Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Báo cáo thực tập Tại Viện chiến lược phát triển.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.18 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
Lời nói đầu
Để đáp ứng yêu cầu học tập cuối khóa, sau khi kết thúc các học phần lý
thuyết tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Sinh viên có cơ hội thực tập tại
các cơ quan, tổ chức. Đây là cơ hội tốt để sinh viên vận dụng lý thuyết đã nghiên
cứu ở trường vào phân tích, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Qua đó, củng cố
kiến thức và tạo kinh nghiệm làm việc thực tế cho sinh viên.
Với mục đích đó, trong giai đoạn đầu 5 tuần thực tập kỹ năng tại Trung tâm
thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển thuộc Viện chiến lược phát triển, tôi
đã có cơ hội tìm hiểu cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, về lịch sử hình thành và phát
triển của Viện chiến lược và Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát
triển. Đồng thời, em cũng thấy được những khó khăn trong công tác mà cơ quan
đang gặp phải và những phương hướng hoạt động trong thời gian tới của Viện
chiến lược phát triển nói chung và Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn
phát triển nói riêng đã và đang đặt ra. Những vấn đề này đã được thể hiện trong báo
cáo thực tập tổng hợp.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp được chia làm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về Viện chiến lược phát triển.
Phần 2: Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển.
Phần 3: Quy trình nghiệp vụ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo tổng hợp này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán bộ đang làm việc tại Trung tâm thông tin
tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, đặc biệt là PGS.TS Mai Sỹ Động và thầy giáo
hướng dẫn PGS.TS Ngô Thắng Lợi.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của
thầy giáo và các cán bộ trong Trung tâm để có thể hoàn thành tốt giai đoạn thực tập
tiếp theo.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
1
Báo cáo thực tập tổng hợp


Phần một
TỔNG QUAN VỀ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Viện chiến lược phát triển được thành lập từ năm 1964, từ đó cho đến nay,
cùng với những thăng trầm của lịch sử, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ Viện luôn làm
tốt chức năng của mình để góp phần xây dựng đất nước. Trong những năm qua,
Viện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn ( 1964 – 2007), và cùng với nó là sự nỗ lực
phấn đấu không ngừng nghỉ của rất nhiều thế hệ cán bộ của Viện. Nhân dịp 40 năm
thành lập Viện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao huân chương lao động hạng
nhất cho Viện chiến lược phát triển trong niềm hân hoan và tự hào của toàn thể cán
bộ lãnh đạo, cán bộ nghiên cứu khoa học và nhân viên của Viện.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện chiến lược phát triển.
Viện chiến lược phát triển là Viện cấp Quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư được thành lập trên cơ sở tiền thân là hai Vụ của Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Vụ Tổng hợp Kế hoạch Kinh tế quốc dân dài
hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng kinh tế . Quá trình hình thành và phát triển từ hai
Vụ nêu trên cho đến Viện chiến lược phát triển hiện nay như sau:
Theo quyết định số 47 – CP ngày 09 tháng 03 năm 1964 của Hội đồng Chính
phủ, Vụ Tổng hợp Kế hoạch Kinh tế quốc dân dài hạn và Vụ Kế hoạch phân vùng
kinh tế được thành lập. Trong thời gian này, Viện đã đề xuất một số dự án về phân
vùng kinh tế. Dự án phân vùng kinh tế là bước thử nghiệm đầu tiên nhằm đưa ra
một sơ đồ tổ chức sản xuất trên lãnh thổ ở phạm vi một số ngành kinh tế chủ yếu.
Đến năm 1970, công tác quy hoạch phát triển kinh tế đã bắt đầu triển khai
rộng rãi ở các cơ sở, các vùng nhỏ, các huyện. Hoạt động này đã làm cơ sở cho việc
lập kế hoạch và lập kế hoạch kinh tế quốc dân.
Năm 1974, thành lập Viện phân vùng và quy hoạch. Viện đã bắt đầu thử
nghiệm dùng toán kinh tế trong một số đề tài nhỏ như chọn địa điểm cho các nhà
máy xi măng,… Đến năm 1976, công tác phân vùng quy hoạch kinh tế được triển
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp

khai trên phạm vi cả nước. Viện đã tiến hành điều tra cơ bản, dự báo các nguồn lực
và nghiên cứu quy hoạch phát triển các ngành, vùng kinh tế. Qua rất nhiều khó
khăn và thử thách, Viện đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các công việc được giao.
Về mặt tổ chức cán bộ, Viện đã xây dựng được một hệ thống từ Trung ương đến
địa phương chuyên nghiên cứu về quy hoạch.
Năm 1983, thành lập Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Do vị trí, chức năng
và nhiệm vụ của Viện, cán bộ phụ trách Viện tương đương cấp tổng cục và cán bộ
tương đương cấp Vụ phụ trách các ban và văn phòng Viện. Viện nghiên cứu kế
hoạch dài hạn triển khai hàng loạt các nghiên cứu đánh giá nguồn lực phát triển,
các nghiên cứu về triển vọng dài hạn và đặc biệt tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm
1986 – 1990. Năm 1986, Viện phân vùng và quy hoạch đổi tên thành Viên phân bố
lực lượng sản xuất.
Năm 1988,Viện nghiên cứu kế hoạch dài hạn và Viện Phân bố lực lượng sản
xuất được tổ chức lại thành Viện Kế hoạch dài hạn và Phát triển lực lượng sản xuất
do yêu cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn, để phù hợp với đòi hỏi thực tế và yêu
cầu cải tiến bộ máy của chính phủ.
Trong nền kinh tế chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang
kinh tế thị trường định hướng XHCN, Viện đã đưa ra được rất nhiều đề tài, các
chương trình nghiên cứu khoa học tạo cơ sở cho việc nghiên cứu chiến lược phát
triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, Viện đã tham gia vào việc nghiên cứu xây dựng chiến
lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ 1991 – 2000. Viện đã
vinh dự là một trong sáu cơ quan triển khai thực hiện nhiêm vụ nghiên cứu đó.
Với chức năng, nhiệm vụ chính là nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo chiều rộng và chiều sâu trên cả nước
và các vùng lãnh thổ, Viện đã thực hiện hàng chục đề tài khoa học đóng góp cho
công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, vùng của cả nước.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Năm 1994, đổi tên Viện Kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất

thành Viện chiến lược phát triển. Trong hơn 40 năm qua, Viện đã không những
thực hiện nghiên cứu, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của
cả nước và các vùng lãnh thổ mà Viện còn hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ
cho các đơn vị chức năng của Bộ, ngành, địa phương. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chuyên ngành và đào tạo sau đại học. Bên cạnh đó, Viện chiến lược phát triển còn
mở rộng hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm của các nước về nghiên cứu chiến
lược và quy hoạch phát triển, cụ thể là đã chủ trì tổ chức nghiên cứu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của Lào và Campuchia thời kỳ 1991 – 2000, học tập kinh
nghiệm của các nước như chương trình phát triển của Liên hợp quốc, Viện phát
triển Hàn quốc,… Viện ngày càng phát triển và tiếp tục được tăng cường về tổ chức
cán bộ để có thể làm tốt hơn nhiệm vụ được giao. Năm 2003, thủ tướng chính phủ
đã ký quyết định Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện chiến lược phát triển.
Viện chiến lược phát triển đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, và ở mỗi
giai đoạn một tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ bao trùm xuyên suốt quá trình
phát triển của Viện đó là nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của các vùng lãnh thổ nói riêng, của cả nước nói chung, cũng như của các
ngành, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và
hàng năm.
2.1. Vị trí, chức năng
Viện chiến lược phát triển là Viện cấp quốc gia, trực thuộc Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, có chức năng nghiên cứu và đề xuất chiến lược, quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ. Tổng hợp tham mưu về lĩnh vực chiến
lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các vùng lãnh thổ, tổ
chức nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ chuyên ngành và tổ chức hoạt động tư
vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch theo quy định của pháp luật.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Viện chiến lược phát triển là đơn vị sự nghiệp khoa học, có tư cách pháp

nhân, hoạt động tự chủ theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Căn cứ vào quyết định số 232/2003/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ quy
định nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản của Viện chiến lược phát triển là:
1) Tổ chức nghiên cứu và xây dựng các đề án về chiến lược, quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các vùng lãnh thổ theo sự phân công của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2) Giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, quy
hoạch, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các đơn vị chức năng của Bộ,
ngành, địa phương lập quy hoạch phát triển của mình phù hợp với chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đã được phê duyệt, theo dõi,
thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế xã hội của cả nước và vùng lãnh thổ.
3) Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các dự án phát triển ngành, khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuộc địa phương quản lý theo phân công của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4) Tổ chức triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực
chiến lược, quy hoạch được giao và nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác theo
quy định của pháp luật.
5) Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược, quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
6) Phân tích, tổng hợp và dự báo các biến động kinh tế - xã hội, khoa học,
công nghệ, môi trường và các yếu tố khác tác động đến chiến lược, quy hoạch để
phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
7) Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch
theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

8) Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực chiến lược, quy hoạch,
tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành và đào tạo sau đại học theo quy
định của pháp luật.
3. Tổ chức bộ máy của Viện chiến lược phát triển
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
Viện trưởng
Hội đồng khoa
học
Các Phó viện
trưởng
Ban
dự
báo
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
các
ngành
sản
xuất
Ban
nghiên
cứu
phát

triển
các
ngành
dịch vụ
Ban
nghiên
cứu
phát
triển
vùng
Ban
nghiên
cứu
phát
triển hạ
tầng
Trung
tâm
nghiên
cứu
kinh tế
miền
Nam
Ban
nghiên
cứu phát
triển
nguồn
nhân lực
và các

vấn đề
xã hội
Trung
tâm
thông tin
tư liệu,
đào tạo
và tư vấn
phát
triển
Văn
phòng
viện
7
Ban
tổng
hợp
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.1. Lãnh đạo Viện
Viện Chiến lược phát triển có Viện trưởng và các phó Viện trưởng.
Viện trưởng Viện chiến lược phát triển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,
miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về toàn bộ hoạt động của Viện
chiến lược.
Phó Viện trưởng Viện chiến lược phát triển do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Viện trưởng Viện chiến lược và
chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về lĩnh vực công tác được giao.
Hội đồng khoa học là tổ chức tư vấn giúp Viện trưởng xây dựng các chương
trình khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và đánh giá công tác nghiên cứu khoa
học của Viện.

3.2. Cơ cấu tổ chức của Viện và chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trực
thuộc.
3.2.1. Ban tổng hợp.
Có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, xây
dựng các báo cáo về chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô, làm đầu mối tổng hợp tham mưu về các vấn đề
chung liên quan đến quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch trên phạm vi cả
nước. Tham gia nghiên cứu kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, dự báo kinh tế vĩ
mô và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của Ban tổng hợp gồm:
Trưởng ban chỉ đạo và phụ trách nhóm dự báo.
Phó trưởng ban: phụ trách nghiên cứu lý luận, phương pháp luận chiến lược
và tổng hợp chiến lược, phương pháp luận quy hoạch và tổng hợp quy hoạch.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhóm nghiên cứu và tổng hợp ( xử lý liên ngành, vùng) chiến lược và quy
hoạch. Nhóm nghiên cứu dự báo kinh tế vĩ mô gồm dự báo vốn, công nghệ, dự báo
tài chính, dự báo cơ cấu kinh tế, dự báo tăng trưởng,… và xây dựng hệ thống dữ
liệu chung cho toàn viện.
3.2.2. Ban dự báo.
Có chức năng và nhiệm vụ là phân tích tổng hợp dự báo về biến động kinh tế
trong nước và quốc tế phục vụ chiến lược, quy hoạch. Ban dự báo còn dự báo biến
động môi trường, công nghệ, tham gia xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về các
vấn đề liên quan. Bên cạnh đó, Ban dự báo còn không ngừng nghiên cứu lý luận,
phương pháp luận và phương pháp dự báo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện
trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Trưởng ban: phụ trách chỉ đạo chung và chuyên trách về vấn đề lý luận,
phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu.

Phó trưởng ban: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp và phân tích tổng hợp các
kết quả nghiên cứu, các kết quả dự báo biến động kinh tế trong và ngoài nước, dự
báo tăng trưởng kinh tế, dự báo xu hướng phát triển của kinh tế xã hội, xử lý tổng
hợp và từ đó đi đến một kết quả chung, thống nhất, đầy đủ.
Nhóm phân tích tổng hợp, dự báo về quốc tế, kinh tế, khoa học công nghệ,
môi trường, thương mại quốc tế,… phục vụ nghiên cứu chiến lược, quy hoạch,
nghiên cứu sự tác động của các nền kinh tế lớn đối với Việt Nam như Mỹ, Nhật,
Trung Quốc,…
Nhóm phân tích và dự báo các biến động trong nước nghiên cứu tác động
của các nhân tố xã hội, môi trường, dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội, tác động
của chính sách kinh tế đối với chiến lược, quy hoạch; nghiên cứu các yếu tố có thể
tác động đến ổn định kinh tế - xã hội,… nhằm phục vụ cho việc xây dựng chiến
lược, quy hoạch.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
Nhóm xây dựng hệ thống thông tin quốc tế nghiên cứu sự biến động của nền
kinh tế thế giới tới Việt Nam, dự báo sự phát triển của Việt Nam trong tương lai và
vị trí của mình trên trường quốc tế, đồng thời xây dựng ngân hàng dữ liệu về thông
tin quốc tế.
3.2.3. Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất.
Có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây dựng chiến lược, quy
hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông, lâm, ngư nghiệp
của cả nước và trên các vùng lãnh thổ. Đồng thời, còn dựa vào chức năng nghiên
cứu phát triển các ngành sản xuất, ban còn tham gia tư vấn về chiến lược, quy
hoạch có liên quan, làm đầu mối tổng hợp về quản lý nhà nước đối với công tác
quy hoạch trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng. Tham gia xây
dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm về lĩnh vực có liên quan. Ban còn thực
hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức bao gồm:

Trưởng ban: phụ trách chung, chịu trách nhiệm về mặt lý luận, phương pháp
luận về chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Phó trưởng ban (3): chịu trách nhiệm chỉ đạo xử lý tổng hợp và nghiên cứu
lý luận, phương pháp luận với ngành công nghiệp, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp,
ngành thủy sản và kinh tế biển.
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch xây dựng: nghiên cứu chiến
lược phát triển ngành xây dựng.
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược nông lâm nghiệp: thực hiện nghiên cứu
chiến lược, quy hoạch các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, phát triển
làng nghề, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển lâm nghiệp và còn quan tâm
đến bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng,…
Nhóm xử lý tổng hợp chiến lược và quy hoạch thủy sản và kinh tế biển.
3.2.4. Ban nghiên cứu phát triển các ngành dịch vụ
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Có nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển các
ngành dịch vụ của cả nước và các vùng lãnh thổ.
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng ban: Phụ trách chung đối với mọi hoạt động của Ban, tổng hợp chiến
lược và quy hoạch các ngành dịch vụ.
Phó trưởng ban (2): chịu trách nhiệm về các nhóm nghiên cứu các dịch vụ
kinh tế và các dịch vụ xã hội, dịch vụ tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời
tổng hợp các kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu các dịch vụ đó.
Các nhóm nghiên cứu bao gồm: Nhóm nghiên cứu các dịch vụ kinh tế;
Nhóm nghiên cứu các dịch vụ xã hội; Nhóm nghiên cứu các dịch vụ tư vấn và
chuyển giao công nghệ.
3.2.5. Ban nghiên cứu phát triển vùng.
Có chức năng, nhiệm vụ là nghiên cứu, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và
xây dựng các đề án chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,quy

hoạch sử dụng đất các vùng lãnh thổ. Các vùng kinh tế lãnh thổ là các vùng kinh tế
- xã hội, các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng ven biển hải đảo, các tam giác phát
triển, các hành lang kinh tế, các vùng khó khăn. Ban nghiên cứu phát triển vùng có
nhiệm vụ lập các bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thẩm định các dự án
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thành phố. Với các vấn đề liên quan
đến phát triển vùng, lãnh thổ, ban là đầu mối tổng hợp và xây dựng quy hoạch,
tham mưu các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước, góp phần tham gia xây dựng
kế hoạch 5 năm, hàng năm liên quan đến vấn đề phát triển các vùng lãnh thổ. Thực
hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng ban: chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về vấn đề phát triển các vùng
lãnh thổ
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Phó trưởng ban (3): tổng hợp về các vùng kinh tế xã hội và các vùng khó
khăn, vùng kinh tế trọng điểm và chỉ đạo trực tiếp các nhóm nghiên cứu về các lĩnh
vực đó.
Các nhóm nghiên cứu bao gồm: nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế xã hội;
nhóm nghiên cứu các vùng kinh tế trọng điểm, các tam giác phát triển và các hành
lang kinh tế; nhóm nghiên cứu các vùng khó khăn; nhóm nghiên cứu xây dựng bản
đồ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cung cấp cho các bên liên quan.
3.2.6. Ban nghiên cứu phát triển hạ tầng.
Có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây
dựng quy hoạch phát triển ở lĩnh vực hạ tầng của các vùng lãnh thổ và trên phạm vi
cả nước. Ban nghiên cứu lý luận và phương pháp luận trong việc xây dựng chiến
lược, quy hoạch hạ tầng và bảo vệ môi trường. Ban còn tham gia thẩm định quy
hoạch và làm đầu mối tham mưu về các vấn đề phát triển hạ tầng. Thực hiện các
nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức:

Trưởng ban: phụ trách chung và nghiên cứu các vấn đề lý luận, phương pháp
luận xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển hạ tầng.
Phó trưởng ban (2): phụ trách nghiên cứu hạ tầng kinh tế xã hội, hạ tầng
mềm và bảo vệ môi trường, tổng hợp nghiên cứu khối hạ tầng kinh tế.
Các nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng xã hội và cơ
chế chính sách cho phát triển hạ tầng. Nhóm nghiên cứu phát triển hạ tầng bảo vệ
môi trường.
3.2.7. Ban nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội.
Có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu tổng hợp các kết quả nghiên cứu và xây
dựng chiến lược, quy hoạch phát triển con người, nguồn nhân lực và các vấn đề xã
hội trên phạm vi cả nước và trên các vùng lãnh thổ.
Cơ cấu tổ chức:
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trưởng ban: chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về các vấn đề phát triển
nguồn nhân lực.
Phó trưởng ban (2): phụ trách nhóm và trực tiếp xử lý tổng hợp về phát triển
con người và phụ trách về các vấn đề xã hội.
Các nhóm nghiên cứu gồm: Nhóm nghiên cứu phát triển con người và nòi
giống có nhiệm vụ nghiên cứu phương hướng phát triển dân số và chất lượng dân
số của cả nước và các vùng lãnh thổ. Nhóm nghiên cứu chiến lược và quy hoạch
phát triển nguồn nhân lực; Nhóm nghiên cứu các vấn đề xã hội cơ bản của chiến
lược và quy hoạch.
3.2.8. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam là đầu mối nghiên cứu và đề xuất
chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng ở Nam Bộ. Tham gia
thẩm định các dự án quy hoạch phát triển theo phân công. Tổ chức hoạt động tư
vấn quy hoạch phát triển cho các tỉnh, các ngành ở Nam Bộ.
Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam có 4 phòng: phòng nghiên cứu

Đông
Nam Bộ, phòng nghiên cứu đồng bằng sông Cửu Long, phòng nghiên cứu tổng hợp
và thông tin, bản đồ và phòng quy hoạch hành chính.
3.2.9. Trung tâm thông tin tư liệu, đào tạo và tư vấn phát triển
Có chức năng đào tạo sau đại học và tư vấn về các lĩnh vực chiến lược và
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Nhiệm vụ của trung tâm là tổ chức bồi
dưỡng nghiệp vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cho các ngành và địa phương,
tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu chiến lược, quy hoạch
tổng thể phát triển kịnh tế - xã hội trong nước và quốc tế, xây dựng hệ thống thông
tin tư liệu phục vụ đào tạo và tư vấn phát triển. Thực hiện những nhiệm vụ khác do
Viện trưởng.
3.2.10. Văn phòng.
Đinh Thị Tình Lớp: Kinh tế Kế hoạch 46A
13

×