Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ACCESS ĐỂ QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ACCESS ĐỂ
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH, CÁ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

LÊ QUANG TIẾN
04124079
DH04QL
2004 – 2008
Quản Lý Đất Đai


- TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

LÊ QUANG TIẾN

“ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT ACCESS ĐỂ
QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở HỘ GIA ĐÌNH, CÁ
NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Giáo viên hướng dẫn: CN. Nguyễn Tiến Hải Bình
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ký tên

- TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008 -


LỜI CẢM ƠN


Điều đầu tiên con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng, luôn luôn dạy dỗ
và tạo mọi điều kiện cho con học hành lớn từng ngày. Cảm ơn những người thân trong
gia đình đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản đã
tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báo trong suốt

quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Tiến Hải Bình đã tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện
đề tài này.
Em xin gởi lời cảm ơn tới chị Nga, chị Quyên, chị Ngọc và anh Hải ở Phòng Văn
thư đã chỉ dẫn, giúp đỡ và góp những lời khuyên quý báo trong thời gian em thực tập ở
Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức.
Đồng gởi lời cảm ơn tới chú Đặng Văn Thành - Trưởng phòng Tài nguyên và
Môi trường Quận Thủ Đức, anh Ngô Văn Bình - Tổ trưởng Tổ cấp giấy cùng với các
anh chị đang công tác tại Phòng đã tạo mọi điều kiện cho em thực tập và giao lưu học
hỏi trong thời gian em thực tập tại Phòng.
Cuối cùng, xin gởi lời cảm ơn tới các bạn lớp Quản lý Đất đai khóa 30 đã cùng
học cùng chơi, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2008
Sinh viên
Lê Quang Tiến


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Quang Tiến, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microsoft Access để quản lý hồ sơ đăng ký quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Quận Thủ Đức
- Thành Phố Hồ Chí Minh”.
Giáo viên hướng dẫn: CN. Nguyễn Tiến Hải Bình, Bộ môn Công nghệ địa
chính, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học máy tính có vai trò quyết định đến sự phát

triển các ngành, các lĩnh vực trong xã hội nói chung và góp phần không nhỏ cho công
tác quản lý nhà nước về đất đai nói riêng. Trong thời điểm hiện nay ở nước ta, việc
ứng dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu vào công tác quản lý nhà nước về đất
đai sẽ đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, góp phần
xây dựng hệ thống thông tin đất đai và tiến tới xã hội hóa thông tin nhà đất.
Một trong những phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu tiêu biểu là Microsoft Access.
Microsoft Access là phần mềm tương đối mạnh, hiệu quả và cho phép quản lý thông
tin lớn. Đề tài hướng đến ứng dụng phần mềm Access trong việc xây dựng và quản lý
hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá
nhân nhằm phục vụ công tác quản lý thông tin đất đai của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu
cấp bách của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu của
người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.
Sản phẩm của kết quả nghiên cứu là file “QLHSDC.mdb” chạy trên chương trình
Microsoft Access và báo cáo thuyết minh.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................Trang 1
PHẦN I. TỔNG QUAN..................................................................................................3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu..............................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học.........................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................6
I.1.3. Cơ sở thực tiễn..........................................................................................7
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.........................................................................7
I.2.1. Lịch sử hình thành....................................................................................8
I.2.2. Điều kiện tự nhiên....................................................................................8
I.2.3. Thực trạng kinh tế.....................................................................................9
I.2.4. Thực trạng xã hội....................................................................................10
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện......................10
I.3.1. Nội dung nghiên cứu..............................................................................10

I.3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................10
I.3.3. Quy trình thực hiện.................................................................................11
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................12
II.1. Giới thiệu cơ sở dữ liệu.................................................................................12
II.2. Xây dựng các bảng cơ sở dữ liệu.................................................................13
II.2.1. Thiết kế các bảng...................................................................................13
II.2.2. Thiết kế bảng trong phần mềm MS Access..........................................15
II.3. Nhập dữ liệu vào các bảng............................................................................20
II.3.1. Nhập dữ liệu vào bảng Phuong.............................................................22
II.3.2. Nhập dữ liệu vào bảng Nam.................................................................26
II.3.3. Nhập dữ liệu vào bảng TD....................................................................29
II.3.4. Nhập dữ liệu vào bảng CSD.................................................................32
II.3.5. Nhập dữ liệu vào bảng TS.....................................................................35
II.4. Thiết lập quan hệ cho các bảng....................................................................38
II.5. Xây dựng biểu mẫu.......................................................................................41
II.5.1. Biểu mẫu quản lý thông tin...................................................................41
II.5.2. Biểu mẫu tìm kiếm thông tin.................................................................54
II.6. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng.....................................................................64
II.7. Thảo luận........................................................................................................64
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ..........................................................................................66


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tính cấp thiết của đề tài
“Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất(1) là một trong mười ba nội dung của quản lý nhà nước về đất

đai. Kể từ khi Luật đất đai năm 1993 ra đời đã công nhận quyền sử dụng đất như là
một hàng hóa được phép trao đổi trên thị trường. Chính vì vậy công tác lập và quản lý
hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phải được
đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng đất, nhu cầu của sự phát triển
nhanh chóng nền kinh tế đất nước.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật như hiện nay, đặc biệt là
sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin và khoa học máy tính thì tất cả các
ngành, lĩnh vực trong xã hội đã và đang từng bước ứng dụng lĩnh vực này để nâng cao
trình độ quản lý, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và thời gian. Riêng
công tác quản lý nhà nước về đất đai, thì lĩnh vực công nghệ thông tin và tin học đã
phục vụ đắc lực trong quản lý, nó là công cụ không thể thiếu, nó hỗ trợ cho ta xây
dựng các phần mềm mà trên đó ta quản lý cả dữ liệu đất đai không gian và dữ liệu đất
đai thuộc tính.
Trên thực tế hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai đã tận dụng được
lĩnh vực này trong vấn đề quản lý nhưng việc quản lý thông tin đất đai vẫn chủ yếu lập
trên sổ sách, giấy tờ, hoặc bằng các cột và hàng trong bảng tính Excel, mà chưa tạo
được quan hệ giữa các thông tin cần quản lý, từ đó làm cho việc quản lý khó khăn, cần
nhiều đến sổ sách, giấy tờ để lưu trữ nên sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tổng hợp
thông tin khi cần thiết như tổng hợp để thống kê, kiểm kê đất đai, tổng hợp để đền bù
giải tỏa, tổng hợp để lập phương án quy hoạch. Đặc biệt cần truy xuất thông tin nhanh
chóng và chính xác để giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản.
Riêng hệ thống hồ sơ địa chính thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận Thủ
Đức nói riêng đã phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng được các
nhu cầu của người sử dụng đất và các tổ chức có liên quan.
Việc ứng dụng tin học vào quản lý đất đai sẽ giúp công tác quản lý nhà nước về
đất đai ở các cơ quan nhà nước nâng cao được năng lực quản lý, giảm bớt sự cồng
kềnh của bộ máy, tiết kiệm chi phí và thời gian; sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách của
người sử dụng trước sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế như cần hợp thức hóa
quyền sử dụng đất cho mục đích chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất,
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Từ việc đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu thực tiễn tại Phòng, đáp ứng sự phát triển
nhanh chóng của nền kinh tế thị trường ở nước ta, thông qua sự đồng ý của Khoa Quản
lý Đất đai - Bất động sản và việc nghiên cứu báo cáo tốt nghiệp, tôi xin giới thiệu đề
tài nghiên cứu: “Ứng dụng phần mềm Microsoft Access để quản lý hồ sơ đăng ký
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Quận
Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục tiêu nghiên cứu
(1)

Luật đất đai 2003

Trang 1


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

 Xây dựng một cơ sở dữ liệu có khả năng quản lý được khối lượng dữ liệu lớn.
 Xây dựng một cơ sở dữ liệu để quản lý các thông tin liên quan đến hồ sơ đã đăng
ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân có tính thực
tiễn cao và có thể áp dụng ngay vào thực tế.
 Trên cơ sở dữ liệu đó, cho phép ta cập nhật, chỉnh lý và truy xuất thông tin một
cách nhanh chóng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Việc quản lý các thông tin liên quan đến hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân bằng phần mềm Microsoft Access.
 Phạm vi nghiên cứu
Những hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng

đất ở hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Quận Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh từ
năm 2004 đến tháng 5 năm 2008.

PHẦN I. TỔNG QUAN
Trang 2


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Một số khái niệm về đăng ký quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
 Đăng ký quyền sử dụng đất: là một thủ tục hành chính ghi nhận quyền sử dụng
đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính nhằm thiết lập
quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
 Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: là chứng thư
pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ sở hữu nhà đồng thời là chủ sử dụng đất ở.
I.1.1.2. Khái niệm về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
 Cơ sở dữ liệu (Database): là một tập hợp có cấu trúc dữ liệu được lưu trữ trong
máy tính sao cho có thể cung cấp thông tin cho người sử dụng.
 Mô hình dữ liệu: là công cụ cho phép mô tả toàn bộ dữ liệu được tổ chức bên
trong một hệ thống. Hay nói cách khác đó là cách tổ chức xử lý dữ liệu. Hiện nay có
rất nhiều mô hình dữ liệu được sử dụng có các kiểu mô hình sau:
 Mô hình mạng (Network Model)
Là mô hình trong đó người ta dùng đồ thị có hướng để mô tả dữ liệu hay thể hiện
sự kết nối giữa các bản ghi thông qua các tập. Ở mô hình mạng các đối tượng
được mô hình hóa trong cơ sở dữ liệu theo mục tin, dữ liệu gộp và bản ghi.

- Mục tin: là thông tin về thuộc tính của đối tượng: ví dụ tên, ngày tháng, năm
sinh, quê quán của sinh viên hay tên môn học, số đơn vị học trình…
- Dữ liệu gộp: là tập hợp các mục tin xếp tuần tự trong cơ sở dữ liệu. Có 2
dạng dữ liệu gộp là Vector và nhóm lặp.
- Bản ghi: là tập hợp các dữ liệu gộp lớn và các mục tin xếp kế tiếp trong cơ sở
dữ liệu tạo thành đơn vị trao đổi giữa cơ sở dữ liệu với các chương trình ứng
dụng.
 Mô hình phân cấp (Hierarchical Model)
Mô hình phân cấp hay còn gọi là mô hình cây, là mô hình mà ở đó dữ liệu được
tổ chức theo cấu trúc cây. Giống như mô hình mạng, các đối tượng trong cơ sở
dữ liệu được mô tả thông qua các trường (Fields) tương đương với mục tin trong
mô hình mạng, đoạn (Segments) tương đương với dữ liệu gộp trong mô hình
mạng và cây các đoạn (Tree of Segment). Các đoạn trong cơ sở dữ liệu phân cấp
có thể có cấu trúc lưu trữ như một danh sách mốc nối. Mỗi đoạn chứa thuần túy
các dữ liệu và thông tin về địa chỉ của đoạn khác. Thông tin về địa chỉ có thể nói
là “trỏ” đến đoạn khác. Tùy theo số lượng đoạn con cần trỏ đến mà một đoạn có
số lượng trỏ tương xứng.
- Ưu điểm: đơn giản, dể hiểu, thông dụng.
- Nhược điểm: lượng thông tin lưu trữ lớn (do bị trùng lắp).

 Mô hình quan hệ (Relationship Model)
Trang 3


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Dữ liệu được mô tả thông qua các quan hệ (Relationships). Một quan hệ tương
đương với một bảng dữ liệu. Mỗi bảng dữ liệu có thể có một hoặc nhiều thuộc

tính (Attribute). Thuộc tính thể hiện tính chất của quan hệ, nó là một cột của
bảng quan hệ được đặt trưng bởi một tên. Mỗi thuộc tính đều có miền giá trị
(Domain). Tập hợp các thuộc tính cùng mô tả quan hệ gọi là bộ (Records). Số
lượng các bộ trong một quan hệ không có giới hạn. Mối quan hệ giữa các dữ liệu
thông qua mối quan hệ giữa các bảng được thể hiện thông qua thuộc tính khóa.
Khóa là thuộc tính dùng để phân biệt dữ liệu trong hệ thống. Mô hình này được
sử dụng rộng rãi nhất vì các ưu điểm sau:
- Gần gũi với thực tế;
- Có tính độc lập dữ liệu với chương trình;
- Mô hình được xây dựng trên cơ sở toán học nên dễ phát triển.
 Mô hình thực thể kết hợp (Entity Relationship Model)
Là mô hình quan hệ trong đó thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể với nhau
thông qua các mối kết hợp.
Trong các mô hình dữ liệu trên, mô hình thứ 1 và mô hình thứ 2 thuộc thế hệ thứ II,
mô hình thứ 3 và mô hình thứ 4 thuộc thế hệ thứ III. Hiện nay mô hình thực thể kết
hợp đang được sử dụng rộng rãi. Mỗi mô hình dữ liệu đươc tổ chức trên một ngôn ngữ
nhất định. Ví dụ: với mô hình mạng, ngôn ngữ được sử dụng là COBOL, với mô hình
phân cấp sử dụng ngôn ngữ DL/1, mô hình thực thể quan hệ và mô hình quan hệ sử
dụng các ngôn ngữ thảo chương như: FOXPRO, ACCESS, EXCEL, VISUAL BASIC.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System): là một phần mềm
cho phép tổ chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu theo một mô hình dữ liệu đã có. Thông
qua hệ quản trị cơ sở dữ liệu người dùng có thể thao tác trên cơ sở dữ liệu mà không
cần biết cụ thể các thuật toán liên quan đến việc tổ chức, lưu trữ và xử lý dữ liệu ở
mức vật lý trên máy tính.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ diễn dịch
(Interpreter) với ngôn ngữ bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể tiếp cận trực
tiếp với hệ thống mà ít nhiều không cần quan tâm đến các thuật toán chi tiết hoặc
cách biểu diễn dữ liệu bên trong máy tính. Qua đó ta thấy hệ quản trị cơ sở dữ liệu
luôn gắn với một mô hình dữ liệu nhất định.
Ví dụ: với mô hình quan hệ có hệ quản trị cơ sở dữ liệu kiểu quan hệ như FOXPRO,

ACCESS, EXCEL.
I.1.1.3. Khái niệm về thông tin và hệ thống thông tin
 Thông tin: cơ sở chủ yếu cho tất cả các quyết định là thông tin. Thông tin có giá
trị giúp cho con người nâng cao sự hiểu biết của mình và giảm những hậu quả có
thể xảy ra đối với một ứng dụng nào đó nhưng có thể cũng không tránh khỏi những
nhầm lẫn trong công tác quản lý và những quyết định sai lầm.
Như vậy, thông tin là một tập hợp những phần tử thường được gọi là các tín hiệu
phản ánh ý nghĩa về một đối tượng, hiện tượng hay một quá trình nào đó của sự vật,
hiện tượng thông qua một quá trình nhận thức. Tín hiệu được biểu diễn nhiều dạng
khác nhau: ngôn ngữ, hình ảnh, âm thanh, mùi vị… được nhận biết.
Các đặc tính của thông tin: giá thành và giá trị.
Trang 4


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

 Giá thành: đó là chi phí phải trả cho việc thu thập, lưu trữ, biến đổi và phân
phát các thông tin cơ sở tạo nên thông tin.
 Giá trị: phụ thuộc vào bản chất thông tin, tính trung thực, thời điểm, mức độ
khan hiếm, giá thành, sự biểu diễn thông tin và chủ thể thông tin.
 Hệ Thống: là một thuật ngữ dùng để chỉ những sự vật, hiện tượng hoặc tình
trạng, những phương thức. Hệ thống nào cũng được cấu thành bởi năm thành phần:
đầu vào, ranh giới, các thành phần (thực thể, đối tượng), sự tương tác giữa các đối
tượng và đầu ra.
Trong mỗi hệ thống các thành phần có những chức năng khác nhau nhưng khi kết
hợp lại chúng tạo ra một chức năng riêng biệt. Ví dụ: bánh xe, dây dẫn, ốc vít, nhãn
hiệu… mỗi thứ có một chức năng riêng nhưng nếu chúng được lắp ráp một cách
hợp lý thành một chiếc ôtô thì chúng có những khả năng đặc biệt như chạy nhanh,

chuyên chở,… giá trị của toàn bộ hệ thống hơn hẳn giá trị của tất cả các thành phần
cộng lại.
Có nhiều cách phân loại hệ thống: phân theo tính chất và phân theo chủ thể tạo ra hệ
thống.
 Phân theo tính chất có hai loại hệ thống:
- Hệ thống đóng: là hệ thống có thể đoán trước kết quả đầu ra nếu biết đầu
vào, vì vậy mà hệ thống này dễ quản lý hơn hệ thống mở.
- Hệ thống mở: là hệ thống không thể xác định chính xác được đầu vào, đầu
ra.
 Phân theo chủ thể tạo ra hệ thống:
- Các hệ thống tự nhiên (không do con người tạo ra): nguyên tử, tế bào, các sự
vật, hiện tượng, các hành tinh, thiên hà,…
- Các hệ thống do con người tạo ra: ý niệm, trường học, nhà nước,….
 Các thành phần của một hệ thống
Đầu vào

Hệ thống

Đầu ra
Môi trường

Ranh giới

Hình 1.1. Sơ đồ các thành phần của một hệ thống
- Môi trường: là con người, phương tiện, quy luật, chính sách… bao quanh hệ
thống. Một hệ thống không thể hoạt động độc lập mà không liên quan đến môi
trường quanh nó.
- Ranh giới: tất cả các hệ thống đều có một ranh giới được xác định, ranh giới
này có thể là ranh giới cụ thể (ranh giới hành chính, địa lý, vật chất…) hoặc có
thể là trừu tượng (ranh giới xác định bằng nhận thức, ý niệm của con người

như ranh giới giữa hệ thống pháp luật và ngân hàng…).
- Đầu vào: là các đối tượng từ môi trường bên ngoài tham gia vào hệ thống.
Hệ thống sẽ tác động lên chúng, biến đổi chúng tạo ra các kết quả đầu ra nhờ

Trang 5


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

vào sự tương tác của các đối tượng của hệ thống hay còn gọi là quá trình xử lý
của hệ thống.
- Đầu ra: là sản phẩm, kết quả của quá trinh xử lý. Ví dụ: một hệ thống quản
lý dữ liệu bao gồm việc thu thập, lưu trữ, tìm kiếm, sắp xếp, tổng hợp, tính
toán và thao tác để kết quả của hệ thống này có thể là báo cáo, bảng biểu, hình
ảnh…
 Hệ thống thông tin: là một hệ thống chuyển đổi dữ liệu thành thông tin (bao
gồm thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích và trao đổi) để những thông tin này có thể sử
dụng như là đầu vào cho quá trình ra quyết định.
I.1.1.4. Khái niệm về hệ thống thông tin đất đai
 Hệ thống thông tin đất đai
Hệ thống thông tin đất đai (LIS) là một tên gọi trong một số cặp phạm trù rộng hẹp
khác nhau, thường được sử dụng khi nói đến lĩnh vực có liên quan như hệ thống
đăng ký đất đai, hệ thống thông tin địa chính, hệ thống cơ sở dữ liệu không gian
(hay hệ thông thông tin địa lý). Hệ thống thông tin đất đai bao gồm: phần dữ liệu và
phần công cụ.
 Phần dữ liệu: thông tin LIS gồm bản đồ địa chính và hệ thống đăng ký. Đơn
vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
 Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý và

phân phát các thông tin.
Các hệ thống trên được tạo ra nhằm cung cấp các thông tin cho:
- Thông tin môi trường: những thông tin cơ sở tập trung cho những khu vực
môi trường chưa được kiểm soát liên quan đến các tính chất vật lý, hóa học, sinh
học…
- Thông tin về cơ sở hạ tầng: những thông tin tập trung cơ bản cho vấn đề cấu
trúc kỹ thuật và công trình tiện ích (các dịch vụ ngầm, đường ống…).
- Thông tin địa chính: những thông tin liên quan đến những quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất.
- Thông tin kinh tế, xã hội.
 Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai
Nguồn
nhân lực

Nguồn lực
kỹ thuật
Cơ cấu tổ chức

Thu thập

Lưu trữ

Truy cập

Tổ chức

Sử dụng

Thông tin liên quan đến đất đai
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống thông tin đất đai

I.1.2. Cơ sở pháp lý
Hệ thống các văn bản pháp lý làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu:
Trang 6


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

 Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai.
 Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005.
 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
 Dựa trên nhu cầu hiện tại của Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức
trong việc quản lý hệ thống thông tin đất đai. Quản lý hồ sơ đã cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
 Nhu cầu của người sử dụng đất nếu cần tra cứu thông tin sử dụng đất, cũng như
thông tin quy hoạch sử dụng đất liên quan đến thửa đất của mình.
 Phục vụ cho công tác thống kê, lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, phục
vụ cho các ngành khác như xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp...trong việc
xác định diện tích bị giải tỏa khi thiết kế xây dựng.

I.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Hình 1.3. Bản đồ hành chính Quận Thủ Đức
Trang 7


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

I.2.1. Lịch sử hình thành
Quận Thủ Đức và các phường thuộc Quận Thủ Đức được thành lập theo Nghị định
số 03/1997/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ, có tổng diện tích tự
nhiên là 4.764,90ha . Quận Thủ Đức gồm 12 phường, có diện tích được thống kê theo
bảng sau.
Diện tích (ha)
STT Đơn vị hành chính
541,20
1
Bình Chiểu
121,17
2
Bình Thọ
646,95
3
Hiệp Bình Chánh
765,34
4
Hiệp Bình Phước
141,19

5
Linh Chiểu
294,25
6
Linh Đông
136,22
7
Linh Tây
706,11
8
Linh Trung
387,07
9
Linh Xuân
217,46
10
Tam Bình
308,56
11
Tam Phú
499,31
12
Trường Thọ
4764,90
Toàn Quận
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức)
Hình 1.4. Bảng diện tích tự nhiên Quận Thủ Đức
Theo mục đích sử dụng đất thì cơ cấu sử dụng đất của Quận Thủ Đức năm 2007
như sau:
STT Loại đất

Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1
Đất nông nghiệp
1231,82
25,85
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
1190,60
24,99
1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản
41,21
0,86
2
Đất phi nông nghiệp
3532,41
74,13
2.1 Đất ở
1558,74
32,71
2.2 Đất chuyên dùng
1522,31
31,95
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
58,00
1,22
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
66,06
1,39
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
314,57

6,60
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
12,71
0,27
3
Nhóm đất chưa sử dụng
0,66
0,01
Tổng diện tích tự nhiên
4764,90
100,00
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Thủ Đức)
Hình 1.5. Bảng cơ cấu sử dụng đất của Quận Thủ Đức
I.2.2. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
Quận Thủ Đức có tọa độ địa lý:
10049’ - 10054’ vĩ độ Bắc;
106047’86’’ - 106047’98’’ kinh độ Đông.
Trang 8


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Quận Thủ Đức nằm ở vị trí Bắc - Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm Thành phố khoảng 7km; Quận Thủ Đức được bao bọc chủ yếu bởi Quốc
lộ 52 (xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa hay còn gọi là xa lộ Hà Nội) ở phía Đông và sông
Sài Gòn ở phía Tây và Nam. Tứ cận tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc tiếp giáp huyện Thuận An và huyện Dĩ An - Bình Dương.

 Phía Nam giáp sông Sài Gòn, Quận 2 và quận Bình Thạnh - Thành phố Hồ
Chí Minh.
 Phía Đông giáp Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phía Tây giáp sông Sài Gòn, Quận 12 - Thành phố Hồ Chí Minh.
 Địa hình, địa mạo
Quận Thủ Đức có 2 dạng địa hình chính: địa hình gò và địa hình thấp, cả 2 dạng địa
hình đều có độ dốc <30.
 Dạng địa hình vùng gò chủ yếu nằm ở phía Bắc của Quận, gồm các phường
Linh Trung, Linh Xuân, Linh Chiểu, Bình Thọ, Bình Chiểu, Linh Tây và một
phần các phường Tam Phú, Tam Bình và Trường Thọ. Vùng gò có độ cao từ 1,5
đến 30cm và chiếm hơn 46% diện tích tự nhiên toàn Quận.
 Dạng địa hình vùng thấp chủ yếu ở phía Nam tập trung ở các phường Hiệp
Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Linh Đông và phần lớn các phường Tam Bình,
Tam Phú và Trường Thọ. Vùng thấp có độ cao từ 0,6 đến nhỏ hơn 1,5m và chiếm
hơn 53% diện tích tự nhiên toàn Quận.
 Khí hậu, thủy văn
Quận Thủ Đức nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, có một chế độ
khí hậu ổn định:
 Nhiệt độ trung bình cả năm 270C, biên độ giao động giữa ngày và đêm từ 5 100C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 400C và thấp nhất khoảng 130C.
 Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 80%.
 Mối năm có hai mùa mưa và nắng rõ rệt: Mùa nắng bắt đầu từ khoảng tháng 12
đến hết tháng 5, số giờ nắng bình quân 6,3 giờ/ngày. Mùa mưa bắt đầu khoảng
đầu tháng 6 đến hết tháng 11, lượng mưa trung bình từ 1800 - 2000mm/năm.
 Chế độ gió: mỗi mùa mưa và nắng sẽ chế độ gió tương ứng: mùa nắng gió
Đông Bắc, mùa mưa có gió Tây Nam.
Quận Thủ Đức có hệ thống sông rạch khá chằn chịt, gồm các hệ thống sau: sông
Sài Gòn, sông Gò Dưa, suối Xuân Trường, suối Nhum, rạch Ông Đầu, rạch Đĩa và
rạch Vĩnh Bình.
I.2.3. Thực trạng kinh tế
 Giá trị sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Thực hiện cả năm 2007 đạt 2.639 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ tiêu tăng chủ yếu do số doanh nghiệp, cơ sở tăng 19 - 27% so cùng kỳ; trong đó
giá trị ngành thực phẩm và thức uống tăng 26%, SX sản phẩm từ kim loại tăng
12%; một số ngành chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế, nhưng tốc độ tăng khá
cao như dệt, SX sản phẩm từ gỗ tăng 70 - 71%.
 Thương mại - Dịch vụ
Trang 9


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Doanh thu bán hàng hóa và dịch vụ do Quận quản lý thực hiện cả năm 2007 đạt
4.159 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Chỉ tiêu tăng chủ yếu do giá gas, vàng
tăng đột biến vào thời điểm cuối năm.
 Nông nghiệp
Năm 2007 tổng sản lượng đạt giá trị 33 tỷ đồng, bằng 91,7% so cùng kỳ năm trước.
Trong đó, diện tích cây rau giảm còn 498,32 ha, diện tích cây lúa không đáng kể,
riêng cây hoa kiểng trồng mới 5ha, nâng tổng diện tích cây hoa kiểng trên địa bàn
140 ha; tình hình chăn nuôi ổn định, tổng đàn heo tăng 39,5%, bò sữa tăng 7%.
I.2.4. Thực trạng xã hội
Dân số năm 2007 là 370.078 người, trong đó nam chiếm tỷ lệ 45,82% và nữ
54,18%. Mật độ dân số 7767 người/km2.
Số người trong độ tuổi lao động là 310.405 người, số trẻ em sinh ra 4446, số người
chết 1251.
Tỷ lệ sinh 1,21%.
Tỷ lệ tử 0,34%.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,86%.
Tỷ lệ tăng cơ học 1,98%.

I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
 Tìm hiểu cách quản lý thông tin các hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân thực tế tại Phòng Tài nguyên
và Môi trường Quận Thủ Đức.
 Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu: xây dựng mô hình quản lý thông tin đất đai
bằng phần mềm Microsoft Access và từng bước ứng dụng cơ sở dữ liệu này trong
thực tế.
 Từ cơ sở dữ liệu đã thiết kế, tạo các công cụ để giúp cho việc quản lý thông tin
được nhanh hơn như tạo công cụ cho phép thêm mới, công cụ cho phép chỉnh sửa,
xem thông tin và công cụ để xuất dữ liệu sang các phần mềm khác.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
I.3.2.1. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đó là việc thu thập các tài liệu liên quan đến các thông tin về địa bàn nghiên cứu:
điều kiện tự nhiên, số liệu về đất đai, kinh tế xã hội…. tại Phòng Thống kê Quận
Thủ Đức. Đặc biệt là thu thập số liệu về hồ sơ đã đăng ký quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở hộ gia đình, cá nhân (tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Quận Thủ Đức) làm dữ liệu đầu vào cho vấn đề nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Được ứng dụng trong đề tài để thu thập các tài liệu (là những cơ sở lý thuyết), các
báo cáo khoa học để làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.

 Phương pháp chuyên gia
Trang 10


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến


Trong đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, đó là các cuộc trò chuyện với các
anh, chị đã có kinh nghiệm về vấn đề đang nghiên cứu của đề tài.
I.3.2.2. Công cụ thực hiện
 Phần cứng máy tính
 Hệ điều hành: Windows XP Professional SP2.
 Bộ xử lý: Intel(R) Pentium(R) 4 CPU 2.26GHz.
 Ram: 256MB.
 Dung lượng ổ đĩa cứng: 40GB.
 Phần mềm
 Microsoft Access 2003
 Microsoft Word 2003
I.3.3. Quy trình thực hiện
Xác định mục tiêu nghiên cứu

Xác định dữ liệu cần thu thập

Tiến hành thu thập dữ liệu

Thiết kế các Bảng chứa thông
tin hồ sơ quyền sử dụng đất
trong phần mềm MicroSoft
Access

Xử lý dữ liệu đã thu thập được

Xuất dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu

Chạy thử và kiểm tra Cơ sở dữ
liệu đã thiết kế


Thiết kế các Biểu mẫu

Kết quả nghiên cứu

Hình 1.6. Sơ đồ quy trình thực hiện

Trang 11


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Giới thiệu cơ sở dữ liệu
Dữ liệu đất đai gồm: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian. Dữ liệu thuộc tính:
thể hiện tính chất của đối tượng bao gồm số thửa, số tờ, địa chỉ, diện tích, .v.v…, dữ
liệu không gian: thể hiện vị trí của đối tượng dưới dạng điểm, đường, vùng trên bản
đồ. Để việc quản lý đất đai được chặt chẽ phải kết hợp cả hai dữ liệu này. Hiện tại, do
giới hạn của đề tài và trình độ hạn chế. Tôi chỉ xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính và
tạo các chương trình quản lý dữ liệu thuộc tính một cách đơn giản, thân thiện với
người sử dụng.
Đề tài nghiên cứu cách thức quản lý các thông tin liên quan đến hồ sơ đã đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Do đó, ta thiết kế cơ
sở dữ liệu chứa các thông tin thuộc tính liên quan đến chủ sử dụng, thửa đất và tài sản
gắn liền với đất. Thiết kế các Biểu mẫu để cho phép người dùng nhập tiếp các thửa đất
mới, cho phép chỉnh sửa lại thông tin đã nhập sai và cho phép ta truy xuất thông tin
liên quan đến từng thửa đất thông qua báo cáo, xuất thông tin qua các phần mềm khác
như ArcView, MapInfo, ArcGis,…Phần mềm mà đề tài đang hướng tới để thiết kế cơ

sở dữ liệu là Microsoft Access 2003.
Giới thiệu phần mềm Microsoft Access 2003
Microsoft Access là một phần mềm thuộc hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
(Relational Database Management System, gọi tắt là RDBMS) chạy trên môi trường
Windows 2000 hoặc Windows XP, do công ty Microsoft sản xuất. Access giúp cho
người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các bảng và
có thể tính toán, xử lý trên cơ sở dữ liệu trong các bảng đã lưu trữ.
 Các đặc tính của Microsoft Access
- Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khóa chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá trị của
dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ.
- Trình thông minh (Wizard) cho phép người sử dụng có thể thiết kế các đối
tượng trong Microsoft Access một cách nhanh chóng.
- Công cụ truy vấn bằng ví dụ QBE (Query By Example) cho phép người sử dụng
thực hiện các truy vấn mà không cần quan tâm đến cú pháp của các câu lệnh trong
ngôn ngữ SQL (Structure Query Language) được viết như thế nào.
- Kiểu dữ liệu đối tượng nhúng OLE (Object Linking and Embeding) cho phép
đưa vào trong cơ sở dữ liệu của Access các ứng dụng khác trên Window như: văn bản
Word, hình ảnh, âm thanh,…
- Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin duy nhất.
- Ứng dụng có thể được sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử
dụng, cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt.
- Có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác như Word, Excel,
FoxPro, HTML,…
- Kết nối trực tiếp vào hệ cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server để phát triển các
ứng dụng theo mô hình chủ khách (Client/Server).
Trang 12


Ngành Quản lý Đất đai


SVTH: Lê Quang Tiến

 Các đối tượng bên trong tập tin cơ sở dữ liệu của Access
- Table (bảng): là thành phần cơ bản nhất của tập tin cơ sở dữ liệu, dùng để lưu
trữ dữ liệu. Bên trong bảng dữ liệu được lưu trữ thành nhiều dòng (Record) và nhiều
cột (Field, Column hay trường).
- Query (Truy vấn): công cụ này cho phép người sử dụng dùng ngôn ngữ truy
vấn có cấu trúc SQL hoặc công cụ truy vấn bằng ví dụ QBE để thực hiện các truy vấn
rút trích, chọn lựa dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu trên bảng.
- Form (Biểu mẫu): cho phép xây dựng các cửa sổ màn hình dùng để cập nhật,
chỉnh sửa hoặc xem dữ liệu, tạo ra các cửa sổ đối thoại giữa người sử dụng và hệ
thống ứng dụng.
- Report (Báo cáo): Cho phép xuất dữ liệu đã lưu trong các Table hay Query
theo một khuôn dạng cho trước và có thể xuất ra màn hình hoặc máy in.
- Macro (Tập lệnh): gồm tập hợp các lệnh nhằm tự động hóa các hành động đơn
giản như biểu mẫu, báo cáo, thêm mới một mẫu tin, …
- Module (Bộ mã lệnh): Cho phép người sử dụng dùng ngôn ngữ lập trình
Visual Basic xây dựng các hàm và thủ tục cho riêng người sử dụng để thực hiện các
hành động phức tạp mà tập lệnh không thực hiện được hoặc để cho chương trình chạy
nhanh hơn.
II.2. Xây dựng các bảng cơ sở dữ liệu
Để tạo cơ sở dữ liệu quản lý thông tin trên thì cần phải thiết kế các bảng: Phuong
(Danh mục phường), Nam (Danh mục năm), TD (Thửa đất), CSD (Chủ sử dụng) và TS
(Tài sản trên đất - nhà ở).
II.2.1. Thiết kế các bảng
Để định hướng trước những trường cần tạo trong các bảng bằng phần mềm
Access, ta phải thiết kế chúng như sau. Lưu ý: các trường được in đậm và gạch dưới là
các trường khóa chính.
Phuong - Danh mục phường
Field Name Field Type


Field Size Description

MaPhuong Number

Integer

Mã phường

TenPhuong

25

Tên phường

Text

Hình 2.1. Bảng danh mục phường (Phuong)
Nam - Danh mục năm
Field Name Field Type Field Size Description
MaNam

Number

Integer

Mã năm

TenNam


Text

15

Tên năm

Hình 2.2. Bảng danh mục năm (Nam)
Bảng TD có trường MaTD là kiểu số, có cỡ là 8 chữ số được cấu tạo như sau: hai
số đầu tiên là mã phường, hai số tiếp theo là mã năm, ba số tiếp theo là mã cọc để lưu
và chữ số cuối cùng là số thứ tự của hồ sơ trong cọc.
Trang 13


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

TD - Thửa đất
Field Name Field Type

Field Size

Description

MaTD

Number

Long Integer Mã thửa đất


MaPhuong

Number

Integer

Mã phường

MaNam

Number

Integer

Mã năm

SoThua

Text

25

Số thửa

BDDC

Number

Integer


Số tờ bản đồ địa chính

SDN

Number

Integer

Số tờ sơ đồ nền

BDC

Number

Integer

Số tờ bộ địa chính

SoNha

Text

25

Số nhà của thửa đất

TenDuong

Text


25

Tên đường của thửa đất

KhuPho

Number

Integer

Khu phố của thửa đất

DT

Number

Double

Diện tích thửa đất

SoDo

Text

15

Mã số sổ đỏ

SoHong


Text

15

Mã số sổ hồng

NgayCap

Date/Time

dd/mm/yyyy Ngày cấp

SD

OLE Object

Sơ đồ thửa đất

Hình 2.3. Bảng danh mục thửa đất (TD)
CSD - Chủ sử dụng
Field Name

Field Type

Field Size

MaCSD

AutoNumbe
r


Long Integer Mã chủ sử dụng

MaTD

Number

Long Integer Mã thửa đất

HoCSD

Text

50

Họ chủ sử dụng

TenCSD

Text

15

Tên chủ sử dụng

SoNhaCSD

Text

15


Số nhà của chủ sử dụng

TenDuongCS
D

Text

50

Tên đường của CSD

KhuPhoCSD

Number

Integer

Khu phố/ấp của CSD

PhuongCSD

Text

25

Phường/xã/TT CSD

QuanCSD


Text

25

Quận/huyện của CSD

TPCSD

Text

25

Tỉnh/TP của CSD

Trang 14

Description


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Hình 2.4. Bảng danh mục chủ sử dụng (CSD)
TS - Tài sản gắn liền với đất
Field Name Field Type

Field Size

Description


STT

AutoNumber Long Integer Số thứ tự thửa đất

MaTD

Number

Long Integer Mã thửa đất

Vach

Text

15

Vách

San

Text

15

Sàn

Mai

Text


15

Mái

SoTang

Text

15

Số tầng

DTXT

Number

Double

Diện tích xây dựng

Double

Tổng diện tích xây
dựng

TDTXT

Number


Hình 2.5. Bảng tài sản gắn liền với đất (TS)
II.2.2. Thiết kế bảng trong phần mềm MS Access
Tiếp theo thiết kế các bảng và xây dựng mối quan hệ giữa các bảng đó trong
phần mềm Microsoft Access. Thiết kế cơ sở dữ liệu có tên là HS_THUDUC.mdb.
Khởi động chương trình Microsoft Access, có nhiều cách khởi động chương
trình. Ở đây ta khởi động bằng cách vào Start  Prgrams  Microsoft Access 
Microsoft Office Access 2003.

Hình 2.6. Khởi động chương trình Microsoft Access
Trang 15


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Một cửa sổ chương trình Access sẽ hiện ra. Từ cửa sổ Access, sử dụng trỏ chuột vào
tiếp menu File  New để tạo một file mới.

Hình 2.7. Tạo một cơ sở dữ liệu mới
Bên phía phải màn hình hiện ra danh sách yêu cầu lựa chọn các hình thức tạo mới. Ta
chọn vào Blank database để tạo một cơ sở dữ liệu trống.
Tiếp theo màn hình xuất hiện hộp thoại yêu cầu chọn nơi lưu trữ và đặt tên file mới.

Hình 2.8. Hộp thoại chọn nơi lưu trữ và đặt tên cơ sở dữ liệu
Ta chọn nơi lưu trữ và đặt tên cho file mới là HS_THUDUC.mdb trong mục File
name. Sau đó chọn vào Create để tạo file mới.
II.2.2.1. Xây dựng bảng Phuong
Trong cửa sổ menu của chương trình Access, ta chọn vào Objects Tables  Create
Table in Design view để tiến hành thiết kế bảng.


Trang 16


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Hình 2.9. Các hình thức thiết kế một bảng mới
Tiếp theo, ta tiến hành thiết kế bảng Phuong giống những gì đã thiết kế định hướng
trước đó.

Hình 2.10. Màn hình thiết kế bảng Phuong
Vào menu File  Save để lưu và đặt tên là Phuong.
II.2.2.2. Xây dựng bảng Nam
Tạo bảng Phuong đã hoàn thành, tiếp tục tạo cho các bảng còn lại. Chọn Objects
Tables  Create Table in Design view để tạo tiếp bảng Nam. Thiết kế bảng Nam với
các thông tin giống như việc thiết kế định hướng trước đó.
Trang 17


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Hình 2.11. Màn hình thiết kế bảng Nam
Chọn File  Save để lưu và đặt tên là Nam.
II.2.2.3. Xây dựng bảng TD
Tiếp tục thiết kế bảng TD, ta cũng vào Objects Tables  Create Table in Design view.
Các thông tin trong bảng sẽ được thiết kế giống như việc thiết kế định hướng trước đó.


Hình 2.12. Màn hình thiết kế bảng TD
Chọn File  Save để lưu và đặt tên là TD.
II.2.2.4 Xây dựng bảng CSD

Trang 18


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến

Tiếp tục thiết kế bảng CSD. Chọn Objects Tables  Create Table in Design view. Các
thông tin trong bảng sẽ được thiết kế giống như việc thiết kế định hướng trước đó.

Hình 2.13. Màn hình thiết kế bảng CSD
Chọn File  Save để lưu có tên là CSD.
II.2.2.5. Xây dựng bảng TS
Cuối cùng là việc thiết kế bảng TS. Ta cũng chọn Objects Tables  Create Table in
Design view. Các thông tin trong bảng sẽ được thiết kế giống như việc thiết kế định
hướng trước đó.

Hình 2.14. Màn hình thiết kế bảng TS
Chọn File  Save để lưu với tên là TS.
Trang 19


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Lê Quang Tiến


Sau khi thiết kế xong, cơ sở dữ liệu sẽ có 5 bảng theo hình sau:

Hình 2.15. Các bảng đã được thiết kế trong cơ sở dữ liệu
II.3. Nhập dữ liệu vào các bảng
Dữ liệu lưu trữ trong Excel cũng phải được thiết kế với các cột trong mỗi
Worksheet tương ứng với các trường trong bảng tương ứng. Dữ liệu được lưu trữ trong
file HGDCN_ThuDuc.xls có dạng sau:
Worksheet phường (Phuong):

Hình 2.16. Worksheet phường

Trang 20


×