Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Thuyết phân tâm học trong tham vấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 23 trang )

THUYẾT PHÂN TÂM HỌC
TRONG THAM VẤN TÂM LÍ
Nhóm 5


NỘI DUNG:








Khái quát về thuyết Phân tâm học
Cấu trúc của nhân cách
Các giai đoạn phát triển tâm sinh học
Bản năng và các quá trình vô thức
Các cơ chế phòng vệ cái tôi
Các kĩ thuật can thiệp
Phân tâm mới của Alfred Adler
(1870 - 1937)


I. KHÁI QUÁT VỀ THUYẾT
PHÂN TÂM HỌC
 Sigmund Freud (1856 - 1939) là người khởi xướng
và đặt nền móng cho Phân tâm học. Mô hình phân
tâm được Freud triển khai 1880 đến 1930. Cách tiếp
cận này cho rằng nhân cách của mỗi cá nhân được
hình thành từ năng lực của mỗi cá nhân và những trải


nghiệm từ thời thơ ấu, từ trong quá khứ.
 Tiếp cận theo Freud là theo khuynh hướng sinh học,
bản năng và động cơ vô thức. Trong khi theo Phân
tâm học mới hiện nay lại nhấn mạnh tới yếu tố văn
hóa, xã hội và sự phát triển của ý thức, của việc cá
nhân hóa cái tôi.


 Theo Freud, những hành vi của một cá
nhân là kết quả của những mẫu hành vi
thơ ấu và có nguồn gốc vô thức. Thông
qua các mối quan hệ với những người
khác trong thời thơ ấu mà chúng ta học
được những cách thức để thỏa mãn
những nhu cầu bản năng. Nếu ngược
lại sẽ có những rối nhiễu tâm lí ở tuổi
trưởng thành.


Bản chất: giúp con người lùi lại quá khứ, tìm lại
những cội rễ vô thức của các vấn đề gây ra rối
loạn ở hiện tại, nhằm giải phóng những cảm xúc
tiêu cực có liên quan và/ hoặc loại trừ các triệu
chứng tâm bệnh.
Mục đích: làm cái không có ý thức trở thành cái
có ý thức. Nhà tham vấn giúp thân chủ tập trung
vào sự kiện xảy ra trong quá khứ để dòng sự kiện
ăn nhập với vấn đề đang xảy ra ở hiện tại.



 Các khái niệm chính của trị liệu phân tâm là:
bản năng xung động, bản ngã và siêu ngã; các
quá trình vô thức; các cơ chế phòng vệ cái tôi,
sự chống đối, liên tưởng tự do và sự chuyển
dịch => có vai trò quan trọng trong công tác
tham vấn.


II. CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH
 Freud cho rằng cá nhân có 3 hệ thống nhân cách: bản
năng xung động, bản ngã và siêu ngã, được phát đầy
đủ vào lúc 5 tuổi.
 Bản năng xung động (Id) là bẩm sinh, không bị kiềm
chế, thuộc về vô thức. Thúc đẩy con người hoạt động
nhằm thỏa mãn những ham muốn vô thức, gọi là “cái
ấy” hay “cái nó”. Bản năng hướng cơ thể tới việc đáp
ứng nhu cầu mà không để ý đến những nguyên tắc và
chuẩn mực xã hội.


 Bản ngã (Ego) còn gọi là “cái tôi”. Bị điều khiển bởi
nguyên tắc hiện thực. Vai trò ìm kiếm những cách
suy nghĩ, ứng xử thích hợp và an toàn để tạo nên sự
cân bằng giữa các nhu cầu của bản năng và lương tâm
cảu siêu ngã, nhằm đáp ứng các đòi hỏi của xã hội.
“Cái tôi” luôn cố gắng kiềm chế “Cái nó”, đồng thời
liên hệ với thế giới một cách hợp lí và có lí trí.
 Siêu ngã (Super Ego) hay “Siêu Tôi”, bao gồm ý thức
và nguyên tắc đạo đức của cá nhân. Kiềm chế “cái
nó” và cố gắng thay thế hành vi có lí trí của “cái tôi”

bằng hành vi mang tính đạo đức.


III. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
TÂM SINH HỌC
 Theo Freud, sự hình thành và phát triển của cái Nó,
cái Tôi, cái Siêu Tôi trải qua năm giai đoạn khác
nhau, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là trong năm
năm đầu tiên của cuộc đời con người, với ba giai
đoạn phát triển đầu tiên. Đó là giai đoạn môi miệng,
giai đoạn hậu môn và giai đoạn dương vật.







Giai đoạn môi miệng: (từ 0 tuổi đến 1.5 tuổi)
Giai đoạn hậu môn: (khoảng từ 1 đến 3 tuổi)
Giai đoạn dương vật: ( khoảng từ 3 đến 5 tuổi)
Giai đoạn ẩn tàng: ( khoảng giữa 5 tuổi đến khi
dậy thì)
 Giai đoạn sinh dục


IV. BẢN NĂNG VÀ CÁC QUÁ
TRÌNH VÔ THỨC
 Freud cho rằng có bản năng sống và bản năng chết.
 Bản năng sống: bao gồm những xung năng của một

người như đói, khát và hoạt động tình dục (Libido).
Hướng hành vi về những hoạt động tồn tại, tích cực.
 Bản năng chết: hướng hành vi đến sự phá hủy và tiêu
diệt bản thân. Giúp giải thích hành vi tự tử của cá
nhân. Đôi khi bản năng chết thể hiện ở việc cá nhân
chuyển những cảm giác hủy diệt bản thân ra bên
ngoài, hướng vào người khác, gây tổn thương đến
người khác để trút bỏ những sợ hãi, căng thẳng


V. CÁC CƠ CHẾ PHÒNG VỆ CÁI TÔI
 Các cơ chế phòng vệ:
 Sự phủ nhận
 Sự phóng chiếu:
 Sự hợp lí hóa
 Sự thoái bộ
 Sự thăng hoa
 Sự đồng nhất hóa
 Sự bù trừ
 Sự hình thành phản ứng


VI. CÁC KĨ THUẬT CAN THIỆP
 Sự đồng cảm: Việc sử dụng kĩ năng đồng cảm và
lắng nghe tích cực cho phép nhà tham vấn thiết lập
mốii quan hệ chuyển dịch, trong khi vẫn giữ được
khoảng cách nhất định trong mối quan hệ tham vấn.
 Phân tích sự chuyển dịch: Theo phương pháp phân
tâm, trong quá trình tham vấn, ở thân chủ luôn luôn
xuất hiện những phản ứng xúc cảm đối với nhả tham

vấn. Nhà tham vấn thường được đồng nhất với người
nào đó là trung tâm của những xung đột xúc cảm
trong quả khứ (thường là cha mẹ hoặc người tình).
Phản ứng xúc cảm này là sự chuyển dịch.


 Liên tưởng tự do: Đây là kĩ thuật sử dụng nhằm
khám phá vô thức và giải phóng những điều bị dồn
nén trong thân chủ. Thân chủ được khuyến khích biểu
lộ, được tự do diễn đạt băng lời một cách tự nhiên
những điều xảy ra trong quá khứ hay bất cứ điều gì
xuất hiện trong tâm trí mà không cần sàng lọc, không
sợ bi kiểm duyệt hay phán xét bởi nhà tham vấn.
 Phân tích giấc mơ: Freud tin rằng giấc mơ là "con
đường huy hoàng dẫn đến vô thức". Do đó, các nhà
phân tích sẽ xem xét cả nội dung hiển hiện (rõ ràng)
của giấc mơ cũng như ý nghĩa tiềm tàng (ẩn giấu) của
giấc mơ trong sự cố gắng tìm hiểu những ham muốn
vô thức và những kí ức đau khổ do bị kìm nén


 Lí giải hành vi chống đối: Chống đối là một cơ chế
thể hiện sự miễn cưỡng của thân chủ đối với việc
nhận thức về những sự kiện, hiện tượng được lôi lên
từ vô thức. Điều này khiến thân chủ cảm thấy bất ổn
khi nói về nó. Nhà tham vấn phải luôn luôn ý thức về
sự tịnh tiến của thân chủ để không "đẩy" thân chủ quá
những giới hạn tạm thời này. Những cô gắng thiếu
thận trọng có thê đầy thân chủ đến chỗ kết thúc cuộc
tham vấn một cách chóng vánh.



 Kết luận:
 Tham vấn theo quan điểm Freud là nhấn mạnh đến
việc khuyến khích thân chủ nói thoải mái, nhà
tham vấn lắng nghe, rồi giải thích cho thân chủ.
Mối quan hệ tham vấn kết thúc (thành công) khi
thân chủ nhận thức những động cơ ẩn giấu, khi
thân chủ biết cách làm thế nào để động cơ này biểu
hiện qua những mẫu hành vi và triệu chứng của họ
và khi thân chủ đã tạo ra sự thay đổi dựa trên sự
thấu hiểu vấn đề quá khứ trong liên quan đến thực
tế hiện nay.


 Ưu điểm:
Lý thuyết phân tâm nhấn mạnh đến
những điểm quan trọng của vô thức
như là một yếu tố quyết định hành vi,
làm rõ những tác động sâu sắc về sự
phát triển tiền ấu thơ. Có thể giúp
thân chủ hiểu được nguyên nhân của
các rối nhiễu tâm lí, giúp thân chủ sẽ
cấu trúc lại nhân cách của mình trên
những điều kiện mới, thậm chí còn
có thê xây dựng lại toàn bộ nhân
cách của thân chủ.


Nhược điểm:

 Tiếp cận Freud quá coi trọng sức mạnh bản năng
vô thức, trong khi vấn đề của thân chủ còn liên
quan đến các mối quan hệ liên cá nhân, hay những
áp lực mạnh mẽ của xã hội.
 Tiếp cận theo quan điểm phân tâm đòi hỏi nhà
tham vấn phải có khả năng phân tích tâm lí chuyên
sâu để giúp thân chủ ý thức về những rối loạn tâm
lí vô thức của mình.


VII. PHÂN TÂM MỚI CỦA ALFRED
ADLER (1870 - 1937)
 Phân tâm mới của Alfred Adler đã phát triển lí
thuyết riêng của mình bằng cách thu hẹp đáng kể tầm
quan trọng của nhục dục, của vô thức trong sự phát
triển nhân cách. A. Adler cho rằng: con người bị chi
phối bởi các yếu tố xã hội hơn là yếu tố sinh học và
bản chất cong người là tích cực. Con người biết cách
giải quyết vấn đề của mình một cách hiệu quả, tự tạo
cho mình một cuộc sống thực tế chứ không thuần túy
bị lệ thuộc vào tuổi thơ, quá khứ và kinh nghiệm. Qua
điểm của ông được gọi là trường phái tiếp cận
Adlerian.


 Trường phái Adlerian cho rằng: trong tương tác xã
hội, “ý muốn có quyền lực”, hay mong muốn tỏ ra
hơn người chính là những xung năng nền tảng và là
động lực chính trong thái độ cư xử của mỗi người.
 Mục tiêu tham vấn và trị liệu là xóa bỏ những niềm

tin sai lệch về cuộc sống để giúp thân chủ phát triển
những mặt mạnh, có ích. Các mục tiêu cụ thể đó là:
giúp thân chủ vượt qua cảm giác hụt hẫng; gạt bỏ
những động cơ sai lầm, cấu trúc lại những giả thuyết
cuộc sống lệch lạc và giúp họ tìm lại cảm giác bình
đẳng với mọi người.


• Trị liệu Adlerian sử dụng các kĩ thuật như kĩ thuật
quan tâm, khuyến khích, đương đầu, diễn giải nhóm
gia đình, hồi tưởng kí ức, ám thị và hoàn thành bài
tập ở nhà. Và được ứng dụng trong giáo dục, định
hướng lối sống cho trẻ, tham vấn quan hệ cha mẹ con cái, công tác xã hội, đặc biệt là rất lí tưởng trong
tham vấn nhóm, trong giải quyết vấn đề hôn nhân gia
đình.
• Việc tập trung vào ý thức trong phép trị liệu của
Adler báo trước sự ra đời của các phương thức tiếp
cận nhận thức – hành vi, và đã mở đường cho một
loạt các phương thức trị liệu gia đình ra đời.


• J.Godefroid (1987) cho rằng phép trị liệu của Adler
có ảnh hưởng rất quan trọng đối với tham vấn vì nó
cho phép nhà tham vấn hiểu được những vẫn đề “rắc
rối” của thân chủ thông qua việc tìm hiểu điều kiện
sống và lớn lên của thân chủ. Mặt khác thông qua quá
trình tham vấn, thân chủ có thể hiểu lối sống của
mình, thừa nhận sự không hoàn hảo, để từ đó tạo nên
sự thay đổi.
• Corey cho rằng Adler có ảnh hưởng mạnh tới các

phong trào quan tâm dến sức khỏe tâm thần cộng
đồng. Sự nhấn mạnh vào đặc tính liên nhân cách là
tiêu chí thích hợp nhất với công tác tham vấn trong
một xã hội có nhiều nền văn hóa đa dạng cùng tồn tại.


Cảm ơn mọi
người đã
chú ý lắng
nghe



×