Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận cao học môn tác phẩm báo chí chính kiến, cách thể hiện và khả năng thuyết phục của chính kiến trong tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.32 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN TÁC PHẨM BÁO CHÍ NÂNG CAO
Đề tài: Chính kiến, cách thể hiện và khả năng thuyết phục của chính
kiến trong tác phẩm báo chí

Học viên:
Lớp Cao học Báo chí

Hà Nội, tháng 6-2013

1


1. Đặt vấn đề.
Chính kiến là những quan điểm, thái độ, lớn hơn là lập trưởng tư
tưởng của nhà báo được thể hiện trong tác phẩm. Nó cịn thể hiện ở sự đánh
giá, kiến nghị của nhà báo trước một sự kiện, vấn đề nào đó đặt ra trong tác
phẩm báo chí. Chính kiến có vai trị hết sức quan trọng trong một tác phẩm
báo chí nói riêng và hoạt động báo chí nói chung. Thể hiện chính kiến tức là
bộc lộ quan điểm chủ quan của nhà báo. Có thể nói chính kiến là sự chi phối
của nhà báo trước một sự kiện, một vấn đề cụ thể trong đời sống. Thể hiện
chính kiến tức là nhà báo được làm nhiệm vụ quan trọng của báo chí là định
hướng dư luận. Hoạt động báo chí có tính chất của hoạt động chính trị, xã
hội nên chính kiến là nơi thể hiện rõ nhất đặc điểm này của báo chí. Chính
kiến là yếu tố quan trọng của nội dung nhưng nhà báo thể hiện chính kiến
trong tác phẩm cịn phụ thuộc vào nhiều mối quan hệ khác nhau. Chính kiến
thể hiện cái tôi chủ quan của nhà báo. Người đọc đến với tác phẩm báo chí
khơng chỉ để tiếp giáp với sự thật cuộc đời mà còn để biết nhà báo nghĩ gì,
thái độ của nhà báo như thế nào đối với sự thật. Vì vậy, nhà báo khơng thể
vơ tình đứng bên lề sự kiện để miêu tả và trần thuật mà cịn phải có các hoạt
động của con tim và khối óc để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích, bình luận, lí


giải. Bản chất của sự kiện là hướng đến biểu đạt sắc thái, quan điểm chính
kiến của nhà báo.
Chính kiến thể hiện ở góc nhìn, thái độ, cách ứng xử của người viết
trước thời cuộc. Tầm nhìn và phong cách tác giả, đẳng cấp của người làm
báo được phân biệt rạch ròi ở tài năng phản biện và định hướng thơng tin.
Có người nói, cái tạo nên tính độc đáo, ngồi chính bản thân hiện tượng, là
cách ứng xử riêng. Đây mới chính là con đường sống của nhà báo. Cách xử
lí riêng ở đây là nghệ thuật dẫn chuyện thông qua cách thức tổ chức sự việc,
chi tiết, là thủ pháp cài đặt thơng tin lí lẽ để thẩm định đánh giá sự kiện. Đặc

2


biệt là chính kiến. Chính kiến là tiếng nói riêng của nhà báo khi tham gia
hoạch định, mở lối cho sự vận động tích cực của sự kiện. Chính kiến độc
đáo, sắc sảo thường tạo nên sức mạnh dư luận, để lại dư âm trong tâm thức
người đọc, người nghe sau khi tiếp nhận tác phẩm. Chính kiến có thể được
cài đặt dọc theo mạch tác phẩm theo lối trần thuật với mục đích hỗ trợ, tạo
sức nặng của chiều sâu thông tin sự kiện. Song thực tế khảo sát cho thấy
chính kiến thường tập trung ở phần kết thúc của tác phẩm.
2. Cách thể hiện chính kiến trong tác phẩm báo chí
Tùy vào đặc điểm, tầm quan trọng của vấn đề, sự kiện mà cái tôi
quyết định lựa chọn cách thức thể hiện chính kiến. Những tác phẩm nhằm
dựng lại bức tranh sự kiện thì sự can thiệp của nhà báo thường là những
nhận xét, đánh giá và sự kiện. Y kiến đánh giá, nhận định có thể là đồng
tình, ủng hộ, cũng có thể là phản bác, phê phán. Song dù nghiêng về hướng
nào thì thái độ của cái tôi củng phải thật sự khách quan, phải đấu tranh gạt
bỏ định kiến, thiên vị để có cái nhìn đúng đắn, trung thực. Cũng có khi,
chính kiến của người viết được gửi gắm trong niềm mong muốn. Nguyện
vọng, mong muốn được cài đặt trong phóng sự tương đối đa dạng, mong

muốn về sự thay đổi một số phận, sự cải thiện một hồn cảnh, sự xóa bỏ một
thực trạng, hoặc sự khích lệ để cổ vũ cho cái đẹp, cái mới. Ví dụ, viết về chủ
quyền biển đảo của Việt Nam tác phẩm: “Lý Sơn - Bảo tàng sống động về
lịch sử chủ quyền của Việt Nam về Hoàng Sa và Trường Sa” của nhà báo
Nguyễn Đăng Lâm (Báo Tin tức Việt Nam) đạt giải A, giải báo chí quốc gia
năm 2011. Tác giả Đăng Lâm đã nêu ra những minh chứng về số liệu, hiện
vật, con người, dòng họ cụ thể về những người lính ở mọi miền đất nước đã
từng tham gia chiến đấu, giữ và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
trong lịch sử cách mạng của dân tộc. Những minh chứng đó đang hiện diện
và được vinh danh, ghi công trên các bia mộ, các di tích lịch sử, cùng với sự

3


tri ân, biết ơn của mọi người dân Việt Nam nói chung, và nhân dân huyện
đảo Lý Sơn nói riêng. Sau đó, tác giả đã thể hiện chính kiến của mình một
cách khách quan, trung thực về vấn đề đưa ra: “Dẫu biết rằng đã ra đi khó
có ngày trở về, và trước khi đi mỗi người chuẩn bị sẵn vài chiếc chiếu, mấy
sợi mây và thẻ bài ghi rõ tên tuổi, quê quán để nếu hy sinh, đồng đội bó vào
cho trơi dạt trên biển, với hy vọng sóng biển đưa đẩy về quê hương”. Đồng
thời, tác giả đã lựa chọn nhân vật nói lên chính kiến và bằng chứng cụ thể:
“Tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, người đã 15 năm nay dành thời gian, công sức
nghiên cứu về hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể trên đảo Lý Sơn, khẳng
định điều đặc biệt nhất là những tư liệu về văn bản chữ Hán cổ còn lưu giữ
tại nhiều tộc họ trên đảo này đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
những người lính Hồng Sa, Trường Sa thuở trước.”Một cách định hướng
khác cũng không kém phần hiệu quả là thông qua lời kêu gọi để khơi dậy
lòng trắc ẩn, đánh thức lương tri, trách nhiệm của người đọc. Trong nhiều
tác phẩm, lời kêu gọi chân thành tràn đầy xúc cảm thể hiện chính kiến rõ nét
của nhà báo có khi sẽ tạo nên những hiệu ứng bất ngờ. Âm vang của lời hiệu

triệu có khả năng tác động cả đến lí trí và cảm xúc của người tiếp nhận, làm
thay đổi nhận thức của người đọc, hướng họ đến với những hành động cao
đẹp. Chẳng hạn trong tác phẩm “Trùng tu và tôn tạo Thành Nhà Mạc” của
tác giả Đỗ Dỗn Hồng (Báo Lao động) đạt giải C, giải báo chí quốc gia
năm 2011. Tác giả đã đưa ra chính kiến của mình về cách làm thiếu khoa
học, khơng phù hợp, vơ trách nhiệm của chính quyền, ngành văn hoá gây
bức xúc trong nhân dân về cách trung tu tơn tạo di tích văn hố: “Hiện nay,
trên các trang mạng, đặc biệt là trong các câu chuyện của bà con Tuyên
Quang, kể cả câu chuyện của cán bộ văn hoá tỉnh khi trả lời phỏng vấn PV
Lao Động, ba chữ “cái lò gạch” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trùng tu,
không lẽ là việc “làm mới di tích” thế ư? Sao lại đánh đổi bức cổ thành mỹ

4


miều và hoang phế tuyệt diệu mà phải mất hơn 400 năm chúng ta mới có
được kia lấy một cái “lò gạch một ngày tuổi”?... Trước tập hồ sơ dày cồm
cộp, dấu triện đỏ, bản vẽ mênh mông mà người ta đặt trước mặt mình để
“giải trình” về việc thành Tun biến thành lị gạch một cách đúng quy
trình ra sao, tôi chỉ biết ngậm ngùi. Ai duyệt, ai vẽ dự án, ai thi công, ai
giám sát, ai nghiệm thu, ai xuất ra tiền tỉ (từ tiền thuế của dân) để đẩy thành
cổ ra nơng nỗi: Một “di tích” phủ bóng gạch mới và vơi vữa ximăng, kèm
theo xích sắt và cọc sắt sáng quắc này? Bất kể là bộ hay là cục, là UBND
tỉnh hay sở nọ sở kia, thì vẫn có một sự thật: Người ta đã gọt bỏ rêu phong,
đã phá đi dấu tích 418 năm lịch sử tuyệt vời của thành Tuyên để thu về cái
thứ “1 ngày tuổi”… Và, đến tháng 12.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên
Quang đã ký quyết định “phê duyệt chủ trương” với nguyên tắc trùng tu
tương tự. Tuy nhiên, không biết họ làm kiểu gì, mà việc “giữ ngun di tích
gốc hiện có lại đồng nghĩa với việc biến các phom cổng thành cổ, hoang
phế, đẹp như một kỳ quan kia thành cái... “lò gạch mới”.

Đối với những tác phẩm tiếp cận sự kiện theo mạch liên kết thực
trạng- nguyên nhân- giải pháp thì điểm đích mà tác phẩm hướng đến thường
là các ý tưởng, các đề xuất có tính định hướng, thúc đẩy sự vận động tích
cực của sự kiện. Đây là kiểu định hướng thơng tin phổ biến, có thể bắt gặp
trong nhiều tác phẩm khác nhau. Thực tế khảo sát nhiều tác phẩm báo chí
cho thấy, khơng phải lúc ý tưởng, các đề xuất cũng được trình bày trực tiếp,
trong nhiều bài báo, nhà báo có thể mượn lời nhân vật thường là những nhân
vật có uy tín, có sự quan tâm đặc biệt đến sự kiện để gián tiếp định hướng
thông tin. Song dù biểu đạt dưới hình thức nào thì chính kiến cũng được đặt
trong mối quan hệ trực tiếp với cái tôi trần thuật- thẩm định. Trên cơ sở xác
định được nguồn gốc, bản chất của thực trạng, chính kiến cơng khai đề xuất
kiến nghị có tính giải pháp nhằm cải thiện thực trạng. Trong tác phẩm

5


“Những đại dự án FDI - vốn ảo” của nhóm phóng viên Báo Tiền Phong, đạt
giải B, giải báo chí quốc gia năm 2011, tác giả đã đưa ra cái tôi thẩm định
mạnh dạn đưa ra những lập luận logic, khoa học để phân tích nguyên nhân
dẫn đến nguy cơ đổ bể của dự án 16 tỷ USD tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà
Tĩnh) “…Cần lưu ý, đây là dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi. Tuy nhiên,
nhìn vào cơ cấu vốn như trên, nếu được cơ quan chức năng của Việt Nam
chấp nhận, sẽ dẫn đến dự án ngoại dùng vốn nội. Như vậy, mục đích thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của dự án đổ bể.” Tác giả cũng nêu rõ
nguyên nhân chính: …Nếu chủ đầu tư FDI khơng có thực lực, chỉ đi lấy dự
án rồi sau đó huy động vốn trong nước thì tính rủi ro rất cao. Đó là chưa kể
đến việc chủ đầu tư chiếm dụng tài sản quốc gia như đất đai, người nông
dân bị ảnh hưởng, vấn đề lao động…
Ơng Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam: Những đề
xuất chưa từng có: “Đây là lần đầu tiên có trường hợp doanh nghiệp FDI

vào Việt Nam để thực hiện dự án thép phải kêu gọi vay vốn từ trong nước. Ở
đây có khả năng là năng lực thực sự của nhà đầu tư chỉ có thế thơi. Trong
ngành thép từ trước đến nay, chưa có đơn vị nào đề nghị được hỗ trợ vốn
vay nhiều như vậy cả. Đăng ký vốn đầu tư nhiều như vậy nhưng họ chưa
làm được nhiều mà đã phải vay vốn từ trong nước là không ổn…Việc
Formosa đề xuất được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu suốt đời dự án
cũng là đề xuất chưa từng có. Doanh nghiệp có thể cứ đề nghị cịn giải
quyết hay khơng là do các bộ ngành và Chính phủ. Nếu Chính phủ giải
quyết cho trường hợp này thì sẽ đụng đến một loạt các dự án khác. Họ cũng
sẽ đòi như vậy. Nếu nhìn vào cả đời dự án thì số tiền miễn thuế sẽ là rất lớn.
3. Khả năng thuyết phục của chính kiến trong tác phẩm báo chí.

6


Mỗi nhà báo đều có quan điểm cầm bút của riêng mình, có cách phân
tích, lý giải, bình bàn về sự việc theo cách nhìn, cách hiểu của riêng mình.
Tuy nhiên, quan điểm riêng của nhà báo được “hoà chung” vào quan điểm
của tồ soạn của mình, cũng như nền báo chí mà tồ soạn ấy phục vụ. Chính
kiến của nhà báo bị chi phối bởi sự thật khách quan mà anh ta khám phá.
Nhà báo khơng có quyền bóp méo sự thật hoặc tô hồng sự thật. Ý kiến của
nhà báo sẽ góp phần làm rõ thêm bản chất sự thật vốn có của vấn đề tác
phẩm đề cập phản ánh.
Do vậy, cái tơi chính kiến lần lượt mở ra các hướng giải quyết vấn đề.
Đó là kết quả của cả q trình tư duy, phân tích, đánh giá và thể hiện tình
cảm lí trí của nhà báo. Như Bác Hồ đã nói: “Đối với những người viết báo
chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động
viên quần chúng đoàn kết…”. Ngày 21-7-1956, nói chuyện với lớp nghiên
cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác chỉ rõ: “Chế
độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với

mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân
lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi
người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng
hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc,
cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, tức là không
phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là phục tùng
chân lý”. Điều 4, Luật Báo chí Việt Nam, ghi rõ là mọi cơng dân có quyền
được: thơng tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới;
tiếp xúc, cung cấp thơng tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh
và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá
nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thơng tin; phát
biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và

7


thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với
các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của
các tổ chức đó.
Chính kiến là điểm nhấn độc đáo của tác phẩm. Tuỳ thuộc vào đặc
điểm, tính chất của vấn đề, sự kiện mà tác giả lựa chọn cách thức bày tỏ
chính kiến cho phù hợp. Mặt khác, chính kiến thường là những nhận xét,
đánh giá về vấn đề, sự kiện, thể hiện ước vọng, mong muốn hoặc những lời
thỉnh cầu để thức tỉnh lương tri người đọc; đồng thời chính kiến cịn đưa ra
những đề xuất, định hướng tháo gỡ trực trạng vấn đề tác phẩm đề cập. Cái
tơi chính kiến cịn lần lượt mở ra các hướng giải quyết vấn đề. Mỗi cách giải
quyết là kết quả của sự nghiền ngẫm suy luận của tác giả nhằm thuyết phục
người đọc. Ví dụ như: Tác phẩm “Cơng nghiệp khơng khói nhả khói” đăng
báo Tiền Phong, sau khi mô tả về hoạt động, cuộc sống của mùa du lịch ở

thành phố Nha Trang bị đảo lộn với nhiều hệ luỵ do mất điện. Tác giả đã
đưa ra chính kliến về sự nghị lý này: “Mùa hè, mùa hút khách du lịch nội
địa nghỉ mát. Nhưng năm nay, ngành cơng nghiệp khơng khói thành nhả
khói, vì khách sạn, nhà nghỉ...đều phải dùng máy phát điện, phụt khói ra
đường. Khơng chỉ mất khách và thiệt hại kinh tế, nhiều địa phương còn lo
ảnh hưởng thương hiệu du lịch đã được xây dựng trong nhiều năm qua”.
Hay trong tác phẩm “Những đại dự án FDI - vốn ảo” của nhóm phóng viên
Báo Tiền Phong, đạt giải B, giải báo chí quốc gia năm 2011, tác giả đã lựa
chọn nhân vật phỏng vấn làm rõ hơn vấn đề nhằm thuyết phục cơng chúng
như: Tiến sĩ Trần Đình Thiên, nhận định và đưa ra chính kiến: Trái chủ
trương thu hút vốn FDI “Hiện nay, có hiện tượng một số doanh nghiệp nước
ngoài khi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức vốn mồi. Sau khi có được thủ
tục để làm dự án, họ tiến hành vay vốn trong nước. Chuyện kinh doanh vay

8


vốn là bình thường nhưng đi đầu tư trực tiếp vào nước người ta mà lại vay
vốn từ trong chính nước đó để làm thì đây là chuyện hơi ngược, trái với chủ
trương thu hút đầu tư nước ngoài trực tiếp…Doanh nghiệp này thế chấp thế
nào để vay được khoản tiền đó thì là việc của ngân hàng, họ sẽ phải tự tìm
hiểu. Nhưng về mặt nguyên tắc, là doanh nghiệp FDI thì phải mang vốn vào
và họ vay vốn ở đâu chúng ta không cần biết, nhưng không phải vốn ở Việt
Nam. Nếu tơi lấy vốn có sẵn ở Việt Nam thì cần gì phải đi thu hút vốn nước
ngồi. Trong cách làm của ta phải tính kỹ nếu khơng doanh nghiệp trong
nước đang cần vốn lại khơng có. Đây là điều cần hết sức lưu ý.
4. Bài học rút ra
Để chính kiến của nhà báo đưa ra và đạt hiệu quả cao trong tác phẩm
báo chí, thì nhà báo cần chú ý việc thể hiện chính kiến ở các góc độ sau: Lựa
chọn sự việc, con người để phản ánh; chọn gốc độ để tiếp cận sự thật; chọn

chi tiết để dẫn dắt, phân tích, chứng minh, lý giải; chọn ngôn từ để biểu đạt
và lý lẽ để bộc lộ quan điểm, thái độ, cảm xúc của cá nhân nhà báo trước
hiện thực khách quan.
Bài báo có tính chiến đấu tự nó đã khẳng định "thương hiệu" của tờ
báo, thể hiện danh dự, uy tín của nhà báo. Báo chí phải đưa ra được những
thơng tin bổ ích, đúng với thực tế cuộc sống - xã hội một cách khách quan,
tồn diện, có chọn lọc, phân tích, dẫn liệu có lý, có tình.
Nếu nhà báo thấy cái đúng không khẳng định, né tránh, không bảo vệ
chân lý, không bảo vệ, chở che người trung mà đi bao che kẻ gian là thiếu
bản lĩnh, dũng khí và thiếu cả trách nhiệm nghề nghiệp. Nhà báo thấy sai
không dám phê phán, thấy cái ác không dám lên tiếng bảo vệ, thấy oan khốc
khơng dám bênh vực, thì coi như mất hẳn tính chiến đấu, khơng cịn tính
trung thực và tính hấp dẫn của bài báo cũng mất. Nhà báo chân chính khơng

9


chạy theo, khơng “thị trường hóa nghề nghiệp”, khơng mượn danh nghề
nghiệp vụ lợi, sống dựa, ăn theo. Vì thế, lương tâm là tiêu chuẩn hàng đầu
của nhà báo. Nhà báo trước hết phải có cái tâm và phải có tầm.
Vai trị tiên phong, tính chiến đấu của báo chí trong sự nghiệp đổi mới
đất nước, trong cuộc chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 hiện
nay cần các nhà báo xác định chỗ đứng nghề nghiệp của mình là một vinh
dự kèm theo trách nhiệm, một vị trí phải thường xuyên được coi như một
mặt trận để thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chi Minh: “Cán bộ báo chí
cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén thể hiện rõ
quan điểm, tư tưởng và chính kiến của mình trước các vấn đề trong đời sống
xã hội.
5. Kết luận
Có thể khẳng định cái tơi chính kiến là điểm nhấn độc đáo của tác

phẩm báo chí. Tuy nhiên, chính kiến, những kiến nghị giải pháp mà báo chí
nêu ra chưa hẳn đã thực sự chính xác và cũng cần được thẩm định. Đơi khi
vì chủ quan nhà báo có thể đưa ra chính kiến mang đậm màu săc chủ quan
cá nhân nên chính kiến có thể lại thiếu đi tính khách quan chân thực. Chính
kiến của nhà báo có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, chỉ cần không
thực sự xác đáng quan điểm chính kiến của nhà báo thể hiện trong tác phẩm
có thể trở thành con dao hai lưỡi làm ảnh hưởng đến dư luận xã hội khơng
đúng, thiệt hại cho số đơng. Vì vậy, chính kiến trong tác phẩm báo chí phải
nên là sự kết hợp giữa cái tôi tràn đầy nhiệt huyết công dân và cái ta cộng
đồng rộng lớn. Mặt khác, chính kiến là sự thể hiện tính chủ quan của nhà
báo nhưng khơng hề mâu thuẫn với đặc trưng khách quan trong tác phẩm
báo chí. Bởi vì, lập trường nhà báo đưa ra bao giờ cũng dựa trên lập trường
của số đông, phù hợp với lợi ích của cộng đồng và sự vận động tích cực của
vấn đề, sự kiện phản ánh trong tác phẩm.

10


Mục lục
Chương 1.
Đặt vấn đề
Chương 2.
Cách thể hiện của chính kiến trong tác phẩm báo chí

11


Chương 3.
Khả năng thuyết phục của chính kiến trong tác phẩm báo
chí.

Chương 4.
Bài học rút ra
Chương 5.
Kết luận
Tài liệu: Một số tác phẩm đạt giả báo chí quốc gia

12



×