòa nhiệt độ ở lớp
không khí sát mặt đất, điều hòa lại nước thấm vào đất do vật cũng ảnh hưởng tới
sự thành tạo đất.
Vai trò của sinh vật trong quá trình hình thành đất thể hiện sự phân hủy và
tổng hợp chất hữu cơ. Vi sinh vật phân hủy các tàn tích hữu cơ, lấy thức ăn để
tổng hợp các chất hữu cơ trong cơ thể chúng. Nhờ vậy, các tàn tích đó mới bị
phá hủy thành các chất đơn giản. điều quan trọng là chính vi sinh vật tổng hợp
nên chất hữu cơ và các cơ thể sống mà các sản phẩm phong hóa bị biến đổi màu
sắc để trở thành đất.
- Thời gian
Thời gian hình thành đất còn có thể được hiểu là tuổi của khu vực màđất
được hình thành ( tuổi đất).
Tuổi của đất được tính từ khi một loại đất được hình thành và cho tới ngày
nay. Đây là tuổi tuyệt đối.
Toàn bộ các quá trình và hiện tượng xảy ra trong đất đều cần đến thời gian.
Ngay cả ảnh hưởng của ngoại cảnh cũng cần có thời gian đẻ biểu lộ tác động của

chúng tới sự hình thành đất.
Đất còn có tuổi tương đối, đó là sự chênh lêch về giai đoạn phát triển giãu
các loại đất cugngf tuổi tuyệt đối. Mặc dù có cùng tuổi tuyệt đối như nhau, nhưng
14


do tác động khác nhau của các điều kiện ngoại cảnh mà các loại đất đó có các giai
đoạn phát triển khác nhau. Nơi có nhân tố hình thành đất tác động mạnh thì đất có
tuổi tương đối nhiều hơn nơi mà các nhân tố hình thành đất tác động yếu.
- Nhân tố con người
Sự phát triển và sự phát triển của đất đã diễn ra từ rất lâu trước khi con
người xuất hiện trên Trái Đất. Vì thế ban đầu nhân tố con người chưa được xem
là nhân tố hình thành các loại đất nói chung.
Tuy nhiên, từ khi con người xuất hiện cùng những tác động đến tài nguyên
đất ngày càng mạnh mẽ và rộng gắp trước sự tác động này đã có ảnh hưởng rất
lớn đên sự hình thành một số loại đất ( ví dụ: đất trồng lúa nước, đất bạc màu,
đất xói òn trơ sỏi đá). Đối với những loại đất này tác động của con người đã làm
thay đổi quá trình hình thành đất, biến đổi từ một loại đất này sang đất khác với
tác động yêu thế, con người mới được coi là nhân tố hình thành đất.
Ngoài ra, đại đa số các loại đất khác tác động của con người chỉ ở mức hạn
chế hoặc tăng cường các quá trình, các hiện tượng xảy ra trong đất. Trong các
trường hợp như thế, con người không được xem là nhân tố hình thành đất.
I.1.3. Phân loại tài nguyên đất.
Do quá trình hình thành và tính chất đặc trưng tài nguyên đất mà trên thế
giới cũng như Việt Nam đã đưa ra nhiều cách phân loại đất khác nhau. Song có
hai chacchs phân loại được sử dụng nhiều nhất: đó là theo nguồn gốc và mực
đích sử dụng.
a. Phân loại đất theo hình thành.
- Trên thế giới:
Do sự đa dạng của các yếu tố hình thành đất trên thế giới có rất nhiều loại

đất khác nhau. Tại những vùng có khí hậu rét, lượng mưa dồi dào và điều kện
thoát nước tốt cho nhóm đất podzol. Những vùng khí hậu ôn hòa vơí rừng rụng
lá theo mùa có nhóm đất alffsols, đất có nhiều màu nâu và xám. Những vùng có
khí hậu ôn hòa và đồng cỏ bán khô hạn hình thành nhóm đất màu đen giàu mùn
và tầng đất dày. Tại những vùng hoang mạc và gần hoang mạc có nhiều đất khô
hạ. Nhóm đất này rất xấu chỉ để chăn chăn nuôi hoặc phát triển nông nghiệp nêu
15


có nguồn nước tới. Những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với lượng mưa phong
phú có nhóm đất đỏ vàng nghèo dinh dưỡng. Ngoài ra còn một số loại đất khác
như đất tuyết, băng hồ, đất núi, đất đài nguyên, đất phù sa và các loại đất khác...
(Trích Đại lý tự nhiên đại cương 3, trang 34)
- Tại Việt Nam
Việc phân loại đất ở Việt Nam được xây dựng theo phương phát của Soil
Taxonmy.
Bảng 1: Phân loại tài nguyên đất theo nhóm đất ở Việt Nam
( Phương pháp định lượng FA – UNESSCO)
Stt
1

Nhóm đất
Đất cát biển

2

Đất mặn

3


Đất phèn

4

Đất glây

5
6

Đất than bùn
Đất phù sa

7

Đất xám

8

Đất đỏ

9

Đất nâu vùng
bán khô hạn

Loại đất
- Cồn cát đỏ
- Cát biển
- Cát biển
-Đất mặn sú vẹt, đước

- Đất mặn nhiều
- Đất mặn trung bình và ít
-Đất phèn tiềm tàng
-Đất phèn hoạt động
-Glây chua
- Glây trung tính
- Glây lầy
-Đất than bùn phèn tiềm tàng
-Đất phù sa Sông Hồng
- Đất phù sa Sông Cửu Long
- Đất phù sa sông ngòi miền trung
- Đất phù sa chua
- Đất phù sa trung tính
- Đất phù sa glây
- Đất phù sa có tầng đốm rỉ
-Đất xám feralit
-Đất xám mùn trên núi
-Đất xám bạc màu
-Đất xám có tầng loang lổ
-Đất xám glây
-Đất nâu đỏ
-Đất nâu vàng
-Đất feralit vàng trên núi

Kí hiệu
Ar
Fls
Flt
Gl
T

Fl

AC

Fr
LX

16


(Nguồn: Tailieu.tv)
b. Phân loại đất theo mục đích sử dụng
-Trước khi trên thế giới và Việt Nam tài nguyên đất phân theo mục đích sử
dụng bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở , đất
chưa sử dụng. Trong đó cụ thể từng loại đất được chia ra như sau :
+ Đất nông nghiệp được chia thành :đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây
lâu năm , đất nuôi trồng thủy sản , đất đồng cỏ phục vụ chăn nuôi
+ Đất lâm nghiệp được chia thành: Đất có rừn tự nhiên; đất có rừng rồng;
đất ươm cây giống.
+ Đất chuyên dùng và đất ở: Được sử dụng vào phục vụ xã hội như các
công trình, trường học, giao thông, bệnh viên, khu công nghiệp... và sử dụng để
xây dựng nhà của cho dân cư.
+ Đất chưa sử dụng là đất chua được con người khia thác và chưa được sử
dụng vào mục đích cụ thể. Đất chưa sử dụng bao gồm: đất hoang hóa, đất núi đá
không có cây, đất tuyết, đài nguyên...
- Hiện nay do tính chất và mực đích sử dụng, đẻ nâng cao công tac quản lý
đất đai, được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của cấp Ủy Đảng và chính quyền.
Việc phân loại đất theo mục đích sử dụng đã có sự thay đổi theo luật đất đai sửa
đổi năm 2003, tài nguyên đất phân theo mục đích sử dụng cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2: Phân loại đất theo mục đích sử dụng ở Việt Nam

Mục
1
1.1
1.1.1
1.1.1.1
1.1.1.2
1.1.1.3
1.1.2
1.2
1.2.1
1.2.2
1.2.3
1.3
1.4
1.5
2
2.1
2.1.1

Đất phân theo mục đích sử dụng
Tổng diện tích đất tự nhiên
Tổng diện tích đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây hằng năm
Đất trồng lúa
Đất đồng cỏ dùng cho chăn nuôi
Đất trồng cây hằng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất Lâm Nghiệp
Đất rừng sản xuất

Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
17


2.1.2
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.4
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1
4.2
4.3

Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị

Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất quốc phong, an ninh
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng
Đất nghĩa trang
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sủ dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng
Núi đá không có rừng cây
Đất ó mặt nước ven biển
Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy hải sản
Đất mặt nước ven biển có rừng
Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

( Nguồn: Điều 13 chương I, Luật đất đai năm 2003,trang 8 )
I.1.4. Đặc Điểm của đất đai
Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí
quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chiệu sự chi phối của các
môi trường nơi có đất. Mặt khác, đất đai không giống hàng hóa khác có thể sản
sinh qua quá trình sản xuất do đó đất đai là có hạn. Tuy nhiên giá trị của đất đai
ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai ở các đô thị có giá trị lớn
hơn ở nông thôn và vùng sâu vùng sa; đất đai ở những nơi tạo ra nguồn lợi lớn
hơn, các điều kiện cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn sẽ có giá trị lớn hơn những đất
đai có điều kiện kém hơn. Chính vì vậy, khi vị trí đất đai, điều kiện đất đai kém
thuận lợi nếu điều kiện xung quanh nó trở nên tốt hơn thì đất đó có giá trị tốt
hơn. Vị trí đất đai hoặc điều kiện đất đai không chỉ tác động đến việc sản xuất,
kinh doanh tạo nên lợi thế thương mại cho một công ty, một doanh nghiệp mà nó
còn có ý nghĩa lớn đối với một quốc gia.

Đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời gian và giá trị đất đai luôn
có xu hướng tăng lên theo thời gian.
Đất đai có tính đa dạng phong phú tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất đai
và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai phục vụ vào mục đích nông
18


nghệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi của các
loài cây, còn quyết định đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất để làm gì, đất tốt
cho mục đích này nhưng lại không tốt cho mục đích khác.
Đất đai là tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con người
tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của
cộng sống. Tác động này có thể trực tiếp hay gián tiếp và làm thay đổi tính chất
của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng hoặc là chuyển mục đíchn
sử dụng đất. Tất cả những mục đích sử dụng đó của con người biết đất đai từ sản
phẩm tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong điều kiện sản xuất tư bản
chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên quan đến kinh tế xã hội. Trong xã
hội có giai cấp, các quan hệ kinh tế xã hội phát triển ngày càng làm các mâu
thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi
thuê đất, giữa nhà tư bản với công nhân..
Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều,
quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng, và hình thành một
thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hành hóa và là một hành
hóa đặc biệt. Thịtrường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những
biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kình tế và đời sống dân cư.
I.2.

Quản lý nhà nước về đất đai
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đất đai
Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà

nước, để thực hiện quyền sở hiểu của nhà nước về đất đai, đó là các hoạt động
nhằm nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại quỹ đất theo
quy hoạch, kế hoạch, giám sát quy trình quản lý và sử dụng đất, điều tiết nguồn
lợi từ đất đai. (trích Quản lý nhà nước về đất đai, trang 10)
1.2.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai
Đối tượng quản lý đất đai là tài nguyên đất đai cho nên quản lý nhà nước
về đất đai phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý
lẻ tẻ từng vùng.
19


Nội dung toàn bộ quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng.
Quản lý đất đai phải thực hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất
trong toàn quốc.
Số liệu quản lý đất đai phảm bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng
phục vụ cho mục đích sử dụng của loại đất đó.
Những quy định biễu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành
địa chính.
Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhở mà phải được thống nhất so
sánh trong cả nước.
Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước.
Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được.
Những điều kiện riêng biệt phải được tổng hợp ở phần phụ lục để nhà nước
đầu tư cái chung và cái riêng của mỗi vùng.
Quản lý đất đai phải khách quan chính xác, đúng những kết quả nhận được
từ thực tế.
Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực
tế.
Quản lý nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai, các biểu

mẫu, văn bản quy định hướng dẫn của nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ
trung ương đến cơ sở.
Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh
tế cao. (Trích Quản lý nhà nước về đất đai, trang 11)
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nhà nước về đất đai
Tại khoản 2 điều 6 luật đất đai 2003 đưa ra công tác quản lý nhà nước về
đất đai gồm 13 nội dung như sau:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chức thực hiện các văn bản đó.
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ
hành chính.

20


Khảo sát đo đặc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng
đất.
Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Thống kê, kiểm kê đất đai.
Quản lý tài chính về đất đai
Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản.
Quản lý và giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất.
Thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và
xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai.

Giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất.
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
. (Trích Quản lý nhà nước về đất đai, trang 10)
Nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối
với đất nông nghiệp thì con người có vai trò quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì nhiêu của đất.
- Điều kiện tự nhiên: việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
như : địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa...Do đó chúng ta phải xem xét
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hội: bao gồm chế độ xã hội. Dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế...Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với
việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi

21


yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế tronng từng thời kì nhất định, điều kiện kĩ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất và nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt
động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế
lớn đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết
kiệm, hợp pháp, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
I.3.

Nhân tố tác động đến việc sử dụng đất
- Con người: là nhân tố chi phối chủ yếu trong quá trình sử dụng đất. Đối

với đất nông nghiệp thì con người có vai trò quan trọng tác động đến đất làm
tăng độ phì nhiêu của đất.
- Điều kiện tự nhiên: việc sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng
như : địa hình, thổ nhưỡng, ánh sáng, lượng mưa...Do đó chúng ta phải xem xét
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng để có biện pháp bố trí sử dụng đất phù hợp.
- Nhân tố kinh tế xã hộ: bao gồm chế độ xã hội. Dân số, lao động, chính
sách đất đai, cơ cấu kinh tế...Đây là nhóm nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa đối với
việc sử dụng đất bởi vì phương hướng sử dụng đất thường được quyết định bởi
yêu cầu xã hội và mục tiêu kinh tế tronng từng thời kì nhất định, điều kiện kĩ
thuật hiện có, tính khả thi, tính hợp lý, nhu cầu của thị trường.
- Nhân tố không gian: đây là một trong những nhân tố hạn chế của việc sử
dụng đất và nguyên nhân là do vị trí và không gian của đất không thay đổi trong
quá trình sử dụng đất. Trong khi đất đai là điều kiện không gian cho mọi hoạt
động sản xuất mà tài nguyên đất thì lại có hạn; bởi vậy đây là nhân tố hạn chế
lớn đối với việc sử dụng đất. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất phải biết tiết
kiệm, hợp pháp, hiệu quả, đảm bảo phát triển tài nguyên đất bền vững.
1.4. Vai trò của đất
1.4.1. Đối với con người
Đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài
người, là cở tự nhiên, là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Luật đất đai năm
22


1992 đã đưa ra “ đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hành đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng”.
Trong sản xuất nông nghiệp đất đai làn tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản và đặc
biệt với những đặc điểm riền như sau:
- Đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong quá trình
sản xuất. Đất đai là đối tượng lao động bởi lẽ nó là nơi để con người thực hiện

các hoạt động của mình tác động vào cây trồng , vật nuôi để tạo ra sản phẩm.
Bên cạnh đó đất đai còn là tư liệu lao động trong quá trình sản xuất thông qua
việc con người đã biết lợi dụng một cách ý thức các đặc tính tự nhiên của đất
như hóa học, lý, sinh vật học và các tính chất khác để tác động và giúp cây trồng
tạo nên sản phẩm.
- Theo Nguyễn Viết Phổ, Trần An Phong, Dương Văn Xanh (1996). Đất đai
có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều giữa các vùng, miền. Mỗi vùng
đất đai luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội. Do vậy,
muốn sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả cần xác định cơ cấu cây trồng, vật
nuôi cho phù hợp trên cơ sở nắm chắc điều kiện của từng vùng lãnh thổ.
- Đất đai là tư liệu sản xuất vĩnh cữu không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất sẽ ngày càng tăng lên.
- Đất đai, ngoài là tư liệu sản xuất quan trọng cơ bản tròn sản xuất nồng
nghiệp nó còn được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt so với các tư liệu sản xuất
khác bởi vì đất đai là sản phẩm của tự nhiên, đất đai có trước lao động và là điều
kiện tự nhiên của lao động nó chỉ là tư liệu sản xuất khi tham gia vào sản xuất
khi có tác động của lao động. Đất đai vận động theo quy luật tự nhiên của nó –
nghĩa là độ màu mở của đất đai phụ thuộc vào người sử dụng đất phải đứng trên
quan điểm bồi dưỡng, bảo vệ, làm giàu cho đất thông qua các hoạt động có ý
nghĩa của con người.
- Đất đai là tài nguyên bị hạn chế bởi ranh giới đất liền và bề mặt lục địa.
Đặc biệt là đất đai nông nghiệp, sự giới hạn về diện tích đất còn thể hiện ở khả
năng có hạn về khai hoang tăng vụ trong từng điều kiện cụ thể. Do vậy trong
23


quá trình sử dụng đất cần hết sức quý trọng và tiết kiệm thì mới có thể đáp ứng
được nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng của xã hội.
- Đất đai là yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp, sử dụng nó có ảnh
hưởng đến kết quả đầu ra và khả năng sinh lợi. Đặc biệt trong hệ thống sản xuất

hàng hóa đất được coi như chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, chất
lượng đất và các lợi thế của đất sẽ được quyết định khối lượng sản phẩm sản
xuất ra và khả năng sinh lợi của đất.
- Đất đai được coi là một loại tài sản, chủ tài sản đất có quyền nhất định
theo quy định pháp luật của quôc gia. Đây là điều kiện để chủ tài sản có thể
chuyển nhượng và phát huy có hiệu quả sử dụng đất.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy rằng diện tích đất tự nhiên nói chung và
đất nông nghiệp nói riêng là có hạn và chúng không thể tự sinh sôi.
Trong khi đó, áp lực từ việc gia tăng dân số, sự phát triển của xã hội đã và
đang làm cho đất nông nghiệp càng bị thu hẹp cho chuyển đổi sang mục đích
phi nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu đô thị, các khu công
nghiệp... đã làm cho đất đai ngày càng khan hiếm về số lượng, giảm về mặt chất
lượng và hạn chế khả năng sản xuất. Sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu
quả và bền vững là một trong những điều kiện phát triển nền kinh tế của mọi
quốc gia.
1.4.2. Đối với sinh vật
Đây là môi trường sống cuả các sinh vật sống trên cạn, là nơi cung cấp thức
ăn, nơi ở cho các động vật và dinh dưỡng cho thực vật phát triển và là môi
trường sống của các vi sinh vật.
1.4.3. Đối với môi trường
Đất là nơi tiếp nhận và đồng hóa chất thải.
1.5.Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai
- Bền vững về kinh tế: là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữ lợi ích mà người sử dụng
nhận được và chi phí bỏ ra dể nhận được lợi nhuận đó. Đối với những hộ sản
xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì hiệu quả kinh tế là một nhân tố dễ thúc đẩy

24


sản xuất phát triển. Bền vững về kinh tế được đánh giá thoogn qua các chỉ tiêu

sau:
+ Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được
tạo ratrong sản xuất một thời gian nhất định thường là một năm.
+ Chi phí trung gian bao các chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong
quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian của
hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
hiệu quả sản xuất.
- Bền vững về mặt xã hội: để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác định
hiệu quả kinh tế mang lại thì cần xác định hiệu quả xã hội vè việc giải quyết
công an việc làm, nâng cao thu nhập, khả năng thu hút lao động.
- Bền vững về mặt môi trường: trong quá trình sản xuất để nâng cáo năng xuấ sản
phẩm thì con người tìm mọi cách không hợp lý vao đất gây ảnh hưởng không
nhở tới môi trường. Để đánh giá bền vững về mặt môi trường, chúng tôi đánh
giá trên các khía cạnh tiêu cực và tích cực.
+ Đánh giá khả năng giải quyết việc làm, thu nhập từ hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
+ Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường.
+ Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững.

25


×