Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XÂM NHẬP MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 14 trang )

1

NHẬN ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH XÂM NHẬP
MẶN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG MEKONG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Lê Thị Thúy Vân1, Nguyễn Nhật Trường2
1
2

Khoa Địa chất, Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

Sinh viên tốt nghiệp – Khoa Địa Chất - Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM
Email:

TÓM TẮT
Đồng bằng sông Mekong là vựa lúa lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của Thế giới. Những
biến động về tài nguyên nước trong khu vực này sẽ có tác động không nhỏ đến an ninh lương thực của Việt
Nam và Thế giới. Trong những năm gần đây, diễn biến mặn trên sông Mekong ngày càng phức tạp đã có
ảnh hưởng nhất định đến diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam. Nội dung bài báo đề cập đến các yếu tố
tự nhiên ảnh hưởng đến tình hình mặn trên đồng bằng châu thổ Mekong, cụ thể là các yếu tố khí tượng,
lưu lượng nước thượng nguồn, chế thủy triều và nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Từ khóa : sự xâm nhập mặn, đồng bằng sông Mekong, lưu lượng, chế độ triều.
I-GIỚI THIỆU
Đồng bằng châu thổ Mekong là cuối nguồn của sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam. Những biến động về
điều kiện tự nhiên ở khu vực này không có biên giới quốc gia mà sẽ phụ thuộc vào các biến đổi điều kiện tự nhiên trên
toàn lưu vực sông. Mặn là một trong những vấn đề lớn mà đồng bằng châu thổ Mekong đang phải đối mặt. Để có
những chính sách vĩ mô cho giải quyết vấn đề này, rất cần thiết nghiên cứu các yếu tố nào trên toàn lưu vực đã, đang
và sẽ làm thay đổi hiện trạng mặn ở đồng bằng sông Mekong.
II-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Kế thừa tài liệu nghiên cứu trước
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Mekong được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây, nổi bật là các
tài liệu sau đây:


Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế xã hội đồng bằng sông Cửu Long – Viện Khoa học
Thủy lợi miền Nam (2004)
Biến đổi khí hậu với đồng bằng sông Cửu Long – Trần Đức Khâm (2009)
Mô phỏng xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng
từ thượng nguồn – Đại học Cần Thơ (2012)
Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp chống
hạn – Viện khoa học Thủy lợi miền Nam – Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam (2013, 2014)
Xâm nhập mặn mùa khô các năm 2011-2013 ở đồng bằng sông Cửu Long và công tác dự báo mặn của Đài
khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - Trần Đình Phương, Hoàng Lê Nhung (2013)
Diễn biến mặn ở đồng bằng sông Cửu Long – Trần Thanh Xuân và nnk (2013)
Giám sát mặn đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cho dự báo lấy nước sản xuất – Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn (2013)
Và nhiều nghiên cứu khác về tình hình mặn ở các sông ven biển thuộc các tỉnh Long An, Kiên Giang, Sóc
Trăng, Cà Mau…
2.2..Phân tích số liệu thu thập
Từ các số liệu độ mặn thu thập, nhóm tác giả xây dựng các biểu đồ diễn biến mặn vào mùa khô, tích hợp các
số liệu mặn và bản đồ ranh mặn thu thập trong các năm gần đây để nhận định hiện trạng xâm nhập mặn
Phân tích số liệu lưu lượng, khí tượng thu thập để đánh giá khả năng cung cấp nước cho sông Mekong ở hạ
lưu. Phân tích số liệu mực nước biển và tài liệu về các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong để nhận định các
yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Mekong.
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1.Các con đường xâm nhập mặn đồng bằng sông Mekong
3.1.1.Sông Vàm Cỏ


2
Kết hợp từ sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây, có nguồn từ lãnh thổ Campuchia. Nước mặn xâm nhập
từ biển Đông theo cửa Soài Rạp vào 2 nhánh sông Cần Giuộc và sông Vàm Cỏ thuộc huyện Tân Trụ, Cần Đước.
3.1.2.Vùng cửa sông Mekong
Nước mặn từ biển Đông xâm nhập vào đồng bằng qua 7 cửa chính: Cửa Tiểu (Tiền Giang), Cửa Đại (Tiền

Giang, Bến Tre), Cửa Hàm Luông (Bến Tre), Cửa Cổ Chiên (Bến Tre, Trà Vinh), Cửa Cung Hầu (Trà Vinh), Cửa
Định An (Trà Vinh, Sóc Trăng), Cửa Tranh Đề (Sóc Trăng). Ngoài ra, cửa Ba Lai (Bến Tre) đã được đã được xây đập
ngăn mặn năm 2001.
3.1.3.Vùng ven biển Tây
Dọc theo đường bờ biển từ Hà Tiên (Kiên Giang) đến sông Ông Đốc (Cà Mau), chịu ảnh hưởng mặn trực tiếp
của thủy triều biển Tây và một phần từ biển Đông truyền từ sông Mỹ Thanh-Gành Hào. Ngoài ra, độ mặn có thể bị
đẩy lùi một phần từ nước ngọt thông qua hệ thống kênh rạch vào khu vực sông Ông Đốc-sông Cái Lớn.
3.1.4.Vùng Bán đảo Cà Mau: mặn xâm nhập theo 2 đường:
Biển Tây gồm các cửa chính: Cửa Mỹ Bình (đầm Thị Tường), Cửa Cái Đôi Vàm, Cửa Bảy Hạp, Cửa Lớn.
Biển Đông gồm các cửa chính: Cửa Mỹ Thạnh (Sóc Trăng), Cửa Gành Hào (Bạc Liêu, Cà Mau), Cửa Bồ
Đề, Cửa Năm Ô Rô.
3.2.Khái quát tình hình xâm nhập mặn trong những năm gần đây
3.2.1.Diễn biến theo mùa trong năm
Đồng bằng sông Mekong nằm trong kiểu khí hậu chung của Nam bộ là có mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, do lượng nước đầu nguồn đổ về nhiều nên
nước thủy triều không có điều kiện xâm nhập sâu vào đất liền. Ngược lại, vào mùa khô, do nước sông từ thượng lưu
chảy về giảm mạnh nên nước mặn theo thủy triều có điều kiện xâm nhập sâu vào nội đồng. Mặn sẽ đạt cao nhất vào
tháng 2, 3 và 4, là các tháng không chỉ có lưu lượng nguôn giảm mà còn vì là các tháng cao điểm lấy nước cho các
nhu cầu tưới trong nội đồng [8].
3.2.2.Diễn biến theo không gian
Khi khảo sát về diễn biến mặn theo không gian, có thể chia đồng bằng sông Mekong thành 4 vùng: sông Vàm
Cỏ, vùng cửa sông Tiền-sông Hậu, vùng ven biển Tây và vùng bán đảo Cà Mau.
3.2.2.1.Sông Vàm Cỏ
Giá trị độ mặn lớn nhất hàng năm thường vào tháng 2, 3, 4. Càng đi sâu vào trong sông, độ mặn lớn nhất càng
giảm dần. Ví dụ, trong năm 2014, độ mặn trên sông Vàm Cỏ thay đổi từ 1,1g/L (trạm Tân An) đến 17,5g/L (trạm Gia
Thuận) trong tháng 2; thay đổi từ 0,6g/L (trạm Tân An) đến 16,5g/L (trạm Gia Thuận) trong tháng 4 [14,15,16], xem
hình 1

17,5
16,5

14,2
11,6

5,4
4,6

4,8
3,6

4,2
3,6
1,1
0,6

Gia Thuận8km

Cầu Nổi-33km Cống Đôi Ma50km
Tháng 2

Long Cang- Bến Lức-69km Tân An-85km
61km
Tháng 4

Hình 1.Độ mặn lớn nhất trên sô Vàm Cỏ năm 2014
3.2.2.2.Vùng cửa sông Tiền-sông Hậu
Giá trị độ mặn lớn nhất hàng năm thường vào tháng 2, 3, 4. Càng đi sâu vào trong sông, độ mặn lớn nhất càng
giảm dần. Ví dụ, trong năm 2014, độ mặn trên sông Tiền thay đổi từ 0,5g/L (trạm Cái Hóp) đến 24g/L(trạm Bình Đại)
trong tháng 2; thay đổi từ <0,5g/L(trạm Cái Hóp) đến 21,0g/L(trạm Vàm Kênh) trong tháng 4 [16], xem hình 2. Độ



3

Độ mặn g/L

mặn trên sông Hậu thay đổi từ <0,2g/L (trạm Mỹ Văn) đến 13,3g/L (trạm Trần Đề) trong tháng 2; thay đổi từ 0,2g/L
(trạm Cần Chông) đến 14,9g/L (trạm Trần Đề) [16], xem hình 3.
24
19,4

23,2
19,5

22
21,1

19,2
17,1

15
12,6
7,3
6,8

5,3
4,5

2,6
1
0,5
0

Bến Trại- Vàm Kênh- An Thuận- Long Hải- Sơn Đốc- Trà Vinh- Láng Thé- Cái Hóp6km
28km
40km
43km
4km
10km
18km
20km
Trạm quan trắc

Bình Đại4km

Tháng 2

Tháng 4

Hình 2.Độ mặn trên sông Tiền năm 2014

Độ mặn g/L

14,9
13,3
10
8,3
3,7
Trần Đề4km

Trà Kha7km

0,6

0,4
Trà Cú28km

0,5
Bắc Trang23km

5,2
2,9

3,5
1,8

Đại Ngãi30km
Trạm quan trắc

Tháng 2

1,4
0,2
Cầu Quan- Cần Chông32km
39km

0
Mỹ Văn50km

Tháng 4

Hình 3.Độ mặn trên sông Hậu năm 2014
3.2.2.3.Vùng ven biển Tây
Giá trị độ mặn lớn nhất hàng năm thường vào tháng 2, 3, 4. Càng đi sâu vào trong sông, độ mặn lớn nhất

càng giảm dần. Ví dụ, trong năm 2014, độ mặn thay đổi từ 11,4g/L (trạm Gò Quao) đến 18,3g/L (trạm Xẻo Rô) trong
tháng 2; thay đổi từ 8,3g/L (trạm Gò Quao) đến 15,8g/L (trạm Xẻo Rô) trong tháng 4 [16], xem hình 4.

Độ mặn g/L

31,9
31,8
31,6
29,9
29
22,5
21,4

21,6
21,4
20,4
20
16,1

14,8
14
5,3
4,2
2,9
2,4
0,2

Cầu Hà
Giang


Kiên
Lương

9
8
6
2,7
2,5
1,5
1
0,1

2,9
2,7
1,7
0,8
0,3

Kênh KT5 Kênh Kiên Rạch Giá Kênh Cái
Hảo
Sắn

14,2
13,6

13,6
13

13
12

8,1
8
5

7,6

5,4
5,2
4,8
2,5
2

4
3,7
3,3
2
1,3

5,4
5,1
5

Xẻo Rô Kênh KH1 Kênh Giữa Gò Quao Sông Đốc

Trạm quan trắc
Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3


Tháng 4

Hình 4.Đô mặn vùng ven biển Tây năm 2013

Tháng 5


4
3.2.2.4.Vùng bán đảo Cà Mau
Độ mặn cao nhất thường vào các tháng 2, 3, 4. Khu vực Cà Mau mặn cao hơn nhiều so với khu vực Sóc
Trăng-Bạc Liêu. Trong đó, khu vực Cà Mau có độ mặn thay đổi từ 27,4g/L (trạm Gành Hào) vào tháng 2 đến 33,1g/L
(trạm Cà Mau) vào tháng ; khu vực Sóc Trăng-Bạc Liêu có độ mặn thay đổi từ 3,8g/L (trạm Thạnh Phú) vào tháng 2
đến 21,7g/L (trạm Trần Đề) vào tháng 3 [16], xem hình 5.
33,1
31,9
28,3
27,8

Độ mặn g/L

31,7
31,2
31,1
27,4
21,7
20,4
19,2
16,4
10

9,2
4,7
3,8
Gành Hào-2km

Cà Mau-nội đồng

8,7
8,1
3,4

Thạnh Phú-nội đồng

Trần Đề

Đại Ngãi-30km

Trạm quan trắc
Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Hình 5.Độ mặn vùng bán đảo Cà Mau
Số liệu quan trắc thấy chiều dài xâm nhập mặn ở 4 vùng trên không đồng đều, xem bảng 1.
Bảng 1.Chiều dài cách biển đạt độ mặn lớn nhất (năm 2013)
Vùng


Sông

Chiều dài cách biển, km

Độ mặn, g/l

Sông Vàm Cỏ

Sông Vàm Cỏ Tây

82

7,1

Sông Vàm Cỏ Đông-trạm Bến Lức, Long An

69

7,8

Sông Tiền-trạm Long Hải, Tiền Giang

18

19,1

Sông Hàm Luông-trạm Sơn Đốc, Bến Tre

20


19,3

Sông Cổ Chiên-trạm Cái Hóp, Trà Vinh

43

7,5

Sông Hậu-trạm Cần Chông, Trà Vinh

50

9,6

Sông Cái Lớn-trạm Xẻo Rô, Kiên Giang

4

22,5

Sông Cái Lớn-trạm Gò Quao, Kiên Giang

40

14,2

Sông Mỹ Thanh-trạm Sóc Trăng

42


4,4

-

31,9

Cửa sông Mekong

Biển Tây
Bán đảo Cà Mau

Kênh nội đồng-trạm Cà Mau

3.2.3.Diễn biến mặn trong các năm gần đây
3.2.3.1.Vùng sông Vàm Cỏ
Theo số liệu quan trắc từ năm 1995-2013, độ mặn cao nhất vào mùa khô trên sông Vàm Cỏ có khuynh
hướng giảm, từ 15,4-22,5g/L (1995-2010) giảm còn 4,7-15,8g/L (2013) [14,15], xem hình 6.

Độ mặn g/L

22,5
16,7

15,7
15,4

5,3
3,8
1995-2010


15,8

14,1

2011

3,5
0,7

4,7
3,6

2012

2013

Thời gian
Cầu Nổi-20km

Bến Lức-56km

Tân An-69km

Hình 6.Diễn biến mặn theo thời gian trên sông Vàm Cỏ


5
3.2.3.2.Vùng cửa sông Tiền-sông Hậu
Theo số liệu quan trắc từ năm 1995-2013, độ mặn cao nhất vào mùa khô trên sông Tiền có giảm nhẹ theo

thời gian, từ 10-30,9g/L (1995-2010) đến 0,8-29,9g/L (2013); độ mặn trên sông Hậu có mức giảm mạnh hơn sông
Tiền, từ 11,8-22,8g/L (1995-2010) còn 8,4-18,1g/L (2013) [14,15], xem hình 7,8.

Độ mặn g/L

30,9
30,6
29,4
29,1

28,9
28,1
26,8
25,1

24,1
19,8

29,9
29,1
27,2
25

27,3
25,5
23,7

19,2

12,7

11,2
10
4,9

1995-2010

14,5
12,4
11,2

13,1
10,2
10,1

13,7
12,8

2,4
0,7
0,4

3,1
2
1,2

3,8
2,2
0,8

2011


2012

2013

Thời gian
Vàm Kênh-2km

Hòa Bình-18km

Bình Đại-4km

An Định-48km

Mỹ Tho-55km

Đồng Tâm-63km

An Thuận-10km

Sơn Đốc-20km

Bến Trại-10km

Trà Vinh-28km

Hình 7.Diễn biến mặn theo thời gian trên sông Tiền
22,8
21,9


21,2

Độ mặn g/L

17,8
14,6
11,8

11,1
8,3

1995-2010

2011

16,8
15,7

18,1
16,2

8,4
8,1

9,2
8,4

2012

2013


Thời gian
Trà Kha-7km

Long Phú-15km

Đại Ngãi-30km

Cầu Quan-32km

Hình 8.Diễn biến mặn theo thời gian trên sông Hậu

Độ mặn g/L

3.2.3.3.Vùng biển Tây
Theo số liệu quan trắc từ năm 1995-2013, độ mặn cao nhất vào mùa khô vùng ven biển Tây có khuynh
hướng giảm nhưng tăng nhẹ trở lại trong năm 2013, từ 18,8-25g/L (1995-2010) đến 14,2-22,5g/L (2013) [14,15],
xem hình 9.
25
24,5
24,1
18,8

1995-2010

16,9
15,1
14,6
8,2


18,5
16,9
9,3
7,2

2011

2012

22,5
21,5
17,2
14,2

2013

Thời gian
Xẻo Rô-4km

Gò Quao-34km

Rạch Giá-0km

An Ninh-8km


6

Độ mặn g/L


Hình 9.Diễn biến mặn theo thời gian vùng ven biển Tây
3.2.3.4.Vùng bán đảo Cà Mau
Theo số liệu quan trắc từ năm 1995-2013, độ mặn cao nhất vào mùa khô vùng bán đảo Cà Mau cũng có
khuynh hướng giảm nhẹ nhưng tăng trở lại trong năm 2013, thấy rõ nhất ở các trạm nội đồng, từ 8,1-39,7g/L (19952010) đến 5,5-33,1g/L (2013) [14,15], xem hình 10.

39,7
37,8
37,7
36,8
33,8

31
30,9
28,4
27,5
23,1

31,9
31,7
27,7
24,9
20,9

8,1

10,5
4

5,1
2


1995-2010

2011

2012

17,5

33,1
31,9
21,7
10
5,5

2013

Mỹ Thanh-0km

Thời gian Sóc Trăng-nội đồng
Thạnh Phú-nội đồng

Cà Mau-nội đồng

Sông Đốc -0km

Gành Hào-nội đồng

Phước Long-0km


Hình 10.Diễn biến mặn theo thời gian vùng bàn đảo Cà Mau
3.3.Nhận định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xâm nhập mặn, phạm vi bài báo chủ yếu đề cập đến các yếu tố tự nhiên
gồm 3 yếu tố chính: khí hậu, nguồn nước đầu nguồn và thủy triều.
3.3.1.Khí hậu
3.3.1.1.Lượng mưa
Khí hậu khu vực Nam bộ gồm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Tuy vậy, thực tế ngày bắt đầu hay kết thúc mùa mưa mưa lại có sự khác biệt từ vài ngày đến vài mươi ngày
ở các năm khác nhau. Thời gian bắt đầu mùa khô và bắt đầu mùa mưa có tính quyết định đến mức độ xâm nhập mặn
trên các hệ thống sông rạch ở đồng bằng sông Mekong.
Các số liệu lượng mưa tại trạm Mỹ Tho-Tiền Giang (1978-2011) [4] cho thấy mùa mưa bắt đầu khoảng 10
ngày giữa tháng 5. Những năm có hiện tượng La-Nina (1986, 1989, 1990, 1994, 1996, 1999, 2000 và 2008) hầu hết
thời gian bắt đầu mùa mưa sớm hơn trung bình nhiều năm; ngược lai, những năm có hiện tượng El-Nino (1987,
1988, 1991, 1992, 1997, 1998) thì thời gian bắt đầu mùa mưa muộn hơn, sớm nhất là đầu tháng 5, muộn nhất là giữa
tháng 6. Thời gian chênh lệch ngày bắt đầu mùa mưa giữa các năm có hiện tượng El-Nino và La-Nina là 30-40 ngày.
Điều này giải thích vì sao có sự chênh lệch độ mặn trên sông rạch trong cùng tháng của các năm khác nhau.
Kết quả quan trắc độ mặn trên các sông cho thấy tình hình mặn cao điểm tập trung vào các tháng 2, 3 và có
giảm nhẹ vào tháng 4 hoàn toàn tương thích với chế độ mưa, xem hình 11a, 11b.
Mỹ Tho

LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH
NHIỀU NĂM (MM)

Châu Thành

Vàm Kênh

Chợ Gạo

Cái Bè


An Hữu

Long Định

Hòa Bình

Hậu Mỹ Bắc

Mỹ Phước

Gò Công

Phú Mỹ

3

5

7

9

Cai Lậy

350
300
250
200
150

100
50
0
1

2

4

6
THÁNG

8

10

11

12

Hình 11a.Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Mỹ Tho-Tiền Giang (1979-2011)


Lượng mưa, mm

7

400
300
200

100
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Tháng
Tân Châu

Châu Đốc


Long Xuyên

Cần Thơ

Sóc Trăng

Cà Mau

Rạch Giá

Hình 11b.Lượng mưa trung bình tháng tại trạm ở đồng bằng sông Mekong trong nhiều năm [6]
Số liệu quan trắc độ mặn trên sông rạch cũng cho thấy xu thế độ mặn giảm từ giai đoạn 1995 đến 2013 cũng
rất tương thích với xu thế mưa tăng trong nhiều năm, xem hình 12.
Ngoài ra, lượng mưa trên vùng nghiên cứu cũng có sự chênh lệch, cao ở phía Tây (1800-2400mm/năm),
thấp hơn ở phía Đông (1600-1800mm/năm), thấp nhất ở vùng trung tâm dọc sông Hậu (1200-1600mm/năm) [11]

Hình 12.Lượng mưa tại trạm Mỹ Tho, Vàm Kênh – Tiền Giang (1978-2011)
3.3.1.2.Chế độ nắng và bốc hơi
Tương ứng với 2 mùa: mưa và khô, mùa mưa là thời kỳ ít nắng nhất (tháng 8, 9, 10), mùa khô nhiều nắng
nhất trong tháng 3, 4. Kết quả quan trắc chế độ nắng (1978-2011) [4] cho thấy số giờ nắng giảm, xem hình 13. Điều
này cũng đồng nghĩa lượng bốc hơi giảm, xem hình 14. Các yếu tố này kết hợp với lượng mưa tăng góp phần làm xu
thế mặn có khuynh hướng giảm dần.

Hình 13. Số giờ nắng trung bình tại trạm Mỹ Tho-Tiền Giang và Ba Tri-Bến Tre (1978-2011)


8

Hình 14.Lượng bốc hơi trung bình năm tại trạm Mỹ Tho-Tiền Giang và Ba Tri-Bến Tre (1978-2011)

3.3.1.3.Chế độ gió
Đồng bằng sông Mekong chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa
tây nam từ tháng 5 đến tháng 11. Tương ứng với chế độ gió là mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam
là thời kỳ mưa ẩm. Như vậy, mặn xâm nhập sâu vào sông rạch vào các tháng 2,3 và 4 có góp phần của của gió mùa
đông bắc, thúc đẩy thủy triều vào sâu trong đất liền.
Kết quả quan trắc tốc độ gió mạnh nhất giảm dần trong nhiều năm (1978-2011) [4] cũng cho thấy sự tương
đồng với độ mặn giảm, xem hình 15.

Hình 15.Tốc độ gió mạnh nhất tại trạm Mỹ Tho-Tiền Giang và Ba Tri-Bến Tre (1978-2011)
3.3.2.Nguồn nước đầu nguồn
Hai yếu tố thượng lưu quan trọng ảnh hưởng đến xâm nhập mặn ở hạ nguồn sông Mekong là lượng trữ trong
Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie (đầu châu thổ sông Mekong). Trong mùa lũ, một lượng nước từ dòng
chính Mekong chảy ngược vào hồ (trung bình khoảng 50% tổng lượng nước của hồ) [7], và trong mùa khô, nước từ
hồ chảy trở lại dòng chính Mekong đóng góp một lượng nước đáng kể cho vùng hạ lưu. Tổng lượng dòng chảy trung
bình nhiều năm từ Biển Hồ (trạm Prekdam) đóng góp cho hạ lưu Mekong từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là 20506
triệu m3, trong khi đó dòng chảy của dòng chính Mekong (trạm Kratie) là 40338 triệu m3 (số liệu trung bình từ 19611972), xem hình 16 [7]. Tỷ lệ lượng dòng chảy trong mùa khô từ Biển Hồ (trạm Prekdam) so với tổng dòng chảy vào
châu thổ Mekong (trạm Prekdam+Kratie) lớn nhất là 41,27% (1961), nhỏ nhất là 27,64% (1968), trung bình là 33,61%.
Điều này nói lên vai trò quan trọng của Biển Hồ đối với hạ lưu Mekong vào mùa khô.


60000
50000
40000
30000
20000
10000
0

196
1


196
2

196
4

196
5

196
6

196
7

196
8

196
9

197
0

197
1

197
2


Prekdam 26273 22580 23360 18137 24400 19131 13467 17373 17521 20462 22864
Kratie

37385 39877 40747 39848 41015 41524 35248 30708 41313 48109 47864

%

41,27 36,15 36,44 31,28 37,2 31,54 27,64 36,13 29,78 29,84 32,33

Prekdam

Năm

Kratie

45
40
35
30
25
20
15
10
5
0

% Prekdam so với Prekdam+Kratie

Tổng lượng dòng chảy, triệu m3


9

%

Hình 16.Tỷ lệ dòng chảy của Biển Hồ (trạm Prekdam) so với dòng chảy vào đầu châu thổ Mekong (trạm Kratie)
trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau) (1961-1972)
Các số liệu nước thượng nguồn như trạm Paskse-Lào (1986-2005), trạm Kratie-Campuchia (1986-2000) lưu
lượng có xu hướng giảm dần từ đầu mùa khô đến cuối mùa khô, tuy nhiên, các giai đoạn năm càng về sau lưu lượng
lại có xu hướng cao hơn [7], xem hình 17, 18. Cụ thể, tại trạm Paskse-Lào, giai đoạn 2001-2005 cao hơn 1991-1995
từ 310-370m3/s; trạm Kratie-Campuchia, giai đoạn 1996-2000 cao hơn 1991-1995 từ 290-500m3/s [7]; mực nước Biển
Hồ (trạm Prekdam) trong những năm gần đây cũng cao hơn so với trung bình nhiều năm (1980-2011) [7], xem hình
19.
Điều này phù hợp với thời gian ra đời của hàng loạt các đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong. Cuối những
năm 1990, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch xây ít nhất 7 đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong, đến năm 2003 trên
thượng nguồn Mekong đã hoàn thành 4 đập thủy điện. Tác động của việc xây đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra
cho hạ nguồn đang là những vấn đề lớn nghiêm trọng như: thay đổi vĩnh viễn dòng chảy và bản chất tự nhiên của dòng
sông; suy giảm phù sa gây thiệt hại cho thủy sản và nông nghiệp. Một yếu tố tích cực của đập thủy điện đó chính điều
tiết lưu lượng nước vào mùa khô. Kết quả là xu hướng xâm nhập mặn ngày càng giảm sau khi các đập thủy điện ra đời
Tuy nhiên, diễn biến lưu lượng nước sẽ còn tiếp tục biến đổi phức tạp khi Lào và Campuchia cũng đang lên kế hoạch
xây dựng 12 đập trên dòng chính Mekong; đến 2015 sẽ có 36 đập trên dòng nhánh được vận hành, năm 2030 sẽ có
thêm 30 đập trên dòng nhánh được triển khai (Stone 2011). Lưu lượng nước mùa khô có thể tăng, nhưng phù sa đã bị
giữ phần lớn trên đập, châu thổ Mekong giảm màu mỡ và mất khả năng mở rộng lãnh thổ vì giảm bồi lắng ven biển.

Lưu lượng, m3/s

3500
3000
2500


y = -307,9x + 3163,5

2000
1500
1000
500
0
Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng
1986-1990

1991-1995

1996-2000

2001-2005

Hình 17.Lưu lượng trung bình tại trạm Paskse-Lào (1986-2005)

Tháng 4


Lưu lượng, m3/s

10


5000
4000

y = -558,8x + 4580

3000
2000
1000
0
Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng
1986-1990

1991-1995

1996-2000

Hình 18.Lưu lượng trung bình tại Kratie-Campuchia (1986-2000)

Lưu lượng, m3/s

Hình 19.Biểu đồ mực nước tại trạm Prekdam những năm gần đây

Kết quả lưu lượng thấp nhất tại các trạm đo thủy văn trong các tháng mùa khô 2, 3, 4 [12]cũng phù hợp với
độ mặn trên các sông rạch Mekong cao nhất trong thời gian này, xem hình 20.
40000
30000
20000
10000
0
1

2

3

4

5

6

7

Tháng

8

9

10

11


12

Kratie

Tân Châu

Mỹ Thuận

Cần Thơ

2 per. Mov. Avg. (Kratie)

2 per. Mov. Avg. (Tân Châu)

2 per. Mov. Avg. (Châu Đốc)

2 per. Mov. Avg. (Mỹ Thuận)

2 per. Mov. Avg. (Cần Thơ)

Châu Đốc


11
Hình 20.Lưu lượng trung bình tháng (m3/s) tại các trạm thủy văn
3.3.3.Ảnh hưởng của thủy triều
3.3.3.1.Đặc điểm thủy triều ven biển [6]
3.3.3.1.1.Thủy triều biển Đông
Kéo dài từ Vũng Tàu đến mũi Cà Mau, dài khoảng 400km, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không

đều, biên độ triều khá lớn, xem hình 21, trung bình từ 200-350cm, đặc biệt trong chu kỳ triều Maton (chu kỳ 19 năm),
biên độ triều có thể đạt 400-420cm. Càng đi dần về phía Cà Mau, thủy triều có ảnh hưởng một phần của triều biển Tây
(nhật triều không đều). Theo số liệu quan trắc tại trạm Vũng Tàu, mực triều cao nhất H max = 4,34m (1/2/1995), mực
triều thấp nhất Hmin = -0,36m (23/6/1982), trung bình nhiều năm Htb = 2,59m
Thủy triều biển Đông tăng biên độ khi tiến sát cửa sông và bắt đầu giảm dần khi truyền sâu vào đất liền, do
đặc điểm lòng sông hẹp và nông hơn nhiều so với vùng cửa sông và chịu ảnh hưởng thêm của nước đầu nguồn. Đặc
biệt về mùa kiệt, lượng nước thượng nguồn về giảm, chế độ dòng chảy sông Tiền, sông bị chi phối hoàn toàn bởi thủy
triều. Mức độ truyền triều vào sông Mekong khá sâu, mức độ truyền triều vào các tháng 3, 4 có thể đạt 350km, tức lên
đến điểm trên thủ đô Pnom Penh (Campuchia).
Bảng 2.Các thông số triều trên sông Tiền, sông Hậu vào mùa kiệt [Ngô Trọng Thuận]
Trạm

Thời gian truyền triều
và Tốc độ truyền triều

Tân
Châu225km

7-8giờ

Châu
201km

7-8 giờ

Đốc-

Mực đỉnh triều lớn
nhất trung bình
nhiều năm


Mực chân triều thấp
nhất trung bình nhiều
năm

Biên độ mực nước triều
lớn nhất trung bình nhiều
năm

Mực nước trung bình
tháng nhỏ nhất trung
bình nhiều năm

25-30km/h

1,70m

-0,35m

0,95-1,05m

0,42m

22-24km/h

1,50m

-0,55m

1,1-1,2m


0,38m

Mỹ Thuận

-

-

-1,37m

1,8-1,9m

-

Cần
90km

-

1,24m

-1,60m

2,2-2,3m

-

Thơ-


Bán đảo
Cà Mau

Kết quả quan trắc cho thấy biên độ triều ở Vũng Tàu cao hơn ở Cà Mau, xem hình 21. Lưu lượng triều đạt
giá trị cực đại vào mùa kiệt tương ứng với thời gian lưu lượng nước thượng nguồn về thấp nhất là nguyên nhân chính
dẫn đến độ mặn nước sông tăng cao vào tháng 2, 3, 4.

Cà Mau-65km

90

Gành Hào-2km

30

Sông Hậu

93

Long Xuyên-144km

144

Cần Thơ-90km

236

Đại Ngãi-43km

Sông Tiền


TRẠM QUAN TRẮC

Châu Đốc-201km

334

Tân Châu-225km

69

Chợ Mới-183km

120

Mỹ Tho-56km

370

Vũng Tàu-0km

375
0

50

100

150


200

250

300

350

400

BIÊN ĐỘ TRIỀU, CM

Hình 21.Biên độ triều trên sông Mekong (tháng 6/1978)
3.3.3.1.2.Thủy triều biển Tây
Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên dài 250km, chịu ảnh hưởng chế độ nhật triều không đều. Khu vực Rạch Giá có
dạng triều hỗn hợp thiên về bán nhật triều. Từ Rạch Giá đến Hà Tiên có dạng triều hỗn hợp thiên về nhật triều. Biên
độ triều trung bình 70-80cm, tối đa không vượt quá 110-120cm.


12
Sự truyền triều trong khu vực Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau rất phức tạp do có sự trung gian giữa
triều biển Đông và triều biển Tây. Tại những nơi này, xảy ra hiện tượng giao thoa của 2 loại triều truyền ngược nhau
và hình thành nên “vùng giáp nước”, là nơi tốc độ dòng chảy chậm. Đặc biệt, vùng bán đảo Cà Mau, nơi chịu ảnh
hưởng của cả triều biển Đông và triều biển Tây mạnh mẽ, nước mặn xâm nhập sâu, nước mặn đợt triều trước chưa kịp
rút đã bị đẩy ngược trở lại do đợt triều sau ngay trong ngày.
Ngoài ra, vận tốc dòng chảy ven bờ trung bình và mực nước triều vào các tháng mùa khô đều cao hơn các
tháng mùa mưa, từ vận tốc 20m/s (tháng 1), giảm còn 10m/s (tháng 4), mực nước cao nhất 19,2cm (tháng 1) và 4,4cm
(tháng 4) ở vùng biển Tây [17].
Tương ứng với mực nước thì các tính toán về độ mặn của nước biển cũng có khuynh hướng cao hơn trong
các tháng mùa khô. Cụ thể độ muối đạt 32,0-32,9g/L (tháng 7), 32,5-33,2g/L(tháng 4), 32,7-33,5g/L (tháng 1), trong

đó, vùng biển Đông có khuynh hướng mặn cao hơn vùng biển Tây [17].

Hình 22.Độ muối tầng mặt tháng 1, 4 và 7 ở vùng biển Đông và Biền Tây. Nguồn [17].
Tất cả các tính chất của thủy triều như trên đã góp phần làm xu hướng mặn tăng cao vào các tháng mùa khô.
3.3.4.Nước biển dâng do biến đổi khí hậu
Mực nước biển trung bình (Htb) tăng không đồng đều từ Vũng Tàu đến Rạch Giá.
Mực đỉnh triều cao nhất (Hmax) trong năm tăng dần từ Vũng Tàu đến Mỹ Thanh, giảm xuống dần qua Gành
Hào đến Rạch Giá.
Biên độ triều cao ở Vũng Tàu và giảm dần đến Rạch Giá. Nổi bật là biên độ triều ở: An Thuận (S.Hàm Luông)
tăng 8,5mm/năm; Mỹ Thanh tăng 8,21mm/năm; Rạch Giá giảm -4,35mm/năm
Bảng 3. Số liệu quan trắc mực nước từ nằm 1988-2008. Nguồn [10]
Mực nước

Htb

Mực nước

Hmax

Biên độ triều

(Biên độ triều

Trạm

Htb

Bq năm

Hmax


Bq năm

(Hmax-Hmin) tb

(Hmax-Hmin) tb)

VŨNG TÀU

(cm)
-23,37

(mm)
1,76

(cm)
133,57

(mm)
3,88

(cm)
252,8

(mm)
4,75

VÀM KÊNH

-8,49


7,78

156,67

8,55

251,3

5,00

BÌNH ĐẠI

-0,38

11,77

154,38

18,21

241,5

5,58

AN THUẬN

1,61

5,73


160,81

14,16

248,6

8,52

BẾN TRẠI

1,73

4,86

172,67

7,49

258,1

0,28

MỸ THANH

-4,07

14,51

191,14


15,38

273,3

5,52

GÀNH HÀO

3,88

8,54

190,38

13,84

285,4

8,21

NĂM CĂN
S.ÔNG ĐỐC

9,82
-1,01

16,79
5,9


126,67
81,08

26,51
14,89

185,5
75,5

0,65
4,95

RẠCH GIÁ

1,67

6,13

87,71

1,58

69,3

-4,35

Tình hình nước biển dâng do tác động của quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu góp phần làm phức tạp hóa
hình hình diễn biến mặn trên sông đồng bằng châu thổ Mekong, không chỉ làm tăng diện tích bị xâm nhập mặn mà sẽ
còn làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các công trình cống ngọt hóa các vùng mặn ven biển hiện tại.



13
IV-KẾT LUẬN
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Mekong được phân thành 4 vùng: vùng cửa sông Vàm Cỏ, cửa sông
Mekong, bán đảo Cà Mau và vùng biển Tây;
Độ mặn đạt giá trị cao vào các tháng mùa kiệt, cao nhất trong các tháng 2, 3, bắt đầu giảm dần vào cuối tháng
4;
Chiều dài xâm nhập mặn không đồng đều giữa các vùng;
Xu hướng xâm nhập mặn ngày càng giảm trong những năm gần đây so với giai đoạn trước khi có các đập
thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong;
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng mặn như trên gồm:
Lượng mưa: thấp trong mùa kiệt và có xu hướng tăng theo thời gian năm kèm với độ bốc hơi có xu hướng
giảm;
Chế độ gió mùa đông bắc thuận lợi cho thúc đẩy thủy triều xâm nhập sâu vào mùa kiệt;
Lưu lượng nước thượng nguồn tăng vào mùa kiệt sau khi các đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong được vận
hành;
Chế độ triều và nồng độ muối khác nhau ở 2 vùng Biển Đông và Biển Tây dẫn đến sự xâm nhập mặn không
đồng đều giữa các vùng;
Nước biển dâng do biến đổi khí hậu có khuynh hướng làm phức tạp hóa tình hình xâm nhập mặn hiện nay, cũng
như làm ảnh hưởng đến các giải pháp và dự án ngọt hóa các vùng mặn đang được triển khai ở vùng ven biển.

CONSIDER THE FACTORS THAT INFLUENCE ON THE SITUATION OF
SALINITY WATER INFILTRATION IN MEKONG RIVER DELTA IN
RECENT YEARS
Le Thi Thuy Van 1, Nguyen Nhat Truong 2
1
2

Department of Geology, University of Science


Graduate student, Department of Geology, University of Science, VNU-HCM

ABSTRACT
Mekong river delta is a large granary not only of Vietnam but also of the World. The crisis of water
resource in this area will have an effect on victual security of Vietnam and the World. In recent years, the
salinity of water in Mekong river delta is increasing complex. This has a strongly influence on Vietnam
agricultural soil square. The article mentions to natural factors that influence on the situation of salinity water
infiltration in Mekong river delta, such as: meteorological factor, discharge of source river, tidal regime and
the rising sea level due to climate change.
Key words: salinity water infiltration, Mekong river delta, discharge, tidal regime,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Việt Hưng, Nguyễn Ngọc Diệp, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu-nước biển dâng tới xâm nhập mặn tại
Kiên Giang, Hội thảo khoa học quốc gia về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI 1, 2013,
tr.243-249.
[2]. Đào Xuân Học và nnk, Một số suy nghĩ ban đầu về vấn đề kiểm soát lũ vùng Đồng Tháp Mười, Cơ sở II Đại học
Thủy lợi, (2003), tr.1.
[3]. Đặng Hòa Vĩnh, Phạm Thị Bích Thục, Nước mặn trên sông Cổ Chiên và giải pháp khai thác nước ngọt phục vụ
cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Trà Vinh, Tạp chí các khoa học về Trái đất 34, 2012, tr.47-43.
[4].Đoàn Văn Muốn, Trương Thanh Tùng, Phạm Văn Hùng, Biến đổi khí hậu tỉnh Tiền Giang, Khóa luận tốt nghiệp
Khoa Địa chất, Trường ĐH KHTN (2014).
[5]. Hoàng Văn Huân, Trần Thị Xuân Mỹ, Tác động của quá trình nước biển dâng đối với vùng cửa sông ven biển
đồng bằng Nam bộ và định hướng những hành động ứng phó, Tuyển tập Khoa học công nghệ 50 năm xây dựng và
phát triển, (2011).
[6]. Lê Anh Tuấn, Đặc điểm chế độ khí tượng – thủy văn đồng bằng sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ, tr.12.


14
[7]. Lê Đình Thành, Vai trò của biển hồ đối với chế độ dòng chảy hạ lưu sông Mekong, Trường Đại học Thủy lợi
(2005), tr.2-4.

[8]. Lê Sâm, Diễn biến mặn dọc sông Cửu Long và đánh giá chiều dài xâm nhập mặn, Viện khoa học thủy lợi Nam bộ,
(2003), tr.1, 5.
[9]. Lương Quang Xô, Ảnh hưởng của các công trình trên các cửa sông lớn đến xâm nhập mặn vào hệ thống sông
đồng bằng sông Cửu Long, (2014), Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường 45, (2014), tr.44-51.
[10]. Nguyễn Ngọc Trân, Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với thách thức kép của biến đổi khí hậu, Trung tâm
nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, 2010, tr.5-7.
[11]. Nguyễn Sinh Huy, Đồng bằng sông Cửu Long-Tài nguyên đất, nước và vấn đề khai thác, Cơ sở II Đại học Thủy
Lợi, (2003), tr.1-2.
[12]. Nguyễn Xuân Hiển, Trần Thục, Lương Hữu Dũng, Biến động dòng chảy và bùn cát hạ lưu sông Mekong, Hội
thảo khoa học quốc gia về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI 2, 2013, tr.98-99.
[13]. Trần Đức Khâm, Biến đổi khí hậu với đồng bằng sông Cửu Long, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (2009),
tr.10-11.
[13]. Trần Đình Phương, Hoàng Lê Nhung, Xâm nhập mặn mùa khô các năm 2011-2013 ờ đồng bằng sông Cửu Long
và công tác dự báo mặn của đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, Hội thảo khoa học quốc gia về khí tượng thủy
văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI 2, 2013, tr.148-155.
[15]. Trần Thanh Xuân, Hoàng Minh Tuyển, Lương Hữu Dũng, Ngô Thị Thủy, Diễn biến mặn ở đồng bằng sông Cửu
Long, Hội thảo khoa học quốc gia về khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu lần thứ XVI 2, tr.220-228.
[16]. Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, Dự báo xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ven biển đồng bằng sông Cửu
Long và đề xuất các giải pháp chống hạn, cập nhật tháng 2/2013; cuối tháng 2/2014; cuối tháng 3-đầu tháng 4/2014.
[17].Võ Thanh Tân, Tính toán dòng chảy vùng biển ven bờ-nước nông, Luận án Tiến sĩ Trường ĐH KHTN (2004),
tr.132-136,181-182.



×