Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

LUẬN án TIẾN sỹ VAI TRO của hồ CHÍ MINH TRONG CAO TRÀO GIẢI PHÓNG dân tộc và GIÀNH CHÍNH QUYỀN GIAI đoạn 1941 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.25 KB, 53 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là một trong những chiến
công vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam. Với thắng lợi này, đất nước ta được hoàn toàn thoát khỏi ách đô
hộ tàn bạo, hà khắc của thực dân Pháp hơn 80 năm và sự thống trị của chế
độ phong kiến hơn 1000 năm. Từ đây dân tộc ta bước vào kỷ nguyên độc
lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ địa vị của người nô lệ "hoá
thân" thành người làm chủ nước nhà. Đảng ta, từ một Đảng hoạt động bí
mật, bất hợp pháp, trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
Cách mạng nước ta cũng từ đó không ngừng phát triển, giành hết thắng lợi
này đến thắng lợi khác, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phong trào
giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ la tinh phát triển
lên một bước cao hơn. Đẩy chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới
vào thời kỳ tan rã, suy sụp. Góp phần mở ra thế chiến lược tiến công của 3
dòng thác cách mạng, đánh đổ từng bước, đánh lui từng bộ phận của CNĐQ.
Thắng lợi vĩ đại đó không phải là "sự ăn may" như quan niệm của
một số người, đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố chủ quan và
khách quan tạo nên. Trong đó, cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh trong
những năm 1941 – 1945 là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Nó
không chỉ góp phần quyết định đến việc điều chỉnh đường lối chiến lược
cho phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới đặt ra mà còn có ý
nghĩa to lớn đối với việc tạo dựng nên những yếu tố cần thiết về lực
lượng cách mạng, căn cứ địa cách mạng… để khi thời cơ xuất hiện,
Đảng có đủ điều kiện phát động một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính


quyền trong cả nước, đưa cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mau
chóng giành thắng lợi hoàn toàn.
Nghiên cứu vai trò to lớn của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
trong những năm 1941 - 1945 là một việc làm cần thiết. Làm tốt vấn đề này


sẽ góp phần tích cực vào việc nghiên cứu, làm sáng tỏ thân thế và sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của Đảng, người
anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và nhân dân
thế giới. Mặt khác, nghiên cứu vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trong giai
đoạn này còn góp phần làm sáng tỏ một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân
tộc, thời kỳ Đảng lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền. Trên cơ sở
đó đấu tranh chống lại một số quan điểm sai trái, phản động nhằm coi nhẹ,
hạ thấp vai trò của Người trong Cách mạng Tháng Tám và trong suốt tiến
trình lịch sử cách mạng nước ta.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những âm mưu, thủ đoạn nham hiểm,
thâm độc của CNĐQ đứng đầu là đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch trong
và ngoài nước, nhằm chống phá cách mạng nước ta… Việc nghiên cứu đầy
đủ, toàn diện, sâu sắc cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó
không những giúp ta nâng cao lòng tự hào, niềm kính yêu vô hạn đối với vị cha
già dân tộc Hồ Chí Minh, mà còn cho ta những kinh nghiệm quí về việc phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, về phương pháp
cách mạng, về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, về xây dựng một nhà
nước kiểu mới - nhà nước của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là những chỉ dẫn quan trọng, giúp cho Đảng ta kế thừa vận dụng vào quá
trình hoạch định những chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, đưa công
cuộc đổi mới ở nước ta vững bước đi lên trên con đường xây dựng xã hội chủ


nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh".
Với những ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: "Vai trò của Hồ Chí Minh
trong cao trào giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành chính quyền (19411945)” làm luận văn tốt nghiệp cao học lịch sử chuyên ngành Lịch sử ĐCS
Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Là một vị lãnh tụ thiên tài, có nhiều cống hiến lớn lao cho cách mạng
Việt Nam và cách mạng thế giới. Vì thế, cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Hồ
Chí Minh đã được nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội cũng
như nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập, tìm hiểu, nghiên cứu
ở nhiều góc độ khác nhau.
Về những tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gồm có:
"Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh", Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1975 của Trần Dân Tiên; "Vừa đi đường vừa kể chuyện", Nxb CTQG,
Hà Nội, 1994 của Thạch Lam; "Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp
công nhân và nhân dân Việt nam", Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975 và "Chủ tịch
Hồ Chí Minh và cách mạng Việt nam", Nxb.Thông tin lý luận, Hà Nội, 1991
của đồng chí Trường Chinh; "Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của
Đảng và dân tộc ta", Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986 của đồng chí Lê Duẩn; "Hồ
Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp", Nxb.
Sự Thật, Hà Nội, 1990 và "Hồ Chủ tịch lãnh tụ của chúng ta", Nxb. Sự thật,
Hà Nội, 1967 của đồng chí Phạm Văn Đồng; "Những chặng đường lịch sử",
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001 của đồng chí Võ Nguyên Giáp v.v.
Là những học trò, người đồng chí đã có nhiều năm hoạt động gần gũi
với Hồ Chí Minh, cùng Người lãnh đạo sự nghiệp cách mạng vẻ vang của


dân tộc, tác giả của những công trình trên đã có những đánh giá sâu sắc,
trung thực sự nghiệp và những cống hiến lớn lao của Người qua các giai
đoạn lịch sử. Song do nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nên phần nghiên cứu, đánh giá vai trò to lớn của Người đối với thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám những năm 1941 - 1945 chủ yếu tập trung
phản ánh những vấn đề lớn, phạm vi nghiên cứu rộng.
Với những công trình nghiên cứu của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng
Trung ương (nay là Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc
gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh) như "Chủ tịch

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp", Nxb. CTQG, Hà Nội, 2002 (tái bản lần
thứ bảy) hay: "Lịch sử ĐCS Việt Nam, sơ thảo, tập I, 1920 - 1954", Nxb. Sự
thật, Hà Nội, 1982, đã có nhiều đóng góp quan trọng nghiên cứu sự nghiệp
Hồ Chí Minh, song các công trình này cũng chưa đề cập được tất cả những
vấn đề cần thiết, đầy đủ về vai trò, sự nghiệp to lớn của Hồ Chí Minh trong
những năm 1941 - 1945.
Một số chuyên khảo khác như: "Chủ tịch Hồ Chí Minh Người chiến sĩ
kiên cường của phong trào dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế", Nxb. Thông tin lý luận , Hà Nội, 1990 của Đặng Xuân Kỳ; "Chủ tịch Hồ
Chí Minh, người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận giải phóng dân tộc", Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985 của Hùng Thắng - Nguyễn Thành; "Sự
nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh.", Nxb. Quân đội
Nhân dân, Hà Nội, 1990 của Viện lịch sử quân sự … cũng đã đề cập đến
những đóng góp lớn lao của Người trong những năm 1941 - 1945. Đặc biệt
trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có rất
nhiều các cuộc hội thảo, các bài viết của các nhà khoa học trong nước và
quốc tế được in ấn xuất bản trên các tạp chí: Cộng sản, Lịch sử Đảng,


Nghiên cứu lịch sử, Lịch sử quân sự, hoặc trong kỷ yếu của các cuộc hội
thảo … Tất cả đều nói về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội và giá trị của nó đối với giai đoạn hiện nay.
Các công trình trên tuy có đề cập đến vai trò to lớn của Hồ Chí Minh
trong những năm 1941 – 1945 và đã tổng kết được nhiều vấn đề quan trọng
về lý luận. Nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên
cứu đầy đủ, hệ thống và sâu sắc những cống hiến lớn lao của Người trong
cao trào cách mạng giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành chính quyền năm
1941 đến 1945 với tư cách là một công trình nghiên cứu độc lập. Tuy nhiên,
các công trình đó luôn là nguồn tư liệu phong phú, quí giá, đáng tin cậy để
tác giả luận văn kế thừa vào quá trình xây dựng đề tài luận văn “Vai trò của

Hồ Chí Minh trong cao trào giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành
chính quyền (1941 – 1945)”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò to lớn của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực
hoạt động cách mạng của Người những năm 1941 - 1945 liên quan đến sự
nghiệp đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta. Qua đó nhằm đem đến
một sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về những đóng góp to lớn của Hồ Chí
Minh đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám(1945) cùng với những
giá trị về lý luận giải phóng dân tộc của Người trong thời đại mới. Đồng
thời, từ lịch sử rút ra một số vấn đề đặc sắc về sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh
trong khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, làm cơ sở cho việc vận dụng
vào giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
- Nhiệm vụ:


- Dựng lại một cách chân thực bức tranh toàn cảnh về hoạt động của Hồ
Chí Minh từ năm 1941 đến ngày 2-9-1945.
- Khẳng định công lao to lớn của Hồ Chí Minh về hoàn chỉnh chủ trương
giải phóng dân tộc và quá trình cùng Trung ương Đảng chuẩn bị mọi mặt
cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (1941 – 1945).
- Phân tích và chứng minh vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính
quyền thắng lợi trong cả nước.
- Luận giải những đóng góp có giá trị về lý luận cách mạng giảiphóng
dân tộc và khởi nghĩa vũ trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên những quan điểm cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin, các văn kiện, nghị quyết và những đánh giá tổng kết
của Đảng về cách mạng thời kỳ 1930 –1945.

- Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử kết
hợp với phương pháp lôgíc, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu
và trình bày thuộc ngành lịch sử như: phương pháp đồng đại, lịch đại;
phương pháp so sánh, thống kê, tổng kết lịch sử.
5. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn được bảo vệ thành công sẽ góp phần làm rõ thêm vai trò to lớn
của Hồ Chí Minh với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước ta nói chung, với
cao trào giải phóng dân tộc và khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền những
năm 1941 - 1945 nói riêng. Đồng thời, làm cơ sở chống lại những luận điệu
của các thế lực thù địch xuyên tạc, hạ thấp giá trị to lớn của cách mạng tháng
Tám, của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam. Từ đó góp phần nâng cao niềm


tự hào, tự tôn dân tộc, tạo nên ý chí và sức mạnh thực hiện thắng lợi công
cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân
dân ta đã lựa chọn.
Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu, giảng
dạy Lịch sử ĐCS Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường trong và
ngoài quân đội.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 2 chương (4 tiết).
Chương 1
HỒ CHÍ MINH VỀ NƯỚC TRỰC TIẾP LÃNH ĐẠO CAO TRÀO
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (2-1941- 3 -1945)
1.1. Hồ Chí Minh chủ trương nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc
trong điều kiện mới
1.1.1. Tình thế cách mạng xuất hiện, vấn đề giải phóng dân tộc đặt ra
cấp thiết
Ngày 1 - 9 -1939, phát xít Đức bất ngờ đem quân tiến đánh Ba Lan một trong những nước đồng minh của Anh, Pháp, Mỹ. Hai hôm sau, ngày

3-9, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, cuộc chiến tranh thế giới II chính
thức bùng nổ.
Tuy đã bị Đức lừa gạt, không thực hiện đúng những điều khoản đã được
ký kết trong "Hiệp ước Muyních" ngày 29-9-1938 (Theo hiệp ước này, Anh,
Pháp sẽ trao cho Đức vùng Xuyđét của Tiệp, đổi lại Hítle hứa sẽ tấn công
Liên Xô), song do vẫn mang ảo tưởng có thể đi tới một sự "dàn xếp" để
hướng sự tấn công của Đức sang Liên Xô nên Anh, Pháp đã tạo ra một
"Cuộc chiến tranh kỳ quặc", "dung dưỡng" cho những hành động tiếp theo


của Đức. Lợi dụng thái độ đó của Anh, Pháp, từ tháng 4-1940, sau khi thôn
tính xong Ba Lan và chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, phát xít Đức tập trung lực
lượng đánh chiếm một loạt các nước Tây Âu như: Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà
Lan, Lúcxămbua và Pháp. Bất lực trước những đòn tấn công ồ ạt của phát xít
Đức, ngày 22 - 6 -1940 Chính phủ Pháp ký hiệp ước đầu hàng. Chính phủ bù
nhìn, tay sai của Đức do Pêtanh đứng đầu được thành lập.
Sau những thắng lợi ban đầu, để phân chia khu vực thống trị thế giới,
ngày 27 tháng 9 năm 1940, tại Béc-lin, Đức, Italia, Nhật Bản đã ký hiệp ước
"tay ba": Nhật công nhận sự thống trị của Đức, Italia ở châu Âu. Đức, Italia
công nhận sự thống trị của Nhật ở Đông Á.
Sự thống trị tàn bạo của các nước phát xít đã đẩy nhân loại đứng trước
một thảm hoạ khôn lường, làm đảo lộn mọi hoạt động trong đời sống xã hội
của nhiều quốc gia. Lợi dụng tình hình chiến tranh, chính phủ các nước đế
quốc thi hành chính sách phát xít cả ở chính quốc và các thuộc địa. Tại
Pháp, ĐCS là lực lượng chống phát xít kiên quyết nhất bị gạt ra ngoài vòng
pháp luật. Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ, các tổ chức dân chủ, những người
yêu nước tiến bộ bị khủng bố, tù đày.
Ở Đông Dương, bọn phản động thuộc địa nhân cơ hội đó thi hành chính
sách cai trị thời chiến, chúng điên cuồng tiến công vào phong trào cách
mạng, nhằm tiêu diệt ĐCS và các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo.

Toàn quyền Catơru tuyên bố: "Lần này chúng tôi không chờ cho mụn độc
phát triển, phải mổ nó trước khi nó phát triển. Chúng tôi đã đánh toàn diện
và mau lẹ vào các tổ chức cộng sản, chống cộng sản là một cuộc đấu tranh
hằng ngày. Trong cuộc đấu tranh này, phải tiêu diệt cộng sản thì xứ Đông
Dương mới được yên ổn và mới trung thành với nước Pháp. Chúng tôi
không có quyền không thắng. Tình thế chiến tranh bắt buộc chúng tôi hành
động không chút thương tiếc nào" [22, tr.445-446].


Để làm cho xứ Đông Dương được "yên ổn" và "trung thành với nước
Pháp", ngày 28-9-1939 toàn quyền Đông Dương ra nghị định ghi rõ: "Cấm
hết thảy mọi hoạt động có tính chất trực tiếp hay gián tiếp tuyên truyền các
khẩu hiệu của Quốc tế Cộng sản hay những tổ chức do Quốc tế Cộng sản
kiểm soát. Giải tán hết thảy các hội ái hữu, tổ chức hay cá nhân nào có liên
hệ với ĐCS" [22, tr.446]. Hành động đó của chúng đã thủ tiêu mọi quyền
lợi mà nhân dân ta đấu tranh giành được trong giai đoạn 1936 - 1939; báo
chí tiến bộ bị đóng cửa; các đoàn thể quần chúng bị cấm hoạt động; hàng
loạt cán bộ, đảng viên và quần chúng bị bắt bớ, giam cầm, đày đoạ trong các
nhà tù và các trại tập trung. Chỉ trong tháng 9-1939, riêng ở Bắc kỳ đã có
đến 1051 cuộc khám xét và bắt bớ. Trung kỳ và Nam kỳ cũng chẳng khác gì.
Tàn bạo hơn, thực dân Pháp còn đưa nhiều cán bộ, chiến sỹ cách mạng đi
đày ở các hòn đảo thuộc địa của chúng ở châu Phi và Trung Mỹ để không
còn cách nào vượt ngục được. Với những cán bộ chủ chốt của Đảng, chúng
tìm mọi cách để sát hại như: đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư BCHTƯ
ĐCS Đông Dương, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị
Minh Khai bị xử bắn ngày 26-8-1941. Đồng chí Lê Hồng Phong, uỷ viên
BCHTƯ ĐCS Đông Dương bị địch hành hạ đến chết trong nhà tù Côn Đảo
ngày 6-9-1942 …
Cùng với sự đàn áp, khủng bố, thực dân Pháp ra lệnh tổng động viên, bắt
lính đưa sang Pháp phục vụ chính sách chiến tranh, bắt phu đi xây dựng

đường sá và các công trình quân sự phòng thủ ở Đông Dương. Ngày 9-111939, Manđen, bộ trưởng bộ thuộc địa lệnh cho Đông Dương gửi sang Pháp
70.000 người, số lượng này bằng cả 4 năm thời chiến tranh thế giới thứ nhất
(1914-1918).
Để phục vụ chiến tranh, Pháp thực hiện chính sách kinh tế thời chiến,
nhằm vơ vét tối đa sức người, sức của ở Đông Dương. Cụ thể, sau khi chiến


tranh bùng nổ, chính phủ Pháp đã lệnh cho các Chủ hiến ở thuộc địa phải
gửi sang 3.500.000 tấn thực phẩm, 1.100.000 tấn hạt có dầu, 800.000 tấn
dây thừng, 350.000 tấn than đá … trong đó Đông Dương là nguồn cung cấp
chính. Mặt khác, chúng đặt ra "Đại hội đồng kinh tế tối cao" và "Uỷ hội
tham mưu kinh tế" để kiểm soát việc xuất nhập khẩu và phân phối hàng hoá,
trông nom sản xuất, qui định giá cả. Chúng còn tăng cao thuế khoá làm giá
cả tăng nhanh. Theo con số thống kê của Báo "Công nông thương", ngày 193-1939 thì giá hàng hoá bán lẻ vào tháng 12 tây tăng tới 145% ở Sài Gòn và
166% ở Hà Nội [22, tr.461].
Cùng với sự tăng vọt của giá cả, việc kéo dài thời gian làm việc từ 48
giờ lên 60 giờ đối với đàn ông, và 54 giờ trên một tuần đối với đàn bà và trẻ
em mà không tăng lương, đã làm cho đời sống tầng lớp viên chức ngày càng
trở nên tồi tệ. Đặc biệt sau ngày Nhật vào Đông Dương (9-1940) cùng thực
dân Pháp cai trị nước ta, chúng đã đẩy dân ta vào cảnh "một cổ hai tròng",
nền kinh tế do đó ngày càng sa sút, đời sống của mọi tầng lớp nhân dân trở
nên khốn đốn. Nhận định về thực trạng đó, Nghị quyết Trung ương VII (111940) chỉ rõ: "Xứ Đông Dương trải qua một cuộc kinh tế khủng hoảng đặc
biệt. Số công nhân thất nghiệp ngày một thêm nhiều. Dân cày làm ăn không
được phát đạt. Nhiều tiểu thương tiểu chủ bị phá sản, sa sút. Nhiều nhà tư
sản hay thương mại hay kỹ nghệ cũng bị phá sản lây hoặc đang sống gượng,
sống không có triển vọng" [11, tr.39].
Có thể nói: Chính sách cai trị hà khắc và sự bóc lột tàn bạo của thực dân
Pháp, phát xít Nhật sau khi chiến tranh thế giới II bùng nổ đã làm cho mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với CNĐQ phát triển gay gắt tới đỉnh
tột cùng, trở thành mâu thuẫn chủ yếu, trước mắt đòi hỏi phải được giải

quyết. Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), khởi nghĩa


Nam Kỳ (23-11-1940) và binh biến Đô Lương (13-11-1941) là những minh
chứng hùng hồn cho việc đòi hỏi phải giải quyết những mâu thuẫn đó.
Như vậy, sự xâu xé lẫn nhau giữa hai tập đoàn đế quốc: Đức - Italia Nhật Bản và Anh, Pháp, Mỹ trong chiến tranh thế giới II đã biến thế giới
thành "Cái lò sát sinh lớn", đẩy nhân loại vào chỗ chết chóc. Nhưng chiến
tranh do chủ nghĩa phát xít gây nên cũng là biểu hiện giai đoạn mới của cuộc
tổng khủng hoảng trong lòng chủ nghĩa tư bản, mở ra cho phong trào cách
mạng thế giới một tiền đồ rực rỡ.
Với nước ta, chiến tranh đã gây thêm bao tai hoạ nặng nề cho quần
chúng nhân dân, song nó cũng như cái "máy gia tốc" của cách mạng, đưa
nhân dân ta nhanh chóng vùng lên đánh đổ ách thống trị của bọn đế quốc, vì
đất nước ta không còn nằm trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền dân
chủ, dân sinh, tích luỹ lực lượng mà là giai đoạn trực tiếp đánh đổ chính
quyền đế quốc và tay sai. Đúng nhưng nhận định của HNTƯ 6 (11-1939):
"Cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh lần này
sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương nổ bùng" [10, tr.420].
So với thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918), giai đoạn này
phong trào cách mạng Đông Dương có nhiều nhân tố mới thuận lợi, đó là:
CNĐQ đang giãy giụa trong cơn tổng khủng hoảng về kinh tế, chế độ cai trị
của chúng đã trở thành chế độ phát xít. Nhân tài, vật lực của quần chúng
nhân dân bị cướp bóc một cách vô tội vạ, nạn mua rẻ, bán đắt, ruộng đất bị
cướp, sưu thuế tăng cao, xe, ngựa, bắp lúa trâu bò bị sung công, bao nhiêu
của cải, mồ hôi nước mắt bị vơ vét hết. Bọn tay sai đế quốc đã hoàn toàn lộ
mặt phản động. Với những kinh nghiệm đã có qua cuộc chiến tranh thế giới
lần thứ I, giờ đây quần chúng nhân dân sẽ không bị chính sách mị dân của
địch ru ngủ mà sẽ vùng lên đập tan xích xiềng của bọn đế quốc để thoát ra
khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Bởi vì muốn sống, nhân dân Việt Nam nói riêng



và nhân dân Đông Dương nói chung không còn con đường nào khác hơn là
đánh đổ đế quốc ngoại xâm, bất luận da trắng hay da vàng để giành lấy độc
lập. Mặt khác, trong cuộc chiến tranh lần này, ĐCS Đông Dương - một
Đảng triệt để cách mạng và tận tuỵ một lòng vì dân đã rút ra được nhiều bài
học kinh nghiệm xương máu, nên luôn kịp thời đề ra những chủ trương,
chính sách phù hợp, đáp ứng được những yêu cầu mới của cách mạng. Đặc
biệt là chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, xác định mục tiêu trước
mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng Đông Dương, làm cho Đông
Dương hoàn toàn độc lập. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ chủ
trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản động, chống tô cao,
chống cho vay nặng lãi, thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết công nông
binh bằng khẩu hiệu lập chính phủ cộng hoà dân chủ … do các HNTƯ 6
(11-1939), HNTƯ 7 (11-1940) đề ra đã nói lên điều đó. Sự phát triển mạnh
mẽ của phong trào cách mạng thế giới do Liên Xô làm trụ cột cũng tác động
không nhỏ đến cách mạng Đông Dương, giúp phong trào cách mạng nước ta
vượt qua được những khó khăn thử thách, vững niềm tin vào sự lãnh đạo của
ĐCS, vào con đường cách mạng đã được xác định trong "Chính cương sách
lược vắn tắt" năm 1930. Vì lẽ đó, trước sự đàn áp đẫm máu của kẻ thù, Đảng
vẫn ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, phong trào cách
mạng không ngừng lớn mạnh.
Đối chiếu với lý luận Mác-Lênin và những điều kiện chủ quan, khách
quan của cách mạng nước ta lúc này cho thấy: Tình thế cách mạng mới đã
xuất hiện, vấn đề giải phóng dân tộc đã được đặt ra cấp thiết. Lịch sử đang
đặt lên vai Đảng ta và Hồ Chí Minh sứ mệnh lịch sử nặng nề là lãnh đạo
toàn dân chớp thời cơ tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
1.1.2. Hồ Chí Minh về nước hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu



Cùng với việc khẳng định vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong
lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ rõ vai trò vô cùng quan trọng của
lãnh tụ, những cá nhân kiệt xuất đối với sự phát triển của phong trào quần
chúng: "Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống
trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo
phong trào". [26, tr.473].
Với khả năng nhìn xa, trông rộng, sớm nắm bắt chính xác xu thế phát
triển và những yêu cầu đòi hỏi mới của lịch sử, lãnh tụ luôn là người có
những chủ trương, biện pháp đúng đắn sáng tạo nhằm tập trung lực lượng,
khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của quần chúng nhân dân và tận dụng được
những điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức, lãnh đạo mọi lực lượng, thực hiện
thắng lợi những yêu cầu, nhiệm vụ của lịch sử đặt ra. Sự sáng suốt, đức độ
và tài năng xuất hiện đúng lúc của lãnh tụ bao giờ cũng có tác dụng thúc đẩy
phong trào quần chúng phát triển mạnh mẽ, đi đúng hướng, ít sai lầm. Với ý
nghĩa đó, sự xuất hiện vào đúng thời điểm lịch sử quan trọng của Hồ Chí
Minh khi cuộc chiến tranh thế giới II bùng nổ, là minh chứng hùng hồn về
vai trò quan trọng của lãnh tụ.
Cụ thể là: Khi trục phát xít Béclin-Rôma-Tôkiô được thành lập, nguy cơ
về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai không còn xa nữa, Hồ Chí Minh đã viết
thư cho Ban thư ký của Quốc tế Cộng sản xin được về nước qua con đường
của ĐCS Trung Quốc.
Được sự nhất trí của Quốc tế Cộng sản, Người đã gấp rút chuẩn bị lên
đường. Đầu năm 1940, Người về đến Côn Minh (Trung Quốc). Tại đây
Người đã bắt liên lạc với bộ phận ở ngoài nước của Đảng ta là các đồng chí
Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh. Sau đó lại gặp thêm các đồng chí
Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp ở trong nước mới sang. Qua nghe trao đổi


tình hình trong nước, quốc tế, Người đã giới thiệu đồng chí Phạm Văn Đồng

(bí danh Lâm Bá Kiệt) và Võ Nguyên Giáp (bí danh Dương Hoài Nam") đi
học trường Quân chính của ĐCS Trung Quốc. Thế nhưng ngày 20-6-1940,
được tin Paris rơi vào tay Đức Quốc Xã, Người đã cho tổ chức một cuộc họp
và nhận định: "Việc Pháp bại trận là một cơ hội thuận lợi cho cách mạng
Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm trễ
lúc này là có tội với cách mạng" [5, tr.245]. Theo đó, Người đã chỉ thị hoãn
việc đi học của hai đồng chí Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, đồng thời
báo tin cho đồng chí Lê Thiết Hùng đang làm Sư đoàn trưởng trong quân đội
của Quốc dân Đảng Trung Hoa, nhanh chóng tìm cách về nước nhận công
tác.
Cuối tháng 9-1940, Hồ Chí Minh đưa ra nhận định cực kỳ quan trọng:
"Đồng minh sẽ thắng
Nhật, Pháp ở Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau
Việt Nam sẽ giành được độc lập
Chiến tranh du kích do Việt Minh lãnh đạo dần dân phát triển với
những vũ khí thô sơ, gươm, giáo, mác và một số ít khẩu súng cướp
được của giặc" [47, tr.101].
Để giúp dân tộc mình giành được độc lập khi thời cơ đến, Hồ Chí Minh
đã cho người về nước tìm nơi dừng chân. Đến ngày 28-1-1941(có rất nhiều
tài liệu viết ngày Hồ Chí Minh về đến cột mốc 108 biên giới Việt - Trung là
ngày 8-2-1941. Ở đây chúng tôi dẫn theo cuốn: "Chủ tịch Hồ Chí Minh Tiểu sử và sự nghiệp" và cuốn "Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử" của Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002) sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Hồ
Chí Minh đã về tới Tổ quốc. Khi bước tới cột mốc 108 biên giới Việt Trung, Người hết sức xúc động và đứng lặng hồi lâu ngắm một giải giang
sơn gấm vóc của đất nước mình. Ngày 8-2, một số cán bộ tỉnh Cao Bằng


thay mặt nhân dân cả nước hân hoan đón Người về Pác Bó (xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng). Đây là một vùng sát biên giới Việt Trung, có rừng cây rậm rạp, dân cư thưa thớt, phần lớn là đồng bào dân tộc
Nùng. Việc liên lạc qua lại hết sức khó khăn. Bọn tay sai của Nhật - Pháp
luôn đi lùng để tìm dấu vết cách mạng. Những ngày đầu Người ở hang Cốc

Bó với bí danh Già Thu. Sau để bảo đảm tuyệt đối bí mật, Hồ Chí Minh lại
chuyển sang hang Lũng Lạn, cả hai hang này đều nằm trên địa bàn của bản
Pác Bó.
Thời gian này, cuộc sống và hoạt động của Người hết sức vất vả, khó
khăn. Vào mùa đông, trời giá buốt mà Người chỉ có một tấm chăn chiên
mỏng. Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cá suối. Khá hơn thì có
chút thịt rang mặn với ớt. Ngoài 50 tuổi, phải sống như vậy nên Người
thường bị sốt, nhiều buổi đang họp thì cơn sốt tái phát, mặt Người tái ngắt,
tay run cầm cập. Không để ý đến những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc
sống, Người vẫn làm việc say mê: Mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ;
trực tiếp xây dựng các đoàn thể cứu quốc ở Cao Bằng để rút kinh nghiệm và
dịch bộ "Lịch sử ĐCS Liên Xô". Nhưng thời gian của Người chủ yếu là tập
trung vào các công việc chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị lần thứ 8 của
Trung ương Đảng, một Hội nghị có vai trò quan trọng bậc nhất đối với sự
thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta. Người say
sưa dồn hết tâm trí vào công việc, bởi vì sau 30 năm rời xa Tổ quốc, giờ đây
Người mới có điều kiện để thực hiện tâm nguyện của mình: "Trở về nước, đi
vào quần chúng, thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu
tranh giành tự do độc lập" [44, tr.48].
Sau một thời gian ngắn chuẩn bị chu đáo mọi mặt, tháng 5-1941, thay
mặt Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban
Chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương. Hội nghị được tiến hành từ ngày


10 đến ngày 19-5-1941 trong khu rừng Khuổi Nậm. Nơi họp là một lán nhỏ
dựng tạm bên bờ suối. Hội nghị triệu tập 15 đồng chí, song do vắng đại biểu
xứ uỷ Nam Kỳ nên chỉ có 9 đại biểu tới dự, gồm các đồng chí đại biểu Bắc
Kỳ, Trung Kỳ và đại diện bộ phận hoạt động ở nước ngoài. Trước khi khai
mạc Hội nghị, Người gặp riêng các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn
Thụ, Hoàng Quốc Việt để trao đổi tình hình. Người đọc và góp ý kiến cho

bản dự thảo Nghị quyết của đồng chí Trường Chinh. Người khen dự thảo
báo cáo viết có hệ thống, vạch ra được những phương hướng cơ bản của
đường lối cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, nhưng báo cáo viết còn
dài, nên rút ngắn lại cho quần chúng "dễ đọc, dễ nhớ."
Dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Hội nghị đi sâu phân tích tình hình thế
giới, trong nước và làm rõ những yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mạng nước
ta.
Về tình hình thế giới, Hội nghị chỉ rõ: Nguyên nhân gây ra cuộc chiến
tranh thế giới II là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đã hết sức "quyết
liệt, dữ dội". Nó không những giết hại nhân loại mà còn tự tiêu hao lực
lượng lẫn nhau. Vì thế: "Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước đã đẻ ra
Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ
đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước
thành công" [12, tr.100].
Về tình hình Đông Dương, Hội nghị chỉ rõ: Sự vơ vét, bóc lột tàn bạo
của thực dân Pháp, phát xít Nhật và ách thống trị hà khắc của chúng đã đẩy
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với CNĐQ lên đỉnh tột cùng, các
cuộc khởi nghĩa nổ ra báo hiệu cho một cuộc khởi nghĩa toàn quốc.
Từ những nhận định đó, Hội nghị cho rằng: Nhiệm vụ giải phóng dân
tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng Đông Dương. Chúng ta phải
gấp rút chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để đón thời cơ giành thắng lợi quyết


định cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vì: "Trong lúc này, nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn
thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi khiếp
ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại
được"[12, tr.113].
Để đòi lại "độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc", Hội nghị quyết định tạm
gác khẩu hiệu: "Cách mạng ruộng đất" của Hội nghị Trung ương 6 (tháng

11-1939) mà tập trung mũi nhọn vào chống đế quốc và tay sai, giành độc lập
dân tộc, đồng thời nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công,
tiến tới thực hiện người cày có ruộng. Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược hết sức quan trọng nhằm tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tranh
thủ các lực lượng có thể tranh thủ, tập trung chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính
của dân tộc là phát xít Nhật - Pháp.
Khi bàn về hình thức và nội dung của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt
Nam, có đại biểu đề nghị vẫn giữ tên "Mặt trận thống nhất phản đế Đông
Dương", lại có ý kiến nên lấy tên là "Mặt trận phản đế Đông Dương". Hồ Chí
Minh đề nghị lấy tên là "Việt Nam độc lập đồng minh", gọi tắt là "Việt
Minh", Hội nghị đã nhất trí với sáng kiến đó của Người. Để nhấn mạnh khẩu
hiệu giải phóng dân tộc, Hội nghị nêu rõ mục đích của các hội quần chúng
trong Mặt trận là cứu nước nên tên các hội quần chúng đều thống nhất là "Hội
cứu quốc".
Về vấn đề dân tộc, theo gợi ý của Người, Hội nghị đã nhất trí với quan
điểm đoàn kết chặt chẽ ba dân tộc Đông Dương đánh đuổi Pháp - Nhật,
nhưng khi có độc lập thì các dân tộc sẽ tự mình lựa chọn con đường phát
triển. Theo đó, Hội nghị quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn
khổ mỗi nước ở Đông Dương, thay khẩu hiệu: "thành lập Chính phủ liên
bang cộng hoà dân chủ Đông Dương" bằng khẩu hiệu thành lập nước Việt


Nam Dân chủ cộng hoà". Trước mắt, kẻ thù chung của ba dân tộc ViệtMiên-Lào, đang xiết chặt ách thống trị trên toàn xứ Đông Dương nên ba dân
tộc phải đoàn kết, tập trung sức, cùng hợp lực đánh đuổi Pháp - Nhật. Về lâu
dài, sau khi kẻ thù bị đánh đuổi, vấn đề độc lập, tự do của mỗi dân tộc là tuỳ
thuộc ý nguyện của mỗi dân tộc. Nghị quyết của Hội nghị đã chỉ rõ: "Sau lúc
đánh đuổi Pháp-Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết" cho
dân tộc Đông Dương. Các dân tộc Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn tổ chức
thành liên bang cộng hoà dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia
tuỳ ý" [12, tr.113]

Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức vũ trang, nửa vũ trang và
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm. Dự kiến hình thái khởi
nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước: "Ta phải luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng,
nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù … lúc đó với lực
lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng
địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng
khởi nghĩa to lớn" [12, tr.131,132].
Hội nghị đặc biệt nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng nhằm lãnh đạo
cuộc cách mạng Đông Dương đi đến toàn thắng. Cụ thể là: Việc đào tạo cán
bộ nay đã thành công tác gấp rút, không thể bỏ qua một giờ phút.
Nhất trí với đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị đã bầu ra BCHTƯ Đảng
mới do đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư và bầu ra Ban Thường vụ
gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ và Hoàng Quốc Việt.
Với những nội dung trên, Hội nghị lần thứ 8 BCHTƯ Đảng, dưới sự chủ
trì của Hồ Chí Minh có một ý nghĩa hết sức to lớn. Hội nghị đã hoàn chỉnh
chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do các HNTƯ lần thứ 6,7 đề


ra, góp phần quan trọng, quyết định đến thắng lợi của cao trào cách mạng
1939-1945 và Cách mạng tháng Tám.
Theo hồi ức của đồng chí Trường Chinh, người dự thảo Nghị quyết Hội
nghị, thì Nghị quyết không chỉ thể hiện tư tưởng giải phóng dân tộc của Hồ
Chí Minh mà còn dựa vào nguyên văn nhiều câu nói, nhiều sự phân tích của
Người. Đọc lại Nghị quyết HNTƯ lần thứ 8 (tháng 5-1941), ta có thể thấy rõ
những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh trong việc phát triển, hoàn chỉnh
đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc của Đảng ta.
Về nhiệm vụ cách mạng, tại HNTƯ 8 có sự phát triển hơn so với HNTƯ
6 (11-1939) và HNTƯ 7 (1-1940). Nếu như HNTƯ 6,7 chỉ mới nêu lên
những yêu cầu chính như: Mục tiêu chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc

và tay sai, để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cách mạng giải
phóng dân tộc Đông Dương vẫn phải bao gồm hai nội dung: chống đế quốc
và chống phong kiến do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhưng phải được ứng
dụng một cách khôn khéo để thực hiện được "nhiệm vụ chính cốt của cách
mệnh là đánh đổ đế quốc"; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch
thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản động v.v. mà không có sự giải
thích cụ thể vì sao phải làm như vậy. Đến HNTƯ 8 (5-1941), đã khắc phục
được những vấn đề đó bằng cách khẳng định: Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
của cách mạng là giải phóng dân tộc, "phải làm sao giải phóng cho được các
dân tộc Đông Dương ra khỏi ách của giặc Pháp-Nhật" [12, tr.112] và "cách
mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền,
cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa mà là cuộc
cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp "dân tộc giải phóng…"
[12, tr.119]. Hội nghị chỉ rõ nguyên nhân phải làm như vậy là vì: "Nếu
không đánh đuổi được Pháp-Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp
trâu ngựa muôn đời mà vấn đề ruộng đất cũng không làm sao giải quyết


được" [12, tr.119] và “Nói như thế không phải Đảng ta thủ tiêu vấn đề giai
cấp đấu tranh trong cuộc cách mạng Đông Dương, Không! Vấn đề giai cấp
đấu tranh vẫn tồn tại mãi. Nhưng trong giai đoạn hiện tại, quốc gia trước hết,
thì tất thảy những yêu cầu của bộ phận mà có hại đến quyền lợi của toàn thể,
của giai cấp mà có hại đến quyền lợi của dân tộc, thì phải gác lại để giải
quyết sau" [12, tr.113]. Để giải thích cho một số người còn băn khoăn là:
Nếu chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân (tức là làm cách mạng
ruộng đất) sẽ làm giảm bớt sức chiến đấu của họ. Hội nghị cho rằng: "Nông
dân vẫn không giảm bớt sự hăng hái tranh đấu mà vẫn nỗ lực tranh đấu
mạnh hơn vì trong cuộc tranh đấu giải phóng dân tộc họ cũng được hưởng
nhiều quyền lợi to tát" [12, tr.120]. Khi đánh đuổi được Pháp-Nhật, họ sẽ lật
được một cái ách áp bức, bóc lột nặng nhất, được thủ tiêu thuế đinh, điền và

các thứ thuế khác, được chia công điền lại một cách công bằng hơn, lại được
hưởng nhiều quyền lợi ruộng đất, tịch thu của bọn việt gian phản quốc v.v.
Nhờ chủ trương đúng đắn, sáng tạo đó của Đảng đã động viên được toàn dân
tộc dấy lên cao trào chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang mạnh mẽ khi thời cơ đến.
Về vấn đề dân tộc tự quyết, nếu như ở HNTƯ 6,7 khi nêu cao nhiệm vụ
giải phóng dân tộc vẫn chủ trương giải quyết đồng thời đối với cả 3 dân
tộctrên bán đảo Đông Dương, nhằm “làm cho Đông Dương hoàn toàn độc
lập … Lập Chính phủ Liên bang cộng hoà dân chủ Đông Dương”. Đến
HNTƯ 8, do Hồ Chí Minh chủ trì đã quyết định giải quyết vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước, để cho các dân tộc được tự quyết định vận mệnh
của mình. Riêng với Việt Nam, sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập
một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ cộng hoà, lấy cờ đỏ sao
vàng năm cánh làm lá cờ Tổ quốc. Tuy nhiên, theo cách nghĩ, cách làm của
Hồ Chí Minh, như thế không có nghĩa là tách rời cách mạng Việt Nam với
cách mạng Lào, Cămpuchia mà cả ba dân tộc vẫn phải đoàn kết, tập trung


sức, cùng hợp lực đánh đuổi Pháp-Nhật. Trong đó Việt Nam có trách nhiệm
dìu dắt, giúp đỡ hai nước bạn trong bước đường tranh đấu giành tự do độc
lập.
Việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông
Dương của HNTƯ 8 đã thể hiện sự quán triệt sâu sắc quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với vấn đề dân tộc tự quyết.
Nghiên cứu những tác phẩm do Người viết như: "Đường cách mệnh",
"Chính cương vắn tắt", "Sách lược vắn tắt" hay các tổ chức do Người sáng
lập như: Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và ĐCSVN… ta thấy hai chữ
"Việt Nam" luôn được đề cao. Điều này không những phản ánh đúng quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin mà còn phù hợp với thực tiễn phong trào
cách mạng Đông Dương, vì đoàn kết quốc tế là yêu cầu khách quan, là
nguyên nhân quan trọng của thắng lợi, nhưng cách mạng không thể "xuất

khẩu", làm thay. Tuy cùng có chung kẻ thù là Pháp - Nhật, cùng có nguyện
vọng giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc, nhưng đặc điểm chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội ở mỗi nước Đông Dương là hoàn toàn khác nhau.
Do đó vận mệnh của mỗi nước phải do chính nhân dân nước đó quyết định,
vì hơn ai hết chỉ có nhân dân, những người trong cuộc ở mỗi quốc gia mới
có thể tìm được những hình thức, bước đi thích hợp với đặc điểm của đất
nước mình. Đó là một thực tế, nhưng cả hai HNTƯ 6, 7 vẫn chưa làm được
vấn đề này, chỉ đến khi Hồ Chí Minh về nước, phân tích rõ những điều kiện
cần thiết phải thực hiện "Quyền dân tộc tự quyết" thì mới được HNTƯ 8
thông qua.
Về công tác mặt trận, nhất trí với đề nghị của Hồ Chí Minh, HNTƯ 8 đã
quyết định thành lập "Việt Nam độc lập đồng minh”, gọi tắt là “Việt Minh”.
Đây là sự phát triển mới về vấn đề thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ở
nước ta so với các hình thức tổ chức Mặt trận trước đó, vì Mặt trận thống nhất


dân tộc phản đế Đông Dương không còn phù hợp với tình hình hiện tại. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân
tộc, cần phải "đổi ra cái tên khác cho có tính chất dân tộc hơn", có như vậy
mới tạo nên được "mãnh lực" để hiệu triệu quần chúng, mới đánh thức được
tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân hơn hết là dân tộc Việt Nam" [12,
tr.122].
Về cách thức tổ chức Việt Minh, Hội nghị quyết định: "Việt Minh lấy
làng, đường phố, nhà máy làm cơ sở tổ chức. Trong một làng có hai tổ chức
cứu quốc trở lên" [12, tr.123]. Nhờ có chủ trương đúng đắn, sát thực đó,
HNTƯ 8 đã khơi dậy được tinh thần yêu nước, chí khí cách mạng và đã
đoàn kết được hầu hết các dân tộc vào một khối thống nhất hành động.
Không chỉ thế, việc quyết định: "phải luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn
sàng" để khi thời cơ đến thì có thể "lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần
trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một

cuộc tổng khởi nghĩa to lớn" của HNTƯ 8, đã góp phần phát triển lý luận
Mác-Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa,
đồng thời thể hiện rõ tinh thần chủ động tích cực cách mạng của Đảng ta.
Nhờ đó ta đã tranh thủ được "cơ hội" thuận lợi nhất để đưa cuộc Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đi đến thắng lợi.
Khi nói đến mối quan hệ giữa cách mạng vô sản chính quốc và phong
trào giải phong dân tộc ở thuộc địa, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: Cách
mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản chính quốc, là "Hậu bị
quân" của cách mạng vô sản chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc
chỉ có thể thắng lợi khi cách mạng vô sản chính quốc thắng lợi.
Tin theo lý luận Mác - Lênin, nhưng vốn là người dân thuộc địa, là
người cộng sản lăn lộn trong phong trào thuộc địa, hiểu rõ tiềm năng cách
mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn, nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình


thành một "lực lượng khổng lồ" khi được giáo dục, giác ngộ, tổ chức, lãnh
đạo. Vì thế Hồ Chí Minh đã đề ra những luận điểm về tính chủ động, tính
tích cực của cách mạng giải phóng dân tộc, của nhân dân các nước thuộc địa
nhằm bổ sung vào những luận điểm chung lúc bấy giờ. Đó là: Cách mạng
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản chính quốc và tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính
quốc. Từ quan điểm này Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân Việt Nam hoàn
toàn có thể chủ động đứng lên, "đem sức ta mà giải phóng cho ta". Không ỷ
lại, chờ cách mạng chính quốc thành công mới ra tay hành động.
Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã hình thành từ rất sớm, song chỉ khi
Người về nước, chủ trì HNTƯ 8 của Đảng thì mới được đưa vào Nghị quyết,
trở thành tư tưởng chỉ đạo đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc ở
đất nước ta.
Về phương pháp cách mạng, một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự
thắng lợi của phong trào cách mạng, tại HNTƯ 6 (11-1939) và HNTƯ 7 (111940), mới có những dự kiến và phác hoạ bước đầu là dự bị những điều kiện

vươn tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc: "Một cao trào cách
mạng nhất định sẽ nổi dậy. Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh
thiêng liêng: lãnh đạo các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang bạo động
giành lấy quyền tự do độc lập" [11, tr.58]. Đến HNTƯ 8, những vấn đề cụ thể
như: vị trí, điều kiện khởi nghĩa, hình thái khởi nghĩa, khả năng từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa v.v. đã được Hồ Chí Minh xác định rõ
ràng.
Dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, Hội nghị không chỉ kiện toàn Ban
lãnh đạo của Đảng về mặt tổ chức mà còn xác định rõ chế độ làm việc của
BCHTƯ theo nguyên tắc: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nhất trí;
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; phê bình và tự phê bình … để nâng cao


năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Nhờ đó Đảng đã lãnh
đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn thử thách, đưa phong trào cách mạng
nước ta mau chóng giành thắng lợi.
Như vậy, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh, HNTƯ lần thứ 8 của Đảng
(5-1941) đã thành công rực rỡ. Nó không chỉ thể hiện sự sáng tạo của Đảng
trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt
Nam, mà còn biết biến tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc thành đường lối, chính sách cụ thể, đáp ứng kịp thời những yêu cầu, đòi
hỏi mới của lịch sử đặt ra, đáp ứng được nguyện vọng tha thiết của mọi tầng
lớp nhân dân.
Đó là, trong bất kỳ hoàn cảnh nào Đảng ta cũng luôn kiên định đường
lối chiến lược là gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đồng thời thường
xuyên nắm chắc thực tiễn, linh hoạt, nhạy bén trước sự chuyển biến của tình
thế, đưa ra những dự báo chính xác về thời cuộc. Từ đó kịp thời đề ra những
chủ trương, chính sách, biện pháp phù hợp, nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu của cách mạng. Vì với một Đảng cách mạng, việc xây dựng được một
đường lối chính trị đúng đắn, khoa học có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là

điều kiện để Đảng lãnh đạo cách mạng thắng lợi, hoàn thành vai trò, sứ
mệnh lịch sử của mình, bởi đường lối chiến lược đúng là cơ sở bảo đảm cho
sự chỉ đạo chiến lược. Tuy nhiên, không phải cứ có đường lối chiến lược
đúng là có sự chỉ đạo chiến lược đúng. Sự chỉ đạo chiến lược đúng chỉ có thể
được thực hiện trên cơ sở sự kiên định đường lối chiến lược và sự nhạy bén,
sắc sảo trong việc nắm bắt thực tiễn, đưa ra được những dự báo chính xác
cho mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử, vì thực tiễn cách mạng luôn vận động,
biến đổi không ngừng, ở mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau luôn có những
vấn đề bức thiết nổi lên, đòi hỏi phải được giải quyết. Vấn đề này đã được
Lênin chỉ rõ: "Cái gì hôm qua coi là đủ thì hôm nay không còn là đủ nữa ...


yêu cầu đối với giai cấp tiên tiến là phải xác định rõ chính bản thân nội dung
những nhiệm vụ trước mắt và bức thiết của cuộc cách mạng ấy" [27, tr.150].
Do đó, mọi chủ trương, chính sách mà Trung ương đề ra đã được toàn
Đảng, toàn dân chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần quan trọng tạo nên thắng
lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có được thành công đó, công
đầu thuộc về Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tối cao của Đảng và của toàn thể dân
tộc, Người đã trực tiếp về nước triệu tập và chủ trì Hội nghị, quyết định
những vấn đề hệ trọng, liên quan đến tiền đồ tươi sáng của cách mạng nước
ta.
2.1. Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng phát động cao trào kháng
Nhật cứu nước
2.1.1. Nhật đảo chính Pháp và cao trào kháng Nhật cứu nước
Đánh giá về quan hệ "hợp tác" giữa Nhật-Pháp ở Đông Dương sau ngày
22-9-1940, Hồ Chí Minh đã nhận định: "Đồng minh sẽ thắng, Nhật, Pháp ở
Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau". Tiếp đó, Nghị quyết của Hội nghị
cán bộ Bắc Kỳ ĐCSĐông Dương (Họp ngày 5 đến 7-3-1944), cho rằng:
"Căn cứ vào những hành động của giặc Nhật và của bọn Việt gian thân Nhật
gần đây, chúng ta nhận thấy chúng đang âm mưu hất cẳng Pháp làm cho

Đông Dương trở thành thuộc địa chính thức của Nhật" [15, tr.337] và "NhậtPháp đang đi tới chỗ dùng phương pháp cuối cùng là võ lực để giải quyết
mối mâu thuẫn ấy" [15, tr.335] "Tấn kịch máu Nhật-Pháp cắn giết nhau
không tài nào tránh khỏi"[15, tr.347]
Đúng như dự đoán của Hồ Chí Minh và Đảng ta, mâu thuẫn giữa NhậtPháp ở Đông Dương là hết sức gay gắt, việc "bắt tay hợp tác" giữa chúng chỉ
là do tình thế bắt buộc mà thôi. Về phía Pháp, do yếu thế mà phải đầu hàng
Nhật, để cho Nhật nhảy vào cùng chiếm đóng Đông Dương, song chúng vẫn


×