Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

giáo án tự chọn ngữ văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.75 KB, 71 trang )

CHỦ ĐỀ 1
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG
TIẾNG VIỆT, THỰC HÀNH SỬA LỖI (Số tiết: 4).
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm vững những yêu cầu sử dụng tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ,
đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ.
- Nhận diện được những lỗi trong thực tiễn sử dụng tiếng Việt ở những phương diện: phân
tích được lỗi, chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi và có kĩ năng sửa chữa lỗi.
- Nâng cao tình cảm yêu quý tiếng Việt, thái độ cẩn trọng khi nói và viết bằng tiếng Việt.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, đàm thoại, quy nạp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
III. TƯ LIỆU - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT,
THỰC HÀNH SỬA LỖI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

GV: Thực tế trong nói năng hàng ngày việc phát
âm có thể có những ảnh hưởng của tiếng địa
phương, của giọng điệu cá nhân, của bệnh tật ở
cơ quan phát âm… Mỗi người cần phải đặt ra
yêu cầu phát âm theo hệ thống âm thanh chuẩn
của tiếng Việt.
GV: Từ điển tiếng Việt của Vịên Ngôn ngữ do
Hoàng Phê chủ biên.

HS: Chỉ ra những trường hợp cần viết đúng theo
âm thanh chuẩn của tiếng Vịêt, không viết theo


phát âm địa phương. VD: đẹp đẽ / đẹp đẻ; giặt
quần áo / giặc quần áo; rửa xe / rữa xe; mù mịt /
mù mựt; hoàn cầu /hoàng cầu; trốn tránh / chốn
chánh;…
HS: Chỉ ra những trường hợp chữ quốc ngữ chưa
có sự thống nhất giữa âm và chữ. VD: ngành
nghề / nghành nghề; cách mạng / kách mạng;
quang cảnh / qoang cảnh;…
HS: Cách viết hoa trong chữ quốc ngữ:
+ Danh từ riêng: tên riêng của người hoặc tên của
các tổ chức, cơ quan, đoàn thể; địa danh… 
NV 10

Chủ đề 1

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG YÊU CẦU
SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT:
1. Sử dụng đúng các phương tiện ngôn
ngữ, theo các chuẩn mực của tiếng Việt:
a. Chuẩn mực về ngữ âm và chữ viết:
- Ngữ âm:
+ Chuẩn phát âm liên quan đến tất cả các
thành phần của âm tiết tiếng Việt: phụ âm
đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh
điệu.
+ Chuẩn phát âm mỗi từ của tiếng Việt
được thể hiện qua hình thức chữ quốc ngữ
mà những bộ phận từ điển tiếng Việt tiêu
biểu đã ghi nhận.

- Chữ viết:
+ Viết theo phát âm chuẩn của tiếng Việt.

+ Viết theo những quy định hiện hành của
chữ quốc ngữ.
+ Viết theo các quy tắc viết hoa và quy tắc
viết từ ngữ gốc tiếng nước ngoài.


Viết hoa tất cả các từ.
+ Đầu câu, sau dấu chấm câu.
+ Tên tác phẩm: tên tác phẩm văn học, tên đề tài
nghiên cứu, tên luận văn khoa học,… Viết hoa
tiếng đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên.
HS: Quy tắc viết từ ngữ gốc tiếng nước ngoài:
Việt hoá tiếng nước ngoài bằng cách gạch nối
giữa các âm tiết. VD: Italia  I-ta-li-a; Andersen
 An-đec-xen,…
GV: Ngoài ra còn viết tắt một số từ ngữ thông
dụng đã được quy định. VD: CNXH (chủ nghĩa
xã hội); UBND (Uỷ ban nhân dân); THPT (trung
học phổ thông);…
b. Chuẩn mực về dùng từ:
Từ là đơn vị ngôn ngữ có nhiều bình diện
 Chuẩn mực về dùng từ gồm 3 phương
diện:
GV: HS cần chú ý:
- Dùng đúng hình thức âm thanh và cấu
- Cần phân biệt các từ có âm thanh gần nhau tạo của từ.
nhưng khác nghĩa. VD: bàng quang (bọng đái) /

bàng quan (thái độ thờ ơ, đứng ngoài cuộc);
chinh phu / chinh phụ;…
- Những từ được tạo ra bởi cùng một từ gốc
nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa và phạm vi
sử dụng. VD: nhỏ  nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ
nhen, nhỏ nhoi…
HS: Phân biệt ý nghĩa cơ bản và sắc thái biểu - Dùng đúng ý nghĩa của từ, cả ý nghĩa cơ
cảm của một số từ. VD: ngoan cố / ngoan cường bản và cả sắc thái biểu cảm.
 Gần âm, gần nghĩa cơ bản nhưng khác nhau
về nghĩa biểu cảm; toi mạng / hy sinh; chầm
chậm / chậm chạp;…
GV: Khi dùng từ với nghĩa chuyển thì nghĩa
chuyển của từ cũng phải phù hợp với nội dung
biểu đạt và nội dung ý nghĩa của cả câu văn, của
văn bản. VD: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì
lợi ích trăm năm trồng người” (Hồ Chí Minh):
“trồng cây”  nghĩa gốc; “trồng người” 
nghĩa chuyển.
GV: Trong tiếng Việt đặc điểm ngữ pháp của từ - Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp của từ.
thể hiện ở sự kết hợp của từ với những từ đi trước
và những từ đi sau để tạo nên cụm từ và câu.
VD: “Tôi cảm ơn các bạn”.
“Tôi tự hào về các bạn”.  “về” là hư từ kết
hợp từ “tự hào” với từ “các bạn”.
c. Chuẩn mực về đặt câu:
HS: Về kết cấu ngữ pháp gồm có các loại câu:
- Câu cần cấu tạo đúng về mặt kết cấu ngữ
+ Câu đơn hai thành phần. VD: “Tôi đi học”.
pháp của tiếng Việt.
+ Câu đơn đặc biệt. VD: “Tuyệt!”.

+ Câu ghép. VD: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua
Bảo Đại thoái vị”.
NV 10

Chủ đề 1


+ Câu phức. VD: “Gái Quảng Bình khí phách đọ
Trường Sơn”.
GV: Nội dung ý nghĩa: biểu hiện tường minh - Câu cần đúng về nội dung ý nghĩa.
(trực tiếp) hoặc hàm ẩn (gián tiếp)  Người
nghe, người đọc phải lĩnh hội chính xác, đầy đủ
nội dung ý nghĩa của câu. HS tìm VD.
GV: Mỗi dấu câu có những công dụng nhất định, - Câu cần được đánh dấu câu thích hợp:
giúp cho câu văn thể hiện chính xác, mạch lạc, dấu cuối câu, dấu trong câu.
đúng nội dung biểu hiện và cả sắc thái cảm xúc
kèm theo. HS tìm VD.
d. Chuẩn mực về cấu tạo văn bản:
GV: Đối với văn bản có độ dài lớn: phân chia và - Trong một văn bản các câu cần có sự
sắp xếp thành các phần, các chương, các mục  liên kết chặt chẽ và được tổ chức theo một
Thể hiện rõ nội dung cần truyền đạt và phù hợp kết cấu mạch lạc.
với phong cách ngôn ngữ của bản thân văn bản.
VD: Một bài luận văn.
e. Chuẩn mực về phong cách ngôn ngữ:
HS: Các phong cách chức năng bao gồm: PCNN - Chuẩn mực về phong cách chi phối các
sinh hoạt, PCNN nghệ thuật, PCNN hành chính, phương diện dùng từ, đặt câu, tổ chức văn
PCNN chính luận, PCNN báo – công luận, bản, chữ viết, các kí hiệu văn tự trong văn
PCNN khoa học.  Yêu cầu các phương diện bản.
phải phù hợp với từng phong cách chức năng.
2. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp

cao:
a. Đối với ngữ âm và chữ viết:
HS: Phân tích VD: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ - Ngữ âm: các biện pháp sử dụng âm,
mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”. (Thép Mới): thanh, vần, nhịp điệu,… Tạo nên những
nhịp điệu cân xứng và trải rộng dần ở phần vị âm hưởng thích hợp, nâng cao hiệu qủa
ngữ (2 - 2 - 4 - 4) và sự đan xen các tiếng thanh biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm, cảm
bằng với các tiếng thanh trắc (làng - nước - tranh xúc.
- chính)  Tạo cho câu văn âm hưởng hài hoà và
lan toả của cảm xúc (từ nhỏ đến lớn, từ gần đến
xa, từ hẹp đến rộng)  Ca ngợi sức mạnh, phẩm
chất của cây tre - tượng trưng cho con người Việt
Nam.
HS: Phân tích VD:
- Chữ viết: viết chữ hoa, chữ in, dùng dấu
“Hỡi người Anh, đã khép chặt đôi môi
câu, viết qua hàng bất thường nhưng có
Tiếng Anh hô: “Hãy nhớ lấy lời tôi”!
chủ ý,… Tạo nên những sắc thái biểu
Đã vang dội. Và ánh đôi mắt sáng
cảm tế nhị, có ấn tượng sâu sắc.
Của Anh đã chói ngời trên báo Đảng”.
(Tố Hữu)
+ Từ “Anh”: viết hoa  kính trọng và tự hào đối
với người được nói đến.
+ Dấu chấm giữa câu thơ thứ 3: ngắt dòng thơ
làm hai  nhấn mạnh vào hình ảnh đôi mắt để
cho thấy hai phương diện tiếng và hình của Anh
đều để lại những ấn tượng sâu sắc.
b. Đối với từ ngữ:
GV: Biện pháp nghệ thuật hay còn gọi là biện - Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân

pháp tu từ cũng có những chuẩn mực sử dụng và hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm,
NV 10

Chủ đề 1


đòi hỏi việc sử dụng phải phù hợp với nội dung tượng trưng, chơi chữ, tập Kiều,…
tư tưởng tình cảm và phong cách ngôn ngữ chung Tăng cường hiệu quả biểu đạt:
của văn bản.
HS: Phân tích VD:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
(Viễn Phương)
+ Nhân hoá: “mặt trời” (1)  “đi qua, thấy”.
+ Ẩn dụ: “mặt trời” (2)  Hồ Chí Minh cũng
như mặt trời mang lại sự sống và ánh sáng cho
con người đồng thời cũng trường tồn như mặt trời
trong vũ trụ.
+ Điệp từ, ngữ: “đi”, “lăng”, “trong”, “ngày
ngày”, “mặt trời”…
+ Điệp kết cấu ngữ pháp: giữa 2 câu thơ đầu và 2
câu thơ sau.
+ Hoán dụ: “Mùa xuân” (không dùng từ “năm”
hay “tuổi”).
+ Dùng từ: “dòng” (không dùng từ “đoàn”),
“tràng” (không dùng từ “vòng”), “kết” (không
dùng từ “làm”, “bện”), “dâng” (không dùng từ
“viếng”)  Biểu lộ cảm xúc xót thương thành

kính chứ không tang thương, bi luỵ.
c. Đối với câu:
HS: Phân tích VD:
- Các phép tu từ cú pháp: phép đảo, phép
“Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị đối, phép điệp, phép song hành cú pháp,
đã oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái phép liệt kê, phép chêm xen,… Tạo tính
sai đã thắm hồng da dẻ chị”. (Anh Đức)
chất nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp
+ Từ ngữ cảm thán: “biết bao nhiêu”.
cao.
+ Ẩn dụ: “quả ngọt trái sai”.
+ Từ tượng thanh: “oa oa”.
+ Từ chỉ màu sắc: “thắm hồng”.
+ Thành phần chú thích chêm xen và sóng đôi
nhau: “nơi chị đã oa oa cất tiếng khóc đầu
tiên” / “nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ
chị”.  Tạo tính hình tượng và tính biểu cảm
cho câu.
d. Đối với toàn văn bản:
- Các biện pháp nghệ thuật: thay đổi trật tự
GV: Truyện “Chí Phèo” của Nam Cao được bắt kết cấu của văn bản, phối hợp các phương
đầu bằng chi tiết khá độc đáo, gây ấn tượng thức biểu đạt khác nhau, dùng những cách
mạnh: “Hắn vừa đi vừa chửi”  “Hắn” đại từ trình bày có tác động mạnh mẽ đến quá
nhân xưng ở ngôi thứ ba để chỉ Chí Phèo  Tạo trình lĩnh hội văn bản,…
sự chú ý và lôi cuốn cho người đọc.
II. NHỮNG LOẠI LỖI THƯỜNG
MẮC KHI SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT:
1. Lỗi về phát âm và chữ viết:
a. Lỗi do nói hoặc viết theo sự phát âm
của phương ngữ hoặc cá nhân:

HS: Phân tích và sửa lỗi ở các VD:
NV 10

Chủ đề 1


+ Nói và viết sai phụ âm đầu: “lồng làn” (nồng
nàn), “chốn chánh” (trốn tránh), “dui dẻ” (vui
vẻ),…
+ Nói và viết sai phần vần: “uống riệu” (uống
rượu), “bác ngác” (bát ngát), “chếnh cháng”
(chuếnh choáng), “rộng rải” (rộng rãi),…
b. Lỗi do viết không đúng những quy
định về chữ viết hiện hành:
HS: Phân tích và sửa lỗi ở các VD:
+ “Nghành nghề” (Ngành nghề), “ghế ghỗ” (ghế
gỗ), “hoa quình” (hoa quỳnh),…
+ “Quảng ninh” (Quảng Ninh), “quận cầu giấy”
(quận Cầu Giấy), “bà Thu yến” (bà Thu Yến),…
+ “thủ đô Pa Ri” (thủ đô Pa-ri), “câylômét” (Kilô-mét), “nhà văn Séc Văn Téc” (nhà văn Sécvan-téc),…
2. Lỗi về từ:
HS: Phân tích và sửa lỗi ở các VD:
1. “Trình độ tư di của nó còn yếu lắm”. “tư
duy”.
2. “Trong vấn đề này có nhiều phương tiện khác
nhau”.  “phương diện”.
3. “Tỉ lệ mắc bệnh truyền nhiễm không thanh
toán được”.  “giải quyết”.
4. “Thế là nó ám hiệu cho tôi biết”.  “làm ám
hiệu”.

5. “Nghe tiếng gõ cửa, lão thân chinh ra mở cửa”.
 “thân hành”.
3. Lỗi về câu:
HS: Phân tích và sửa lỗi ở các VD:
1. “Qua tác phẩm đã cho ta thấy tinh thần anh
dũng của giai cấp công nhân vùng mỏ”.  Câu
không phân định rõ thành phần trạng ngữ đầu câu
với thành phần chủ ngữ.
- Có 2 cách sửa:
+ Giữ nguyên từ “qua”, bỏ các từ “đã cho” và
thêm vào dấu phẩy.
+ Bỏ từ “qua”.
2. Với tác phẩm “Chữ người tử tù” đã làm cho sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân bay bổng khắp
đó đây.  Câu không phân định rõ thành phần
trạng ngữ đầu câu với thành phần chủ ngữ.
- Có 2 cách sửa:
+ Bỏ từ “với”, thay phần “bay bổng khắp đó
đây” bằng “trở nên nổi tiếng”.
+ Bỏ các từ “đã làm cho” và thay phần “bay
bổng khắp đó đây” bằng “trở nên nổi tiếng”.
3. “Trong xã hội phong kiến thối nát trước đây,
cái xã hội làm cho con người chỉ biết tuân theo
những lễ giáo hủ lậu”.  Câu chưa có chủ ngữ
và vị ngữ, mới có thành phần tương đương trạng
NV 10

Chủ đề 1



ngữ và thành phần chú thích.
- Cách sửa: “Trong xã hội phong kiến thối nát
trước đây, cái xã hội làm cho con người chỉ biết
tuân theo những lễ giáo hủ lậu, con người không
thể sống tự chủ”.
4. “Trong tác phẩm Nguyễn Du đã lên án xã hội
phong kiến thối nát vì lúc bấy giờ Nguyễn Du
cũng xuất thân ở một xã hội phong kiến suy tàn”.
 Xác định sai quan hệ từ.
- Cách sửa: “Trong tác phẩm, Nguyễn Du đã lên
án xã hội phong kiến thối nát, bởi vì vốn xuất
thân từ một gia đình quan lại, ông thấu hiểu mọi
biểu hiện suy tàn của chế độ ấy”.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- HS học bài.
- Làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị chủ đề 2.

BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1
I. VỀ CHỮ VIẾT:
1. Phân tích và chữa các lỗi chính tả.
NV 10

Chủ đề 1


a. Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ ngữ viết đúng, chữa lại từ viết sai:
1. khuếch trương
2. nguắt nguéo

3. luạng chuạng
4. ngoằn ngoèo
5. tranh dà 5. tranh dành
6. dọng điệu
7. dao dịch
8. dận hờn
9. giao dịch
10. nguyếch ngoác

1. bạc mạng
2. lãn mạng
3. tàng ác
4. lục lội
5. hoành hành
6. đường hoàng
7. nhã nhặng
8. phú quới
9. kiêng quyếc
10. đang lác mây tre

1. xả thân
2. đả đời
3. cũng cố
4. nhân nghỉa
5. vẫn vơ
6. sĩ nhục
7. chặt chẽ
8. bẫn thĩu
9. vửng vàng
10. liêm sỉ


b. Phân tích và chữa các lỗi chính tả trong các câu sau:
- “Cụ già bé loắc choắc, noạng choạng đi vào ngôi nhà chanh, ngồi suống cái trõng che, vớ
lấy trai nước ở lên trên đất nỏ chổ, uống ừng ực, rồi đắp triếu dên ừ ừ”.
- “Bác Tám đến chụ xở uỷ ban, chịnh chọng chình bày í kiến của mình nhằm thuyết phục
chị em phụ lữ tham ra phong chào kế hoạch hoá da đình”.
2. Khoanh tròn vào những chữ số đánh dấu từ ngữ viết đúng, chữa lại từ viết sai:
1. Nguyễn Tri Phương
2. Trần hoàng
3. Phạm thị hoài
4. Thị nở
5. nguyễn văn bé
6. tản đà
7. Tam Nguyên Yên đổ
8. Bà Đoàn thị Điểm
9. Sông Đồng nai
10. Thị Xã hội an

1. Nhật bản
2. In Đô Nê Xi A
3. Thủ - Dầu - Một
4. Tôn - Trung - Sơn
5. Bin Clin-tơn
6. Napônêông bônapac
7. Ma-lay-xi-a
8. An Giê Ri
9. Oa-sinh-tơn
10. Bắc Kinh

1. Pờ-rô-tê-in

2. In Tơ Nét
3. hi-đrô
4. các bô ních
5. vải 100 % cô-tông
6. A-Mô-Ni-Ac
7. thuốc pênêxilin
8. Pho-tô-cop-phi
9. kờ-lô-mét
10. Internet

II. VỀ TỪ:
1. Phân tích và chữa các lỗi về các hình thức cấu tạo của từ:
a. “Chúng em đã khuyên góp được nhiều tiền và vật dụng để ủng hộ đồng bào vùng bị bão
lụt”.
b. “Các em học sinh ở đây thường được thưởng thức những vai điệu tuyệt vời của đoàn văn
công”.
c. “Nếu không đoàn kết thì làm sao chống lại được những tên giặc vũ trang bằng vô ngàn vũ
khí”.
2. Phân tích và chữa các lỗi về nghĩa của từ:
a. “Anh chú ý nghe ngóng lời giảng của thầy giáo và ý kiến phát biểu của các bạn trong lớp”.
b. “Những chứng minh về một nền văn hoá cổ ở vùng này còn rất nhiều”.
c. “Trước lối chơi lực lượng của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không
thể ghi bàn được”.
3. Phân tích và chữa các lỗi về kết hợp từ và phong cách ngôn ngữ:
a. “Danh ngôn của các nhà vật lí học nổi tiếng của nhân loại đã xúc tác trí óc các em mãnh
liệt biết dường nào”.
b. “Trong những năm khôi phục kinh tế, mới có ít ngày thôi mà đất nước đã thay lòng đổi dạ,
những mái nhà rạ cứ lùi dần cho ngói mới”.
NV 10


Chủ đề 1


c. “Đến năm 2000 phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số
dụng cụ chuyên khoa cẩn thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt”.
III. VỀ CÂU:
1. Phân tích và chữa lỗi trong nhóm câu sau:
a. “Từ những chị dân quân ngày đêm canh giữ đồng quê và bầu trời của Tổ quốc, đến những
bà mẹ chèo đò anh dũng trên những dòng sông đầy bom đạn ác liệt của kẻ thù”.
b. “Sống trong cái xã hội đầy bất công như vậy đã giúp cho ông thấu hiểu nỗi thống
khổ của quần chúng nhân dân”.
c. “Qua cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng
yêu nước căm thù giặc sâu sắc, với tất cả vì đất nước vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà hết
lòng hết sức cứu giúp dân với sự nghiệp thơ văn của ông là vũ khí sắc bén quân thù đã phải
khiếp sợ và mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất nước ta”.
2. Phân tích và chữa lỗi trong nhóm câu sau:
a. “Qua những tác phẩm văn học ở thế kỉ XVIII, bọn quan lại ra sức hoành hành, không đảm
bảo nổi đời sống cho người dân lương thiện”.
b. “Trần Hưng Đạo đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi giặc Minh, giành lại nền độc lập cho
tổ quốc”.
c. “Tác phẩm của ông rất hay về nội dung ý nghĩa, cho nên nó có giá trị tố cáo kẻ thù mạnh
mẽ”.
3. Phân tích và chữa lỗi trong nhóm câu sau:
a. “Cụ ấy già lắm rồi, không 80 tuổi thì cũng 75 tuổi là cùng”.
b. “Mặc dù có việc gì xảy ra, nhưng anh vẫn cứ yên tâm”.
c. “Hễ anh trông thấy bất kì điều gì khả nghi, anh không bỏ qua, nhưng liền báo cho công an
biết ngay”.

NV 10


Chủ đề 1


CHỦ ĐỀ 2
NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN,
THỰC HÀNH SỬA LỖI (Số tiết:4) .
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi thường mắc phải khi viết
văn.
- Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn, để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng
diễn đạt khi viết văn.
- Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết văn.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, đàm thoại, quy nạp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
III. TƯ LIỆU - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: NHỮNG LỖI VỀ DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN, THỰC
HÀNH SỬA LỖI.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. KHÁI QUÁT VỀ KĨ NĂNG DIỄN
ĐẠT TRONG BÀI VĂN:
HS: Kĩ năng diễn đạt là gì?
1. Khái niệm kĩ năng diễn đạt:
- Kĩ năng diễn đạt là kĩ năng biểu
hiện được nhận thức, tư tưởng, tình

cảm của người nói, người viết bằng
phương tiện ngôn ngữ, khiến cho
người nghe, người đọc lĩnh hội
được đầy đủ, chính xác những nội
HS: Kĩ năng diễn đạt được thể hiện ở những phương dung đó.
diện nào?
- Kĩ năng diễn đạt bao gồm nhiều
GV: Cần viết đúng các quy định về chữ viết, phương diện:
chính tả, viết hoa và viết từ nước ngoài; việc dùng + Kĩ năng viết chữ và sử dụng các
các dấu câu hay các kí hiệu chữ viết khác; việc kí hiệu thuộc về chữ viết.
trình bày văn bản,…
GV: Dùng từ đúng về hình thức cấu tạo, đúng về
nghĩa, đúng về đặc điểm ngữ pháp, đúng về sắc + Kĩ năng dùng từ đúng và hay.
thái biểu cảm, đúng về phong cách ngôn ngữ,
đồng thời sử dụng từ một cách sáng tạo, có tính
nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.
GV: Đặt câu phải đáp ứng được nhiệm vụ và mục
đích giao tiếp chung của cả bài văn, đồng thời nội + Kĩ năng đặt câu đúng theo quy
dung ý nghĩa của từng câu thể hiện chính xác và tắc cấu tạo câu của tiếng Việt.
rõ ràng nội dung biểu đạt và phù hợp với quy tắc
chung trong nhận thức và tư duy của con người.
+ Kĩ năng liên kết các câu với nhau
để tổ chức nên các đơn vị lớn hơn của
NV 10

Chủ đề 1


GV: Trong sáng vừa là yêu cầu đối với nhận thức, tư
duy, vừa là yêu cầu của sự diễn đạt bằng ngôn ngữ.

 Ngôn ngữ và tư duy luôn có mối quan hệ mật
thiết, do đó muốn diễn đạt trong sáng thì nhận thức,
tư duy phải rõ ràng, mạch lạc.

bài văn (đoạn, mục, phần) và tổ chức
nên toàn bài văn (văn bản).
+ Kĩ năng tách đoạn văn và liên
kết các đoạn, phần trong bài văn, kĩ
năng đặt đề mục và tên cho văn
bản,…
2. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt
trong bài văn:
a. Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy
gọn.

GV: Yêu cầu này thể hiện ở mối quan hệ về nội
dung ý nghĩa của từng câu, giữa các câu, các đoạn,
b. Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất
các phần với nhau.  Giữa các câu, các đoạn, các
quán, không mâu thuẫn.
phần của bài văn cần có sự liên kết, mạch lạc và phải
có chuyển ý, đồng thời tránh tình trạng rời rạc, xa
đề, lạc đề, thừa ý, lặp ý, mâu thuẫn.
GV: Sự diễn đạt trong bài viết cần hay và hấp dẫn
nhưng không cầu kì, sáo rỗng.  Cần tránh lối diễn
đạt hoa mỹ, cầu kì không phù hợp và cũng cần tránh
lối diễn đạt đơn điệu, nhàm chán.

c. Cần diễn đạt ngắn gọn, giản dị,
tránh cầu kì, sáo rỗng.


GV: Diễn đạt cần phải phù hợp với phong cách
ngôn ngữ của bài viết: chữ viết, dùng từ, đặt câu, kết
cấu, tổ chức bài văn,… Cần phân biệt ngôn ngữ
viết với ngôn ngữ nói.

d. Cần diễn đạt phù hợp với phong
cách ngôn ngữ của bài văn.

GV: Chủ đề 1 đã đề cập đến lỗi về chữ viết, dùng từ,
đặt câu. Chủ đề 2 tập trung vào một số lỗi diễn đạt
trong phạm vi giữa các câu của một đoạn hay giữa
các đoạn trong bài văn.
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành
hành, hách dịch đem xử Vương Ông, vơ vét của cải
cho đầy túi tham, Nguyễn Du đã vạch bộ mặt thật
của chúng là trên địa vị của đồng tiền có thể đổi
trắng thay đen, đồng tiền tác oai tác phúc hãm hại
người dân lương thiện để làm giàu cho lũ quan nha,
thật hết sức vô liêm sỉ”.
- Phân tích lỗi:
+ Quan hệ ý nghĩa giữa phần trạng ngữ “Trong khi
gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách
dịch đem xử Vương Ông, vơ vét của cải cho đầy túi
tham” với chủ ngữ “Nguyễn Du” không phù hợp.
+ Phần “trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng
NV 10

Chủ đề 1


II. PHÂN TÍCH VÀ CHỮA MỘT SỐ
LỖI VỀ DIỄN ĐẠT:

1. Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa
không rõ ràng, mạch lạc.


thay đen” rất tối nghĩa.
+ Sai hình thức cấu tạo của cụm từ “tác oai tác
phúc”, dùng sai từ “hãm hại”.
+ Phần “thật hết sức vô liêm sỉ” không có quan hệ ý
nghĩa rõ ràng với các phần trên.
- Cách sửa:
“Gia đình Thuý Kiều bị tan nát. Bọn sai nha hoành
hành, hách dịch vơ vét của cải và tra khảo Vương
Ông. Nguyễn Du đã nhìn thấy bộ mặt thật của bọn
sai nha và quan lại là chỉ vì tiền. Tiền tài đã khiến
cho bọn chúng có thể “đổi rrắng thay đen”. Tiền tài
đã tác oai tác quái trong xã hội, đã gieo bao tai hoạ
cho người dân lương thiện, trái lại đã làm giàu cho
lũ sai nha và quan lại. Vì tiền, bọn quan lại, sai nha
trở nên hết sức vô liêm sỉ”.
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Qua cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn
Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm
thù giặc sâu sắc, với tất cả vì đất nước vì nhân dân
ông nghĩ như vậy mà nguyện hết lòng hết sức ra sức
cứu nước giúp dân với cuộc đời thơ văn của ông là
vũ khí sắc bén quân thù đã phải khiếp sợ và mãi mãi

lưu truyền trong lịch sử đất nước ta”.
- Phân tích lỗi:
+ Câu dài, lủng củng giữa các ý.
+ Phần đầu không phân định rõ trạng ngữ và chủ
ngữ.
+ Trật tự sắp xếp trong phần “với tất cả vì đất nước
vì nhân dân ông nghĩ như vậy mà nguyện hết lòng
hết sức ra sức cứu nước giúp dân” không mạch lạc.
+ Từ “với” dùng 2 lần trong câu đều không đúng,
làm cho quan hệ ý nghĩa trong câu không được phân
định rõ ràng.
- Cách sửa:
“Cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Trãi
cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước căm thù
giặc sâu sắc. Ông luôn luôn tâm niệm là phải cống
hiến tất cả vì đất nước, vì nhân dân, nên ông hết
lòng hết sức cứu nước giúp dân. Thơ văn của ông là
vũ khí sắc bén khiến quân thù đã phải khiếp sợ, và
giá trị của nó mãi mãi lưu truyền trong lịch sử đất
nước ta”.
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Đoàn thuyền đánh cá đã ra khơi trong cảnh màn
trời buông xuống. Sóng biển cài then đêm sập cửa,
vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không một
tiếng động. Lá cờ đỏ trên đỉnh cột buồm bay phần
phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như
NV 10

Chủ đề 1


2. Diễn đạt dài dòng, lủng củng, “dây
cà ra dây muống”.

3. Diễn đạt có mâu thuẫn, không nhất
quán.


sáng rực trong đêm. Tiếng sóng vỗ vào thân thuyền
rì rầm nghe như bản nhạc vô tận của biển cả ngân
nga muôn lời tâm sự. Những khuôn mặt rám nắng,
những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn cuộn
khẩn trương chuẩn bị nhổ neo lên đường”.
- Phân tích lỗi:
+ Sự triển khai có nhiều mâu thuẫn: câu đầu “ra
khơi” nhưng câu cuối mới “chuẩn bị nhổ neo lên
đường”; “màn trời buông xuống” mà còn thấy rõ
“những đường chỉ viền óng ánh” của “lá cờ đỏ trên
đỉnh cột buồm”; thấy rõ “những khuôn mặt rám
nắng, những cánh tay gân guốc, bắp thịt nổi cuồn
cuộn”; “vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng”, “bốn bề
không một tiếng động” nhưng lại miêu tả tiếng
“phần phật” của lá cờ, “tiếng sóng vỗ vào thân
thuyền rì rầm”,…
+ Sự tưởng tượng của cá nhân người viết không
đúng với bài thơ “Đoàn tàu đánh cá” của Huy Cận.
- Cách sửa: Bỏ tất cả những chi tiết tưởng tượng
không đúng và mâu thuẫn với nhau.
“Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào đúng lúc màn
đêm buông xuống: “sóng biển cài then, đêm sập
cửa”.

HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Chính vì thế 4. Diễn đạt không đúng quan hệ lập
mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thuý Kiều sau luận.
khi vơ vét của cải nhà Vương Ông”.
- Phân tích lỗi:
+ Đoạn văn dùng sai hình thức quan hệ lập luận
“chính vì thế”: câu đầu không phải nguyên nhân của
kết luận ở câu sau.
+ Câu sau chưa diễn đạt rõ ý.
- Cách sửa:
“Quan lại tham nhũng, bóc lột nhân dân. Điều đó
thể hiện ngay trong sự việc: sau khi bọn sai nha vơ
vét của cải nhà Vương Ông, thì tên quan xử kiện đã
bắt cha và em Thuý Kiều để tra tấn, đánh đập, và
chỉ sau khi có ba trăm lạng trao tay thì cha và em
Thuý Kiều mới được tha bổng”.
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Tác phẩm “Sống mòn” của Nam Cao tập trung đi
sâu vào cái bi kịch tâm hồn của con người trong cái
xã hội không cho con người sống, có ý thức về sự
sống mà không được sống, bị nhấn chìm trong cái
“chết mòn” không gì cưỡng lại được. Nhà văn Hộ
chết mòn với cái mộng văn chương tha thiết của
mình. Thứ phải sống lối sống quá ư loài vật, chẳng
còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ
NV 10

Chủ đề 1

5. Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, thiếu sự

liên kết.


vào dạ dày. San sống buông xuôi, nước chảy bèo
trôi, không giằng xé, quằn quại, không mơ ước cao
xa. Lão Hạc mòn mỏi với sự chờ đợi đứa con lưu lạc
nơi chân trời gốc bể. Ở Oanh, tình cảm, tâm hồn con
người bị vắt kiệt chỉ để còn những tính toán ích kỉ,
nhỏ nhen, keo kiệt”.
- Phân tích lỗi:
+ Các ý trong đoạn không mạch lạc, thiếu sự liên
kết: từ tác phẩm này nói sang tác phẩm khác.
+ Giữa các câu thiếu sự chuyển ý nên không gắn kết
với nhau.
- Cách sửa:
“Tác phẩm của Nam Cao tập trung vào cái bi kịch
về tâm hồn con người trong cái xã hội không cho
con người sống, nơi con người có ý thức về sự sống
mà không được sống và bị nhấn chìm trong cái
“chết mòn” không gì cưỡng lại được. Trong “Sống
mòn”, Thứ phải sống “cái lối sống quá ư loài vật,
chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức
ăn đổ vào dạ dày”. San thì sống buông xuôi, nước
chảy bèo trôi, không giằng xé quằn quại, không mơ
ước cao xa. Còn Oanh lại chết dần chết mòn theo
kiểu khác. Ở người đàn bà gày đét này, tình cảm,
tâm hồn con người bị vắt kiệt để chỉ còn những tính
toán ích kỉ, nhỏ nhen, keo kiệt. Những nhân vật ở
những tác phẩm khác thì cũng chẳng hơn gì: nhà
văn Hộ chết mòn với cái mộng văn chương tha thiết

của mình, lão Hạc, một nông dân nghèo khổ, thì
mòn mỏi với sự chờ đợi đứa con lưu lạc nơi chân
trời gốc bể”.
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu cá 6. Diễn đạt trùng lặp.
mùa thu” của Nguyễn Khuyến. (1) Cảnh vật phảng
phất nỗi buồn man mác. (2) Một chiếc thuyền câu bé
tẻo teo cô quạnh. (3) Một ngõ trúc vắng vẻ đìu hiu.
(4) Mọi vật thắm đượm cái buồn cô đơn. (5) Nỗi
buồn như tràn vào cảnh vật. (6) Ở chỗ nào cũng chỉ
thấy nỗi buồn ngưng đọng. (7) Chiếc thuyền buồn,
ngõ trúc buồn, và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. (8)
Nỗi buồn ẩn giấu trong mọi sự vật. (9) Mùa thu ở
đây buồn hay chính tâm tư của Nguyễn Khuyến
buồn”.(10)
- Phân tích lỗi: Đoạn văn có 10 câu nhưng ý trùng
lặp ở 4 câu: 2, 5, 6, 9.
- Cách sửa:
“Mọi vật đều như ngưng đọng trong bài thơ “Câu
cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến. Cảnh vật phảng
phất nỗi buồn man mác. Một chiếc thuyền câu bé tẻo
teo cô quạnh, buồn bã. Một ngõ trúc vắng vẻ, đìu
NV 10

Chủ đề 1


hiu. Và cả chiếc lá vàng rơi cũng buồn. Nỗi buồn
như thấm đậm trong từng cảnh vật. Mùa thu ở đây
buồn hay chính là nỗi buồn trong tâm tư của Nguyễn

Khuyến ?”
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Tác giả đã ca ngợi truyền thống yêu nước, thương
yêu đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn
nạn khó khăn “lá lành đùm lá rách”, ca ngợi chí khí
quật cường và lòng căm thù giặc sâu sắc thề “không
đội trời chung” với quân xâm lược. Tinh thần yêu
nước và chí căm thù giặc đã được thể hiện bằng một
nghệ thuật tuyệt vời, qua nhiều biện pháp nghệ thuật
độc đáo, hấp dẫn, để lại những ấn tượng không thể
phai mờ trong lòng người đọc từ trước đến nay và
muôn đời sau”.
- Phân tích lỗi: Đoạn văn viết theo “điệu sáo”: đề
cập thành công đủ cả hai mặt nội dung và nghệ thuật
nhưng chung chung không cụ thể.
- Cách sửa: Cần xuất phát từ sự thành công về nội
dung và nghệ thuật của tác giả cụ thể.

7. Diễn đạt sáo rỗng.

HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung
8. Diễn đạt vụng về, thô thiển.
Thành còn tạt vào mặt người đọc những ca nước
lạnh làm thức tỉnh, làm xoá bỏ những suy nghĩ vẩn
vơ bậy bạ mà xoa nhẹ vào tim gan mỗi con người”.
- Phân tích lỗi: Diễn đạt thô thiển, vụng về khi dùng
những hình ảnh: “tạt vào mặt người đọc những ca
nước lạnh”, “xoa nhẹ vào tim gan mỗi con người”,
“những suy nghĩ vẩn vơ bậy bạ”.

- Cách sửa:
“Với truyện “Rừng xà nu”, tác giả Nguyễn Trung
Thành đã làm thức tỉnh mọi người (về ý chí và tình
cảm cách mạng), gạt bỏ những suy nghĩ và nhận
thức không đúng, đồng thời khích lệ và động viên
mọi người (trong cuộc chiến đấu với kẻ thù)”.
HS: Phân tích và sửa lỗi ở VD:
“Có thể nói, với tác phẩm ấy đã làm cho tên tuổi 9. Diễn đạt không phù hợp với phong
của nhà văn bay bổng khắp bốn phương trời. Tài cách ngôn ngữ viết của bài văn.
văn chương của nhà văn được rải rác khắp các
nẻo đường từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây.
Không có nơi nào lại không được nếm mùi vị văn
chương vừa sâu sắc vừa ngọt ngào của ông”.
- Phân tích lỗi: Diễn đạt không phù hợp với phong
cách ngôn ngữ viết của bài văn: “bay bổng khắp
bốn phương trời”, “rải rác khắp các nẻo đường”,
“nếm mùi vị văn chương”.
- Cách sửa:
NV 10

Chủ đề 1


“Có thể nói, với tác phẩm ấy, tên tuổi của nhà văn
đã trở nên nổi tiếng. Tài văn chương của nhà văn
được mọi người biết đến từ Bắc đến Nam, từ Đông
sang Tây. Không một nơi nào lại không thưởng
thức và khâm phục vị sâu sắc và ngọt ngào trong
văn chương của ông”.
4. Củng cố:

5. Dặn dò:
- HS học bài.
- Làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị chủ đề 3.

NV 10

Chủ đề 1


BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 2
1. Phân tích và chữa lỗi diễn đạt trong những đoạn văn sau:
a. “Cảnh vật trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ. Ngõ
trúc quanh co, sóng nước gợn tí, lá vàng đưa vèo, chiếc thuyền bé tẻo teo…Cảnh vật
dường như im lìm, ngưng đọng. Bởi vậy, ngòi bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng được
rất thành công cảnh sắc im ắng ấy”.
b. “Nguyễn Tuân sáng tạo “Vang bóng một thời” trước Cách mạng tháng Tám, một tác
phẩm ghi lại hết sức độc đáo tâm hồn và tình cảm của tác giả đối với tình người và tính
nhân văn đối với con người”.
c. “Cuộc đời của chị Dậu trong hoàn cảnh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám bùng nổ thật là tối tăm, bi đát, giống như cái đêm tối mù trời từ trong nhà tên dê già
“cụ cố” chị lao ra, mặc dù chị là người đàn bà xinh đẹp, đảm đang, hết mực yêu chồng,
thương con”.
d. “Tâm hồn của những người nghệ sĩ là một tâm hồn trong trắng, có một lí tưởng cao cả,
đẹp đẽ, đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình đứng lên mạnh mẽ thẳng thắn đấu tranh với
kẻ thù hung bạo, tàn ác để bảo vệ Tổ quốc yêu dấu”.
2. Diễn đạt trong hai câu văn sau sai về quan hệ từ. Hãy phân tích và chữa lại.
a. “Trong thời gian lưu lạc cùng với những thất vọng lớn ông đã thấu hiểu với nỗi sống
cay đắng cực khổ của nhân dân”.
b. “Dưới bọn quan lại là một lũ sai nha lính lệ, ra sức đàn áp và cướp bóc vào con người

lương thiện nói chung và Thuý Kiều nói riêng”.
3. Cho đoạn văn sau:
“Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc
chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi mắt dại đi vì quá đói của hai đứa con..
Bà cái Tí chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cả cảnh đám cưới,
nhưng cưới để chạy đói”.
Hãy khoanh tròn vào gạch đầu dòng chỉ câu trả lời đúng:
- Diễn đạt mâu thuẫn, không nhất quán.
- Diễn đạt dài dòng “dây cà ra dây muống”.
- Diễn đạt bị đứt mạch, thiếu liên kết.
- Diễn đạt trùng lặp.
Hãy chữa lại lỗi trong đoạn văn trên.
4. Đọc đoạn văn sau:
“Hai vợ chồng Vương viên ngoại có ba người con là Thuý Kiều Thuý Vân và Vương
Quan hai người con gái có nhan sắc vẹn toàn trong lấn đi tảo mộ Thuý Kiều gặp Kim
Trọng một người bạn của Vương Quan”
Để cho đoạn văn trên có sự trong sáng, cần:
- 1 dấu chấm, 2 dấu phẩy.
- 3 dấu chấm, 2 dấu phẩy, 1 dấu hỏi.
- 1 dấu chấm, 1 dấu phẩy.
- 3 dấu chấm, 3 dấu phẩy.
Hãy lựa chọn giải pháp đặt câu cần thiết và viết hoa những chỗ thích hợp trong đoạn
văn trên.
5. Hãy phân tích việc dùng quan hệ từ trong các câu sau và chữa lại lỗi diễn đạt:
a. “Vì thế, trong một số trường học, để giúp cho học sinh hiểu biết về luật giao thông nên
bằng nhiều biện pháp hướng dẫn cho học sinh, sinh viên”.

NV 10

Chủ đề 1



b. “Tỉ lệ người dân sống trong thành phố lớn dễ bị bệnh bởi không khí ô nhiễm hơn người
dân sống ở vùng nông thôn, vì ở nông thôn không khí ít ô nhiễm bởi có ít nhà máy và xe
cộ”.

NV 10

Chủ đề 1


CHỦ ĐỀ 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT
NAM QUA NHỮNG TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN 10 (Số tiết: 4).
I. KẾT QỦA CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được các đặc trưng cơ bản của VHDG, những đặc điểm chính của một số thể loại
VHDG đã học; hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của
VHDG trong mối quan hệ với nền VHV và đời sống văn hoá dân tộc.
- Bước đầu biết cách đọc - hiểu tác phẩm VHDG theo đặc trưng thể loại. Biết phân tích vai
trò, tác dụng của VHDG qua những tác phẩm được học.
- Trân trọng và yêu thích những tác phẩm VHDG của dân tộc. Có ý thức vận dụng những
hiểu biết chung về VHDG trong việc đọc - hiểu văn bản VHDG cụ thể.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, đàm thoại, quy nạp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
III. TƯ LIỆU - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
QUA NHỮNG TÁC PHẨM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GV: Chủ đề 3 mang tính chất ôn tập
phần VHDG đã học, HS hệ thống
các bài đã học trong SGK.
HS: Định nghĩa sử thi (SGK).

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA MỘT SỐ
THỂ LOẠI VHDG ĐÃ HỌC:
1. Sử thi dân gian:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian có
quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây
dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng,
hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn
diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân
HS: Nêu tác phẩm sử thi đã học thời cổ đại.
trong chương trình?
b. Đặc điểm cơ bản của sử thi anh hùng Tây
+ Đặc điểm nội dung?
Nguyên:
- Nội dung: Qua cuộc đời và những chiến công
của người anh hùng, sử thi thể hiện sức mạnh và
+ Đặc điểm nghệ thuật?
mọi khát vọng của cộng đồng và thời đại.
- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ trang
trọng, giàu nhịp điệu, giàu hình ảnh, sử dụng
nhiều phép so sánh và phóng đại đạt hiệu quả
thẩm mỹ cao, đậm đà màu sắc dân tộc.

HS: Định nghĩa truyền thuyết 2. Truyền thuyết:
(SGK).
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian kể
về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan đấn
lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể
hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối
NV 10

Chủ đề 1


HS: Nêu tác phẩm truyền thuyết đã
học trong chương trình?
+ Đặc điểm nội dung?

+ Đặc điểm nghệ thuật?

HS: Định nghĩa truyện cổ tích
(SGK).

HS: Nêu tác phẩm truyện cổ tích đã
học trong chương trình?
+ Đặc điểm nội dung?

+ Đặc điểm nghệ thuật?

HS: Định nghĩa truyện cười (SGK).

HS: Nêu các tác phẩm truyện cười
đã học trong chương trình?

+ Đặc điểm nội dung?

+ Đặc điểm nghệ thuật?

+ Đặc điểm nội dung?
NV 10

Chủ đề 1

với những người có công với đất nước, dân tộc
hoặc cộng đồng, dân cư của một vùng.
b. Đặc điểm của “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thuỷ”:
- Nội dung: Là một cách giải thích nguyên nhân
việc mất nước Âu Lạc nhằm nêu lên bài học lịch
sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong việc
giữ nước, và về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ
giữa cá nhân với cộng đồng.
- Nghệ thuật: Hình tượng nhân vật (An Dương
Vương, Rùa Vàng, Mị Châu, Trọng Thuỷ) mang
nhiều chi tiết hư cấu nhưng vẫn bảo đảm phần
cốt lõi lịch sử.
3. Truyện cổ tích:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian
mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ
định, kể về số phận con người bình thường trong
xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan
của nhân đân lao động.
b. Đặc điểm của truyện cổ tích thần kì “Tấm Cám”:
- Nội dung: Nhân vật Tấm trải qua liên tiếp

nhiều lần biến hoá đã thể hiện sức sống, sức trỗi
dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập
của kẻ ác. Điều đó chứa đựng triết lí dân gian về
sự tất thắng của cái thiện đối với cái ác. Mâu
thuẫn và xung đột trong truyện là sự khúc xạ
của mâu thuẫn và xung đột trong gia đình phụ
quyền thời cổ.
- Nghệ thuật: đặc sắc thể hiện ở khả năng miêu tả
sự chuyển biến của nhân vật Tấm từ yếu đuối,
thụ động đến kiên quyết, chủ động đấu tranh
giành lại quyền sống và quyền hưởng hạnh phúc
chính đáng của mình.
4. Truyện cười:
a. Định nghĩa: Những tác phẩm tự sự dân gian
ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về
những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống,
có tác dụng gây cười, nằm mục đích giải trí, phê
phán.
b. Đặc điểm của hai truyện cười đã học:
- “Tam đại con gà”:
+ Nội dung: Cái xấu bị phê phán trong truyện là
sự dốt nát và thói sĩ diện của ông thầy đồ (cái dốt
càng cố che đậy càng lộ ra, càng làm trò cười
cho thiên hạ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua các
tình huống liên tiếp xảy ra, trong quá trình giải
quyết tình huống, cái dốt của thầy đồ dần tự lộ
ra.
- “Nhưng nó phải bằng hai mày”:



+ Đặc điểm nghệ thuật?

HS: Định nghĩa ca dao (SGK).

HS: Nêu các chùm ca dao đã học
trong chương trình?
+ Đặc điểm nội dung?

+ Đặc điểm nghệ thuật?

+ Đặc điểm nội dung?

+ Đặc điểm nghệ thuật?

HS: Qua những tác phẩm VHDG đã
học nêu những giá trị nội dung của
VHDG?

HS: Qua những tác phẩm VHDG đã
học nêu những giá trị nghệ thuật của
NV 10

Chủ đề 1

+ Nội dung: Cái xấu bị phê phán trong truyện là
sự tham nhũng thể hiện qua tính hai mặt của
quan lại địa phương khi xử kiện.
+ Nghệ thuật gây cười của truyện: chính là ở sự
kết hợp cử chỉ với lời nói, trong đó có sử dụng lối

chơi chữ độc đáo của nhân vật.
5. Ca dao:
a. Định nghĩa: Những lời thơ trữ tình dân gian,
thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng,
được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của
con người.
b. Đặc điểm của hai chùm ca dao đã học:
- “Chùm ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”:
+ Nội dung cảm xúc của những bài - câu ca dao: là
nỗi niềm chua xót, đắng cay khi người bình dân
nghĩ về số phận, cảnh ngộ và những tình cảm
yêu thương, chung thuỷ của họ trong quan hệ bè
bạn, tình yêu và trong mối quan hệ với xóm
làng, quê hương, đất nước.
+ Nghệ thuật: những cảm xúc được bộc lộ vừa
chân thành vừa tinh tế, kín đáo qua nghệ thuật
diễn đạt giàu hình ảnh, đậm đà màu sắc dân tộc
và dân dã của ca dao (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ,
nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng có giá
trị biểu cảm cao, sử dụng từ phiếm chỉ, từ láy,
thay đổi vần, nhịp thơ).
- “Chùm ca dao hài hước”:
+ Nội dung: là những tiếng cười giải trí, tiếng
cười tự trào hoặc tiếng cười châm biếm, phê
phán, qua đó thể hiện lòng yêu đời, tâm lí lạc
quan, triết lí sống lành mạnh của những người
lao động.
+ Nghệ thuật: Những cảm xúc được bộc lộ bằng
những lối diễn đạt thông minh, hóm hỉnh (thủ
pháp đối lập, thậm xưng để chế giễu hoặc vui

đùa).
II. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VHDG QUA
CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC:
1. Gía trị nội dung:
- Phản ánh chân thực cuộc sống lao động, chiến
đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.
- Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần
nhân văn của nhân dân.
- Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và
sâu sắc của nhân dân (yêu đời, lạc quan, yêu cái
thiện, cái đẹp trong cuộc sống, căm ghét cái xấu,
sự độc ác, sống tình nghĩa, thuỷ chung).
- Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của
nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản


VHDG?
HS tìm VD:
- Đăm Săn tiêu biểu cho tinh thần
bất khuất, chiến đấu dũng cảm của
người anh hùng vì hạnh phúc cộng
đồng.
- An Dương Vương dù bị thất bại
trước âm mưu của Triệu Đà vẫn tiêu
biểu cho tinh thần bất khuất của dân
tộc.
- Tấm tiêu biểu cho lòng yêu đời,
ham sống của những người lao động
bị áp bức trong xã hội cũ.


HS: Nêu vai trò, tác dụng của
VHDG trong đời sống tinh thần của
xã hội?

thân mình.
2. Gía trị nghệ thuật:
- Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp,
tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.

- VHDG là nơi hình thành nên những thể loại
văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân
dân lao động sáng tạo nên. VHDG còn là “kho”
lưu giữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật
mang đậm bản sắc dân tộc mà các thế hệ đời sau
cần học tập và phát huy.
III. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG
TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI
VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC:
1. Vai trò, tác dụng trong đời sống tinh thần của xã
hội:
- VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất
tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân
tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan, ý chí đấu
tranh bền bỉ để giải phóng con người khỏi bất
công, ý chí độc lập, tự cường, niềm tin bất diệt
vào cái thiện,…
- VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho
con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối
sống tích cực và lành mạnh.

2. Vai trò, tác dụng trong nền văn học dân tộc:
- Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những
mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà
các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những
tác phẩm có giá trị.

HS: Tìm VD những tác giả VHV đã
tiếp thu có sáng tạo VHDG trong
sáng tác của mình: Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tố Hữu,
Nguyễn Khoa Điềm,…
HS: Vai trò, tác dụng của VHDG đối
với VHV?
- VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là
cơ sở của VHV về các phương diện đề tài, thể
loại, văn liệu,…
IV. MỘT SỐ LƯU Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỌC GV: VD: Hình ảnh “thuyền” trong HIỂU VHDG:
bài ca dao thường mang ý nhĩa ẩn 1. Nắm vững đặc trưng thể loại bởi vì không một
dụ nhưng trong từng trường hợp cụ nét độc đáo nào của một tác phẩm VHDG cụ thể
thể, đều có sắc thái riêng. Điều này lại vượt ra khỏi những đặc trưng cơ bản của thể
tuỳ thuộc vào việc đặt câu ca dao loại. Cần lấy những đặc trưng chung về thể loại
vào hệ thống nào.
làm căn cứ để đọc - hiểu những tác phẩm cụ thể.
NV 10

Chủ đề 1


- Trong hệ thống lời ca sau thì

“thuyền” được dùng để chỉ người
con trai:
“Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi
thuyền”.
- Trong quan hệ “thuyền - khách”
thì “khách” thường dùng để chỉ
người con trai và “thuyền” chỉ người
con gái:
“Thuyền tình đã ghé tới nơi
Khách tình sao chả xuống chơi
thuyền tình”.
- Trong câu ca dao sau “thuyền” chỉ
người con gái trong khi “bến” lại chỉ
người con trai:
“Lênh đênh một chiếc thuyền tình,
Mười hai bến nước biết gửi mình nơi
nao”.
GV: VD:
- Bài ca dao “Thách cưới” cần đặt
trong quan hệ giao duyên diễn ra
trong khuôn khổ cuộc hát đối đáp
nam nữ. Có thế mới hiểu được đây
là lời hát đùa, nhưng đùa mà lại thật
- cái thật lòng của những thanh niên
nam - nữ lao động nghèo, yêu đời
tha thiết và yêu nhau vừa mãnh liệt
vừa hồn nhiên.
- “Truyện An Dương Vương và Mị
Châu - Trọng Thuỷ” cần đặt trong

mối quan hệ với lễ hội diễn ra hàng
năm tại khu di tích Cổ Loa (có đền
thờ An Dương Vương, am thờ bà
Chúa Mị Châu, Giếng Ngọc) mới có
thể hiểu đúng ý nghĩa của những
hình tượng, những chi tiết nghệ
thuật của truyền thuyết.
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
- HS học bài.
- Làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị chủ đề 4.

NV 10

Chủ đề 1

2. Muốn đọc - hiểu chính xác một tác phẩm
VHDG, cần đặt nó vào trong hệ thống những
văn bản tương quan, thích ứng (về đề tài, thể
loại, cách diễn đạt).

3. Trong quá trình sinh thành, biến đổi, lưu
truyền, tác phẩm VHDG luôn gắn bó mật thiết
và phục vụ trực tiếp cho các hình thức sinh hoạt
cộng đồng khác nhau (gia đình, xã hội, tôn giáo,
tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lao động, vui
chơi, ca hát, lễ hội,…) của nhân dân. Vì vậy, để
đọc - hiểu chính xác và sâu sắc ý nghĩa tác phẩm,
cần đặt nó trong mối quan hệ với các hình thức

sinh hoạt cộng đồng.


BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 3
1. Anh (chị) hãy tìm những dẫn chứng tiêu biểu trong chương trình, SGK đã học về
VHDG (kể cả SGK Ngữ văn lớp 6 và 7) để chứng minh rằng: “VHDG có tác dụng bổ
sung, đính chính và sàng lọc những kiến thức về lịch sử dân tộc”.
- Gợi ý: Có những sự kiện lịch sử mà sử gia chính thống của triều đình không bao giờ
chép. Nhưng VHDG có ghi nhận và lưu giữ cho đời sau kí ức về những sự kiện lịch sử đó.
Chẳng hạn, những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình thối nát để mưu cầu cơm
áo, hạnh phúc, quyền bình đẳng cho nhân dân lao động; những tác động tiêu cực của lễ
giáo, pháp luật phong kiến đối với nhân dân,…là những điều mà ngày nay ta chỉ có thể
tìm thấy sự phản ánh của nó trong VHDG. Thiếu những tri thức quan trọng này ta không
thể hiểu đầy đủ lịch sử của dân tộc, của nhân dân.
Ngay cả với những cá nhân lịch sử, sự kiện lịch sử được sử sách phong kiến cũng như
VHDG ghi nhận thì chỉ trong VHDG chúng ta mới được biết nhân dân nhìn nhận, đánh
giá các cá nhân, sự kiện đó như thế nào.
Anh (chị) hãy căn cứ vào gợi ý trên để tìm và phân tích ý nghĩa của những dẫn chứng
VHDG thuộc các thể loại truyền thuyết, ca dao, tục ngữ,…
2. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Nền văn hoá, văn học Việt Nam, do đó, cũng
mang tính chất đa dân tộc. Anh (chị) hãy cho biết việc học tập VHDG các dân tộc thiểu số
đã giúp anh (chị) hiểu biết thêm những gì về nền VHDG Việt Nam?
- Gợi ý: Có thể tìm dẫn chứng trong các bài học và bài đọc thêm về các thể loại sử thi dân
gian, truyện thơ. Nếu có thể, nên tham khảo cả chương trình nâng cao để tìm thêm dẫn
chứng về ca dao của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Anh (chị) có thể suy nghĩ và trình bày nhận thức của mình khi học tập VHDG của các
dân tộc thiểu số về giá trị, nhận thức và về những đóng góp to lớn trên phương diện thể
loại, nghệ thuật văn chương,… của văn học các dân tộc thiểu số.
3. Trình bày ý kiến của anh (chị) về những đóng góp của VHDG cho nền văn học dân tộc
trên phương diện hình thức nghệ thuật.

- Gợi ý: Về mặt lí luận, bài học theo chủ đề 3 đã gợi ra những ý chính cần trình bày. Khi
làm bài tập này, nhiệm vụ chủ yếu của anh (chị) là đưa ra những dẫn chứng cụ thể để
phân tích, chứng minh, làm sáng tỏ nhận định.
Điều cần lưu ý là SGK Ngữ văn 10 có sự liên thông về nội dung với SGK Ngữ văn 6 và
7. Bởi thế, anh (chị) cần lấy cả những dẫn chứng từ những tác phẩm VHDG đã học ở
THCS . Cần xét hình thức nghệ thuật trên các phương diện, thể loại, nhân vật và ngôn
ngữ.
4. Xuất phát từ đặc trưng thể loại của sử thi anh hùng dân gian Tây Nguyên, anh (chị)
hãy trả lời thắc mắc sau đây: Gỉa sử Đăm Săn vào phút cuối cùng của cuộc đấu lại chấp
nhận lấy trâu và voi của Mtao Mxây mà tha chết cho hắn thì những điều gì nghiệm trọng
sẽ xảy ra?
- Gợi ý: HS có thể tự suy nghĩ và dự kiến những khả năng có thể xảy ra.
NV 10

Chủ đề 1


Nếu xuất phát từ đặc trưng của thể loại sử thi dân gian thì chỉ có một điều nghiêm
trọng nhất xảy ra đó là: Đăm Săn không còn là người anh hùng. Vì sao?
Để phân tích, chứng minh điều đó, anh (chị) cần nắm vững đặc trưng cơ bản của kiểu
nhân vật anh hùng sử thi.
5. Sau khi đã học “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ” và nắm được
đặc trưng của thể loại truyền thuyết, anh (chị) hãy cho biết: Liệu hình ảnh “ngọc trai giếng nước” có mang ý nghĩa ca ngợi mối tình thuỷ chung của công chúa nước Âu Lạc với
hoàng tử nước Triệu không?
- Gợi ý: Có nhiều cách trả lời, nhưng anh (chị) nên trả lời dựa trên đặc điểm của thể loại
truyền thuyết (căn cứ vào chức năng xã hội - thẩm mĩ của thể loại).

NV 10

Chủ đề 1



CHỦ ĐỀ 4
THỰC HÀNH VỀ NGÔN NGỮ NÓI - NGÔN NGỮ VIẾT,
CÁC
PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHÉP TU
TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 (Số tiết: 4).
I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu sâu hơn các khái niệm, đặc điểm của ngôn ngữ nói - ngôn ngữ viết, phong cách ngôn ngữ
sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, một số phép tu từ trong chương trình Ngữ văn 10.
- Củng cố kĩ năng xác định và phân tích các đặc điểm của ngôn ngữ nói - ngôn ngữ viết, phong cách
chức năng ngôn ngữ và các phép tu từ qua một số ngữ liệu tiêu biểu.
- Có ý thức hơn về cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong các phong cách chức năng, tăng
cường kĩ năng tạo lập văn bản trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, kĩ năng cảm thụ ngôn ngữ
nghệ thuật, cảm nhận được cái hay trong cách dùng phép tu từ đồng thời có thể bước đầu biết sử
dụng các phép tu từ trong nói và viết.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn, đàm thoại, quy nạp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
III. TƯ LIỆU - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: THỰC HÀNH VỀ NGÔN NGỮ NÓI - NGÔN NGỮ VIẾT, CÁC
PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ CÁC PHÉP TU
TỪ CÓ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GV:
- Dạng nói: giao tiếp trực tiếp bằng lời nói miệng.

- Dạng nói: dùng chữ viết để ghi lại lời nói miệng
và để vận dụng vào giao tiếp trong những hoàn
cảnh không thể sử dụng được lời nói miệng
(khoảng cách không gian, giới hạn thời gian,…).
- Trong mọi hoạt động giao tiếp của con người đều
có cả hai hình thức: dạng nói và dạng viết:
+ Có những phạm vi giao tiếp sử dụng hình thức
nói là chủ yếu như giao tiếp trong sinh hoạt hằng
ngày.
+ Có những phạm vi giao tiếp sử dụng cả hai hình
thức nói và viết nhưng hình thức viết vẫn phổ biến
hơn (khoa học, chính luận, báo chí).
+ Có những phạm vi giao tiếp sử dụng hình thức
NV 10

Chủ đề 1

NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ NÓI VÀ
NGÔN NGỮ VIẾT:
1. Các hình thức sử dụng ngôn ngữ để
giao tiếp: dạng nói và dạng viết:
- Dạng nói: dùng hình thức âm thanh
ngôn ngữ trực tiếp.
- Dạng viết: dùng hệ thống chữ viết.
 Dạng nói và dạng viết vốn có quan hệ
chặt chẽ với nhau vì đều là những hình
thức giao tiếp của con người nhưng lại
lựa chọn và sử dụng những phương tiện
ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau

trên cơ sở vốn ngôn ngữ chung của dân
tộc.


×