Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khoá luận tốt nghiệp phương pháp gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy câu lệnh lặp ở tin học lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005 KB, 65 trang )

TRƯ Ờ N G ĐẠI H Ọ C s ư PHẠM HÀ N Ộ I 2
K H______________________•
O A C ồ N G N G H Ệ______________
T H Ô N G T IN

TẠ THỊ HƯƠNG

PHƯƠNG PHÁP GỢI ĐỘNG c ơ HOẠT ĐỘNG

TRONG VIỆC
LẶP

• GIẢNG DẠY
• CÂU LỆNH


TIN HỌC LỚP 11






9

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC









C h u y ên n g àn h : S ư p h ạ m T in học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lưu Thị Bích Hương

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Công nghệ thông tin trường Đại học sư
phạm Hà Nội 2, và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn TS. Lưu Thị Bích
Hương em đã thực hiện đề tài Phương pháp gọi động cơ hoạt động trong
việc giảng dạy câu lệnh lặp ở Tin học lóp 11.
Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em ừong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và rèn luyện ở trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Lưu Thị Bích Hương,
người đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành khóa
luận này. Em xin cảm ơn những lòi nhận xét và góp ý chân thành của cô.
Ngoài ra, em muốn gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và quý thầy cô
trường THPT Đông Anh đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập sư phạm.
Cuối cùng, em xin cảm ơn tập thể lớp sư phạm tin, khóa 38, các bạn đã
đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm bản thân giúp khóa luận của em ngày
một hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Tạ Thị Hương

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là bài nghiên cứu của riêng em và được sự hướng
dẫn của TS. Lưu Thị Bích Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả đều là
trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số
liệu kết quả được chính em thu thập trong thòi gian thực tập tại trường THPT
Đông Anh.
Ngoài ra, trong khóa luận có sử dụng các cơ sơ lý thuyết đều có trích
dẫn và chú thích nguồn gốc.
Neu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, em xin chịu toàn bộ ttách nhiệm
về nội dung khóa luận của mình.
Hà Nội, tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Tạ Thị Hương

2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ IH ự C TIỄN CỦA ĐỀ T À I................ 8
1.1


Hoạt
động
sinh........................................................................ 8


o của học


1.2

Thành tố cơ sở của phương pháp dạy học....................................... 10

1.2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần................................................... 10
1.2.2 Động cơ hoạt động............................................................................... 10
1.2.3 Tri thức trong hoạt động...................................................................... 11
1.2.4 Phân bậc hoạt động............................................................................. 12
1.3

Gọi động cơ hoạt động trong dạy học Tin học................................ 13

1.3.1 Khái niệm..............................................................................................13
1.3.2 Cấc cách gợi động c ơ .......................................................................... 14
1.3.3 Mối liên hệ giữa gợi động cơ và các hoạt động khác trong dạy học... 18
1.3.4 Mối liên hệ giữa gợi động cơ và tình huống gợi vẩn đề trong dạy học 19
1.3.5 Vai trò của gợi động cơ trong dạy học tin học.................................... 21
1.4

Cơ sở thực tiễn của việc thực hiện gọi động cơ hoạt động trong dạy

hoc Tin hoc hiên n a y .....................................................................................23







•/

1.4.1 Thực trạng việc triển khai lí thuyết hoạt động trong dạy học Tin học
ở trường trung học phổ thông Đông A n h .................................................... 23
1.4.2 Thực trạng việc thực hiện gợi động cơ hoạt động trong dạy học Tin
ĩ

I

o

I





o





ơ






o

o

m m/

m

học trung học phổ thông Đông A nh............................................................. 24
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GỘI ĐỘNG c ơ HOẠT ĐỘNG
TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÂU LỆNH LẶP.......................................... 27
2.1 Các cơ sở xây dựng nguyên tắc gợi động cơ hoạt động trong việc giảng
dạy câu lệnh lặp...............................................................................................27
2.1.1 Cơ sở đề ra nguyên tẳ c......................................................................... 27

3


2.1.2 Các nguyên tắc cần quán triệt khi gợi động cơ cho hoạt động dạy học
cẩu trúc lặp......................................................................................................30
2.2 Một số biện pháp gợi động cơ hoạt động trong việc giảng dạy cấu trúc lặp
...............................................................................................................32
2.2.1 Thực hiện tạo tình huống nhằm gợi động cơ hoạt động trong dạy khái
niệm, câu lệnh.................................................................................................32
2.2.2 Thực hiện tạo tình huống nhằm gợi động cơ hoạt động trong dạy học

bài tập ví dụ.....................................................................................................36
CHƯƠNG 3: THựC NGHIỆM s ư PHẠM.................................................. 40
3.1 Mục đích thực nghiệm............................................................................. 40
3.2 Đối tượng thực nghiệm........................................................................... 40
3.3 Nội dung thực nghiệm...............................................................................41
3.4 Kết quả thực nghiệm.................................................................................56
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN..................................................... 58
PHỤ LỤC 1.....................................................................................................61
PHỤ LỤC 3 .....................................................................................................63
PHỤ LỤC 4 .....................................................................................................64
PHỤ LỤC 5 .....................................................................................................65

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, máy tính
được sử dụng phổ biến ở tất cả mọi lĩnh vực đời sống. Vì vậy, việc giảng dạy
Tin học trong các trường đại học, trung học và phổ thông cũng được đẩy
mạnh để phù hợp với nhu càu của xã hội. Đối với mỗi giáo viên giảng dạy
môn Tin học ở các trường phổ thông, việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về
Tin học, cùng với việc tìm các biện pháp giảng dạy Tin học làm sao để học
sinh hứng thú, chăm chú học và tìm tòi theo là một công việc cần phải làm
thường xuyên và đòi hỏi nhiều tâm huyết.
“Dạy học là một dạng hoạt động đặc trưng của loài ngưòi nhằm truyền
lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được,
biến chúng thành vốn liếng, kinh nghiệm và phẩm chất năng lực cá nhân
người học” [1]. Hoạt động dạy học bao gồm hai hoạt động mật thiết tác động
qua lại lẫn nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Cả hai hoạt động này đều đi đến mục đích cuối cùng là làm cho học sinh lĩnh
hội được đày đủ nội dung bài học, đồng thời phát triển được nhân cách và
năng lực của học sinh.
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh trong học tập. cố t lõi của sự đổi mới là giúp học sinh tiếp thu
kiến thức một cách chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Để đổi mới phương pháp dạy học càn một quá trình lâu dài chứ không
phải ngày một ngày hai, và yếu tố quan trọng nhất để thành công là mỗi giáo
viên cần nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong công tác giảng dạy của mình. Là một
giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học, theo em không phải cứ tìm các bài toán
khó để giảng dạy cho học sinh mà chúng ta phải làm sao đưa ra các bài toán
thu hút được học sinh, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo để giải quyết nó, từ đó
biết vận dụng linh hoạt trong các tình huống cụ thể ngoài thực tế.
5


Việc học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo đòi hỏi học sinh phải
có ý thức về những mục tiêu đặt ra và tạo động lực bên ừong thúc đẩy họ hoạt
động để đạt được các mục tiêu đó. Điều này trong dạy học không chỉ đơn giản
bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng hơn còn do gợi động cơ.
Pascal là ngôn ngữ lập trình có cấu trúc được sử dụng phổ biến ở nước
ta hiện nay. Thực tế, việc tiếp thu kiến thức của học sinh phổ thông còn thụ
động cả về lý thuyết lẫn thực hành. Vì vậy, gợi động cơ như thế nào để cải
thiện được tình trạnh trên là vấn đề cấp thiết nhất.
Trong các vấn đề về Tin học được đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông
hiện nay, cấu trúc lặp là một phàn kiến thức chiếm vai trò quan trọng. Khi sử
dụng nó, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và mọi
chương trình sẽ trở nên ngắn gọn, dễ hiểu hơn.
Vấn đề đặt ra ở đây: Gợi động cơ hoạt động cho học sinh khi giảng dạy

cấu trúc lặp như thế nào? Đó là điều đang được quan tâm. Chính vì vậy, em
mạnh dạn thực hiện đề tài “Phương pháp gợi động cơ hoạt động trong việc
giảng dạy câu lệnh lặp ở Tin học lớp 11” hy vọng sẽ góp phàn nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn Tin học ở trường em thực tập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra những phương pháp gợi động cơ hoạt động trong việc giảng
dạy câu lệnh lặp.
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy câu lệnh lặp nói riêng và bộ môn Tin
học ở trường trung học phổ thông Đông Anh nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thông qua các YÍ dụ gợi hoạt động để học sinh giải quyết các bài
toán.
- Thực nghiệm sư phạm để đúc rút kinh nghiệm giảng dạy câu lệnh
lặp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 11.
- Phạm vi nghiên cứu: Trường trung học phổ thông Đông Anh.
6


5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- v ề mặt lý luận: Áp dụng phương pháp gợi động cơ hoạt động trong
việc giảng dạy câu lệnh lặp ở tin học lớp 11.

- v ề mặt thực tiễn: Góp phần cải thiện tình trạng học thụ động bộ
môn Tin học ở trường trung học phổ thông Đông Anh.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, nghị
quyết của Đảng, của Chính phủ, của ngành giáo dục về đổi mới

phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà
khoa học về dạy học cấu trúc lặp.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra thực trạng dạy học cấu
trúc lặp.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm
để kiểm chứng các giải pháp đề xuất.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và hướng phát triển, tài liệu tham khảo,
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Một số biện pháp gợi động cơ hoạt động trong dạy học câu
lệnh lặp.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

7


CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ TH ựC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Hoạt động của học sinh
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi nhà trường phổ thông phải đào
tạo ra những con người không những nắm được kiến thức khoa học mà loài
người đã tích lũy được mà còn phải có những năng lực sáng tạo, giải quyết
những vấn đề mới mẻ của đời sống bản thân mình, của đất nước, của xã hội.
Trong vài thập kỷ gần đây, dựa trên những thành tựu của tâm lý học,
tâm lý học đã chứng tỏ rằng có thể đạt được mục đích trên bằng cách đưa học
sinh vào vị trí chủ thể hoạt động ttong quá trình dạy học, thông qua hoạt động
tự lực, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức đồng thời hình thành và
phát triển năng lực.
Hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý học. Nó là phương thức

tồn tại của cuộc sống chủ thể. Hoạt động sinh ra từ nhu cầu nhưng lại được
điều chỉnh bỏi mục tiêu mà chủ thể nhận thức được. Như vậy, hoạt động là hệ
toàn vẹn gồm hai thành tố cơ bản: Chủ thể và đối tượng; chúng có tác động
lẫn nhau, sinh thành ra nhau tạo ra sự phát triển của hoạt động. Hoạt động học
là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định, thông thường các hoạt động
khác hướng vào làm thay đổi khách thể (đối tượng của hoạt động) trong khi
đó hoạt động học lại làm cho chính chủ thể hiện hoạt động thay đổi và phát
triển. Dĩ nhiên cũng có khi hoạt động học lại làm thay đổi khách thể nhưng đó
chỉ là phương tiện để đạt mục đích làm cho người học phát triển năng lực
nhận thức (chẳng hạn trong thí nghiệm yật lí, hóa học). Hoạt động là mắt xích
hình thành nên mối liên hệ hữu cơ giữa mục đích, nội dung và phương pháp
dạy học.
Mỗi nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những hoạt động nhất
định. Đó là những hoạt động đã được tiến hành trong quá trình hình thành và
vận dụng nội dung đó. Cho nên, để đảm bảo được nội dung dạy học, thu được
kết quả như mong muốn chúng ta cần tổ chức cho chủ thể học sinh tiến hành
hoạt động một cách tự giác và hiệu quả. Cụ thể là:
8


Bắt đàu từ một nội dung dạy học ta càn phát hiện ra những hoạt động
liên hệ với nó rồi căn cứ vào mục đích dạy học mà lựa chọn để tập luyện cho
học sinh một số trong những hoạt động đã phát hiện được. Việc phân tích một
hoạt động thành những hoạt động thành phàn giúp ta tổ chức cho học sinh tiến
hành những hoạt động với mức độ vừa sức với họ và đây là tư tưởng chủ đạo
để đi đến xu hướng cho học sinh thực hiện và tập luyện những hoạt động và
hoạt động thành phàn tương thích với nội dung và mục đích dạy học.
Hoạt động thúc đẩy sự phát triển là hoạt động mà chủ thể thực hiện một
cách tích cực và tự giác. Vì thế, càn gắn liền với gợi động cơ để học sinh ý
thức rõ ràng vì sao thực hiện hoạt động này hay hoạt động khác. Chính vì vậy,

xu hướng gợi động cơ được đưa vào quan điểm hoạt động trong phương pháp
dạy học và trở thành một trong những xu hướng hoạt động có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng.
Việc tiến hành hoạt động đòi hỏi những tri thức nhất định, đặc biệt là tri
thức phương pháp. Những tri thức như vậy có khi lại là kết quả của một quá
trình hoạt động. Thông qua hoạt động để truyền thụ các tri thức, đặc biệt là tri
thức phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong dạy học.
Trong hoạt động, kết quả rèn luyện ở một mức độ nào đó của hoạt động
có thể là tiền đề để tập luyện và đạt kết quả cao hơn của các hoạt động tiếp
theo. Cho nên, cần phân bậc hoạt động theo những mức độ khác nhau làm cơ
sở cho việc chỉ đạo, điểu khiển quá trình dạy học.
Nói tóm lại, để thực hiện một cách toàn diện mục đích dạy học phải tổ
chức thực hiện các hoạt động theo những xu hướng trên.
Những tư tưởng chủ đạo trên hướng vào việc tập luyện cho học sinh
những hoạt động và những hoạt động thành phần, gợi động cơ hoạt động, xây
dựng tri thức mà đặc biệt là tri thức phương pháp, phân bậc hoạt động. Nên
chúng được xem là thành tố cơ sở của phương pháp dạy học.

9


1.2 Thành tố cơ sở của phương pháp dạy học
Điều căn bản của phương pháp dạy học là khai thác những hoạt động
tiềm tàng trong mỗi nội dung làm cơ sở cho việc tổ chức quá trình dạy học đạt
được mục tiêu đặt ra.
Từ định hướng học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, phân tích
các thành phần của hoạt động về mặt lí luận và thực tiễn, ta rút ra được những
thành tố cơ sở của phương pháp dạy học.
1.2.1 Hoạt động và hoạt động thành phần
Tư tưởng chủ đạo ở đây là: Cho học sinh thực hiện và tập luyện những

hoạt động và hoạt động thành phàn tương thích vói nội dung và mục tiêu dạy
học.
Một hoạt động của người học được gọi là tương thích với nội dung dạy
học nếu nó có tác động góp phần kiến tạo hoặc củng cố, ứng dụng. Những tri
thức được bao hàm trong nội dung đó hoặc rèn luyện những kỹ năng, hoặc
hình thành những thái độ có liên quan.
Việc phát hiện những hoạt động tương thích vói nội dung căn cứ một
phần quan trọng vào sự hiểu biết về những dạng nội dung khác nhau: Khái
niệm, câu lệnh hay phương pháp, những con đường khác nhau để dạy học
từng dạng nội dung, chẳng hạn con đường quy nạp hay suy diễn để xây dựng
khái niệm, con đường thuần túy suy diễn hay có pha chút suy đoán để học tập
câu lệnh.
Ở mỗi con đường trên, ta càn chú ý xem xét những dạng hoạt động
khác nhau trên những bình diện khác nhau như:
- Nhận dạng và thể hiện.
- Những hoạt động Tin học phức họp.
- Những hoạt động trí tuệ chung.
- Những hoạt động ngôn ngữ.
1.2.2 Động cơ hoạt động
Từ việc học tập tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo đòi hỏi học sinh
phải có ý thức về mục tiêu đặt ra và tạo động lực bên trongthúc đẩy bản thân
10


học sinh hoàn thành mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học
không chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu càn đạt mà quan trọng hơn còn
do gợi động cơ.
Gợi động cơ hoạt động làm cho học sinh có ý thức về ý nghĩa của
những hoạt động và của đối tượng hoạt động. Gợi động cơ ở đây nhằm biến
những mục tiêu sư phạm thành mục tiêu của cá nhân học sinh. Việc gợi động

cơ không phải chỉ là việc làm ngắn ngủi mà phải làm thường xuyên suốt quá
trình dạy học.
1.2.3 Tri thức trong hoạt động
Chúng ta cần dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức
phương pháp, như phương tiện và kết quả của hoạt động. Mục đích của dạy
học không chỉ là dạy tri thức mà điều quan trọng là dạy phương pháp lĩnh hội
tri thức ấy như thế nào nhằm giúp học sinh rút ra phương pháp để ứng xử
trong các tình huống tương tự.
Tri thức vừa là điều kiện, vừa là kết quả của hoạt động, vì yậy càn tạo
điều kiện cho học sinh kiến tạo những dạng tri thức khác nhau: Tri thức sự
vật, tri thức phương pháp, tri thức chuẩn và tri thức giá trị. Đặc biệt là tri thức
phương pháp định hướng trực tiếp cho hoạt động và ảnh hưởng quan trọng tới
việc rèn luyện kĩ năng. Những tri thức phương pháp thể hiện hai loại phương
pháp khác nhau về bản chất và đều có ý nghĩa to lớn trong giáo dục Tin học,
đó là những phương pháp có tính chất thuật giải và những phương pháp có
tính chất tìm đoán.
Đối với giáo viên cần lưu ý một số biện pháp nhằm truyền thụ tri thức
phương pháp cho học sinh:
- Dạy học tường minh tri thức phương pháp được phát biểu một cách
tổng quát.
- Thông báo tri thức phương pháp trong quá trình hoạt động.
- Tập luyện những hoạt động ăn khớp với những tri thức phương
pháp.
11


1.2.4 Phân bậc hoạt động
Phân bậc hoạt động là một căn cứ cho việc điểu khiển quá trình dạy
học. Một điều quan trọng trong dạy học là phải xác định những mức độ yêu
càu thể hiện ở những hoạt động mà học sinh phải đạt được hoặc có thể đạt

được vào lúc cuối cùng hay ở những thời điểm trung gian.
Mức độ yêu cầu của hoạt động có thể lâu dài (một chương, một lớp,
một bậc học) cũng có thể được hiểu là những mức độ khó khăn hay mức độ
yêu cầu trong một khoảng thòi gian ngắn, trong một tiết học.
Đe phân bậc hoạt động được tốt, ta cần nắm được những căn cứ để tiến
hành việc này:
-

Sự phức tạp của đối tượng hoạt động.

-

Sự trừu tượng, khái quát hóa của đối tượng.

- Nội dung của hoạt động.
- Sự phức hợp của hoạt động.
- Chất lượng của hoạt động.
- Phối hợp nhiều phương diện làm căn cứ phân bậc hoạt động.
Từ đây, ta có thể điều khiển quá trình học tập dựa vào sự phân bậc hoạt
động:
Chính xác hóa mục tiêu: Neu không dựa vào sự phân bậc hoạt động
thì người ta thường để ra mục tiêu dạy học một cách quá chung
chung như: “Nắm vững khái niệm lặp”. Nhờ phân bậc hoạt động, ta
có thể đề ra mục tiêu một cách chính xác hơn, chẳng hạn, sau khi
học xong bài cấu trúc lặp, học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
+ Xác định được bài toán nào dùng câu lệnh lặp với số lần biết
trước, bài nào dùng câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước.
+ Viết chính xác cấu trúc của câu lệnh gán.
- Tuần tự nâng cao yêu cầu.
- Tạm thòi hạ thấp yêu cầu khi càn thiết: Trường hợp học sinh gặp

khó khăn trong khi hoạt động, ta có thể tạm thời hạ thấp yêu cầu.
12


Sau khi họ đã đạt được nấc này, yêu cầu lại được tiếp tục tuần tự
nâng cao.
- Dạy học phân hóa: Sự phân bậc hoạt động cũng tạo khả năng dạy
học phân hóa. Dạy học phân hóa xuất phát từ biện chứng của thống
nhất và phân hóa, từ yêu cầu đảm bảo mục tiêu chung cho học sinh,
đồng thòi khuyến khích phát triển tối đa những khả năng của từng
cá nhân. Trong dạy học phân hóa, giáo viên cần tính tới những đặc
điểm của cá nhân học sinh, chú ý tói từng đối tượng hay từng loại
đối tượng về trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo, về khả năng tiếp thu,
khuynh hướng nghề nghiệp,... để tích cực hóa hoạt động của học
sinh trong học tập.
1.3 Gọi động cơ hoạt động trong dạy học Tin học
1.3.1 Khái niệm
Theo A.N.Lêônchiep: “Hoạt động được đặc trưng bởi tính đối tượng
của nó”. Do vậy: “Điều chủ yếu phân biệt hoạt động này vói hoạt động khác
là ở chỗ đối tượng của chúng khác nhau. Quả vậy, chính đối tượng của hoạt
động làm cho hoạt động có một hướng nhất định”.
Theo ông: “Đối tượng của hoạt động là động cơ thực sự của hoạt
động”, “khái niệm hoạt động gắn liền một cách tất yếu vói các khái niệm
động cơ. Không có hoạt động nào không có động cơ; hoạt động “không động
cơ” không phải là hoạt động thiếu động cơ mà là hoạt động vói một động cơ
ẩn dấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan”.
Dạy học là một quá trình tác động lên đối tượng học sinh, nên để đạt
được mục đích dạy học điều cần thiết và quyết định là tất cả học sinh phải học
tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Do vậy học sinh phải có ý thức về
những mục tiêu đặt ra và tạo động lực bên trong họ thúc đẩy bản thân họ hoạt

động để đạt được các mục tiêu đó. Điều này được thực hiện trong dạy học
không chỉ đơn giản bằng việc nêu rõ mục tiêu mà quan trọng hơn còn do gợi
động cơ.
13


Chính vì mọi hoạt động đều có động cơ của nó, mặc dù động cơ có thể
được nhận diện một cách tường minh hay ẩn bên trong hoạt động, nên việc
gợi động cơ là cần thiết, bởi học sinh do hạn chế về trình độ nhận thức nên
không phải khi nào họ cũng có ý thức về ý nghĩa của hoạt động và đối tượng
của hoạt động; tạo cho họ có được sự say mê, hứng thú, ham muốn tìm tòi,
suy nghĩ khám phá, tiến hành những hoạt động.
Gợi động cơ được hiểu cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Ở tầm vĩ mô (tức là
gợi động cơ hoạt động học tập nói chung) càn phải có sự tham gia của toàn xã
hội, trong cũng như ngoài ngành giáo dục để tương hỗ thích họp với động cơ
ở tàm vi mô (gợi động cơ trong phạm vi dạy học của giáo viên), để cho giáo
viên gợi động cơ học tập của học sinh đạt kết quả cao nhất.
Có nhiều phương thức để gợi động cơ cho học sinh: Ở các lớp dưói,
giáo viên thường dùng những cách như cho điểm, khen, chê,... để gợi động
cơ. Càng lên lớp cao, cùng với sự trưởng thành của học sinh thì cách gợi động
cơ xuất phát từ nội dung hướng vào những nhu càu nhận thức, nhu càu đòi
sống, trách nhiệm đối với xã hội ngày càng trở nên quan trọng.
Gợi động cơ không phải là việc làm ngắn ngủi lúc bắt đầu dạy một tri
thức (một bài học) nào đó mà phải xuyên suốt quá trình dạy học. Vì vậy có
thể phân biệt gợi động cơ mở đầu, gợi động cơ trung gian và gợi động cơ kết
thúc..
1.3.2 Các cách gợi động cơ
a, Gợi động cơ mở đầu
Ta thường vận dụng gợi động cơ mở đầu khi bắt đầu một nội dung của
một chương, một bài hoặc một phần nào đó của bài. Có thể gợi động cơ mở

đầu xuất phát từ thực tế hoặc từ nội bộ Tin học.
Khi gợi động cơ xuất phát từ thực tế, có thể nêu lên:
- Thực tế gàn gũi xung quanh học sinh.
- Thực tế xã hội rộng lớn (kinh tế, kĩ thuật, quốc phòng...).
- Thực tế ở những môn học và khoa học khác.
14


Ta thường gợi động cơ xuất phát tò thực tế khi bắt đầu một nội dung
lớn như một chương. Việc xuất phát từ thực tế giúp học sinh nhận thức dễ
dàng hơn vì nó là những sự vật mà học sinh tiếp xúc hàng ngày, đồng thời qua
đó cho học sinh thấy được sự liên hệ giữa lí thuyết vói thực tế. Từ đó, bài học
trở lên hấp dẫn hơn, cuốn hút hơn và đồng thời tạo cho học sinh ý thức vận
dụng lí thuyết đã học để áp dụng vào thực tiễn.
Như vậy, việc gợi động cơ xuất phát từ thực tế góp phàn hình thành lên
thế giói quan duy vật biện chứng. Nhờ đó mà học sinh thấy rõ rằng Tin học
cũng xuất phát từ những nhu càu của đời sống thực tế, nhưng càn chú ý những
điều kiện sau:
- Vấn đề đặt ra càn đảm bảo tính chân thực, đương nhiên có thể đơn
giản hóa vì lí do sư phạm trong trường họp càn thiết.
- Việc nêu vấn đề không đòi hỏi quá nhiều tri thức bổ sung.
- Con đường từ lúc nêu cho đến khi giải quyết vấn đề càng ngắn càng
tốt.
Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào, hoạt động nào của Tin học
cũng có thể được gợi động cơ xuất phát từ thực tế. Vì vậy, ta còn cần tận dụng
cả những khả năng gợi động cơ xuất phát từ nội bộ Tin học.
Gợi động cơ tò nội bộ Tin học là nêu một vấn đề Tin học xuất phát từ
nhu cầu Tin học, từ việc xây dựng khoa học Tin học, từ những phương thức
tư duy và hoạt động Tin học. Nhờ gợi động cơ tò nội bộ Tin học mà học sinh
hình dung được đúng sự hình thành và phát triển của Tin học cùng với đặc

điểm của nó và có thể dần tiến tới hoạt động tín học một cách độc lập. Những
cách gợi động cơ từ nội bộ tin học thông thường:
Đáp ứng nhu cầu xóa bỏ môt sư han chế
Gợi động cơ gắn liền với nhu cầu của con người, xóa bỏ sự hạn chế
trong thực tế khi thực hiện chương trình, làm cho chương trình ngắn gọn, dễ
hiểu, sáng sủa và gần gũi với tư duy của con người hơn.
Hướng tới sư tiên lơi, hơp lí hóa công viêc
15


Giúp tiết kiệm thời gian khi xây dựng chương trình, cũng nhờ đó, học
sinh biết thêm về sự tiện lọi thông qua việc gợi động cơ.
Chính xác hóa môt khái niềm
Có những khái niệm mà học sinh đã biết ở từng bài riêng lẻ nhưng chưa
thể đưa ra được những nhận xét, những kết luận chính xác lên quan tới khái
niệm đó, tới một thời điểm nào đó có đủ điều kiện thì giáo viên gợi lại vấn đề
giúp học sinh chính xác hóa khái niệm đó.
Hướns tới sư hoàn chỉnh và hê thống
Trước khi dạy một phàn chương trình hoặc một phần mà có nhiều kiến
thức liên quan đến nhau, giáo viên có thể trình bày sơ đồ liên hệ giữa các kiến
thức đã học để học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về những kiến thức sắp
được học.
Lât ngược vấn đề
Sau khi đã giải quyết được một vấn đề, một câu hỏi rất tự nhiên được
đặt ra là vấn đề ngược lại được giải quyết như thế nào? Cách lật ngược vấn đề
giúp học sinh khắc sâu thêm phàn kiến thức đã học.
Xét tươm tự
Từ kiến thức đã học, chúng ta đi đến gợi động cơ, đưa ra điểm tương
đồng giữa kiến thức đó để học sinh dễ hình dung và hiểu bài hơn.
Khái quát hóa

Sau khi học xong một bài, giáo viên cần khái quát lại kiến thức để học
sinh nắm được những kiến thức quan trọng nhất, hiểu được trọng tâm vấn đề.
Tìm sư liên hê và phu thuôc
Trong lập trình, mỗi bài toán luôn có sự logic từ đàu đến cuối, chính vì
vậy cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu các mỗi liên hệ, phụ thuộc để đưa ra
cách giải chính xác nhất.
b, Gợi động cơ trung gian
Gợi động cơ trung gian là gợi động cơ cho những bước trung gian hoặc
cho những hoạt động tiến hành trong những bước đó để đạt được mục tiêu.
Gợi động cơ trung gian có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển năng lực độc
16


lập giải quyết vấn đề. Sau đây là những cách thường dùng để gợi động cơ
trung gian:
Hướng đích
Hướng đích cho học sinh là hướng vào mục tiêu đặt ra, vào hiệu quả dự
kiến của những hoạt động của họ nhằm đạt được những mục tiêu đó. Điểm
xuất phát của hướng đích là đặt mục tiêu nhưng chúng không đồng nhất với
nhau. Đặt mục tiêu thường là một pha ngắn ngủi lúc ban đầu quá trình dạy
học, còn hướng đích là một nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ quá trình này.
Đe đặt mục tiêu một cách chính xác, cụ thể, giáo viên cần xuất phát từ
sách giáo khoa và tham khảo sách giáo viên. Trong tiết học, giáo viên càn
phát biểu mục tiêu một cách dễ hiểu để học sinh nắm được.
Nhờ gợi động cơ bằng hướng đích, người học sẽ hiểu rằng đem chia bài
toán lớn thành các bài toán con nhằm từng bước triển khai và chi tiết hóa
chương trình. Những chương trình con có thể giải một cách dễ dàng và hợp lí,
tiết kiệm công sức lập trình, kiểm thử rồi tò đó cấu trúc thành chương trình
giải bài toán ban đàu.
Quy lạ về quen

Trong nội dung dạy học, khi gặp một bài toán mới mà học sinh chưa
biết cách giải, ta cần hướng dẫn học sinh tách bài toán mới đó thành những
bài toán con đã biết cách giải. Đây chính là quy lạ về quen trong việc gợi
động cơ trung gian.
Xét tương tư
Từ những bài toán học sinh đã lập trình được, giáo viên đưa ra các ví
dụ tương tự và soạn hệ thống các câu hỏi để hướng học sinh tự vận dụng vào
bài.
Khái quát hóa
Khái quát hóa giúp học sinh xuất phát từ một trường hợp cụ thể để đưa
ra cấu trúc tổng quát giải quyết các bài toán đặt ra.
c, Gợi động cơ kết thúc
17


Nhiều khi, ngay từ đầu hoặc trong khi giải quyết vấn đề, ta chưa thể
làm rõ tại sao lại học nội dung này, tại sao lại thực hiện nội dung kia. Những
câu hỏi này phải đợi mãi về sau mới được giải đáp hoặc giải đáp trọn vẹn.
Như vậy là ta đã gợi động cơ kết thúc, nhấn mạnh hiệu quả của nội dung hoặc
hoạt động đó với việc giải quyết vấn đề đặt ra.
Gợi động cơ kết thúc cũng có tác dụng nâng cao tính tự giác trong hoạt
động học tập như các cách gợi động cơ khác. Mặc dù nó không có tác dụng
kích thích đối với nội dung đã học qua hoặc hoạt động đã thực hiện, nhưng nó
góp phần gợi động cơ thúc đẩy hoạt động học tập nói chung.
1.3.3 Mối liên hệ giữa gợi động cơ và các hoạt động khác trong dạy học
Như chúng ta đã biết, bản thân của hoạt động và hoạt động thành phần,
gợi động cơ, truyền thụ tri thức và tri thức phương pháp cùng với sự phân bậc
hoạt động là những yếu tố phương pháp mà dựa vào chúng, ta có thể tổ chức
cho chủ thể học sinh tiến hành những hoạt động một cách tích cực, tự giác, có
hiệu quả, đảm bảo sự phát triển nói chung và kết quả học tập nói riêng. Chúng

được coi là thành tố cơ sở vì mọi phương pháp dạy học đều hướng vào chúng.
Dùng phương tiện trực quan dạy học là để đạt được ý đồ sư phạm nào
đó, chẳng hạn để gợi động cơ học tập cho một nội dung nhất định.
Có thể nói rằng những thành tố dù đóng vai ừò quan trọng song chúng
lại được ví như một viên gạch chứ không phải tòa nhà phương pháp dạy học.
Vì vậy ngưòi thầy giáo có vai trò là ngưòi thợ tạo ra những mạch hồ gắn kết
vói những viên gạch đó, tạo nên ngôi nhà phương pháp dạy học, hay nói cách
khác liên kết các thành tố trên tổ chức đồng thòi một cách thích họp các hoạt
động đó trong dạy học là yêu cầu và nhiệm vụ của người thầy.
Cơ sở để khẳng định điều đó là do các hoạt động này có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, có khi hoạt động này tạo tiền đề để thực hiện hoạt động kia
và hoạt động kia lại được triển khai dựa trên những hoạt động khác. Chẳng
hạn, xuất phát từ nội dung Tin học, muốn phát hiện hoạt động tương thích hay
thành phần với nội dung thì phải biết gợi động cơ để phát hiện.
18


Riêng vói hoạt động gợi động cơ, nó là hoạt động thúc đẩy các hoạt
động khác phát triển, kích thích và góp phàn thực hiện các hoạt động còn lại.
Nhờ gợi động cơ học sinh có ý thức rõ vì sao phải thực hiện hoạt động này
hay hoạt động khác.
1.3.4 Mối liên hệ giữa gợi động cơ và tình huống gợi vẩn đề trong dạy học
Tình huống có vấn đề là một tình huống gọi cho học sinh những khó
khăn về lí luận và thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua,
nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một tính chất thuật toán mà phải trải qua
một quá trình tích cực suy nghĩ hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều
chinh kiến thức sẵn có.
Như vậy một tình huống có vấn đề phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tồn tại một vấn đề: Nghĩa là tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa
thực tiễn và trình độ nhận thức, học sinh phải ý thức được một khó

khăn trong tư duy hoặc hành động mà vốn hiểu biết sẵn có chưa đủ
để vượt qua.
- Gọi nhu cầu nhận thức: Tức là người học sinh phải cảm thấy được
sự cần thiết thấy mình có nhu cầu giải quyết.
- Gây niềm tin ở khả năng: Tức là làm cho học sinh thấy rõ tuy chưa
có ngay lòi giải nhung đã có một số kiến thức, kĩ năng liên quan đến
vấn đề được đặt ra và họ tin rằng nếu tích cực suy nghĩ thì sẽ giải
quyết được.
Kiểu dạy học mà giáo viên tạo tình huống gọi vấn đề, điều khiển học
sinh phát hiện vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, rèn luyện khả năng
và đạt được những mục đích học tập khác gọi là kiểu dạy học giải quyết vấn
đề.
Vấn đề đặt ra là dạy học giải quyết vấn đề có liên hệ gì với xu hướng
tổ chức gợi động cơ hoạt động trong học tập?
Xét về phương diện giáo dục, dạy học giải quyết vấn đề phù họp vói
nguyên tắc tự giác, tích cực, chủ động YÌ nó khơi gợi hoạt động học tập mà
chủ thể được hướng đích, gợi động cơ trong quá trình phát hiện và giải quyết
19


vấn đề. Do vậy gợi động cơ là hoạt động hiệu quả, tốt nhất để thực hiện một
tình huống gọi vấn đề; và một tình huống gợi vấn đề được đưa ra phải là đã
thể hiện gợi động cơ. Gợi động cơ chỉ là một bộ phận, một hoạt động nằm
trong dạy học giải quyết vấn đề, nhưng nó là một bộ phận quan trọng, giữ vai
trò xuyên suốt, chủ đạo. Bằng cách gợi động cơ thì một tình huống gợi vấn đề
đặt ra phải đảm bảo được các điều kiện trên.
Mối liên hệ chặt chẽ được thể hiện rõ nét trong 3 bước dạy học của giải
quyết vấn đề:
Bước 1: Tri giác vấn đề:
+ Tạo tình huống gọi vấn đề.

+ Giải thích và chính xác hóa để hiểu đúng tình huống.
+ Phát biểu vấn đề và xác định mục đích càn phải thực hiện.
Ở bước này học sinh đứng trước một tình huống đã được gợi động cơ
bằng hướng đích.
Bưởc 2: Giải quyết vấn đề:
+ Phân tích vấn đề làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm.
+ Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết, có thể điều chỉnh, thậm chí bỏ
và chuyển hướng khi càn thiết.
+ Trình bày cách giải quyết vấn đề.
Ở đây, để giải quyết vấn đề đặt ra thì cần phải gợi động cơ thông qua
những quy tắc tìm đoán và quá trình nhận thức như sau: Dự đoán nhờ nhận
xét trực quan và thực nghiệm, lật ngược vấn đề, xem xét tương tự, khái quát
hóa, giải bài tập mà người học chưa biết thuật giải...
Bước 3: Kiểm tra và nghiên cứu lời giải:
+ Kiểm tra tính đúng đắn và phù họp với thực tế.
+ Kiểm tra tính hợp lí và tối ưu của lời giải.
+ Tìm hiểu khả năng ứng dụng của kết quả.
+ Đề xuất những vấn đề có mối liên quan nhờ xét tương tự, khái quát
hóa, lật ngược vấn đề,... giải quyết vấn đề nếu có thể.
20


Tóm lại, có thể nói rằng muốn dạy học giải quyết vấn đề thành công
phải tổ chức gợi động cơ hoạt động.
1.3.5 Vai trò của gợi động cơ trong dạy học tin học
a, Tạo nên bầu không khí học tập sôi nổi, môi trường tâm lí thuận lợi. Học
sinh say mê thích thú, có động lực học tập.
Trong một tiết học, một lớp học sẽ trở nên nặng nề, kém hiệu quả,
nhàm chán nếu như thày giáo chỉ biết nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đàu
óc học sinh mà không có sự phối hợp hoạt động giữa thày và trò; tạo nên

không khí thụ động trong quá trình học tập. Đe thay đổi không khí học tập đó,
giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động dạy học và hoạt động thích họp, tạo
môi trường kích thích khả năng nhận thức của học sinh, mà ở đó học sinh có
sự hứng thú, có sự say mê; từ đó tạo ra sự chủ động, tự giác của một chủ thể
trong quá trình dạy học. Gợi động cơ cùng với hướng đích là con đường sẽ
giúp giáo viên tổ chức các hoạt động để có được một giờ dạy sôi nổi, thoải
mái và hiệu quả.
Như vậy, trong một tiết dạy hoạt động của thầy trò phải như thế nào?
Thầy lên lớp là đảm nhận trách nhiệm chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình
huống phong phú, sẵn sàng trả lời các câu hỏi, biết dìu dắt học sinh hướng tói
những điều tổng hợp cần thiết và trong một số trường hợp từ những quan sát
cục bộ, đơn lẻ của học sinh thầy giáo phải tổng hợp rút ra những nhận xét
chung nhất và hướng học sinh tìm ra cái chung đó. Như thế ừên lĩnh vực Tin
học, trách nhiệm của người thầy cần phải biết làm chủ, chi phối tình huống có
vấn đề để có thể thông hiểu và đánh giá đúng các kiểu tiếp cận của học sinh
để định hướng học sinh. Trên lĩnh vực tâm lí, thầy phải biết khéo léo tế nhị
động viên, khuyến khích học sinh tự mình phát hiện các vấn đề cần thiết, thầy
phải là người bạn lớn của học sinh,

về phía học sinh không còn chủ động

nghe thày giảng giải những khái niệm, câu lệnh mới mà tự mình khám phá
những điều mới mẻ đó bằng cách tự tìm kiếm, phân tích, lí giải thông qua
động cơ của giáo viên. Làm được như vậy, nhất định sẽ tạo ra không khí học
tập sôi nổi, hứng thú trong tiết học và nhất định hiệu quả giờ học sẽ nâng cao.
21


b, Phát huy và rèn luyện tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh trong học
tập.

Để đạt được mục đích dạy học điều cần thiết là tất cả học sinh phải học
tập một cách chủ động, tích cực, tự giác. Điều này được thực hiện nhờ gợi
động cơ.
Như vậy, gợi động cơ cũng chính là tổ chức cho học sinh tiến hành
những hoạt động trên tinh thần tự giác, tích cực, sáng tạo.
Hiện nay, chúng ta rất quan tâm đến phương pháp dạy học tích cực mà
một trong số những đặc trưng phổ biến của phương pháp này là dạy học
không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà quan trọng phải hướng dẫn hoạt
động; người học không thụ động chỉ nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức,
mà học tích cực bằng hoạt động của chính mình,

về phương diện này, gợi

động cơ được xem là con đường hiệu quả, thực sự phát huy tính tích tự giác,
chủ động, khơi dậy khả năng sáng tạo của cá nhân học sinh. Điều đó không
chỉ có ý nghĩa ngay ừong quá trình dạy học ở trường mà còn chuẩn bị cho các
em đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng đất nước mai sau.
c, Gợi động cơ: Một hoạt động cần thiết để học sinh hiểu sâu, nhớ lâu, nẳm
vững và vận dụng kiến thức đã học.
Tất cả những vấn đề được trình bày ở trên đã thể hiện sự càn thiết của
hoạt động này. Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh rằng: Việc thiết kế một bài
giảng, tổ chức một giờ dạy trên lớp bằng hoạt động gợi động cơ, một mặt tạo
cho các em niềm say mê hứng thú, khêu gọi trí tò mò khoa học, giúp các em
hiểu vấn đề và có động cơ để giải quyết vấn đề. Mặt khác, nó có tác dụng phát
huy tính tích cực và tự giác của học sinh hướng vào việc khơi dậy và phát
triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo, tự mình
khám phá ra cái chưa biết, tìm ra kiến thức, chân lý dưới sự dẫn dắt của giáo
viên, nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc, nhớ lâu kiến thức đã học.
Với hoạt động gợi động cơ, học sinh sẽ biết rằng mình phải tiến hành
những hoạt động gì và tiến hành ra sao để mang lại kết quả mong muốn.

22


Trong dạy học Tin học hay dạy học nói chung gợi động cơ phải hiểu ở
cả tầm vĩ mô (truyền thụ kiến thức dạy học trong mỗi môn học) lẫn vĩ mô (gợi
động cơ học tập nói chung tại sao lại phải học, học để làm gì, cách học như
thế nào). Để thực hiện được điều này đòi hỏi sự cố gắng của toàn thể xã hội,
trong những ngành ngoài giáo dục. Đặc biệt, bản thân giáo viên phải tự mình
rèn luyện đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo cho học sinh một động cơ, một
ham muốn tìm ra con đường đi tới đích, từ đó khêu gợi trí tò mò khoa học, sự
hứng thú khám phá cái mới. Đây chính là biện pháp tạo nên tính tích cực, tự
giác, sáng tạo ttong học tập đồng thời còn là biện pháp giáo dục cho học sinh.
Giải quyết tốt gợi động cơ ở tàm vĩ mô tức là giúp học sinh ý thức sâu
sắc việc học tập của bản thân, ttách nhiệm của mình đối với gia đình, xã
hội.. .là sơ sở cho việc thực hiện hoạt động gợi động cơ ở nội dung cụ thể.
1.4 Cơ sở thực
tiễn của việc
thực
hiện
động
động

«

«
ogọi


o cơ hoạt


■ o trong
o dạy
•ư
học Tin học hiện nay




«

|/

Qua thực tiễn dự giờ, điều tra, ừao đổi với các giáo viên có kinh
nghiệm (phụ lục 1) và tiến hành lấy ý kiến của các em học sinh lớp 11 (phụ
lục 2) trường trung học phổ thông Đông Anh, em rút ra một số kết luận như
sau:
1.4.1 Thực trạng việc triển khai lí thuyầ hoạt động trong dạy học Tin học
ở trường trung học phổ thông Đông Anh
Việc triển khai lí thuyết hoạt động vào việc dạy học Tin học ở trường
trung học phổ thông còn chưa được thực sự quan tâm và triển khai tốt. Rõ
ràng việc vận dụng lí thuyết hoạt động vào giảng dạy Tin mang lại nhiều hiệu
quả cho hoạt động học tập của học sinh là điều không ai có thể phủ nhận. Vì
sao biết được tác dụng tích cực của lí thuyết hoạt động mà việc triển khai nó
vẫn chưa được quan tâm thích đáng? Qua tìm hiểu và trao đổi với các giáo
viên có kinh nghiệm đang giảng dạy tại trường trung học phổ thông Đông
Anh, em rút ra mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Giáo viên giảng dạy lâu năm đã quen thuộc với phương pháp
dạy học cũ, nên khó thay đổi phương pháp dạy học cho phù họp.
23



Thứ hai: Theo ý kiến của các giáo viên, việc triển khai lí thuyết hoạt
động có những vướng mắc về sức ỳ của học sinh, do học sinh có thói quen:
Nghe - chép - học thuộc, hơn nữa, rất nhiều học sinh hổng kiến thức ở lớp
dưới nên việc sử dụng lí thuyết hoạt động vói những học sinh này tỏ ra kém
hiệu quả.
Thứ ba: Cũng theo ý kiến của các giáo viên, đó là sự tiêu tốn về thòi
gian (nếu dạy học có triển khai lí thuyết hoạt động) nên thời lượng quy định
dành cho giảng dạy phàn kiến thức nào đó nhiều khi không đủ để truyền đạt
kịp.
1.4.2 Thực trạng việc thực hiện gợi động cơ hoạt động trong dạy học Tin
học trung học phổ thông Đông Anh
Gợi động cơ là một việc làm không hề dễ dàng. Qua một số tiết dự giờ
môn Tin, qua việc điều tra thăm dò với giáo viên Tin ở trường trung học phổ
thông, em được biết rằng việc gợi động cơ để hình thành một khái niệm, một
thuật toán, một câu lệnh chưa được quan tâm và đưa vào thực tiễn dạy học
quá ít, nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở gợi động cơ xuất phát từ nội bộ Tin học.
Theo các thầy cô thì sự khó khăn để thực hiện việc gợi động cơ là:

về phía giáo viên: Nhiều khi đối với những khái niệm trừu tượng, ít
quan hệ tói kiến thức đã biết thì khó tạo động cơ (khó đặt ra những vấn đề,
những câu hỏi thích họp) để dẫn dắt học sinh tự hình thành khái niệm, thuật
toán. Hơn nữa, việc gợi động cơ này cũng tiêu tốn nhiều thòi gian.

về phía hoc sinh: Dựa trên phiếu điều tra và tổng kết lại em thu được
kết quả như sau:
Câu 1: Em có cảm thấy sợ khi đến tiết Tin không?


32


Thỉnh thoảng

8

Không

5

Câu 2: Em có cảm giác chán nản khi học môn Tin không?

24


×