Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về cán bộ và việc vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.93 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH VÂN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ VIỆC VẬN DỤNG
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THANH VÂN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ VÀ VIỆC VẬN DỤNG
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số

: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế


Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thanh Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
CÁN BỘ ........................................................................................................... 5
1.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về
cán bộ .................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm cán bộ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ ........... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề cán bộ ....... Error!
Bookmark not defined.

1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ theo Tƣ tƣởng Hồ Chí MinhError! Bookmark
not defined.
1.3. Tiêu chuẩn của ngƣời cán bộ theo Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ......... Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức của người cán bộError! Bookmark not
defined.
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tài của người cán bộError! Bookmark not
defined.
1.3.3. Người cán bộ phải có trình độ lý luận .... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Các tiêu chuẩn khác theo tư tưởng Hồ Chí MinhError! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
TRONG VIỆC VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY .................................................................... Error! Bookmark not defined.


2.1. Thực trạng về hệ thống pháp luật và đội ngũ cán bộ, công chức ở
Việt Nam hiện nay ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thực trạng về hệ thống pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện
nay ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. 2. Thực trạng về việc thi hành pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay . Error!
Bookmark not defined.
2.2. Nguyên nhân ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Quan điểm và phƣơng hƣớng của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam trên cơ sở vận
dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ............................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quan điểm của Đảng về cán bộ trong thời kỳ mớiError!


Bookmark

not defined.
2.3.2. Phương hướng của Đảng về cán bộ, công chức trong thời kỳ đổi mới
hiện nay ở Việt Nam ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Giải pháp cơ bản về vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong việc hoàn
thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nayError!

Bookmark

not defined.
2.4.1. Nhóm giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến cán bộ, công chức........................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Nhóm giải pháp thứ hai: Xây dựng đội ngũ công chức chuyên
nghiệp, giáo dục đạo đức, pháp luật đối với cán bộ, công chức ........... Error!
Bookmark not defined.
2.4.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động
thi hành công vụ của cán bộ, công chức .......... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.


TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 6


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã ý thức rõ
việc dùng người là quốc sách. Nó không phải là nguyên nhân duy nhất nhưng
có tác dụng trực tiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự trường tồn và phát triển

của dân tộc. Phát huy truyền thống và phương sách dùng người của ông cha ta
để lại, từ khi ra đời đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ, coi
cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Cán bộ luôn là gốc
của mọi công việc và là nhân tố quyể định đến sự thắng lợi của chính sách,
chiến lược cũng như nhiệm vụ. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lợi ích 10 năm
thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chính vì vậy,
Người và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện xây dựng được một đội
ngũ cán bộ trung thành với Tổ quốc và dân tộc, tận tụy, kiên cường hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát rất nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong
phú, trong đó vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề được Người quan tâm
hàng đầu trong sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một khi
đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định. Người coi
“cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “là dây chuyền của bộ máy” và “là
tiền vốn của Đoàn thể” do đó “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém”. Trong sự phát triển của đất nước ta hiện nay, vai trò của cán
bộ lại càng được nhấn mạnh và đề cao. Bởi cán bộ vừa là người đề xuất ra các
chủ trương, các chính sách vừa là người trực tiếp tổ chức, thực hiện, bày ra
các cách để cho nhân dân làm theo, làm cho các đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước được đi đúng hướng và hoạt động có hiệu quả.
Kế thừa tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất
coi trọng công tác cán bộ, luôn quan tâm xây dựng, phát triển và nâng cao
1


chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của mình.
Vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ
Chí Minh đã được thể hiện rõ trong nhiều văn kiện của Đảng và văn bản pháp
luật của Nhà nước như Luật cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số
24/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức,

Nghị định số 21/2010/NĐ-CP về quản lý biên chế công chức, Nghị định
18/2010/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng công chức…Những văn bản này tạo
tiền đề cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch vững mạnh,
vừa hồng, vừa chuyên, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến
thắng lợi cuối cùng theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hiện nay, cùng với những nỗ lực cải cách để phát triển, dân chủ và nhân
quyền, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng đã đang được ngày
càng hoàn thiện. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, bên cạnh những
mặt đã đạt được, công tác cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay đang gặp phải
nhiều vấn đề lớn mang tính chất lực cản cho sự phát triển chung của xã hội,
quản lý nhà nước. Đó là vấn đề về năng lực, tiêu chuẩn, phẩm chất, thái độ và
văn hóa ứng xử, tính trách nhiệm và bản lĩnh chính trị. Hiện tượng tham
nhũng, hách dịch, cửa quyền, gây khó dễ, vô cảm, thiếu trách nhiệm, thiếu
tính tiên phong, liêm chính…dù không phải quá phổ biến, tràn lan nhưng
cũng gây nên những bức xúc trong dư luận, phương hại đến thể chế, giảm sút
lòng tin trong nhân dân vào Đảng, Nhà nước, cản trở quá trình hội nhập, dân
chủ, pháp quyền của đất nước. Những biểu hiện đó một phần là do cơ chế thị
trường, nhưng cũng làm lộ rõ những yếu kém, bất cập, lổ hổng trong cơ chế,
chính sách pháp luật về công tác cán bộ và việc thực thi trên thực tiễn. Do đó
việc tìm hiểu và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là một vấn đề có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Bên cạnh đó, nhìn tổng quan về hệ thống
pháp luật ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp,
2


chậm đi vào cuộc sống; các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức
và hoạt động công vụ trong những năm qua cũng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Do đó, cần thiết phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xây dựng, ban hành,
tiến tới hoàn thiện hơn pháp luật cán bộ, công chức, tạo cơ sở pháp lý vững
chắc cho việc hình thành đội ngũ cán bộ, công chức vừa có phẩm chất đạo

đức, vừa có trình độ năng lực, bảo đảm vừa hồng vừa chuyên, thực sự là công
bộc của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vì những lý do trên, học viên đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ và việc vận dụng trong hoàn thiện pháp luật cán
bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học,
chuyên ngành Lí luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật tại Khoa Luật- Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và việc vận dụng trong
hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay”, tác giả đi
sâu vào phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ với mục tiêu cuối
cùng là chỉ ra những thiếu sót về mặt luật pháp, những thực trạng cụ thể khi
thi hành pháp luật cán bộ, công chức, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải
pháp nhằm cải thiện những thực trạng đã nêu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Với mục tiêu tổng quát như trên, luận văn của tôi muốn đạt tới một số
mục tiêu cụ thể sau:
Một là, làm rõ những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong đó
có nêu ra khái niệm cán bộ; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng
3


sản Việt Nam về cán bộ; vị trí, vai trò của cán bộ; về tiêu chuẩn của cán bộ và
phẩm chất cơ bản của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, phân tích làm rõ thực trạng quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức hiện nay ở Việt NamNhững ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cán bộ,
công chức ở nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, chuyên

nghiệp hóa, minh bạch hóa và hiệu quả, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công
chức vừa hồng vừa chuyên phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và
thực tiễn hiện nay của Việt Nam.
1.3. Tính mới và đóng góp của luận văn
Đề tài tôi lựa chọn là đề tài có tinh mới và đóng góp của luận văn, cụ thể:
- Góp phần nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và
quá trình vận dụng tư tưởng đó trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cán
bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay;
- Phân tích, đánh giá thực trạng của quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta
hiện nay; làm rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân.
- Luận văn đề xuất quan điểm và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm đáp ứng những yêu cầu to lớn trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu đề tài đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ,
trong đó làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ, về tiêu
4


chuẩn cán bộ, về lựa chọn, huấn luyện và sử dụng cán bộ, về chính sách đối
với cán bộ. Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu lý luận chung về cán bộ
và tư tưởng cán bộ để làm cơ sở cho việc tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về
cán bộ.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những nội dung cơ bản của tư tưởng
Hồ Chí Minh về cán bộ và hệ thống pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay.
1.5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bọ, đồng thời
tác giả có tham khảo thêm các công trình nghiên cứu của một số tác giả có
liên quan đến luận văn.
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các biện pháp phân
tích, tổng hợp, phương pháp logic- lịch sử, phương pháp so sánh, đối chiều,
phương pháp chuyên gia để luận giải các vấn đề.
1.6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu,kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài
liệu tham khảo, để giải quyết vấn đề trên, luận văn gồm 02 chương, cụ thể:
Chƣơng 1: Nội dung cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
Chƣơng 2: Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và việc vận dụng tư
tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn thiện pháp luật cán bộ, công chức ở Việt Nam
hiện nay.

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết Hội nghị Trung ương
5, khóa X “Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với
hoạt động của hệ thống chính trị”, Hà Nội
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2007), Nghị quyết Hội nghị Trung ương
5, khóa X “ Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệuq ủa
quản lý của bộ máy nhà nước”, Hà Nội
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày
02/02/2009 Hội nghị lần thứ chín, khóa X “Về một số nhiệm vụ, giải pháp
lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
X của Đảng”, Hà Nội

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2009), Kết luận số 37-KL/TW ngày
02/02/2009 Hội nghị lần thứ chín, khóa X “Về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
chiến lược cán bộ tư nay đến 2020”, Hà Nội
5. Bùi Đình Phong (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ”, Nxb Lao động, Hà Nội.
6. Chính Phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
7. Dương Xuân Ngọc (2003), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo và huấn
luyện cán bộ”, Tạp chí xây dựng Đảng số 7, tr.2-3.
8. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2007), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
Trung ương Khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
10. Đặng Anh Tuấn- Nguyễn Thị Thúy (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về
công tác cán bộ và một số vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, tr.3-10.
6


11. Giang Thị Phương Hạnh (2009), “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính Nhà nước theo yêu cầu cải cách hành chính của tỉnh Bình
Phước hiện nay”, Luật học
12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Hồ Chí Minh (2000), , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
14. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Cán bộ và đời sống mới; Sửa đổi lối
làm việc, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
15. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6, Bài nói tại lớp chính huấn đầu tiên
của Trung ương; Phải tẩy sạch bệnh quan liêu; Nói về công tác huấn luyện
và học tập. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

16. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 7, Bài nói tại buổi bế mạc lớp chính
huấn cán bộ Đảng, dân, chính các cơ quan Trung ương; Bài nói chuyện với
bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản thủ đô. Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội
17. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I
trường Nguyễn Ái Quốc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
18. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 9 (2002), Bài nói chuyện tại Đại hội Sinh viên
Việt Nam lần thứ hai; Đạo đức cách mạng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10 (2002) Bài nói chuyện với những cán bộ,
đảng viên hoạt động lâu năm; Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, Xây dựng con người xã hội
chù nghĩa, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội,
20. Hồ Chí Minh toàn tập, Cách mệnh. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 2 (2002)
21. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình các môn khoa học
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), “ Giáo trình tư tưởng Hồ Chí
Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Bàn về ý thức pháp luật, Tạp chí Luật học, số
01/2003, tr. 40-44
7


23. Hoàng Thị Kim Quế (2005), Một số nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về pháp luật, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật học, số 5(158), tr.15-21
24. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên, 2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
25. Hoàng Thị Kim Quế, Góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
về nhà nước pháp quyền, Tạp chí Khoa học Kinh tế- Luật, Đại học Quốc
Gia Hà Nội
26. PGS.TS. Bùi Đình Phong, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác

cán bộ (2002), Nhà xuất bản lao động, Hà Nội
27. Luật cán bộ, công chức năm 2008
28. Lương Gia Ban (2004), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trọng dụng nhân tài
và vấn đề trọng dụng nhân tài trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”, Tạp chí khoa học xã hội, tr.27-30.
29. Lê Kim Hải (2004), “Tìm hiểu quan điểm Hồ Chí Minh về giáo dục cán
bộ, công chức”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5, tr. 30-37.
30. Nguyễn Ngọc Hiến (2003), “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực”, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5, tr.2-6.
31. Nguyễn Trọng Điều (2007), Về chế độ công vụ Việt Nam. NXB Chính trị
quốc gia, Việt Nam
32. Nguyễn Quốc Sửu (2010), “ Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ Luật học
33. Nguyễn Xuân Thông, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng
đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Tạp chí Cộng sản, số 22+23 (685+686)
34. Nguyễn Thị Thúy (2005), Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh
về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở
Văn Lâm- Hưng Yên hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học
35. Nguyễn Thị Thu Trang (2010), Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức tại
tỉnh Phú Thọ hiện nay, Luận văn Thạc sỹ luật học
8


36. Phạm Hồng Chương (2003), “ Tư tưởng Hồ Chí Minh và một số vấn đề
cơ bản của cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Phạm Kim Dung ( 2011), “ Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ
quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học
38. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

39. Từ điển Hành Chính (2003), NXB Lao động- xã hội, Hà Nội
40. Từ điển Luật học (2006), NXB Từ điển Bách khoa và NXB Tư pháp, Hà Nội
41. Từ điển Tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng
42. Trần Công Lý (2009), Giáo dục ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức ở
Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Hà Nội
43. Trần Mạnh Long (2012), Xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà
nước ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học
44. Văn kiện Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, Nxb. Sự thật, Hà Nội
45. Vũ Văn Hiền (2007), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
46. Võ Thị Thúy Hà, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ trong hoàn
thiện pháp luật cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay
47. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, NXB Tiến bộ, Matxcova
48. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 40, NXB Tiến bộ, Matxcova
49. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 41, NXB Tiến bộ, Matxcova
50. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 42, NXB Tiến bộ, Matxcova
51. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 45, NXB Tiến bộ, Matxcova

9



×