Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.97 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
TUẦN 5 - TIẾT 17: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ
HỘI
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Biết cách sử dụng chúng
- Rèn kỹ năng sử dụng các lớp từ trên đúng chỗ
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, BP
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Lấy VD minh hoạ. Việc dùng từ
tượng hình, tượng thanh có tác dụng gì?
2. Bài mới:
Như các em đã biết, tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao, người Bắc – Trung – Nam
đều hiểu được. Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất đó, tiếng nói của mỗi địa phương, tầng lớp
cũng có sự khác biệt
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG BÀI HỌC

HS đọc

I. Từ ngữ địa phương

- Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô từ nào được sử
dụng phổ biến trong toàn dân? Từ nào chỉ
dùng ở một số địa phương nhất định?


1. Ví dụ

- Thế nào là TN toàn dân? Thế nào là TN
địa phương?
* Bài tập nhanh

- Ngô: được dùng phổ biến → từ ngữ toàn
dân
- Bắp, bẹ: dùng trong phạm vi hẹp → từ ngữ
địa phương
2. Kết luận
- TN địa phương là những từ chỉ được dùng
ở một số địa phương nhất định


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Các từ: mè đen, trái thơm có nghĩa là gì?
- Mè đen: vừng đen
- Trái thơm: quả dứa
GV treo BP → HS đọc
II. Biệt ngữ xã hội
- Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ: mẹ
và mợ?

1. Ví dụ

Đồng nghĩa

- Mợ: là từ tầng lớp trung lưu trong XHPK

dùng chỉ người mẹ

- Tại sao tác giả dùng cả hai từ này để chỉ
chung một đối tượng (mẹ bé Hồng)?
- Mẹ, mợ: là từ đồng nghĩa
+ Mẹ: khi miêu tả những suy nghĩ của Hồng
+ Mợ: đúng với đối tượng, với hoàn cảnh
giao tiếp (hai người đối thoại cùng tầng lớp
XH)
Tầng lớp trung lưu trong XH
- Các từ “ngỗng, trúng tủ” có nghĩa là gì?

- Ngỗng: điểm 2

- Đối tượng nào thường dùng các từ này?

- Trúng tủ: trúng phần đã học thuộc
→ HS,SV thường dùng
→ Biệt ngữ XH

Thế nào là biệt ngữ XH?
* Bài tập nhanh

2. Kết luận
Là những từ chỉ được dùng trong một tầng
lớp XH nhất định

Cho biết các từ: trẫm, khanh, long sàng, ngự
thiện có nghĩa là gì?
- Trẫm: cách xưng hô của vua

- Khanh: cách vua gọi các quan
- Long sàng: giường của vua
- Ngự thiện: dùng bữa
III. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ngữ xã hội
- Khi sử dụng TNĐP và BNXH cần lưu ý
những gì?

- Phù hợp với tình huống giao tiếp,

- Trong các tác phẩm văn chương sử dụng
các lớp từ này có tác dụng gì?

- Không nên lạm dụng TNĐP và BNXH vì
có thể gây khó hiểu

- Sử dụng trong thơ văn để tô đậm màu sắc
địa phương hay tầng lớp XH, tính cách nhân
vật

IV. Luyện tập
Bài 1
- Nghệ Tĩnh:
GV treo Bp → gọi HS lên bảng

+ Nhút: một loại dưa muối

+ Chẻo: một loại nước chấm
+ Tắc: một loại quả họ quýt
+ Ngái: xa
+ Chộ: thấy
- Nam Bộ:
+ Nón: mũ
+ Mận: quả doi
+ Thơm: quả dứa
+ Trái: quả
+ Chén: cái bát
Bài 2
- học gạo: học thuộc lòng một cách máy
móc
- Học tủ: đoán mò một số bài nào đó để học
- Gậy: điểm 1
- Nó đẩy con xe với giá khá hời: bán
Bài 3
Các trường hợp không nên dùng: b, c, e,


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

g(có thể sử dụng trong d nhưng chú ý sử
dụng cho phù hợp
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà
1. Củng cố
- Nắm được khái niệm TNĐP và BNXH
- Vận dụng trong khi nói và viết
2. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc phần ghi nhớ

- BTVN: 4, 5- tr.59



×