Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn phục vụ đảm bảo quốc phòng an ninh vùng biên giới phía bắc (lấy ví dụ tỉnh điện biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THÙY DUNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHUẨN PHỤC VỤ ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG AN NINH VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
(LẤY VÍ DỤ: TỈNH ĐIỆN BIÊN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

NGUYỄN THÙY DUNG

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHUẨN PHỤC VỤ ĐẢM BẢO
QUỐC PHÒNG AN NINH VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC
(LẤY VÍ DỤ: TỈNH ĐIỆN BIÊN)

Chuyên ngành: Bản đồ Viễn thám và HTTĐL
Mã số: 60440201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch

Hà Nội – Năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................3
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài.........................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
5. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................5
CHƢƠNG 1:CƠ Sở LÝ THUYếT ...........................................................................6
1.1 Hệ thống thông tin địa lý ........................................................................................6
1.2 Khái niệm CSDL ...................................................................................................10
1.3 Hệ quản trị CSDL .................................................................................................13
1.4 Khái niệm về Quốc phòng an ninh .......................................................................14
1.5 Khái niệm về địa hình quân sự .............................................................................15
1.6 Giới thiệu phần mềm ArcGis ................................................................................18
1.7 Các văn bản sử dụng trong nghiên cứu……………………………………………. 18
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƢƠNG VÀ HIỆN TRẠNG TƢ
LIỆU NGHIÊN CỨU .....................................................................................19
2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu ..................19
2.2. Hiện trạng tư liệu địa phương ...........................................................................33
2.3. Thực trạng ứng dụng của CSDL phục vụ Quốc phòng an ninh các tỉnh vùng
biên giới phía Bắc ..............................................................................................37
CHƢƠNG 3:XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ ĐẢM BẢO QUÔC
PHÒNG AN NINH CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC………………39
3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ ................................................................................419
3.2. Chuẩn hóa CSDL nền .........................................................................................40

3.3. Thiết kế khung CSDL nền phục vụ cho Quốc phòng an ninh ...........................431
3.3 Thực Nghiệm việc chuẩn hóa CSDL nền tỉnh Điện Biên theo yêu cầu về xây
dựng CSDL phục vụ an ninh quốc phòng……………………………….….…..67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77
1


MỞ ĐẦU
Biên giới quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh
tế-xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Biên giới quốc gia vững mạnh, ổn
định là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho một quốc gia độc lập duy trì hòa bình, ổn
định và phát triển bền vững. Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia là
thiêng liêng, bất khả xâm phạm; phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, có hiệu
quả và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.
Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn,
kịp thời và có hiệu quả để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ vững
ổn định vùng biên giới; đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, văn bản quy phạm
pháp luật về xây dựng, bảo vệ biên giới, như: Luật Biên giới quốc gia, Luật An ninh
quốc gia, Pháp lệnh Bộ Đội Biên Phòng, Nghị định 34/NĐ-CP về Quy chế biên giới
đất liền, Nghị định 161/NĐ-CP về Quy chế biên giới biển, Nghị định 32/NĐ-CP về
Quy chế khu vực cửa khẩu đường bộ, Nghị định 50/NĐ-CP về Quy chế khu vực
cửa khẩu, cảng biển… tạo cơ sở để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, tạo hành
lang pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, lực lượng BĐBP tổ chức quản lý, bảo vệ
biên giới trong tình hình mới; động viên các ngành, các cấp và toàn dân tham gia
xây dựng và bảo vệ biên giới.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, ngành khoa học
công nghệ thông tin cũng như công nghệ trắc địa bản đồ ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã
và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao

động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu
sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Bước vào thế kỷ XXI, trong các lĩnh
vực chính trị, quân sự, kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, môi trường… đều có những biến
đổi sâu sắc. Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới cũng như tận dụng có
hiệu quả khoa học công nghệ, những năm gần đây khoa học công nghệ trắc địa đã
bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của thông tin kỹ thuật số.

2


Ngày nay việc thành lập bản đồ không chỉ đơn thuần dừng lại ở bản đồ
giấy,hay những bức ảnh hàng không được nắn, chuyển về một hệ tọa độ nào đó rồi
in trên giấy, mà là những mô hình số, những Cơ sở dữ liệu (CSDL) địa hình và các
thông tin địa lý quân sự, những thông tin mô hình không gian 3 chiều và các thông
tin liên quan khác mà chỉ trong một nháy chuột, nó giúp chúng ta tìm kiếm các
thông tin cần thiết, đo đạc, phân tích hoặc lập phương án xây dựng kế hoạch ngay
trên nền bản đồ hay CSDL điạ hình.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước. Vì vậy, Đảng ta
đã xác định: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Xây dựng đất nước phải kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế với củng cố
quốc phòng. Từng bước xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh
nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân với chất lượng ngày càng cao.
Về mặt địa lý quân sự, các tỉnh biên giới phía Bắc là địa bàn rất quan trọng
đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính
trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước; địa
hình ở đây tuy cũng thuận lợi cho ta bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị
quân sự và huy động lực lượng trên quy mô lớn, nhưng đây lại là địa hình rừng núi
khó cơ động các phương tiện hiện đại. Do vậy nhiệm vụ trước mắt vẫn phải phát

triển kinh tế xã hội củng cố thế trận quốc phòng - an ninh của các khu vực phòng
thủ tỉnh thuộc địa bàn trên, trong đó quan trọng nhất là công tác điều tra cơ bản,
nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xây dựng CSDL chuẩn phục vụ cho quốc
phòng an ninh vùng biên giới phía Bắc (lấy ví dụ: tỉnh Điện Biên)” là cần thiết.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập, cập nhật, lưu trữ CSDL địa hình và xử lý thông tin điều tra cơ bản
về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, chính trị - quân sự có liên quan tới

3


khả năng tự bảo đảm cho các hoạt động quân sự, nhằm phục vụ quốc phòng an ninh
các tỉnh tuyến biên giới phía Bắc.
Làm cơ sở khoa học nhân rộng mô hình đánh giá, dự báo, đề xuất, kiến nghị
giải pháp quy hoạch và tổ chức lãnh thổ các địa bàn chiến lược của đất nước.
Luận văn được nêu ra nhằm mục đích hiểu sâu và nắm rõ về việc xây dựng
CSDL chuẩn, đặc biệt là hiểu và nắm chắc quy trình xây dựng CSDLđảm bảo quốc
phòng an ninh các tỉnh biên giới phía Bắc, từ các nguồn dữ liệu và bản đồ đã có sẵn.
Chương 1 của luận văn có nhiệm vụ giới thiệu về những lý thuyết cơ bản
được sử dụng trong nghiên cứu, giúp người đọc có thể dễ dàng hiểu và nắm bắt
được quy trinh xây dựng CSDL.
Chương 2 của luận văn có nhiệm vụ đề cập cụ thể tới điều kiện tự nhiên kinh
tế của tỉnh Điện Biên đồng thời đề cập tới hiện trạng tư liệu bản đồ và ảnh sẵn có
của địa phương.
Chương 3 của luận văn có nhiệm vụ nêu lên từng bước xây dựng cơ sở dữ
liệu trong đó có quy trình xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và thực nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Luận văn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và nắm được quy trình về xây dựng
CSDL địa hình và các thông tin địa lý quân sự nhằm nêu lên những tính năng lợi ích

mà GIS mang lại cho người dùng.
Với việc ứng dụng hiệu quả một công cụ đánh giá trên một nền hệ thống
thông tin địa lý GIS nào đó, giúp cho người dùng có thể dễ dàng sử dụng đưa ra
những nhận định và các phương án tổ chức về quốc phòng an ninh theo địa giới
hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, nằm trong hệ thống quốc phòng an ninh chung của cả nước để phục vụ
quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
GIS được sử dụng như một công cụ chính trong mọi thao tác cập nhật…, xử
lý dữ liệu, mô hình hóa và nội suy.
- Phương pháp bản đồ:
4


Phương pháp bản đồ được sử dụng trên cơ sở kỹ thuật GIS nhằm phân tích,
xử lý các dữ liệu trên để đưa ra các thông tin về hiện tượng và đối tượng quan sát
hay phân tích được trong từng đơn vị lãnh thổ trên bản đồ.
- Phương pháp điều tra thực địa:
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập các số liệu về điều kiện tự
nhiên và xã hội. Ngoài ra còn kiểm tra lại kết quả đưa ra trong quá trình nghiên cứu
bằng tài liệu, bổ sung những thiếu sót và làm chính xác hóa kết quả nghiên cứu
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận vàTài liệu tham khảo, luận văn được chia
làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết
Chƣơng 2: Đặc điểm tình hình địa phƣơng và hiện trạng tƣ liệu nghiên cứu
Chƣơng 3:Xây dựng CSDL địa lý phục vụ Quốc phòng an ninh vùng biên
giới phía Bắc (lấy ví dụ: Tỉnh Điện Biên)

5



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Hệ thống thông tin địa lý
1.1.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý – GIS là lĩnh vực kết hợp giữa Công nghệ thông tin
và địa lý. Nói cách khác đó là một hệ thống gắn kết các lớp thông tin dữliệu về các
lĩnh vực tự nhiên, xã hội với các đối tượng không gian trên bản đồ số. GIS là một hệ
thống thông tin có khả năng thu thập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn dữ
liệu địa lý phục vụ giải quyết các bài toán ứng dụng có liên quan tới vị trí địa lý trên
bề mặt trái đất hoặc được định nghĩa như là một hệ thông tin đại lý, với khả năng
truy nhập, tìm kiếm, xử lý, phân tích và truy xuất dữ liệu địa lý, nhằm hỗ trợ cho
công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
HTTĐL luôn luôn được cập nhật bổ sung và phát triển như vũ bão, GIS có
rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống của con người. Thông qua hệ thống
máy tính và các thiết bị chuyên dụng, GIS đã cho phép cập nhật, phân tích, đánh giá
và xây dựng các CSDL một cách nhanh nhất phục vụ cho kinh tế đất nước nói
chung trong đó có mục đích quân sự nói riêng.
GIS đã kết hợp các thao tác CSDL thông thường cho phép phân tích thống
kê, phân tích địa lý, dữ liệu không gian và cả dữ liệu thuộc tính. Trong đó, phép
phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Khả năng này
phân biệt HTTĐL với các hệ thống thông tin khác và khiến cho HTTĐL có phạm vi
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
1.1.2 Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin địa lý
GIS là một hệ thống chặt chẽ được kết hợp bởi nhiều thành phần khác nhau,
mỗi thành phần đều có một chức năng riêng biệt và không thể thiếu trong hệ thống.
Các thành phần này có quan hệ mật thiết gắn bó, hỗ trợ với nhau thành một thể
thống nhất bảo đảm cho hệ hoạt động một cách nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao về mặt
khoa học công nghệ và kinh tế. Một hệ thống GIS hoàn chỉnh sẽ mang lại những
chức năng cần thiết và quan trọng cho người sử dụng.Khi đó, việc khai thác và sử

dụng những chức năng này sẽ đem lại hiệu quả công việc cao cho người dùng.

6


Hình 1.1: Các thành phần cơ bản của hệ thống thông tin địa lý (Internet)
Thông thường GIS gồm có 5 thành phần chính: Phần cứng, phần mềm, dữ liệu,
con người và quy trình thực hiện (hình 1.1). Sơ đồ cấu thành nên GIS được thể hiện:
Phần cứng: Bao gồm: (Hình 1.2) bộ xử lý trung tâm (CPU); các thiết bị đầu
vào lưu trữ, hiển thị như thiết bị ghi ngoài màn hình, máy vẽ… Phần cứng của hệ
thống thông tin địa lý được xem như là phần cố định mà bằng mắt thường ta có thể
dễ dàng nhìn thấy được. Các thiết bị này cũng hết sức đa dạng về kích cỡ, kiểu
dáng, tốc độ và độ phân giải do các hãng khác nhau sản xuất, chúng được kết nối
với máy tính để thực hiện việc nhập và xuất dữ liệu. Ngày nay, phần mềm GIS có
khả năng chạy trên rất nhiều dạng phần cứng từ máy chủ trung tâm, đến các máy
trạm hoạt động độc lập hoặc liên kết mạng.

Hình1.2: Phần cứng của một hệ GIS (Internet)

7


Phần mềm: Phần mềm GIS rất đa dạng và phong phú do nhiều hãng sản xuất,
các phần mềm GIS có thể giống nhau ở chức năng, xong khác về tên gọi hệ điều
hành hay môi trường hoạt động, giao diện, khuôn dạng dữ liệu không gian và hệ
quản trị CSDL. Phần mềm GIS đã phát triển ngày càng thân thiện với người dùng,
toàn diện về chức năng và có khả năng quản lý dữ liệu rất hiệu quả.
Thông thường các phần mềm GIS có những chức năng sau:
- Quản lý tài nguyên máy tính của tổ chức.
- Cung cấp công cụ tận dụng ưu thế của những tài nguyên này.

- Hành động như một trung gian giữa tổ chức và thông tin được lưu.
Các thành phần chính trong phần mềm GIS là:
- Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý.
- Hệ quản trị CSDL (DBMS).
- Giao diện đồ họa người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng.
- Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
Dữ liệu: Phần dữ liệu GIS bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian. Có
thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và
dữ liệu thuộc tính liên quan có thể được sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung
cấp dữ liệu thương mại.Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các nguồn dữ liệu
khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
Có rất nhiều loại dữ liệu như dữ liệu 2D, 3D, các loại dữ liệu số và tiến tới
chúng ta xây dựng các loại “siêu dữ liệu”.
Con người: Trong HTTĐL, yếu tố con người được biết đến dưới các tên gọi
khác nhau như: phần não, phần sống. Con người còn tham gia vào việc thiết lập,
khai thác và bảo trì hệ thống gián tiếp hoặc trực tiếp. Có hai nhóm người quan trọng
trực tiếp quyết định sự tồn tại và phát triển của GIS là người sử dụng và người quản
lý. Đội ngũ những người sử dụng GIS trên nhiều lĩnh vực khác nhau có sử dụng
thông tin địa lý. Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham gia vào
quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực tế. Người sử dụng

8


GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật... Người thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc
những người dùng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc.

1.1.3 Các chức năng của một hệ GIS
Công nghệ GIS được dùng để phân tích địa lý như là kính hiển vi tiềm vọng
và máy tính điện tử đối với các môn khoa học khác. Nó được coi như chất xúc tác

cần để hòa nhập những sự tách biệt có tính chất vật lý và có tính chất địa lý với các
lĩnh vực khác có sử dụng thông tin bản đồ.

Hình1.3: Các chức năng của một hệ GIS (Internet)
Theo Meanden và Kapestsky(1991), các chức năng của một hệ GIS có thể
chia thành 6 nhóm và một điều dễ nhận ra là các chức năng của GIS chủ yếu tập
trung vào vấn đề dữ liệu của hệ thống thông tin, trong đó:
- Thu thập và mã hóa: là quá trình thực hiện tiếp nhận các dữ liệu đầu vào và
chuyển các dữ liệu này theo khuôn mẫu áp dụng được cho GIS.
- Thao tác xử lý: nhằm mục đích đưa các dữ liệu dưới dạng các tập tin sao
cho máy tính có thể dễ dàng sử dụng.
- Sắp xếp dữ liệu: là cách lựa chọn các thông tin dựa trên một tiêu chuẩn
hoặc chủ đề nào đó.

9


- Biểu diễn: là thực hiện việc biểu diễn các dữ liệu bằng các biểu đồ, bản đồ,
các bảng biểu của một đối tượng địa lý.
- Quản lý CSDL: là việc sắp xếp quản lý các dữ liệu phức tạp sao cho việc truy cập,
kết nối dễ dàng, lưu trữ và bảo quản dữ liệu bảo đảm cho hệ thống luôn hoạt động.
Ngoài ra, HTTĐL còn có chức năng phân tích không gian.Đây là điểm khác
biệt quan trọng của HTTĐL với các hệ thống thông tin khác.
Phân tích không gian trong GIS: khi nói đến một HTTĐL, người ta luôn đề cập
đến khả năng phân tích không gian của GIS. Nhờ chức năng này, người ta có thể
giải quyết những công việc mà trước khi có GISphải mất rất nhiều thời gian, công
sức mới thực hiện được.
Phân tích không gian trong GIS là quá trình thực hiện một trong các loạt thao
tác như: Truy vấn tọa độ địa lý, truy vấn dữ liệu đặc tính (truy vấn phi không gian) hay
thao tác dữ liệu mới từ dữ liệu ban đầu(chồng xếp bản đồ, cắt theo vùng, tách lọc thông

tin,…). Quá trình này thực hiện hai mối quan hệ: Mối quan hệ giữa dữ liệu thuộc tính
và dữ liệu không gian; mối quan hệ không gian giữa các đối tượng địa lý.
Kết quả phân tích không gian có thể được thể hiện thông quabản đồ, đồ thị,
các báo cáo hoặc cả ba sản phẩm.
1.2 Khái niệm CSDL
Khái niệm CSDL chuẩn
CSDL là một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp, bao gồm các
bộ dữ liệu âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ họa, hình ảnh tĩnh hay động,
…. Cấu trúc lưu trữ dữ liệu tuân theo các quy tắc dựa trên lý thuyết toán học. CSDL
phản ánh trung thực thế giới dữ liệu hiện thực khách quan. CSDL đã có ảnh hưởng
rất lớn đến việc sử dụng máy tính. Có thể nói rằng CSDL đóng vai trò quan trọng
trong mọi lĩnh vực có sử dụng máy tính như giáo dục, thương mại, kỹ nghệ, khoa
học, thư viện…. Thuật ngữ CSDL trở thành một thuật ngữ phổ dụng. CSDL được
các hệ ứng dụng khai thác bằng ngôn ngữ con dữ liệu, hoặc bằng các chương trình
ứng dụng để xử lý, tìm kiếm, tra cứu, sửa đổi, bổ sung hay loại bỏ dữ liệu. Tìm

10


kiếm và tra cứu thông tin là một trong những chức năng quan trọng và phổ biến
nhất của dịch vụ CSDL.
Đối tượng nghiên cứu của CSDL là các thực thể và mối quan hệ giữa các
thực thể. Thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể là hai đối tượng khác nhau về
căn bản. Mối quan hệ giữa các thực thể cũng là một loại thực thể đặc biệt. Một
CSDL có thể phân thành các mức khác nhau. Mô hình kiến trúc 3 lớp của CSDL
được phân thành: mức trong, mức mô hình dữ liệu (mức quan niệm) và mức ngoài.
Giữa các mức tồn tại các ánh xạ quan niệm trong và ánh xạ quan niệm ngoài. Trung
tâm của hệ thống là mức quan niệm, tức là mức mô hình dữ liệu. Tập hợp các thông
tin được lưu trữ trong CSDL tại một thời điểm cụ thể được gọi là một thể hiện của
CSDL. Bản thiết kế tổng thể của CSDL được gọi lược đồ CSDL.

Mô hình CSDL sẽ làm nền tảng cho cấu trúc của một CSDL, nghĩa là liên
quan đến phương pháp tổ chức dữ liệu, trong một CSDL khái niệm hoặc liên quan
đến cấu trúc logic của dữ liệu trong một CSDL. Trong đó, những mô hình CSDL
này thường thông qua mô hình dữ liệu phân cấp, mô hình mạng, và CSDL quan hệ.
Có 4 loại mô hình CSDL:
- Mô hình phân cấp (Hierarchical Model)
- Mô hình mạng (Network Model)
- Mô hình quan hệ (Relationship Model)
- Mô hình quan hệ thực thể (Entity Relationship Model) - Mô hình hướng đối
tượng (Object Oriented Model)
CSDL hiện nay được xây dựng theo các chuẩn, với từng ngành có những
chuẩn CSDL khác nhau. Chuẩn thông tin địa lý là hệ thống các tiêu chuẩn về cách
thức, quy định cách mô tả, biểu thị, cách xây dựng CSDL từ nhận thức thế giới thực
đến CSDL địa lý được lưu trữ theo cấu trúc, khuôn dạng nào đó. Các thành phần
trong CSDL và các phần tử trong mô hình, tất cả các yếu tố này đều được qui định
theo các chuẩn thống nhất. Chuẩn thông tin địa lý GIS được chia ra làm 2 loại:
- Chuẩn thông tin địa lý cơ sở
- Chuẩn thông tin địa lý ứng dụng
11


Các chuẩn được thực hiện trong CSDL (về cơ bản tuân theo chuẩn kỹ thuật
quốc gia về thông tin địa lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành):
- Chuẩn thuật ngữ
- Chuẩn về tham chiếu không gian
- Chuẩn về mô hình cấu trúc dữ liệu
- Chuẩn về phân loại đối tượng
- Chuẩn về thể hiện trình bày
- Chuẩn về Metadata
- Chuẩn mã hóa và trao đổi dữ liệu

Mỗi mô hình CSDL đều có cấu trúc và kiểu dữ liệu riêng tùy thuộc vào yêu
cầu của mô hình. Cấu trúc dữ liệu: tập hợp các biến có thể thuộc một hoặc vài kiểu
dữ liệu khác nhau được nối kết với nhau tạo thành những phần tử. Các phần tử này
chính là thành phần cơ bản xây dựng nên cấu trúc dữ liệu. Kiểu dữ liệu (data type):
kiểu dữ liệu của một biến là tập hợp các giá trị mà biến đó có thể nhận.
Như chúng ta đã biết, CSDL chiếm khoảng 70% giá trị của HTTĐL, hay nói
cách khác CSDL chính là “linh hồn” của HTTĐL. CSDL của HTTĐL là tập hợp dữ
liệu có liên quan với nhau được lưu trữ dưới dạng số. Vì CSDL của hệ thống có mối
liên quan với các điểm đặc trưng trên bề mặt trái đất nên nó bao gồm hai nhóm là
CSDL không gian và CSDL thuộc tính. Mỗi loại có những đặc điểm riêng và chúng
khác nhau về yêu cầu lưu trữ số liệu, hiệu quả, xử lý và hiển thị.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý áp dụng các
chuẩn sau:
- Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý;
- Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu không gian;
- Chuẩn mô hình khái niệm dữ liệu thời gian;
- Chuẩn phương pháp lập danh mục đối tượng địa lý;
- Chuẩn hệ quy chiếu tọa độ;
- Chuẩn siêu dữ liệu địa lý;
- Chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý;
12


- Chuẩn trình bày dữ liệu địa lý;
- Chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý;
- CSDL không gian: là CSDL có chứa trong nó những thông tin về định
vị của đối tượng. Nó là những dữ liệu phản ánh, thể hiện những đối tượng có
kích thước vật lý nhất định. Nếu là những CSDL không gian địa lý thì đó là
những dữ liệu phản ánh những đối tượng có trên bề mặt hoặc ở trong vỏ quả
đất.


Hình1.4: Mô hình dữ liệu không gian (Internet)
- CSDL thuộc tính hay còn gọi là CSDL phi không gian là CSDL phản ánh
tính chất của các đối tượng khác nhau. Dữ liệu thuộc tính được sắp xếp theo hàng
và cột, mỗi hàng bao gồm nhiều loại thông tin về một đối tượng nào đó như tên,
diện tích …. Mỗi loại thông tin khác nhau này gọi là một trường, mỗi trường được
sắp xếp tương ứng với một cột.
1.3 Hệ quản trị CSDL
Hệ quản trị CSDL (Database Management System - DBMS) là phần
mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một CSDL. Cụ thể các chương
trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông
tin trong một CSDL. Hệ quản trị CSDL có nhiệm vụ rất quan trọng như một bộ
diễn dịch với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ
13


thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ
liệu trong máy.
+ Ưu điểm hệ quản trị CSDL có ưu nhược điểm sau:
Quản lý được dữ liệu dư thừa.
Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.
+ Nhược điểm hệ quản trị CSDL có ưu nhược điểm sau:
Hệ quản trị CSDL tốt thì khá phức tạp.
Hệ quản trị CSDL tốt thường rất lớn chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ.
Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.
Hệ quản trị CSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm.
1.4 Khái niệm về Quốc phòng an ninh
- Quốc phòng: Là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các

hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học ...của
Nhà nước để phòng thủ quốc gia.
- Quốc phòng toàn dân: là nền quốc phòng mang tính chất “của dân, do dân,
vì dân”; phát triển theo hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và
ngày càng hiện đại.
- An ninh quốc gia: là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội của
một quốc gia.
- An ninh nhân dân: Là sự nghiệp của toàn dân, do dân tiến hành; lực lượng an
ninh nhân dân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Quốc phòng an ninh là tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng,
bố trí thiết bị chiến trường, công trình quốc phòng để tiến hành các hoạt động tác
chiến, bao gồm:
- Các căn cứ chiến đấu.
- Căn cứ hậu phương, hậu cần, kỹ thuật.
- Khu vực phòng thủ then chốt
14


- Thế trận phòng thủ
- Mục tiêu trọng yếu
- Lực lượng phòng thủ.
Về nội dung, phương pháp công tác quốc phòng an ninh quy định: Nghiên
cứu, đánh giá, kết luận tình hình phải triển khai thường xuyên từ thời bình cũng như
trong thời chiến, phải có đủ hồ sơ cơ bản về tình hình mọi mặt. Kịp thời bổ sung
những thay đổi, đòi hỏi phải được tổ chức khoa học, tiến hành tích cực, khẩn trương
liên tục, kịp thời, chính xác, có kết luận rõ ràng, từng mặt. Tùy theo nhiệm vụ, yêu
cầu của từng cấp, từng cơ quan, ngành, đơn vị trong từng trường hợp mà xác định
nội dung, phương pháp tổ chức thu thập, nghiên cứu cụ thể trên cơ sở quyết tâm tác
chiến phòng thủ cơ bản đã chuẩn bị trước.
1.5 Khái niệm về địa hình quân sự

Địa hình quân sự là các hình thái, các yếu tố của mặt đất được vận dụng, cải
tạo, xây dựng thế trận theo nghệ thuật mưu lược tác chiến của tanhằm từng bước
đánh bại và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch.
Các yếu tố mặt đất: chủ yếu là các yếu tố địa hình: đồi núi,hang động lớp phủ
thực vật, sông ngòi đường xá và dân sự.
Trích: “Nghệ thuật quân sự”- Giáo sư Hoàng Minh Thảo
1.6 Phần mềm ArcGis
ArcGIS là một bộ phần mềm thương mại dịch vụ cho công tác quản lý tài
nguyên thiên nhiên, xã hội kết hợp sự phát triển của công nghệ với nền tảng là công
nghệ máy tính, đồ họa, phân tích và quản lý dữ liệu không gian. Để xây dựng hệ
thống thông tin địa lí hoàn chỉnh ArcGIS tích hợp nhiều phần mềm: ArcGIS
Desktop, Server GIS...
Phần mềm ArcGIS Desk top được sử dụng khá phổ biên cho các ứng dụng
trên máy tính cá nhân, sản phẩm ArcGIS thương mại bao gồm 3 mức độ license
khác nhau Arc View, ArcEditor, ArcInfo. ArcGIS Desktop gồm 3 thành phần
chính: ArcCatalog, ArcMap và ArcToolbox.
ArcCatalog:
ArcCatalog cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập và quản lý những dữ
liệu địa lý được lưu trữ trong thư mục và đĩa cứng hoặc trong những vùng có thể
15


liên kết dữ liệu hệ thống. Dữ liệu có thể copy, di chuyển, xóa, quan sát sơ bộ trước
khi thêm vào bản đồ. Cùng với nó, metada có thể được đọc haowjc tạo nên sử dụng
trong ứng dụng của ArcGis. ArcCatalog cung cấp cá phương tiện để xem, quản lý
các dữ liệu địa lý và các bảng dữ liệu thuộc tính. Có 3 chế độ để xem dữ liệu trong
ArcCatalog: contents, Preview và metadata view
- Trong chế độ contents view tất cả các dữ liệu mà ArcGISS có thể nhận
dạng được sẽ được hiển thị dưới dạng cây thư mục (catalogue tree) hay các biểu
tượng giống như chương tình Windows Explorer.

Có thể xem sơ bộ các dữ liệu địa lý dưới dạng bản đồ hay dưới dạng bảng.
Lưu ý rằng một CSDL địa lý bao gồm các đối tượng được xác định bởi vị trí địa lý
và thông tin thuộc tính trong bẳngattribute table.
- Trong chế độ Metadata View có thể xem các dữ liệu dạng metadata, tức là
các thông tin mô tả khác nhau về dữ liệu như hệ quy chiếu, thời gian và phương
pháp thu thập,...

Hình 1.5: Màn hình giao diện ArcCatalog
ArcToolbox ArcToolbox
Cung cấp một môi trường cho xử lý thông tin địa lí ( xử lý đó bao gồm thay
đổi hoặc trích dẫn thông tin). Chức năng công cụ sử dụng trong suốt quá trình phân
tích. ArcToolbox được gắn vào trong ArcCatalog và ArcMap.. ArcToolbox có các
tính năng thông dụng:
- Chuyển đổi định dạng dữ liệu không gian (Conversion Tools)
16


- Phân tích dữ liệu không gian (Analysis Tools)
- Quản lý dữ liệu ( Data Management Tools)
ArcMap ArcMap:Cho phép người sử dụng trình bày và truy vấn bản đồ, tạo
nên bản sao đầy đủ của bản đồ và thực hiện các chức năng phân tích bản đồ.
ArcMap cung cấp một cách đơn giản việc chuyển từ quan sát đến sửa chữa đặc
trưng không gian của bản đồ. Dữ liệu ở bên trong ArcMap có thể xem dưới 2 chế
độ: Data View và Layout View. Các ứng dụng chính của ArcMap là hiển thị trực
quan cơ sở dữ liệu không gian, tạo lập bản đồ, trình bày sản phẩm.
Các mô hình dữ liệu địa lí ArcGIS hỗ trợ hai mô hình đối tượng file-based và
mô hình đối tượng DBMS( DataBase Management System). Hai mô hình file-based
là coverages và shapefiles. Coverages và shapefiles là mô hình dữ liệu quan hệ địa
lí (georelational data model). Những mô hình này lưu dữ liệu vector cho các đối
tượng trong các tập tin nhị phân và sử dụng số định danh duy nhất để liên kết đối

tượng với thuộc tính nằm trong bảng thuộc tính. Mô hình đối tượng DBMS được
ArcGIS hỗ trợ là mô hình dữ liệu geodatabases (geodatabase data model). Trong mô
hình này, các đối tượng được lưu thành các hàng của bảng CSDL quan hệ. Các hàng
trong bảng chứa cả thông tin tọa độ và thông tin thuộc tính cho đối tượng.
Coverages Coverages là dạng format chính sử dụng trong những phép xử lý
phức tạp, để xây dựng các tập dữ liệu địa lí chất lượng cao, và để thực hiện phân
tích không gian lớn của ArcInfo. Coverages chứa những kiểu đối tượng chính, phức
và phụ (primary, composite, và secondary features). Primary features trong
coverage chính là điểm nhãn (label point), cung (arcs), và polygons. Composite
features là tuyến đường (routes/sections) và vùng (regions) được xây dựng từ
primary feature. Coverages còn có secondary features là: điểm đăng ký (tics), các
liên kết (links), và chú giải (annotation). Tics và links không biểu diễn cho đối
tượng đồ họa, nhưng được dùng để quản lý coverages. Annotation dùng để thể hiện
text về đối tượng đồ họa trên bản đồ.
Shapefiles Shapefiles rất hay được dùng trong thành lập bản đồ và trong một
số phân tích. Phần lớn dữ liệu địa lí đều nằm ở dạng shapefile. Shapefiles đơn giản
hơn coverages vì nó không lưu tất cả các tập hợp topological cho từng đối tượng và
lớp đối tượng khác nhau. Mỗi shapefile chỉ lưu các đối tượng trong những lớp đối
tượng đơn. Shapefiles có hai kiểu đối tượng điểm: points và multipoints. Các kiểu
đối tượng đường của shapefile là simple lines hay multipart polylines. Các kiểu đối
tượng vùng là simple areas hay multipart areas gọi là polygons. Shapefiles được lưu
17


trong folders. Một shapefile bao gồm một tập các files dữ liệu vector data và một
file dạng dbf giữ thuộc tính của đối tượng. Ngoài những đối tượng cơ bản, có thể
tạo những đối tượng tùy biến như thửa đất, đường ống... Các đối tượng tùy biến có
hành vi chuyên biệt rất thích hợp để biểu diễn đối tượng của thế giới thực.
Geodatabases Geodatabases dùng để cài đặt một mô hình dữ liệu đối tượng
GIS. Geodatabase lưu mỗi đối tượng địa lí trong một hàng của bảng. Đường nét của

đối tượng được lưu trong trường shape của bảng, thuộc tính lưu trong những trường
khác. Mỗi bảng lưu một lớp đối tượng (feature class). Ngoài các features,
geodatabases còn lưu cả ảnh rasters, bảng dữ liệu, và các tham chiếu đến những
bảng khác. Một số ưu điểm của geodatabase đó là các features trong geodatabases
có thể xây dựng những hành vi riêng; các features được lưu hoàn toàn trong một
database đơn; và các lớp đối tượng lớn của geodatabases được lưu dễ dàng, không
cần phải lợp lên nhau. Phiên bản geodatabases nhiều người dùng được cài đặt qua
phần mềm ArcSDE. Phiên bản đơn cài trong Microsoft Access. Truy cập cơ sở dữ
liệu thông qua ứng dụng của ArcGIS như ArcMap và ArcCatalog. Mỗi lớp đối
tượng của geodatabases chứa một kiểu đối tượng hình học. Các lớp đối tượng có
quan hệ với nhau được tổ chức thành các tập dữ liệu đối tượng (feature datasets).
1.7

Các văn bản sử dụng trong nghiên cứu

[1]. Tiêu chuẩn TCVN/QS 1489:2011, Địa hình quân sự - Ký hiệu bản đồ địa
hình tỷ lệ 1/25.000; 1/50.000; 1/100.000;
[2]. Thông tư số 113/2010/TT-BQP ngày 17/9/2010 của Bộ Quốc phòng
Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc - bản đồ
quốc phòng;
[3]. Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở
của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2012/TTBTNMT ngày 19/3/2012;
[4]. Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 Tổng cục Địa chính
(nay là Bộ Tài Nguyên và Môi trường) Hướng dẫn áp dụng Hệ quy chiếu và Hệ toạ
độ quốc gia VN-2000;
[5]. Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000 và
1/50.000 bằng công nghệ ảnh số của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm
theo Quyết định số 15/2005/QĐ-BTNMT ngày 13/12/2005.
18



[6]. Quy định kỹ thuật thành lập CSDL nền địa lý quân sự tỷ lệ 1/50.000 và
1/250.000 do Cục Bản đồ ban hành.
[7]. Thông tư số 10/2013/TT-BTNMT ngày 28/5/2013 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về quy định kỹ thuật về cập nhật CSDL nền địa lý tỷ lệ 1:2.000,
1: 5.000 và 1:10.000.

19


CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƢƠNG VÀ HIỆN TRẠNG TƢ
LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.554,11 km². Dân số trung
bình tính đến thời điểm 31/12/2005 là: 450.684 người (chiếm 55,6% diện tích tự
nhiên, trong đó 66,3% dân số của tỉnh Lai Châu cũ).Điện Biên có địa hình phức tạp,
được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây dọc biên giới Việt – Lào
dài khoảng 100 km với đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m và dãy Phu Sang Cáp dài 50
– 60km. Xen lẫn với các dãy núi cao là những thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc
phân bố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt, thung lũng Mường Thanh với bề mặt
bằng phẳng đã tạo cho tỉnh có cánh đồng Mường Thanh rộng lớn.
Tỉnh Điện Biên gồm các đơn vị hành chính sau: Thành phố Điện Biên Phủ,
các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên, Điện Biên Đông, Tuần Giáo,
Mường Ảng, Tủa Chùa và thị xã Mường Lay.
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc
Thái có tỷ lệ cao nhất, chiếm khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm
27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú chiếm 3,9%, còn lại là các dân
tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng, La Hủ... Các dân tộc ở Điện Biên có những
nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc, có nền văn hóa rất đa dạng
với nhiều ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau... Đây là một lợi thế lớn để khai

thác phục vụ phát triển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng
trongvấn đề giữ gìn khối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội.
Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Điện Biên Phủ - cách Thủ đô Hà Nội 502km
theo đường quốc lộ 6. Điện Biên được nối với vùng đồng bằng sông Hồng và các
tỉnh lân cận bằng các quốc lộ 6, quốc lộ 12. Đường thuỷ là hệ thống sông Đà, qua
Lào Cai có tuyến đường sắt và tuyến hàng không Hà Nội - Điện Biên.

20


21


Hình 2.1: Vị trí tỉnh Điện Biên (Atlat địa lý Việt Nam)
Điện biên tỉnh miền núi cực Tây của Tổ quốc, cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ
đô Hà Nội và cả vùng Bắc Bộ, có đường biên giới dài với nước CHDCND Lào và
CHND Trung Hoa, địa thế hiểm trở... tỉnh Điện Biên có ví trí đặc biệt quan trọng về
quốc phòng, an ninh đối với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Trong
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện
Biên nói riêng luôn giữ vai trò là vị trí tiền đồn, là địa bàn chiến lược quan trọng
trong phòng thủ đất nước. Các di tích lịch sử như: thành Tam Vạn, thành Bản Phủ...
đặc biệt là di tích về Chiến thắng Điện Biên Phủ, trận chiến quyết định của quân và
dân ta chống thực dân Pháp, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ lập lại hoà
bình trên toàn miền Bắc nước ta đã phản ánh vị trí quan trọng chiến lược của Điện
Biên trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung
Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc
dài 38,5km. Trên tuyến biên giới Việt – Lào, ngoài 2 cửa khẩu đã được mở là Huổi
Puốc và Tây Trang, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở. Trên tuyến
biên giới Việt - Trung sẽ mở cặp cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú thành cửa khẩu

Quốc gia sẽ là lợi thế rất lớn để Điện Biên phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng giao
lưu hợp tác với các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Đặc biệt cửa khẩu
Tây Trang từ lâu đã là cửa khẩu quan trọng của vùng Tây Bắc và cả nước đã được
Chính phủ hai nước thỏa thuận nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và Khu kinh tế cửa
khẩu đang được xây dựng. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy
mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung
chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam
với khu vực Bắc Lào - Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.
Điện Biên nằm ở khu vực đầu nguồn 3 con sông lớn của cả nước là sông Đà,
sông Mã và sông Mê Kông, trong đó riêng lưu vực Sông Đà trên các huyện Mường
Nhé, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo và thị xã Mường Lay có diện tích khoảng
5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, do vậy rừng của Điện Biên có
22


vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ các công trình
thuỷ điện lớn trên sông Đà và điều tiết dòng chảy cho các khu vực hạ lưu.
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất
phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống
Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. Ở phía Bắc có các điểm cao 1.085m,
1.162m và 1.856m (thuộc Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen Đinh cao 1.886m.
Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao Mường
Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối
nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng
Mường Thanh rộng hơn 150km², là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn
vùng Tây Bắc. Núi bị bào mòn mạnh tạo nên những cao nguyên khá rộng như cao
nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên Tả Phình - Tủa Chùa. Ngoài ra
còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm bãi bồi, nón phóng vật, sườn
tích, hang động castơ, mô sụt võng... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng diện

tích nhỏ.
Nhìn chung địa hình ở Điện Biên khá hiểm trở, ngoài lòng chảo Điện Biên
và một số khu vực thuộc cao nguyên ở Mường Nhé, Tủa Chùa... địa hình tương đối
bằng phẳng, còn hầu hết là địa hình đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh nên gặp
rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng, nhất là giao
thông và tổ chức dân cư xã hội.
Điện Biên có khí hậu thuộc loại nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông tương đối
lạnh và ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân
hoá đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng vừa của gió tây khô và nóng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-23ºC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào
tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 14º-18ºC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất
từ tháng 4 - 9 (25ºC), chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m.
Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1300mm đến 2000mm, thường tập trung
theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm trung bình hàng
23


×