Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.98 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THIÊN VÂN

TƯ TƯỞNG VỀ HẠN CHẾ SỰ LẠM DỤNG
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THIÊN VÂN

TƯ TƯỞNG VỀ HẠN CHẾ SỰ LẠM DỤNG
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn

Hà Nội - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các thông tin, dữ liệu và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngô Thiên Vân


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời mở đầu
Mục lục
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chƣơng 1 - LÝ DO RA ĐỜI VÀ LƢỢC SỬ PHÁT TRIỂN TƢ
TƢỞNG VỀ HẠN CHẾ SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC
NHÀ NƢỚC.........................................................................................8
1.1

Lý do ra đời tƣ tƣởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà
nƣớc......................................................................................................8

1.1.1 Quyền lực nhà nước..............................................................................8

1.1.2 Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước là nhu cầu tất yếu
khách quan............................................................................................11
1.1.3 Vai trò của hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.........................14
1.1.3.1 Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước là cơ sở ra đời Hiến
pháp.....................................................................................................14
1.1.3.2 Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước là điều kiện để ngăn
ngừa, giảm thiểu sự vi phạm quyền con người..................................20
1.2

Lƣợc sử phát triển tƣ tƣởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực
nhà nƣớc...............................................................................................24

1.2.1 Các tư tưởng thời kỳ cổ đại...................................................................24
1.2.2 Các tư tưởng thời kỳ cận đại.................................................................31
1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh trong vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước......38
Kết luận chương 1...........................................................................................42
Chƣơng 2 - NHỮNG PHƢƠNG THỨC CƠ BẢN ĐỂ HẠN CHẾ
SỰ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC VÀ BÀI HỌC


KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM..........................................44
2.1

Những phƣơng thức cơ bản để hạn chế sự lạm dụng quyền
lực nhà nƣớc........................................................................................44

2.1.1 Hiến pháp..............................................................................................45
2.1.2 Chủ nghĩa hợp hiến...............................................................................54
2.1.3 Nhà nước pháp quyền...........................................................................60
2.1.4 Bảo hiến................................................................................................69

2.1.5 Học thuyết phân quyền.........................................................................77
2.1.6 Tư pháp độc lập....................................................................................82
2.1.7 Sự ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.................88
2.1.8 Sự giám sát của nhân dân......................................................................93
2.1.9 Những phương thức khác hạn chế sự lạm dụng quyền lực
từ bên ngoài nhà nước...........................................................................97
2.2

Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam...........................................103

Kết luận chương 2.........................................................................................112
KẾT LUẬN..................................................................................................113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................115


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt của xã hội loài
người, từ khi ra đời đến nay con người đã mất rất nhiều công sức tìm hiểu bản
chất, quy luật vận động của nó trong tiến trình lịch sử nhân loại để nhằm mục
đích tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước sao cho hiệu quả nhất nhằm hạn
chế những mặt tiêu cực của nó. Vì, nhà nước tuy là một thiết chế xã hội đặc
biệt để duy trì trật tự, ổn định giữa những con người cùng sống trong một khu
vực địa lý nhất định, nhưng nhà nước cũng chính là nguyên nhân của sự đàn
áp, bóc lột của nhóm người này đối với nhóm người khác trong khu vực địa lý
nhất định ấy. Chính vì thế, từ thời cổ đại đến nay đã xuất hiện rất nhiều tư
tưởng, học thuyết khác nhau về việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước,
mà nội dụng trọng tâm là để tìm ra phương thức hạn chế, kiểm soát quyền lực
nhà nước sao cho hiệu quả nhất. Lịch sử xã hội loài người đã cho thấy nhận
thức của con người phát triển cùng với quá trình tích lũy những kiến thức của

thời đại, nên theo thời gian con người đã tìm ra những biện pháp phù hợp để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước xu hướng tha hóa của chính
quyền nhà nước bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lý, kiểm tra,
giám sát quá trình sử dụng quyền lực nhà nước. Điều này đã giới hạn quyền
lực nhà nước tránh sự chuyên quyền, lạm quyền của những chủ thể thực hiện
quyền lực công để mưu cầu lợi ích riêng.
Lịch sử và hiện tại đã ghi nhận rất nhiều cách thức, biện pháp để hạn
chế, kiểm soát quyền lực nhà nước, tùy vào bản chất của từng kiểu nhà nước
khác nhau. Có những cách thức chỉ đem lại hiệu quả trong một thời kỳ lịch sử
nhất định, nhưng có những cách thức vẫn còn phù hợp đến hiện tại. Vấn đề
quan trọng của bất kỳ một nhà nước hiện đại nào là tìm ra được những
phương thức hiệu quả, phù hợp để vận dụng cho mình.

1


Đối với Việt Nam cũng thế, nhất là khi chúng ta đang trên con đường
thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, thì vấn đề này lại càng
cấp bách hơn nữa. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quyền lực nhà nước tập trung
thống nhất không phân chia, mà chỉ phân công, phối hợp hoạt động giữa các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp
và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp" [44, tr.85]; với mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của nhà nước và đẩy lùi nạn quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Nhưng mục đích này chỉ thành công khi sự lạm dụng quyền lực nhà nước
được hạn chế bằng những phương thức hiệu quả, thực tế; đồng thời khi đó
quyền con người, sự công bằng, dân chủ mới được đảm bảo - đây là những

nội dung quan trọng phải đạt được nếu muốn xây dựng thành công mô hình
nhà nước pháp quyền.
Đứng trước yêu cầu cấp bách đó, tôi đã chọn đề tài: “ Tư tưởng về hạn
chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước” để nghiên cứu. Qua đó, tôi mong rằng
những nội dung được đề cập đến trong luận văn sẽ trở thành tài liệu tham
khảo hữu ích cho những ai quan tâm, tìm hiểu đến lĩnh vực hạn chế quyền lực
nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước là một lĩnh vực phức tạp, có
những thời kỳ vấn đề này còn mang tính nhạy cảm cao. Ở Việt Nam trong
hơn 10 năm gần đây, nội dung về hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước mới
được các nhà nghiên cứu về chính trị học, luật học đề cập đến một cách phổ
biến và rộng rãi. Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu như:

2


- Sự hạn chế quyền lực nhà nước (2005) Nxb. Đại học quốc gia, Hà
Nội, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung. Tác giả đã nêu ra sự cần thiết của nhà nước
đối với xã hội, nhà nước luôn có xu hướng tha hóa quyền lực, vì vậy, cần thiết
phải giới hạn quyền lực nhà nước; và đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế
quyền lực nhà nước thông qua cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong
nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài nhà nước.
- Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay – vấn đề và giải
pháp (2007), Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Hà Nội, Th.s Trịnh Thị Xuyến.
Luận án đi sâu phân tích về vấn đề quyền lực nhà nước và tính tất yếu phải
kiểm soát quyền lực nhà nước.
- Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở một số nước
trên thế giới (2008), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tô Huy Rứa (chủ biên).
Tác phẩm trình bày lí luận chung về giám sát quyền lực trong bộ máy nhà

nước trong mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở một số
nước trên thế giới. Các tác giả trong công trình đã lý giải tại sao phải hạn chế
quyền lực nhà nước, vì bản thân mỗi con người luôn tồn tại bản tính hai mặt
trong đời sống xã hội là tích cực và tiêu cực, thiện và ác nên cần phải có
những biện pháp kiểm soát tương ứng.
- Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ chức bộ máy nhà
nước ở một số nước (2005), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, TS. Nguyễn Thị Hồi. Tác
giả làm rõ việc cần thiết phân chia quyền lực nhà nước, góp phần kiểm soát
quyền lực nhà nước, hạn chế việc lạm dụng quyền lực, chuyên quyền, độc
đoán.
- Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực trong
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, GS.TS. Trần Ngọc Đường. Tác phẩm trình bày
khá đầy đủ và hệ thống cơ sở lí luận, thực tiễn về quyền lực nhà nước, kiểm

3


soát quyền lực nhà nước trong các nhà nước (chủ nô, phong kiến, tư sản); làm
rõ điểm tiến bộ của Việt Nam trong việc phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực khi xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước ( 2011), Nxb. Tư pháp, Hà
Nội, PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng. Tác giả đã phân tích và lý giải cách thức tổ
chức và kiểm soát quyền lực nhà nước trong các kiểu và mô hình nhà nước
khác nhau như nhà nước phong kiến Việt Nam, nhà nước tư sản; tổ chức và
kiểm soát quyền lực nhà nước của Nga, Trung Âu, Đông Âu trước năm 1991,
nhà nước liên bang Nga và nhà nước Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra còn có một số tác phẩm như Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp
hiến, Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài – Sách tham khảo, Khoa
Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn

- Sách chuyên khảo, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, vv… Những công
trình nghiên cứu kể trên đã đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu lĩnh vực
hạn chế, kiểm soát quyền lực nhà nước. Từ việc tham khảo những tác phẩm
này đã giúp học viên có thêm những kinh nghiệm quý để triển khai những vấn
đề, nội dung chưa được đề cập, tiếp cận sâu.
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ của mình, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu về
việc ra đời tư tưởng hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước cũng như những
phương pháp hạn chế và bài học kinh nghiệm quý giá đối với Việt Nam. Đây
là những nội dung mà các công trình kể trên chưa hệ thống bao quát, toàn
diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích: Làm rõ quá trình hình thành tư tưởng hạn chế sự lạm dụng
quyền lực nhà nước. So sánh, đánh giá những phương thức để hạn chế sự lạm
dụng quyền lực nhà nước qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

4


- Nhiệm vụ: Từ mục đích ở trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm
vụ sau:
+ Phân tích những tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà
nước trong các thời kỳ lịch sử nhân loại. Cũng như quan điểm của các nhà tư
tưởng mác - xít và quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đế này để rút ra những
điểm kế thừa trong Hiến pháp 2013.
+ Phân tích những phương thức hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà
nước cả từ bên trong lẫn bên ngoài nhà nước, từ đó đề xuất những phương
thức phù hợp với Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là tư tưởng về hạn chế sự lạm dụng quyền lực
nhà nước và những phương thức hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

- Phạm vi nghiên cứu: là quá trình hình thành, phát triển các tư tưởng
về hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước trong lịch sử và hiện tại, cũng
như sự vận dụng tư tưởng này trên thực tế, thể hiện thông qua các phương
thức hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước từ bên ngoài và từ bên trong
nhà nước ( tự hạn chế) ở trên thế giới và ở Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Qua việc phân tích các tài liệu, lý luận về tư tưởng hạn chế sự lạm dụng
quyền lực nhà nước thành các giai đoạn và cách thức khác nhau, để tìm hiểu
sâu sắc hơn tư tưởng này. Từ đó tổng hợp các giai đoạn, cách thức đã phân
tích để hệ thống đầy đủ và khoa học về lý do ra đời và lược sử phát triển của
tư tưởng hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.
* Phương pháp lịch sử
Qua việc nghiên cứu lý do ra đời và lược sử phát triển của tư tưởng hạn
chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước, từ đó hiểu rõ hơn bản chất và xu hướng

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Cảnh Bình ( 2013), Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Giáo trình Triết học dành cho nghiên cứu
sinh và học viên cao học không chuyên triết, Nxb Chính trị - Hành
chính, Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Dung (2002), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy nhà
nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Dung (2005), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học
quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn (1996), Giáo trình luật Hiến pháp,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2010), Giáo trình lý
luận và Pháp luật về Quyền con người, Nxb Đại học

quốc gia Hà

Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh
Tuấn, Lã Khánh Tùng ( 2013), ABC về Hiến pháp, 83 câu hỏi - đáp,
Nxb Thế giới, Hà Nội.
8. Nguyễn Đăng Dung (2014), "Hiến pháp phải là văn bản kiểm soát quyền
lực nhà nước", Luật học, 30(4), tr.8.
9. Đại hội đồng Liên hiệp quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền
1948 - Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb Lao động - Xã hội, Hà
Nội.
10. Đăng Đức Đạm (2002), Phân cấp quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

6


11. Trần Thanh Đạm (1992), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp
hành Trung ương VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban
chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Ngọc Đào, Võ Khánh Vinh… (2001), Giáo trình Lịch sử các học
thuyết chính trị pháp luật, Nxb Huế, Huế.
20. Trần Ngọc Đường (1999), Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Trần Ngọc Đường (2011), Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm
soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hiến pháp Việt Nam 1946, 1959, 1980, 1992 (2003), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
23. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 (2014), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7


24. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Hồi (2005), Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc
tổ chức bộ máy nhà nước ở một số nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
26. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Triết học pháp quyền của
Hegel, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Huyên (2007), Hệ thống chính trị Anh, Mỹ, Pháp (Mô hình

tổ chức và hoạt động), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
28. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội ( 2012), Về Pháp quyền và Chủ
nghĩa hợp hiến ( Một số tiểu luận của các học giả nước ngoài), Nxb
Lao động - Xã hội, Hà Nội.
29. Khoa Nhà nước và pháp luật - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
(2001), Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện
nay, (Đề tài khoa học cấp Bộ).
30. Mai Hữu Khuê - Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành
chính, Nxb Lao động, Hà Nội.
31. Nguyễn Thế Kiệt (2001), ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán
bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
32. Nguyễn Hiến Lê (2006), Sử trung quốc, Nxb tổng hợp Tp. HCM, Tp. Hồ
Chí Minh.
33. Nhị Lê (2002), Một số suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực
tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội.
34. V.I.Lênin (1977), tập 33, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva
35. V.I. Lênin (1978), tập 45, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
36. V.I. Lênin (1980), tập 36, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
37. V.I. Lênin (1995), tập 44, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.

8


38. V.I. Lênin (1998), Bàn về kiểm kê, kiểm soát, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Leslie Lipson (1974), Những Vấn đề Căn bản của Chính trị, Nxb Hiện đại
thư xã, Sài Gòn.
40. John Locke (2006), Khảo luận thứ hai về chính quyền - Chính quyền dân
sự, Nxb Tri thức, Hà Nội.
41. C.Mác - Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị pháp lý Beclin.

42. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
43. C.Mác - Ph.Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
44. Đinh Văn Mậu (2003), Quyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (1995), tập 2, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (1995), tập 4, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (1995), tập 5, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (1995), tập 8, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2000), tập 1, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2000), tập 4, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (2000), tập 5, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Hồ Chí Minh (2000), tập 6, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Hồ Chí Minh (2000), tập 7, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Hồ Chí Minh (2000), tập 9, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Hồ Chí Minh (2000), tập 12, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
57. Montesquieu (2006), Bàn về tinh thần pháp luật, Nxb Lý luận chính trị,
Hà Nội
58. Lê Hữu Nghĩa (2002), Thời đại của chúng ta và sức sống của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9


59. Nguyễn Thế Nghĩa (1999), Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết
chính trị trên thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
60. Trần Đình Nghiêm (2001), Hội thảo khoa học Việt Nam - Trung Quốc,
chủ nghĩa xã hội - kinh nghiệm của Việt Nam - kinh nghiệm của
Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
61. Vũ Hữu Ngoạn (2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong Văn kiện Đại hội

IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
62. Dương Xuân Ngọc (2001), Lịch sử tư tưởng chính trị, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
63. Dương Xuân Ngọc, Lưu văn An (2003), Thể chế chính trị quốc gia thế
giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
64. Phan Ngọc dịch (2005), Hàn phi tử, Nxb Văn học, Hà Nội.
65. Nguyễn Như Phát (2009), Tài phán Hiến pháp - một số vấn đề lý luận cơ
bản, kinh nghiệm quốc tế và khả năng áp dụng cho Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
66. Lê Khả Phiêu (2000), Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
67. Nguyễn Gia Phú dịch (2008), Bộ luật Hammurabi, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
68. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Góp phần tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Lê Minh Quân (1999), Mối quan hệ giữa việc xây dựng nhà nước pháp
quyền với sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

10


70. Lê Minh Quân (2003), Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
71. Đào Duy Quát (2004), Công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
72. Nguyễn Duy Quý (1998), 150 năm tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

73. Nguyễn Phương Quỳnh (2010), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn Thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănĐại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
74. Jean - Jacques Rousseau (2004), Bàn về Khế ước xã hội, Nxb Lý luâ ̣n
chính trị, Hà Nội.
75. Tô Huy Rứa (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
ở một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
76. Tô Huy Rứa, Trần Khắc Việt (2003), Làm người cộng sản trong giai đoạn
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện quy chế dân chủ và
xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
78. Đặng Đình Tân (2006), Nhân dân giám sát các cơ quan dân cử trong thời
kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
80. Thái Vĩnh Thắng (2011), Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb
Tư pháp, Hà Nội.

11


81. Nông Duy Trường dịch (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội.
82. Đào Ngọc Tuấn (1994), Tìm hiểu tư tưởng Nhà nước pháp quyền và vấn
đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Triết
học, Viện Triết học, Hà Nội.
83. Viện chính sách công và pháp luật (2013), Bình luận khoa học Hiến pháp
nhà nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
84. Trịnh Thị Xuyến (2007), Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện

nay – vấn đề và giải pháp, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
85. Black, Henry Campbell (1968), Black's Law Dictionary, West Publishing
Co, St. Paul, Minn. tr.385.
86. Gur-Arie, Mira and Russell Wheeler, Judicial Independence in the United
States: Current Issues and Background
information: />$file/JudIndep.pdf at 134
87. Henkin, Louis (1993), A New Birth of Constitutionalism, Genetic
Influences anh Genetic Defects, 14 Cardozo Law Review 534.
88. Henkin, Louis (2000), Elements of Constitutionalism, Unpublished
Manuscript.
89. Holmes, Stephen (1995), Passions and Constraint: On the Theory of
Liberal Democracy, University of Chicago Press, Chicago.
90. Mahler, Gregory (2000), Comparative Politics: An Institutional and
Cross-National Approach, Upper Saddle River, Prentice Hall, New
Jersey.
91. Paine, Thomas (1995), Rights of Man, Dover Publications, New York.

12


92. Walker, Craham (1997), "The Idea of Nonliberal Constitutionalism",Ian
Shapiro and Will Kymlicka (eds), Nomos XXXIX: Ethnicity and
Group Rights, New York and London: New York University Press,
pp.164-165.
Tài liệu internet
93. />&id=14:tuyen-b-vien-va-chng-trinh-hanh-ng-nm-1993&catid=7:cacvn-kin-nhan-quyn-quc-t-c-bn-&Itemid=19
94. />95. />96. />alism.pdf
97. />at 134

98. />_docname=6562798.HTM

13



×