Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Khai thác các giá trị Di sản Văn hóa Thành Tây Đô trong du lịch văn hóa xứ Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu độc lập của cá
nhân tôi dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Tiến Sỹ. Triệu Thế Việt. Bài
khóa luận được trình bày theo yêu cầu, quy định của khoa Du lịch học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đề ra. Mọi số liệu và thông tin trong bài nghiên
cứu đều được trích dẫn nguồn rõ ràng. Mọi sai xót trong quá trình nghiên cứu tôi
xin chịu hoàn toàn tráchnhiệm.
Tôi xin cam đoan.
Hà nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thị Hạnh

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô trong khoa và ngoài khoa Du lịch
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn đã giảng dạy và tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp những kiến thức khoa học, những kĩ năng cơ bản
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ. Triệu Thế Việt
đã tận tình hướng dẫn, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận tốt
nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản
Thành nhà Hồ cùng toàn bộ cán bộ công nhân viên của Trung tâm bảo tồn Di
sản Thành nhà Hồ và cán bộ quản lý bảo vệ di tích Đàn tế Nam Giao, đã tạo
điều kiện giúp đỡ tận tình trong quá trình tìm hiểu và khảo sát ở di tích.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song điều kiện
thời gian và khả năng có hạn nên Khóa luận chắc không tránh khởi những hạn
chế và thiếu sót. Vì vậy rất mong sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để
bài nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.


Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Trịnh Thị Hạnh

2


LỜI GIỚI THIỆU
Thành Tây Đô là kinh đô nước Đại Ngu thời nhà Hồ (quốc hiệu Việt
Nam thời nhà Hồ). Dưới triều Trần, Hồ Quý Ly đã xây dựng thành từ mùa
xuân năm Đinh Sửu (1397) đến nay thành đã tồn tại hơn 600 năm. Thành
được gọi với nhiều tên khác nhau: Tây Kinh, Thành Tây Giai, Thành An Tôn,
Thạch Thành hay nhân dân vẫn quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành thuộc địa
phận hai thôn Xuân Giai, Tây Giai, xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn, xã Vĩnh
Long huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Từ sau Cách Mạng tháng Tám thành
được gọi là Thành nhà Hồ, cái tên gọi gần gũi và quen thuộc gắn với triều đại
nhà Hồ. Xung quanh vấn đề về Thành nhà Hồ đang còn nhiều ý kiến, nhiều
quan điểm khác nhau và nhiều điều cần được làm sáng tỏ. Với giới hạn của
bài khóa luận tác giả xin trình bày chút hiểu biết của mình về di tích Thành
Tây Đô.

3


MỤC LỤC
A. MỞĐẦU.......................................................................................................1
B. NỘI DUNG...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ THÀNHTÂYĐÔ........................5
1.1. Lịch sử hình thành ThànhTâyĐô................................................................ 5

1.1.1. Điều kiệntựnhiên......................................................................................5
1.1.2. Điều kiện xã hội cho sự ra đời của ThànhTâyĐô....................................6
1.2.Những giá trị văn hóa tiêu biểu của ThànhTâyĐô.............................................9
1.2.1. Giá trị bố phòng quân sự của ThànhTâyĐô.....................................................11
1.2.2.Giá trị nghệ thuật tạo hình của kinh ThànhTâyĐô................................. 18
1.2.3. Các điểm tham quan phụ cận ThànhTâyĐô.....................................................34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở THÀNHTÂYĐÔ...................40
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Thanh Hóa và Thành
TâyĐô.............................................................................................................. 40
2.2. Một số vấn đề của công tác quản lý Di sản ThànhTâyĐô........................41
2.3. Hoạt động kinh doanhdulịch.....................................................................45
2.3.1. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụdulịch............................................................45
2.3.2 Nguồn nhân lực phục vụdulịch...............................................................49
2.3.3 Hoạt động khai thác các giá trị di sản văn hóa Thành Tây Đô phục vụ du
lịch 51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÁC GIÁ
TRỊ DI SẢN VĂN HÓA THÀNH TÂY ĐÔ PHỤC VỤDULỊCH..............59
3.1. Giải pháp tại điểm du lịch ThànhTâyĐô...................................................59
3.1.1. Tăng cường hoạt động điều tra nghiên cứu khảo cổ, bảo tồn, bảo tàng59
3.1.2. Xúc tiến quảng bá du lịch Thành nhà Hồ và các điểmphụcận...............61
3.1.3. Đầu tư xây dựng tăng cường cơ sở vật chất phục vụdu lịch..................62
3.1.4. Nâng cao chất lượng nguồnlaođộng...................................................... 63
3.1.5. Quản lý và xây dựng chiến lựơc phát triển du lịch tại Thành Tây Đô ..64
3.2. Giải pháp với tour tuyếndulịch.................................................................67
3.2.1. Tổ chức xây dựng liên kết các tour tuyến du lịchliênvùng....................67
KẾTLUẬN......................................................................................................77
PHỤLỤC.........................................................................................................80
TÀI LIỆUTHAMKHẢO............................................................................... 98

4



PHỤ LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từviếttắt

Kýhiệu

Thành nhàHồ

TNH

Trung tâm bảo tồn Di sản ThànhnhàHồ

TTBTDSTNH

Trang

Tr

Tiếnsỹ

Ts

Thạcsỹ

Th.s

Phụlục

PL


Ủy bannhân dân

UBND

Hợp tácxã

HTX

Quốclộ

QL

Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnhThanhHóa

SVH-TTDLTH

Bảnđồ

BD

Diệntích

S

Chuvi

P

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và GiáodụcLiên


UNESCO

hiệpquốc

5


A. MỞĐẦU
1. Lý do chọn đềtài:

Xuất phát từ thực tiễn du lịch là một
ngành kinh tế mới ở Việt Nam, có thời gian
phát triển chưa nhiều. Những thành tựu mà
ngành đã đạt được đáng được ghi nhận.
Nhưng bên cạnh đấy cũng còn tồn tại nhiều
hạn chế, bất cập và phải đối mặt với nhiều
thách thức của sự phát triển bền vững, vừa
khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân
văn phục vụ du lịch, vừa bảo vệ môi trường
văn hóa, bảo vệ văn hóa dân tộc, vừa nâng cao
lợi nhuận của ngành. Hiện nay, ngành du lịch
của nước ta đang có xu thế phát triển không
bền vững, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch làm tác
động không tốt tới môi trường cảnh quan.
Trong khi đó nguồn tài nguyên du lịch văn hóa
rất có giá trị, là nhân tố quan trọng thu hút du
lịch lại không được chú trọng đưa vào khai
thác dulịch.

Nghiên cứu về lịch sử hình thành và
phát triển của xứ Thanh, có nhiều đánh giá
đây là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Bởi suốt
mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, vùng
đất này đã sản sinh ra cho dân tộc ta nhiều anh
hùng dân tộc, danh nhân văn hóa . Được ban
tặng nhiều tài nguyên đã tạo nên một Xứ
Thanh có sông đủ sâu, núi đủ cao, đất đủ rộng,
con người đủ tài. Với sự tồn tại của “1535 di


tích lịch sử, văn

Bên cạnh đó, các vùng miền trong tỉnh

hóa, trong đó có

lại được thiên nhiên ưu đãi với sự đa dạng về

134 di tích được xếp

địa hình, thuận lợi về khí hậu…tất cả những

hạng quốc gia, 412

điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát

di tích xếp hạng cấp

triển nông – công – lâm - ngư nghiệp. Không


tỉnh, trong đó có

những

nhiều di tích nổi
tiếng như Núi Đọ,
Đông Sơn, khu di
tích Lam Kinh, Bà
Triệu, Lê Hoàn, Ba
Đình, Thành Tây
Đô,

Hàm

Rồng”[21]. Chính vì
là nơi sinh sống đầu
tiên của người Việt
cổ nên xứ Thanh
còn được biết đến
như là cái nôi văn
hóa của dân tộc ta
“thủa

trước”

với

nhiều nền văn hóa
lâu đời và văn minh

chinh

phục

công

nghệ đúc đồng. Điều
này được thể hiện và
chứng minh rất rõ
thông qua nhiều di
chỉ khảo cổhọc.


thế với sự tồn tại của nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Biển Sầm Sơn,
biển Hải Hậu, vườn Quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga
Sơn), suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy), động Tiên Sơn (Vĩnh Lộc), động
Hồ Công (Vĩnh Lộc)…đã tạo điều kiện thuận lợi phục vụ việc phát triển du
lịch của địa phương. Đặc biệt với sự có mặt của di sản Văn hóa thế giới
Thành Tây Đô càng khẳng định sức hấp dẫn và tiềm năng du lịch hiếm có của
vùng đấtnày.
Với việc chứa đựng nhiều giá trị quý báu về văn hoá lịch sử, truyền
thống của một nhà nước quân chủ quý tộc nên trong năm vừa qua Thành Tây
Đô đã được tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Bởi thế, Thành Tây Đô
không chỉ là niềm tự hào của riêng người dân xứ Thanh mà còn là của toàn
thể dân tộc ViệtNam.
Cát cứ trên huyện Vĩnh Lộc, mặc dù là nơi có nhiều tài nguyên du lịch,
hơn nữa lại là một vị trí thuận lợi giao cách giữa quốc lộ 45- 217 và các tour
tuyến du lịch trong vùng nhưng hiện nay việc quan tâm và khai thác những
giá trị du lịch ở di tích này vẫn chưa thực sự xứng tầm. Xuất phát từ yêu cầu

phát triển du lịch một cách bền vững và định hướng du lịch quốc gia năm
2012 là năm “Du lịch Di sản” thì việc khai thác, phát huy có hiệu quả các giá
trị di sản văn hóa Thành Tây Đô phục vụ du lịch là điều cấp thiết. Hơn nữa, là
người con Xứ Thanh lớn lên trong khu di tích Thành nhà Hồ tác giả luôn
mang trong mình niềm tự hào của quê hương và mong có thể góp phần nhỏ
công sức vào việc xây dựng quê hương đất nước.
Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn vấn đề “Khai thác các giá trị Di
sản Văn hóa Thành Tây Đô trong du lịch văn hóa xứ Thanh” làm đề tài
khóa luận tốt nghiệp củamình.
2. Mục đích đềtài:
Khóa luận tốt nghiệp nhằm làm sáng tỏ những giá trị lịch sử, văn hoá,
khoa học, quân sự, đặc biệt là hoạt động khai thác các giá trị Di sản Văn hóa


Thành Tây Đô trong du lịch văn hóa xứ Thanh, để từ đó có thể đưa ra những
giải pháp khả thi nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các giá
trị di sản của di tích phục vụ du lịch ở khu di tích, đưa di tích Thành Tây Đô
trở thành một điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai.
Qua đây tác giả hy vọng nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn di tích lịch sử
văn hoá Thành Tây Đô nói riêng và các di tích lịch sử khác ở Thanh Hóa nói
chung.
3. Nhiệmvụđềtài:
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
Xuất phát từ việc khái quát quá trình hình thành của Thành Tây Đô, cũng như
những giá trị to lớn về mặt quân sự và du lịch của di tích này. Sau đó, mô tả
thực trạng của việc nhận thức, khai thác và sử dụng của chính quyền địa
phương đối với những giá trị văn hóa, đặc biệt là giá trị du lịch của di tích
Thành Tây Đô. Từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị nhằm
khai thác sử dụng có hiệu quả các giá trị văn hóa của di tích cho việc phát
triển du lịch ởđây.

4. Phạmviđềtài:
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tổng quan khu di tích Thành Tây Đô
trong mối tương quan với các di tích và danh lam, thắng cảnh khác trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
Về thời gian: Hoạt động khai thác các giá trị di sản văn hóa Thành Tây
Đô trong những năm gần đây từ 2009 - 2012.
5. Phương pháp nghiêncứu
* Về phương pháp côngcụ:
Khoá luận được hoàn thiện dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Tác
giả đã tổng hợp từ các tài liệu sơ cấp và thứ cấp, các tài liệu từ các tạp chí, và
nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó tác giả đã tham gia khảo
sát điều tra tại khu di tích thăm Đàn Nam Giao, di tích Thành Tây Đô và các
di tích phụ cận, thăm TTBTDSTNH, khảo sát các cơ sở kinh doanh lưu trúăn


uống cũng như các cơ sở vui chơi giải trí ở huyện Vĩnh Lộc. Trong quá trình
khảo sát thực tiễn tác giả đã ghi chép cập nhập được nhiều nguồn thông tin
mới, chụp được nhiều hình ảnh ở di tích cũng như các di tích phụ cận. Ngoài
ra, tác giả đã có điều kiện trò truyện, thăm dò ý kiến của các chuyên gia có
chuyên môn.
* Về phương pháp tiếpcận:
-

Phương pháp liên ngành: Trong bài khoá luận tác giả đã vận

dụng, tìm hiểu nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm làm rõ các vấn đề
nghiên cứu. Các ngành khoa học tác giả sử dụng chủ yếu gồm: địa lý,
lịch sử, văn hoá, địa chất, du lịch, khảo cổ, xã hội học, kinhtế....
-


Phương pháp miêu thuật: Tác giả chủ yếu vận dụng phương

pháp miêu thuật nhằm miêu tả và thuật lại về hình dáng, cấu trúc, kiến
trúc của di tích.
-

Phương pháp giải mã văn hóa: Bằng việc nghiên cứu tìm hiểu

các di tích các hiện vật còn tìm thấy với sự kết hợp của các ngành khoa
học tác giả đã phần nào làm rõ các giá trị văn hóa lịch sử của một thời
đại tồn tại cách đây hơn 700năm.
6. Kết cấu bài khóaluận
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đính kèm,
phần nội dung khóa luận gồm 3 chương và 4 tiết.
Chương 1: Khái quát chung về Thành Tây Đô
Chương 2: Thực trạng khai thác các giá trị Di sản Văn hóa Thành Tây Đô
trong du lịch văn hóa xứ Thanh
Chương 3: Một số giải pháp khai thác các giá trị Di sản Văn hóa Thành Tây
Đô phục vụ du lịch


B. NỘIDUNG
CHƯƠNG 1: KHÁT QUÁT CHUNG VỀ THÀNH TÂY ĐÔ
1.1. Lịch sử hình thành Thành Tây Đô
1.1.1. Điều kiện tựnhiên
- Địa văn hóa Xứ Thanh
Xứ Thanh tên gọi dân gian của tỉnh Thanh Hoá. Nơi đây được xem như
là một thực thể địa lý tự nhiên và văn hoá, có lịch sử hình thành và phát triển
lâu đời. Thanh Hoá nằm giữa (trung gian) Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, cùng với
Nghệ An và Hà Tĩnh.

Dù trải qua bao nhiêu thời đại, với bao biến cố thăng trầm lịch sử, qua
bao cuộc sát nhập và phân chia, song không phải vì thế mà làm mất đi những
nét đặc trưng của “đất và người” nơi đây - mảnh đất chứa đựng nhiều nguồn
tài nguyên rất phong phú và đa dạng, cùng những con người đã anh dũng hi
sinh trong chiến đấu và lao động sản xuất.
Thanh Hoá có đầy đủ và đa dạng các dạng địa hình: Vùng trung du
miền núi, vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Trong đó đồi núi
chiếm diện tích lớn nhất của tỉnh với 3/4 diện tích của cả tỉnh. Địa hình Thanh
Hóa nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Dọc sườn phía Tây được che
chắn bởi dãy núi Trường Sơn. Ở phía Tây Bắc, là những đồi núi cao trên
1000m đến 1.500m thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Đông Nam tạo
thành bức tường thành tự nhiên cản trở sự ảnh hưởng của bênngoài.
Vùng châu thổ sông Mã được đánh giá là lớn thứ 3 sau đồng bằng châu
thổ sông Cửu Long và đồng bằng châu thổ Sông Hồng. Sông Mã không chỉ
bồi đắp nên một đồng bằng rộng lớn và tươi tốt, nó còn là giao thông huyết
mạch với các vùng tạo điều kiện thông thương phát triển kinh tế trong vùng.
Đồng thời dòng sông Mã cũng là nơi bầy binh bố trận, xây dựng tuyến phòng
thủ kiên cố trong nhiều trận đánh chống quân xâm lược .
Vì vậy, so với Thăng Long thì Xứ Thanh không có nhiều điều điều kiện
để phát triển kinh tế nhưng về mặt hình thế thì Thăng Long không thể hiểm


bằng Thanh Hoá. Hơn nữa, Thăng Long còn là nơi đóng đô của nhà Trần gần
2 thế kỷ, các tiềm lực và ảnh hưởng của nhà Trần tạo nên ở Thăng Long rất
lớn. Để giành giật ngôi vị nhà Trần ở vùng đất này là rất khó. Nên ngoài
Thăng Long ra không vùng nào hợp hơn Thanh Hoá. Bởi việc ổn định chính
trị trấn an đất nước và xây dựng hệ thống phòng ngự chống quân xâm lược
cần nhanh chóng thựchiện.
Miền núi Thanh Hoá là sự nối dài của Tây Bắc thuộc dãy Hoàng Liên
Sơn có nhiều dãy núi đá vôi cao. Do kiến tạo của địa hình núi ở đây không

cao có lớp đá chia thành từng tầng tầng lớp lớp khá thuận tiện cho việc bóc
tách và khai thác. Cùng dòng sông Mã với lưu lượng dòng chảy lớn, lòng
sông rộng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc vận chuyển nguyên vật liệu
xây thành. Hơn nữa, Xứ Thanh là nơi đất rộng, người đông, đa tộc người, nơi
đây là cái nôi sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt. Trong điều kiện gấp rút buộc
Hồ Quý Ly phải cân nhắc lựa chọn vùng đất mà có đủ tiềm năng về nhân lực
và vật lực để dựng kinh thành. Với các điều kiện trên thì Xứ Thanh vẫn là
vùng đất thuận lợi nhất được lựa chọn cho việc xây dựng kinh đô mới – kinh
Thành TâyĐô.
- Điều kiện địa thế ở Thành TâyĐô
Sau nhiều lần xem xét và chọn lựa khá kỹ Hồ Quý Ly đã lựa chọn vùng
Tây Đô là nơi xây dựng kinh thành mới. Tây Đô vùng đất bằng phẳng, chật
hẹp nhưng vô cùng xung yếu và hiểm trở bởi nơi đây được thiên nhiên ban
phú có thế núi hình sông vô cùng hiểm trở. Hơn nữa, quanh khu vực Tây Đô
có nhiều núi đá vôi lớn rất thuận tiện cho việc khai thác, vận chuyển nguyên
vật liệu xây dựng.
1.1.2. Điều kiện xã hội cho sự ra đời của Thành TâyĐô
Triều đại nhà Trần sau một thời gian dài tồn tại trong sự thịnh vượng và
phát triển mạnh mẽ thì đến cuối thế kỷ XIV đã bước vào thời kỳ suy thoái và
có nguy cơ sụp đổ. Thêm vào đó, ở phía Bắc nước ta, đế chế quân Minh đang
dòm ngó và luôn nuôi dưỡng ý đồ xâm lược. Còn tình hình ở phía Nam Đại


Việt diễn biến khá phức tạp và nghiêm trọng với sự quấy nhiễu thường xuyên
của quốc gia Chiêm Thành, “Lợi dụng sự suy yếu của vương triều Trần,
Chiêm Thành đã nhiều lần đem quân ra cướp phá ở Hóa Châu, Nghệ An,
Thanh Hóa và không ít lần uy hiếp Thăng Long, gây chấn động kinh sư, khiến
vua quan nhà Trần nhiều phen phải trốn lánh. Tính riêng từ 1353 đến 1389,
chỉ trong hơn 3 thập kỷ, Chiêm Thành đã 13 lần đem quân ra cướp phá, quấy
nhiễu đánh chiếm các xứ từ Hóa Châu trở ra đến Thanh Hóa”[17, tr65]. Tình

hình đất nước rối ren và bất ổn định, với vai trò là người có ảnh hưởng lớn
trong triều đình lại được vua Trần Nghệ Tông tín nhiệm Hồ Quý Ly đã ban
hành nhiều cải cách hành chính nhằm giữ yên đất nước. Đồng thời ông đã cho
xây dựng Thành Tây Đô nhằm phục vụ cho mưu đồ cướp ngôi nhà Trần và
chống lại giặc ngoại xâm.
Thành Tây Đô ra đời gắn với vai trò chủ chốt Hồ Quý Ly:
Hồ Quý Ly (1336 - ???) tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ
Tùng Bật, nguời Chiết Giang - một tỉnh ở ven biển Trung Quốc, phía Nam
cửa sông Dương Tử. Hồ Quý Ly quê cũ ở hương Đại Lại bây giờ thuộc xã Hà
Đông huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Hồ Quý Ly một đại quý tộc và đại
thần nhà Trần. Theo các tài liệu lịch sử cho thấy thì Hồ Quý Ly có quan hệ
mật thiết với triều đại nhà Trần. Mối quan hệ đó được bắt đầu từ việc Trần
Minh Tông lấy hai cô của Hồ Quý Ly trong đó một bà là Minh Từ sinh ra
Nghệ Tông và một bà là Đôn Từ sinh ra Duệ Tông, hai vị này đều từng làm
vua nhà Trần. Hồ Quý Ly bước vào chính trường Đại Việt và dưới đời vua
Trần Nghệ Tông ông đảm nhiệm trọng trách của một vị quan võ. Ngay trong
thời gian đầu tham gia chính trường ông đã dần thể hiện và khẳng định vai trò
to lớn của mình đối với sự suy thịnh của vương triều nhà Trần. Chính vì thế ở
độ tuổi 34 ông đã trở thành cánh tay phải đắc lực của Trần NghệTông.
Sau khi Nghệ Tông qua đời (1395) đã mở ra một chặng mới trong quá
trình tham chính của Hồ Quý Ly. Với sự tiếm quyền của mình, Hồ Quý ly đã
tập trung mọi quyền lực vào trong tay mình. Nắm trong tay quyền lực đó, Hồ


Quý Ly đã âm mưu thực hiện và thành công mưu đồ cướp ngôi của mình vào
năm 1400. Từ đây nhà Hồ ra đời, đổi tên nước Đại Việt thành Đại Ngu. Hồ
Quý Ly niên hiệu là Thánh Nguyên trị vì trong 1 năm 1400 rồi nhường ngôi
cho con là Hồ Hán Thương lấy niên hiệu là Thiệu Thành (trị vì năm 14001407). Trong những năm cầm quyền ngắn ông đã có một số chính sách cải
cách hành chính thay đổi tình hình đất nước như: phát hành tiền giấy, cải cách
hành chính và ban hành chính sách hạn điền. Hồ Quý Ly áp đặt một loại tiền

tệ mới dù không phù hợp với nền kinh tế của nước ta lúc bấy giờ nhưng nó là
phù hợp với hoàn cảnh lịch sử rất cần đồng để chế tạo chiến cụ chống giặc
ngoại xâm và nhu cầu chi tiêu của nhà nước triều Hồ đang còn non trẻ. Ngoài
những cải cách của ông còn có những đóng góp to lớn trên các lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp… Các cuộc cải cách của Hồ Quý Ly được
thực hiện trong thời gian ngắn ngủi vì thế nó chưa đủ thời gian để phát huy
tác dụng mặt khác các cuộc cải cách của ông chủ yếu phục vụ cho lợi ích
quân sự hơn thế nữa cuộc cải cách được thực hiện trong thời gian dồn dập,
tình hình lịch sử không thuận lợi, không được sự hưởng ứng ủng hộ của nhân
dân. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận những đóng góp của Hồ
Quý Ly cho sự phát triển của lịch sử dân tộc. Bên cạnh là một võ tướng tài
giỏi ông còn có một sự nghiệp văn nghiệp to lớn và giá trị. Theo nguồn sử
liệu cho biết ông sáng tác rất nhiều thơ văn nhưng hiện nay những bài thơ của
ông không còn lại nhiều điều đó thật là đángtiếc.
Sự tồn tại của nhà Hồ đã bị chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân
Minh bắt đầu năm1407.
Trong Đại việt sử ký toàn thư có đoạn ghi “Tháng giêng năm Đinh Sửu
(1397) Hồ Quý Ly sai Thượng Thư Lại bộ kiêm thái sử lệnh Đỗ Tỉnh về Yên
Tôn khảo sát thực địa, đo đạc đắp thành, đào hào lập tôn miếu, xây đàn thờ
thần, mở phố xá đường ngõ, công việc làm 3tháng thì xong. Cuối năm đó ép
vua Trần Thuận Tông rời đô, năm sau bức nhường ngôi cho hoàng thái tử
An”[8, tr645].


Vai trò của Hồ Quý Ly đối với sự ra đời của Thành Tây Đô được thể hiện rõ
nét ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất: trước họa xâm lăng, nhà Hồ rất coi trọng công cuộc phòng
thủ đất nước. Vì vậy, Thành Tây Đô được dựng lên nhằm chống lại giặc ngoại
xâm, thay đổi triều đại cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái
và chống lại sự chống đối của quý tộc nhà Trần. Nhưng với yêu cầu cấp thiết

đầu tiên nhằm chống thù trong giặc ngoài nên Hồ Quý Ly đã biến thành Tây
Đô trở thành một tòa thành quân sự kiên cố chỉ trong vòng 3tháng.
Thứ hai: Vị trí xây dựng thành cũng đã được Hồ Quý Ly xem xét và
chọn lựa khá kỹ lưỡng vùng đất đặt thành, phù hợp với yêu cầu cấp thiết của
lịch sử cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng.
Trong tình hình lịch sử và xã hội đầy biến động, những hành động cải
cách của Hồ Quý Ly dù mang những lợi ích phục vụ cho tầng lớp quý tộc
nhưng nhiều chính sách cải cách của ông đã phần nào cải thiện tình hình xã
hội lúc bấy giờ. Cũng nhờ những cải cách đó đã để lại cho chúng ta Thành
Tây Đô với bao giá trị mà chúng ta có thể khai thác hoạt động du lịch nhằm
cải thiện tình hình kinh tế của địa phương cũng như kinh tế của đấtnước.
1.2.Những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thành TâyĐô
Đất nước Việt Nam đã trải qua bao thời kỳ từ thịnh vượng tới suy tàn,
nhưng chúng ta vẫn giữ được gốc tích. Trải qua bao thời kỳ đấu tranh dựng
nước và giữ nước nhiều công trình xây dựng được dựng lên chứa đựng biết
bao giá trị văn hóa tiêu biểu cho một thời đại. Nhưng tới nay với sự tàn phá
của thời gian, của chiến tranh, thiên tai bão lụt, của con người nhiều công
trình xây dựng, nhiều hiện vật bị vùi sâu trong lòng đất hoặc bị mất. Trong số
đó có nhiều công trình vẫn thi gan cùng “tuế nguyệt”mặc cho sự tàn phá của
thời gian, của các tác nhân khác nhưng những giá trị của nó tồn tại cho tới
ngày nay đáng được ghi nhận và bảo vệ. Đại diện tiêu biểu mà tác giả muốn
nói tới là thành cổ TâyĐô.


Thành Tây Đô là kinh đô nước Đại Ngu thời nhà Hồ (quốc hiệu Việt
Nam thời nhà Hồ). Hồ Quý Ly đã xây dựng thành năm 1397. Trải qua nhiều
biến cố thăng trầm của lịch sử thành được gắn với nhiều tên gọi khác nhau
như: Thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn,
Thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397-1400) và Đại Ngu
(1400 - 1407); thành Phủ Thanh Hoá do nhà Minh đặt sau khi chiếm nước,

Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long) và Lam Kinh, Quốc đô
nước Đại Ngu sau khi Trần Thiếu đế làm lễ nhường ngôi cho Quốc tổ
Chương Hoàng đế Lê Quý Ly tại điện Hoàng Nguyên, Thạch Thành vì thành
được xây toàn bằng đá, Thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai, Thành
nhà Hồ là cái tên quen thuộc mà nhân dân hay gọi từ sau Cách mạng Tháng
Tám[3].
Thành thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến),
Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc vùng
đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi ở miền Bắc Việt Nam. Tây Đô là
nơi đất chật hẹp, hẻo lánh nhưng địa thế rất hiểm chở và xung yếu; án ngữ
bốn mặt thành bằng 4 quả núi lớn, 2 con sông Mã và sông Bưởi chảy từ
hướng Bắc và hướng Tây xuống gần như ôm chọn lấy thành. Địa thế hiểm
chở thuận tiện cho việc phòng thủ, song không phải vì thế mà thành sẽ trở nên
cô lập mỗi khi có biến cố. Vì vậy, có thể thấy việc chọn vị trí xây dựng thành
đã thể hiện sâu sắc tầm nhìn chiến lược cũng như nghệ thuật quân sự tài tình
của cha ông ta từ thời xaxưa.
Thành Tây Đô là đại diện tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc xây dựng
kinh thành của Việt Nam nói chung và thế giới nói chung trong lịch sử. Là
ngôi thành đá duy nhất duy nhất được biết đến ở Việt Nam được xây dựng
bằng cách mài, đục đẽo, ghép, giằng chèn các lớp đất đá bên trong và xếp đá
sao cho chồng khít các phiến đá xanh to lớn lên nhau tạo thành một bức tường
vững chắc mà không cần chất kết dính. Bằng các phương tiện thủ công, cùng
các phép tính toán tài tình của người xưa đã bố trí, quy hoạch xây dựng nên


một tòa thành vừa kiên cố vững chắc đạt đến trình độ nghệ thuật kiến trúc,
công nghệ, điêu khắc, thẩm mỹ, quy hoạch đô thị hay thiết kế phong cảnh bậc
cao. Thành Tây Đô còn ẩn chứa nhiều giá trị cần được nghiên cứu làm rõ, với
tính chất là một khóa luận tốt nghiệp đại học, tác giả xin dừng lại ở việc khảo
sát và làm sáng tỏ một số giá trị văn hóa đặc sắc và tiêu biểu sau:

1.2.1. Giá trị bố phòng quân sự của Thành TâyĐô
Trước họa xâm lăng nhà Hồ rất coi trọng công cuộc phòng thủ đất
nước. Thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều công trình kỹ thuật quân sự khá lớn.
Thành Tây Đô là đô thành nhưng mang nặng ý nghĩa phòng vệ, “là thành Đa
Bang và cả một hệ thống công trình phòng thủ có quy mô lớn, dài gần 400km
kéo dài từ núi Tản Viên, men theo sông Đà, sông Hồng, sông Luộc đến cửa
sông Thái Bình. Đó là hệ thống các chướng ngại vật gồm những bãi cọc,
những mắt xích cùng với các đồn quân ở khắp các cửa sông, cửa nguồn ải
quan… Đối với lịch sử quân đội cổ trung đại, đây là thời kỳ xây dựng được
một công trình phòng ngự có quy mô to lớn nhất trên một chính diện rộng và
có chiều sâu lớn, đồ sộ gấp nhiều lần phòng tuyến sông Như Nguyệt thời Lý
chống Tống hồi thế kỷ XI”[15, tr28]. Thành khẳng định sự cố gắng tổng huy
toàn bộ nhân lực và vật lực trong việc xây thành, đồng thời chứng tỏ tài năng
tổ chức phòng thủ quân sự của cha ôngta.
- Mục đích xây thành:
Sự ra đời của Thành Tây Đô gắn liền với vai trò chủ quan của Hồ Quý
Ly. Trước họa xâm lăng, nhà Hồ rất coi trọng công cuộc phòng thủ đất nước.
Vì vậy, Thành Tây Đô được dựng lên nhằm chống lại giặc ngoại xâm, thay
đổi triều đại cải cách đưa đất nước thoát khỏi tình trạng suy thoái và chống lại
sự chống đối của quý tộc nhà Trần. Nhưng với yêu cầu cấp thiết đầu tiên
nhằm chống thù trong giặc ngoài nên Hồ Quý Ly đã biến Thành Tây Đô trở
thành một tòa thành quân sự kiên cố chỉ trong thời gianngắn.
- Vị trí chọn xâythành


Trên cơ sở khảo sát vùng Tây Đô thuộc các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến,
huyện Vĩnh Lộc, ngày nay chúng ta thấy hiện ra một vùng đất bằng phẳng
rộng rãi thuộc trung du lắm sông, nhiều núi vây bọc, địa thế hiểm trở nhưng
tiện đường thủy bộ thông thương ra Bắc và Nam. Địa thế đó mà Lê Tạo đã
từng đánh giá: “Thành Tây Đô cát cứ nơi đất chật, hẹp, hẻo lánh. Được án

ngữ bốn mặt bằng 4 quả núi lớn: Phía bắc có núi Thổ Tượng, phía đông có
núi Hắc Khuyển, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía Nam có núi Đốn Sơn.
Ngoài những bình phong trên Tây Đô còn được che chở, bao bọc bởi những
dòng sông. Sông Bưởi từ phía đông chảy tới hội tụ với sông Mã từ phía tây
chảy qua”[26, tr31]. Trong tình hình đất nước giặc ngoại xâm đang lăm le
vào chiếm nước, cùng với lực lượng quý tộc nhà Trần ở kinh thành Thăng
Long rất lớn mạnh. Sau nhiều lần xem xét, nghiên cứu vị trí chọn thành Hồ
Quý Ly đã lựa chọn vùng Tây Đô làm nơi phòng thủ chống đối thù trong giặc
ngoài. Thật vậy, Tây Đô là đất hiểm chứ không phải hẻo lánh cùng đường, khi
có biến cố bất thường từ Tây Đô có thể dễ dàng liên lạc bên ngoài thuận tiện
cho việc rút quân hay tiếptế.
Nghiên cứu về địa thế Tây Đô, Nguyễn Danh Phiệt có ghi: “Về mặt
thủy từ Tây Đô có thể theo dòng sông Mã đến Đồng Cổ để theo hệ thống sông
Đào thời tiền Lê qua các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương, Nông
Cống, Tĩnh Gia vào phía Nam: hoặc xuôi dòng theo Lạch Trường ra biển,
sông Lèn ra Bắc. Về đường bộ, Tây Đô được bổ sung bằng những con đường
bộ quan trọng. Từ Tây Đô có thể theo đường thượng đạo đi Kim Tân (Thạch
Thành) – Rịa- Nho Quanđể ra bắc; theo đường Quan Hóa liên lạc với Mai
Châu (Hòa Bình), Mộc Châu (Sơn La) ở phía Tây Bắc và Lào ở phía tây. Về
phía nam theo đường núi qua Thường Xuân hoặc Như Xuân đến Quỳ Châu
hoặc Nghĩa Đàn miền tây Nghệ An, hoặc theo đường Nông Cống, Như Xuân
đến Quỳ Châu hoặc Nghĩa Đàn miền tây Nghệ An, hoặc theo đường Nông
Cống, Như Xuân đến Quỳnh Châu (tây Quỳnh Lưu) đến miền đồng bằng ven


biển Nghệ An”[19, tr 133-134]. Nhìn rộng ra mặt tây và mặt bắc Tây Đô là cả
một vùng rừng núi rộng mở hiểm trở, địa bàn chiến lược cực kỳ quan trọng.
Thành Tây Đô được xem như là một ốc đảo biệt lập có núi non hiểm
trở bao bọc các phía cộng với sự bồi tụ phù sa của 2 con sông lớn đã tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh thành. Nhưng đồng thời giao

thông qua lại ở thành cũng rất thuận tiện nên kinh thành Tây Đô không bị cô
lập với bên ngoài. Lựa chọn vùng đất mới Tây Đô xây dựng kinh thành là một
lựa chọn vô cùng táo bạo của Hồ Quý Ly. Qua việc lựa chọn và phân tích địa
thế kỹ lưỡng và đưa ra quyết định dứt khoát táo bạo mặc cho sự can ngăn của
triều thần càng khẳng định tài mưu quân sự củaông.
- Nguyên vậtliệu
Việc lựa chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất trong việc xây
thành. Nguyên vật liệu nhà Hồ sử dụng xây thành có loại nguyên liệu độc đáo
mang tính chất bản địa của vùng Yên Tôn. Khác với các thành khác như:
Thành Cổ Loa kinh đô Âu Lạc, hay thành Hoa Lư kinh đô Đại Cồ Việt,
Hoàng thành Thăng Long vật liệu xây dựng chủ yếu là đất và gạch. Nếu có sử
dụng vật liệu đá khối nhỏ thì chỉ có ở một vài vị trí xung yếu để kè móng chân
thành hay mép cửa thành. Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á thì
cũng chưa có kinh thành nào xây dựng nên những tường thành đá kiên cố và
đồ sộ như vậy. Thành Tây Đô được xây dựng bằng những khối đá vôi xanh
lớn được đẽo mài cẩn thận xếp khít lên nhau vô cùng kiên cố, vững chắc.
Vòng Thành Tây Đô được xây dựng với những khối đá xanh khổng lồ được
đẽo gọt tinh luyện, đều đặn, cân đối, vuông thành sắc cạnh ít nhất cũng tạo
được từ 4-5 mặt phẳng có tấm rất to ở cửa Tây dài tới 5,1m, rộng 1,59m, cao
1,3m được xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính nhưng vẫn đảm
bảo được độ vững chắc. Loại vật liệu không kém phần quan trọng tạo nên
Thành nhà Hồ là gạch nung hình rồng, các viên gạch tìm thấy ở khu di tích
hiện còn ghi các địa danh gần thành. Cùng với đó là sự gia cố đất đá lợi dụng
địathếhiểmtrởtạothànhhàolũychechắnchothành.Tổngkhốilượngđá


được sử dụng để xây thành khoảng hơn 25.000m 3 trọng lượng trung bình mỗi
khối đá khoảng 10-20 tấn và gần 100.000m 3 đất được đào đắp [3]. Một khối
lượng lớn đất đá để gia cố đắp la thành. Khu vực la thành sau khi bóc các lớp
đất ở độ sâu 4,5m từ lớp mặt trở xuống, các nhà khảo cổ đã xác định được bảy

lớp đất cấu tạo nên La thành, chủ yếu là những lớp đất sét màu vàng, ít tạp
chất nên có độ dẻo và độ gắn kết rất cao. Lợi dụng địa hình Hồ Quý Ly đã
cho trồng tre xung quanh thành làm nên vòng La thành. Cây tre được sử dụng
vớinhiềulýdobởiđặcđiểmcủanódễsốngởnơiđấtcằncỗi,làmvòngcản
sự tấn công, làm vũ khí đánh giặc và chống xói mòn đất đắp la thành. Hệ
thống hào nước và hào đất bao bọc xung quanh vòng thành rộng lớn làm
thành tuyến phòng ngự vữngchắc.
Cách quy hoạch
Địa thế lựa chọn đặt kinh thành mới như trên đã phân tích là một vị trí
chiến lược vô cùng quan trọng. Nhưng địa thế này có được lợi dụng và biết
phát huy triệt để không lại là một bài toán khó. Hồ Quý Ly một người có
nhiều kinh nghiệm và mưu lược trong quân sự đã biết cách lợi dụng địa thế tự
nhiên mà sắp xếp quy hoạch xây dựng kinh thành hợp lýnhất.
Yêu cầu cấp thiết xây dựng Thành Tây Đô vừa đáp ứng yêu cầu trước
mắt đảm bảo về mặt quân sự nhưng đồng thời về lâu dài cũng là kinh thành có
nhiều điều kiện phát triển đô hội nhộn nhịp sau khi đất nước được yên bình.
Thành Tây Đô được xây dựng và quy hoạch trên “cơ sở vận dụng các nguyên
lý và dịch lý của phong thủy phuơng Đông, kết hợp với quan niệm, cùng kinh
nghiệm về sự gắn bó giữa con người với tự nhiên của Việt Nam”[20, tr41].
Thành được đặt ở vị trí trung tâm của một vùng đồng bằng bằng phẳng được
bồi đắp nên bởi 2 con sông. Yếu tố thủy ở thành được tạo nên bởi 2 dòng
sông Mã và sông Bưởi chảy dọc từ phía Đông và phía Tây của thành gần như
2 con sông này ôm chọn lấy thành tạo nên một hào chắn khổng lồ (Bản đồ 3).
Đồng thời, bốn quả núi ở bốn hướng tạo thành lá chắn che chở cho thành.
PhíaBắcđượcánngữbởinúiThổTượng,phíaTâyánngữbởinúiNgưu


Ngọa, phía Bắc có núi Hắc Khuyển làm hậu chẩm, tiền Án phía Nam là núi
Đốn Sơn [26, tr31]. Không gian và bố cục kiến trúc của thành thể hiện rõ việc
tiếp thu mạnh mẽ tư tưởng Nho giáo Trung Hoa, coi kinh đô của nước ta là

một biểu tượng của vương quyền và vua là thiên tử theo Thiên mệnh. Đối với
các vương triều khác ở phương Đông đều có tư tưởng này nhưng ở vương
triều Hồ thì tư tưởng này được thực hiện triệt để hơn.
Trong các công trình xây dựng nhỏ ngày nay như: Nhà trường, đoàn
thể, nhà ở, cơ quan người ta cũng luôn đề cập cũng như chú trọng tới việc lựa
chọn đặt hướng sao cho hợp với phong thủy là phù hợp với trời đất. Bởi quan
niệm của người phương Đông đặt đúng hướng sẽ mang lại cho họ nhiều điều
mát mẻ, an lành, may mắn. Ở Thành Tây Đô, một công trình mang tầm quốc
gia quyết định sự sinh tồn và phát triển của đất nước việc lựa chọn hướng
cũng được Hồ Quý Ly vô cùng chú trọng. Thành Tây Đô quy hoạch gồm 4
cửa: Cửa tiền (Cửa Nam), cửa Hậu (cửa Bắc), Đông Môn và Tây Giai, (đây là
cách gọi tóm tắt của người bản địa: Cửa Đông nhưng kỳ thực nó là nằm giữa
hướng Đông và Bắc, cửa Bắc thì Tây - Bắc, cửa Tây thì là Tây - Nam, cửa
Nam là Đông – Nam theo đo đạc của các chuyên gia người Nhật) [3]. Việc
đặt lệch có thể một phần là do thuận yếu tố phong thủy phần nữa là phù hợp
với điều kiện tự nhiên của khuvực.
Về mặt kiến trúc của thành Nội tác giả sẽ trình bày cụ thể ở phần sau.
Dưới đây tác giả sẽ tiếp tục phân tích cách quy hoạch của La thành và Hào
thành.
Khu thành ngoại là kết hợp giữa tự nhiên và có sự gia cố đào đắp. Lợi
dụng các điều kiện núi, đồi, sông, hồ, đầm vực đã được khai thác theo yêu cầu
của kỹ thuật quốc phòng: Như dùng 2 tuyến sông Mã và sông Bưởi như hai
dải lụa uốn quanh gần như ôm chọn lấy thành làm hào ngăn địch, dùng núi
đồi cao làm nơi quan sát và khống chế địch, cùng với việc lợi dụng các dải đất
cao kết hợp với đào đắp tạo thành lũy, la thành. Khối lượng đất đắp thành
khoảng gần 10 vạn met khối đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với mộtvùng


hào sâu gồm hào nước, hào đất hào trông để bảo vệ khu thành nội, có bề mặt
rộng gần 50m bao quanh thành [3].

Hào thành: Gần như mỗi vòng thành lại có hào nước bao bọc. Bao bọc
vòng ngoài là vòng hào nước được thiên nhiên ban tặng 2 con sông Mã và
sông Bưởi. Án ngữ tiếp theo là vòng la thành. Và bảo vệ sát khu thành nội, là
một hào nước rộng bao quanh thành, cách chân thành đá (ở mặt ngoài tường
thành) khoảng trên dưới 50m. Dấu vết các đoạn hào nước vẫn đang còn ở dọc
khu tường ngoài cửa Đông, làng Đông Môn là rõ nhất (Hình 8).
La thành: Tuy không khép kín nhưng thành ngoại cũng là một bộ phận
của Thành Tây Đô có tác dụng phòng thủ từ xa và phòng chống lũ lụt từ sông
Bưởi. Vòng ngoài La thành vừa biết cải tạo, vừa biết lợi dụng địa hình tự
nhiên. La thành là khu vực được đắp bằng các lũy đất cao, tiêu biểu là ở khu
vực đê Vĩnh Quang chạy xuống phía Nam và Đông Nam từ núi Đún (xã Vĩnh
Thành) chạy dọc lên đến khu vực núi Voi (xã Vĩnh Long) (Hình 10). Khi đắp
đất ở La thành nhà Hồ đã biết lợi dụng địa thế của sườn núi (núi Bèo, đồi Mỏ,
núi song Tượng, núi Đốn Sơn), để ghép nối các đoạn La thành.
Thành Tây Đô là một pháo đài quân sự phòng thủ kiên cố. Với sự kết
hợp hài hoà ổn định hợp phong thuỷ. Pháo đài Tây Đô giúp Hồ Quý Ly cướp
ngôi nhà Trần không bị phản ứng quân sự nào, nhưng khi đất nước bị quân
Minh chiếm đóng thì nó lại thành côn đảo không thể tồn tại được.
Thành Tây Đô có kiến trúc độ sộ chắc chắn bằng việc ghép những tảng
đá xanh rêu to đứng thành vại cao lớn, đã tạo nên không khí oai nghiêm, sừng
sững và choáng ngợp, đồng thời nó củng cố lòng tin cho các chiến sỹ bảo vệ
thành, khi vào chống chọi với quân giặc từ ngoài vào. Thành là một bằng
chứng nổi bật của quyền lực chế độ quân chủ quý tộc Việt Nam cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV.
Thành Tây Đô với quy mô khá lớn vòng thành cơ bản biết lợi dụng và
cải tạo địa hình, kĩ thuật đắp đất trồng tre gai chỉ cần lao động giản đơn, phần
thành đá là một kì công của dân tộc đặt vào hoàn cảnh cuối thế kỉ 14 cónhiều


năm mất mùa nguồn thu về thuế của nhà nước rất ít ỏi, lại luôn chiến tranh

với Chiêm Thành vậy mà toà thành từ khi khảo sát đến khi thi công về cơ bản
có 3tháng.
Với tài năng và nghệ thuật quân sự tài tình Hồ Quý Ly đã cho dựng nên
một pháo đài quân sự vô cùng đồ sộ, kiên cố và vững chắc. Giá trị phòng thủ
của thành là rất lớn nhưng điều đáng tiếc là nó chưa được phát huy nhưng
những bài học kinh nghiệm, công nghệ xây dựng thành để lại cho đời sau là
vô cùnglớn
Phải khẳng định rằng, nhà Hồ dù chỉ tồn tại trong 7 năm nhưng triều
đại này đã đóng góp rất nhiều cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Ngoài công trình quân sự kiên cố Thành Tây Đô, nhà Hồ còn để lại cho hậu
thế nhiều phát minh quan trọng nhằm bảo vệ đất nước. Trong đó phải kể tới
phát minh ra súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng (1). Trong quân sự, súng thần
cơ được xem là loại vũ khí nóng (hỏa khí) dùng sức mạnh của thuốc nổ. Súng
thần cơ thời Hồ có 3 loại: Súng lớn đặt trên lưng voi, súng nhỡ hai người
khiêng, súng nhỏ vác vai [10, tr229]. Năm 1407 khi quân của nhà Hồ bị thất
thế, quân lính của Hồ Nguyên Trừng đã lui về cửa Muộn Hải (nay là cửa sông
Hồng thuộc huyện Giao Chỉ tỉnh Nam Định) để đắp lũy đúc súng, đóng
thuyền chiến để đánh giặc [8, tr682]. Thật vậy, tài chế súng thần cơ của Hồ
Nguyên Trừng lan truyền cả sang nước Minh. Tháng 6/1407 ông bị bắt ở biển
Kỳ La (Hà Tĩnh) bị giải sang Kim Lang (Nam Ninh – Trung Quốc). Nhà Minh
phong cho ông chức Tả thị lang Bộ công trông coi xưởng đúc súng, sau này
nhà Minh còn coi ông là ông tổ của súng thần cơ [10, tr228]. Là quannhà
Minh nhưng tinh thần ông lúc nào cũng hướng về quê hương đất nước. Ông
có làm sách “Nam ông mộng dục”chép các truyện vặt đời Lý, Trần có nhiều
truyện hợp với quốc sử [10, tr229]. Chế tạo ra súng thần cơ góp phần quan
trọng trong công cuộc bảo vệ đấtnước.


1.2.2.Giá trị nghệ thuật tạo hình của kinh Thành TâyĐô
* Nghệ thuật kiến trúc của Thành Tây Đô

- Giá trị kiến trúc của thành:
Như trên tác giả đã tìm hiểu kiến trúc Thành Tây Đô phù hợp với kiến
trúc của tòa thành quân sự. Nhưng công trình này cũng là đại diện tiêu biểu về
phong cách kiến trúc xây dựng mài, ghép, điêu khắc đá của một thời đại. Bên
trên phần giá trị quân sự mà tác giả đã phân tích nguyên liệu chính để dựng
thành là những khối đá vôi xanh. Bởi xuất phát từ nhiều nguyên nhân và lý
do; một mặt xuất phát từ yêu cầu lịch sử phải xây dựng khu thành quân sự
kiên cố nhưng phải hoàn thành trong thời gian gấp rút. Hơn nữa thành được
đặt trong vị trí có nhiều núi đá vôi bao bọc và khá thuận tiện cho việc bóc tác,
trong thời gian gấp rút và điều kiện nhân lực và vật lực không có thiết nghĩ
chỉ có thể chế tác từ những khối đá xanh to ghép, giằng chúng lại với nhau tạo
thành đường thành ngoài kiên cố sẽ rút ngắn được nhiều thời gian, vật lực
nhất.
Thành Tây Đô có quy hoạch cân đối, hài hòa biết lợi dụng vào điạ hình
điều kiện tự nhiên. Thành có quy mô gồm 3 lớp: Thành nội, Tường thành và
Hào thành, La thành. Khu thành nội (phần trong tường thành), là khu vực phía
trong thành, xưa kia xây dựng cung điện như một kinh đô của nhà Hồ “Các
công trình bên trong khu vực thành nội còn gọi là Hoàng thành được xây
dựng hoàn chỉnh. Theo thư tịch xưa thì trong thành có điện Hoàng Nguyên,
cung Diên Thọ, cung Phù Cực. Năm 1403 Hồ Hán Thương cho xây dựng
Đông Thái Miếu và Tây Thái Miếu. Ngoài ra trong thành còn có những nhà
binh lính, nhà ngục, nhà kho, ao hồ, lò vôi. Cùng với việc xây dựng tòa thành
đá, nhà Hồ cũng đã xây dựng nhiều công trình phục vụ quốc sư, dân sinh
khác được sử sách ghi chép và còn lại dấu tích đến ngày nay”[7, tr69]. Hiện
nay các tên gọi ở khu vực làng, xóm, xã ở khu vực 2 bên thành vẫn còn giữ lại
nhiều tên gọi có chữ “Giai”, “Nhai”, mà cụ thể như Tây Giai, Phương Giai,
XuânGiai,ĐôngMôn.Vớicácdấutíchcủacáccôngtrìnhkiếntrúccònlại


đến ngày nay và các phố xá ngoài thành thể hiện cách quy hoạch đăng đối,

đối xứng, song song hai nửa trái phải Đông-Tây, Bắc-Nam, và quy tụ tại điểm
giữa lấy chục đường ở cửa Nam làm chục chính.
Trong các thành cổ còn biết đến ngày nay, Thành Tây Đô có diện tích
tương đối lớn. Với thành Sơn Tây S = 16ha đường thành xây bằng đá ong bốn
cổng thành xây bằng gạch cổ. Còn kinh thành Huế có hình chữ nhật P =
1300m, S = 10,5ha [41]. Thành Tây Đô có P = 3513,4m và S = 769,086m 2
(khoảng 77ha) [3]. So với các thành bang của nước ta được biết tới cho tới
giờ Thành Tây Đô là một trong những thành bằng đá có quy mô rộng lớn và
đồ sộnhất.
Thành được bố cục mặt phẳng hình chữ nhật, gần vuông, chiều dài 2
mặt Nam, Bắc là 880m, chiều Đông – Tây là 877m [3]. Toàn thành mặt ngoài
được ghép đá khối và mặt trong là đất. Trên mặt thành khá rộng (4m), ngựa
trận có thể đi lại dễ dàng. Tiếp nối truyền thống xây dựng của thành cổ Thăng
Long (có 5 cửa mở ra các hướng Bắc, Đông, Tây, Đông Nam và Tây Nam)
các cổng Thành Tây Đô được mở ra theo bốn hướng nhưng cách xây dựng và
bố trí các cổng thành có phần đặc biệt hơn. Thành quay mặt về hướng Nam,
bốn cửa được mở chính giữa của bốn mặt thành, mỗi cổng đều một cửa, riêng
cổng chính có 3 cửa. Các cổng đều được xây cao hơn thành, kích thước của
chúng đều lớn. “Hai cổng phía Đông và Tây cửa đều dài 6m, cao 7m, dầy
hơn 12m. Cổng phía Bắc dài hơn 20m20, cao 7m5, dày 13m7, riêng cửa đã
cao 5m4, rộng 8m85. Cổng chính phía Nam to hơn cả”[18, tr49]. Cửa Nam là
cửa chính của thành có bề thế và quy mô to hơn nhiều lần so với của Bắc,
gồm 3 cuốn, cuốn giữa cao 8m5cm, rộng 5m86cm, cuốn hai bên cao
7m65cm, rộng 5m42cm. Phía trên là mặt đá bằng phẳng có lầu son gác tía, là
nơi nhà vua ngự mỗi khi có những nghi lễ trọng đại, duyệt binh [18, tr49]. Hệ
thống các cửa thành được đóng bằng các cửa gỗ to dầy, cao tận vòm cửa che
kín cửa thành, ngày nay vẫn còn lại dấu vết đục đẽo để làm các lề cửa vẫn còn
ở các cửathành.



×