Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tiểu luận cao học PHONG TRÀO XÃ hội dân CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.29 KB, 22 trang )

1.
Tính cấp thiết của đề tài
Khái niệm “ Xã hội dân chủ” xuất hiện lần đầu tiên trong cao trào
cách mạng 1848- 1849 ở Pháp và Đức. Phong trào này mong muốn hướng
tới xây dựng xã hội dân chủ cho mọi công dân, trong đó sự dân chủ về mặt
xã hội phải gắn liền với công bằng xã hội và nghĩa vụ đóng góp của mỗi
người dân. Từ đây, các nhà nước xã hội dân chủ được thiết lập theo tinh
thần dân chủ xã hội ở nhiều nước châu Âu, và ngày càng có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến đời sống chính trị ở châu lục giàu có nhất thế giới thời điểm
đó. Sự ảnh hưởng của trào lưu này ngày càng có sức lan tỏa và phổ biến,
được quan tâm, đánh giá rất nhiều, và trở thành một trong ba trào lưu lý
luận chính trị- xã hội chủ yếu của thế kỷ XX. Từ giữa thế kỷ XX đến nay,
trào lưu dân chủ xã hội đã có những bước phát triển lớn, trở thành một lực
lượng chính trị đương đại quan trọng tác động đến nhiều mặt của đời sống
chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Nổi bật nhất là Công đảng Anh và
Đảng dân chủ xã hội Đức là hai trong số các Đảng dân chủ xã hội cầm
quyền hoặc liên mình cầm quyền đạt được những thành tựu nhất định sau
khi trải qua nhiều thăng trầm khác nhau. Hai đảng này trong thực tiễn
cầm quyền đã áp dụng tư tưởng của CĐTB vào việc hoạch định
đường lối, chính sách phát triển đất nước và thu được những thành tựu khá
nổi bật. Điều đó lại càng làm cho những người ủng hộ trào lưu xã hội dân
chủ có thêm cơ sở thực tiễn để luận chứng cho tính ưu việt, phổ biến của tư
tưởng này. Mặc dù khoảng hai năm trở lại đây, trước những biến động lớn
của tình hình thế giới và những khó khăn trong nội bộ các nước Tây Âu,
nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và tác động đến trào lưu, tạo ra những cản
trở đối với sự phát triển của nó, nhưng theo nhiều công trình nghiên cứu,
điều đó chỉ là tạm thời. Những quan điểm lý luận của trào lưu tư tưởng
chính trị xã hội dân chủ mới ở các nước Tây Âu và những thành công trong
quá trình cầm quyền của nhiều đảng dân chủ xã hội ở khu vực này đặt ra
cho chúng ta yêu cầu cấp thiết là cần phải nghiên cứu về trào lưu xã hội
1




dân chủ hiện đại và các đảng dân chủ xã hội một cách toàn diện và hệ
thống.
2.

Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, trào lưu xã hội dân chủ đang rất được quan tâm và đầu tư
nghiên cứu trên thế giới, nhất là ở các nước phương Tây. Khá nhiều tài liệu
đã được dịch sang tiếng Việt nhưng chủ yêú là các công trình đứng trên
quan điểm khác với hệ tư tưởng của ta và khó để áp dụng được. Gần đây,
đã có một số tác phẩm do các học giả Việt Nam nghiên cứu và biên soạn
như: "Về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại" của tác giả Trần Nhâm
(chủ biên), Nxb KHXH, Hà Nội, 1991; "CNXH dân chủ: Huyền thoại và
bi kịch" của các tác giả Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn
Lam Sơn, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1991; “Trào lưu xã hội dân chủ ở một số
nước phương Tây hiện nay” của tác giả: Tống Đức Thảo, Bùi Việt Hương,
NXB Chính trị quốc gia. Trong đó các tác giả đã phân tích một cách sâu
sắc về lịch sử ra đời và phát triển, đánh giá một cách khoa học bản chất
của CNXH dân chủ. Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu về CNXH dân
chủ được đăng tải trên các tạp chí lý luận chuyên ngành. Nhưng do điều
kiện thời gian, nên các kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân
tích bối cảnh ra đời, các giai đoạn phát triển và khủng hoảng của CNXH
dân chủ, cùng với những đánh giá về trào lưu dân chủ xã hội và CNXH
dân chủ cho đến khi chiến tranh lạnh kết thúc. Việc nghiên cứu về CĐTB
- sù điều chỉnh của CNXH dân chủ trong những năm cuối thế kỷ XX ở
Việt Nam mới đi được những bước đầu. Ngoài một số không nhiều bài
viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu (Ví dụ: "Con đường thứ Ba” hiện tượng chính trị mới ở các nước phương Tây những năm 90 của
tác giả Hồ Châu, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu,; Thực chất của vấn đề

"cầm quyền hiện đại" và "con đường thứ Ba" của tác giả Trần Nhu, Tạp
chí Thông tin lý luận; "Con đường thứ Ba" của phong trào dân chủ xã
hội ở Anh của tác giả Lưu Đạt Thuyết, Tạp chí Lý luận chính trị; Trào lưu
2


xã hội dân chủ hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với CNXH hiện thực của
T S.Thái Văn Long, Tạp chí Lý luận chính trị;….
3. Mục đích nghiên cứu
Việt Nam đang trong quá tình đổi mới toàn diện đất nước, mở rộng
quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế.
Chúng ta không những tăng cường quan hệ giữa các quốc gia, các đối tác
kinh tế mà còn đẩy mạnh quan hệ với các chính đảng, trong đó có đảng
cầm quyền, đảng dân chủ xã hội ở các nước trên thế giới. Do vậy, việc
nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc các trào lưu lý luận, các lý thuyết phát
triển và các thành tựu khoa học xã hội thế giới, là vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu lý luận thế giới hiện
đại. Đồng thới có giá trị tham khảo trong việc xây dựng đường lối đổi mới
cho nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Việc nghiên cứu các quan điểm lý luận, chiến sách lược của trào lưu
xã hội dân chủ, từ đó có sự đánh giá về thực chất của trào lưu này trong
giai đoạn hiện nay là vẫn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết vì nó
liên quan chặt chẽ với nghiên cứu lý luận về thế giới đương đại; về những
thay đổi lớn, xu thế và động thái của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chủ nghĩa
xã hội. Đồng thời, việc nhận diện đ úng bản chất để chỉ ra giá trị và hạn chế
của trào lưu xã hội dân chủ hiên đại là việc rất cần thiết đối với công tác tư
tưởng nước ta, giúp cho cán bộ đảng viên và tầng lớp nhân dân đề cao cảnh
giác cách mạng, có lập trường chính trị tư tưởng vững vàng, góp phần thiết
thực vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ trọng yếu của công tác tư tưởng, lý
luận trong tình hình mới.


3


Lời mở đầu
Chúng ta đang sống trong thời đại dân chủ v à t òan c â ù h óa. Không
có một trào lưu chính trị nào trong những thế kỷ qua dù nhỏ hay lớn, dù
thành công hay thất bại, dù đã thoái trào hay vẫn còn tồn tại và phát triển
lại vượt ra ngoài chủ đề chưa bao giờ hết nóng bỏng và giảm tính gay gắt
trên chính trường quốc tế. Chủ đề mà ta vẫn thường nghe thấy trên các
phương tiện thông tin đại chúng “ Dân chủ xã hội” được các chủ thể sử
dụng với nhiều hàm ý đa dạng, cả tích cực lẫn tiêu cực, phụ thuộc và mục
tiêu chính trị mà chủ thể đó theo đuổi. Ví dụ như, việc các nước tư bản chủ
nghĩa trong khối NATO khi tự mình ngợi ca, sùng bái chủ nghĩa tư bản thì
giương cao lời lẽ cho rằng thể chế nhà nước cộng hòa d ân ch ủ phương Tây
mới thực sự “dân chủ”, nhân quyền, còn các nước cộng sản chủ nghĩa thì
chuyên quyền, độc đoán, không đảm bảo nhân quyền…Ngược lại, với các
nước không ủng hộ chủ nghĩa tư bản thì dân chủ được xác đ ịnh là quyền
tối cao của nhân dân là được làm chủ vận mệnh đất nước, thực hiện việc
điều hành, quản lý xã hội thông qua Đảng chân chính của mình là Đảng
Cộng sản. Tuy nhiên, hai cách hiểu về dân chủ đó chưa thể hiện đâỳ đủ
những cách hiểu, cách dùng của nó nhất là từ khi đây là chủ đề được tranh
cãi nhiều nhất giữa các đảng, các phe phái, các chính trị gia tạo thành các
trào lưu chính trị. Thêm vào đó là sự xuất hiện của một trào lưu mới mà tư
tưởng cơ bản của nó lại không thuộc về phe nào trong hai trục cơ bản của
quả địa cầu - “ Chủ nghĩa xã hội” và “Chủ nghĩa tư bản” mà được xem là
thuộc trường phái trung dung: Trào lưu xã hội dân chủ, xuất hiện đầu thế
kỷ XIX. Đó là thời điểm mà cuộc đấu tranh về tư tưởng chính trị đang diễn
ra vô cùng gay gắt và quyết liệt, nhất là sau một thế kỷ tồn tại, mỗi tư
tưởng đều bộc lộ những điểm yếu, khiếm khuyết hoặc mắc phải sai lầm

nhất định. Đây chính là cơ hội cho sự ra đời và phát triển của trào lưu xã
hội dân chủ, xuất hiện trong phong trào công nhân, lúc đầu chịu ảnh hưởng
4


tích cực của chủ nghĩa Mác, về sau xa dần mục tiêu đấu tranh của phong
trào công nhân, thực hiện những thoả hiệp chính trị với giai cấp tư
sản. Những người đi theo hệ tư tưởng này ban đầu chịu ảnh hưởng của ch ủ
ngh ĩa M ác nhưng xét lại trên một số phương diện. Ngày nay phong trào
này cũng có nhiều sự phân hóa, một số tiếp tục chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa M ác trên một số phương diện, một số khác thì không. Phong trào dã
thu hút sự quan tâm rất lớn bởi những thành tích nhất định mà nhiều nhà
nước ở Tây Âu va Bắc Âu đã áp dụng nền tư tưởng chính trị này như Đức,
Pháp, Australia, Tây Ba Nha và Ý. Tuy nhiên do tính chất cải lương nghị
trường của nó mà những hạn chế tất yếu vẫn bị bộc lộ ra và gây ra không ít
vấn đề.
Vậy đâu là bản chất của trào lưu, những mặt tích cực và tiêu cực của
nó như thế nào. Bằng cách xem xét và tìm hiểu quá trình ra đời, phát triển
và những thay đổi của nó, ta sẽ có cái nhìn khách quan, biện chứng về trào
lưu dân chủ xã hội- khuynh hướng tưu tưởng có nhiều nét tương đồng với
nền xã hội chủ nghĩa nước ta đang xây dựng để có thể học hỏi và tiếp thu
cho mình những bài học thực tiễn hữu ích. ”. Việc nghiên cứu về chủ nghĩa
xã hội dân chủ trong giai đoạn hiện nay nói chung là một đóng góp nhất
định góp phần vào việc cung cấp thêm những luận cứ khoa học nhằm thúc
đẩy quan hệ của Đảng và Nhà nước ta với các đảng, các nhà nước trên thế
giới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đó là cơ sở để em lựa
chọn đề tài “Nguồn gốc, quá trình ra đời và phát triển của Trào lưu xã hội
dân chủ ở phương Tây” làm đề tài tiểu luận.


5


Chương 1: Xã hội dân chủ, một số vấn đề lý luận
1.1.

Một số vấn đề lý luận về “Xã hội dân chủ”

Trào lưu “xã hội dân chủ” xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ cao trào
cách mạng 1848-1849 ở Pháp và Đức. Nó hướng đến mục tiêu xây dựng xã
hội dân chủ cho mọi công dân, mọi tầng lớp giai cấp trong xã hội,dân chủ
về chính trị và xã hội, gắn với công bằng và mỗi người dân đều có nghĩa
vụ đóng góp cho xã hội. Các nhà nước dân chủ được thiết lập ở nhiều nước
Châu Âu đều đạt được những thành tựu , trình độ, mức sống chưa từng có
trong lịch sử. Những nhu cầu cơ bản, quan trọng của mỗi công dân như: tôn
trọng quyền con người, bản đảm dân chủ, an toàn xã hội, mức sống cao,
mọi người đều được học hành, được chăm sóc y tế,.. dù rằng vẫn chưa thể
đáp ứng toàn bộ nhưng cũng đã được thực hiện ở mức độ cao trên thế giới.
Các đảng dân chủ xã hội ra đời vào nửa cuối thế kỷ XIX, xuất phát từ sự
phản kháng chống lại áp bức bóc lột các giai cấp lao động của tầng lớp tư
bản trong hầu hết các xã hội ở các nước châu Âu- nơi có nền công nghiệp
và khoa học phát triển hàng đầu thế giới. Những người theo hệ tư tưởng
này ban đầu lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng cốt yếu nhưng không chủ
trương tiến hành bạo lực cách mạng giành chính quyền mà chỉ cải biến xã
hội và thỏa hiệp với giai cấp tư bản. Đến nay, cương lĩnh của Quốc tế xã
hội chủ nghĩa với những tư tưởng dân chủ xã hội đã trở thành đường lối
chung ở hầu khắp các nước châu Âu, là những nước xây dựng và thực thi
hiến pháp có tính dân chủ. Khác với chủ nghĩa xã hội với mục đích chấm
dứt ưu thế của hệ thống tư bản chủ nghĩa hay mục đích thay thế nó một
cách triệt để, phong trào dân chủ xã hội hiện đại hướng đến việc cải tạo chủ

nghĩa tư bản một cách hòa bình thông qua tiến hóa xã hội, qua sự điều hành
của nhà nước, và việc xây dựng các chương trình và tổ chức cho nhà nước
tài trợ để hoạt động nhằm giảm nhẹ hoặc dần loại bỏ những sự bất công do
hệ thống thị trường tư bản chủ nghĩa gây ra. Một số đảng ủng hộ các
6


chương trình quốc hữu hóa. Các đảng dân chủ xã hội thường có tên Đảng
xã hội chủ nghĩa, Đảng dân chủ xã hội, Đảng lao động, Liên minh dân chủ
xã hội. Nhiều chính đảng đi theo hệ tư tưởng này cũng đã lấy dân chủ xã
hội làm tên gọi như: Đảng Dân chủ Xã hội Afghanistan, Đảng Dân chủ Xã
hội Áo, Đảng Dân chủ Xã hội Đức, : Đảng Xã hội Pháp….. Do cùng chịu
ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác nên nhiều đảng trong số này có quan hệ liên
minh với các đảng Cộng sản thành một lực lượng chính trị thống nhất được
gọi là Cánh tả.
1.2.
Khái niệm “Xã hội dân chủ”
Khái niệm “xã hội dân chủ” theo Berman Sheri- nhà chính trị gia
người Mỹ, trong tác phẩm “Understanding Social Democracy” cho rằng:
dân chủ xã hội là một hệ tư tưởng chính trị thuộc cảnh tả hoặc thiên tả, xuất
hiện vào cuối XIX từ phong trào Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và vẫn tiếp
tục có ảnh hưởng tại nhiều nước trên thế giới. (Tạp chí “ Foreign Affairs”)
Trong cuốn “Nhà nước và Cách mạng” của Lê-nin, người cũng đã đề
cập đến khái niệm xã hội dân chủ là một mô hình nhà nước của Chủ nghĩa
Mác, chủ trương xây dựng xã hội mới bằng biện pháp đấu tranh hòa bình
qua thời gian dài để thúc đẩy tiến hóa xã hội. Tiêu biểu cho khuynh hướng
này là các đảng Dân chủ xã hội ở châu Âu và một số nước khác.
Rosa Luxemburg-nhà nữ cách mạng lỗi lạc của phong trào Dân chủ xã
hội quốc tế, lãnh tụ của phong trào công nhân Đức đầu thế kỷ XX, nhà lý
luận chủ nghĩa Mác xit hàng đầu, trong cuốn “ Các vấn đề về tổ chức cảu

phong trào Dân chủ xã hội Nga” đã đưa ra khái niệm về Dân chủ xã hội
như sau:
“Phong trào dân chủ xã hội như là một nguyên tắc, thù địch với bất kỳ
biểu hiện nào của chủ nghĩa cục bộ địa phương hay liên bang. Nó gắng sức
đoàn kết mọi người lao động trong một đảng duy nhất, bất chấp mọi khác
biệt dù là nghề nghiệp,tôn giáo hay dân tộc có thể tồn tại giữa họ. Phong
trào dân tộc dân chủ từ bỏ nguyên lý này và chấp nhận chủ nghĩa liên bang
chỉ trong các điều kiện khác thường như trong trường hợp Đế chế Áo7


Hung [..] Phong trào Dân chủ Xã hội là phong trào đầu tiên trong các xã
hội có giai cấp mà trong mọi thời kỳ và qua toàn bộ tiến trình đều hành
động dựa theo tổ chức và các hành động trực tiếp, độc lập của quần chúng.”
Như vậy, có nhiều cách hiểu về Dân chủ xã hội, nhưng mỗi cách định
nghĩa đều tựu lại ở những điểm chung về mục đích cải tạo xã hội dân chủ,
công bằng cho mọi người, nhất là người lao động.
Còn ở Việt Nam, dân chủ xã hội được hiểu là khái niệm chính trị thể
hiện tư tưởng xay dựng một xã hội dân chủ cho mọi công dân, trong đó dân
chủ về chính trị và xã hội gắn với công bằng xã hội và nghĩa vụ đóng góp
của mỗi người dân(Nghiên cứu khoa học” Sự điều chỉnh lý luận của trào
lưu dân chủ xã hội Tây Âu sau chiến tranh lạnh”- Mai Hoài Anh)

8


Ch ư ơng 2: Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển Trào
lưu dân chủ xã hội ở các nước Tây Âu
2.1. Nguồn gốc Trào lưu xã hội dân chủ
Được hình thành, phát triển trong giai đoạn phong trào công nhân
quốc tế đang bắt đầu phân hóa ở các nước Châu Âu, trào lưu xã hội dân chủ

mang một luồng gió mới vào việc áp dụng Chủ nghĩa Mac vào phong trào
đấu tranh của mình. Những người theo trào lưu này tự hô hào khẩu hiệu
“phong trào là tất cả, mục đích chỉ là con số không”, họ đứng trên lập
trường của chủ nghĩa cải lương nghị trường, hay còn có một cái tên khác là
chủ nghĩa trung dung. Trào lưu xã hội dân chủ được khởi nguồn từ những
đại diện của nhiều trào lưu khác nhau như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa nhân
văn và chủ nghĩa tự do. Trong đó, tiêu biểu cho việc thể hiện tính nhân văn
là các tư tưởng học hỏi từ: Học thuyết của đạo Cơ đốc về hình ảnh con
người và những yêu cầu đạo đức của con người; Các quyền của con người,
ước mơ về xã hội công bằng hướng theo lý tưởng của Cách mạng
Pháp(1789), Triết học Kant với những tư tưởng khai hóa và luân lý học;
Triết học biện chứng Heghen về lịch sử; Chủ nghĩa Mac với tư tưởng xã
hội chủ nghĩa, đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản; và cả sự phê phán chủ
nghĩa Mac của Bac- xtanh. Bên cạnh đó, những người thuộc trào lưu này
cũng dựa vào những lý thuyết như: Lý thuyết tự phát của Rosa Luxemburgmột người theo chủ nghĩa Tân Mac xit nhấn mạnh đến tính ngẫu nhiên
(contingency) của lịch sử, phê phán chủ nghĩa Bonsevic; Sumakho với chủ
nghĩa xã hội tự do; cả đến những phát biểu mới nhất cảu Ecno Bloc,
Hochainme, Habermas…Mỗi luồng tư tưởng đều có tác động nhất định và
góp phần vào việc hình thành tư tưởng cho trào lưu xã hội dân chủ. Khái
quát lại, cội nguồn tư tưởng của nó được nhận thức từ: Triết học đạo đức
của thời kỳ Khai sáng, Đạo Thiên chúa thiên tả và quan trọng nhất là Chủ
nghĩa Mác. Ngay từ khi trào lưu mới bắt đầu hình thành, ba luồng tư tưởng
9


này đã được phối hợp và cùng tồn tại trong phong trào dân chủ xã hội ở
một số nước đi đầu. Ban đầu, Chủ nghĩa Mác là nền tảng ảnh hưởng mạnh
nhất. Đặc biệt vào giữa thế kỷ XIX, khi Phong trào công nhân quốc tế đang
diễn ra vô cùng sôi nổi và quyết liệt, cùng với sự ra đời của Tuyên ngôn
Đảng Cộng Sản xuất bản ngày 22/2/1848 do Friedrich Engels và Karl

Marx soạn thảo đã ảnh hưởng tích cực và trở thành mục tiêu chính của trào
lưu dân chủ xã hội. Về sau, họ xa dần mục tiêu đấu tranh của phong trào
công nhân, thực hiện những thỏa hiệp với giai cấp tư sản. Lịch sử tồn tại
của nó là một quá trình đấu tranh, xây dựng đầy mâu thuẫn, qua bao thăng
trầm, gắn liền với những cuộc đấu tranh trong nội bộ nhiều Đảng phái và
nhiều trào lưu chính trị.
2.2. Quá trình hình thành, phát triển Trào lưu dân chủ xã hội từ
1848- 1990
Năm 1848, K.Marx cùng với Engel soạn thảo bản Tuyên ngôn của
đảng cộng sản cho Liên minh của những người cộng sản (Bund der
Kommunisten). Đây là tác phẩm có giá trị vô cùng quan trọng với Phong
trào công nhân quốc tế, mô tả các quan hệ xã hội cơ bản lúc bấy giờ, đặc
biệt là giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị. Dựa trên đó, bản tuyên
ngôn yêu cầu xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và thành lập các quan hệ xã hội cộng
sản mới thông qua cuộc đấu tranh giai cấp không thể tránh khỏi.
Cùng thời gian đó, ở Đức, năm 1848 xuất hiện nhóm “thợ thuyền anh
em ” tự xưng là những người chủ nghĩa xã hội dân chủ. Họ nêu ra một số
cải cách xã hội nhưng vẫn chưa vượt ra khỏi yêu cầu cải lương của giai cấp
tư sản và tiểu tư sản lúc bấy giờ. Năm 1849 xuất hiện Đảng dân chủ xã hội
Pháp, chủ trương đường lối của Đảng này là xây dựng nhà nước cộng hoà
của giai cấp tư sản, thực hiện một số cải lương trong khuôn khổ chủ nghĩa
tư bản. Vào thời điểm này, những lý luận đầy sức thuyết phục của C.Mác
và Ph.Ăngghen nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã làm cho
những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ phải suy nghĩ. Trong giai đoạn
10


đầu, C.Mác và Ph.Ăngghen chủ trương tiến hành triệt để cuộc cách mạng
dân chủ tư sản, tiến tới quá độ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, khái
niệm “chủ nghĩa xã hội dân chủ” vừa xuất hiện đã có sự nhận thức khác

nhau và sự phân biệt về nguyên tắc giữa cách mạng và cải lương. Sự khác
nhau cơ bản của hai xu hướng này là ở chỗ: có phải chỉ cần hoàn thành
cách mạng dân chủ tư sản, xây dựng nhà nước cộng hoà tư sản mà không
cần phải tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa không? Có phải chỉ
cần dựa vào nhà nước tư sản thông qua biện pháp "dân chủ” là có thể thoát
khỏi sự nô dịch và bóc lột của tư bản, giành quyền bình đẳng không? Câu
trả lời là: Không ! Bởi vì, trong thực tế cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu
(1848-1849) đã chứng minh rằng, một khi giai cấp tư sản nắm được chính
quyền, củng cố được sự thống trị của mình, lập tức dùng vũ lực phủ quyết
các đòi hỏi của giai cấp công nhân. C.Mác và Ph.Ăngghen thấy lập trường
chính trị và khuynh hướng của những người tham gia đảng dân chủ - xã hội
rất khác nhau. Nhiều người nhận thức về chủ nghĩa xã hội dân chủ hoàn
toàn khác với chủ nghĩa cộng sản.
Cùng với việc tự do hóa về mặt chính trị của cuộc 3/1848 tại Đức, lần
đầu tiên những người công nhân đã tự tổ chức các liên hiệp tương tự
như công đoàn. Sau đấy nhiều tổ chức công nhân khác nhau đã được thành
lập, tiền thân của công đoàn và cuối cùng là các đảng xã hội chủ
nghĩa và dân chủ xã hội như Hội Công nhân Đức Phổ thông( Allgemeine
Deutsche Arbeiterverein – ADAV) năm 1863do Latxan khởi xướng và lãnh
đạo.

Vào

năm 1869, Đảng

Công

nhân

Dân


chủ



hội Đức

(Sozialdemokratische Arbeiterpartei – SDAP) được thành lập do Wilhelm
Liebknecht và August Bebel đứng đầu cũng là một phân bộ Đức của Quốc
tế thứ nhất. Đảng chủ trương đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng
nàh nước nhân dân. Hai tổ chức này thống nhất dưới tên Đảng Công nhân
Xã hội chủ nghĩa Đức (Sozialistische Arbeiterpartei Deutschlands – SAP)
vào năm 1875 tại Gotha dựa trên Chương trình Gotha. Các lệnh đàn áp,
11


truy nã tư pháp và cấm hoạt động cũng như Các đạo luật dành cho những
người theo chủ nghĩa xã hội trong thời gian 1878 đến 1890 dưới thời thủ
tướng đế chế Otto von Bismarck đã không thể ngăn chặn con số thành viên
của những tổ chức dân chủ xã hội tăng nhanh chóng. Trong thời kỳ này,
trào lưu chịu nhiều ảnh hưởng của phái cánh tả Mác-xít tiêu biểu là của
Rosa Luxemburg với tư tưởng nên dựavào nghị luận Cải cách xã hội hay
cách mạng. Thế nhưng đường hướng chính trị thực tế sau đó chuyển sang
theo phương hướng dân chủ xã hội, ngay cả sau khi Eduard Berstein công
bố luận đề “Các nhiệm vụ của phong trào dân chủ xã hội (1899)”. Đảng Xã
hội dân chủ Đức chính là đảng đầu tiên và có nhiều thành tích đáng kể nhất
trong trào lưu xã hội dân chủ ở châu Âu. Từ cái nôi phát sinh ở Đức, chủ
nghĩa xã hội dân chủ chính thức trở thành một trào lưu trong phong trào
công nhân quốc tế những năm 70 và 80 thế kỷ XIX.
Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai

đoạn tự do cạnh tranh và độc quyền đế quốc chủ nghĩa, cuộc sống của
người dân lao động lại càng bị đẩy vào cùng cực và bóc lột nặng nề. Các
cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động chống tư bản lại càng
trở lên mạnh mẽ nổi bật là Công xã Pari năm 1871. Điều đó khiến cho
nhiều đảng dân chủ xã hội ở các nước châu Âu cũng liên tục ra đời sau đó.
Trào lưu xã hội dân chủ phát triển theo hai khuynh hướng cơ bản là: chủ
trương đấu tranh bằng cách mạng bạo lực và khuynh hướng tiến hóa cải
lương nghị trường. Quốc tế II được thành lập đã cso nhiều đóng góp to lớn
và tích cực phát triển phong trào cách mạng thế giới. Tuy nhiên đến khi
chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trong Quốc tế II có sự chia rẽ, khủng
hoảng đường lối rồi phá sản do sự lũng đoạn của chủ nghĩa cơ hội. Cho tới
năm 1923, Quốc tế công nhân được thành lập, là động lực cổ vuc tích cực
sự phát triển và lan rộng của trào lưu xã hội dân chủ.
Từ 1929-1933, chủ nghĩa tư bản lâm vào suy thoái với cuộc đại khủng
hoảng kinh tế càn quét khắp châu Âu. Cơn sóng thần thứ hai đổ bộ vào
12


châu lục này đó là chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới lần hai hết sức
tàn khốc. Đây chính là thời điểm mà phong trào công nhân phát triển mạnh
mẽ và nở rộ nhất, trở thành một hệ thống trên trục chính trị của thế giới.
Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn trào lưu xã hội dân chủ gặp nhiều khó
khăn và lâm vào thoái trào, ngừng trệ do không có chủ trương, và mục tiêu
đấu tranh rõ ràng, nhất quán, tập trung sức người sức của đoàn kết với
nhau.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trào lưu xã hội dân chủ từng
bước phục hồi và phát triển. Tháng 7/1951, tại Frankfurt ở Đức,Đại hội các
đảng dân chủ xã hội diễn ra, lấy tên là Quốc tế xã hội chủ nghĩa. Đại hội
thông qua Cương lĩnh mới, tuyên bố từ bỏ Chủ nghĩa Mác và đấu tranh giai
cấp, có thế giới quan trung lập, đề xuất con đường thứ ba ở giữa chủ nghĩa

tư bản và chủ nghĩa xã hội, chủ trương đối đầu gay gắt với phong trào cộng
sản- cái nôi của nó, chống Liên Xô và chủ nghĩa xã hội khoa học. Trường
phái Frankfurt trong Viện nghiên cứu xã hội của trường Đại học Johann
Wolfgang Goethe do Max Horkheimerthành lập trong thập niên 1930 và
tồn tại đến 1959. Cùng với Thuyết tới hạn (critical theory) Trường phái
Frankfurt đã phát triển một triết học xã hội mang tính phê bình hệ tư tưởng,
chịu ảnh hưởng của phê bình lý trí phương Tây, bàn về các điều kiện xã hội
và lịch sử cho việc hình thành ý thức hệ trong xã hội và đặc biệt là về late
capitalism. Cùng với sự phê bình này là đòi hỏi cải tạo quan hệ xã hội. Các
nhà đại diện quan trọng bên cạnh Horkheimer là Theodor W.
Adorno, Walter Benjamin, Erich Fromm, Herbert Marcuse và sau đấy
là Jürgen Habermas. Trường phái Frankfurt đã có ảnh hưởng đến khuynh
hướng Cánh tả mới (new left), các khyunh hướng tân Mác-xít khác cũng
như là đến các cuộc tranh luận chuyên môn trong khoa học xã hội. Đây là
một bước ngoặt lớn của trào lưu khi nó xa rời hoàn toàn chủ nghĩa Mác, và
quay lưng với phong trào cộng sản, thiên về thỏa hiệp với chủ nghĩa tư bản.
Đây là đáng tiếc rất lớn cho một trào lưu cấp tiến và mới mẻ ở châu Âu.
13


Từ năm 1970- 1990, cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát
triển mạnh mẽ, chủ nghĩa tư bản tận dụng được nhiều thành tựu khoa học
công nghệ nên kinh tế phát triên nhanh vượt trội. Chúng cũng thực hiện các
điều chỉnh về chính sách để thích nghi với hoàn cảnh mới và xoa dịu các
phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân và nhân dân lao động. Ở
châu Á, các nước xã hội chủ nghĩa mới giành chiến thắng đế quốc và củng
cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới thêm vững chắc. Tuy nhiên, đến
năm 1990, Liên Xô do phạm phải những sai lầm nghiêm trọng mang tính
nguyên tắc trong quá trình cải cách nên chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ,
tan rã ngay trên chính mảnh đất quê hương sinh ra nó. Điều đó đã gây ra

tác động tiêu cực đến hệ thống chủ nghĩa xã hội còn chưa ổn định và vững
chắc, các nước tư bản chủ nghĩa thì vỗ tay vui mừng và càng tấn công
mạnh mẽ vào các nước chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, trào lưu xã hội dân
chủ nhờ đó lại có động cơ cải tổ và phát triển phong trào thêm nhiều bước
tiến. Nhiều đảng dân chủ nâng cao được uy tín, vị thế và thu hút thêm số
lượng ủng hộ, tham gia và đảng. Nhiều đảng đã ra tranh cử trong các cuộc
bầu cử ở Ý, Tây Ban Nha và Pháp. Một số đảng trở thành đảng cầm quyền,
lãnh đạo đất nước theo đường lối dân chủ xã hội, đạt được nhiều thành tựu
tích cực như Cộng hòa Pháp, Đức, Italia…
Một bộ phận của trào lưu dân chủ xã hội là những người theo chủ
nghĩa cộng sản châu Âu( Eurocomminism)- một trong những khuynh
hướng mang ảnh hưởng chủ nghĩa tân Mác-xít. Chủ nghĩa này ủng hộ các
thay đổi trong các nền dân chủ đa nguyên của phương Tây. Đầu tiên các
đảng cộng sản tại các quốc gia này cũng theo chủ nghĩa Mác, nhưng
sau Thế chiến thứ hai đã có sự chuyển đổi lý luận của các đảng này và họ
cải biến thành chủ nghĩa dân chủ xã hội bởi hai nguyên nhân chính là:


Chủ nghĩa tư bản đã có những thay đổi to lớn không còn như thời đại

của Marx và Lenin nữa, đã bắt đầu xuất hiện các cơ cấu của xã hội dân sự
để giải quyết các mâu thuẫn xã hội một cách chấp nhận được.
14




Mức sống được nâng cao đã làm mất tính hấp dẫn của chủ nghĩa

cộng sản tại đa phần dân chúng các nước tư bản phát triển.

Trên cơ sở đó đã xuất hiện lý thuyết Eurocommunism đầu tiên sơ khai
từ trước Thế chiến thứ hai do lãnh tụ Đảng Cộng sản Ý Palmiro Togliatti
khởi xướng. Sau đó lý thuyết này dần được chia sẻ bởi các đảng cộng sản

Tây Âu khác cho đến năm 1977 đã khai sinh chính thức Eurocommunism
trong tuyên bố chung của lãnh tụ ba Đảng cộng sản Ý, Tây Ban
Nha và Pháp về tiến đến mục tiêu cộng sản bằng hòa bình và tự do trong
"dân chủ và đa nguyên".
Tư tưởng dân chủ xã hội của các Đảng này là việc từ bỏ biện pháp đấu
tranh bạo lực và kêu gọi không giải quyết bạo lực trong các mâu thuẫn
chính trị - xã hội, ủng hộ bằng tinh thần và bằng biện pháp hòa bình các
cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa và bị áp bức, kêu gọi lập lại trật tự
thế giới công bằng cho các dân tộc. Trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh Eurocommunism đi đầu trong phong trào đòi giải trừ quân bị vì nền
hòa bình trên thế giới và quyền cùng chung sống hòa bình giữa các chế độ
chính trị đối lập.
Ở Áo, vào các thập niên đầu của thế kỷ 20, đặc biệt phổ biến rộng rãi
trong

phong

trào

dân

chủ



hội


Áo chủ

nghĩa

Mác-xít

Áo (Austromarxism)- một khuynh hướng trong khuôn khổ của chủ nghĩa
Mác. Trong khái niệm chủ nghĩa Mác-xít Áo có nhiều quan điểm khác
nhau nên khái niệm này mang chiều hướng mô tả xuất xứ theo nghĩa một
trường phái Áo của chủ nghĩa Mác hơn là một cơ sở rõ rệt của một nội
dung thống nhất. Nhiều người trong giới trí thức đi theo chủ nghĩa Mác-xít
Áo tiêu biểu như: Max Adler, Rudolf Hilferding, Otto Bauer, Karl
Renner và Gustav Eckstein. Một "mẫu số chung" về các quan điểm trong
nội dung của chủ nghĩa Mác-xít Áo là chương trình của Đảng Công nhân
Dân chủ Xã hội năm 1926, được gọi là Chương trình Linz. Trong chương
trình này, Otto Bauer phác thảo, trình bày các nguyên lý cơ bản chung của
15


chủ nghĩa Mác-xít Áo. Chủ nghĩa này hướng đến con đường thứ ba giữa
chủ nghĩa cải cách dân chủ xã hội và chiều hướng cách mạng trong Quốc tế
cộng sản.
2.3. Quá trình hình thành, phát triển Trào lưu dân chủ xã hội từ
1990 đến nay
Từ sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ,
trào lưu dân chủ xã hội ngày càng có nhiều lợi thế để phát triển và gây ảnh
hưởng trong đời sống chính trị quốc tế. Các đảng và các tổ chức dân chủ xã
hội tiến hành điều chỉnh và củng cố chính sách trên nhiều mặt để tạo ra
hình thức vỏ bọc an toàn hơn cho mình, giống như chủ nghĩa tư bản đang

làm. Trào lưu con đường thứ ba hình thành và được truyền bá rộng rãi.
Hiện nay đã có 104 đảng là thành viên chính thức của Quốc tế xã hội chủ
nghĩa, hơn 30 đảng là thành viên tham vấn và hơn 20 đảng quan sát viên.
Nhiều nơi đang là địa bàn mới của chủ nghĩa xã hội dân chủ như Trung Á,
Mỹ La tinh và châu Phi. Theo lý thuyết của chủ nghĩa xã hội dân chủ châu
Âu, họ phủ nhận sự biến đổi xã hội bằng "đột biến" cách mạng (revolution)
bằng sự "tiến hoá" (evolution). Mục tiêu và phương pháp đấu tranh chủ yếu
bây giờ của nó cũng tiệm cận với mục tiêu và phương pháp của các đảng xã
hội và phong trào công đoàn cũng như các phong trào khác (ví dụ đảng
Xanh) chủ yếu đấu tranh về mặt kinh tế để đòi tăng lương và tăng mức
sống cho giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Các
nước Bắc Âu gần đây liên tục do các đảng Dân chủ xã hội chiếm ưu thế
tuyệt đối trong lãnh đạo đất nước và cầm quyền. Chế độ an sinh xã
hội được thực hiện rất thành công ở các nước này cũng được hiểu khác
nhau, nó có khi được xem như là một sự thích ứng của chủ nghĩa tư bản
trong hoàn cảnh mới, hay một yếu tố cấu thành của chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên đứng trước những khó khăn của nền kinh tế, một quá tư hữu hóa đã
diễn ra trong thập niên 1990 đi kèm với sự chiến thắng của các lực lượng
cánh hữu hoặc phái hữu trong các lực lượng cánh tả.
16


Sự tranh cãi các nước xã hội chủ nghĩa về thực chất xuất phát từ sự
hiểu khác nhau về khái niệm chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thực tế các
nước đó. Tất cả các nước này thể chế chính trị có sự khác nhau, kinh tế
khác nhau và có khi bất đồng về cách hiểu xã hội chủ nghĩa, và mục tiêu
không hoàn toàn giống nhau. Với một số nước không phải đảng cầm quyền
nào cũng là đảng xã hội chủ nghĩa. Đối với những người theo các hệ tư
tưởng khác nhau cũng có sự lý giải khác nhau về xã hội chủ nghĩa. Ngược
lại những nước mà một số nước gọi là các nước tư bản chủ nghĩa thì Hiến

pháp họ lại không quy định như vậy. Và thực tế nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa tại nhiều nước đã chuyển hóa sang những mô hình mới mang nhiều
yếu tố của chủ nghĩa xã hội và thường không có một đường lối rõ ràng
trong tương lai.
Ở Ý, từ năm 1992 tới 1997, phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn
khi cử tri thất vọng trước tình trạng tê liệt chính trị, những khoản nợ to lớn
của chính phủ, tình trạng tham nhũng lan rộng, và ảnh hưởng ngày càng
lớn của tội phạm có tổ chức trong chính phủ, được gọi là Tangentopoli. Khi
Tangentopoli được các thẩm phán điều tra trong một phiên toà được gọi
là Mani pulite (từ tiếng Ý có nghĩa "Những bàn tay sạch"), các cử tri đã yêu
cầu những cải cách chính trị, kinh tế và sắc tộc. Những vụ vụ bê
bối Tangentopoli liên quan tới tất cả các đảng chính trị lớn, nhưng đặt biệt
là tới liên minh chính phủ: trong giai đoạn 1992 tới 1994 đảng Dân chủ
Công giáo đã gặp nhiều cuộc khủng hoảng và đã giải tán, chia rẽ thành
nhiều đảng nhỏ, trong số đó có Đảng Nhân dân Ý và Dân chủ Công giáo
Trung dung. Đảng Xã hội chủ nghĩa Ý (và các đảng nhỏ cầm quyền khác)
bị giải tán hoàn toàn. Cuộc bầu cử năm 1994 đã đưa vị trùm tư bản truyền
thông Silvio Berlusconi (lãnh đạo liên minh "Pole of Freedoms") lên nắm
quyền Thủ tướng. Tuy nhiên, Berlusconi đã buộc phải rời chức vụ tháng 12
năm 1994 khi Lega Nord rút lui sự ủng hộ. Chính phủ Berlusconi được kế
tục bởi một chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Lamberto Dini lãnh đạo, ông
17


này cũng phải từ chức vào tháng 7/1996. Tháng 4/1996, cuộc bầu cử toàn
quốc đã mang lại thắng lợi cho liên minh cánh tả dưới sự lãnh đạo
của Romano Prodi. Một chính phủ mới được lãnh đạo phe dân chủ cánh
tả và cựu thành viên đảng cộng sản Massimo D'Alema thành lập, nhưng
vào tháng 4 năm 2000, sau những thành tích kém cỏi của liên minh của ông
trong các cuộc bầu cử địa phương, D'Alema đã từ chức.

Hiện nay, trong số các đảng dân chủ xã hội cầm quyền hoặc liên
minh cầm quyền, có Công đảng Anh và Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD)
là hai đảng đạt được những thành công tiêu biểu, nổi trội nhất. Hai đảng
này trong thực tiễn cầm quyền đã áp dụng tư tưởng của Con đường
thứ ba vào việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và
thu được những thành tựu khá nổi bật. Điều đó lại càng làm cho những
người ủng hộ nó có thêm cơ sở thực tiễn để luận chứng cho tính ưu việt,
phổ biến của tư tưởng này. Mặc dù khoảng hai năm trở lại đây, trước
những biến động lớn của tình hình thế giới và những khó khăn trong nội bộ
các nước Tây Âu, nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và tác động, tạo ra những
cản trở đối với sự phát triển của nó, nhưng điều đó - theo nhiều công trình
nghiên cứu - chỉ là tạm thời. Thậm chí, không ít nhà khoa học đã dự đoán
rằng, trào lưu tư tưởng Con đường thứ ba sẽ sớm "thống trị" thế giới trong
tương lai không xa.
2.4. Một số khuyến nghị với Việt Nam
Tuy là trào lưu cánh tả trung dung nhưng trải qua gần hai thế kỷ phát
triển, so với chủ nghĩa tư bản, trào lưu dân chủ xã hội có những mặt tích
cực nhất định và cần được nhìn nhận, đánh giá đúng mức đối với sự phát
triển tiến bộ của nhân loại. Đây cũng được xem là nhân tố quan trong tác
động, chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị thế giới. Vì vậy việc nghiên
cứu, tìm hiểu và nắm bắt về diễn biến, xu hướng của trào lưu dân chủ xã
hội là việc làm cần thiết và quan trọng để Đảng và Nhà nước ta xác định
chủ trương, đường lối đúng đắn trong quan hệ với các nước theo trào lưu
18


này để giữ vững độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế- thương mại và tăng
cường lợi ích quốc gia trong quan hệ hợp tác với nước ngoài. Chúng ta
không chỉ tăng cường quan hệ hữu nghị với các quốc gia mà còn đẩy mạnh
quan hệ với các chính đảng trong đó có đảng cầm quyền,đảng dân chủ xã

hội ở các nước; các tổ chức quốc tế của các đảng dân chủ xã hội. Việt Nam
cũng cần học tập, tiếp thu có chọn lọc các trào lưu lý luận, lý thuyết phát
triển và thành tựu khoa học kỹ thuật của châu Âu và các nước phát triển
vào thực tế xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay. Một số khuyến nghị
với Việt Nam trong tương quan với các nước thuộc trào lưu dân chủ xã hội:
- Xây dựng Đảng Cộng sản vững mạnh và thực hành dân chủ rộng rãi
tỏng việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối phát triển đất nước.
- Đảm bảo an sinh xã hội.
- Xây dựng nền kinh tế thi trường có sự điều tiết của nhà nước hợp lý,
gắn kết với nền kinh tế thị trường để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất,
nâng cao chất lượng và giá trị sản xuất của nền kinh tế.
- Trong quá trình tồn tại và đấu tranh giữa các hệ tư tưởng, trào lưu
trung dung không có tác dụng công phá như các trào lưu cực tả, cực hữu và
thường đóng vai trò điều hòa tích cực. Nó cũng có thể tiếp thu mức độ nhất
định các giá trị dân chủ xã hội của ta nên cần phát huy và khéo léo vận
dụng trong việc quan hệ hợp tác và mở rộng đối ngoại.
- Những giá trị: dân chủ , tự do, bình đẳng, đoàn kết là những mục tiêu
chung mang giá trị nhân văn giữa ta và họ, đó là những giá trị mà nhân loại
đang hướng tới.
- Thực tế cho thấy: dân chủ cũng có thể là giai đoạn qúa độ lên chủ
nghĩa xã hội. Tuy khác nhau về hình thức nhưng cùng chung bản chất và có
những định hướng tương đồng. Ta cần nhìn nhận đúng đắn và tôn trọng bản
chất, không qúa máy móc lý thuyết để tận dụng được những cơ hội cùng
hợp tác và thực hiện con đường quá độ chủ nghĩa xa hội được thuận lợi và
thành công.
- Xây dựng đất nước đi lên từ nền kinh tế lạc hậu gặp rất nhiều khó
khăn, thách thức do hậu quả nặng nề của sự đô hộ, chế độ thực dân và
19



chiến tranh tàn phá do vậy, việc thực hiện quá trình dân chủ còn có những
hạn chế và thiếu sót. Ta luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng sơ hở, khuyết
điểm để bôi nhọ, nói xấu nhằm chống phá và lật đổ chế độ ta. Vì vậy, cần
hết sức cảnh giác và ngăn ngừa sự lợi dụng đó để giữ vững lập trường,
quan điểm và niềm tin củ nhân dân vào con đường xã hội chủ nghĩa đúng
đắn mà Đảng và nhà nước ta lựa chọn.
- Trong quá trình hội nhập quốc tế, các nền văn hóa ngoại lai dễ dàng
tấn công và xóa nhòa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, Việt Nam
cần có các chính sách đúng đắn để đưa đất nước hòa nhập nhưng không
hòa tan, giữ gìn được các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Việt Nam cần học hỏi và tiếp thu có chọn lọc những bài học kinh
nghiệm và thành tựu trong quá trình xây dựng, phát triển của các nước dân
chủ xã hội vào con đường xã hội chủ nghĩa để phù hợp với hoàn cảnh và
tình hình đất nước hiện tại.

20


KẾT LUẬN
Thế giới đang trải qua những diễn biến nhanh chóng và phức tạp với
quá trình toàn cầu hóa và các phong trào chính trị- xã hội đang diễn ra ở
mọi lúc, mọi nơi đã và đang ảnh hưởng đến tất cả các nhà nước và nhân
dân thế giới để thích ứng với thời cuộc, nâng cao vị thế, vai trò của mình
trong đời sống chính trị quốc tế, và đạt được những lợi ích nhất định.
Phong trào dân chủ xã hội là một trong những phong trào nổi bật và quan
trọng của phong trào công nhân quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh bảo về hòa bình và quyền lợi của nhân dân lao động, vì xã hội phát
triển tiến bộ. Trào lưu dân chủ xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
thăng trầm, nhiều bước ngoặt to lớn, vừa có sự điều chỉnh nhất định để
thích nghi với sự thay đổi của tình hình chính trị, vừa gìn giữ được những

tính chất nhân văn, cao đẹp với con người, xã hội. Vì vậy mà tuy chưa lôi
cuốn được cả thế giới nhưng nó đã làm rung chuyển và thay đổi diện mạo
các nước đầu tiên ở châu lục đại công nghiệp của thế giới- châu Âu. Việt
Nam chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng
theo mô hình Chủ nghĩa Mác- Lênin, cũng có những mục tiêu tương đồng
với các nước thuộc trào lưu dân chủ xã hội. Do đó, ta cần đầu tư, nghiên
cứu và học hỏi cũng như rút kinh nghiệm từ các bài học thực tế mà các
thực thể chính trị châu Âu đã trải qua và quá trình xây dựng và phát triên
đất nước của mình, làm sao cho đạt được mục tiêu “dân giàu- nước mạnhxã hội công bằng- dân chủ- văn minh”.

21


MỤC LỤC

22



×