Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.38 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ XUÂN TRÌNH

QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VÀ VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

LÊ XUÂN TRÌNH

QUYỀN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾ VÀ VIỆT
NAM
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN BÁ DIẾN

HÀ NỘI – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Lê Xuân Trình


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ DÂN TỘC
THIỂU SỐ ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.

Quyền con người............................... Error! Bookmark not defined.


1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời ............... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đặc điểm quyền con ngƣời ................ Error! Bookmark not defined.
1.2.

Dân tộc thiểu số ................................ Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Lý luận về nhóm ngƣời thiểu số......... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Lý luận về khái niệm "dân tộc thiểu số"Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Đặc điểm dân tộc thiểu số .................. Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Nhận thức chung về dân tộc thiểu số ở Việt NamError! Bookmark not defined
Chương 2: QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO
QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁP QUỐC TẾError! Bookmark not defined.
2.1.

Khái quát các văn kiện quốc tế về quyền của người dân tộc
thiểu số ............................................... Error! Bookmark not defined.

2.2.

Vấn đề có tính nguyên tắc trong việc ghi nhận và đảm bảo
quyền của DTTS ............................... Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Bình đẳng, không phân biệt đối xử .... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Vai trò tích cực của các quốc gia ....... Error! Bookmark not defined.
2.3.

Phạm vi quyền của người dân tộc thiểu số trong luật quốc tếError! Bookma



2.4.

Các nhóm quyền cơ bản của người dân tộc thiểu số được luật
quốc tế ghi nhận................................ Error! Bookmark not defined.

2.4.1. Quyền có quốc tịch, đƣợc xác định dân tộcError! Bookmark not defined.
2.4.2. Quyền tham gia quản lý Nhà nƣớc..... Error! Bookmark not defined.

2.4.3. Quyền đối với văn hóa, phong tục tập quán, ngôn ngữError! Bookmark not def
2.4.4. Quyền đƣợc giáo dục ......................... Error! Bookmark not defined.
2.4.5. Quyền đƣợc chăm sóc sức khỏe ......... Error! Bookmark not defined.
2.4.6. Quyền đƣợc hƣởng an sinh xã hội ..... Error! Bookmark not defined.
2.4.7. Quyền tự do tƣ tƣởng, tín ngƣỡng hoặc tôn giáoError! Bookmark not defined.
2.4.8. Quyền lập hội, tự do hội họp .............. Error! Bookmark not defined.
2.4.9. Quyền tự do đi lại, cƣ trú ................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN

CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤTError! Bookmar
3.1.

Quy định của pháp luật về quyền của người dân tộc thiểu sốError! Bookma

3.2.

Vấn đề thực hiện quyền của người dân tộc thiểu số ở Việt
Nam hiện nay .................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Những hạn chế, khó khăn ................... Error! Bookmark not defined.
3.3.


Một số giải pháp kiến nghị .............. Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Nhóm các giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về bảo đảm quyền của DTTS ...... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế thực thi pháp luật đảm bảo quyền
của DTTS ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Nhóm các giải pháp về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền
của DTTS ........................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 5


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CERD:

Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
chủng tộc 1965

DTTS:

Dân tộc thiểu số

ICCPR:

Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966

ICESCR:


Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn
hóa 1966

LHQ:

Liên hợp quốc

UDHR:

Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyền con ngƣời là khát vọng và thành quả của quá trình phát triển
nhận thức lâu dài trong lịch sử nhân loại, là động lực phát triển của xã hội loài
ngƣời, nó gắn liền với quá trình phát triển đầy biến động của lịch sử. Quyền
con ngƣời thể hiện đƣợc giá trị mà mọi dân tộc văn minh đều hƣớng tới. Cùng
với sự phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời, nhận
thức về quyền con ngƣời trên toàn thế giới đã không ngừng đƣợc tăng lên
trong nhiều thập kỷ qua. Công cụ hiệu quả nhất cho việc bảo vệ quyền con
ngƣời chính là hệ thống pháp luật. Chỉ thông qua việc thể chế hóa thành luật,
quyền con ngƣời mới đƣợc bảo đảm và bảo vệ tốt nhất.
Có nhiều cách phân loại quyền con ngƣời dựa trên các tiêu chí và cách
tiếp cận khác nhau. Nếu phân loại theo chủ thể của quyền thì quyền con ngƣời
bao gồm 02 nhóm: Quyền của cá nhân và quyền con ngƣời theo nhóm.
Dân tộc thiểu số (DTTS) là một trong những nhóm ngƣời dễ bị tổn
thƣơng. Quyền của ngƣời thiểu số đƣợc ghi nhận trong nhiều điều ƣớc quốc tế
mang tính phổ cập toàn cầu và điều ƣớc quốc tế khu vực. Trong Bộ luật nhân
quyền Liên Hợp quốc (LHQ); Công ƣớc quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân

biệt chủng tộc 1965 (CERD); Công ƣớc về các dân tộc và bộ lạc bản địa ở các
quốc gia độc lập 1989 (ILO); Tuyên bố về quyền của những ngƣời thuộc các
nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 1992. Trong Công
ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị 1966 (ICCPR)- Điều 27:
Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn giáo
và ngôn ngữ, những cá nhân thuộc các nhóm thiểu số đó, cùng với
những thành viên khác của cộng đồng mình, không bị khƣớc từ
quyền có đời sống văn hoá riêng, quyền đƣợc theo và thực hành tôn
giáo riêng, hoặc quyền đƣợc sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.
1


Trong năm 1992, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Tuyên bố về quyền
của những ngƣời thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo và
ngôn ngữ (the Declaration on the Rights of Persons Belonging to National or
Ethnic, Religious and Linguistic Minorities). Diễn đàn về các vấn đề thiểu số
(the Forum on Minority Issues) đƣợc thành lập trong năm 2007 thay thế cho
Nhóm công tác LHQ về ngƣời thiểu số (the United Nations Working Group
on Minorities) đƣợc thành lập năm 1995.
Ở Việt Nam, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, có 54 dân
tộc sinh sống trên lãnh thổ của cả nƣớc, trong đó dân tộc Kinh có 73,594 triệu
ngƣời (chiếm 85,7%) và 53 DTTS có 12,253 triệu ngƣời (chiếm 14,3%). Các
DTTS có số lƣợng trên một triệu ngƣời, gồm: dân tộc Tày: 1.626.392 ngƣời,
chiếm 1,9%; dân tộc Thái: 1.550.423 ngƣời (1,8%); dân tộc Mƣờng:
1.268.963 ngƣời (1,5%); dân tộc Khmer: 1.260.640 ngƣời (1,5%) và dân tộc
Mông: 1.068.189 ngƣời (1,2%). Còn lại là các dân tộc dƣới 1 triệu ngƣời.
Trong đó có nhiều dân tộc chỉ vài trăm ngƣời nhƣ: Si La 709, Pu Péo 687, Rơ
Măm 436, Brâu 397, Ơ Đu 376 ngƣời [24].
Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lâu đời trong sự nghiệp
đấu tranh xây dựng cộng đồng dân tộc thống nhất. Trong mối quan hệ giữa

các dân tộc ở nƣớc ta thì đoàn kết thống nhất là đặc điểm nổi bật nhất, xuyên
suốt trong mọi thời kỳ lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Các dân tộc sinh sống
trên đất nƣớc ta trong những giai đoạn khác nhau, nhƣng đều có chung một
vận mệnh lịch sử. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc
cũng nhƣ của cả cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển. Sự liên kết
thành phần dân cƣ sớm có ý thức tự giác, cùng chung sống trong một đất
nƣớc ngay từ buổi bình minh của lịch sử đã tạo nên một cộng đồng quốc gia
dân tộc bền vững. Truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng đƣợc
củng cố và phát triển, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc đã trở thành

2


nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Mỗi dân tộc có bản sắc văn
hóa riêng góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng trong tính thống nhất của
nền văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa của các dân tộc đƣợc hình thành và
phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc. Sự thống nhất trong đa dạng là đặc
điểm của nền văn hóa cộng đồng các dân tộc nƣớc ta.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam với nhiều thành phần khác nhau, mỗi
thành phần dân tộc không phải là một cộng đồng riêng rẽ, biệt lập về chính
trị- xã hội, mà là bộ phận cấu thành dân tộc Việt Nam thống nhất. Các thành
phần dân tộc cƣ trú đan xen lẫn nhau và phân tán trên mọi vùng miền của đất
nƣớc không có lãnh địa riêng biệt của từng dân tộc. Đảng, Nhà nƣớc Việt
Nam đã có nhiều văn bản quan trọng thể hiện chủ trƣơng, chính sách nhất
quán về chính sách đối với đồng bào DTTS.
Hiến pháp hiện hành 2013 ghi nhận:
1- Nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia
thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nƣớc Việt Nam.
2- Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng
phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. 3- Ngôn

ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán,
truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. 4- Nhà nƣớc thực hiện
chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu
số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nƣớc [23, Điều 5].
Dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ, sự cố gắng của các bộ, ban,
ngành, địa phƣơng và của cả hệ thống chính trị, đời sống về vật chất và tinh
thần của đồng bào DTTS đã đƣợc cải thiện đáng kể. Các quyền cơ bản của
đồng bào DTTS về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc y
tế… đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đời sống

3


của đồng bào DTTS ở nƣớc ta nhìn chung còn rất nhiều khó khăn, mặt bằng
dân trí thấp, còn có khoảng cách đáng kể với dân tộc đa số, giữa miền xuôi và
miền ngƣợc. Việc thể chế quyền của DTTS bằng pháp luật cũng nhƣ cơ chế
thực hiện quyền của DTTS còn những bất cập.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quyền của người dân
tộc thiểu số theo quy định của luật pháp quốc tế và Việt Nam” làm luận
văn thạc sĩ của mình, trên cơ sở đó có những giải pháp đề xuất sát hợp góp
phần bảo đảm quyền của ngƣời DTTS, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu quyền của ngƣời DTTS đƣợc quy định trong điều ƣớc quốc
tế và pháp luật quốc gia, việc thực hiện quyền của ngƣời DTTS ở Việt Nam.
Qua đó có nhận thức đúng đắn về quyền của ngƣời DTTS, góp phần thúc đẩy
việc bảo đảm các quyền của DTTS ở Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm DTTS trên cơ

sở quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật quốc gia, của các học giả trong
nƣớc, quốc tế. Từ đó, làm rõ DTTS là một trong các nhóm ngƣời thiểu số,
nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc bảo vệ mà quyền của họ đã đƣợc pháp
luật quốc tế và pháp luật quốc gia ghi nhận.
- Đề tài nghiên cứu làm rõ các nhóm quyền của ngƣời DTTS đƣợc ghi
nhận trong các điều ƣớc quốc tế, đặc biệt là các điều ƣớc quốc tế mà Việt
Nam là thành viên.
- Đề tài nghiên cứu chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Việt Nam về
DTTS, những thành tựu mà Việt Nam đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế,
khó khăn trong việc ghi nhận và đảm bảo thực hiện quyền của ngƣời DTTS.
- Đƣa ra một số giải pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền của
ngƣời DTTS.
4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ tƣ pháp (2005), Việt Nam và quyền con người, chịu TNXB, PGS.TS
Hoàng Thế Liên, Hà Nội.

2.

Trần Bình (2015), Một số vấn đề về tộc người và dân tộc ở Việt Nam,
(Cổng thông tin điện tử của Đại học Văn hóa Hà Nội, .

3.

Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Công
tác dân tộc, Hà Nội.


4.

Nông Thị Kiều Diễm (2014), Hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo
quyền của DTTS trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học,
Khoa luật, ĐHQGHN.

5.

Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2013), Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB
ĐHQGHN, Hà Nội.

6.

Nguyễn Chí Dũng (2012), Quyền của các nhóm DTTS trong bối cảnh
quốc tế hiện nay.

7.

Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ I (2010), Các báo cáo, bài
tham luận của các đại biểu.

8.

Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ I (2010), Báo cáo
chính trị.

9.

Đảng cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội IX, X, XI, XII; Nghị

quyết số 24 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
về công tác dân tộc 3/2003, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị
quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc, Hà Nội.
11. Ewa Chylinski (2012), Quyền DTTS- Các tiêu chuẩn của cơ quan và quốc tế.

5


12. Ewa Chylinski (2012), Kinh nghiệm Châu Âu về các quyền DTTS thực tế.
13. Ewa Chylinski (2012), Khu vực Asean và DTTS.
14. Đỗ Văn Hòa, Vy Xuân Hoa (2012), Một số nội dung cơ bản về công tác
nhân quyền và giải pháp đảm bảo quyền các DTTS trong thời gian tới
(Ủy ban Dân tộc).
15. Khoa luật, ĐHQGHN (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền
con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Hoàng Xuân Lƣơng, Đặng Dũng Trí (2012), Đảm bảo quyền phát triển
kinh tế xã hội của các DTTS Việt Nam trong tình hình hiện nay, Hà Nội.
17. Nông Văn Lƣu (2012), Một số vấn đề về quyền tham chính của người
DTTS ở Việt Nam, Hà Nội.
18. Lê Văn Nghiêm (2012), Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về
cơ sở, giải pháp cải thiện quyền tiếp cận thông tin của các DTTS Việt
Nam, Hà Nội.
19. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.
20. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Nội.
21. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
22. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.

23. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Hà Nội.
24. Tổng cục thống kê (2010), Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở
Việt Nam năm 2009, NXB Thống kê.
25. Bế Trƣờng Thành (2012), Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát
triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, Hà Nội.
6


26. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày
12/3/2013, Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, Hà Nội.
27. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013
Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm
2020, Hà Nội.
28. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định 2214/QĐ-TTg ngày 14/11/2013
Đề án tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng
đồng bào DTTS, Hà Nội.
29. Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời - quyền công dân (Crights),
Khoa Luật, ĐHQGHN (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền
con người, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.
30. Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời - quyền công dân (Crights),
Khoa Luật, ĐHQGHN (2011), Sách chuyên khảo: Tư tưởng về quyền
con người, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.
31. Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời - quyền công dân (Crights),
Khoa Luật, ĐHQGHN (2011), Sách tham khảo: Luật quốc tế về quyền
của các nhóm người dễ bị tổn thương, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.
32. Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời - quyền công dân (Crights),
Khoa Luật, ĐHQGHN (2011), Sách chuyên khảo: Hỏi đáp về quyền con
người- NXB Hồng Đức, Hà Nội.
33. Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời- quyền công dân (Crights), Khoa

Luật, ĐHQGHN (2010), Sách tham khảo: Quyền con người - Tập hợp
những bình luận/khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên hợp
quốc, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
34. Ủy ban dân tộc (2014), Tờ trình về việc phê duyệt Đề án giảm thiểu tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS.

7


Trang Web:
35. (2015), Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc.
36. (2015), Cổng thông tin điện tử của TT nghiên cứu
quyền con ngƣời và quyền công dân- Khoa luật ĐHQGHN.
37. (2015), Tiếp tục đổi mới công tác dân tộc đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
38. (2015), Chƣơng trình 135: Sử dụng
vốn đúng và trúng là cần thiết.
39. o (2015) Minority Rights: International Standards
and Guidance for Implementation (HR/PUB/10/3).
40. o (2015) Convention-cadre du Conseil de l'Europe
pour la protection des minorités nationales.
41. o (2015) Fiche d’information N. 9 (Rev. 1), Cao Ủy
Nhân Quyền của LHQ.
42. (2015) /french/about/publications/docs/fs9rev1_fr.htm.

8




×