Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng tới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.94 KB, 65 trang )

A. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
ĐÔNG ANH
1.1 - ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên về địa hình, khí hậu, thủy văn, nguồn nước
của huyện Đông Anh rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền
vững trong thời gian tới.
1.1.1. Vị trí địa lý, vai trị của huyện Đơng Anh
Đơng Anh là huyện ngoại thành nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà
Nội với diện tích tự nhiên 18.213,9ha (182,14km2). Đơng Anh có ranh giới tự nhiên
với các quận/huyện khác của Hà Nội chủ yếu là các con sơng, đó là sơng Hồng,
sơng Đuống ở phía Nam huyện, là ranh giới giữa Đơng Anh với khu vực nội thành
và sơng Cà Lồ ở phía Bắc huyện, là ranh giới giữa Đơng Anh với huyện Sóc Sơn.
Cụ thể địa giới hành chính của huyện Đơng Anh được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
+ Phía Nam giáp huyện Từ Liêm, quận Tây Hồ và quận Long Biên, Hà Nội.
+ Phía Đơng Bắc giáp huyện Yên Phong và Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh; phía Đơng
Nam giáp huyện Gia Lâm, Hà Nội.
+ Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội.
Đơng Anh có diện tích thuộc loại lớn trong các huyện ngoại thành Hà Nội,
đứng thứ bảy, sau huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất, Ứng
Hịa.
Với diện tích tự nhiên khá rộng, lại nằm hồn tồn ở khu vực phía Bắc sông
Hồng và tiếp giáp với nội thành nên Đông Anh có vị trí và vai trị chiến lược trong
định hướng phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội những năm tới. Vị trí và vai trị
chiến lược của Đơng Anh thể hiện ở những điểm sau:
- Vị trí chiến lược về giao thông: Đông Anh là cửa ngõ giao thơng của Hà Nội
với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đơng Anh có 2 tuyến đường sắt chạy
qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường
cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ thơng thương với
quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Sự thuận lợi


về giao thơng sẽ là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của huyện
trong tương lai.


- Vị trí chiến lược về phát triển đơ thị: Với định hướng phát triển đô thị dọc
hai bờ sông Hồng thì Đơng Anh cùng với quận Long Biên trở thành trọng điểm
phát triển đô thị ở bờ Bắc sông Hồng của Hà Nội những năm sắp tới. Lợi thế của
Đơng Anh là quỹ đất cịn khá lớn nên trên địa bàn Đông Anh sẽ phát triển các dự
án đô thị lớn, tầm cỡ để cùng với nội thành hiện tại và khu vực phát triển mới ở
phía Tây, Tây Nam trở thành khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội trong tương lai.
- Vai trò đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội: Với vị trí chiến
lược trên và tiềm năng to lớn, Đơng Anh sẽ là địa bàn trọng điểm trong thu hút đầu
tư phát triển kinh tế với các khu công nghiệp, các trung tâm tài chính, thương mại,
du lịch, thể thao lớn của Thủ đơ Hà Nội. Đó sẽ là điều kiện thuận lợi to lớn để
Đông Anh phát triển mạnh mọi mặt kinh tế - xã hội.
Trong lịch sử, vùng đất Đông Anh đã hai lần được chọn làm kinh đô đất nước
(dưới thời An Dương Vương và thời Ngô Quyền). Hiện nay, Đông Anh lại đang là
một trong những trọng tâm trong chiến lược phát triển đô thị của Hà Nội những
thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Đó vừa là niềm tự hào, vừa khẳng định vị trí đặc biệt quan
trọng của Đơng Anh trong lịng Thủ đơ Hà Nội và cả nước.
1.1.2. Điều kiện địa hình, cảnh quan
Đơng Anh nằm trong châu thổ Sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình
của Đơng Anh tương đối bằng phẳng, độ dốc thoải dần theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Cốt đất trung bình của Đơng Anh từ +7 đến +8m so với mực nước biển.
Các xã có địa hình cao (đất vàn và vàn cao) nằm ở phía Tây Bắc của huyện
(giáp với huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh), như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên
Khê, Xuân Nộn. Cốt đất cao nhất huyện là +14m, tại khu vực xã Nguyên Khê và
một phần xã Xuân Nộn. Tỷ lệ diện tích đất cao chiếm 13,4%, tỷ lệ diện tích đất vàn
chiếm 56,2% tổng diện tích tồn huyện.
Các xã có địa hình tương đối thấp (trũng) nằm ở phía Đơng Nam của huyện

(giáp với huyện Gia Lâm và tỉnh Bắc Ninh), như Mai Lâm, Cổ Loa, Dục Tú, Liên
Hà, Vân Hà. Cốt đất thấp nhất huyện là +3,5m, tại khu vực lịng sơng Thiếp và một
số xã kể trên. Tỷ lệ diện tích đất trũng chiếm 30,4% diện tích tồn huyện.
Đặc điểm địa hình trên là yếu tố quan trọng để định hình sự phát triển nơng
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quy hoạch các vùng chuyên canh
sản xuất: vùng đất cao nên tập trung trồng cây ăn quả, vùng đất vàn trồng rau, hoa;
vùng trũng trồng lúa hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản.
Qua khảo sát cho thấy cấu tạo địa tầng phổ biến của huyện Đông Anh như
sau:
+ Lớp đất mặt canh tác dày 0,2 đến 0,3 m.


+ Lớp sét nâu, nâu đỏ dày từ 0,4 đến 3,2 m.
+ Lớp cát thô màu vàng dày từ 3 đến 18 m.
+ Lớp cát đen lẫn bùn ở độ sâu 20 đến 30 m, dày 2,5 đến 4 m.
+ Từ độ sâu 27 đến 42 m là sỏi cuội xen lẫn cát thô.
Với cường độ chịu nén lớp sét từ 2-3,5 kg/cm 2 nên nền đất Đông Anh thuộc
loại tốt, phù hợp với việc xây dựng các cơng trình cơng nghiệp và đơ thị, kể cả các
cơng trình lớn.
Tựu chung lại, địa hình của huyện Đơng Anh tương đối bằng phẳng nhưng
cũng khá đa dạng, rất phù hợp đối với việc phát triển toàn diện kinh tế - xã hội
huyện trong những năm tới. Toàn địa bàn huyện phù hợp với việc phát triển thảm
xanh thiên nhiên, xây dựng các cơng trình hạ tầng dân dụng, cơng nghiệp, đơ thị.
Đối với từng khu vực thì khu vực phía Đơng và Đơng Nam của huyện có thể phát
triển nơng nghiệp đô thị sinh thái; khu vực Tây Nam và Đông Bắc của huyện có thể
phát triển các khu cơng nghiệp tập trung quy mơ lớn; khu vực phía Tây, Tây Bắc và
trung tâm huyện có thể phát triển đơ thị với tỷ lệ diện tích đất xanh lớn, cùng với
vùng nông nghiệp của huyện tạo nên vành đai xanh cho khu vực nội thành Hà Nội
hiện nay, hướng đến sự phát triển đơ thị bền vững và hài hịa với mơi trường.
1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn, nguồn nước

* Khí hậu:
Đơng Anh - Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng Sông Hồng, có chung chế độ khí
hậu của miền Bắc nước ta, đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Khoảng từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm là mùa nóng, nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt. Từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau là mùa lạnh, có thời kỳ đầu thời tiết khô lạnh và thời kỳ sau lạnh
nhưng độ ẩm cao do mưa phùn. Giữa hai mùa có tính chất tương phản trên là các
giai đoạn chuyển tiếp, tạo nên khí hậu bốn mùa phong phú: xuân, hạ, thu, đơng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm của Đơng Anh khoảng 25 0C, nhiệt độ tuyệt đối
cao khoảng 400C, nhiệt độ tuyệt đối thấp là 2,7 0C. Hai tháng nóng nhất trong năm
là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 30 0C. Hai tháng
lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, nhiệt độ trung bình của tháng thấp nhất khoảng
180C.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm nên số ngày mưa trong năm tương
đối lớn, khoảng 145 ngày/năm; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.3001.600mm. Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm tập trung tới 85% lượng mưa của cả
năm (thời gian này còn gọi là mùa mưa). Thường tháng 7, tháng 8 hàng năm có
lượng mưa lớn nhất, trung bình tháng khoảng 250-350mm. Cũng trong khoảng


tháng 5 đến tháng 8 hàng năm có thể có bão từ phía đơng (xuất phát ngồi biển) đổ
vào với tốc độ khoảng 30-34m/s, áp lực lớn nhất 120kg/m2.
Những tháng đầu mùa lạnh (tháng 11-12) là thời tiết khô, hầu như khơng có
mưa. Những tháng cuối mùa lạnh (tháng 1-3) có nhiều mưa phùn, khí hậu ẩm ướt.
Với khí hậu trên, độ ẩm trung bình của Đơng Anh là 84%, mức độ dao động
về độ ẩm của các tháng trong năm nằm trong khoảng 80-87%.
Chế độ gió diễn ra theo mùa: Gió mùa đơng nam vào mùa nóng (từ khoảng
tháng 4 đến tháng 10), tốc độ gió 3m/s; Gió mùa đông bắc vào mùa lạnh (từ tháng
11 đến tháng 3), tốc độ gió 5m/s. Các đợt gió mùa đơng bắc tạo nên thời tiết lạnh
buốt về mùa đông.
Bảng 1.1: Nhiệt độ. lượng mưa trung bình hàng năm
2000


2005

2008

2010

Nhiệt
độ
(0C)

Lượng
mưa
(mm)

Nhiệt
độ
(0C)

Lượng
mưa
(mm)

Nhiệt
độ
(0C)

Lượng
mưa
(mm)


Nhiệt
độ
(0C)

Lượng
mưa
(mm)

Cả năm

24,2

1278,
0

25,1

1596,
1

24,2

1764,
3

24,7

1240,
4


Tháng 1

18,4

2,5

16,9

41,3

16,2

11,4

18,3

0,4

Tháng 2

16,2

32,7

20,8

36,8

17,8


35,6

18,4

25,2

Tháng 3

20,2

34,5

21,9

12,9

19,2

27,4

20,3

30,9

Tháng 4

25,2

151,6


26,2

61,0

24,3

32,9

25,4

17,9

Tháng 5

27,5

104,6

29,0

281,6

29,2

221,4

27,3

139,6


Tháng 6

28,6

187,1

30,1

274,0

30,3

278,0

30,2

96,8

Tháng 7

29,7

260,1

29,8

243,1

29,7


277,9

30,0

247,0

Tháng 8

29,1

193,9

29,0

375,0

28,8

377,2

28,1

353,8

Tháng 9

27,7

48,0


27,9

250,9

28,7

366,0

28,2

183,1

Tháng
10

25,4

260,8

26,6

13,4

26,3

17,8

27,4


28,3

Tháng
11

21,8

2,2

23,9

0,4

22,7

91,9

24,7

116,2

Tháng
20,6
0,0
18,5
5,7
17,4
12
Nguồn: Niên giám Thống kê Thành phố Hà Nội


26,8

18,3

1,2


Nhìn chung, thời tiết của Đơng Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông
nghiệp, nhất là các loại cây lương thực, rau, cây ăn quả, hoa. Song, điều kiện thời
tiết cũng gây trở ngại nhất định cho cây trồng, như các đợt giơng bão mùa hè và gió
mùa đơng bắc mùa đơng hay tính hai mặt của mưa phùn mùa xuân, vừa thích hợp
cho sự phát triển của cây trồng, nhưng đồng thời cũng là điều kiện cho sâu bọ, nấm
mốc phát triển.
Bão lụt, mưa phùn, gió mùa đơng bắc cũng là những điều kiện thời tiết gây
nhiều khó khăn cho sinh hoạt và đời sống của nhân dân.
* Thủy văn và nguồn nước:
- Nước mặt: nước mặt được tạo nên do mưa và được tích trữ tại các sơng, hồ
trên địa bàn.
Lượng mưa trung bình cả năm khoảng 1.600-1.800mm, trong đó 85% tập
trung vào mùa mưa từ khoảng tháng 5 đến tháng 10. Mưa phùn về cuối đông và
trong mùa xn ít có ý nghĩa về cung cấp nước nhưng có ý nghĩa làm tăng độ ẩm
của đất và khơng khí. Mực nước cao nhất ở mùa mưa lên cốt +11 trong vòng 3
ngày, tuy nhiên do khả năng thốt nước tự nhiên khá tốt nên ít xảy ra úng ngập trên
tồn địa bàn huyện, chỉ có hiện tượng úng ngập cục bộ một số điểm tại các xã vùng
trũng phía Đơng Nam. Mưa tạo nên nguồn nước mặt tích tụ tại các sơng, hồ, đầm
trên địa bàn huyện, gồm:
+ Sông Hồng chạy theo ranh giới giữa Đông Anh với huyện Từ Liêm và quận
Tây Hồ, đoạn chảy qua Đơng Anh dài 15km. Sơng Hồng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng với Hà Nội nói chung và Đơng Anh nói riêng.
+ Sơng Đuống bắt nhánh với sơng Hồng, chạy theo ranh giới giữa Đông Anh

với huyện Gia Lâm, đoạn chạy qua Đông Anh dài 8,5km từ xã Xuân Canh đến xã
Mai Lâm.
Sông Hồng và sông Đuống là hai con sông cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp của huyện, đồng thời tạo thành dải đất phù sa bãi sông được bồi đắp hàng
năm khá lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, đây là hai con
sơng có chế độ thủy văn khá phức tạp, vào mùa mưa mực nước sông rất thất
thường, dễ gây lụt lội ảnh hưởng đến mùa màng; gây xói lở ảnh hưởng đến đời
sống của người dân ở khu vực bãi sơng. Vì thế, bên cạnh việc khai thác các điều
kiện thuận lợi do các con sông này đem lại cũng phải chú ý củng cố đê điều, khắc
phục tác động bất lợi của chúng.
+ Sông Cà Lồ chạy theo ranh giới giữa Đơng Anh với huyện Sóc Sơn, đoạn
chảy qua Đơng Anh dài 9km, có lưu lượng nước lớn và khá ổn định. Đây không


phải là con sông cung cấp lượng phù sa lớn, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới
chủ yếu cho một số xã phía Bắc huyện Đơng Anh.
+ Sơng Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (huyện Mê Linh)
chảy qua địa phận 10 xã của huyện Đông Anh và đổ ra sông Ngũ Huyện Khê.
+ Đầm Vân Trì: là một đầm lớn, diện tích 130ha, mực nước trung bình 6m,
cao nhất 8,5m và thấp nhất 5m, được nối thơng với sơng Thiếp. Ngồi hệ thống
sơng, đầm Vân Trì có vai trị quan trọng trong việc điều hịa nguồn nước mặt trên
địa bàn huyện Đông Anh.
- Nước ngầm: Nước ngầm trên địa bàn huyện Đông Anh bắt đầu từ độ sâu
20m; tuy nhiên nguồn nước ngầm có trữ lượng lớn ở độ sâu 94 m. Nước ngầm có
hàm lượng sắt từ 7 đến 11mg/lít. Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung
cấp nước cho sản xuất, đặc biệt cho đời sống của người dân. Nước ngầm ở Đơng
Anh có chất lượng tốt, trữ lượng cao, đồng thời luôn được bổ sung, cung cấp từ
nguồn nước giàu có của sơng Hồng. Có thể nói, nước ngầm là một trong những tài
nguyên thiên nhiên quý giá và quan trọng của huyện Đông Anh phục vụ cho sự
phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện

trong tương lai.
1.2 - NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU
1.2.1. Đất đai
Tài nguyên lớn nhất của huyện Đông Anh hiện nay là đất đai với quỹ đất có
thể sử dụng để phát triển cơng nghiệp và đơ thị hiện cịn rất lớn.
Đơng Anh là huyện ngoại thành có diện tích thuộc loại lớn của Thủ đơ Hà
Nội. Hơn nữa, tồn bộ diện tích Đơng Anh là đất đồng bằng và bán sơn địa, rất phù
hợp để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị. Quỹ đất có thể sử dụng để
phát triển cơng nghiệp và đô thị của Đông Anh hiện nay vào loại lớn nhất trong các
huyện ngoại thành Hà Nội.
Hiện tại, khoảng 52% diện tích đất của huyện Đơng Anh là đất nông nghiệp,
chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm khác như ngô, sắn, lạc, đậu (chiếm 48%
tổng diện tích đất của huyện). Diện tích đất nơng nghiệp dành cho trồng cây lâu
năm chỉ chiếm 1% và đất cho nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện
tích đất của huyện. Đất phi nơng nghiệp chiếm khoảng 46% tổng diện tích đất của
huyện, trong đó chủ yếu là đất ở (11,7%) và đất chuyên dùng (21,8%). Đất chưa sử
dụng trên địa bàn huyện hiện còn 354,4 ha, chiếm gần 2% diện tích của huyện.
Bảng 1.2: Phân bố sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh (kiểm kê đến
ngày 01/01/2010)


TT

Mục đích sử dụng đất



Diện tích
(ha)


Tỷ lệ
(%)

1

Đất nơng nghiệp

NNP

9.485,30

52,08

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

8.932,04

49,04

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

8.740,42


47,99

1.1.1.
1

Đất trồng lúa

LUA

7.822,98

42,95

1.1.1.
2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

-

-

1.1.1.
3

Đất trồng cây hàng năm khác


HNK

917,44

5,04

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

191,62

1,05

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

-

-

1.3.

Đất nuôi trồng thủy sản


NTS

553,26

3,04

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

8.374,20

45,98

2.1

Đất ở

OTC

2.131,81

11,70

2.1.1

Đất ở tại nông thôn


ONT

2.027,47

11,13

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

104,34

0,57

2.2

Đất chun dùng

CDG

3.966,21

21,79

2.2.1

Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự
nghiệp


CTS

246,46

1,35

2.2.2

Đất quốc phịng, an ninh

CQA

94,53

0,52

2.2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi nơng
nghiệp

CSK

898,96

4,95

2.2.4


Đất có mục đích cơng cộng

CCC

2.726,26

14,97

2.3

Đất tơn giáo, tín ngưỡng

TTN

11,24

0,06

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

171,77

0,94

2.5


Đất sông suối và mặt nước SMN
chuyên dùng

2.049,03

11,25

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

44,14

0,24

PNK


3

Đất chưa sử dụng

CSD

Tổng diện tích các loại đất

354,40

1,94


18.213,90

100

Nguồn: UBND Huyện Đơng Anh
Như vậy, có thể thấy tiềm năng quỹ đất của huyện còn khá lớn. Cuộc khảo sát
đối với cán bộ chủ chốt của huyện Đông Anh trong khuôn khổ Dự án quy hoạch
này đã cho kết quả là 80% số ý kiến đánh giá rằng quỹ đất là tiềm năng lớn nhất
của huyện để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đến năm 2020.
Trong quá trình phát triển theo hướng đơ thị hóa tới đây, với diện tích đất
chưa sử dụng cịn lại và gần 9.000 ha đất nơng nghiệp mà phần lớn có thể chuyển
đổi sang đất phi nơng nghiệp, Đơng Anh có thuận lợi lớn. Vấn đề đặt ra là phải quy
hoạch và sử dụng thật hữu hiệu nguồn lực quan trọng này phục vụ cho sự phát triển
bền vững kinh tế - xã hội của huyện.
1.2.2. Nguồn nhân lực
a- Dân số:
Tổng số dân trên địa bàn huyện Đông Anh đến cuối năm 2010 khoảng 35,05
vạn người, chiếm khoảng 5,2% dân số Thủ đô Hà Nội. Mật độ dân số năm 2010 là
1,924 người/1.000m2 (1.924 người/km2). Đơng Anh là huyện có dân số lớn thứ hai
trong các huyện ngoại thành (sau huyện Từ Liêm) và có số dân đứng thứ ba trong
các quận/huyện của Hà Nội (sau huyện Từ Liêm và quận Đống Đa).
Bảng 1.3: Tình hình dân số huyện Đơng Anh giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

2001

Dân số trung bình

2005


2006

2007

2008

2009

2010

265.11 288.02 297.01 311.16 325.48 333.90 343.60
0
4
7
0
7
2
0

Nam 131.36 143.44 146.78 152.08 157.79 158.57 163.90
8
7
6
3
8
8
0
Nữ 133.74 144.57 150.23 159.07 167.68 175.32 179.70
2

7
1
7
9
4
0
DS
n/thôn

n/nghiệp 238.23 259.78 268.36 281.86 295.39 307.24 318.24
8
5
1
7
4
7
5

Tỷ lệ sinh dân số

1,58% 1,84% 1,82% 1,81% 1,95% 1,86% 1,85%


Tỷ lệ tăng DS tự 1,18% 1,42% 1,43% 1,45% 1,56% 1,52%
nhiên

1,37%

Tỷ lệ sinh con thứ
3


9,39%

-

11,55
%

10,60
%

9,80%

10,01
%

9,45%

Tỷ lệ tăng DS cơ 0,07% 1,86% 1,44% 4,90% 1,17% 0,12%
học

-

Tỷ lệ tăng DS 1,25% 3,28% 2,87% 6,35% 2,73% 1,64%
chung

-

Nguồn: Niên giám Thống kê Hà Nội, Niên giám Thống kê Huyện Đông Anh
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010 (khoảng

1,4-1,5%/năm) cao hơn so với giai đoạn 2001-2005 trước đó (khoảng 1,21,3%/năm). Đơng Anh hiện có khoảng 65.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có
chồng (từ 15-49 tuổi). Trung bình có 6.000 trẻ em được sinh ra mỗi năm trong giai
đoạn 2006-2010. Số trẻ em từ 16 tuổi trở xuống (những người sống phụ thuộc) của
huyện Đông Anh chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện.
Số trẻ em được sinh ra và tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện Đơng Anh có
chiều hướng tăng những năm gần đây là do một số thay đổi trong chính sách dân số
đã không được phổ biến và tuyên truyền kịp thời đến người dân, do biến động của
cơ quan phụ trách cơng tác dân số. Bên cạnh đó, do đời sống được cải thiện, nhu
cầu sinh thêm con và tâm lý muốn sinh con vào các năm mà người dân cho là năm
may mắn cũng khiến tỷ lệ sinh tăng lên. Tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của huyện
Đông Anh khá lớn, trung bình khoảng 10% trong những năm qua.
Có thể nói, quy mơ dân số lớn kể trên là một nguồn lực đáng kể trong quá
trình phát triển của huyện Đông Anh. Nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh
và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có chiều hướng tăng, tỷ lệ sinh con thứ ba khá cao như
nêu trên. Nếu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khơng được kiểm sốt thì sẽ lại gây trở ngại
lớn cho quá trình phát triển của huyện. Vì thế, việc kiểm soát tốc độ tăng dân số tự
nhiên vẫn là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn huyện Đông
Anh tăng mạnh so với giai đoạn trước. Tăng dân số cơ học một số năm gần đây có
xu hướng cao hơn tăng dân số tự nhiên. Năm 2007 có hơn 2 vạn người chuyển đến
sinh sống trên địa bàn huyện. Điều này cho thấy q trình đơ thị hóa trên địa bàn
huyện bắt đầu tăng tốc. Cũng có nghĩa rằng cần phải có những giải pháp và chính
sách phù hợp trong thời gian tới để q trình đơ thị hóa khơng diễn ra tự phát, tránh
gây những hậu quả khó có thể khắc phục về sau.


b- Nguồn nhân lực:
- Về số lượng: Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60%
số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ. Điều này được lý giải bởi mức
tăng dân số tự nhiên cao những năm gần đây khiến số trẻ em và những người chưa

đến tuổi lao động tăng tỷ trọng trong tổng dân số. Nguồn lao động đơng đảo chính
là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Đông Anh những năm tới đây.
Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế luôn chiếm khoảng 98% trong tổng số nguồn
lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010. Về cơ bản, Đông Anh
đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn thời gian qua.
Bảng 1.4: Tình hình nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai
đoạn 2006-2010
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số nguồn lao 171.389 183.652 191.700 198.623 200.100
động
Tỷ lệ nguồn l/động/ số 57,70%
dân

59,02%

58,90%


58,82%

58,24%

Phân bổ lao động theo các khu vực
Lao động nông nghiệp
Tỷ lệ LĐNN/Tổng số NLĐ

Lao động công nghiệp
Tỷ lệ LĐCN/Tổng số NLĐ

Lao động dịch vụ
Tỷ lệ LĐDV/Tổng số NLĐ

111.28
6

114.613 116.300 117.628 118.000

64,9%

62,4%

60,7%

59,2%

59,0%


52.340

53.600

55.453

57.345

58.100

30,5%

29,2%

28,9%

28,9%

29,0%

7.763

15.439

19.947

23.560

24.000


4,6%

8,4%

10,4%

11,9%

12,0%

Nguồn: Phòng Lao động Thương binh Xã hội Huyện Đông Anh
Bên cạnh số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của huyện Đông Anh
đang được cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây.
- Về cơ cấu: Cơ cấu nguồn lao động huyện Đơng Anh có sự chuyển dịch tích
cực trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động
giảm mạnh, tỷ lệ lao động công nghiệp được duy trì và tỷ lệ lao động dịch vụ tăng


nhanh, biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi liền với q trình đơ thị hóa trên địa bàn huyện.
Cụ thể:
+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ gần 65% năm 2006 xuống 59% năm
2010.
+ Tỷ lệ lao động cơng nghiệp duy trì ở mức 29-30%.
+ Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 4,6% năm 2006 lên 12% năm 2010.
Tuy nhiên, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ lao động
nơng nghiệp cần phải là một q trình chủ động với phương án và các giải pháp
chuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ khơng chỉ đơn thuần là sự giảm
số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình đơ thị hóa.
- Về chất lượng: Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định vị trí, vai trị

của nguồn lực này đối với sự phát triển. Việc khẳng định nguồn nhân lực đóng vai
trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Anh tới đây có cơ sở
ở chỗ chất lượng nguồn nhân lực của huyện đang ngày càng được nâng cao.
Số lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật đang giảm dần trong khi
số lao động là công nhân kỹ thuật và lao động trung học chuyên nghiệp tăng lên.
Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên - hầu hết là lao động quản lý trong các
doanh nghiệp và cán bộ trong các cơ quan, tổ chức trên địa bàn - cũng tăng nhanh.
Điều này cũng phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dịch chuyển lao
động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, sự gia tăng số
lao động có trình độ chun mơn cũng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển các khu,
cụm công nghiệp và đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn
huyện.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Đơng Anh hiện cịn thấp, chưa
tới 50%. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp để đáp ứng tốt u
cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố và phát triển tồn diện, bền vững kinh tế - xã hội
huyện Đơng Anh. Trong q trình đơ thị hố, mỗi năm có hàng nghìn lao động từ
khu vực nông nghiệp chưa được đào tạo, nâng cao chất lượng kịp thời để chuyển
dịch sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Điều này tiềm ẩn những vấn đề về đời
sống và trật tự xã hội cần được quan tâm giải quyết.
1.2.3. Tài nguyên du lịch, nhân văn
Đông Anh là một trong những chiếc nôi của văn hiến Thăng Long - Hà Nội,
rất giàu truyền thống và bản sắc văn hóa. Đơng Anh có tài ngun du lịch phong


phú, độc đáo, giá trị, gồm các danh thắng; di tích lịch sử; các lễ hội truyền thống;
các loại hình nghệ thuật dân gian…
Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng nằm trên địa phận huyện Ðông Anh, cách
trung tâm Hà Nội khoảng 17 km về phía Tây Bắc, là một vùng thành trì lớn, một
dấu tích vật chất về kiến trúc quân sự và thành cổ cách đây hơn 2 thiên niên kỷ. Cổ
Loa là thủ đô thứ hai của Việt Nam, sau Phong Châu (là thủ đô thời các vua Hùng,

thuộc tỉnh Phú Thọ).
Ngoài Cổ Loa, trên địa bàn Đơng Anh cịn có nhiều di tích lịch sử, văn hoá
nổi tiếng khác như Đền Sái, địa đạo Nam Hồng...
Đơng Anh cũng có những khu vực có cảnh quan thuận lợi để phát triển du
lịch, như đầm Vân Trì, ven sơng Cà Lồ...
Trên địa bàn huyện Đơng Anh hàng năm có rất nhiều lễ hội truyền thống,
trong đó có những lễ hội lớn, có tiềm năng khai thác du lịch như: Hội đền An
Dương Vương (hay còn gọi là Hội Cổ Loa); Hội rước vua giả Đền Sái (xã Thuỵ
Lâm); Hội làng Dục Tú (xã Dục Tú); Hội làng Xuân Nộn (xã Xuân Nộn); Hội bà
Máy hay còn gọi là lễ hội Giỗ (xã Liên Hà); Hội làng Cổ Dương (xã Tiên Dương);
Hội làng Quan Âm (xã Bắc Hồng); Hội làng Đường Yên (xã Xuân Nộn); Hội làng
Sơn Du; Hội làng Xuân Trạch (xã Xuân Canh); Hội làng Quậy; Hội làng Phúc Hậu
(xã Dục Tú); Hội làng Thụy Hà (xã Bắc Hồng).
Đơng Anh cũng có nhiều làng nghề nổi tiếng, trong đó có các nghề đặc sắc
như trạm khảm trang trí đồ gỗ Vân Hà, bún Mạch Tràng... Tới Đơng Anh, du khách
có thể tham quan các làng nghề truyền thống và thưởng thức các món ăn tiêu biểu,
riêng có của mảnh đất lịch sử này.
1.3 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN ĐÔNG ANH
1.3.1. Thực trạng tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a- Thực trạng tăng trưởng kinh tế:
Có thể đánh giá một cách tổng quát, kinh tế huyện Đông Anh phát triển với
mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006-2010.
* Về giá trị sản xuất:
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện năm 2010 đạt hơn
22.800 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005 (8.840 tỷ đồng). Tốc độ tăng giá trị
sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn huyện bình quân đạt tới 22%/năm.


Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý năm 2010 đạt gần
2.860 tỷ đồng, gấp gần 2 lần năm 2005 (1.450 tỷ đồng). Tốc độ tăng giá trị sản xuất

các ngành kinh tế huyện quản lý bình quân đạt khoảng 14,6%/năm.
Bảng 1.5: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn và thuộc
huyện Đông Anh quản lý giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: triệu đồng
Tổng GTSX trên
địa bàn
Khơng tính liên
doanh
Cơng nghiệp và
XDCB
Thương mại - Dịch
vụ
Nơng - lâm - thủy
sản
Khu vực đầu tư
nước ngồi
Tổng GTSX thuộc
huyện quản lý
Công nghiệp và
XDCB
Thương mại - Dịch
vụ
Nông - lâm - thủy
sản

2005

2006

2007


2008

2009

2010

8.441.579

9.450.868

14.565.235

19.374.070

20.801.097

22.803.338

3.273.515

3.322.608

3.753.965

4.507.989

4.854.390

5.345.908


2.424.338

2.431.680

2.808.247

3.493.291

3.766.857

4.164.529

418.648

441.006

472.591

520.138

578.834

659.894

430.529

449.922

473.127


494.560

508.699

521.485

5.168.064

6.128.260

10.811.270

14.866.081

15.946.707

17.457.430

1.449.555

1.674.379

1.935.172

2.337.775

2.548.207

2.859.094


614.601

797.210

1.009.703

1.346.820

1.485.098

1.703.259

417.624

439.983

471.608

519.446

578.152

659.170

417.330

437.186

453.861


471.509

484.957

496.665

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
Bảng 1.6: Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn và
thuộc huyện Đơng Anh quản lý bình qn giai đoạn 2006-2010
Tăng Khơng
trưởng tính
chung
liên
doanh
Tăng trưởng
22,0% 10,3%
GTSX trên địa
bàn
Tăng trưởng
14,6%
GTSX k/vực
huyện quản lý
Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

CN - Thương NLN XDCB
mại Thuỷ
Dịch vụ
sản


Khu
vực
FDI

11,4%

9,5%

3,9%

27,6%

22,6%

9,6%

3,5%

-


* Tăng trưởng các ngành kinh tế:
Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện năm 2010 đạt
khoảng 4.587 tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2005. Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế
thuộc huyện quản lý năm 2010 đạt khoảng 1.011 tỷ đồng, gấp 1,74 lần năm 2005.
Bảng 1.7: Tổng giá trị gia tăng các ngành kinh tế trên địa bàn và thuộc
huyện Đông Anh quản lý giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: triệu đồng
2005


2006

2007

2008

2009

2010

1.922.159

2.116.216

2.968.691

3.881.481

4.183.408

4.586.872

1.480.457

1.646.656

2.458.668

3.340.771


3.586.915

3.934.327

Thương mại - Dịch
vụ

249.748

264.664

299.040

320.900

357.042

406.930

Nông - lâm - thủy
sản

191.954

204.896

210.983

219.810


239.451

245.615

579.842

646.799

729.880

823.209

908.386

1.011.059

Công nghiệp và
XDCB

142.025

180.780

224.769

288.127

317.675

364.563


Thương mại - Dịch
vụ

248.989

264.111

298.534

320.544

356.690

406.557

Nông - lâm - thủy
sản

188.828

201.908

206.577

214.538

234.021

239.939


Tổng GTGT trên
địa bàn
Công nghiệp và
XDCB

Tổng GTGT thuộc
huyện quản lý

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
Tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 20062010 đạt khá cao, bình quân là 19,0%/năm. Tăng trưởng cao chủ yếu do sự tăng
trưởng và phát triển của ngành công nghiệp đem lại, đặc biệt là mức tăng đột biến
trong 2 năm 2007-2008.
Bảng 1.8: Tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh
giai đoạn 2006-2010
2006

2007

2008

2009

2010

Bình
qn
20062010

10,1

%
Cơng nghiệp và 11,2%

40,3
%
49,3

30,7%

7,8%

9,6%

19,0%

35,9%

7,4%

9,7%

21,6%

Tăng trưởng chung
trên địa bàn


XDCB
Thương mại - Dịch vụ


%
6,0%

13,0
%

7,3%

11,3% 14,0%

10,3%

Nông - lâm - thủy 6,7% 3,0%
sản
Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

4,2%

8,9%

5,1%

2,6%

Tăng trưởng các ngành kinh tế thuộc huyện quản lý giai đoạn 2006-2010 khá
đều đặn và ổn định, đạt bình quân là 11,8%/năm.
Bảng 1.9: Tăng trưởng các ngành kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý
giai đoạn 2006-2010
Bình
qn

20062010

2006

2007

2008

2009

2010

11,5%

12,8%

12,8%

10,3%

11,3%

11,8%

Cơng nghiệp và XDCB

27,3%

24,3%


28,2%

10,3%

14,8%

20,7%

Thương mại - Dịch vụ

6,1%

13,0%

7,4%

11,3%

14,0%

10,3%

Nơng - lâm - thủy sản

6,9%

2,3%

3,9%


9,1%

2,5%

4,9%

Tăng trưởng khu vực
thuộc huyện quản lý

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
Biểu đồ tăng trưởng kinh tế huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010


Kết quả của quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh và liên tục trên địa bàn huyện
Đông Anh đã đem lại mức thu nhập bình quân ngày càng cao cho người dân. Thu
nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện năm 2010 đạt khoảng 930
USD/người (20 triệu đồng/người/năm), bằng nửa so với bình qn chung tồn
thành phố. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2010 là 3,95% và đến cuối năm 2011 giảm
xuống còn 2,9%.
Đời sống của người dân Đông Anh ngày càng được cải thiện, thể hiện qua một
số chỉ tiêu về đời sống như sau:
Bảng 1.10: Một số chỉ tiêu đời sống của người dân Đông Anh so sánh với
tồn thành phố và một số quận/huyện khác
Tồn
Thành
phố

Huyệ
n
Đơng

Anh

Huyệ
n Sóc
Sơn

Huyện
Hồi
Đức

Quận
Hồng
Mai

Diện tích nhà ở m2/ngư
bình qn
ời

20,8

20,1

16,7

17,4

26,6

Tỷ lệ hộ có
nguồn nước hợp

vệ sinh

%

98,94

99,95

96,64

99,88

99,99

Tỷ lệ hộ có hố xí

%

76,72

72,75

44,99

79,07

99,51

Chỉ tiêu


Đơn vị
tính


hợp vệ sinh
Tỷ lệ hộ sử dụng
Tivi

%

92,64

92,32

94,48

91,86

94,64

Tỷ lệ hộ sử dụng
điện thoại cố
định

%

62,74

68,66


60,31

50,09

78,82

Tỷ lệ hộ sử dụng
Mô-tô/Xe máy

%

79,70

79,09

79,99

77,05

89,76

Tỷ lệ hộ sử dụng
Máy Vi tính

%

31,86

18,30


9,75

17,40

54,23

Tỷ lệ hộ sử dụng
Điều hồ nhiệt độ

%

21,69

7,50

3,29

3,91

40,00

Tỷ lệ hộ sử dụng
Máy giặt

%

35,44

26,55


12,11

26,42

60,10

Tỷ lệ hộ sử dụng
Tủ lạnh

%

56,63

51,83

35,31

48,03

82,71

Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Tp Hà Nội 01/4/2009
b- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh trong giai đoạn 2006-2010 tiếp
tục chuyển dịch tích cực, đúng hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nơng
nghiệp nhằm đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tỷ trọng ngành cơng nghiệp trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện năm 2010
là 58,6%; tăng 3,5% so với năm 2005.
Tỷ trọng Thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện năm
2010 là 27,5%; tăng nhẹ so với mức 27,3% năm 2005.

Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
năm 2010 là 13,9%; giảm 3,7% so với năm 2005.
Bảng 1.11: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai
đoạn 2006-2010
2005

2006

2007

2008

2009

2010


Công nghiệp và 55,1% 53,0%
XDCB

53,3% 59,4% 58,8%

58,6%

Thương mại - Dịch vụ 27,3% 29,4%

30,3% 25,2% 26,4%

27,5%


Nông - lâm - thủy 17,6% 17,6%
sản

16,4% 15,4% 14,8%

13,9%

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Cơ cấu kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý trong giai đoạn 2006-2010 có
sự chuyển dịch khá mạnh, tỷ trọng cơng nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông - lâm thủy sản giảm mạnh.
Bảng 1.12: Cơ cấu các ngành kinh tế thuộc huyện Đông Anh quản lý giai
đoạn 2006-2010
2005

2006

2007

2008

2009

2010

Công nghiệp và 25,4% 29,4%
XDCB

33,8% 41,7% 41,4%


41,5%

Thương mại - Dịch 45,5% 44,2%
vụ

43,1% 36,3% 37,7%

39,0%

Nông - lâm - thủy 29,1% 26,4%
sản

23,1% 22,0% 20,9%

19,5%

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
Tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý năm
2010 là 41,5%; tăng 16,1% so với năm 2005.


Tỷ trọng Thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý năm
2010 là 39,0%; giảm 6,5% so với mức 45,5% năm 2005.
Tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu kinh tế thuộc huyện quản lý
năm 2010 là 19,5%; giảm 9,6% so với mức 29,1% của năm 2005.
Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực là tỷ trọng
công nghiệp tăng nhanh, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm mạnh thì tỷ trọng
ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2006-2010 là một
biểu hiện khơng mấy tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, biểu hiện
lĩnh vực dịch vụ phát triển cịn hạn chế, q trình đơ thị hóa trên địa bàn huyện cịn

chậm.

c- Chất lượng tăng trưởng kinh tế:
Mặc dù tăng trưởng các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn
2006-2010 đạt khá cao (bình quân 19,0%/năm), tăng trưởng các ngành kinh tế
thuộc huyện quản lý giai đoạn 2006-2010 cũng đạt bình quân 11,8%/năm, cơ cấu
ngành kinh tế chuyển dịch khá tích cực nhưng nhìn chung chất lượng tăng trưởng
kinh tế chưa song hành cùng tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm, tỷ trọng nơng nghiệp còn cao,
thương mại - dịch vụ phát triển còn hạn chế. Chưa hình thành và phát triển được
các ngành, sản phẩm có trình độ cơng nghệ, hàm lượng chất xám cao. Khả năng
cạnh tranh của nhiều sản phẩm, doanh nghiệp cũng còn hạn chế. Năng suất lao
động tăng chậm.
Trong q trình tăng trưởng kinh tế, vấn đề mơi trường chưa được quan tâm
đúng mức. Một số khu/cụm công nghiệp cịn thiếu cơng trình xử lý nước thải; các
làng nghề cịn gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Tuy tốc độ đơ thị hố cịn
thấp nhưng ơ nhiễm khói bụi, tiếng ồn... ở một số khu vực đã ở mức cao.
d- Quan hệ sản xuất và các thành phần kinh tế:


Trong giai đoạn 2006-2010, quan hệ sản xuất trên địa bàn huyện Đông Anh
luôn được quan tâm, các thành phần kinh tế phát triển và hoạt động bình đẳng trước
pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn huyện được sắp xếp, củng cố, hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổng số cơ sở công nghiệp, thương mại - dịch vụ
nhà nước trên địa bàn huyện hiện còn 15 đơn vị, trong đó theo phân cấp quản lý có
8 đơn vị thuộc trung ương và 7 đơn vị thuộc địa phương quản lý.
Doanh nghiệp ngoài nhà nước tiếp tục phát triển mạnh, tănh nhanh về số
lượng, đa dạng hoá về ngành nghề. Cho đến nay, tổng số doanh nghiệp đăng ký trên
địa bàn huyện quản lý là 2.917 DN (khoảng 1.500 là công ty cổ phần, 1.200 là công

ty TNHH, 200 là doanh nghiệp tư nhân); trong đó có 1.905 doanh nghiệp đang kinh
doanh.
Kinh tế tập thể có bước phát triển mới. Công tác củng cố, đổi mới và nâng cao
hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã (HTX) được tăng cường với trên 130 HTX
đang hoạt động có kết quả. Huyện đang tiếp tục chỉ đạo giải thể đối với các HTX
hoạt động kém hiệu quả và các HTX hoạt động hình thức, đồng thời khuyến khích
các tổ chức, cá nhân thành lập mới các HTX. Nhiều mơ hình hợp tác xã đang hoạt
động có hiệu quả, đóng góp nhất định đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn
huyện.
Ngồi ra, trên địa bàn huyện có trên 12.000 cơ sở/ hộ kinh doanh cá thể đang
hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, thương
mại, dịch vụ. Trong đó có nhiều hộ sản xuất kinh doanh có quy mơ khá lớn tại các
làng nghề thủ công truyền thống ở Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú...
Để tạo nên tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoạt động đầu tư phát
triển, nhất là chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách có vai trị quan trọng, mang
tính dẫn dắt. Trong 5 năm 2006-2010, tổng thu ngân sách của huyện Đông Anh đạt
3.425 tỷ đồng, tăng trung bình 18%/năm (trong đó thu từ đấu giá quyền sử dụng đất
đạt 687 tỷ đồng, tăng 128%/năm); tổng chi ngân sách trong 5 năm là 2.304 tỷ đồng,
tăng 26,3%/năm, trong đó tổng chi cho đầu tư phát triển đạt 751,6 tỷ đồng, tăng
81%/năm. Công tác chi đầu tư phát triển từ ngân sách ngày càng có trọng tâm,
trọng điểm, đạt hiệu quả cao.
1.3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp


Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Đông Anh giai đoạn 20062010 phát triển nhanh, từng bước theo hướng hiện đại, công nghệ cao. Các khu
công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn hoạt động khá hiệu quả.
Trên địa bàn huyện duy trì khoảng gần 3.500 cơ sở sản xuất cơng nghiệp
ngồi nhà nước với gần 24.000 lao động. Trong các năm 2007-2008 do ảnh hưởng
những khó khăn kinh tế chung, số cơ sở và lao động công nghiệp ngoài nhà nước
giảm nhẹ nhưng đã hồi phục dần trở lại trong các năm 2009-2010.

Bảng 1.13: Tình hình sản xuất công nghiệp - XDCB huyện Đông Anh giai
đoạn 2006-2010
Đơn vị: triệu đồng
Tổng GTSX CN và
XDCB trên địa bàn
Tổng GTSX CN và
XDCB thuộc huyện
quản lý
Tổng GTGT CN và
XDCB trên địa bàn
Tổng GTGT CN và
XDCB thuộc huyện
quản lý
Số cơ sở sản xuất
CN ngồi NN
Số lao động cơng
nghiệp ngồi NN

2005

2006

2007

2008

2009

2010


2.424.338

2.431.680

2.808.247

3.493.291

3.766.857

4.164.529

614.601

797.210

1.009.703

1.346.820

1.485.098

1.703.259

1.480.457

1.646.656

2.458.668


3.340.771

3.586.915

3.934.327

142.025

180.780

224.769

288.127

317.675

364.563

3.547

3.789

3.304

3.422

3.459

3.467


15.828

23.135

20.688

22.816

23.681

23.788

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng cơ bản (XDCB) bình quân 5
năm 2006-2010 trên địa bàn huyện đạt 21,6%/năm (nếu khơng tính doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi thì đạt 11,4%/năm), trong đó thuộc huyện quản lý đạt
20,7%/năm.
Bảng 1.14: Tăng trưởng ngành Công nghiệp và XDCB huyện Đông Anh
giai đoạn 2006-2010

Tăng trưởng CN và
XDCB trên địa bàn

2006

2007

2008

2009


Bình
quân
20062010

11,2
%

49,3
%

35,9
%

7,4% 9,7%

21,6%

2010


Tăng trưởng CN và
27,3 24,3
XDCB k/vực huyện
%
%
QLý
Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

28,2

%

10,3
%

14,8
%

20,7%

Đóng góp lớn nhất vào sự phát triển cơng nghiệp trên địa bàn Đơng Anh là
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi. Giá trị sản xuất cơng nghiệp của khu vực có vốn
đầu tư nước ngồi tăng mạnh, năm 2010 tăng gấp gần 3,4 lần so với năm 2005.
Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện đã và đang
tiếp tục được quy hoạch theo các khu vực tập trung, hạn chế việc phát triển các cơ
sở sản xuất trong khu dân cư, tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời
sống, sinh hoạt của nhân dân. Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp phát triển mạnh trên địa bàn huyện là gia cơng cơ khí, may mặc và chế biến
lâm sản. Các khu vực tập trung công nghiệp và khu công nghiệp tập trung, khu/cụm
công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Đông Anh hiện nay bao gồm:
- Khu vực tập trung cơng nghiệp Đơng Anh hình thành từ những năm 19701980 trên trục đường quốc lộ 3. Khu vực này được phân bố trên quy mô khoảng
70ha và hiện có khoảng 30 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng...
Hầu hết trước đây là các doanh nghiệp nhà nước, nay phần lớn đã được cổ phần hố.
Các cơ sở cơng nghiệp trong khu vực này có quy mơ diện tích tương đối lớn, mật độ
xây dựng thấp, hệ số sử dụng đất không cao nhưng nằm phân tán (khơng theo mơ
hình khu cơng nghiệp tập trung). Các ngành công nghiệp trong khu vực này được
đánh giá có mức độ ơ nhiễm mơi trường khơng cao. Theo quy hoạch của thành phố
thì trong khu vực này sẽ dành một phần đất để di chuyển các cơ sở công nghiệp
trong nội thành ra.
- Khu công nghiệp tập trung Thăng Long (Bắc Thăng Long), nằm trên địa bàn

các xã Kim Chung, Võng La do Công ty Khu Công nghiệp Thăng Long (liên doanh
giữa Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Cơng ty cơ khí Đơng Anh) làm chủ đầu
tư. Tổng diện tích của khu cơng nghiệp là 274ha, là khu công nghiệp tập trung lớn
nhất của Hà Nội hiện nay, đã hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật của khu.
Khu cơng nghiệp Bắc Thăng Long hiện có cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh
với hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải, có hệ
thống giao thơng kết nối với cảng và sân bay quốc tế tương đối thuận lợi.
Bắc Thăng Long đang là khu công nghiệp tập trung hoạt động hiệu quả, mang
tính điển hình của Hà Nội để các địa phương khác tham khảo. Tại KCN Bắc Thăng
Long hiện có 67 nhà đầu tư nước ngồi đầu tư, tổng số vốn trên 1,5 tỷ USD với các
sản phẩm công nghệ cao của các tập đoàn nổi tiếng như Canon, Panasonic... Tổng


số lao động đang làm việc trong KCN Bắc Thăng Long là 48.000 người, trong đó
có hơn 8.000 là người Đông Anh.
Bắc Thăng Long cũng là một trong những KCN đi đầu của Hà Nội hiện nay
về xây dựng nhà ở cho công nhân (đã xây dựng dự án khu nhà ở cơng nhân Kim
Chung với tổng diện tích khoảng 20ha).
- Cụm cơng nghiệp Ngun Khê với tổng diện tích 95,6 ha nằm trên địa bàn
xã Nguyên Khê. Đây là một trong số 49 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng và đi
vào hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Giai đoạn I (pha I) của cụm
cơng nghiệp đã hồn thành với quy mơ diện tích 18ha và đã thu hút 12 doanh
nghiệp với cơ cấu ngành nghề khá đa dạng vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Giai
đoạn II của khu công nghiệp này với quy mô khoảng 77ha đã đang được chủ đầu tư
là Ban Quản lý Dự án huyện triển khai thực hiện.
- Khu công nghiệp Đông Anh: quy mô khoảng 600ha, nằm trên địa bàn các xã
Xuân Nộn, Thụy Lâm và thị trấn Đông Anh, đang được nghiên cứu lập và phê
duyệt quy hoạch.
- Ngồi ra, trên địa bàn huyện Đơng Anh đã và đang triển khai dự án Khu sản
xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung tại xã Liên Hà và Vân Hà.

Liên Hà, Vân Hà là hai xã có làng nghề phát triển mạnh nhất Đơng Anh, trong
đó Liên Hà phát triển nghề sản xuất đồ gỗ công nghiệp (gỗ phun sơn) và Vân Hà
phát triển nghề mộc, chạm khắc, đồ gỗ mỹ nghệ và gia dụng. Tiềm năng phát triển
của hai làng nghề này còn rất lớn. Tuy nhiên, việc các hộ tổ chức sản xuất ngay tại
gia đình trong khu dân cư đang gây ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng.
Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung xã Liên Hà có quy mơ 3ha đã
hồn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các hộ cũng đã đấu thầu quyền sử dụng đất thuê
50 năm. Khu sản xuất này sẽ tập trung các cơ sở sản xuất đồ gỗ phun sơn, giảm ô
nhiễm môi trường cho khu dân cư.
Khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung làng nghề xã Vân Hà với hình thức
tương tự xã Liên Hà đang được triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Bên cạnh Liên Hà, Vân Hà, tiểu thủ công nghiệp và nghề truyền thống tại
các làng nghề khác cũng đang phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ tốt trên thị
trường. Trong đó, Dục Tú có nghề cơ kim khí (kéo sắt); Võng La, Cổ Loa có nghề
chế biến thực phẩm, làm bún; Vân Nội, Đông Hội có nghề đan lát, sản xuất đồ gia
dụng từ tre, nứa; Bắc Hồng, Uy Nỗ có nghề may...
1.3.3. Thực trạng phát triển thương mại - dịch vụ


Thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện trong những năm qua có sự phát triển
rộng khắp, hàng hóa, dịch vụ ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng
được nhu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện.
* Tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ:
Tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ bình quân 5 năm 2006-2010
đạt 10,3%/năm.
Bảng 1.15: Tăng trưởng ngành Thương mại - Dịch vụ huyện Đông Anh
giai đoạn 2006-2010

Tăng trưởng Thương
mại- Dịch vụ trên địa

bàn

Bình
quân
20062010

2006

2007

2008

2009

2010

6,0%

13,0%

7,3%

11,3%

14,0%

10,3%

7,4%


11,3%

14,0%

10,3%

Tăng trưởng Thương
mại- Dịch vụ k/vực 6,1% 13,0%
huyện QLý
Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn huyện tăng nhanh, năm
2010 đạt khoảng 10.898 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2005.
Bảng 1.16: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa dịch vụ trên địa bàn huyện
Đơng Anh giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: tỷ đồng
2005

2006

Giá trị tổng
mức
4.535
5.327
LCHHDV
Nguồn: UBND Huyện Đông Anh

2007

2008


2009

2010

6.260

7.475

9.068

10.898

* Kim ngạch xuất nhập khẩu:
Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn
2006-2010 đạt gần 230 triệu USD.
Bảng 1.17: Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện
Đông Anh giai đoạn 2006-2010


Đơn vị: 1.000 USD
Tổng giá trị
kim ngạch
XNK
Xuất khẩu
Nhập khẩu

2005

2006


2007

2008

2009

2010

75.404

85.643

170.37
1

340.10
0

224.99
1

249.21
2

4.719

11.410

23.100


93.958

47.814

52.546

70.685

74.233

147.27
1

246.14
2

177.17
7

196.66
6

Nguồn: UBND Huyện Đông Anh
* Hệ thống phân phối, chợ:
Trên địa bàn huyện Đơng Anh có 21 chợ. Đơng Anh đã và đang thực hiện
quyết liệt việc chuyển đổi mơ hình quản lý kinh doanh khai thác chợ theo phương
thức xã hội hóa tại các xã. Đã cơ bản hồn thành việc chuyển đổi mơ hình quản lý,
kinh doanh, khai thác chợ gắn với đầu tư xây dựng và cho kết quả bước đầu tích
cực, như chợ tại các xã Hải Bối, Thụy Lâm, Vân Nội, Kim Chung.... Đã có 7 chợ

được giao cho các doanh nghiệp tiếp nhận quản lí, đầu tư xây dựng, cải tạo với
kinh phí hàng chục tỷ đồng.
Một số chợ cịn lại như chợ Vân Hà, Đơng Hội, Dục Tú đang được chỉ đạo lựa
chọn địa điểm xây dựng chợ theo hình thức đầu tư mới.
Đối với các chợ lớn, phức tạp như chợ Trung Tâm, Chợ Tó, huyện đang chỉ
đạo nghiên cứu phương án chuyển đổi phù hợp.
Đến nay tồn huyện đã có 9/21 chợ đạt chuẩn nơng thơn mới.
Ngồi các chợ truyền thống, trong các thơn, xóm, các điểm dân cư đã hình
thành nhiều điểm mua bán trao đổi hàng hoá, các điểm bán lẻ hàng tiêu dùng với
nhiều nhóm mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân
dân.
Tuy nhiên, Đơng Anh chưa hình thành hệ thống phân phối hiện đại gồm các
trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích,... Hiện trên địa bàn huyện mới
chỉ có 1 Trung tâm thương mại kết hợp giữa nhà ở với buôn bán tổng hợp tại thị
trấn Đông Anh và đang đầu tư một số dự án trung tâm thương mại kết hợp văn
phòng tại khu vực trung tâm thị trấn. Mức độ hiện đại của Trung tâm thương mại
hiện có này còn khoảng cách rất xa so với các trung tâm thương mại cao cấp trong
nội thành. Hệ thống phân phối trên địa bàn huyện phục vụ kinh doanh và mua bán
hàng hóa hiện vẫn dựa chủ yếu vào mạng lưới chợ phân bổ ở các xã/thị trấn.


×