Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Kết quả đào tạo bác sĩ theo theo địa chỉ cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và một số thành tựu, kinh nghiệm công tác KHQDY trong ghép tạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.25 KB, 79 trang )

KHỐI QUÂN ĐỘI
THAM LUẬN CỦA HỌC VIỆN QUÂN Y

Kết quả đào tạo bác sĩ theo theo địa chỉ cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên
và một số thành tựu, kinh nghiệm công tác KHQDY trong ghép tạng
Thiếu tướng Đỗ Quyết
Giám đốc Học viện Quân y

Kết hợp quân dân y (KHQDY) là tạo nên sự đoàn kết gắn bó, phối hợp
hoạt động giữa quân đội với ngành y tế, giữa quân y với dân y. Với phương
châm quân y ở đâu cũng đều phải làm nhiệm vụ tham gia chăm sóc sức khoẻ
nhân dân và ngược lại, khi quân đội có yêu cầu chăm sóc sức khoẻ bộ đội thì lực
lượng dân y sẵn sàng giúp đỡ. Với quan điểm đó, trong những năm qua, Học
viện Quân y đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc KHQDY để thực
hiện nhiệm vụ đào tạo “bác sĩ theo địa chỉ” cho khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc
và triển khai ghép tạng.
1. Kết quả đào tạo bác sĩ theo địa chỉ cho Tây Bắc và Tây Nguyên
Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm phát
triển kinh tế- xã hội cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: đảm bảo chăm
sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ học sinh, sinh viên… Trong đó, chính
sách đào tạo “bác sĩ theo địa chỉ” được xem là thiết thực, là cơ sở tạo nguồn
nhân lực y tế chất lượng cao cho sự phát triển bền vững của cộng đồng các dân
tộc thiểu số.
Học viện Quân y là một đơn vị có uy tín về đào tạo, nghiên cứu khoa học
và điều trị. Đội ngũ cán bộ giảng viên, quản lý giáo dục của Học viện có nhiều
kinh nghiệm, có chuyên môn cao và yêu nghề. Vì vậy, nhiều năm qua Học viện
đã trở thành địa chỉ tin cậy trong đào tạo nguồn nhân lực cho y tế các địa
phương, đặc biệt là y tế cơ sở tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng trọng
điểm về quốc phòng, an ninh, góp phần phát huy hiệu quả chương trình
KHQDY.
- Đối với khu vực Tây Nguyên: Theo Công văn số 1003/CP-VX ngày


14/7/2004, Học viện Quân y đã được Chính phủ giao thực hiện dự án đào tạo
600 bác sĩ cho 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm
Đồng) trong giai đoạn 2004-2015. Trước khi thực hiện Dự án, kết quả khảo sát
năm 2003 cho thấy cán bộ y tế tuyến cơ sở Tây Nguyên có trình độ đại học chỉ
đạt 27%- 29%, đặc biệt có tỉnh dưới 10%. Trong khi đó, mục tiêu của ngành y tế
phấn đấu đến năm 2010 là 100% cơ sở y tế tuyến xã trong toàn quốc có bác sĩ.
Tính đến năm 2015, Học viện Quân y đã đào tạo được 623 bác sĩ, là con em của
gần 40 dân tộc các tỉnh Tây Nguyên. Dự án đào tạo bác sĩ cử tuyển Tây Nguyên
đã giúp tăng tỷ lệ bác sĩ về địa phương công tác, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở
(tuyến xã là 31,76%; tuyến huyện là 39,34%), góp phần nâng cao chất lượng
1


chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Năm 2015, Học
viện Quân y đã phối hợp với 5 tỉnh Tây Nguyên khảo sát chất lượng của bác sĩ
sau tốt nghiệp cho thấy các bác sỹ được đào tạo tại Học viện đều có ý thức kỷ
luật tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, vững về y đức, khá về chuyên môn, đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
- Đối với khu vực Tây Bắc: Từ những năm 1999-2002, Học viện Quân y
đã đào tạo được hơn 100 bác sĩ cho các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu. Từ
năm 2009, Học viện bắt đầu đào tạo “bác sĩ theo địa chỉ” cho các tỉnh Bắc Cạn
và Yên Bái (201 học viên). Năm 2015, đã có 25 bác sĩ của lớp Bắc Cạn 1 tốt
nghiệp và đã về tỉnh công tác.
Các “bác sĩ đào tạo theo địa chỉ” của các khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc
được đào tạo tại Học viện Quân y ra trường ngoài công tác chuyên môn còn là
những tuyên truyền viên đưa quan điểm, đường lối chính sách, kiến thức khoa
học kỹ thuật và pháp luật đến với các dân tộc ít người. Ngoài kiến thức chuyên
môn, đội ngũ bác sĩ được đào tạo còn có những hiểu biết nhất định về kiến thức
quân sự. Đây là lực lượng quân y dự bị sẵn sàng tham gia phục vụ chiến đấu khi
có chiến tranh; là những chiến sĩ đang được quân đội gửi trong lòng dân. Dự án

đã góp phần tạo sự hiểu biết của nhân dân trong việc nâng cao và bảo vệ sức
khỏe cộng đồng; thực hiện tốt Chỉ thị 06/CT-TƯ của Ban bí thư về xây dựng
mạng lưới y tế cơ sở; nâng cao chất lượng cuộc sống đối với đồng bào các dân
tộc ít người, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế khu vực Tây Nguyên và
Tây Bắc. Để tiếp tục duy trì hiệu quả của Dự án, Học viện Quân y đề nghị Bộ Y
tế, các tỉnh Tây Nguyên tạo điều kiện cho các bác sĩ đã được đào tạo tiếp tục
được đào tạo nâng cao, đào tạo liên tục để cập nhật và nâng cao kiến thức
chuyên ngành.
2. Một số thành tựu đạt được và kinh nghiệm triển khai công tác kết
hợp quân dân y trong ghép tạng
Ghép tạng là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất của nhân loại
trong thế kỷ XX. Ghép tạng cho phép thay thế một tạng của cơ thể bị bệnh bằng
một tạng khác khỏe mạnh, mang lại cuộc sống và chất lượng cuộc sống cho
người bệnh. Sau hơn 20 năm, kể từ ngày tiến hành ca ghép tạng đầu tiên thành
công tại Học viện Quân y, đến nay chuyên ngành ghép tạng của Việt Nam đã
phát triển vượt bậc và lan tỏa tới 12 bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước. Ngành
ghép tạng của Việt Nam được đánh giá là đi sau thế giới gần nửa thế kỷ và sau
các nước trong khu vực khoảng 20 năm, thế nhưng đến nay trình độ ghép tạng ở
Việt Nam đã có những bước tiến bộ, được đánh giá ngang bằng khu vực. Ghép
tạng đã trở thành một trong những thành tựu nổi bật ghi dấu ấn cho của nền y
học Việt Nam.
Học viện Quân y đã triển khai ghép thận đầu tiên (1992), ghép gan đầu
tiên (2004), ghép tim đầu tiên (2010), ghép đa tạng tụy- thận đầu tiên (2014).
Tính đến tháng 4/2016, Bệnh viện Quân y 103/Học viện Quân y đã tiến hành
ghép thận cho 223 bệnh nhân. Để có được những thành tựu này, trước hết phải
2


nói đến sự quan tâm của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng
đã chỉ đạo sát sao và hỗ trợ nhiều mặt. Ngoài sự nỗ lực khắc phục khó khăn của

đội ngũ y bác sỹ Học viện Quân y, còn có sự đóng góp to lớn của việc hợp tác
quốc tế và trong nước.
Kết hợp quân dân y trong ghép tạng là sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các
bệnh viện trong quân đội và ngành y tế về kiến thức, trang thiết bị, cũng như các
chuyên gia kỹ thuật… Trong những ca ghép tạng đầu tiên tại Việt Nam, Học
viện Quân y đã phối hợp chặt chẽ với một số bệnh viện lớn trong nước như bệnh
viện Trung ương Huế, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi
Trung ương… để triển khai thành công các ca ghép tạng.
Ngược lại, các chuyên gia ghép tạng của Học viện Quân y cũng đã tích
cực tham gia có hiệu quả trong triển khai các trường hợp ghép tạng ban đầu tại
nhiều cơ sở y tế của cả nước như giúp các Bệnh viện Chợ Rẫy (12/1992), Bệnh
viện Việt Đức (8/2000), Bệnh viện Trung ương Huế (7/2001), Bệnh viện Nhân
dân Gia định (1/2002), Bệnh viện Nhân dân 115 (2/2004), Bệnh viện 19-8
(10/2004), Bệnh viện Nhi Trung ương (5/2004), Bệnh viện Bạch Mai (11/2005),
Bệnh viện Đà Nẵng (3/2006), Bệnh viện Kiên Giang (3/2007)... Gần đây nhất là
chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện đa khoa Saint Paul và Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên (2015).
Ngày 19/12/2015, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép tạng, bộ phận
cơ thể người/Bộ Y tế đã phối hợp với Học viện Quân y tổ chức ngày Hội
“Chung tay vì sự sống 2015" nhằm tuyên truyền vận động tham gia hiến tặng
mô, tạng cứu chữa người bệnh và hiến xác phục vụ y học; tổ chức tự nguyện
đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não vì mục đích cứu người. Ngày hội
đã tiếp nhận gần 1.500 đơn đăng ký tình nguyện hiến tặng mô và bộ phận cơ thể
người phục vụ cho y học sau khi chết, chết não. Với những ý nghĩa nhân văn mà
chương trình mang lại, đồng thời mong muốn góp phần giúp chương trình lan
tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong cộng đồng, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức
công nhận kỷ lục về số lượng người nhiều nhất đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể
người nhiều nhất trong một sự kiện để phục vụ y học.
Để triển khai tốt công tác kết hợp quân dân y trong lĩnh vực ghép tạng,
Học viện Quân y có một số đề xuất và kiến nghị như sau:

- Tăng cường hơn nữa sự kết hợp và chia sẽ các nguồn lực (kiến thức,
kinh nghiệm, trang thiết bị, nguồn tạng…) giữa các bệnh viện quân đội và bệnh
viện dân y nhằm đẩy mạnh công tác ghép tạng.
- Thiết lập mạng lưới truyền thông, thông tin, tư vấn để tạo sự hỗ trợ của
cộng đồng trong ghép tạng nhằm tăng cường các nguồn hiến tặng mô và bộ phận
cơ thể người, nhất là người cho chết não.
- Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép tạng, bộ phận cơ thể người/Bộ Y
tế phối hợp với ngành quân y, và các bệnh viện trong quân đội xây dựng cơ sở
dữ liệu những bệnh nhân chờ ghép, góp phần đẩy mạnh công tác ghép tạng ở
Việt Nam.
3


BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA BỆNH VIỆN TƯQĐ 108

Một số kinh nghiệm trong hoạt động củng cố y tế cơ sở, nâng cao chất
lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ở một số xã vùng đặc biệt khó
khăn, vùng cao biên giới của Bệnh viện TWQĐ 108
Thiếu tướng Mai Hồng Bàng
Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108

Bệnh viện TWQĐ 108 là Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối
toàn quân, Bệnh viện hạng đặc biệt Quốc gia, Viện nghiên cứu khoa học YDược lâm sàng; có nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cán bộ TW của Đảng,
Nhà nước và Quân đội; làm nhiệm vụ quốc tế và các nhiệm vụ khác mà Đảng,
Nhà nước và Quân đội giao.
Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân đội về
thực hiện công tác quân dân y; được sự quan tâm chỉ đạo của Quân ủy Trung
ương Bộ Quốc phòng, Đảng ủy Ban giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 đã triển
khai tích cực, chủ động các hoạt động kết hợp quân dân y đạt kết quả thiết thực,
góp phần giữ vững an ninh chính trị tại địa bàn đóng quân và những địa bàn

trọng điểm được giao, cụ thể là:
Bệnh viện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy quân sự và
chính quyền các địa phương tuyên tuyền vận động nhân dân về ý thức giữ gìn
sức khỏe và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; tham gia có hiệu quả các hoạt động
nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa: trong 10 năm Bệnh viện đã thăm hỏi tặng quà cho hơn
2.500 lượt đối tượng chính sách, các Trung tâm điều dưỡng thương binh trị giá gần
2 tỉ đồng, miễn giảm viện phí cho 955 bệnh nhân nghèo với số tiền gần 4 tỉ đồng,
xây 42 nhà tình nghĩa trị giá 2.500 triệu đồng, đóng góp các quỹ “Ngày vì người
nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” và quỹ an sinh xã hội khác được 3.261.793.000 đ,
mổ mắt chống mù loà cho 1.656 bệnh nhân, phối hợp với Hội phẫu thuật nụ cười
Quốc tế phẫu thuật nhân đạo cho 1.320 cháu nhỏ bị dị tật vùng hàm mặt, phối hợp
với tổ chức Operation Walk - Hoa Kỳ phẫu thuật miễn phí thay khớp háng khớp
gối cho 205 bệnh nhân, Các hoạt động trên được các tổ chức quốc tế đánh giá
cao, được nhân dân tín nhiệm, yêu mến.
Từ năm 1999, Bệnh viện được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ tham gia cùng
Đoàn kinh tế Quốc phòng 379 thực hiện chương trình Kết hợp Quân Dân y, chăm
sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân khu vực Ba Chà, Điên Biên, góp phần cùng Đảng
bộ và chính quyền địa phương giữ vững ổn định chính trị, an ninh và phát triển kinh
tế ở vùng biên giới Tây Bắc của Tổ quốc. Chấp hành chỉ thị của trên, tháng 8/2000,
4


Bệnh viện TWQĐ 108 đã cùng với Cục Hậu cần, Cục Chính trị Quân khu II làm
việc với Đoàn 379 và Nông Trường 1 của Đoàn ở xã Nà Hỳ/Mường Nhé/Điên Biên
để khảo sát tình hình, định hướng các hoạt động. Tháng 12/2000 đoàn cán bộ, nhân
viên của Bệnh viện hành quân lên Tây Bắc tăng cường cho Bệnh xá Nông trường 1
và khám bệnh, cấp thuốc, cấp muối Iode, chúc tết cho đồng bào, tổ chức truyền
thông phòng dịch bằng 3 thứ tiếng Kinh, H’Mông, Thái, giao lưu văn nghệ với bộ
đội đoàn 379 và đồng bào các bản. Sau đợt hành quân dã ngoại đầu tiên kết thúc
thắng lợi, những năm tiếp theo từ năm 2000 - 2014 Bệnh viện đã tổ chức 11 đợt

hành quân tới các xã xa xôi, khó khăn nhất của huyện Mường Nhé và Ba Chà/Điện
Biên như: Sipaphìn, Nà Hỳ, Chà Cang, Mường Toong, Mường Nhé, Pa Tần, Chung
Chải, Sín Thầu, Len Su Sìn khám bệnh và chăm sóc sức khỏe bộ đội cho nhân dân.
Với mục đích tăng cường tiềm lực y tế cơ sở cho các địa bàn an toàn khu,
vùng căn cứ kháng chiến cũ, các năm 2006 và 2011 Bệnh viện đã đến tư vấn sức
khỏe, khám bệnh cấp thuốc cho các đối tượng chính sách và nhân dân tại hai huyện
Phú Lương tỉnh Thái Nguyên và Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn; năm 2013 đã tổ chức khám
bệnh cấp thuốc cho trên 5000 đồng bào, trao tặng 03 nhà tình nghĩa cho các gia đình
chính sách có công, tổ chức 2 đêm giao lưu văn hóa văn nghệ với chính quyền và
nhân dân địa phương cho 3 xã Trọng Con, Thái Cường, Kim Đồng của huyện Thạch
An tỉnh Cao Bằng . Ngoài ra, từ 2007 đến 2012 Bệnh viện còn tổ chức các đợt khám
bệnh tình nghĩa ở Phước Sơn/Quảng Nam; Quan Hóa/Thanh Hóa, Tương
Dương/Nghệ An, Đầm Hà, Hải Hà/Quảng Ninh.
Năm 2014, nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam,
25 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân, thực hiện Hành trình “Quân đội chung tay vì
sức khỏe cộng đồng” và chương trình “Hành quân về nguồn” của TCCT triển khai,
Bệnh viện đã tổ chức hành quân về các xã Sín Thầu, Leng Su Sìn của huyện Mường
Nhé, tỉnh Điện Biên và Thị trấn Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng khám bệnh, cấp thuốc, mổ
mắt miễn phí cho nhân dân. Đã khám và tư vấn sức khỏe, cấp thuốc cho 6.332 người,
mổ thay thủy tinh thể cho 44 bệnh nhân an toàn, trong đó cụ già 102 tuổi.
Năm 2015 tổ chức khám, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc cho gần 5.000 đồng bào,
mổ thay thủy tinh thể cho 22 bệnh nhân, trao tặng 03 nhà tình nghĩa trong dịp tổ chức
Hội nghị sơ kết 15 năm công tác Dân vận các tỉnh phía Bắc tại xã Hưng Đạo, phường
Đề Thám thành phố Cao Bằng; tháng 01/2016 thực hiện chương trình “Xuân biên
cương, nâng bước em tới trường” Bệnh viện đã hành quân về xã Tri Lễ huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An khám, cấp thuốc cho 1.300 đối tượng chính sách, mổ mắt thay
thủy tinh thể 15 ca và tặng 500 áo ấm, 160 chăn len cho các cháu học sinh mầm non của
xã, các hoạt động trên được địa phương và thủ trưởng TCCT đánh giá cao.

5



Qua 10 năm thực hiện Chương trình Kết hợp quân dân y, Bệnh viện đã
tổ chức 40 đợt công tác trên địa bàn cả nước, đã khám bệnh, tư vấn sức khoẻ,
cấp thuốc miễn phí 115.104 lượt người, tuyên truyền đường lối chính sách của
Đảng, Nhà nước, tuyên truyền vệ sinh phòng dịch bằng 4 thứ tiếng Kinh,
HMông, Thái, Hà Nhì cho đồng bào các dân tộc thiểu số 98 buổi (596 giờ) cho
trên 100 nghìn lượt người; Chi phí cho các hoạt động trên 15 năm qua trị giá gần
16 tỷ đồng, song điều đọng lại hơn cả là đã thắt chặt tình đoàn kết quân dân, tô
thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, người thầy thuốc chiến sỹ Quân y cách
mạng, góp phần xây dựng địa bàn cở sở vững mạnh, bảo vệ vững chắc biên
cương Tổ quốc.
Là một bệnh viện tuyến cuối của toàn quân, thành viên y tế chuyên sâu của
Hà Nội và cả nước. Bệnh viện đã làm tốt công tác tuyến và liên kết tuyến với các cơ
sở y tế trong và ngoài quân đội. Đã hoàn thành tốt chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh
viện quân y như: Bệnh viện quân y 211 - QĐ3, Bệnh viện quân y 17 - QK5, Bệnh
viện quân y 6 - QK2, Bệnh viện quân y 110 - QK1, Bệnh viện quân y 5 - QK3, Viện
Y học PK-KQ… và các Bệnh viện dân y như Bệnh viện đa khoa các tỉnh Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Cao Bằng, Nam Đinh, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An… đem lại những tiến bộ rõ
rệt trong công tác khám chữa bệnh.
Đã giúp các địa phương xây dựng 03 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia (Trạm
y tế xã Yên Trạch, Phú Lương, Thái Nguyên; Trạm y tế xã Hoà Mục, Chợ Mới,
Bắc Cạn và Trạm y tế xã Phước Mỹ, Phước Sơn, Quảng Nam); xây dựng nâng
cấp và tặng các trang thiết bị y tế, đào tạo kỹ thuật cho Phòng khám quân dân y
khu vực Ba Chà; các cơ sở y tế trên đã phát huy hiệu quả tốt, thiết thực giúp địa
phương tháo gỡ khó khăn trong công tác chăm sóc y tế cho đồng bào.
Với chức năng Viện nghiên cứu y dược học lâm sàng, Bệnh viện làm tốt
nhiệm vụ là cơ sở đào tạo thực hành cho học viên sau đại học, đào tạo bác sỹ
chuyên khoa cấp I, cấp II, học viên đào tạo bác sĩ dài hạn năm cuối của Học

viện quân y, Trường Đại học Y Hà Nội. Từ 1996 đến nay Bệnh viện đã và đang
đào tạo 320 nghiên cứu sinh (trong đó có 211 NCS là dân y); đào tạo 336 bác sỹ
chuyên khoa cấp I (123 dân), 110 bác sỹ chuyên khoa cấp II (30 dân); huấn
luyện, tập huấn cho 3239 bác sỹ, điều dưỡng của các đơn vị tuyến quân, dân y
(trong đó có 465 bác sỹ và 1885 điều dưỡng dân y); huấn luyện, bồi dưỡng
chuyên môn cho 110 lượt bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện 103
Lào và các bệnh viện quân đội Lào.

6


* Đánh giá chung: Trong hơn 10 năm qua Bệnh viện TWQĐ 108 đã quán
triệt và thực hiện tốt chương trình Kết hợp quân dân y trên khắp mọi miền của tổ
quốc, kết quả đạt được toàn diện, sâu sắc về nội dung, phong phú về hình thức, thiết
thực hiệu quả trong cách làm, để lại tình cảm lòng tin, sự mến mộ trong nhân dân và
người bệnh khi đến với bệnh viện, qua đó tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”,
Người chiến sỹ Quân y trong lòng nhân dân, đó là mục tiêu, động lực cho mỗi cán
bộ, bác sỹ, điều dưỡng của bệnh viện, tiếp tục phấn đấu tu dưỡng rèn luyện nâng
cao chất lượng chuyên môn, giỏi y thuật, sáng y đức, khắc phục mọi khó khăn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Kính thưa Hội nghị! Từ kết quả thành công trên chúng tôi xin rút ra một số
bài kinh nghiệm là:
Để thực hiện tốt chương trình kết hợp quân dân y hàng năm phải có chủ
trương, nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy sát đúng; công tác chuẩn bị phải được tiến
hành hết sức chu đáo, phối hợp với địa phương khảo sát nắm chắc tình hình (dân cư,
trình độ nhận thức văn hóa, phong tục tập quán, mặt dịch bệnh, an ninh, nhu cầu
nguyện vọng của nhân dân); xây dựng kế hoạch phải chặt chẽ, sát thực tiễn, phân
công cụ thể, có dự phòng phát sinh, có bổ sung kiện toàn; giáo dục rõ ý thức trách
nhiệm cho các tổ nhóm cá nhân tiến hành nghiêm túc, quyết tâm hoàn thành nhiệm
vụ; công tác bảo đảm phải đầy đủ chu đáo, an toàn.

Thưa toàn thể hội nghị! Trên đây là một số kết quả đạt được và kinh nghiệm
rút ra trong thực hiện chương trình kết hợp quân dân y trong những năm qua của
Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả đạt được của chúng tôi còn rất khiêm tốn, do vậy
mong tiếp tục đón nhận được những cách làm đúng biện pháp hay của đơn vị bạn để
bổ sung cho những hoạt động lần sau của Bệnh viện đạt kết quả tốt hơn.

7


THAM LUẬN CỦA BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

KHQDY trong thực hiện nhiệm vụ y tế biển đảo
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Sơn
Giám đốc Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện quân y 175 là bệnh viện đa khoa hạng I, bệnh viện chiến lược
tuyến cuối Quân đội phía Nam, được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ bảo đảm
Quân y cho các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang từ Đà Nẵng trở vào. Ngoài
nhiệm vụ của một bệnh viện hạng I, Bệnh viện rất vinh dự được Đảng, Quân đội
giao nhiệm vụ trực tiếp bảo đảm công tác Quân y cho quần đảo Trường Sa và
các vùng biển đảo từ miền Trung trở vào. Chấp hành mệnh lệnh của Thủ trưởng
Bộ Quốc phòng, trong hơn ¼ thế kỷ qua Bệnh viện đã triển khai và hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ được giao:
- Ngày 28/10/1991 Tổ Quân y đầu tiên của Bệnh viện đi làm nhiệm vụ tại
đảo Trường Sa lớn gồm 03 đồng chí: 01BS, 01 Y sĩ và 01 Y tá.
- Ngày 15/11/2006, theo yêu cầu nhiệm vụ, Bộ Quốc phòng quyết định
tăng cường lực lượngkíp 10 người (03 BS, 07 YS/ĐD), triển khai Bệnh xá đảo
Trường Sa lớn và từ năm 2006 tới nay, Bệnh viện thường xuyên bảo đảm duy trì
03 bác sỹ, 06 y sỹ/điều dưỡng cùng 01 y sỹ của Vùng 4 Hải quân. Thời gian bác
sỹ, y sỹ/điều dưỡng công tác luân phiên tại đảo là 12 tháng.

Xác định đây vừa là nhiệm vụ chính trị trung tâm, vừa là trách nhiệm
trước Đảng, Quân đội và nhân dân,Bệnh viện đã tổ chức hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao, thực hiệncấp cứu hàng ngàn ca thương bệnh binh và nhân
dân trên biển, trong đó có nhiều ca bệnh khó, phức tạp trong điều kiện thiếu thốn
trang thiết bị y tế và phương tiện. Chủ động nắm tình hình chuyên môn, đề xuất
xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, phối hợp hiệp đồng chặt chẽ có hiệu quả với
quân chủng PK-KQ, các đơn vị bạn và các lực lượng dân y… trong tổ chức cấp
cứu vận chuyển những ca bệnh nặng về đất liền. Đó là những biểu hiện sinh
động về tinh thần chủ động vượt khó, khắc phục mọi khó khăn của những người
thầy thuốc mặc áo lính với biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc.Nhiều lần Bệnh
viện được Bộ Quốc phòng, Nhà nước khen thưởng vì hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ.
Tiếp nhận, xử trí cấp cứu nhiều trường hợp, cơ cấu bệnh rất đa dạng:
- Ngoài các bệnh nội khoa thông thường, gần đây còn có nhiều trường
hợp cấp cứu nội khoa phức tạp như: Tăng huyết áp, dị ứng/ngộ độc hải sản (cá
nóc), đột quỵ não, hội chứng vành cấp, xuất huyết tiêu hóa, động kinh,…
- Cơ cấu cấp cứu ngoại khoa cũng biến đổi ngày càng phức tạp: Viêm ruột
thừa (có ca viêm phúc mạc ruột thừa), cơn đau quặn gan, đau quặn thận, phẫu thuật
mở sọ giải áp trong chấn thương sọ não, cấp cứu đa chấn thương do tai nạn,…Và
qua cầu truyền hình Telemedicin, Bệnh viện đã chỉ đạo thực hiện thành công 2
trường hợp sinh mổ trên đảo, an toàn mẹ và con.
8


Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, trang thiết bị-thuốc thiếu thốn, lực
lượng chuyên môn hạn chế, thiết bị chẩn đoán thô sơ, phương tiện vận chuyển
về tuyến sau vô cùng khó khăn…cùng vô vàn khó khăn khác thì những kết quả
trên đây, tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn! Những người chiến sĩ
làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc nơi tuyến đầu, những người dân ngày đêm bám
biển mưu sinh và góp phần canh giữ chủ quyền biển đảo…đã rất yên tâm, yên

lòng khi có các Người lính áo trắng của Bệnh xá đảo Trường Sa luôn sẵn sàng
hết mình phục vụ, xứng đáng là điểm tựa rất tin cậy của mọi người.
Bên cạnh sự nỗ lực của Bệnh viện, sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Bộ
Quốc phòng, phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn; để hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ trên đây, không thể không nói đến vai trò rất quan trọng của kết hợp
quân dân y trong tất cả mọi quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
- Với sự huy động, hỗ trợ mạnh mẽ của các nguồn lực trong xã hội, các tổ
chức và nhà hảo tâm, trang thiết bị y tế của Bệnh xá đảo Trường Sa trước đây rất
khó khăn, thiếu thốn nay đã có khá đầy đủ các máy y tế cần thiết cho chẩn đoán
(siêu âm, XN…) và cấp cứu điều trị (máy thở, monitoring, máy gây mê cùng các
trang thiết bị phòng mổ hiện đại, tủ trữ vacxin sử dụng năng lượng mặt trời…).
Và gần nhất là Công trình xây dựng Bệnh xá Thị trấn Trường Sa với vốn đầu tư
hơn 20 tỷ đồng, từ sự đóng góp của bạn đọc Báo Tuổi trẻ, CLB Giám đốc các
Bệnh viện phía Nam cùng các nhà hảo tâm khác đã được khởi công và sẽ hoàn
thành trong năm 2016 - 2017.
- Trong công tác tổ chức cấp cứu vận chuyển, sự phối kết hợp quân dân y
cũng có ý nghĩa rất lớn. Trong một số tình huống khẩn cấp, lực lượng cán bộ
chuyên môn dân y sẵn sàngtham gia làm nhiệm vụ để tăng cường, hỗ trợ cùng
Bệnh xá đảo tổ chức cấp cứu người bệnh. Các cơ sở y tế cũng sẵn sàng tiếp nhận
và tham gia điều trị các bệnh nhân được vận chuyển từ biển đảo về cũng như các
phương tiện tầu, thuyền của người dân trong một số tình huống cũng tham gia,
được huy động làm nhiệm vụ vận chuyển người bệnh.Sở Y tế Khánh Hòa cũng
rất tích cực tham gia công tác vệ sinh phòng dịch, bảo vệ môi trường, phun
thuốc phòng dịch trên đảo... góp phần bảo vệ sức khỏe của cán bộ, chiến sỹ và
nhân dân trên đảo.
Hoạt động kết hợp quân dân y của Bệnh viện 175 trong thực hiện nhiệm
vụ Y tế biển đảo là thể hiện rất rõ việc chấp hành chủ trương của Đảng, Nhà
nước trong thực hiệnĐề án “Phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến năm 2020”
được Chính phủ phê duyệt và thực hiện từ năm 2013. Thiếu tướng Vũ Quốc
Bình, Cục trưởng Cục Quân yvào năm 2014 đã nhận định: Sau một năm thực

hiện đề án quốc gia về y tế biển đảo, quân và dân y đã biết kết hợp trong công
tác y tế. Và đây được coi là mô hình truyền thống, có nhiều ưu việt đối với việc
chăm sóc sức khỏe cho ngư dân của nước ta hiện nay. Sự liên thông giữa cơ sở
khám, chữa bệnh quân y và dân y là yếu tố quan trọng để hình thành mạng lưới
y tế biển vững chắc; giúp huy động tổng thể lực lượng y tế nói chung, quân y
nói riêng để chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách tốt nhất.
9


BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 3

KHQDY thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên
ngành Y tế trên địa bàn Quân khu 3
Thiếu tướng Nguyễn Hải Hưng
Phó Tư lệnh Quân khu 3

Chúng tôi xin tham luận với Hội nghị một số nội dung về công tác Kết
hợp quân dân y thực hiện xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế trên
địa bàn Quân khu 3, giai đoạn 2005 - 2015.
Công tác động viên y tế là 1 nội dung quan trọng của động viên quân đội,
nhằm xây dựng các lực lượng y tế dự bị động viên vững mạnh trong thời bình,
sẵn sàng động viên bảo đảm y tế cho thời chiến và các tình huống y tế khẩn cấp.
Quán triệt thực hiện Quyết định số 137/2005/QĐ-TTg ngày 09/6/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên và
Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Ban Quân dân y cấp Bộ về xây dựng
lực lượng dự bị động viên ngành y tế,
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư lệnh Quân khu 3
đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Ban Quân dân y các cấp,
phối hợp với các đơn vị, đia phương quán triệt sâu sắc nhiệm vụ xây dựng và
quản lý lực lượng dự bị động viên Ngành Y tế.

Bộ Tư lệnh Quân khu đã ban hành các văn bản hướng dẫn các đơn vị, địa
phương tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp, thực hiện các quy trình xây
dựng đơn vị y tế dự bị động viên đúng quy đinh, bảo đảm chất lượng; tổ chức
quản lý, huấn luyện theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế.
Qua 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 137 của Thủ tướng Chính phủ,
các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu đã xây dựng được 1 bệnh viện khu vực
quy mô 250 giường, 6 bệnh viện dã chiến quy mô 150 giường và 2 đội điều trị
quy mô 100 giường; với tổng số trên 1000 quân nhân dự bị ngành y tế, đủ số
lương, đúng chuyên nghiệp quân sự, bảo đảm chất lượng chuyên môn.
Hàng năm, Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiến hành
động viên kiểm tra, huấn luyện Quân nhân dự bị theo chỉ tiêu của Bộ Quốc
phòng. Có trên 5/9 tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu đã tổ chức diễn tập
triển khai đơn vị y tế dự bị động viên.
Đặc biệt, năm 2015, BTL Quân khu 3 được Bộ Quốc phòng giao nhiệm
vụ phối hợp với Bộ y tế, Cục Quân y và UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo, tổ chức
diễn tập triển khai Đội điều trị DBĐV tỉnh Hòa Bình. Cuộc diễn tập được đánh
giá thành công tốt đẹp; Qua diễn tập đã đánh giá được khả năng sẵn sàng động
viên và trình độ bảo đảm quân y trong tác chiến của đơn vị dự bị động viên y tế.
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả trong công tác xây dựng đơn vị y tế dự
bị động viên, song, qua quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiên Quyết định 137
của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn Quân khu 3, đã bộc lộ những khó khăn,
tồn tại cần được khắc phục, đó là:
10


- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số địa phương
về xây dựng lực lượng y tế DBĐV chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức
trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, cán bộ y tế và quân nhân dự bị chưa
thật đầy đủ, sâu sắc về vị trí vai trò nhiệm vụ xây dựng lực lượng y tế DBĐV;
do vậy còn gặp không ít khó khăn trong động viên quân nhân dự bị và trang bị y

tế khi tổ chức huấn luyện, diễn tập triển khai các đơn vị y tế DBĐV.
- Công tác xây dựng các đơn vị y tế DBĐV: còn gặp rất nhiều khó khăn
trong tạo nguồn, sắp xếp biên chế Quân nhân dự bị, do thiếu quân nhân dự bị
chuyên môn y dược, đặc biệt là thiếu sỹ quân chuyên môn.
- Việc biên chế và huy động trang bị y tế cho các đơn vị y tế DBĐV từ
các cơ sở của ngành y tế còn gặp rất nhiều khó khăn: có nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân là do chưa có cơ chế bảo đảm kinh phí cho việc huy
động, trưng dụng, khấu hao máy móc, trang bị y tế.
- Về trang bị y tế của các đơn vị y tế DBĐV hiện nay theo Quyết định 20,
21 và 22/QĐ-TM ngày 03/01/2009 của BTTM chỉ có một số khoản trang bị
chính, mang tính đặc thù quân sự; chưa có quyết định ban hành danh mục đầy
đủ trang bị y tế của các đơn vị y tế DBĐV; vì vậy khi đề nghị ngành y tế địa
phương huy động TTBYT còn gặp nhiều khó khăn.
- Việc đưa những trang bị y tế hiện đại vào biên chế cho các đơn vị y tế
dự bị động viên là phù hợp với nhu cầu nâng cao chất lượng cứu chữa TBBB
trong tác chiến, Tuy nhiên với những trang bị y tế dân dụng hiện nay khi đưa
vào hoạt động trong điều kiện dã chiến sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác, tuổi thọ
của trang thiết bị y tế và khả năng cơ động của các đơn vị quân y.
- Quân y và dân y còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong xây dựng,
quản lý, huấn luyện lực lượng y tế DBĐV. Còn gặp nhiều khó khăn trong công
tác tổ chức chuẩn bị và thực hành diễn tập các đơn vị y tế DBĐV, do chưa có tài
liệu hướng dẫn thống nhất.
Về phương hướng công tác KHQDY giai đoạn 2016-2020 và định hướng
xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế trong thời gian tới, chúng tôi
nhất trí với nội dung trong báo cáo và sẽ triển khai tích cực trong thời gian tới.
Để nâng cao chất lượng xây dựng các đơn vị tế dự bị động viên trong
thời gian tới, Chúng tôi xin đề nghị:
Một là: Đề nghị Chính phủ đầu tư mua trang bị y tế của các đơn vị y tế dự
bị động viên để khắc phục khó khăn trong huy động trang bị y tế khi động viên.
Hai là: Đề nghị với Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, nghiên cứu, ban

hành tài liệu thống nhất hướng dẫn về công tác huấn luyện, diễn tập các đơn vị
quân y, các đơn vị y tế DBĐV làm tài liệu huấn luyện cho lực lượng quân dân y
trong thời bình, nâng cao khả năng chỉ huy điều hành và tổ chức bảo đảm y tế
trong thời chiến.
Ba là: Nghiên cứu, sản xuất, biên chế cho các đơn vị quân y một số trang
thiết bị y tế có tính lưỡng dụng, phù hợp với điều kiện dã ngoại, bảo đảm khả
năng cơ động, độ bền, độ chính xác, phát huy được hiệu quả trong điều kiện dã
chiến. Đề nghị ban hành danh mục trang bị y tế biên chế cho từng đơn vị y tế
DBĐV.
THAM LUẬN CỦA QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN

11


Một số bài học kinh nghiệm trong KHQDY bảo đảm y tế trong tổ chức cứu hộ
cứu nạn cấp cứu vận chuyển và điều trị cho nhân dân, bộ đội và các lực lượng
làm nhiệm vụ trên khu vực biển đảo
Đại tá Đỗ Tấn Hồng
Phó Cục trưởng Hậu cần QC. Hải quân

Hải quân Việt Nam là Quân chủng chiến đấu, Quân chủng kỹ thuật, gồm
nhiều thành phần lực lượng (tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân Hải quân, Hải
quân Đánh bộ, Đặc công Hải quân, Pháo binh - Tên lửa bờ); là lực lượng nòng
cốt bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc, bảo đảm an ninh hàng hải cho các
thành phần kinh tế trên biển như vận tải biển, dầu khí, khai thác thủy hải sản,
ngư dân sinh sống làm ăn trên các đảo xa bờ và khu vực thềm lục địa của Tổ
quốc.
Quân y Hải quân gồm một hệ thống nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện
nhiệm vụ bảo đảm, chăm sóc sức khỏe cho các lực lượng của Quân chủng và
nhân dân trên các vùng biển đảo; lực lượng quân y Hải quân được đào tạo cơ

bản, được biên chế tại các đơn vị, quân y Hải quân luôn làm tốt công tác chăm
sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện các nhiệm vụ
sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo,
Được sự quan tâm chỉ đạo của Cục Quân y/BQP, Bộ Y tế, công tác kết hợp
quân dân y của Quân chủng Hải quân đã thu được nhiều kết quả quan trọng:
1. Ngành Quân y Hải quân đã chủ động phối hợp cùng y tế địa phương củng
cố hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở ở các vùng biển, đảo, địa bàn
khó khăn:
Quân y Hải quân đã giúp đỡ các địa phương ven biển củng cố 31 bệnh
xá, trạm y tế trên các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Quảng Bình, Đà Nẵng, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang; sau mười năm thực hiện chương trình KHQDY,
triển khai nâng cấp 17 trạm y tế xã, bệnh xá; xây dựng 02 bệnh xá quân dân y
trên đảo Thổ Chu, đảo Bạch Long Vỹ và đang triển khai Bệnh viện quân dân y
78 ở phía Nam đảo Phú Quốc; các trạm y tế quân dân y chủ yếu ở trên các xã
đảo xa đất liền nơi mạng lưới y tế còn thiếu và yếu, ở vùng sâu, vùng xa và ở
các xã thuộc khu vực trọng điểm về quốc phòng an ninh.
Các cơ sở điều trị (bệnh viện, đội điều trị, bệnh xá) của Quân chủng
được tổ chức theo khu vực, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bộ đội
và nhân dân trên hướng biển, đảo. Đặc biệt, những năm gần đây việc các cơ sở
y tế của Quân chủng được nâng cấp trang bị hiện đại; tàu Quân y 561, hệ thống
Telemedicin được đưa vào sử dụng đã hỗ trợ tích cực cho việc cứu hộ, cứu nạn,
cấp cứu, vận chuyển và điều trị cho nhân dân, bộ đội và các lực lượng làm
nhiệm vụ trên khu vực biển đảo.

12


2. Hỗ trợ lẫn nhau trong cấp cứu, điều trị cho bộ đội và nhân dân:
Trong điều kiện địa bàn đóng quân của trải dài các tỉnh miền duyên hải;
các đơn vị nhỏ lẻ, phân tán (nhất là một số đài trạm ra đa) việc khám chữa bệnh

cho bộ đội phải dựa vào một số cơ sở y tế của địa phương; trung bình hằng năm
các cơ sở y tế dân y ở các địa phương đã cấp cứu, điều trị cho Quân chủng hơn
140 lượt thương bệnh binh. Theo chiều ngược lại, các cơ sở quân y trong Quân
chủng đã tích cực tham gia cấp cứu điều trị cho nhân dân. 10 năm qua, đã khám
được khoảng 500 nghìn bệnh nhân, nhận điều trị hơn 200 nghìn ca, cấp cứu hơn
20.000 bệnh nhân; các cơ quan, đơn vị đều tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn
phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ nghèo; năm 2014 đã phối hợp tổ
chức thực hiện Hành trình “Quân đội chung tay vì sức khỏe cộng đồng” các
đoàn khám, phối hợp cùng y tế địa phương khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho
người cao tuổi, gia đình chính sách được gần 20.000 lượt người; thăm, tặng quà
cho trên 3000 đối tượng chính sách, hộ nghèo.
Đặc biệt, công tác cấp cứu, thu dung điều trị, khám chữa bệnh cho nhân
dân, bộ đội và ngư dân làm ăn sinh sống tại vùng biển Quần đảo Trường Sa chủ
yếu do lực lượng quân y Hải quân bảo đảm; trong 10 năm, quân y Quần đảo
Trường Sa và nhà giàn DK1 đã cấp cứu, khám chữa bệnh cho hơn 17.000 lượt
người, cấp cứu hơn 400 ca trong đó có nhiều ca nặng như: Mổ đẻ, nhồi máu cơ
tim, tràn dịch đa màng, xuất huyết tiêu hóa, chấn thương sọ não, bệnh giảm
áp…; ngoài ra còn hỗ trợ thuốc cho trên 20.000 lượt chiếc tàu cá của ngư dân ra
đánh bắt hải sản khu vực Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, vùng bão lụt, tỉnh
Quảng Bình, Hà Tĩnh.. riêng năm 2015, Quân y Hải quân đã tổ chức cấp cứu
cho 65 ca dân làm ăn sinh sống trên Quần đảo Trường Sa; trong đó khỏi 28 ca,
chuyển vào bờ 37 ca trong đó có 03 ca chuyển bằng máy bay. Qua đó đã tạo tâm
lý yên tâm cho ngư dân, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng, thế trận an
ninh trên biển ngày càng vững chắc.
Bên cạnh đó, từ năm 2007 đến nay, các tổ quân y đã tổ chức khám bệnh,
cấp thuốc miễn phí cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trong khu vực căn cứ biển
của Hải quân Hoàng gia Campuchia cho 1.600 lượt người, tặng trang thiết bị y tế
với tổng số tiền là gần 3 tỷ đồng.
3. Lực lượng quân y Hải quân đã tích cực, chủ động tham gia công tác
phòng chống dịch bệnh cho nhân dân

Phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương, tổ chức truyền thông cho nhân dân
về phòng chống sốt xuất huyết, HIV/AIDS, cúm A/H1N ... cho hàng nghìn lượt
người, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống dịch
bệnh, tiêm chủng; tích cực triển khai công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân trên địa bàn đóng quân. Từ năm 2008, đã phối
hợp với Sở Y tế Khánh Hòa đưa các tổ công tác chuyên khoa sản, nhi ra khám, cấp
thuốc tiêm vắc xin phòng bệnh cho phụ nữ và trẻ em trên đảo Trường Sa; đặc biệt
năm 2011, Quân y Hải quân đã phối hợp với Bệnh viện Quân y 175 và tỉnh Khánh
Hoà chỉ đạo thành công 01 ca mổ đẻ qua cầu truyền hình tại đảo Trường Sa.
13


4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng làm tốt công tác
chăm sóc y tế trong hoạt động cứu hộ, cứu nạn
Trong 10 năm, Quân chủng Hải quân đã tổ chức 435 đợt hoạt động cứu hộ cứu nạn cho nhân dân, bộ đội và các lực lượng làm nhiệm vụ trên khu vực biển
đảo; điều động 36 lượt tàu, 06 lượt chiếc máy bay với trên 3000 cán bộ, chiến sỹ
tham gia cứu nạn cho 220 tàu cá của ngư dân với trên 5000 người gặp nạn trên
biển; sau bão đã điều động các tổ quân y cùng tham gia khắc phục hậu quả sau
bão lụt (phối hợp với y tế địa phương tổ chức phun thuốc VSMT hơn 3,3 triệu m 2,
xử lý vệ sinh 241 giếng ăn góp phần ngăn chặn dịch bệnh.
5. Tích cực phối hợp trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học
Đã huấn luyện cho các địa phương trên địa bàn đóng quân được trên 600
lượt y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế. Phối hợp với các bệnh viện đào tạo, tập
huấn nâng cao trình độ cho nhân viên quân y Hải quân
Về tồn tại bất cập:
- Hoạt động KHQDY chưa đồng đều, chưa tạo được mối quan hệ chặt chẽ
quân dân y, một số đơn vị, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân còn mang tính
phong trào.
- Hoạt động của Ban quân dân y cấp chưa đi nề nếp; một số tỉnh, thành
phố chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động; chế độ đãi ngộ cho các lực lượng

không rõ ràng. Việc triển khai Bệnh viện QDY 78 còn khó khăn do vướng mắc
về thủ tục.
Qua 10 năm thực hiện Chương trình KHQDY, chúng tôi nhận thấy có một
số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia, việc KHQDY cần
phải được cụ thể hóa trong chủ trương lãnh đạo của Đảng ủy các cấp và trong
chương trình hoạt động, kế hoạch công tác của người chỉ huy để triển khai tới
các cơ quan, đơn vị, xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị.
Hai là, Hoàn thiện cơ chế hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của
Ban quân dân y các cấp:
Ba là, Tích cực củng cố cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo nguồn nhân lực:
Trong điều kiện hoạt động trên những địa bàn khó khăn, chia cắt; để nâng
cao hiệu quả công tác KHQDY cần phải tập trung tối đa được nguồn lực con
người cũng như phương tiện, trang bị của cả quân y và y tế địa phương nhất là
vùng sâu vùng xa, đoàn kết thống nhất giữa 2 lực lượng trong quá trình tổ chức
thực hiện công tác quân dân y.
Bốn là, Nắm chắc phương châm 4 tại chỗ, chủ động chuẩn bị lực lượng,
cơ sở vật chất tham gia giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ
Đề xuất và kiến nghị.
1. Đề nghị các bộ ngành Trung ương cần tiếp tục quan tâm đến công tác
củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là hệ thống y tế biển đảo;
14


quan tâm chăm sóc về y tế đối với ngư dân đánh bắt cá xa bờ kết hợp với bảo vệ
chủ quyền biển đảo; đáp ứng có hiệu quả về mặt y tế trong thực hiện chiến lược
biển Việt Nam đến năm 2020.
Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng nghiên cứu xây dựng Bệnh xá quân dân y
ở đảo Trường Sa, tập trung vào 3 mũi nhọn chính là: Cấp cứu nội, ngoại khoa;
Điều trị bệnh giảm áp cho ngư dân (do quân y HQ đảm nhiệm) và Chuyên khoa

Sản, Nhi (do lực lượng dân y là Sở Y tế Khánh Hoà đảm nhiệm ).
2. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế, chính sách; hệ thống văn bản pháp quy về
công tác kết hợp quân- dân y, tổng kết, nhân rộng các mô hình kết hợp quândân y trong những năm qua.
Cuối cùng, thay mặt Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, tôi xin chân thành
cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, giúp đỡ của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế
và các cơ quan chức năng của Bộ đối với công tác kết hợp quân dân y; xin cảm
ơn sự chi viện, tăng cường, phối hợp của các bệnh viện đã cử cán bộ nhân viên
quân y có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn tốt, sát cánh cùng
các chiến sỹ quân y Hải quân nơi đầu sóng ngọn gió để chăm sóc, bảo vệ sức
khoẻ bộ đội và nhân dân.

15


THAM LUẬN CỦA QUÂN KHU 4

KHQDY trong phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt
trên địa bàn Quân khu 4
Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội
Phó Tư lệnh, Trưởng Ban QDY Quân khu 4

Khu 4 trải dài trên địa bàn 6 tỉnh của Bắc Miền trung, bao gồm Thanh
Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế với chiều
dài 642 km. Hệ thống sông ngòi với độ dốc khá lớn và dễ bị chia cắt khi bão lụt,
thiên tai. Đồng bào dân tộc thiểu số của các huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều
phong tục, tập quán lạc hậu, hiểu biết về tác hại của bão lụt, thiên tai còn hạn
chế. Đặc thù khu 4 là trong cùng một tỉnh vừa có miền núi, vừa có đồng bằng,
vừa có ven biển, biên giới và hải đảo; có hệ thống sông dài và sâu; có cả hệ
thông giao thông đường bộ, đường sắt và đường không. Trong những năm qua,
nắng nóng hạn hán hiếm có trong lịch sử gây cháy rừng và thiếu nước sinh hoạt

trầm trọng; bão, lũ, lụt, dịch bệnh, tai nạn liên tiếp xảy ra; cơ sở hạ tầng giao thông
bị hư hỏng ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế xã hội của nhân dân. Song, được
sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và nhân dân cả nước cùng với sự
cố gắng của quân và dân 6 tỉnh đã tiến hành có hiệu quả nhiều chủ trương, giải
pháp về việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt. Đặc biệt, việc
kết hợp quân dân y (KHQDY) ở các tuyến trong việc cứu chữa người bị thương, bị
nạn và vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh đã góp phần quan trọng trong
việc giảm thiểu tổn thất về người và tài sản, góp phần gìn giữ trật tự, an toàn địa
bàn của quân khu.
Trong 10 năm (2005 - 2015), công tác KHQDY trên địa bàn Quân khu 4
đạt được những kết quả nổi bật như sau:
Để phòng, chống và khắc phục có hiệu quả mưa bão, lũ, lụt, thiên tai xảy
ra, Ban Quân Dân y (BQDY) các cấp mà trực tiếp là Ngành Quân y Quân khu 4
đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tư lệnh Quân khu và các tỉnh
thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo trong xây dựng, bổ sung kế hoạch và dự trữ các
cơ số bão lụt của quân dân y trong việc phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn
hàng năm và rà soát lại các phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật chất
quân dân y để sẵn sàng đáp ứng khẩn cấp khi có tình huống đột xuất xảy ra
nhằm bảo vệ cho người, tài sản, vận chuyển vật chất, trang bị, phương tiện đến
nơi an toàn theo phương châm “4 tại chỗ”. Thường xuyên theo dõi nắm chắc tình
hình, kịp thời thông báo, báo cáo theo đúng quy định. Ban chỉ đạo phòng, chống
bão lụt của quân khu đã thành lập các sở chỉ huy phía trước tại các tỉnh xảy ra
thảm họa do một Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu trực tiếp chỉ huy.
Ban Quân Dân y quân khu (BQDYQK) vừa tổ chức lực lượng, phương tiện
vật chất của quân đội để phòng, chống cho các đơn vị vừa là lực lượng nòng cốt để
hiệp đồng huy động nhân lực, vật lực toàn diện trong tổ chức phòng, chống, tiếp
16


vận hàng cứu trợ về y tế. Lực lượng quân dân y là thành phần quan trọng không chỉ

ở sở chỉ huy thường xuyên mà còn là thành phần hết sức quan trọng của các sở chỉ
huy phía trước của quân khu. Tại sở chỉ huy phía trước Thủ trưởng Bộ Tư lệnh
Quân khu là tổng chỉ huy các lực lượng để phối hợp với lãnh đạo, chính quyền, các
cơ quan chức năng của địa phương nơi xảy ra thảm họa và các tổ chức tình nguyện
đến tham gia ứng cứu kịp thời, hiệu quả.
BQDYQK đã cùng với các ngành trực tiếp đến các vùng, khu vực trọng
điểm để chỉ đạo các tổ quân dân y cơ động cứu chữa cho người bị thương, bị
bệnh trong những ngày mưa, bão, lũ, thiên tai; Đội Y học dự phòng Quân khu,
các trung tâm y tế dự phòng của Ngành Y tế trên địa bàn quân khu và các lực
lượng được trên tăng cường đến xử lý vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước,
tổ chức khám, chữa bệnh cho các đối tượng, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em sau
lũ nên đã ngăn ngừa có hiệu quả các dịch bệnh phát sinh sau bão lụt. BQDY đã
tham gia cùng các đoàn của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng và các đơn vị đi thị
sát, chỉ đạo công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão, lũ, thiên tai ở các
tỉnh.
Trong 10 năm qua, trên địa bàn khu 4 bão, lũ, lụt, thiên tai đã gây thiệt hại
nặng nề về người và tài sản của nhân dân và quân đội, như: cơn bão số 6 năm
2005 ở tỉnh Thanh Hoá, cơn bão số 2 ở tỉnh Quảng Bình và cơn bão số 5 năm
2007 ở Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh; cơn bão số 9 năm 2009 xảy ra ở 4 tỉnh
Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; bão, lụt năm 2013 ở tỉnh
Nghệ An, Thanh Hoá đã gây thiệt hại rất lớn về người, về tài sản; đặc biệt đợt lũ
chồng lũ lịch sử từ ngày 06/10/2010 đến ngày 07/11/2010 ở 4 huyện miền núi
Tuyên Hoá, Minh Hoá, Lệ Thuỷ, Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình. Trước tình
hình đó, Ban chỉ đạo phòng, chống bão lụt Quân khu 4 thành lập Sở chỉ huy phía
trước tại chỗ để kịp thời phối hợp với lãnh đạo, chính quyền các địa phương chỉ
đạo các biện pháp phòng chống. BQDYQK tham mưu điều động 7 Tổ Quân y, Tổ
phòng chống dịch với 21 cán bộ, nhân viên quân y của Quân khu cùng các trang
bị, phương tiện, các cơ số thuốc phòng, chống bão lụt, hoá chất của Đội Vệ sinh
phòng dịch, BVQY4, BVQY268, các đơn vị quân đội của quân khu phối hợp với
lực lượng, phương tiên, trang bị, vật chất của Ngành Y tế đến ứng cứu người bị

thương, bị nạn và tuyên truyền, chỉ đạo vệ sinh môi trường, xử lý chất chất thải,
nguồn nước sinh hoạt cho 4 huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình. Từ ngày 21 23/10/2010, BQDYQK tiếp tục tham mưu cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu
nạn, Ban Quân Dân y cấp Bộ và Ban chỉ đạo phòng, chống bão lụt Quân khu điều
động 44 lượt tổ quân y, tổ phòng chống dịch của Quân khu với 132 cán bộ, nhân
viên và 20 tổ quân y, tổ phòng chống dịch của 10 đơn vị trực thuộc Bộ Quốc
phòng với 102 cán bộ, nhân viên quân y ở các đơn vị: BVTWQĐ108, BVQY103,
BVQY354, QK1, QK2, QK3, QK5, QĐ1, QĐ2, Viện Y học dự phòng Quân đội
mang theo các cơ số thuốc phòng, chống bão lụt, hoá chất các loại cùng các trang
bị, phương tiện để phối hợp với lực lượng y tế địa phương tham gia khắc phục
hậu quả kịp thời, đạt hiệu quả cao. Tổng cộng 2 đợt đã huy động 71 lượt tổ quân
17


y, tổ vệ sinh phòng dịch của quân khu và các đơn vị trực thuộc Bộ QP với 255
lượt người cùng trang bị, phương tiện, cơ số thuốc với tổng trị giá 1.102.138.61đ
(trong đó Quân khu 4 xuất vật chất trị giá 662.545.261đ) khắc phục hậu quả lũ lụt
tại 3 tỉnh miền trung, tình hình mọi mặt của đời sống xã hội trên các địa bàn lũ lụt
sớm ổn định, ngăn ngừa các dịch bệnh có hiệu quả, góp phần giảm thiểu đáng kể
thiệt hại về người và tài sản cho bộ đội, nhân dân và các công sở trên địa bàn 3
tỉnh miền trung Quân khu 4.
Trong 10 năm qua, Quân khu 4 đã huy động 426 lượt tổ quân y, tổ vệ sinh
phòng dịch của các đơn vị quân đội trong toàn quân và các đơn vị y tế trên địa
bàn khu cùng các đơn vị của Bộ Y tế với 1.405 lượt người, 437 cơ số thuốc phòng
chống bão lụt, cùng các trang bị phương tiện khác với tổng trị giá 2.220.250.000
đ. Đã tuyên truyền 82.690 lượt người; vệ sinh môi trường 45.540 m đường, rãnh
thoát nước; phun thuốc phòng chống dịch cho 5.250.000 m2; vệ sinh 8.782 giếng
nước; khám bệnh, cấp cứu và cấp thuốc nhân đạo cho 43.750 lượt người; tiêm
chủng mở rộng cho 883.342 cháu.
Trong khó khăn, gian khổ, hình ảnh cao đẹp của “Bộ đội cụ Hồ” trên quê
hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và tấm lòng “Lương y như từ mẫu” của cán bộ,

nhân viên quân dân y lại càng được in đậm trong lòng lãnh đạo, chính quyền và
nhân dân các địa phương; nhiều tập thể và cá nhân được Ủy ban Quốc gia tìm
kiếm, cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, UBND và Sở Y tế các tỉnh, Bộ TLQK4
khen thưởng.
Trên cơ sở của những kết quả thực hiện các hoạt động KHQDY về
việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt tại địa bàn khu 4
trong nhiều năm, chúng tôi xin trao đổi như sau:
Một là, tăng cường giáo dục của cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành
đoàn thể về đường lối quân sự và các nghị quyết, chỉ thị của trên trong công tác
KHQDY, đặc biệt là vai trò tham mưu của cơ quan thường trực cứu hộ, cứu nạn
các cấp; lồng ghép các hoạt động với tuyên truyền, chỉ đạo để nâng cao hiệu lực
của cả hệ thống chính trị xã hội, nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận
thức và hành động thực tế.
Hai là, cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho ngành y tế quân đội, công an,
biên phòng, các đoàn kinh tế quốc phòng để hoạt động vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo từ khâu tiếp nhận thông tin đến việc tham mưu và trực tiếp chỉ đạo
đến việc tổ chức thực hiện, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Vì vậy, phải
chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, dự trữ vật chất.
Thường xuyên kiện toàn và tổ chức hệ thống BQDY các cấp được kịp thời để
sẵn sàng đối phó có hiệu quả cao nhất khi có bão, lũ lụt, thiên tai xảy ra.
Ba là, Chính phủ cần có cơ chế bảo đảm cho lực lượng cứu hộ, cứu nạn nói
chung và lực lượng quân y nói riêng nhằm huy động nhân lực, vật lực bảo đảm cho
khắc phục thiên tai, bão lụt ; ngay sau bão lũ phải được bổ sung kịp thời. Vì vậy,
phải huy động nguồn lực của nhân dân và doanh nghiệp.
18


Bốn là, căn cứ vào tình hình thực tế, sau các vụ thiên tai, bão lụt xảy ra, nên tổ
chức rút kinh nghiệm để có định hướng chỉ đạo cho phù hợp với đặc điểm từng
vùng cho sát thực tế.

Tóm lại: Thiên tai, bão lụt trên địa bàn khu 4 là bất thường nên hay gây
tổn thất lớn cả về người và tài sản. Bão lụt có báo trước, thời gian ngắn, phần
lớn diễn ra trên diện rộng, còn thiên tai, lũ quét thường diễn ra đột xuất. Vì vậy,
công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt và thiên tai phải có sự
kết hợp cộng đồng xã hội để tạo ra sưc mạnh tổng hợp, trong đó công tác
KHQDY giữ vị trí cực kỳ quan trọng để đáp ứng khẩn cấp, tối khẩn cấp khi có
tình huống xảy ra.

19


THAM LUẬN CỦA QUÂN KHU 5

Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo xây dựng và tổ chức diễn tập
Bệnh viện dã chiến dự bị động viên
Đại tá Ngô Minh Quận
Chủ nhiệm Quân y Quân khu 5

Bệnh viện dã chiến dự bị động viên (BVDC DBĐV) là bệnh viện đa khoa
do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng theo Quyết định
137/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về giao
chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên
cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Quyết định số 151/QĐBQP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về giao chỉ tiêu
kế hoạch, qui mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị DBĐV cho UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng.
Bệnh viện dã chiến DBDDV chính là các lực lượng dự trữ của ngành y tế
được chuẩn bị chu đáo trong thời bình khi cần thiết huy động cho quân đội để
đảm bảo cho chiến tranh. Vì vậy định kỳ hàng năm, Ban Quân-dân y tỉnh, thành
phố tổ chức rà soát nhân sự để bổ sung, điều chỉnh thành phần đội ngũ chuyên
môn kỹ thuật và tổ chức huấn luyện kiến thức về quân sự, y học quân sự cho

bệnh viện, thường xuyên diễn tập sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh động
viên.
Từ năm 1994 đến nay nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức động viên, huấn
luyện diễn tập BVDC DBĐV và thu được một số kết quả nhất định, nhưng để
đánh giá một cách đầy đủ thì cuộc diễn tập BVDC DBĐV tỉnh Bình Định được
tổ chức vào tháng 8 năm 2013 với mật danh “QY-13” mới thể hiện rõ qui mô, vị
trí, chức năng, cách thức vận hành BVDC DBĐV. Đợt diễn tập kết thúc đã
thành công tốt đẹp, qua đợt diễn tập kiểm tra, đánh giá khả năng xây dựng tiềm
lực y tế - quốc phòng, kết hợp BVDC DBĐV của tỉnh Bình Định theo Quyết
định 137 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời kết hợp làm phim khoa giáo phổ
biến kiến thức về xây dựng BVDC DBĐV làm tư liệu nghiên cứu, học tập cho
Ban quân dân y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Qua đợt diễn tập xin
trao đổi một số kinh nghiệm được rút ra như sau:
1. Chấp hành quyết định của Thủ tướng chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, công tác tổ chức xây dựng BVDC DBĐV phải đặt dưới sự lãnh đạo trực
tiếp và toàn diện của Tỉnh ủy cũng như các cấp bộ Đảng trong tỉnh, đây là khâu
quan trọng xuyên suốt trong cả quá trình xây dựng BVDC DBĐV
Trong quá trình thực hiện Quyết định 137 của Thủ tướng Chính phủ
UBND tỉnh Bình Định đã giao cho Ban Quân dân y tỉnh trực tiếp tổ chức xây
dựng BVDC. Trưởng ban Quân dân y là đồng chí Giám đốc Sở Y tế đã cùng với
các cơ quan của Sở y tế trực tiếp tổ chức xây dựng BVDC, thông qua sự chỉ đạo
chặt chẽ và làm tham mưu của Bộ CHQS tỉnh Bình Định để tạo nguồn đủ và
đúng số lượng cũng như chuyên nghiệp quân sự. Song song với tạo nguồn về
20


nhân sự tạo nguồn về trang thiết bị y tế cũng đã được quan tâm đầu tư đúng mức
với tổng số 270 danh mục trang thiết bị trong đó có 40 danh mục trang thiết bị y
tế dã chiến do quân đội bảo đảm chiếm 14.8%. Để có được nhân sự và trang bị
cho BVDC DBĐV thì việc lãnh đạo của Tỉnh ủy và giao nhiệm vụ cho các sở,

ban, ngành mang tính chất quyết định trong việc tổ chức và xây dựng BVDC
DBĐV
2. Sự phối hợp nhuần nhiễn Sở Y tế tỉnh và Bộ CHQS tỉnh để làm tham
mưu cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh trong việc tổ chức xây dựng BVDC DBĐV.
Trong đó Ban Quân dân y cấp tỉnh phải được phân công nhiệm vụ rõ ràng đến
từng thành viên. Sở Y tế là cơ quan chủ trì, Bộ CHQS tỉnh quản lý, chỉ đạo về
công tác xây dựng BVDC DBĐV theo Quyết định của Bộ Quốc phòng, Quyết
định 1725 ngày 15/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu huấn
luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên quân nhân dự bị của nền kinh tế quốc dân
năm 2013. Chỉ lệnh số 32 ngày 17/12/2012 của Tổng Tham mưu trưởng Quân
đội nhân dân Việt Nam về công tác quân sự quốc phòng và Chỉ thị số 836 ngày
28/5/2013 của Tư lệnh Quân khu 5
3. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, các sở ban ngành trong tỉnh như Sở Kế
hoạch đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ ... phải vào
cuộc để tạo nên sức mạnh tổng hợp, đồng bộ từ khâu lập kế hoạch, hiệp đồng,
tuyên truyền giáo dục, bố trí sắp xếp động viên giúp đỡ... để công tác triển khai
đạt được kết quả tốt đẹp
4. Tổ chức huấn luyện thực hành diễn tập triển khai BVDC DBĐV phải
được đưa thành kế hoạch chuyên đề dài hạn trong nhiệm kỳ 5 năm, hằng năm
phải tố chức huấn luyện quản lý, phúc tra bổ sung nguồn và nắm chắc các trang
thiết bị được huy động của sở y tế để kịp thời bổ sung các trang thiết bị chuyên
ngành quân y dã chiến
Trong nhiệm vụ xây dựng BVDC DBĐV khâu then chốt là vấn đề nắm
vững nguồn nhân. Việc tạo nguồn luôn phải đi đôi với huấn luyện bồi dưỡng về
kiến thức y học quân sự và cả chuyên môn nghiệp vụ làm cho lực lượng y tế dự
bị động viên nhanh chóng thích nghi với điều kiện hoạt động quân sự, nhanh
chóng trở thành lực lượng chính thức của ngành Quân y sau khi động viên.
Trong vấn đề tạo nguồn, nên tập trung xây dựng lực lượng gọn theo từng
khoa, ban; hạn chế việc tạo nguồn từ quá nhiều cơ sở y tế để thành lập nên một
ban, khoa vì như vậy sẽ khó khăn cho khâu quản lý, điều hành cũng như huy

động trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, cũng cần tránh việc động viên chuyên môn
tập trung của một số khoa, ban, trong 1 cơ sở điều trị không nên động viên quá
14% tổng số cán bộ, nhân viên chuyên môn của cơ sở điều trị.

21


THAM LUẬN CỦA BỘ TƯ LỆNH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG

KHQDY chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân các dân tộc khu vực biên giới
của Bộ đội Biên phòng góp phần thực hiện chính sách dân vận, dân tộc
của Đảng, củng cố khối đoàn kết dân tộc và giữ vững an ninh chủ quyền
biên giới
Thiếu tướng Hoàng Đăng Nhiễu
Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu
vực biên giới và tham gia xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp phần
nâng cao đời sống vật chất tinh thần đồng bào các dân tộc.
Khu vực biên giới trên đất liền và biển có địa hình phức tạp, nhiều sông
suối; hệ thống đường giao thông chưa phát triển đi lại khó khăn, tình hình tội
phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, môi
trường nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu, chất độc hóa học...
Đây còn là khu vực tiềm ẩn nhiều ổ bệnh dịch, dịch bệnh ở gia súc, gia cầm tác
động lớn đến tình hình sức khoẻ cộng đồng dân cư. Kinh tế xã hội các xã biên
giới chậm phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu, tỷ lệ hộ nghèo cận nghèo cao. Dân
cư khu vực biên giới đất liền, bờ biển và các đảo (với trên 1.000 xã, gần 250
huyện thuộc 44 tỉnh thành phố) chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số, dân trí
chưa phát triển. Y tế các địa phương biên giới còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu

cán bộ y tế có trình độ y sỹ, nữ hộ sinh; hạ tầng cơ sở trạm y tế, trang bị còn
thiếu thốn, thuốc men còn hạn chế tác động đến công tác phòng chữa bệnh nói
chung, kết hợp quân dân y nói riêng.
Thực hiện Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg ngày 29/6/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc “tăng cường công tác kết hợp quân-dân y bảo vệ, chăm sóc
sức khoẻ bộ đội và nhân dân trong tình hình mới” và Thông tư liên bộ số
08/2004/TTLB Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Thủ
tướng. Bộ Tư lệnh BĐBP đã ban hành chỉ thị, chỉ đạo các đơn vị triển khai tăng
cường công tác KHQDY giữa Bộ đội Biên phòng và Ngành Y tế các địa phương
trong chăm sóc, sức khoẻ nhân dân và bộ đội ở khu vực biên giới trong tình hình
mới phù hợp với khả năng và điều kiện của quân y BĐBP và y tế từng địa bàn
đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn. Bộ Tư lệnh BĐBP đã ký kết với Bộ Y tế
“Quy chế phối hợp hoạt động phòng chống HIV/AIDS khu vực biên giới giai
đoạn 2012-2015 và những năm tiếp theo” và với Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội “Quy chế phối hợp hoạt động cai nghiện ma tuý tại cộng đồng khu vực
biên giới giai đoạn 2014-2016“. Để cụ thể hoá nội dung hoạt động phòng chống
HIV/AIDS và cai nghiện cho người nghiện ma tuý địa bàn biên giới phù hợp
nhu cầu và khả năng hai bên.
Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh đã thành lập “Ban bảo vệ sức khỏe, điều phối,
chỉ đạo thực hiện các chương trình quốc gia”; các đồn biên phòng đã phối hợp
với các huyện, xã biên giới thành lập Ban QDY ở hầu hết địa phương.

22


Lực lượng BĐBP và y tế các cấp đã chủ động phối hợp củng cố nâng cao
năng lực y tế cơ sở, thực hiện 10 tiêu chí chuẩn quốc gia về y tế xã. Giai đoạn
2005 - 2015 đã có 1.388 lượt cán bộ nhân viên quân y trực tiếp làm việc tại các
cơ sở khám chữa bệnh KHQDY khu vực biên giới; củng cố 171 trạm y tế các xã
biên giới, xây dựng mới và nâng cấp 135 trạm y tế, phòng khám KHQDY; khám

bệnh 2.595.912 lượt dân, cấp cứu 61.838 lượt, thu dung điều trị 874.984 lượt;
ngoài ra, quân y BĐBP còn tổ chức hơn 2.000 đợt khám bệnh cấp thuốc miễn
phí, tư vấn sức khoẻ kết hợp vận động quần chúng cho 1.390.723 lượt người dân
tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.
Nhiều bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, thương hàn, lỏng lỵ, tiêu
chảy hàng loạt, cúm - viêm đường hô hấp; bệnh gia súc, gia cầm: lở mồm long
móng, lợn tai xanh, cúm A... trên địa bàn đã được phát hiện và khống chế kịp
thời. Lực lượng quân y BĐBP sớm phối hợp với các lực lượng hữu quan ở biên
giới triển khai các biện pháp ngăn chặn các dịch bệnh mới xuất hiện như Ebola,
Mers - CoV... Các đơn vị đã phối hợp triển khai tiêm chủng mở rộng cho hàng
triệu lượt người; riêng năm 2014 - 2015, đã huy động gần 2.000 lượt cán bộ
chiến sỹ BĐBP tham gia chiến dịch tiêm vacxin Sởi - Rubella cho trẻ từ 1 - 14
tuổi tại hơn 1.000 xã với nhiều hình thức phong phú, góp phần vào thành công
của chiến dịch trên vùng địa bàn khó khăn, xã biên giới, hải đảo cả nước; tổng
kết chiến dịch có 02 tập thể được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen
Công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua
đường tình dục cho 1.012.513 lượt, truyền thông dân số - KHHGĐ cho 5.670.869
lượt người với 25.059 buổi, về phòng chống sốt rét cho 1.100.773 lượt người; tiến
hành đỡ đẻ thường 5.587 ca; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ
sinh sản và KHHGĐ180.062 ca. Tẩm màn 779.657 cái, phun hoá chất diệt côn
trùng 3.343.700 m2 nhà ở phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết. Khám và cấp thuốc
điều trị lâm sàng 113.482 ca sốt rét, lấy 104.375 lam xét nghiệm ký sinh trùng và
cấp thuốc dự phòng sốt rét tái phát cho 514.494 lượt người.
Thực hiện quản lý cai nghiện cho người nghiện ma túy, các đơn vị như
Quảng Ninh, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa... đã tham gia tổ chức điều
trị cắt cơn cho người nghiện ma tuý tại cộng đồng ở đồn biên phòng, phòng
khám QDY. BĐBP Nghệ An đã thành lập Trung tâm và thực hiện tốt hoạt động
cai nghiện ma túy tại Bệnh xá QDY Tiểu khu 50 (Kỳ Sơn). Kết hợp với ngành
Lao động, TB&XH triển khai thí điểm điều trị cắt cơn cho gần 10.000 đối tượng
nghiện thuốc phiện thuộc xã biên giới các tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Nghệ An.

Đối với việc tham gia các hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai: Các đơn
vị đã cử gần 2.000 cán bộ chiến sỹ với 500 tổ (đội) cán bộ, nhân viên quân y
cùng với phương tiện trang bị y tế, thuốc men triển khai cấp cứu 1.736 lượt
người dân trong và sau bão lũ; khám bệnh cấp thuốc cho 135.258 lượt người
dân; xử lý vệ sinh môi trường 50.306 nhà, công trình vệ sinh sau bão lũ với tổng
diện tích 1.554.820 m2.

23


Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe đồng bào biên giới, BĐBP còn tham gia
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân Lào, Campuchia. Các đơn vị đã
huy động nhân lực và kinh phí, trang bị phương tiện y tế xây dựng 2 phòng
khám đa khoa cho Lào; tổ chức tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh và tuyên
truyền, hỗ trợ y tế giúp bạn, khám cho 54.767 lượt người dân và cán bộ địa
phương biên giới Lào, Campuchia, góp phần quan trọng trong công tác quản lý,
bảo vệ biên giới, đối ngoại biên phòng.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực: Từ năm 2005 đến năm 2015, Ngành Y
tế đã hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho quân y Biên phòng; các trường Y đã giúp
đào tạo cho BĐBP 73 bác sỹ, 125 lượt y sỹ và điều dưỡng. Hàng năm Quân y
BĐBP đã gửi đào tạo lại hàng trăm lượt cán bộ nhân viên ở các bệnh viện
huyện, tỉnh. Dự án KHQDY đã trích kinh phí tổ chức đào tạo chuyên khoa sản,
nhi và y tế công cộng sau y sỹ cho gần 200 lượt y sỹ BĐBP đang công tác ở các
đồn biên phòng, số nhân viên này đã phát huy tốt tác dụng tham gia chăm sóc
sức khoẻ sinh sản cho đồng bào và khám chữa bệnh cho trẻ biên giới. Mới đây,
Đại học Y Hà Nội đã giúp mở 03 lớp đào tạo kiến thức Y học gia đình cho trên
150 cán bộ quân y các cấp tại Hải Phòng, Tây Nguyên và Nghệ An.
Ngân sách chi cho các hoạt động KHQDY của BĐBP ở biên giới giai
đoạn 2005 - 2015 đạt hơn 42 tỷ 500 triệu đồng
Có thể khẳng định, trong giai đoạn 2005 - 2015 lực lượng BĐBP đã quán

triệt tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Bộ Y
tế; phối hợp các cấp, các ngành vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc điểm tình
hình các địa phương để tham gia toàn diện các nội dung công tác bảo vệ chăm
sóc và nâng cao sức khỏe quân và dân khu vực biên giới. Hình ảnh “Người Thầy
thuốc quân hàm xanh” là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với đồng bào các dân tộc.
Nhiều cán bộ, nhân viên quân y được tôn làm Già làng khi còn ở độ tuổi 30,
nhiều đồng chí đã và đang là bí thư, chủ tịch xã... Hoạt động KHQDY khu vực
biên giới ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, còn thực hiện tốt công tác
dân vận, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Các hoạt động trên đã được cấp ủy, chính quyền các cấp và đồng bào các
các dân tộc khu vực biên giới ghi nhận và đánh giá cao; hàng trăm lượt đơn vị,
cá nhân được các cấp khen tặng thành tích KHQDY các hình thức. Tổng kết 10
năm giai đoạn 2005 - 2015, Bộ Tư lệnh BĐBP đề nghị khen thưởng cho 17 tập
thể, cá nhân có những thành tích xuất sắc trong công tác KHQDY.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác KHQDY bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân khu vực biên giới vẫn còn có mặt hạn chế và chưa vững chắc.
Nguyên nhân chính là do đội ngũ cán bộ, nhân viên quân y các đồn, trạm trình độ
chuyên môn chưa đồng đều, đa số y sỹ có trình độ đa khoa, số cán bộ có trình độ
chuyên khoa tỷ lệ thấp, nhiều năm chưa được đào tạo lại. Trang bị, dụng cụ y tế
chủ yếu là phương tiện thông thường như ống nghe, huyết áp kế, tiểu phẫu thuật...
Thuốc, vật tư y tế tiêu hao chưa có nguồn ngân sách bảo đảm ổn định, vẫn còn
dựa chủ yếu vào tiêu chuẩn của bộ đội, giá cả thị trường biến động ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả bảo đảm quân y nói chung và công tác KHQDY nói riêng.
Một số kiến nghị, đề xuất
24


Để duy trì và phát huy thành quả đã đạt được, tiếp tục nâng cao chất
lượng, hiệu quả bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và bộ đội ở khu vực biên
giới, Bộ Tư lệnh BĐBP đề nghị:

Thứ nhất: Chính phủ ban hành nghị định tiếp tục thực hiện chủ trương tăng
cường công tác KHQDY theo tinh thần Chỉ thị 25. Đồng thời tăng cường quán
triệt và làm tốt công tác giáo dục để thống nhất nhận thức tạo điều kiện cho hoạt
động kết hợp thực chất và hiệu quả hơn. Đưa chủ trương KHQDY vào giáo trình
giảng dạy các trường đào tạo cán bộ các cấp và các Trường Y tế.
Thứ hai: Chính phủ và Bộ Quốc phòng nghiên cứu cho xây dựng biểu
biên chế bác sỹ quân y ở đồn biên phòng và tăng về số lượng một cách phù hợp
với nhu cầu từng địa bàn cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia phục vụ chăm
sóc sức khỏe nhân dân từng khu vực.
Thứ ba: Tiếp tục duy trì thực hiện Nghị định 64/2008/NĐ-CP về thực
hiện phụ cấp cho cán bộ nhân viên ngành y công tác ở địa bàn đặc biệt khó
khăn. Đây là biện pháp rất kịp thời và hiệu quả để giải quyết vấn đề thiếu hụt
nhân lực y tế, đặc biệt là bác sỹ ở các xã biên giới thời gian vừa qua.
Thứ tư: Ngành Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét các tiêu chí quy
định phù hợp với khu vực biên giới để triển khai khám chữa bệnh BHYT ban đầu
cho dân ở phòng khám QDY và đồn biên phòng (có thể cho thực hiện KCB
BHYT ở đồn biên phòng theo phương thức khoán định suất, Bộ Chỉ huy BĐBP
tỉnh là pháp nhân ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm sau đó căn cứ nhu cầu và
khả năng phân phối chỉ tiêu khám chữa bệnh cho các đồn biên phòng). Như vậy
mới có nguồn thuốc, vật tư y tế phục vụ sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện
an sinh xã hội ổn định và bền vững lâu dài khu vực biên giới.
Chủ trương cấp thẻ BHYT người nghèo là chính sách thể hiện quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào thiểu số ở biên giới nhưng hiệu quả
trên thực tế chưa được như mong muốn. Khoảng trên 90% đồng bào các dân tộc
thiểu số ở biên giới có thẻ BHYT người nghèo nhưng đồng bào đến khám chữa
bệnh ở đồn biên phòng hoặc phòng khám QDY thì không được sử dụng thẻ
BHYT, BĐBP vẫn phải hỗ trợ bằng các nguồn huy động. Trong khi chưa giải
quyết được cơ chế nêu trên thì các địa phương và ngành y tế cần quan tâm chỉ
đạo và hỗ trợ kinh phí vật tư để các trạm quân dân y BĐBP hoạt động duy trì
hiệu quả.

Thứ năm: Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư các nguồn lực để thực hiện
“Đề án phát triển y tế biển đảo Việt Nam đến 2020...” (Đề án 317) một cách thiết
thực tạo chỗ dựa vững chắc về tinh thần, để ngư dân và các lực lượng kinh tế khác
yên tâm bám biển thực hiện mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam là đạt 50 55% GDP từ kinh tế biển vào năm 2020; đồng thời tạo thế và lực bảo vệ vững chắc
chủ quyền quốc gia trên biển.
THAM LUẬN CỦA QUÂN KHU 7

25


×