Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.1 KB, 2 trang )

Tiết phân phối: 33,34; Tuần: 09;
Ngày soạn:22/10/2008 ;Lớp dạy: 12C
BÀI DẠY: CON ĐƯỜNG TRỞ THÀNH KẺ SĨ HIỆN ĐẠI
(Trích Bàn về đạo Nho)
- Nguyễn Khắc Viện -
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu được những yếu tố cơ bản góp phần tạo nên đặc điểm nhân cách của một kẻ sĩ hiện đại,
trong đó đạo lí Nho giáo giữ vai trò rất quan trọng.
- Thấy rõ sự cần thiết của việc tự mỗi người phải xây dựng được một nguyên tắc ứng xử thích
hợp để tu dưỡng, hoàn thiện mình và để đóng góp nhiều nhất cho đất nước, cho xã hội.
- Cảm nhận được cái hay của bài văn trên các mặt: chủ kiến rõ ràng, cách lập luận khúc chiết, có
lí, có tình, kết tinh những trải nghiệm cuộc đời sâu sắc của tác giả.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu, phân tích văn phong chính luận.
3. Giáo dục:
- Hiểu, trân trọng và bước đầu thực hiện những điều mà tác giả đã dạy.
II. Trọng tâm bài học:
Hiểu được nội dung và nghệ thuật của bàì văn chính luận.
III. Chuẩn bị bài dạy:
- SGK , SGV , tài liệu tham khảo
- Đồ dùng dạy học: bảng phụ, phiếu học tập.
IV. Phương pháp:
- Trọng tâm: Gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Bổ trợ: Thuyết giảng.
V. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Công việc của thầy và trò Nội dung cần đạt
1. GV cho HS nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn
Khắc Viện.


- GV giới thiệu sơ lược cuộc đời và sự nghiệp của
tác giả.
- Hỏi: Xác định chủ đề của đoạn trích?
+ GV hướng dẫn HS đọc và nêu chủ đề của tác
phẩm.
+ HS tìm chủ đề chú ý ở tên tác phẩm.
- Hỏi: Tác giả đã nêu lên những ưu điểm nào của
Nho giáo và ưu điểm ấy được trình bày xoay quanh
vấn đề then chốt gì?
+ HS nêu dựa vào những câu trong đoạn văn.
+ GV bổ sung, khắc sâu kiến thức: HS lưu ý giữa
chữ nhân và đạo lí không phải là một. Nhân là khái
niệm triết học của Khổng Tử, còn đạo lí là tinh thần
của triết học Khổng Tử.
- Hỏi:Theo tác giả, giữa chính kiến và đạo lí, cái
nào có thể thay đổi tùy hoàn cảnh xã hội, cái nào
I. Tìm hiểu chung :
1. Tác giả: SGK trang 287-288
2. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến trưởng thành (nêu những ưu điểm
của Nho giáo)
- Phần 2: Còn lại (sự tu dưỡng của bản thân và những bài
học rút ra từ đó)
II. Phân tích văn bản
1. Chủ đề:
Con đường phấn đấu trở thành kẻ sĩ hiện đại của người
trí thức Việt Nam nói chung.
2. Những ưu điểm của Nho giáo:
- Đặt vấn đề xử thế một cách rõ ràng và đầy đủ hơn
nhiều học thuyết khác.

- Rất quan tâm đến vấn đề tu thân và luôn đề cao trách
nhiệm của con người đối với xã hội.
- Trong hệ thống ứng xử của Nho giáo, tinh thần có mức
độ luôn hiện diện.
→Những ưu điểm nói trên của Nho giáo xoay quanh vấn
đề tu dưỡng đạo đức cá nhân.
3. Sự tu dưỡng của bản thân và bài học kinh
nghiệm:
- Không thể thay đổi đạo lí, vì đạo lý là yếu tố cơ bản tạo
phải luôn giữ vững? tại sao?
* Hãy bình luận về cách lí giải của tác giả? (Dành
cho HS giỏi)
+ GV gợi ý: Chính kiến là gì (là quan điểm chính
trị, thái độ chính trị)? Đạo lí là gì (là cái cần phải
được giữ vững vì nếu đạo lí của con người thay đổi
thì nhân cách cũng không còn)?
+ HS lí giải và trả lời
- Hỏi:Câu hỏi số 5 SGK.
+ HS thảo luận nhóm và đại diện trả lời.
+ GV kết luận và lí giải.(nội dung nào cũng phù
hợp nhưng phù hợp nhất vẫn là đạo lí)
- Hỏi: Cốt cách kẻ sĩ hiện đại chính ở con người tác
giả đã biểu lộ như thế nào qua việc ông nêu chủ
kiến của mình về Nho giáo, về học thuyết khác và
về một số vấn đề khác?
+ HS trả lời qua phần gợi ý của GV? Dành cho HS
khá, giỏi.
- Mỗi em HS phải tự rút ra bài học kinh nghiệm
cho chính bản thân mình.
- Hỏi: Đặc điểm nghệ thuật của bài viết?

+ HS chỉ ra qua cách viết câu văn không có chủ
ngữ, lời văn…
+ GV bổ sung phần thiếu mà HS chưa tìm được.
nên nhân cách, làm cho con người sống ra con người,
biết khép mình vào lễ nghĩa, thấu hiểu bản thân tri thiên
mệnh, không vì giàu sang mà sa đoạ, không vì nghèo khó
mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, giúp con
người gắn nối với truyền thống…
- Tác giả có một cái nhìn duy lí, thấu suốt vấn đề, có tinh
thần tự chủ cao độ, không hề né tránh đối thoại với
người chê trách mình, thẳng thắn thừa nhận mình có thay
đổi chính kiến, không ngại ngần tuyên bố quan điểm có
thể liêm minh chính trị với quỷ và liên minh chỉ nhất
thời.
→ Cốt cách của một kẻ sĩ thấm nhuần đạo lí Nho gia kết
hợp với tinh thần duy lí phương Tây.
- Đạo lí: làm sao duy trì đức nhân với những nội dung
phong phú của nó theo lời Khổng Tử đã dạy. (làm người
cho ra con người, nên người, thành người…)
- Thầm nhuần truyền thống đạo lí Nho gia nhưng không
thủ cựu mà biết rút tỉa tinh hoa từ nhiều học thuyết khác
để tự xác lập một tư thế dấn thân hợp lí và có hiệu quả.
- Dám bày tỏ chủ kiến trên cơ sở phân tích một cách duy
lí, khoa học các mặt ưu, nhược điểm của từng học thuyết.
- Giữ thái độ độc lập với thế quyền, không đồng nhất con
người chính trị với con người đạo lí…
4. Văn phong của tác giả:
- Lời văn trong sáng, giản dị và cứng cỏi-văn phong của
một cây bút báo chí lão luyện.
- Sử dụng câu văn không có chủ ngữ: phá vỡ khoảng

cách giữa người viết và người tiếp nhận.
III. Tổng kết:
- Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại.
- Văn phong của tác giả.
3. Củng cố:
GV cho HS rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
4. Dặn dò:
- Nắm được giá trị của bài viết.
- Soạn bài: “Các kiểu kết cấu của bài văn nghị luận”:
+ Bài văn nghị luận có những kiểu kết cấu nào?
+ Mỗi loại kết cấu gắn liền với các thao tác lập luận nào?
+ Tìm hiểu ví dụ trong SGK
+ Làm bài tập để nâng cao năng lực làm văn nghị luận
5. Rút kinh nghiệm,bổ sung:

×