Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 111 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
***


NGUYỄN LIÊN PHƯƠNG


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ DÂN CHỦ VÀ VIỆC VẬN DỤNG VÀO
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA



Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01



luËn v¨n th¹c sü luËt häc



Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ


HÀ NỘI - 2009




MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ
9
1.1. Một số vấn đề lý luận về dân chủ
9
1.1.1. Dân chủ là một sản phẩm tiến hoá của lịch sử
9
1.1.2. Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của
xã hội
12
1.1.3. Điều kiện tồn tại của một nền dân chủ
15
1.1.4. Sự hình thành dân chủ XHCN là bước phát triển mới về
dân chủ
19
1.2. Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
22
1.2.1. Giá trị truyền thống tư tưởng, văn hoá của dân tộc

23
1.2.2. Tư tưởng, văn hoá nhân loại
25
1.2.3. Nguồn gốc lý luận cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
28
1.2.4. Tài năng và phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh
30
1.3. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ
32
1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và nền dân chủ XHCN
32
1.3.1.1. Dân chủ là tài sản quý báu nhất của nhân dân
32
1.3.1.2. Nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ
34
1.3.1.3. Nhà nước XHCN là sự kết hợp hài hoà các lợi ích trong
xã hội
39
1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới của dân,
do dân và vì dân
43
1.3.2.1. Xây dựng một nhà nước hợp hiến
43
1.3.2.2. Lợi ích của nhân dân là nền tảng xã hội
48
1.3.2.3. Nhà nước dân chủ là phục vụ nhân dân
51


1.3.2.4. Cải cách xã hội để nâng cao đời sống nhân dân và thực

hiện dân chủ
55
1.3.2.5. Quản lý nhà nước bằng pháp luật và đưa pháp luật vào
cuộc sống
58
1.3.2.6. Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật
62
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN
CHỦ TRONG CÔNG CUỘC ĐỐI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
65
2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ trong thời kỳ
đổi mới
65
2.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng
65
2.1.2. Hiến pháp năm 1992 – nền tảng chính trị - pháp lý cho việc
mở rộng và phát huy dân chủ
67
2.1.3. Sự ra đời của Quy chế dân chủ ở cơ sở đánh dấu mốc quan
trọng trong quá trình xây dựng các thể chế dân chủ ở nước ta
72
2.2. Tình hình thực hiện dân chủ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
74
2.2.1. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
74
2.2.2. Công tác xây dựng pháp luật nước ta trong thời kỳ đổi mới
76
2.2.3. Hoạt động giám sát và phản biện xã hội
79
2.3. Phương hướng và một số giải pháp đảm bảo việc thực hiện dân

chủ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
83
2.3.1. Phương hướng tiếp tục mở rộng dân chủ trong thời gian tới
83
2.3.2. Một số giải pháp cơ bản
84
2.3.2.1. Cải cách và hoàn thiện bộ máy Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
84
2.3.2.2.Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu phát huy
dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN
88
2.3.2.3. Hoàn thiện cơ chế pháp lý đối với hoạt động giám sát và
phản biện xã hội
91
KẾT LUẬN
96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNH, HĐH
: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa






1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử Việt Nam với hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình
thành các giá trị truyền thống dân tộc đa dạng và vững chắc. Đó là ý thức chủ
quyền của quốc gia dân tộc, ý chí tự lập tự cường, kiên cường, yêu nước… đã
trở thành động lực trường tồn của đất nước. Trong nền tảng giá trị tinh thần
truyền thống đó, tư tưởng yêu nước là cốt lõi, xuyên suốt các thời kỳ lịch sử
dân tộc. Sức mạnh truyền thống tư tưởng yêu nước của dân tộc đã thúc giục
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và đã tạo nên Hồ Chí Minh - nhà lãnh
đạo chính trị kiệt xuất của thế kỷ XX, một nhà tư tưởng - triết học mang đậm
tính dân tộc và hiện đại. Người đã tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc, của
nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hoá của Người. Đó là
những quan điểm, quan niệm về nhà nước, về dân chủ, về pháp luật và sự vận
dụng sáng tạo hệ tư tưởng Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện
chứng. Là sự tổng hoà tư tưởng văn hoá truyền thống của dân tộc, phát triển
biện chứng tư tưởng văn hoá của phương Đông và phương Tây với Chủ nghĩa
Mác - Lênin làm nền tảng cùng với thực tiễn của dân tộc, của thời đại qua sự
tự duy sáng tạo, có biện chứng, có nhân cách, có phẩm chất cách mạng Việt
Nam cao đẹp tạo nên.
Trải qua hơn nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của
cách mạng Việt Nam, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc
đấu tranh vì độc lập tự do, vì giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Thấm nhuần tư tưởng của Người, Đại hội IX của Đảng đã khẳng định “lấy
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động, là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy
lý luận của Đảng ta”. Để thực hiện một cách triệt để và cụ thể, Nghị quyết
Đại hội IX, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số

2
23/CT-TW “Về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giai đoạn mới”.
Những văn kiện trên đã cho chúng ta thấy, đây là một bước tiến mới
trong nhận thức của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh. Qua đó, cũng cho chúng
ta thấy rõ, đây là quyết định của Đảng có tính định hướng quan trọng cho các
nghiên cứu khoa học tiếp tục đi sâu và tìm hiểu về tư tưởng của Hồ Chí Minh.
tư tưởng Hồ Chí Minh đã là một bộ phận chính của chuyên ngành “Hồ Chí
Minh học” thuộc ngành Khoa học Chính trị Việt Nam. Trong những năm qua,
có rất nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khoa
học ở các cấp, các ngành về tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng vẫn chưa có công
trình nào đề cập tới vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận
dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta”.
Thực tiễn đã cho chúng ta thấy, trong việc học tập, nghiên cứu, tuyên
truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn thiếu những tài liệu viết về
vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ từ góc độ pháp lý. Đây là một vấn
đề thiết thực mà mọi người dân Việt Nam rất quan tâm. Hơn nữa, trong tác
phẩm Toàn tập, Người đã khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân
dân,…”[34, tr. 279].
Dân chủ đã từ lâu không còn là vấn đề xa lạ. Ở mỗi quốc gia, mỗi xã hội
hay trong mỗi gia đình mọi người đều nhắc đến vấn đề dân chủ. Dân chủ tuy
là một đề tài cũ nhưng mỗi khi đề cập đến nó luôn mang lại cho chúng ta
những yếu tố mới mẻ mang hơi thở của thời đại. Dân chủ và thực hiện dân
chủ là nhu cầu khách quan của con người, là khát vọng của con người, là mục

tiêu đấu tranh không ngừng của con người. Ngay từ thời công xã nguyên
thuỷ, để duy trì sự tồn tại của mình, con người đã biết tổ chức ra những hoạt
động có tính cộng đồng mà các thành viên đều bình đẳng tham gia. Họ đã biết
cử hoặc phế bỏ người đứng đầu nếu không thực thi đúng những quy định.
Đây là hình thức dân chủ sơ khai trong xã hội chưa có giai cấp, dân chủ được
hiểu là quyền lực của nhân dân.

3
Sau hàng ngàn năm lịch sử, xã hội có giai cấp và nhà nước, quyền của
nhân dân được thể chế hoá bằng chế độ nhà nước, pháp luật và dân chủ được
thực hiện dưới hình thức mới được gọi tên là nền dân chủ. Nền dân chủ là
hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước được xác định
trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Hiện nay, trên
toàn thế giới có nhiều chuyển biến do khoa học kỹ thuật phát triển không
ngừng đã tác động đến cuộc sống của con người. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc,
mỗi nhà nước ở những thời kỳ nhất định tất yếu xuất hiện các vấn đề kinh tế,
văn hoá, xã hội cần được giải quyết một cách khoa học. Để mở rộng sự hiểu
biết về dân chủ và mở rộng dân chủ tới mức tối đa đối với mọi tầng lớp nhân
dân, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại những
chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân.
Vì thế, việc nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng
vào công cuộc đổi mới ở nước ta” đang là một vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những định hướng trên của Đảng và những yêu cầu của
thực tiễn, tác giả đã đặt ra vấn đề nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ và việc thực hiện dân chủ của ở nước ta trong công cuộc đổi mới. Nghiên
cứu giúp nâng cao đạo đức cách mạng, năng lực chuyên môn, thực hiện tốt
các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công
cuộc đổi mới ở nước ta” để bảo vệ luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học của
mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hơn hai mươi năm đất nước đi lên trong công cuộc đổi mới và hội nhập
thế giới là một khoảng thời gian dài cho phép chúng ta nghiên cứu, nhìn nhận
về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi
mới ở nước ta” một cách khách quan. Nhận định về giá trị tư tưởng Hồ Chí
Minh, văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có đánh giá:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về

4
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp…”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và về vấn đề dân chủ
trong việc xây dựng nhà nước và pháp luật, xây dựng chế độ kinh tế, nền văn
hoá mới… là một vấn đề có giá trị khoa học đã được rất nhiều giới lý luận
nghiên cứu. Đã có rất nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu đề cập đến tư tưởng
Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và những lĩnh vực cụ thể có liên quan đến
dân chủ như nhà nước, pháp luật, kinh tế Trong đó đáng chú ý là các tác
phẩm: Phạm Hồng Chương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội; Phạm Thành, Nguyễn Khắc Mai (1991), Tư tưởng
dân chủ của Hồ Chí Minh, Nxb Sự thật, Hà Nội; Bùi Ngọc Sơn (2005), Tư
tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; “Tư tưởng
Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật”, Nxb Pháp lý, Hà Nội, 1995; Hoàng
Văn Hảo (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - Sự hình
thành và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Đình Lộc
(1998), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Xuân Tế (1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm
Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội v.v

Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về Nhà
nước dân chủ kiểu mới ở nước ta, về xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng
nền kinh tế nhiều thành phần v.v kể trên là nguồn tài liệu chủ yếu để tác giả
sử dụng vào quá trình nghiên cứu. Song, chưa có một đề tài nào nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ dưới góc độ lý luận, lịch sử nhà nước và
pháp luật đặc biệt là vận dụng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

5
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và
việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta” tác giả muốn học tập và
nghiên cứu một cách có hệ thống về dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ
góc độ lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật.
Qua nghiên cứu, đề tài sẽ có những kết luận khoa học để làm rõ nguồn
gốc tư tưởng Hồ Chí Minh; quan niệm về dân chủ, về xây dựng một nhà nước
có hiệu lực pháp lý, trong sáng, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả và mối
liên hệ giữa dân chủ và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời, đề
tài nghiên cứu cũng sẽ cho thấy đánh giá về những thành tựu, những hạn chế
của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới đất nước
đã được đặt trong một bối cảnh nhất định, thời kỳ có nhiều biến đổi nhanh
chóng và phức tạp trước những thách thức và cơ hội của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về dân chủ, các
quan điểm truyền thống và hiện đại. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày quan
điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong việc xây dựng trong việc xây
dựng, tổ chức bộ máy nhà nước, trong lĩnh vực lập pháp, hoạt động động của
các cơ quan hành pháp và tư pháp, mối liên hệ giữa dân chủ và pháp luật.

- Làm rõ một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ: xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực.
- Đề cập đến một số thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới đất
nước trong hơn 20 năm qua và việc Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà
nước và nhân dân, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong quá trình
thực hiện đổi mới đất nước. Qua đó, đưa ra ra một số phương hướng, giải
pháp có thể áp dụng thực tế trên cơ sở tiếp thu những luận điểm sáng tạo của
Hồ Chí Minh về dân chủ.

6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ một vấn đề rộng lớn, bao trùm nhiều
lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Trong đề tài này tác giả không
tham vọng nghiên cứu toàn bộ nội dung dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh
trên mọi lĩnh vực kể trên. Tác giả chỉ đề cập một số nét cơ bản trong tư tưởng
về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; về bảo vệ và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân. Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp để tiếp
vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước trong thời gian tới hiệu quả.
Thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 1986 - 2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận:
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào
công cuộc đổi mới ở nước ta” là nghiên cứu thuộc loại hình cơ bản để tìm ra
những nhận thức mới, giải quyết một số vấn đề về dân chủ trong tư tưởng Hồ
Chí Minh và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta trong hoàn cảnh
hiện nay.
* Phương pháp chung:
- Nghiên cứu được thể hiện bằng thế giới quan và phương pháp luận của

Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử.
- Cơ sở phương pháp luận chủ đạo cho quá trình nghiên cứu dựa trên tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm có tính chất định hướng của Nghị quyết
Đại hội IX về việc đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giai đoạn mới. Đồng thời nghiên cứu còn dựa trên những
quan điểm tiếp cận có tính pháp lý.
* Phương pháp riêng:
Để đạt được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tôi chọn phương pháp
logic, là phương pháp nghiên cứu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và quá
trình vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta từ năm 1986 đến nay, dưới

7
hình thức lý luận và khái quát, nhằm nêu rõ bản chất quy luật sự hình thành,
phát triển và vận dụng vào thực tiễn của vấn đề được nghiên cứu. Trong
phương pháp logic (phân tích, tổng hợp, so sánh và kết luận), tôi cố gắng lược
bớt những gì mang tính ngẫu nhiên, không phải là bản chất, không điển hình
để giữ lấy những cái cơ bản, cái cốt lõi, cái tất yếu và những xu hướng phát
triển của vấn đề được nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ và việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta” đạt độ
chuẩn xác cao, khách quan khi đánh giá, tôi đề ra một số nhiệm vụ cụ thể của
nghiên cứu như sau:
- Khảo sát, phân tích thực trạng việc vận dụng vào công cuộc đổi mới ở
nước ta từ năm 1986 đến nay chủ yếu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá – xã hội.
- So sánh từng giai đoạn lịch sử, từng nhóm chủ đề để rút ra những nét
đặc trưng của dân chủ, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng
vào công cuộc đổi mới ở nước ta.
- Tổng kết kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, nhà lý luận về tư tưởng
Hồ Chí Minh để khái quát toàn bộ vấn đề được nghiên cứu. Đối chiếu, kiểm
tra những đánh giá của mình để tìm ra những đánh giá chung nhất nhằm định

hướng việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh sau này.
6. Ý nghĩa và những đóng góp về khoa học của luận văn
Nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và việc vận dụng vào
công cuộc đổi mới ở nước ta” là thực hiện một cách cụ thể Nghị quyết Đại hội
IX của Đảng về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
Là nghiên cứu chuyển từ lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh sang việc
vận dụng vào công cuộc đổi mới ở nước ta để hoàn thiện sự hiểu biết, nâng
cao trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân, học sinh, sinh viên, giúp họ
dễ dàng tiếp cận với tư tưởng của Người.

8
Công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam cũng như của một
số nước khác trong khu vực đang đứng trước sự thử thách của hội nhập kinh
tế, chính trị và văn hoá, nghiên cứu này sẽ góp phần xác định rõ hơn hướng đi
đúng đắn, nhân cách, tài năng, tư tưởng của Người.
Nghiên cứu không chỉ đánh giá những thành tựu và hạn chế mà còn nêu
lên những kiến nghị để tìm ra những giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh thực
thi dân chủ theo quan điểm của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng vào công
cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

9
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ

1.1. Một số vấn đề lý luận về dân chủ
1.1.1. Dân chủ là một sản phẩm tiến hoá của lịch sử
Thuật ngữ dân chủ xuất hiện từ thời Hy Lạp cổ đại. Ph. Hérodote (484-

425 TCN) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này khi xem xét các thể chế
chính trị trong lịch sử. Theo ông, dân chủ là một thể chế mà quyền lực do
nhân dân nắm giữ thông qua con đường phổ thông đầu phiếu.
Trong ngôn ngữ của người Hy Lạp, dân chủ (Demokratos) được ghép
bởi hai từ “nhân dân” (demos) và “chính quyền” (kratos). Theo ý nghĩa đó,
dân chủ là chính quyền nhân dân, hay dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm dân chủ ngày càng được mở
rộng với nhiều nội dung khác nhau. Trong ngôn ngữ hiện đại, dân chủ có thể
được hiểu là một hình thức tổ chức, quản lý xã hội; là tính chất của các mối
quan hệ giữa các cộng đồng người; là một giá trị xã hội, một lý tưởng giải
phóng con người hướng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ xã hội, làm chủ
nhà nước và làm chủ bản thân mình; dân chủ là sản phẩm của nền văn minh;
là điều kiện và tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội…
Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người. Như trên đã nói, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân
dân. Giống như các hình thái ý thức xã hội khác, dân chủ cũng do con người
sáng tạo ra.
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, xã hội chưa phân chia giai cấp,
chưa có khái niệm dân chủ nhưng đã tồn tại một hình thức dân chủ với tư
cách là hình thức sinh hoạt cộng đồng. Một hình thức sinh hoạt, nhờ đó mà
hoạt động của mọi thành viên trong xã hội được hướng vào tính tổ chức và
trật tự nhằm đạt mục tiêu chung. K. Marx, F. Elgel, V.I. Lenin, trong các tác

10
phẩm của mình gọi nền dân chủ quân sự là nền dân chủ nguyên thuỷ - dân
chủ sơ khai; hình thức dân chủ đầu tiên của loài người.
Khi chưa hình thành một thiết chế xã hội đặc biệt là nhà nước để cai
quản các công việc chung thì do nhu cầu tồn tại của thị tộc, bộ lạc dân chủ
quân sự đã được hình thành. Qua đại hội nhân dân, nhân dân bầu ra thủ lĩnh
quân sự và quyết định mọi vấn đề quan trọng của thị tộc, bộ lạc. Thủ lĩnh

quân sự, hội đồng, đại hội nhân dân đó là những cơ quan của xã hội thị tộc đã
phát triển thành một nền dân chủ quân sự.
Dân chủ quân sự thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là một thể chế xã hội tự
quản dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém, tư liệu sản xuất là của
chung trong cộng đồng thị tộc, bộ lạc. Nhận xét về hình thức dân chủ này, Ph.
Ăngghen đã viết: không có quân đội, hiến binh và cảnh sát, không có quý tộc,
vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan toà, không có nhà tù, không có
những vụ xử án.
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự ra đời của chế độ tư
hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp, nền dân chủ quân sự của thời kỳ
cộng sản nguyên thuỷ tan rã.
Thay thế chế độ cộng sản nguyên thuỷ bằng chế độ chiếm hữu nô lệ
cũng đồng thời là quá trình thay thế nền dân chủ quân sự bằng nền dân chủ
chủ nô. Đó là một bước tiến dài trong lịch sử. Từ khi xã hội bắt đầu có sự
phân chia giai cấp thì giai cấp chủ nô và nô lệ cũng xuất hiện. Cuộc đấu tranh
giai cấp bắt đầu từ đó và diễn ra ngày càng quyết liệt và giai cấp chủ nô đã
thiết lập một bộ máy bạo lực đặc biệt, đó là nhà nước. Từ đó, dân chủ được
biểu hiện thông qua chế độ nhà nước. Trong nền dân chủ của xã hội chiếm
hữu nô lệ, giai cấp chủ nô nắm hết quyền lực nhà nước, các quyền tự do và
bình đẳng của chủ nô và các công dân tự do được bảo đảm, còn giai cấp nô lệ
không có quyền gì, kể cả quyền sống, quyền làm người, nô lệ chỉ là tài sản, là
công cụ của chủ nô. Nền dân chủ đó phục vụ cho giai cấp chủ nô. Sự ra đời

11
của xã hội chiếm hữu nô lệ là một bước phát triển của lịch sử so với xã hội
cộng sản nguyên thuỷ nhưng nhân dân lao động không có một quyền lực gì.
Xã hội phong kiến ra đời đã thay thế xã hội chiếm hữu nô lệ và là một
bước tiến so với nền dân chủ chủ nô: người nông nô đã có quyền sống, quyền
làm người nhưng không có quyền lực về chính trị. Ở phương Tây, quyền lực
đó nằm trong tay chúa đất và nhà thờ. Ở phương Đông, tất cả đều thuộc sở

hữu của nhà vua. Quyền lực trong xã hội đều do vua nắm giữ. Với phương
thức chuyển giao quyền lực là cha truyền con nối cho nên nhân dân lao động
không bao giờ nắm được quyền lực nhà nước. Nhiều thế lực trong các cuộc
đấu tranh đã biết dựa vào dân, gần dân để giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh nhưng khi họ đã giành được quyền lực thì trở nên xa rời dân, thống trị
lại nhân dân, đàn áp đẫm máu các cuộc đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân.
Triều đình phong kiến này sụp đổ, triều đình phong kiến khác lên thay, bao
nhiêu triều đại kế tiếp nhau nắm giữ quyền lực còn nhân dân lao động vẫn
không có quyền lực gì.
Trong quá trình hoàn thiện và phát triển của chế độ quân chủ chuyên
chế, những tư tưởng và phong trào đấu tranh cho quyền làm chủ của nhân dân
vẫn tồn tại và phát triển. Những tư tưởng dân chủ tồn tại và phát triển trong xã
hội phong kiến đã chuẩn bị về mặt tư tưởng cho sự ra đời của nền dân chủ tư
sản.
Trào lưu tư tưởng tư sản mang tính dân chủ tiêu biểu tiến công vào chế
độ chuyên chế phong kiến ở châu Âu, trước hết phải kể đến phong trào Văn
hoá Phục hưng (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVI). Trong phong trào này, những
đại diện như Nicolas Copernic (1473 - 1543), William Shakespeare (1564 –
1616), Léonard de Vinci (1452 - 1519)… đã nêu cao yêu cầu tự do tư tưởng,
dân chủ trong văn hoá và khoa học, chống chủ nghĩa kinh viện, chống chủ
nghĩa thầy tu và thần học. Những yêu cầu của họ mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Đó là tư tưởng đấu tranh cho quyền sống của con người, phát triển xã hội
vì con người. Tiếp theo phải kể đến triết học duy lý, đại biểu là R. Descartes

12
(1596 - 1650) và triết học Khai sáng với các đại biểu Volte (1694 - 1778), D.
Diderot (1713 - 1784) và J.J. Rousseau (1712 - 1778). Các trào lưu triết học
này đề cao vai trò của tư duy, của lý trí, yêu cầu xoá bỏ tình trạng tối tăm, ngu
muội của chủ nghĩa kinh viện và thầy tu. Với các nhà khai sáng, tư tưởng về
một nhà nước cộng hoà dân chủ là một bước tiến mới của tư tưởng dân chủ.

Đó là sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng cho cách mạng tư sản mà trực tiếp
là Cách mạng tư sản Pháp.
Chủ nghĩa tư bản được xác lập với tính cách là một chế độ xã hội, đồng
thời nhà nước của giai cấp tư sản được tổ chức theo hình thức chính thể cộng
hoà, lịch sử của nền dân chủ có bước tiến đáng kể. Các cuộc cách mạng tư sản
thắng lợi đã thiết lập quyền lực chính trị của giai cấp tư sản. Tiêu biểu là cuộc
cách mạng tư sản Pháp (năm 1789) với sự ra đời của Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền vĩ đại. Đó là những cái mốc lịch sử của sự phát triển nền dân
chủ. Dù vẫn nằm trong khuôn khổ của chế độ tư hữu, vẫn duy trì các quan hệ
bóc lột của giai cấp tư sản, song chủ nghĩa tư bản đã làm một cuộc cách mạng
phá bung cái trật tự chuyên chế thời Trung cổ, mở đường cho sự phát triển
của lực lượng sản xuất, mở đường giải phóng cho xã hội. Nó xác lập nên xã
hội công dân thay thế cho xã hội thần dân và xây dựng nhà nước pháp quyền
với hệ thống pháp luật tư sản thay thế cho nhà nước phong kiến đẳng cấp
quan liêu, độc đoán. Chế độ dân chủ tư sản ra đời đã tạo lập được phần nào đó
sự phù hợp giữa nó với chế độ nhà nước. V.I. Lenin đã đánh giá rất cao nền
dân chủ tư sản, Người cho rằng, nền dân chủ tư sản đánh dấu một bước tiến
bộ to lớn về mặt lịch sử so với chế độ Nga hoàng, với chính thể chuyên chế,
với chế độ quân chủ và với tất cả những tàn tích của chế độ phong kiến. Dù
vậy, nền dân chủ tư sản bị hạn chế bởi tính giai cấp của nó. Đó là nền dân chủ
cho người giàu, cho giai cấp tư sản, vì giai cấp tư sản, quyền lực nhà nước
vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản.
Tất cả các nền dân chủ nói trên, kể cả dân chủ tư sản, đều là nền dân
chủ cho thiểu số, không phải là nền dân chủ cho toàn thể nhân dân lao động.

13
Điều này đã được V.I. Lenin phân tích rất rõ trong tác phẩm Nhà nước và
Cách mạng. Để đạt được nền dân chủ đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất, nhân loại
đã và đang hướng tới một nền dân chủ mới, dân chủ “gấp triệu lần dân chủ tư
sản”. Đó là nền dân chủ XHCN.

1.1.2. Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển của xã
hội
Dân chủ là một trạng thái phản ánh trình độ phát triển của xã hội. Dân
chủ còn được xem như là một hệ giá trị. Và hệ giá trị là một hệ thống các tiêu
chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi
toàn cầu.
Dân chủ là phạm trù có tính lịch sử, do đó có quá trình phát sinh và phát
triển của nó. Qua mỗi giai đoạn lịch sử, cùng với sự phát triển mọi mặt của xã
hội và của con người những giá trị của dân chủ luôn được bổ sung thêm
những nội dung mới, sắc thái mới. Các giá trị của dân chủ không hoàn toàn
bất biến, thậm chí hiện nay nội dung của nó cũng không còn y nguyên như
đầu thế kỷ XX nữa.
Dân chủ được hiểu là quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm dân
chủ phức tạp, bao hàm nhiều ý nghĩa khác nhau. Đó là một hình thức nhà
nước, cũng như là một nguyên tắc tổ chức pháp lý, chính trị - xã hội của nhà
nước.
Như ở trên đã phân tích, về mặt lịch sử, dân chủ đã tồn tại từ rất sớm, là
hình thức tổ chức chính trị trong điều kiện tan rã của chế độ công xã nguyên
thủy. Điều đó có nghĩa rằng, dân chủ có trước chuyên chính, lâu đời hơn
chuyên chính. Vì vậy, không thể nói một cách chung chung rằng dân chủ xuất
hiện khi có nhà nước, chỉ là sản phẩm của quan hệ giai cấp và cũng không thể
nói thực chất của dân chủ là một quá trình, tập trung quyền lực thực sự cho
giai cấp nắm quyền. Bản thân dân chủ có nghĩa là mọi quyền lực thuộc về
nhân dân đã nói lên rằng dân chủ không thể là đặc quyền của một nhóm
người, càng không thể là đặc quyền của một người.

14
Cùng với sự phân chia giai cấp trong xã hội và với sự áp bức, độc quyền
của giai cấp thống trị thì quyền lực vốn thuộc về nhân dân đã bị giai cấp
thống trị tước đi mất. Bởi vậy mà cuộc đấu tranh giành lại dân chủ đã không

ngừng diễn ra trong lịch sử, trong xã hội có phân chia giai cấp và có đối
kháng giai cấp. Cũng vì vậy mà dân chủ được phát triển trong suốt tiến trình
lịch sử của nhân loại, trong quá trình đấu tranh giai cấp. Mặc dù dân chủ chủ
yếu là kết quả của đấu tranh xã hội, của cuộc đấu tranh chống lại mọi hình
thức áp bức, bóc lột, mọi ách nô lệ, mọi sự chuyên chế, song dân chủ cũng
còn là kết quả của sự phát triển của tư duy, của sự nhận thức các giá trị. Vì
vậy, sự phát triển của dân chủ là một quá trình và loài người không thể có
ngay một nền dân chủ hoàn thiện. Nền dân chủ có quan hệ mật thiết với cuộc
đấu tranh các quyền của con người, vì sự tiến bộ xã hội, đồng thời cũng
không tách rời những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Chính
vì lẽ đó mà xã hội công bằng, văn minh, càng có nhiều phương tiện hiện đại
thì không những nhu cầu dần chủ càng tăng lên mà còn có điều kiện để thực
thi dân chủ trong thực tế.
Bản chất của dân chủ là quyền tự do cá nhân, là sự tôn trọng cá nhân
con người, “công nhận phẩm giá vốn có của mọi thành viên gia đình nhân
loại, công nhận các quyền bình đẳng và bất khả phân của họ là cơ sở của tự
do, công bằng và hoà bình trên toàn thế giới ”, lời nói đầu của Tuyên ngôn
Quốc tế Nhân quyền đã viết như thế [58]. Các giá trị của dân chủ (hệ giá trị)
bao gồm: Quyền tự do cá nhân, là sự tôn trọng cá nhân, con người được nhà
nước pháp quyền bảo vệ. Những tiêu chuẩn chung đó chính là cơ sở hình
thành hệ giá trị toàn cầu, hệ giá trị sẽ đóng vai trò chi phối, kiểm soát hoạt
động của con người. Một chế độ xã hội được coi là dân chủ hay phản dân chủ
là tuỳ thuộc vào mức độ giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột,
thoát khỏi tình cảnh nô lệ, vươn tới tự do và làm chủ chế độ xã hội đó.

15
Dân chủ còn thể hiện các mối quan hệ khác nhau giữa cá nhân và cộng
đồng, giữa con người và xã hội trong cả chính trị và kinh tế, trong cả quyền
lực, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân.
Quá trình toàn cầu hóa làm lan truyền những giá trị phổ biến như nhân

quyền, dân quyền, dân chủ, tự do đồng thời cũng làm thay đổi tính chất của
các quan hệ xã hội. Khi đó, các dân tộc, các cộng đồng giao lưu với nhau
thông qua các hệ giá trị. Trong quá trình đó, sự phổ biến các giá trị dân chủ là
xu thế tất yếu và toàn cầu hóa làm cho các dân tộc, các tôn giáo khác nhau
phải ngồi lại cùng nhau tìm ra các tiêu chuẩn chung sống của toàn nhân loại.
Vì thế, trong thời đại ngày nay, nhiệm vụ của các chính thể là nắm bắt sự hình
thành của hệ giá trị và hướng sự phát triển của đất nước cho phù hợp với hệ
giá trị đó.
Có nhiều yếu tố tác động đến tiến trình dân chủ ở Việt Nam. Sự chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, sự hội nhập sâu, rộng
trên phạm vi toàn cầu đóng góp một phần quan trọng vào tiến trình này. Sự
tương tác về mặt văn hóa, chính trị giữa Việt Nam với thế giới dẫn đến sự
thay đổi về hệ giá trị.
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” - Đây
cũng là những mục tiêu phản ánh phương hướng và tiêu chuẩn của tiến bộ xã
hội. Trong số những mục tiêu trên, dân chủ vừa là mục tiêu lại vừa là động
lực. Là mục tiêu bởi lẽ, chỉ với một trình độ phát triển cao của dân chủ thì con
người mới có được sự phát triển toàn diện, có được sự tự do và hạnh phúc; chỉ
với một trình độ phát triển cao của dân chủ thì mới có được xã hội tiến bộ,
văn minh. Dân chủ là động lực bởi vì, chỉ với việc đẩy mạnh dân chủ hóa đời
sống xã hội, con người mới có được sự tự nhận thức, sự tự do, sự tự chịu trách
nhiệm. Điều đó cũng đồng nghĩa với một nguồn lực khổng lồ những năng
lượng sáng tạo của con người được giải phóng và định hướng, tổ chức thành
những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển của con người, thúc đẩy tiến bộ xã
hội.

16
1.1.3. Điều kiện tồn tại của một nền dân chủ
Về bản chất, dân chủ liên quan chặt chẽ tới các nguyên tắc quyền con
người. Do vậy, quyền con người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm

dân chủ. Tự do là quyền căn bản của con người, từ quyền tự do sinh sống, tự
do đi lại, tự do mưu cầu hạnh phúc, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do
hội họp, tự do bầu cử. Tất cả những quyền tự do căn bản này đã được ghi
nhận trong Bản tuyên ngôn Quốc Tế Nhân quyền (năm 1948). Lời mở đầu của
Bản Tuyên ngôn ghi rõ:
Xét rằng việc công nhận nhân phẩm bẩm sinh của mọi người, thành
viên của đại gia đình nhân loại, cùng sự công nhận quyền bình đẳng, bất khả
nhượng, đó là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Xét rằng
những hành động sao nhãng, khinh miệt và chà đạp những quyền căn bản của
con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm, lương tri của
nhân loại; và một thế giới mà trong đó, mọi ngừơi đều được tự do ngôn luận,
tự do tín ngưỡng, và không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi
là ước vọng cao cả của nhân loại.
Vậy, chúng ta phải thừa nhận tự do là quyền căn bản, bẩm sinh của con
người, không phân biệt trai gái, không phân biệt chủng tộc. Theo một số học
giả tư sản, trong những quyền căn bản đó có hai quyền quan trọng, là hai trụ
cột của chế độ dân chủ, đó là quyền tự do ngôn luận và tự do bầu cử.
Nói như Voltaire: “Tự do ngôn luận là linh hồn của chế độ dân chủ”.
Hồ Chí Minh cũng đã nêu thấu triệt tinh thần ấy trong một luận đề đầy sức
thuyết phục: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Đối với
mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý.
Khi đã tìm thấy chân lý rồi thì quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục
tùng chân lý” [34, tr. 216].
Theo tinh thần quyển Contrat Social (Khế ước xã hội) của J. J.
Rousseau và Bản Tuyên ngôn Độc lập (Hoa Kỳ) mà người soạn thảo chính là

17
Thomas Jefferson, thì quyền tự do bầu cử là hành động đầu tiên tạo dựng nên
dân chủ.
Qua phân tích ở trên, tiêu chuẩn về quyền con người trong đó có quyền

bầu cử là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại của
một nền dân chủ. Tuy nhiên, hiện nay, có rất nhiều ý kiến nhất trí cho rằng,
một nền dân chủ muốn hình thành và hoàn thiện còn phải dựa vào một số điều
kiện kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội nhất định: Kinh tế thị trường, nhà
nước pháp quyền, trình độ dân trí, văn hoá của người dân v.v
Về điều kiện kinh tế: Cần có một nền kinh tế ổn định và phát triển [20,
tr. 140]. Kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết với nhau và mỗi chế độ chính trị
chỉ có thể phù hợp với một số thể chế kinh tế và thể chế kinh tế ảnh hưởng
đến quá trình phát triển của xã hội tự do. Mặt khác, tự do kinh tế là phương
tiện của tự do chính trị vì thể chế kinh tế có ảnh hưởng đến việc tập trung và
phân tán quyền lực. Nhiều nhà khoa học đã coi tự do kinh tế và sở hữu tư
nhân là cơ sở của nền dân chủ [65].
Có thể nói rằng, sự phát triển kinh tế đảm bảo cho triển vọng của nền
dân chủ, đến hành vi, quan điểm của công dân, tạo ra các khả năng để nâng
cao trình độ văn hoá, chính trị của toàn xã hội. Sự phát triển kinh tế là điều
kiện cơ bản và cần thiết cho việc kiến tạo một nền dân chủ. Nhưng mặt khác
cũng cần thấy rằng, việc xây dựng một nền dân chủ không phụ thuộc hoàn
toàn vào điều kiện kinh tế. Kinh tế tạo điều kiện để xây dựng dân chủ, nhưng
dân chủ cũng tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Cũng cần thấy rằng, dân
chủ đã tạo điều kiện phân phối công bằng hơn phúc lợi xã hội, nhờ vậy, kích
thích sự phát triển kinh tế. Mối quan hệ nhân - quả ở đây là tương đối và có
thể chuyển đổi cho nhau. Chúng ta đã biết, kinh tế có ý nghĩa quyết định cuối
cùng đối với chính trị và chính trị có ý nghĩa quyết định trực tiếp cho phát
triển kinh tế. Nguyên lý ấy cũng đúng trong trường hợp thiết lập một chế độ
dân chủ. Nhận thức đúng vấn đề có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn. Bởi không
ít người chưa thấy được tính tích cực của dân chủ trong phát triển kinh tế,

18
muốn chờ đợi cho đến khi có điều kiện kinh tế phát triển cao mới xây dựng
dân chủ.

Bên cạnh điều kiện kinh tế, dân trí, văn hoá cũng là những tiền đề tạo
nên một môi trường để dân chủ phát triển. Do vậy, để nâng cao dân trí và tăng
cường vốn văn hoá cho người dân thì giáo dục, tuyên truyền là một trong
những điều kiện quan trọng đối với dân chủ vì hiểu biết dân chủ và ứng xử
dân chủ là kết quả của việc giáo dục nhận thức. Từ kết quả của giáo dục và
nhận thức về dân chủ, lý tưởng dân chủ phải trở thành những cam kết có tính
chất nguyên tắc để thực hiện. Sự dung thứ những tư tưởng, quan điểm khác
biệt, thậm chí đối lập cũng rất cần thiết cho sự tồn tại của dân chủ. Việc nâng
cao trình độ văn hoá, dân trí cho nhân dân là nhân tố cơ bản để thực hiện dân
chủ bởi vì dân chủ là biểu hiện của trình độ văn hoá chính trị, có quan hệ mật
thiết với trình độ dân trí, văn hoá nói chung. Chỉ khi nào người dân tự giác
nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tự giác tham gia vào công việc
nhà nước, công việc xã hội, hoạt động với tư cách là công dân có tri thức, văn
hoá thì mới thực sự có điều kiện thực hiện dân chủ. “Mù chữ đứng ngoài
chính trị” (V.I. Lenin), ít hiểu biết cũng làm hạn chế sự tham gia vào đời sống
chính trị. Giáo dục đóng vai trò chính trong quá trình này vì giáo dục mang lại
kiến thức để giúp cho việc tham gia của người dân một cách hiệu quả và có
thể thực hiện được ngay từ đầu. Dân trí gắn liền với ý thức của nhân dân và
phụ thuộc vào chất lượng của giáo dục. Nếu không thừa nhận sự đa dạng về
chính trị và sự đa dạng về nhận thức thì không thể giáo dục tự do, và nếu
không giáo dục tự do thì không gian nhận thức của nhân dân sẽ bị hạn chế và
điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến trình độ dân trí.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ hoá phải được bắt đầu từ chủ
trương diệt giặc dốt. Do vậy, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công
(năm 1945), chính phủ do Người đứng đầu đã chỉ đạo và có nhiều biện pháp
nhằm nâng cao dân trí. Ngay sau khi hơn một tháng đọc Tuyên ngôn Ðộc lập,
Người đã nói: “Nay chúng ta giành quyền độc lập. Một trong những công việc

19
phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”[31, tr. 44]. Nhờ chủ

trương đúng đắn này, chỉ sau thời gian ngắn, dưới chế độ mới, đa số nhân dân
đã hiểu rõ quyền lợi và bổn phận của mình mà ra sức học tập. Nhiều người
nhờ học tập mà đã tự tay viết lá phiếu bầu những đại biểu của mình vào Quốc
hội đầu tiên, góp phần thiết thực vào việc xây dựng một chế độ mới, xây dựng
nền dân chủ mới.
Như trên đã phân tích, về bản chất, dân chủ liên quan chặt chẽ tới các
nguyên tắc quyền con người và không thể thực hiện chức năng nếu không
đảm bảo đầy đủ việc tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người. Muốn vậy, phải
có những thiết chế quyền lực hữu hiệu để đảm bảo quyền con người được
thực thi trên thực tế. Từ ý nghĩa đó, lý thuyết về nhà nước pháp quyền ra đời
và được các quốc gia dần đưa nó trở thành hiện thực. Về mặt lý thuyết, có
nhiều quan điểm khác nhau về nhà nước pháp quyền nhưng nhìn chung nó
mang các đặc trưng cơ bản như: Thừa nhận và tôn trọng tính tối cao của luật,
quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền, dùng quyền
lực để kiểm tra và giám sát quyền lực; Con người là mục tiêu và giá trị cao
nhất; trong quan hệ quốc tế, nhà nước bảo đảm thực hiện một cách tận tâm
các cam kết quốc tế.
Nhìn lại tiến trình lịch sử nhân loại, toàn bộ tư tưởng, học thuyết và
thiết chế nhà nước pháp quyền ra đời và phát triển là do yêu cầu của dân chủ.
Trong mối quan hệ với nhà nước pháp quyền thì dân chủ vừa là mục tiêu vừa
là điều kiện của nhà nước pháp quyền. Ngược lại, nhà nước pháp quyền cũng
là điều kiện cho việc đảm bảo hệ thống thiết chế dân chủ và phương thức hoạt
động của một nhà nước dân chủ. Không phải nhà nước nào cũng là dân chủ,
nhưng bất cứ nền dân chủ nào cũng phải được thiết lập qua nhà nước. Nhà
nước pháp quyền xác lập những cơ chế, thiết chế thực hiện các quyết định dân
chủ dưới hình thức luật, duy trì trật tự và tự do công cộng như là những điều
kiện các các biểu hiện của dân chủ. Nhà nước pháp quyền – quyền lực thuộc
về nhân dân, quản lý xã hội và bản thân nó cũng hoạt động trên cơ sở pháp

20

luật – đây là hình thức biểu hiện của dân chủ. Dân chủ cần đến tính pháp lý và
tính nhân văn của nhà nước pháp quyền. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, không
có nhà nước pháp quyền thì không có dân chủ và dân chủ là hạt nhân lý luận
của nhà nước pháp quyền [55, tr. 73].
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy vấn đề đảm bảo quyền con người
trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta chính là những cách
thức, tiến trình thực hiện dân chủ hoá ở nước ta và đây cũng là những điều
kiện trong quan trọng đảm bảo cho một nền dân chủ XHCN tại Việt Nam.
1.1.4. Sự hình thành dân chủ XHCN là bước phát triển mới về dân
chủ
Kế thừa tư tưởng dân chủ của nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin cho
rằng: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân; Dân chủ là một hình thức tổ
chức của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, một hình thái nhà nước; Với
tính cách là một chế độ chính trị, một hình thái nhà nước, dân chủ luôn có sự
thống nhất biện chứng của hai mặt: đảm bảo quyền làm chủ cho giai cấp mà
nó đại diện và thực hiện chuyên chính với các lực lượng chống đối.
Ngày nay, trên thế giới có hai nền dân chủ đang tồn tại song song, đó là
nền dân chủ tư sản và dân chủ XHCN.
Cơ sở kinh tế của nền dân chủ tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản đối với tư liệu sản xuất. Trong xã hội
phong kiến, con người bị trói buộc vào ruộng đất của các vua chúa, thì trong
nền dân chủ tư sản, cá nhân những người lao động với mức độ nhất định được
phát huy do đã có quyền tư hữu, do đó đã được giải phóng một phần. Phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra cơ cấu xã hội gồm hai giai cấp mới: giai
cấp tư sản và giai cấp công nhân. Xã hội tư bản phát triển trên cơ sở ai làm
chủ tư liệu sản xuất thì sẽ làm chủ về chính trị. Do đó, nền dân chủ tư sản
ngày càng bộc lộ rõ là một nền dân chủ hạn chế, nền dân chủ của một số ít kẻ
bóc lột. Cơ sở tinh thần (tư tưởng) của nền dân chủ tư sản nhấn mạnh và


21
tuyên truyền tinh thần dân chủ đa nguyên, nhưng trên thực tế giai cấp tư sản
vẫn luôn tìm mọi biện pháp bảo đảm địa bị độc tôn của ý thức hệ tư sản, ngăn
chặn mọi sự phát triển và truyền bá các tư tưởng cách mạng tiến bộ của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
Dân chủ tư sản càng được củng cố thì những mâu thuẫn của nó càng
bộc lộ gay gắt. Trong khuôn khổ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, quyền
lực thực sự của nhân dân là không thể có được. Trước áp lực đấu tranh đòi
quyền dân chủ của nhân dân, đe doạ lợi ích của giai cấp tư sản và sự tồn tại
của nền dân chủ tư sản, giai cấp tư sản đưa ra nhiều thủ đoạn xảo quyệt để
hạn chế quyền tự do của nhân dân. Như vậy, dưới nền dân chủ tư sản, cuộc
đấu tranh đòi dân chủ và dân chủ hoá không ngừng tiếp diễn.
Do những mâu thuẫn và hạn chế của nền dân chủ tư sản, trong quá trình
phát triển của xã hội loài người, tất yếu ra đời một nền dân chủ cao hơn, đó là
nền dân chủ XHCN. Đây là nền dân chủ cho đại đa số người - dân chủ của
nhân dân lao động dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Nền dân chủ
này giành được do kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh lâu dài vì tiến bộ xã
hội của nhân dân lao động. Về chính trị, nền dân chủ XHCN thể hiện qua sự
lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản đối với
toàn xã hội, thực hiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, mà
trong đó có giai cấp công nhân. Về kinh tế, nền dân chủ XHCN dựa trên chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội, đáp ứng sự phát triển
ngày càng cao của lực lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện
đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của toàn thể nhân dân lao
động . Về văn hóa tư tưởng, nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác - Lênin
(hệ tư tưởng của giai cấp công nhân) làm nền tảng tinh thần trong xã hội.
Nền dân chủ XHCN được từng bước xây dựng trên cơ sở chế độ XHCN
về tư liệu sản xuất và thực hiện bình đẳng giữa mọi thành viên trong xã hội.
Trong nền dân chủ ấy, Nhà nước là của nhân dân lao động, quyền lực chính
trị thực sự thuộc về nhân dân lao động, mọi người có quyền tham gia vào

×