Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Nhập môn hành chính nhà nước phan thanh liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NHẬP MÔN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

ThS-GVC PHAN THANH LIÊM

Nha Trang, năm 2011


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 1

Phần thứ nhất
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
1. Đặt vấn đề.
Nhà nước ra đời là sản phẩm của những mâu thuẫn giai
cấp không thể điều hòa được, là một sản phẩm lịch sự của xã
hội có giai cấp với hai dấu hiệu cơ bản:

Quyền lực xã hội tách khỏi nhân dân để thành một
quyền lực đặc biệt, quyền lực công về hình thức giường như
đứng trên xã hội.
 Sự phân chia dân tộc theo lãnh thổ, hình thành một
cộng đồng dân tộc dưới sự cai trị của một cơ quan quyền lực
nhà nước.


Xã hội được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ những
thiết chế mang tính pháp lý mà cộng đồng dân cư thiết lập nên
bằng những phương pháp khác nhau.
Nhà nước ra đời trở thành một pháp nhân; pháp nhân công
quyền lớn nhất, nắm chủ quyền quốc gia, mang tính pháp
quyền và cưỡng bức với một bộ máy cai trị và những công cụ
chuyên chính; đặt ra thuế để nuôi bộ máy và lo công việc
chung.
Nguồn gốc ra đời, bản chất giai cấp, tính chất, vai trò, chức
năng, hình thức và cơ cấu tổ chức của nhà nước từ xưa đến nay
được quan niệm và giải thích rất khác nhau; bất luận thế nào,


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 2

vấn đề nhà nước luôn luôn là một vấn đề cơ bản trong đời sống
xã hội trong mọi nước.
Trong bài giảng tại trường đại học Xvéc-lốp (ngày
11/7/1919). Lê nin đã nói: “Vấn đề nhà nước là một trong
những vấn đề phức tạp nhất, khó khăn nhất, có lẽ vấn đề mà
các học giả, các nhà văn và các nhà triết học tư bản làm cho rắc
rối nhất”, rằng “đó là một vấn đề rất cơ bản, rất mấu chốt trong
toàn bộ chính trị, đến nỗi không những trong thời đại giông tố
và cách mạng trong thời đại chúng ta, mà ngay cả trong các
thời đại yên tĩnh nhất, thì hàng ngày trên mọi báo chí, khi bàn
đến bất cứ vấn đề kinh tế hay chính trị
Tế bào cơ sở của XHCSNT là Thị tộc là kết quả của quá
trình tiến hóa lâu dài được xuất hiện khi xã hội đã phát triển tới

một trình độ nhất định. Tổ chức thị tộc thực sự là một tổ chức
lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội. trong thị tộc,
trên cơ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm, mọi
người đề bình đẳng, không ai có đặc quyền, đặc lợi. Có sự
phân công lao động nhưng mới là sự phân công lao động tự
nhiên giữa đàn ông và đàn bà, người già và trẻ nhỏ để thực hiện
các loại công việc khác nhau chứ chưa mang tính xã hội. Thị
tộc được tổ chức theo huyết thống, ở giai đoạn đầu vị trí chủ
đạo của người phụ nữ các thị tộc đã được tổ chức theo chế độ
mẫu hệ. Dần dần, sự phát triển của kinh tế xã hội đã làm thay
đổi quan hệ hôn nhân, chế độ mẫu hệ biến thành chế độ phụ hệ.
Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc,
bao gồm những người đàn ông, đàn bà lớn tuổi. Hội đồng Thị
tộc quyết định tất cả vấn đề quan trọng của thị tộc; Hội đồng


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 3

Thị tộc bầu ra người đứng đầu như Tù trưởng, Thủ lĩnh Quân
sự để thực hiện quyền lực. Những tù trưởng và thủ lĩnh quân sự
không có đặc quyền, đặc lợi nào so với các thành viên của thị
tộc. Đến một giai đoạn phát triển nhất định, do có sự cấm đoán
hôn nhân trong nội bộ thị tộc, nên các thành viên của thị tộc
này quan hệ hôn nhân với các thành viên thị tộc khác, hình
thành chế độ ngoại tộc hôn. Các thị tộc mà các thành viên cóa
quan hệ ngoại tộc hôn với nhau đã trở thành bào tộc. Do tác
động của nhiều nguyên nhân khác nhau, một số bào tộc đã liên
kết thành bộ lạc và đến giai đoạn cuối của chế độ CSNT thì các

liên minh bộ lạc đã hình thành. Sự liên minh bộ lạc dẫn đến sự
tập trung quyền lực cao xảy ra đấu tranh giữa các bộ lạc dẫn
đến sự tập trung quyền lực cao xảy ra đấu tranh giữa các bộ lạc
đưa đến sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện nhà nước.
Lịch sử xã hội cổ đại đã trải qua ba lần phân công lao động xã
hội, mỗi lần tạo ra những tiền đề mới dẫn đến sự tan rã của chế
độ CSNT.
Như vậy, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế
độ CSNT, từ sự phân chia xã hội thành giai cấp nhà nước do
vậy là một hiện tượng thuộc về bản chất của xã hội có giai cấp.
Nhưng nhà nước không xuất hiện ngay một lúc, mà quá trình
đó diễn ra chậm chạp, trong đó các cơ quan quản lý thị tộc, bộ
lạc chuyển hóa dần thành các cơ quan nhà nước.
Sự xuất hiện nhà nước ở các vùng, các dân tộc khác nhau
cũng có những đặc điểm khác nhau. Ph. Ăngghen đã chỉ ra ba
hình thức cơ bản của sự xuất hiện nhà nước: nhà nước ATen,
nhà nước LaMã và nhà nước Gecmanh. Ngoài ra còn những


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 4

hình thức khác của sự xuất hiện nhà nước ở Việt Nam, nhà
nước ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI-VII trước Công nguyên
trên cơ sở sức sản xuất xã hội tương đối phát triển với hình
thức sở hữu nhà nước về ruộng đất và tư hữu về tư liệu sinh
hoạt. Xã hội Việt cổ phân hóa giai cấp chậm chạp và không sâu
sắc, nhưng dưới tác động của các nhu cầu trị thủy và chống
ngoại xâm nên nhà nước được hình thành khá sớm.

Những kết quả nghiên cứu về sự ra đời của nhà nước đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng và cần
thiết của khoa học lịch sử nhà nước. Cho đến nay, các tài liệu
biên niên sử và thông sử đều chép lịch sử Việt Nam đều bắt
đầu từ các triều Hùng Vương trị vì “nước” Văn Lang từ những
thời “xa xưa”, một thời đại có vị trí rất quan trọng trong lịch sử
nước nhà, thật song cũng khó xác định chính xác về niên đại.
Với thời đại Hùng Vương, trên đất nước ta đã xuất hiện
một nền văn hóa khá cao, một nền văn minh nông nghiệp phát
triển rực rỡ. Quá trình phát triển lâu dài hàng nghìn năm trước
đó của nền văn minh sông Hồng là cơ sở kinh tế - Xã hội cho
sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
Trước yêu cầu trị thủy, chống xâm lăng và giao lưu kinh
tế, văn hóa ngày càng tăng đã nảy sinh xu hướng tập hợp và
thống nhất các bộ lạc sinh sống cận kề. Theo sử cũ, chủ yếu ở
miền trung du và đồng bằng bắc bộ báy giờ có khoảng 15 bộ
lạc Việt sinh sống ở miền Việt Bắc có hàng chục bộ lạc Âu
Việt sinh sống, ở nhiều nơi khác, người Lạc Việt và người Âu
Việt sống xen kẽ với nhau, bên can những thành phần cư dân
khác. Trong số các bộ lạc Việt có bộ lạc Văn Lang là hùng


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 5

mạnh hơn cả với lãnh thổ rộng lớn ở vùng phong châu. Thủ
lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử là người đứng ra
thống nhất tất cả các bộ Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang, tự
xưng Vua mà sử cũ gọi là Hùng Vương và hậu duệ nhiều đời

về sau vẫn nối truyền mang vương hiệu dó.
Tóm lại, Nhà nước không phải là thứ “quyền lực từ bên
ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “lực lượng nảy sinh từ xã hội”,
là sản phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội. Tiền đề kinh tế
cho sự ra đời của Nhà nước là sự phân chia xã hội thành giai
cấp, tầng lớp mà giữa các giai cấp tầng lớp có những lợi ích đối
lập đến mức không thể điều hòa.
II. CÁC KIỂU VÀ CÁC HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC.
1. Các kiểu nhà nước.
Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu cơ bản, đặc thù
của một hhà nước; thể hiện bản chất giai cấp và những điều
kiện tồn tại, phát triển của nhà nước; gắn liên với một hình
thái kinh tế xã hội nhất dịnh nào đó.
Tương ứng với những phương thức sản xuất của những xã
hội có giai cấp, xuất hiện các kiểu nhà nước sau:
1.1 Kiểu nhà nước chủ nô:
Là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử Nhà nước chủ nô
hình thành trên cơ sở của phương thức sản xuât chiếm hữu nô
lệ mà dặc trưng là thống trị toàn diện, tuyệt đối của thiểu số
chủ nô đối với đa số nô lệ (được xem là một loại công cụ).
Mặc dù có nhiều điểm khác nhau gữa các nhà nước chủ nô
trong lịch sử (do hoàn cảnh lich sử, địa lý chi phối), song nhà
nước chủ nô đều mang đặc diểm chung đó là công cụ của giai


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 6

cấp chủ nô dùng để áp bức, bóc lột nô lệ và đàn áp các cuộc nổi

dậy của người nô lệ.
1.2. Kiểu nhà nước phong kiến
Đây là kiểu nhà nước gắn liền với phương thức sản xuất
phong kiến. Trong phương thức này, quan hệ sản xuát phong
kiến phản ánh chế độ sở hữu về đất đai của tầng lớp địa chủ quí
tộc. Người nôn nô tuy không còn được xem là một công cụ như
thời kỳ nô lệ, song họ vẫn bị trói chặt vào ruộng đất của địa
chủ và chịu nhiều lao dịch. Nhà nước phong kiến được hình
thành để bảo vệ những đặc quyền của giai cấp địa chủ quí tộc
và đàn áp nông dân. Nhà nước phong kiến, đặc biệt là phong
kiến phương đông được xây dựng một cách rất phức tạp với
một hệ thống các nguyên tắc vừa mang tính chất pháp lý vừa
mang màu sắc đạo đức, ràng buộc nhân dân theo những tiêu chí
lợi ích của giai cấp thống trị.
1.3. Nhà nước tư sản
Gắn liền với phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa, nhà
nước tư sản và công cụ thống trị của giai cấp tư sản đối với giai
cấp công nhân và nông dân lao động. Nhà nwosc tư sản là kiểu
nhà nước phát triển cao và phức tạp. Bản chất giai cấp của Nhà
nước tư sản được che dấu sau những quan niệm về nhà nước
của toàn dân, nhà nước của phúc lợi chung.
1.4 Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Gắn liền với phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đây
là kiểu nhà nước hình thành sau thắng lợi của cuộc cách mạng
vô sản hoặc 1 cách mạng dân tộc, dân chủ dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản. Nhà nước XHCN tồn tại và phát triển qua


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm


Trang 7

nhiều giai đoạn. Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước XHCN ở
từng giai đoạn có sự khác nhau, song xét về bản chất, nó luôn
luôn là công cụ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.
Nhà nước XHCN Việt nam được xác định tại điều 2 và 3
Hiến pháp 1992 như sau:
Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt nam là nhà nước của
nhân dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức “điều 2”. “Nhà nước đảm
bảo không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân
dân, nghiêm trị ,mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc
và của nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công
bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển toàn diện” (điều 3).
Để thực hiện được các nhiệm vụ to lớn đã nêu trên, sự
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đối với nhà nước là một nhân tố
quan trọng, bảo đảm nhà nước hoạt động có hiệu quả. Đảng
lãnh đạo bằng việc vạch ra phương hướng, đường lối cho Nhà
nước, vận động quần chúng và thông qua đội ngũ đảng viên để
đảm bảo cho các chủ trương, chính sách, luật pháp của Nhà
nước đựơc thực hiện triệt để.
2 Hình thức nhà nước
2.1 Khái niệm
Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà
nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ba khía



Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 8

cạnh: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước, cơ chế
chính trị.
Hình thức nhà nước phản ánh cách thức thực hiện quyền
lực của giai cấp thống trị. Tuy nhiên các yếu tố như hoàn cảnh
địa lý, truyền thống dân tộc, tình hình quốc tế v.v..cũng tác
động vào việc hình thành các hình thức nhà nước.
2.2 Khía cạnh của hình thức nhà nước.
Hình thức nhà nước là khái niệmchung nó được hình thành
từ ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước,
cơ chế chính trị.
a) Hình thức chính thể: Thể hiện trong cách thức và
trình tự lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước. Trong lịch
sử, có hai hình thức chính thể cơ bản là: quâ chủ và cộng hòa.
Chín thể quân chủ: Quyền lực tối cao của Nhà nước
tập trung trong tay một người, đó là vua (Hoàng đế) theo
nguyên tắc cha truyền con nối. Hình thức chính thể quân chủ
lại được chi thành quan chủ tuyệt đối và quân chủ lạp hiến.
 Quân chủ tuyệt đối: Điển hình là nhà nước phong
kiến, nhất là phong kiến phương Đông. Toàn bộ quyền lực
thuộc về nhà Vua. Nhà Vua nắm cả hành pháp, lập pháp,
không có giới hạn quyền lực.
 Quân chủ lập hiến: Bên cạnh Vua còn có Nghị viện
và Hiến pháp do Nghị viện xây dựng hạn chế một phần quyền
lực nhà Vua. Cùng với lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản,
quyên lực nhà Vua ngày xàng giảm dan và nagỳ nay mang tính
chất truyền thống, nghi lễ (còn gọi là nghi lễ đại nghị).



Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 9

Chính thể cộng hòa: Quyền lực tối cao của nhà nước
tập trung không phải vào một người mà là một tập thể được
bầu ra theo nhiệm kỳ. Trong lịch sử có hai chính thể cộng hòa
là cộng hòa quý tộc (cơ quan tối cao nhà nước chỉ do tầng lớp
quý tộc bầu ra) và cộng hòa dân chủ (toàn dân tham gia bầu ra
cơ quan quyền lực tối cao).
b) Hình thức cấu trúc nhà nước.
Hình thức cấu trúc nhà nước là việc phân chi các đơn vị
hành chính lãnh thổ và việc xác định mối liên hệ giữa trung
ương và địa phương trong bộ máy nhà nước.
Có hai hình thức cấu trúc Nhà nước là: Nhà nước đơn nhất
và nhà nước liên bang.
Nhà nước đơn nhất:là nhà nước có một hệ thống
quyền lực thống nhất thể hiện qua hệ thống các cơ quan từ
trung ương đến địa phương. Các địa phương được tổ chức
thành tỉnh, huyện, xã. Trong nhà nước đơn nhất chỉ có một
Hiến pháp và một hệ thống pháp luật chung. Tất cả các cơ quan
nhà nước các cấp đều phải tuân thủ những nguyên tắc và qui
định chung do nhà nước trung ươmg định ra.
- Nhà nước liên bang: là nhà nước do nhiều nhà nước
thành viên hợp lại với nhau. Nhà nước liên bang có hai hệ
thống quyền lực và luật pháp: Hệ thống của liên bang và hệ
thống của từng bang. Hệ thống quyền lực và luật pháp của
từng nước liên bang có tính nguyên tắc chung và có hiệu lực

tối cao. Điển hình của hình thức nhà nước liên bang là nhà
nước Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang đức, Nga…
C. Cơ chế chính trị


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 10

Cơ chế chính trị là tổng thể những phương pháp, những
biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện
quyền lực nhà nước. Cơ chế chính trị thực tế chỉ được thực
hiện trong những hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà
nước nhất định. Nó là một hiện tượng năng động, tồn tại với tư
cách là một quá trình, mà bất kỳ quá trình nào cũng chỉ hình
thành trong những cấu trúc tổ chức nhất định.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp, các giai cấp thống trị đã
sử dụng nhièu phương pháp, biện pháp để thực hiện quỳen lực
nhà nước. nhìn chung, những phương pháp, biện pháp này
được phân ra hai loại chính; những phưong pháp, biện pháp
phản dân chủ và những phương pháp, biẹn pháp dân chủ.
Các phương pháp dân chủ thể hiện tính độc tài, cực quyền
có nhiều dạng. Đáng chú ý là phương pháp này phát triển đến
mức độ cao trở thành phương pháp tàn bạo, quân phiệt và phát
xít.
Những phương pháp dân chủ cũng có những dạng thức
như: dân chủ thực sự và dân chủ giải hiệu, dân chủ rộng rãi và
hạn chế, dân chủ trực tiếp và đại diện,v.v..
Tóm lại, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố:
hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và cơ chế

chính trị. Các hình thức nhà nước trong lịch sử rất đa dạng và
điều đó được lý giải bởi hàng loạt các điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, văn hóa, trong đó điều kiện kinh tế có vai trò quyết
định.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 11

Từ những phân tích trên, có thể đưa ra sơ đồ về hình
thức nhà nước như sau:
Hình thức nhà nước

Hình thức
chính thể

Hình thức cấu
trúc nhà nước

Cơ chế
chính trị

III. CHỨC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC.
1. Chức năng của Nhà nước
Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động
của Nhà nước. Mỗi nhà nước khác nhau có những mặt hoạt
động khác nhau, tùy thuộc vào bản chất của nhà nước đó và
những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước. Tuy nhiên, thông
thường các mặt hoạt động của nhà nước có thể tập trung vào

hai chức năng sau đây :
1.1 Chức năng đối nội
Chức năng đối nội thể hiện việc thực hiện quyền lực
chiúnh trị của Nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
Trong chức năng này, nhà nước tiến hành các công việc :
 Giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, trấn áp các thế lực chống
đối…
 Quản lý về kinh tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, quốc
phòng…


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 12

 Thông tin, tuyên truyền nhằm chiếm lĩnh và nhất quán
hoạt động theo định hướng tư tưởng của giai cấp thống trị đối
với toàn xã hội
 Thực hiện các hoạt động an sinh xã hội
1.2 Chức năng đối ngoại
Thể hiện quan hệ của nhà nước đối với các quốc gia trên
trường quốc tế. Trong chức năng này, tùy vào bản chất của nhà
nước, có thể là việc tổ chức phòng thủ đất nước, chống ngoại
xâm, cũng có thể là là việc mở rộng lãnh thổ bằng cách phát
động chiến tranh xâm lược, tìm kiếm thị trường thuộc địa.
Ngày nay, trong xu thế hòa bình, hội nhập và hợp tác đôi bên
cùng phát triển, chức năng đối ngoại thể hiện ở việc tổ chức,
thực hiện các quan hệ hợp tác song phương hoặc đa phương về
nhiều mặt (kinh tế, chính trị, văn hóa v.v…). Các chức năng
đối nội, đối ngoại về cơ bản đều thể hiện bản chất, tính giai cấp

của nhà nước.
Hai chức năng luôn có mối liên hệ tương hỗ, bổ sung, ảnh
hưởng lẫn nhau, trong đó chức năng đối nội giữa vai trò chi
phối. không thể có đối ngoại mạnh nếu tình hình đối nội kém
cỏi và ngược lại. Mối liên hệ giữa hai chức năng này luôn thể
hiện trong các hoạt động của các cấp, các ngành trong bộ máy
nhà nước.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 13

2. Bộ máy nhà nước.
2.1 Khái niệm:
Bộ máy nhà nước đựơc hiểu là hệ thống các cơ quan nhà
nước từ Trung ương đến địa phương, đựơc tổ chức và hoạt
động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện
chức năng, nhiệm vụ do bản chất nhà nước qui định
Bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới thường có các
cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở nước ta, trpong bộ
máy nhà nưpớc bao gồm các loại cơ quan: quyền lực nhà nước,
hành chính nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát.
2.2 Bộ máy nhà nước Xã hội chủ nghĩa (XHXN)
Bộ máy nhà nước XHCN ngoài những đặc điểm chung của
bộ máy nhà nước còn có những đặc thù sau:
 Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân sử
dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan nhà
nước. Quốc hội và Hội đồng nhân dân, với tư cách là cơ quan
do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho dân, sẽ thành lập các

cơ quan quả lý nhà nước và các cơ quan khác nhằm thực thi
nhiệm vụ dân cử và kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan
nhà nước đó. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm sự tập trung,
thống nhất quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước. Mặt khác bộ máy nhà nước XHCN còn áp dụng
nguyên tắc phân nhiệm. Theo đó có bốn hệ thống cơ quan trong
bộ máy nhà nước:
 Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 14

 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước: Chính phủ và Ủy
ban Nhân dân các cấp.


Hệ thống cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân các cấp;

 Hệ thống cơ quan kiểm tra, giám sát: Viện kiểm sát
nhân dân các cấp;
 Nhà nước XHCN vừa là một bộ máy quản lý hành
chính , vừa là một bộ máy quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội.
Tổ chức và hoạt động của bô máy nhà nước XHCN, tuân
thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
đối với nhà nước (điều 4 – Hiến pháp 1992).

 Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân lao
động và quản lý nhà nước (điều 53 – Hiến pháp 1992).
 Nguyên tắc tập trung dân chủ (điều 6 – Hiến pháp
1992).
 Nguyên tắc pháp chế XHCN (điều 12 – Hiến pháp
1992).
2.3. Bộ máy nhà nước Việt Nam
Theo Hiến pháp năm 1992 bộ máy Nhà nước ta bao gồm
các loại cơ quan sau:
Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân các cấp, Viện kiểm
sát nhân dân các cấp.
 Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của dân và là
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt
Nam.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 15

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập
pháp, có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của nhà nước. Chủ
tịch nước thay mặt nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam trong các
công việc đối nội và đối ngoại.
 Chính phủ, Thủ Tướng Chính phủ: Chính Phủ là
cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà
nước của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Chính phủ là cơ
quan quản lý các việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng cũng như bảo đảm hoạt động
của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Đứng đầu Chính Phủ là Thủ Tướng Chính Phủ. Ngoài ra
còn có các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên
khác của Chính phủ.
Hệ thống các cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng
hành pháp gồm có:
Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền chung, gồm
chính quyền địa phương các cấp:
 Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
 Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh.
 Ủy ban nhân dân các xã,phường thành phố trực thuộc
quận, huyện, thành phố.
Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền riêng, gồm có:
 Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền riêng, gồm có:
 Ở trung ương có các Bộ, Ban, Ngành, Tổng cục.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 16

 Ở các tỉnh, Thành phố có các Sở, Ban, Ngành, Cục,
Vụ, Viện, trường chuyên nghiệp
 Ở các huyện, quận thành phố có các phòng, Ban,
Ngành.
 Tòa án nhân dân các cấp: Là cơ quan xét xử của
nước ta. Hệ thống các cơ quan xét xử đó là Tòa án nhân dân
được chi thành 3 cấp:
 Tòa án nhân dân tối cao.

 Tòa án nhân dân tỉnh.
 Tòa án nhân dân quận, huyện.Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.



Viện kiểm sát nhân dân: cũng được chia thành 3 cấp.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


ương.


Viện kiểm sát nhân tỉnh trực thuộc thành phố và trung
Viện kiểm sát nhân huyện quận


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 17

Chương II
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
I. BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC
Nhà nước luôn luôn là vấn đề trung tâm của những cuộc
đấu tranh chính trị. Mọi đảng phái, trong cương lĩnh hoạt động
của mình, bao giờ cũng đặt mục tiêu giành lấy chính quyền nhà
nước.
Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt.

Trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị thuộc về giai
cấp thống trị hoặc liên minh giai cấp thống trị. Thông qua
quyền lực chính trị, giai cấp thống trị bắt các giai cấp khác
phục tùng ý chí của mình. Quyền lực chính trị như C.Mác và
Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: thực chất là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để đàn áp những giai cấp khác.
Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị, có
một bộ máy đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện chức năng quản
lý. Có nhà nước ý chí của tất cả các thành viên thuộc giai cấp
thống trị được hợp nhất thành ý chí nhà nước. Nhà nước tồn tại
trước hết là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và đại diện cho
xã hội, thực hiện những công việc chung, bắt nguồn từ điều
kiện tồn tại của mỗi xã hội. Nhưng trong tất cả mọi trường hợp,
nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của giai cấp thống trị.
Theo C.Mác và Ph Ăngghen- là hình thức mà trong đó những
cá nhân của giai cấp thống trị thực hiện lợi ích chung của giai
cấp mình.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 18

Không chỉ ở trong nước mà cả trong quan hệ quốc tế, nhà
nước cũng thể hiện tư cách là tổ chức của giai cấp thống trị, bởi
chính sách đối ngoại là sự tiếp tục của chính sách đối nội, nó
thể hiện chủ yếu của giai cấp đó.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong quá trình cách
mạng xã hội chủ nghĩa, là công cụ của giai cấp công nhân liên
minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác

nhằm chống các giai cấp bóc lột, và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước là một hiện tượng thuộc tầng kiến trúc trên một
cơ sở kinh tế nhất định. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng quyết
định sự phát triển của nhà nước. nhưng sự biến đổi của nhà
nước không chỉ phụ thuộc vào cơ sở kinh tế. Tương quan giai
cấp, mức độ ác liệt của cuộc đấu tranh giai cấp, những quan
điểm pháp lý.v.v…cũng ảnh hưởng tới sự hình thành phát triển
của nhà nước. Mặt khác, nhà nước cũng tác động tích cực tới
tất cả hiện tượng xã hội khác, trong đó có cơ sở kinh tế. Ảnh
hưởng ngược của nhà nước đối với cơ sở kinh tế được Ph.
Ăngghen chỉ ra trong bức thư gửi Smit ngày 27-10- 1890.
Với tư cách là một tổ chức chính trị đặc biệt, nhà nước
khác với các tổ chức khác của xã hội có giai cấp ở các dấu
hiệu sau:
 Nhà nước được đực trung bởi sự hiện diện của một bộ
máy đặc biệt chuyên làm chức năng quản lý và cưỡng chế.
 Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ hành chính.
 Nhà nước qui định và thực hiện thu thuế bắt buộc với
thời hạn ấn định trước.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 19

 Nhà nước có chủ quyền quốc gia, tức là quyền tối cao
trong quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại. chủ quyền
quốc gia mang nội dung chính trị- pháp lý và là thuộc tính
không thể tách rời của nhà nước.
 Nhà nước ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện nó

bằng sức mạnh cưỡng chế.
Từ tất cả các ván đề trên, chúng ta có thể định nghĩa: Nhà
nước là một tổ chức quyền lực chính trị gồm một bộ máy đặc
biệt để cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý theo mộy trật
tự pháp lý. Trong xã hội bóc lột, bộ máy này chủ yếu bảo đảm
và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị bóc lột, trong xã hội chủ
nghĩa, nó bảo đảm và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân,
nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.
II.BẢN CHẤT CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM.
1. Khái quát chung về bản chất của nhà nước XHCN và
bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Bản chất của nhà nước XHCN do cơ sở kinh tế và đặc
điểm quyền lực trong chủ nghĩa xã hội quyết định. Cơ sở
kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay là tổng thể các
quan hệ sản xuất được hình thành dựa trên nề kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần phát triển theo dịnh hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước xã hội chủ nhĩa dưới sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân. Giai cấp công nhân lãnh đạo nhà nước để thực hiện
những lợi ích của giai cấp mình và đồng thời đem lại lợi ích
cho tất cả các giai cấp, tầng lớp lao động khác trong xã hội. do


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 20

đó, có thể nói nhà nước XHCN là nhà nước của toàn thể nhân
dân lao động.
Bản chất của nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt
Nam là thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước XHCN, vì vậy

làm rõ bản chất của nhà nước ta hiện nay có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 – Hiến pháp năm 1992 qui
định: “Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân. Tất cả quyền lực
nhà nướcthuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai cấp
công nhân với nhân dân và đội ngũ trí thức”.
Bản chất của nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân được thể hiện bằng các đặc điểm sau:
1.1 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân thiết
lập nên nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng
Nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và
Hội đồng Nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước thông qua
Quốc hội và Hội dồng nhân dân các cấp. ngoài ra nhân dân còn
thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát,
kiểm tra, khiếu kiện các quyết định của cơ quan nhà nước làm
thiệt hại đến quyền lợi của họ, tham gia góp ý kiến vào các dự
án chính sách, pháp luật.
1.2 Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc trong
quốc gia Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết
dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy nhờ két hợp
tính giai cấp, tính nhân dân, tính thời đại.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 21

1.3 Nhà nước ta là một thiết kế của nền dân chủ XHCN. Vì

vậy, nhà nước ta hiện nay đang thực hiện dân chủ hóa đời sống
xã hội, trước hết là lĩnh vực kinh tế, xã hội. Thừa nhận nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là phương tiện
quan trọng để đạt mục tiêu CNXH: “Dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng ta đã đề ra. Bên
cạnh việc tạo các điều kiện chính trị, pháp lý, kinh tế để phát
triển kinh tế, nhà nước còn quan tâm đến việc giải quyết các
vấn đề xã hội, chú trọng việc phát triển giáo dục, y tế, văn hóa
…các chính sách xã hội thể hiện tính chất nhân đạo của nền
dân chủ mà nhà nước đang thực hiện.
1.4 Nền dân chủ XHCN không phủ nhận các biện pháp
kiên quyết, mạnh mẽ của nhà nước nhằm chống lại các hành vi
gây mất ổn định, chính trị, vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi
ích nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với sự đổi mới
tăng cường các cơ quan kinh tế, văn hóa xã hội, nhà nước xã
hội chủ nghĩa duy trì hoàn thiện bộ máy cưỡng chế để đảm bảo
an ninh, an toàn cho xã hội và cá nhân con người.
1.5 Bản chất nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện
trong chính sách về hoạt động đối ngoại. Phương châm “Việt
Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” thể hiện
nguỵện vọng hợp tác trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, đôi bên
cùng có lợi, tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau.


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 22

2. Nhà nước của nền dân chủ XHCN.

2.1 Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Theo học thuyết Mác-Ăngghen- LêNin, nhà nước ta vẫn là
một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một
giai cấp này đối với một giai cấp khác nó là sản phẩm và biểu
hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Nhưng nhà nước ra đời không chỉ là để thống trị giai cấp, mà
còn là tổ chức công quyền, thống nhất quản lý toàn xã hội về
mọi mặt. Nhà nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân
gắn bó chặt chẽ với tính dân tộc, tính nhân dân, mang tính kỷ
luật, pháp luật, cơ chế, chính sách đến tổ chức hoạt động của
mình. Đồng thời nhà nước đó cũng mang tính dân tộc, tính
nhân dân sâu sắc. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân.
Nhà nước XHCN là một nhà nước kiểu mới, khác hẳn mọi
nhà nước từ trước đến nay trong lịch sử loài người. Hiến pháp
nước ta luôn thừa nhận: Ở Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, Nhà nước
ta không còn là bộ máy thống trị của giai cấp bóc lột, mà nhà
nước của nhân dân tổ chức thành cơ quan quyền lực chính trị.
Phương hướng cơ bản là: “Xây dựng nhà nước XHCN, nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
làm nền tảng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ
quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội
quyền làm chủ của nhân dân , giữ nghiêm kỷ cương xã hội,
chuyên chính với mọi hành động xâm phạm tới lợi ích của tổ
quốc và của nhân dân (cương lĩnh của Đảng).


Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm


Trang 23

2.2 Quyền con người và quyền công dân .
Nhà nước XHCN ra đời, thực hiện nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa, xét cho cùng là nhằm tôn trọng, bảo vệ và phát huy
quyền con người và quyền công dân. “Ở nước cộng CHXHCN
Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế,
văn hóa xã hội, thể hiện ở các quyền công dân và quy đinh
trong hiến pháp và pháp luật” (Hiến pháp 1992 – điều 50). Nhà
nước ta xem con người là chủ thể xã hội; tự do, hạnh phúc của
con người là mục tiêu cơ bản nhất. Con người sinh ra có những
quyền cơ bản bất khả xâm phạm gắn với con người, trong một
chế độ dân chủ, một xã hội công dân lại có những quyền và
nghĩa vụ của người công dân mà nhà nước dân chủ tôn trọng.
Luật pháp đặt ra không phải là để hạn chế, ngăn cản những
nguyên tắc đó, mà chính là để bảo vệ, phát huy nó, không phải
chỉ là để ngăn ngừa những sự lạm dụng của công dân, mà còn
để ngăn ngừa sự lạm dụng của nhà nước, của cơ quan quyền
lực, của những nhà cầm quyền.
Nhà nước XHCN có nghĩa vụ bảo vệ không ngừng củng
cố toàn diện chế độ dân chủ XHCN của người lao động trên
các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chủ trong phạm
vi cả nước, từng địa phương, từng cơ sở, từng tập thể lao động.
Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa VI, khóa VII,VIII đã nêu: “mở rộng dân chủ trên tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy quyền làm chủ của
công dân” với nội dung:
Về chính trị: Để đảm bảo thực hiện quyền dân chủ và
quyền làm chủ của nhân dân về chính trị, nhà nước thiết lập



Nhập môn hành chính nhà nước –ThS.GVC Phan Thanh Liêm

Trang 24

nên một cơ cấu tổ chức. Nhà nước và cơ chế hoạt động biểu
hiện được thực quyền của nhân dân lao động, thể hiện được
đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của người lao động, quan
tâm đúng mức đến mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng và nhân
dân; tạo ra mọi điều kiện để đảm bảo dân chủ thật sự trong sinh
hoạt xã hội, trong bầu cử, ứng cử (theo luật mới), trong lựa
chọn cán bộ, trong việc ra quyết định của cơ quan Nhà nước;
nhân dân có quyền tham gia vào việc quản lýcông việc nhà
nước, hiểu rõ và biết sử dụng quyền lực chính trị của mình,
đồng thời nhà nước XHCN cũng tạo ra mọi điều kiện cần thiết
để nhân dân thực hiện quyền tự do và nghĩa vụ công dân theo
qui định của pháp luật nhà nuớc.
Về kinh tế: Cùng với việc bảo đảm quyền làm chủ về
chính trị. Nhà nước XHCN bảo thực hiện quyền dân chủ và
quyền làm chủ của nhân dân về kinh tế, cụ thể là quyền dân
chủ về sở hữu lao động, về quản lý và về hưởng thụ. Thông
qua việc xây dựng cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế mới,
Nhà nước đảm bảo cho nhân dân thực hiện thật sự quyền làm
chủ của mọi người và của mỗi người, cụ thể và thiết thực trong
kinh tế. Nhà nước mở rộng quyền làm chủ của các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, thực hiện đúng đắn chính sách kinh tế nhiều
thành phần theo quỹ đạo của CNXH. Nhà nước ban hành các
chính sách, chế độ và thi hành những biện pháp cần thiết đảm
bảo cho nhân dân lao động thực sự là người chủ nắm các quyền
tư liệu sản xuất, làm chủ các quá trình sản xuất, phân phối, lưu

thông và đảm bảo đời sống: phát huy tính độc lập, sáng tạo của
người lao dộng trong lĩnh vực kinh tế.


×