Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN GIỮA MÔ BỆNH HỌC THEO WHO 2001 VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG U LYMPHO KHÔNG HODGKIN TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.35 KB, 12 trang )

TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2

NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN GIỮA MÔ BỆNH HỌC THEO WHO 2001
VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG U LYMPHO
KHÔNG HODGKIN TRẺ EM
Phạm Thị Việt Hương, Phạm Duy Hiển,
Trần Văn Công, Trần Văn Tuấn
Bệnh viện K

TÓM TẮT
Có nhiều cách phân loại mô bệnh học trong u lympho ác tính không Hodgkin (ULAKH). Xu
hướng gần đây áp dụng hệ thống phân loại của WHO 2001. Mục tiêu: 1, So sánh đặc điểm MBH
ULAKH trẻ em tại Bệnh viện K từ 2005 đến 2012 theo Working Formulation 1982 và Phân loại
của Tổ chức Y tế thế giới 2001. 2, Tìm ra mối liên quan giữa MBH theo WHO 2001 với một số đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng. Đối tượng: 88 bệnh nhân trẻ em (bn) ULAKH điều trị tại khoa
Nhi Bệnh viện K từ 1/2005 đến 10/2012. Phương pháp: Mô tả, hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết
quả: Theo phân loại của WF, MBH ác tính thấp 22,8 %, độ ác tính trung bình 47,7%, độ ác tính
cao 29,5%. Phân loại MBH theo WHO 2001, toàn bộ 88 bn có MBH ác tính cao. Hay gặp nhất là
thể lan tỏa tế bào nhỏ không khía (Burkitt tổn thương nhỏ) 31,8%, tiếp theo là thể nguyên bào
lympho 30,7%. Tế bào B chiếm 61,3%), tế bào T 38,7%. Tỷ lệ thâm nhiễm tủy cao 34%, trong đó
tỷ lệ cao nhất trong nhóm Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía. Tổn thương trung thất
chiếm 30,7%, tỷ lệ cao nhất trong nhóm nguyên bào lympho (48,1%). Tổn thương u hạch lan
tỏa trong ổ bụng gặp 43,2% trong đó tỷ lệ cao nhất ở thể Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không
khía (42,1%). Tổn thương hạch đầu mặt cổ gặp 76% trong đó tỷ lệ cao nhất ở thể tế bào lớn lan
tỏa hoặc bất thục sản (43,3%). Tổn thương vòng Waldayer 26,1% trong đó tỷ lệ cao nhất trong
nhóm MBH tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản (56,5%). Ở thể Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ
không khía và thể nguyên bào lympho, tỷ lệ giai đoạn III+IV cao hơn nhiều so với giai đoạn I+II, ở
thể tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản cũng xảy ra điều tương tự. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với P=0,037. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các triệu chứng toàn thân
giữa các thể MBH theo WHO 2001. Nồng độ LDH huyết thanh tăng chiếm 56,8%, so với các thể
MBH khác nhau có ý nghĩa thống kê với p=0,001, trong đó tăng vừa gặp 37,5% và tăng cao gặp


19,3%. LDH huyết thanh tăng chủ yếu ở bn có thể MBH Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không
khía (44%) và thể nguyên bào lympho (40%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P=0,001. Sự
khác biệt về tỷ lệ tăng vừa và tăng cao nồng độ β2 microglobulin huyết thanh giữa các thể MBH
không có ý nghĩa thống kê.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
U lympho (Hodgkin và không Hodgkin) là bệnh
ác tính hay gặp hàng thứ 3 trong ung thư trẻ em
sau bạch cầu cấp và u não, trong đó u lympho ác

46

tính không Hodgkin (ULAKH) chiếm khoảng 7%.
Theo thống kê 2001-2004, ULAKH chiếm 11,3%
ung thư trẻ em trên thế giới và 13,9% ung thư trẻ
em ở Việt Nam [2].


PHẦN NGHIÊN CỨU
Từ trước tới nay đã có nhiều phân loại MBH
dùng cho ULAKH cả người lớn và trẻ em. Trong đó,
bảng phân loại công thức thực hành 1982 (Working
Formulation-WF) dành cho lâm sàng chia thành 3
nhóm lớn có giá trị tiên lượng bệnh là độ ác tính
thấp, trung gian và cao, bao gồm 10 typ MBH
được áp dụng phổ biến ở Bệnh viện K do chi phí
thấp, đơn giản. Tuy nhiên, thực tế chúng tôi nhận
thấy sự không tương xứng giữa độ MBH ác tính
thấp khi phân loại theo WF 1982 với mức độ tiến
triển nhanh trên lâm sàng của ULAKH trẻ em. Xu
hướng 10 năm trở lại đây, tại nhiều trung tâm

Ung thư trên thế giới đã áp dụng phân loại của
Tổ chức Y tế thế giới 2001: Bao hàm hình thái học,
phenotyp miễn dịch, những biến đổi di truyền và
các đặc điểm lâm sàng. Đây là hệ thống phân loại
chi tiết, có ý nghĩa thực tiễn nhưng chưa áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam do chi phí tốn kém và chưa có
nghiên cứu nào trên trẻ em. Vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài này với mục tiêu:
1. So sánh đặc điểm MBH ULAKH trẻ em tại
Bệnh viện K từ 1/2005 đến 10/2012 theo Working
Formulation 1982 và Phân loại của Tổ chức Y tế thế
giới 2001.
2. Tìm ra mối liên quan giữa MBH theo WHO
2001 với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 88 bệnh nhân trẻ
em (bn) ULAKH điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện K
từ 1/2005 đến 10/2012 còn lưu giữ bệnh phẩm
sinh thiết, có đầy đủ hồ sơ bệnh án. Loại trừ những

trường hợp bệnh phẩm không rõ nguồn gốc, bệnh
phẩm hử hỏng, kết quả MBH không rõ ràng.
2.2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, hồi cứu
kết hợp tiến cứu.
Bước 1: Lấy lại bệnh phẩm hồi cứu, cắt, đọc lại.
Nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD) các bệnh phẩm
hồi cứu và tiến cứu. Tất cả các bn đều có chẩn đoán
MBH theo WF 1982 và theo WHO 2001.
Phân nhóm nguồn gốc tế bào B, T dựa vào kết

quả nhuộm HMMD.
- Các u lympho B: Khi các tế bào u dương tính
với CD20, CD79a.
- Các u lympho T: Khi các TB u dương tính với
CD3, CD7, CD43, CD45RO.
Bước 2: Ghi nhận các thông tin về vị trí tổn
thương, ảnh hưởng toàn thân, tình trạng thâm
nhiễm tủy, giai đoạn bệnh, LDH, β2 microglobulin
huyết thanh.
Bước 3: Thống kê và sử lý kết quả bằng phần
mềm SPSS 16.
Bước 4: Phân tích sự khác biệt về MBH ở hai
cách phân loại theo WF 1982 và WHO 2001. So
sánh sự khác biệt giữa các yếu tố bằng kiểm định
χ2, test-Student với khoảng tin cậy 95%. Từ đó tìm
ra mối liên quan giữa MBH với vị trí tổn thương,
giai đoạn bệnh, LDH, β2 microglobulin.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua 88 bn đủ tiêu chuẩn lựa chọn (46 bn tiến
cứu, và 42 bn hồi cứu) chúng tôi có kết quả nghiên
cứu như sau:
3.1. Tỷ lệ phân loại MBH theo WF 1982

47


TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
Bảng 1. Tỷ lệ phân nhóm MBH theo WF 1982
Độ


Thể MBH

Số bn

Tỷ lệ (%)

WF1: Lympho bào nhỏ
WF2: Dạng nang, ưu thế lympho nhỏ nhân khía
WF3: Dạng nang, các tế bào nhỏ và to nhân khía
Cộng

10
5
5
20

11,4
5,7
5,7
22,8

WF4: Dạng nang, ưu thế tế bào lớn
WF5: Dạng lan toả, tế bào nhỏ nhân khía
WF6: Dạng lan toả, hỗn hợp tế bào to và nhỏ
WF7: Dạng lan tỏa, tế bào lớn
Cộng
WF8: Tế bào lớn nguyên bào miễn dịch
WF9: Nguyên bào lympho

0

9
14
19
42
1
18

0
10,2
15,9
21,6
47,7
1,1
20,4

WF10: Tế bào nhỏ nhân không khía, tế bào Burkitt hoặc lan toả
không biệt hoá không phải tế bào Burkitt

7

8

Cộng

26

29,5

Tổng


88

100

Độ ác tính
thấp

Độ ác
tính
trung
bình

Độ ác tính
cao

Nhận xét: Theo phân loại của WF, có 20 bn MBH ác tính thấp (22,8 %), độ ác tính trung bình có 42
bn (47,7%), độ ác tính cao có 26 bn (29,5%).
3.2. Tỷ lệ phân loại MBH theo WHO 2001
Bảng 2. Tỷ lệ phân nhóm MBH theo WHO 2001
Độ

Thể MBH

Độ ác tính thấp

Độ ác tính cao

Tổng

- Thể lan tỏa tế bào lớn

- Thể bất thục sản tế bào lớn
- Lan tỏa tế bào nhỏ không khía (burkitt tổn thương
nhỏ)
- Loại nguyên bào lympho

Số bn

Tỷ lệ (%)

0

0

26
7
28
27

29,5
8
31,8
30,7

88

100

Nhận xét: Phân loại MBH theo WHO 2001, toàn bộ 88 bn có MBH ác tính cao. Hay gặp nhất là thể
lan tỏa tế bào nhỏ không khía (Burkitt tổn thương nhỏ) 31,8%, tiếp theo là thể nguyên bào lympho
30,7%. Chúng tôi xếp gộp thể lan tỏa tế bào lớn và thể bất thục sản tế bào lớn thành một nhóm.


48


PHẦN NGHIÊN CỨU
3.3. So sánh phân loại MBH theo WF 1982 với theo WHO 2001 của 42 bệnh nhân hồi cứu

9.5

16.7

31

28.6

59.5

54.8
Ác
thấp
Áctính
tính
th?p
Ác
trung
bìnhbình
Áctính
tính
trung
Ác

caocao
Áctính
tính

Burkitt hoặc
nhỏ nhỏ
không
khía khía
Burkitt
hoặc
không
Tế
lantỏa
tỏa hoặc
thục
sản sản
Tbbào
lớnlớnlan
hoặcbấtbất
thục
Nguyên
bào
lympho
Nguyên
bào
lympho

Biểu đồ 1. Tỷ lệ typ MBH theo WF 1982 của 42 bn
hồi cứu


Biểu đồ 2. Tỷ lệ typ MBH theo WHO 2001 của 42 bn
hồi cứu

Nhận xét: Theo phân loại MBH của WF 1982, trong 42 bn hồi cứu có 31% MBH ác tính thấp, chỉ có
9,5% MBH ác tính cao. Nhưng phân loại theo WHO 2001, 100% bn có độ MBH ác tính cao. Trong đó tỷ
lệ thể tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản là cao nhất (54,8%).
3.4. So sánh phân loại MBH theo WF 1982 với theo WHO 2001 của 46 bệnh nhân tiến cứu
Bảng 3. So sánh phân loại MBH của 46 bệnh nhân tiến cứu
Thể MBH theo WF
1982

Số bn

Tỷ lệ (%)

Ác tính thấp

7

15,2

Ác tính trung bình

17

37,0

22

47,8


Ác tính cao

Tổng

46

100,0

Thể MBH theo WHO 2001

Số bn

Tỷ lệ (%)

0

0

Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ
không khía

16

34,8

Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản

10


21,7

Nguyên bào lympho

20

43,5

Tổng

46

100,0

Nhận xét: Trong 46 bn tiến cứu khi phân loại

3.5. Tỷ lệ phân loại miễn dịch tế bào: Tế bào

MBH theo WF 1982 cũng có 15,2% độ ác tính

B có 54 bn (61,3%), tế bào T có 34 bn (38,7%). Sự

thấp, 47,8% độ ác tính cao. Phân loại theo WHO

khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

2001 thì 100% có độ MBH ác tính cao.

49



TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
3.6. Mối liên quan giữa MBH theo WHO 2001 với vị trí tổn thương
Bảng 4. Liên quan giữa thể MBH theo WHO 2001 với vị trí tổn thương
Vị trí tổn thương

Thâm
nhiễm
tủy

Trung thất

Hạch ĐMC

U hạch ổ bụng
lan tỏa

Burkitt hoặc lan tỏa tế bào
nhỏ không khía

6
(22,2%)

22
(32,8%)

16
(42,2%)

12

(40%)

Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất
thục sản

8
(29,6%)

29
(43,3%)

11
(28,9%)

8
(26,7)

Nguyên bào lympho

13
(48,1%)

16
(23,9%)

11
(28,9%)

10
(33,3%)


So với tổng số 88 bn

27
(30,7%)

67
(76%)

38
(43,2%)

30
(34%)

Thể MBH

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân thâm nhiễm tủy cao
(30 bn, chiếm 34%) trong đó tỷ lệ cao nhất trong
nhóm Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không
khía. Tổn thương trung thất gặp 27 bn (chiếm
30,7%), tỷ lệ cao nhất trong nhóm nguyên bào
lympho (48,1%). Tổn thương u hạch lan tỏa trong

ổ bụng gặp 38 bn (43,2%) trong đó tỷ lệ cao nhất
ở thể Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía
(42,2%). Tổn thương hạch đầu mặt cổ gặp 67 bn
(76%) trong đó tỷ lệ cao nhất ở thể tế bào lớn lan
tỏa hoặc bất thục sản (43,3%).


Bảng 5. Liên quan giữa thể MBH theo WHO 2001 với vị trí tổn thương
Vị trí tổn thương

Vòng Waldayer

Gan lách to

Hốc mắt

Tổn thương
xương dài

Burkitt hoặc lan tỏa tế bào
nhỏ không khía

6
(26,1%)

4
(30,8%)

3
(37,5%)

3
(25,0%)

Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất
thục sản


13
(56,5%)

5
(38,8%)

3
(37,5%)

5
(41,7%)

Nguyên bào lympho

4
(17,4%)

4
(30,8%)

2
(25,0%)

4
(33,3%)

So với tổng số 88 bn

23
(26,1%)


13
(14,8%)

8
(9%)

12
(13,6%)

Thể MBH

Nhận xét: Tổn thương vòng Waldayer có 23 bn (26,1%) trong đó tỷ lệ cao nhất trong nhóm MBH
tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản (56,5%). Các vị trí tổn thương khác như hốc mắt, xương dài, da,
xoang sọ, gan lách...chiếm tỷ lệ thấp và không có sự khác biệt ở các thể MBH.

50


PHẦN NGHIÊN CỨU
3.7. Mối liên quan giữa thể MBH theo WHO 2001 với giai đoạn bệnh
100
80

60.6

60
40

88,9

88.9

78.6
39.4
21.4

11.1

20
0

Burkitthoặc
hoặclan Tb Tb
Nguyên
Burkitt
lớnlớn
lanlan
tỏatỏa
hoặcNguyê
n bào bào
lympho
lantbtỏa
tbkhông
nhỏ hoặc
thục
lympho
tỏa
nhỏ
bấtbất
thục

sảnsản
không
khíakhía
GĐ I+II

GĐ III+IV

Biểu đồ 3. Mối liên quan giữa thể MBH theo WHO 2001 với giai đoạn bệnh
Nhận xét: Ở thể Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía và thể nguyên bào lympho, tỷ lệ giai
đoạn III+IV cao hơn nhiều so với giai đoạn I+II, ở thể tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản cũng xảy ra
điều tương tự. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P=0,037.
3.8. Mối liên quan giữa thể MBH theo WHO 2001 với các triệu chứng toàn thân
Bảng 6. Tỷ lệ các triệu chứng toàn thân với các thể MBH theo WHO 2001
Thể MBH
theo WHO 2001
Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ
không khía
Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất
thục sản
Nguyên bào lympho
Tổng

Hội chứng B

Gầy sút

Thiếu máu

Không




Không



Không



5

23

12

16

8

20

16,7%

39,7%

29,3%

34,0%


22,2%

38,5%

18

15

18

15

18

15

60%

25,8%

43,9%

32,0%

50%

28,8%

7


20

11

16

10

17

23,3%

34,5%

26,8%

34,0%

27,8%

32,7%

30
34,1%

58
65,9%

41
46,6%


47
53,4%

36
40,9%

52
59,1%

Nhận xét: Tỷ lệ có hội chứng B, gầy sút, thiếu máu cao. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tỷ lệ các triệu chứng toàn thân giữa các thể MBH theo WHO 2001.

51


TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
3.9. Mối liên quan giữa thể MBH với nồng độ LDH huyết thanh
Bảng 7. Tỷ lệ thay đổi LDH huyết thanh với thể MBH theo WHO 2001
LDH huyết thanh
Thể MBH

Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía

Bình thường

Tăng vừa

Tăng cao


6

14

8

15,8%

42,4%

47,1%

25

6

2

65,8%

18,2%

11,8%

7

13

7


18,4%

39,4%

41,2%

38

33

17

43,2%

37,5%

19,3%

Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản

Nguyên bào lympho

So với tổng số 88 bn

P=0,001
Bảng 8. Tỷ lệ thay đổi LDH huyết thanh với thể MBH theo WHO 2001
LDH
Thể MBH
Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía
Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản

Nguyên bào lympho
So với tổng số 88 bn

Bình thường

Tăng

6

22

15,8%

44,0%

25

8

65,8%

16,0%

7

20

18,4%

40,0%


38

50

43,2%

56,8%

P=0,001
Nhận xét: Nồng độ LDH huyết thanh tăng gặp 50 bn (chiếm 56,8%), so với các thể MBH khác nhau
có ý nghĩa thống kê với p=0,001, trong đó tăng vừa gặp 33 bn (chiếm 37,5%) và tăng cao gặp 17 bn
(chiếm 19,3%). LDH huyết thanh tăng chủ yếu ở bn có thể MBH Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không
khía (44%) và thể nguyên bào lympho (40%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P=0,001.

52


PHẦN NGHIÊN CỨU
3.10. Mối liên quan giữa thể MBH với nồng độ β2 microglobulin huyết thanh
Bảng 9. Tỷ lệ thay đổi β2 microglobulin với thể MBH theo WHO 2001
Β2 microglobulin
Thể MBH
Bình thường
Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía

Tế bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản

Nguyên bào lympho


So với tổng số 88 bệnh nhân

Nhận xét: Sự khác biệt về tỷ lệ tăng vừa và tăng
cao nồng độ β2 microglobulin huyết thanh giữa
các thể MBH không có ý nghĩa thống kê.
4. BÀN LUẬN
4.1. Phân tích sự khác biệt MBH ở hai cách
phân loại WF 1982 và WHO 2001
Chúng tôi lấy bệnh phẩm 42 bn hồi cứu, nhuộm
HMMD đọc lại MBH, phân loại theo WHO 2001 cho
kết quả theo phân loại MBH của WF 1982, có 31%
MBH ác tính thấp, chỉ có 9,5% MBH ác tính cao.
Nhưng phân loại theo WHO 2001, không có bn nào
có độ MBH ác tính thấp, 100% bn có độ MBH ác
tính cao. Trong đó tỷ lệ thể tế bào lớn lan tỏa hoặc
bất thục sản là cao nhất (54,8%). Trong 46 bn tiến
cứu khi phân loại theo WF 1982 cũng có 15,2% độ
ác tính thấp, nhưng khi phân loại theo WHO 2001
thì 100% có độ MBH ác tính cao. Gộp chung 88 bn
được nghiên cứu, theo phân loại của WF, có 20 bn
MBH ác tính thấp (22,8 %), độ ác tính trung bình
có 42 bn (47,7%), độ ác tính cao có 26 bn (29,5%).
Tương đương với kết quả nghiên cứu của N T M
Hương, có 31,58% MBH ác tính cao khi phân loại
theo WF [3]. Thấp hơn nghiên cứu của T C Khương,
52% [4]. Phân loại MBH theo WHO 2001, toàn bộ
88 bn có MBH ác tính cao. Phù hợp với nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài cho thấy đa số ULAKH
trẻ em có MBH thể ác tính cao. Cairo và cộng sự:


Tằng vừa

Tăng cao

18

9

1

30,0%

37,5%

25,0%

27

5

1

45,0%

20,8%

25,0%

15


10

2

25,0%

41,7%

50,0%

60

24

4

68,2%

27,3%

4,5%

90% [7], Perci và cộng sự: 90% [12] là thể MBH ác
tính cao. Chúng tôi gặp 30,7% là thể nguyên bào
lympho, phù hợp với nghiên cứu của Murphy SB,
thể nguyên bào lympho chiếm 28,1% [10], phù
hợp với nghiên cứu của Neth O, Seidemann K và
cộng sự: thể nguyên bào lympho chiếm 30% [11],
thấp hơn nghiên cứu của T C Khương, thể nguyên
bào lympho gặp nhất chiếm 54,9% [4].

Chúng tôi gặp tỷ lệ u lympho Burkitt và lan tỏa
tế bào nhỏ không khía là 31,8%. T C Khương và
N T M Hương không gặp u lympho Burkitt nào,
gặp u lympho tế bào nhỏ nhân không khía 9,6%
và 15,79% [3], [4]. Tỷ lệ thấp trong các nghiên cứu
của 2 tác giả Việt Nam này có thể do phân loại
theo WF 1982. Theo Wright D và cộng sự nghiên
cứu 293 trường hợp ULAKH trẻ em thì chỉ có duy
nhất 1 trường hợp MBH ác tính thấp. Thể nguyên
bào lympho chiếm 27,2%, thể tế bào lớn thoái
sản chiếm 15,1%, thể Burkitt chiếm tỷ lệ cao nhất
42,2% [18]. Theo Minipadam MT và cộng sự nghiên cứu 252 bệnh nhân tuổi dưới 20 ở Ấn Độ thì
thể nguyên bào lympho T chiếm đa số (32,1%).
Các phân nhóm chính khác gồm Burkitt, thể
tế bào lớn thoái sản và thể lan tỏa tế bào B lớn
[8]. Al-Samawi AS và cộng sự nghiên cứu trên
801 trường hợp ULAKH trẻ em Yemen, phân loại
MBH theo WF cho kết quả thể Burkitt chiếm đa
số (64,8%), tiếp theo là thể lan tỏa tế bào B lớn

53


TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
(23%), thể nguyên bào lympho chiếm 6,3%, còn
lại là các thể khác chiếm 5,9% [6]. Theo Shah SH,
nghiên cứu 61 trường hợp ULAKH, độ ác tính cao
chiếm 87%. Trong đó Burkitt là thể hay gặp nhất
chiếm 33%, tiếp theo là thể nguyên bào lympho
28%, thể tế bào lớn lan tỏa 15%, thể lan tỏa hỗn

hợp tế bào lớn và nhỏ 13%, thể tế bào nhỏ không
khía, không Burkitt chiếm 7%, thể nguyên bào
miễn dịch 4% [16].

Như vậy, khi phân loại MBH theo WHO 2001,
nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả khá phù
hợp với đa số các tác giả. Nghiên cứu cho thấy,
việc phân loại MBH theo WF 1982 là không phù
hợp. ULAKH trẻ em có đặc điểm khác với người
lớn ở chỗ đa số bn có thể MBH ác tính cao. Do đó
phân loại MBH theo WHO 2001 phù hợp hơn.
Về phân loại tế bào, chúng tôi gặp tế bào B có
54 bn (61,3%), tế bào T có 34 bn (38,7%).

Bảng 10. So sánh tỷ lệ phân nhóm miễn dịch tế bào với các báo cáo
Tác giả

Tổng số BN

Coccia và cộng sự (1990) [12]

20

Shah SH và cộng sự
(2000) [16]

61

Quinn và cộng sự (1993)
[12]


13

Bernard và cộng sự (1998) [12]

Crist và cộng sự (1999)
[12]

Nguyễn Thị Mai Hương (2002) [3]

Phạm Thị Việt Hương (2012)

39

22

11

88

4.2. Mối liên quan giữa MBH theo WHO 2001
đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương
u hạch lan tỏa trong ổ bụng gặp 38 bn (43,2%)
trong đó tỷ lệ cao nhất ở thể MBH Burkitt hoặc
lan tỏa tế bào nhỏ không khía (42,2%), phù hợp
với nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước
ngoài. Theo N T M Hương, u ổ bụng chiếm 55,26%
[3]. Theo H T N Hà, tổn thương ở ổ bụng có 53,9%


54

Typ tế bào

Tỷ lệ (%)

B

27

T

73

B

67

T

33

B

46

T

54


B

36

T

56

Không B, không T

8

B

45

T

51

Không B, không T

14

B

54,5

T


36,4

Không xác định

9,1

B

61,3

T

38,6

[1]. Theo T C Khương, hạch ổ bụng gặp 22% [4].
Shamberger hồi cứu 53 trường hợp trẻ em ULAKH
thể Burkitt thì có 38 trường hợp (71,7%) vị trí
nguyên phát trong ổ bụng [12]. Theo Magrath IT,
Sandlund JT, Baruchel A, ULAKH ổ bụng gặp từ
31-40% [15].
Nghiên cứu của chúng tôi gặp tổn thương trung
thất 27 bn (30,7%) trong đó tỷ lệ cao nhất trong
nguyên bào lympho (48,1%). Cao hơn so với nghiên


PHẦN NGHIÊN CỨU
cứu của N T M Hương cho biết tổn thương trung thất
chiếm 23,68% [3]. Tương đương kết quả nghiên cứu
của Magrath IT, Sandlund JT, Baruchel A, u trung
thất gặp 26-30% trường hợp ULAKH trẻ em [15], tổn

thương ở trung thất theo Cairo và cộng sự chiếm
30% [7], theo T C Khương 30% [4].
Nghiên cứu của chúng tôi gặp tổn thương
vòng Waldayer có 23 bn (26,1%) trong đó tỷ lệ
cao nhất trong nhóm MBH tế bào lớn lan tỏa hoặc
bất thục sản (56,5%). Các vị trí tổn thương khác
như hốc mắt, xương dài, da, xoang sọ, gan lách...
chiếm tỷ lệ thấp và không có sự khác biệt ở các
thể MBH. Phù hợp với hầu hết nghiên cứu cho
thấy vị trí tổn thương ở da, xương, tinh hoàn, hệ
thần kinh trung ương (TKTW), tuyến giáp... ít gặp
hơn so với ở trung thất, ổ bụng. Theo Rosenthal
H, tỷ lệ xâm lấn xương ngay từ đầu trong ULAKH
trẻ em là 6,8% [13].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bn thâm
nhiễm tủy cao (30 bn, chiếm 34%) trong đó tỷ
lệ cao nhất trong nhóm MBH Burkitt hoặc lan
tỏa tế bào nhỏ không khía. Cao hơn theo N T M
Hương (2002): có thâm nhiễm tuỷ 20,7% [3], theo
Murphy SB (1989): có thâm nhiễm tuỷ 18% [10],
theo Alfred Reiter (1999): có thâm nhiễm tuỷ 19%
[5]. Tương đương với kết quả nghiên cứu của T
C Khương (2003): có thâm nhiễm tuỷ 31,6% [4].
Trong số bn thâm nhiễm tủy, tỷ lệ cao nhất ở thể
Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía, chiếm
40%, tiếp theo là thể nguyên bào lympho 33,3%.
Nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của
T C Khương và N T M Hương không gặp trường
hợp thâm nhiễm TKTW nào lúc chẩn đoán [3],
[4]. Theo Sandlund JT, tỷ lệ thâm nhiễm TKTW là

8,09% (36/445 trẻ) [15]. Theo Salzburg J thâm
nhiễm TKTW lúc chẩn đoán là 5,9% (141/2381 trẻ)
và có liên quan đến giai đoạn tiến triển của bệnh
[14]. Theo Márky I nghiên cứu 230 trẻ em ULAKH
thì thâm nhiễm TKTW lúc chẩn đoán là 5,2% [9].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nồng độ
LDH huyết thanh tăng gặp 50 bn (chiếm 56,8%),
trong đó tăng vừa gặp 33 bn (chiếm 37,5%) và
tăng cao gặp 17 bn (chiếm 19,3%). Nghiên cứu

phù hợp với kết quả của T C Khương có 11,3%
(7/62) trường hợp LDH > 1000 U/L [4]. LDH huyết
thanh tăng chủ yếu ở bn Burkitt hoặc lan tỏa tế
bào nhỏ không khía (44%) và thể nguyên bào
lympho (40%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với P=0,001. Không có nghiên cứu nào về mối
liên quan giữa LDH và MBH. Tuy nhiên, theo Alfred Reiter và cộng sự, nồng độ LDH > 500 U/L
cùng với đáp ứng muộn với điều trị là hai chỉ số
quyết định tăng điều trị tăng cường [5]. Cũng theo
Alfred Reiter, nồng độ LDH > 1000 U/L liên quan
đến tiên lượng xấu trong ULAKH trẻ em. Cùng
giai đoạn IV, tỷ lệ sống thêm không bệnh của BN
có LDH > 1000 U/L thấp hơn có ý nghĩa so với của
bn có LDH < 1000 U/L (p<0,05) [5]. Theo Tomita,
khi nồng độ LDH trên 2 lần bình thường thì đó là
một nguy cơ thâm nhiễm TKTW và nên xem xét
điều trị dự phòng TKTW [17].
Sự khác biệt về tỷ lệ tăng nồng độ β2 microglobulin
huyết thanh giữa các thể MBH không có ý nghĩa
thống kê. Cũng không có nghiên cứu nào về vấn

đề này.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 88 bn ULAKH trẻ em, chúng
tôi rút ra kết luận như sau:
Theo phân loại của WF, có 20 bn MBH ác tính
thấp (22,8 %), độ ác tính trung bình có 42 bn
(47,7%), độ ác tính cao có 26 bn (29,5%). Theo
phân loại WHO 2001, 100% bn có thể MBH ác tính
cao. Trong đó u lympho Burkitt và lan tỏa tế bào
nhỏ không khía chiếm tỷ lệ cao nhất (31,8%), tiếp
theo là thể nguyên bào lympho (30,7%) và thể tế
bào lớn lan tỏa (29,5%).
Tỷ lệ bn thâm nhiễm tủy cao nhất trong nhóm
MBH Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía
(40%). Tổn thương trung thất gặp tỷ lệ cao nhất
trong nhóm MBH nguyên bào lympho (48,1%).
Tổn thương u hạch lan tỏa trong ổ bụng gặp tỷ
lệ cao nhất ở thể MBH Burkitt hoặc lan tỏa tế bào
nhỏ không khía (42,2%). Tổn thương hạch đầu
mặt cổ gặp tỷ lệ cao nhất ở thể MBH tế bào lớn lan
tỏa hoặc bất thục sản (43,3%). Tổn thương vòng

55


TẠP CHÍ NHI KHOA 2013, 6, 2
Waldayer có tỷ lệ cao nhất trong nhóm MBH tế
bào lớn lan tỏa hoặc bất thục sản (56,5%). Các vị
trí tổn thương khác như hốc mắt, xương dài, da,
xoang sọ, gan lách...chiếm tỷ lệ thấp và không có

sự khác biệt ở các thể MBH.
Ở thể MBH nào thì giai đoạn III+IV cũng chiếm
tỷ lệ cao hơn giai đoạn I+II.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các thể MBH về tỷ lệ có các triệu chứng toàn
thân như hội chứng “B”, gầy sút, thiếu máu.
Nồng độ LDH huyết thanh tăng chủ yếu ở bn
có thể Burkitt hoặc lan tỏa tế bào nhỏ không khía
(44%) và thể nguyên bào lympho (40%). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với P=0,001. Không có
mối liên quan nào giữa MBH với nồng độ β2
Microglobulin huyết thanh.
6. KIẾN NGHỊ
Cần áp dụng thường quy phân loại MBH
ULAKH trẻ em theo phân loại của WHO 2001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hứa Thị Ngọc Hà, Nguyễn Thị Khen (1995),
Lymphoma ở trẻ em, Tổng kết 10 năm tại Bệnh
viện Nhi Đồng I TP. Hồ Chí Minh từ 1985 đến 1994,
Tập san hình thái học-Chuyên đề giải phẫu bệnh
tập 5, số 2, trang 5-9.
2. Nguyễn Bá Đức (2006), Nghiên cứu dịch tễ
học bệnh ung thư tại một số vùng địa lý Việt Nam,
Đề tài cấp Nhà nước mã số KC 10-06: Nghiên cứu
dịch tễ học, chẩn đoán, điều trị, phòng chống một
số bệnh ung thư ở Việt Nam (vú, gan, dạ dày, ruột,
máu), Bộ Khoa học và công nghệ, trang 79.
3. Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Công
Khanh, Bùi Mạnh Tuấn (2002), Nghiên cứu một
số đặc điểm lâm sàng, phân loại bệnh u lympho

không Hodgkin ở trẻ em tại Viện Nhi, Tạp chí
Y học thực hành số 431/2002, Bộ y tế xuất bản,
trang 346-349.
4. Trần Chánh Khương, Ngô Thị Thanh Thủy
(2003), Lymphoma không Hodgkin ở trẻ em: Dịch
tễ học, chẩn đoán và điều trị, Tạp chí thông tin y

56

dược Hội thảo ung thư phụ nữ và trẻ em tổ chức
tại Hà Nội ngày 6-7/11/2003, Nhà xuất bản bản
đồ, trang 42-46.
5. Alfred Reiter (2008), Diagnois and treatment
of Childhood Non-Hodgkin’s Lymphoma, Blood,
Vol 95 No 6, pp 3375-3390.
6. Al-Samawi AS, Aulaqi SM, Al-Thobhani
AK (2009), Childhood lymphomas in Yemen.
Clinicopathological study, Saudi Med J. 2009
Sep;30(9):1192-6.
7. Cairo MS, Sposto R, Hoover-Regan M, et all
(2003), Childhood and adolescent large-cell
lymphoma: a review of the Children’s Cancer
Group experience. Am J Hematol 72 (1), pp 53-63.
8. Manipadam MT, Nair S et all (2011),
Non-Hodgkin lymphoma in childhood and
adolescence: frequency and distribution of
immunomorphological types from a tertiary care
center in South India, World J Pediatr. 2011 Jun 1.
9. Márky I, Björk O et all (2004), Intensive
chemotherapy without radiotherapy gives more

than 85% event-free survival for non-Hodgkin
lymphoma without central nervous involvement:
a 6-year population-based study from the nordic
society of pediatric hematology and oncology, J
Pediatr Hematol Oncol. 2004 Sep;26(9):555-60.
10. Murphy SB, Fairclough DL, Hutchison RE,
Berard CW (1989), Non-Hodgkin’s lymphomas of
childhood: an analysis of the histology, staging, and
response to treatment of 338 cases at a single
institution, J Clin Oncol. 1989 Aug;7 (8), pp
1174-1176.
11. Neth O, Seidemann K, Jansen P, et all
(2000), Precursor B-cell lymphoblastic lymphoma
in childhood and adolescence: clinical features,
treatment, and results in trials NHL-BFM 86 and 90,
Med Pediatr Oncol 2000 Jun; 35(1), pp 20 - 27.
12. Ob Eden (2001), “Chapter 28: Lymphomas”,
Pediatric Hematology 2nd edition, pp 565-573.
13. Rosenthal H, Kolb R, Gratz KF, Reiter
A, Galanski M et all (2000), Bone manifestations
in non-Hodgkin’s lymphoma in childhood and
adolescence, Radiologe. 2000 Aug;40(8):737-44.


PHẦN NGHIÊN CỨU
14. Salzburg J, Burkhardt B et all (2007),
Prevalence, clinical pattern and outcome of
CNS incolvment in childhood and adolescent
non-Hodgkin’s lymphoma differ by non-Hodgkin’s
lymphoma subtype: a Berlin-Frankfurt-Münster

Group Report, J Clin Oncol, 2007 Sep 1; 25(25),
pp 3915-3922.
15. Sandlund JT, Murphy SB, Santana VM
et all (2000), CNS involvement in children with
newly diagnosed non-Hodgkin’s lymphoma, J
Clin Oncol, 2000 Aug; 18(16), pp 3018-3024.
16. Shah SH, Muzaffar S, Pervez S, Hassan

SH (2000), Childhood non-Hodgkin’s lymphoma:
an immunophenotypic analysis, J Pak Med Assoc.
2000 Mar;50(3):89-91.
17. Tomita N, Kodama F et all (2000), Predictive
factors for central nervous system involvment in
non-Hodgkin’s lymphoma: Significance of very
high serum LDH concentrations, Leuk Lymphoma
2000 Jun; 38 (3-4), pp 335-343.
18. Wright D, McKeever P, Carter R (1997),
Childhood non-Hodgkin lymphomas in the United
Kingdom: findings from the UK Children’s Cancer
Study Group, J Clin Pathol. 1997 Feb;50(2):128-34.

ABSTRACT
There are many pathology classification system in non Hodgkin’s lymphoma (NHL). WHO 2001
system has been being applied resently. Purpose: 1, Differing the difference in pathological
charcteristics of childhood NHL in K hospital from 2005, Jan to 2012, Oct according to Working Formulation
1982 and WWHO 2001 system. 2, Finding the relationship between pathology according to WHO 2001
and clinical and paraclinical characteristics. Patients: 88 children with NHL treated in Pediatric
Oncology Department, K hospital from 2005, Jan to 2012. Method: Discrible, prospective and retrospective.
Differences between subgroups were examined using the χ2 test or Fisher’s exact test. Differences
were compared using the log-rank test, and the SE was calculated according to the method of Greenwood.

Result: According to WF 1982, indolent types 22,8 %, moderate 47,7%, aggressive 29,5%. According
to WHO 2001, all 88 pts have aggressive pathology types. The commonest type is diffuse non cleaved
small cell (burkitt with small lesion) 31,8%, followed by lymphoblastic lymphoma 30,7%. B cell 61,3%,
T cell 38,7%. Bone marrow involvement rate is high 34%, commonest in diffuse non cleaved small cell
or Burkitt. Mediastinal lesion accouts for 30,7%, the highest in lymphoblastic lymphomas (48,1%).
Abdominal diffuse tumor 43,2% in that the commonest in diffuse non cleaved small cell or Burkitt
(42,1%). Head and neck nodes 76% in that the commonest in diffuse large cell or anaplastic lymphoma
(43,3%). The lesion in Waldayer ring 26,1% in that the commonest in diffuse large cell or anaplastic
lymphoma (56,5%). In diffuse non cleaved small cell and lymphoblastic lymphoma, rate of stage III+IV
is higher than stage I+II, the same in diffuse large cell or anaplastic lymphoma (P=0,037). Increased serum
LDH concentration 56,8%, This difference was significant in variable pathological types p=0,001, in
that moderatedly increased pts accout for 37,5% and highly 19,3%. Increased serum LDH concentration
is commonest in diffuse non cleaved small cell (burkitt with small lesion) (44%) and lymphoblastic
lymphoma (40%). This difference was significant P=0,001. This difference was not significant in serum
β2 Microglobulin level between pathological types.

57



×