Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của hội đồng nhân dân tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.71 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

NGUYỄN KỲ THANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ QUYẾT ĐỊNH
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐINH
HƢỚNG THỰC HÀNH
̣

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-----------------

NGUYỄN KỲ THANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ QUYẾT ĐỊNH
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐINH
HƢỚNG THƢ̣C HÀNH
̣

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Lê Xuân Đình

Hà Nội - 2015


TÓM TẮT
Nghệ An là một tỉnh rộng, dân số đông, được phân chia nhiều vùng
miền khác nhau, kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều biến động theo xu thế
chung của cả nước, nhưng đồng thời cũng có những đặc thù riêng, đặc biệt
Nghệ An chưa có bước đột phá lớn về thu - chi ngân sách, cân đối ngân sách
địa phương vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào bổ sung từ ngân sách trung ương.
Điều này đòi hỏi chính quyền tỉnh Nghệ An, trong đó có HĐND tỉnh cần đề
ra những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa
phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân địa phương đối với cả nước. Để làm được điều đó, HĐND tỉnh Nghệ An
cần có những giải pháp để nâng cao chất lượng, năng lực giám sát và quyết
định các vấn đề liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng
lực giám sát và quyết định ngân sách Nhà nước của Hội đồng nhân dân
tỉnh Nghệ An” là cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực
tiễn.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động trong lĩnh vực
ngân sách nhà nước, luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực giám sát
và quyết định ngân sách nhà nước của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.


1


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt

i

Danh sách hình

ii

MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁM SÁT VÀ
QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HĐND

5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

5

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực giám sát và quyết định
ngân sách nhà nƣớc của HĐND cấp tỉnh

6


1.2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến giám sát và năng lực
giám sát của HĐND

6

1.2.2. Đối tượng, mục tiêu và nội dung công tác giám sát, quyết định
ngân sách nhà nước của HĐND

10

1.2.3. Các yếu tố ảnh hướng đến năng lực giám sát và quyết định
ngân sách nhà nước của HĐND.

13

1.2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực giám sát và quyết định ngân sách
nhà nước của HĐND.

16

1.2.5. Vai trò của HĐND trong giám sát và quyết định ngân sách nhà
nước

19

1.2.6. Mối quan hệ giữa quyết định và giám sát ngân sách nhà nước
của HĐND

20


1.3. Kinh nghiệm giám sát và quyết định ngân sách nhà nƣớc của
HĐND một số tỉnh trong nƣớc và bài học cho HĐND tỉnh Nghệ An

21

1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân
sách nhà nước của HĐND ở một số tỉnh.

21

1.3.2. Một số bài học, kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng vào thực tiễn
HĐND tỉnh Nghệ An.
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CƢ́U

28

2.1. Phƣơng pháp luận

29

2

29


2.2. Các phƣơng pháp cụ thể đƣợc sử dụng để thực hiện luận văn

30


2.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

33

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ QUYẾT
ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HĐND TỈNH NGHỆ AN

35

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nghệ An ảnh
hƣởng tới hoạt động giám sát và quyết định ngân sách nhà nƣớc

35

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Nghệ An.

35

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nghệ An về điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội đối với công tác giám sát và quyết định ngân
sách nhà nước.

37

3.2. Phân tích thực trạng năng lực giám sát và quyết định ngân sách
nhà nƣớc của HĐND tỉnh Nghệ An

40

3.2.1. Thực trạng năng lực giám sát ngân sách nhà nước của HĐND

tỉnh Nghệ An.

40

3.2.2. Thực trạng năng lực quyết định ngân sách nhà nước của HĐND
tỉnh Nghệ An.

43

3.2.3. Đánh giá thực trạng thực trạng giám sát và quyết định ngân
sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An

45

Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC CỦA HĐND TỈNH NGHỆ AN

54

4.1. Định hƣớng nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách
nhà nƣớc của HĐND tỉnh Nghệ An

54

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân
sách nhà nƣớc của HĐND tỉnh Nghệ An

57


4.3. Kiến nghị

63

KẾT LUẬN

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

3


MỞ ĐẦU
1. Về tính cấ p thiế t của đề tài:
Trong bộ máy nhà nước, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do
Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và
cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do
luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
việc thực hiện các nghị quyết của HĐND.
Trong lĩnh vực kinh tế, HĐND có nhiệm vụ quyết định dự toán thu
NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP và phân bổ dự toán ngân sách cấp
mình; phê chuẩn quyết toán NSĐP; quyết định các chủ trương, biện pháp
triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần
thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. Quyết
định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa
phương theo quy định của Luật NSNN.

Thông qua phê duyệt quyết toán NSĐP, HĐND tỉnh đánh giá những
mặt làm được, chưa được và những bất hợp lý trong quá trình thực hiện
NSĐP, từ đó có các chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược
điểm và điều chỉnh những bất hợp lý trong việc xây dựng dự toán ngân sách
năm sau. Tuy nhiên, có những khoản thu - chi ngân sách không nằm trong
danh mục dự toán ngân sách do HĐND tỉnh quyết định nhưng vẫn được đưa
vào nội dung quyết toán. Hầu hết vốn các chương trình mục tiêu quốc gia,
vốn Trái phiếu Chính phủ... Trung ương phân bổ có mục tiêu sau khi HĐND
tỉnh thông qua dự toán ngân sách năm và được UBND tỉnh quyết định việc
quản lý, sử dụng nguồn vốn này. Việc phân bổ, sử dụng các nguồn vốn này
không thông qua HĐND tỉnh, nhưng khi quyết toán lại thông qua HĐND tỉnh.

4


Nhìn chung, việc phê chuẩn quyết toán NSĐP của HĐND tỉnh thời gian
qua còn hình thức: cơ sở kiểm chứng số liệu hầu như không có; việc kiểm
toán ngân sách của Kiểm toán Nhà nước thường công bố kết quả sau khi
HĐND tỉnh phê chuẩn quyết toán và không thường xuyên. Rất ít đại biểu
tham gia góp ý hoặc chất vấn về các nội dung trong dự thảo Nghị quyết phê
chuẩn quyết toán. Ngoài ra, việc cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ giám sát,
khảo sát theo chuyên đề, xử lý các vấn đề phát sinh của UBND tỉnh và một số
cơ quan, đơn vị liên quan có khi chưa đầy đủ, kịp thời; quỹ thời gian quá eo
hẹp gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp và tổ chức thực hiện chương trình
cũng ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả hoạt động thẩm tra, giám sát, quyết
định các vấn đề liên qua đến ngân sách nhà nước.
Để góp phần luận giải vấn đề này từ góc nhìn về quản lý nhà nước lĩnh
vực ngân sách, luận văn đề cập đến “Nâng cao năng lực giám sát và quyết
định ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An”. Với câu hỏi nghiên cứu:
Giải pháp nâng cao năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà nước của

HĐND tỉnh Nghệ An là gì?
2. Mục đích và nhiệm vu ̣ nghiên cƣ́u:
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ được một số vấn đề lý luận về ngân sách Nhà nước và hoạt
động giám sát, quyết định NSNN cũng như vấn đề năng lực giám sát của
HĐND cấp tỉnh. Đánh giá thực trạng năng lực giám sát và quyết định NSNN
của HĐND tỉnh Nghệ An, chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và khó khăn, bất
cập cũng nhưng nguyên nhân của thực trạng đó. Đồng thời đề xuất các
phương hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao năng lực giám sát và quyết
định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

5


+ Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về ngân sách và hoạt động giám
sát và quyết định NSNN của HĐND cấp tỉnh, năng lực của HĐND trong giám
sát và quyết định NSĐP. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực giám sát, chất
lượng quyết định NSNN của HĐND…).
+ Làm rõ và đánh giá đúng thực trạng năng lực giám sát và quyết định
NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An. Xác định được những vấn đề còn tồn tại,
hạn chế và khó khăn, bất cập trong công tác giám sát và quyết định NSSN của
HĐND tỉnh Nghệ An. Chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và
những khó khăn, bất cập.
+ Xác định được phương hướng và đề xuất các giải pháp khả thi nhằm
Nâng cao năng lực giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cƣ́u:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Năng lực giám sát và quyết định NSNN của HĐND tỉnh Nghệ An (bao
gồm: bản thân các hoạt động giám sát và quyết định NSNN của HĐND; các

nhân tố tác động đến chất lượng của những hoạt động này như: chất lượng
chuẩn bị báo cáo của UBND tỉnh; trình độ, năng lực của đại biểu HĐND, cơ
cấu, số lượng đại biểu chuyên trách; thời gian thẩm định; sự phối hợp giữa
HĐND và UBND tỉnh trong quá trình chuẩn bị tài liệu trình kỳ họp; chất
lượng triển khai thực hiện dự toán ngân sách đã được HĐND quyết định…).
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Địa điểm: trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
+ Thời gian: từ năm 2009 đến năm 2014.
+ Nội dung tiếp cận/vấ n đề nghi ên cứu : năng lực giám sát và quyết
định NSNN.
4. Cấu trúc luận văn: gồm 4 chương

6


Chương 1. Cơ sở lý lu ận và thực tiễn về năng lực giám sát và quyết
định ngân sách nhà nước của HĐND.
Chương 2. Phương pháp và thiế t kế nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng năng lực giám sát và quyết định ngân sách nhà
nước của HĐND tỉnh Nghệ An.
Chương 4. Định hướng và các giải pháp nâng cao năng lực giám sát và
quyết định ngân sách nhà nước của HĐND tỉnh Nghệ An.

7


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC GIÁM SÁT VÀ
QUYẾT ĐỊNH NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HĐND


1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nghiên cứu về ngân sách nhà nƣớc
Ngân sách nhà nước được chú ý từ lâu, do vậy, đã có một số công trình
nghiên cứu liên qua. Cho đến nay, phần lớn các công trình nghiên cứu các vấn
đề chung về đổi mới NSNN, đổi mới chính sách thu, chi NSNN, về quản lý
NSNN, phân cấp quản lý NSNN trong cơ chế mới. Đó là:
- Đổi mới ngân sách nhà nước, của tác giả Tào Hữu Phùng, Nguyễn
Công nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1992.
- Hoàn thiện phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Việt Anh, Học viện Tài
chính kế toán, 2010.
- Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên
địa bàn tỉnh Quảng Nghĩa, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dương Ngọc Ánh,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
Từ khi có Luật NSNN năm 2002 và Luật tổ chức HĐND và UBND
năm 2003 đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào tập trung đến năng lực
giám sát và quyết định NSNN của HĐND các cấp.
1.1.2. Nghiên cứu về vai trò của HĐND tỉnh trong giám sát và
quyết định ngân sách nhà nƣớc
Giám sát và vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của cơ quan
dân cử ở nước ta được đề cập nhiều trên các sách báo, tạp chí, các diễn đàn
khoa học nhưng chủ yếu mới quan tâm đến chức năng giám sát của Quốc hội,

8


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Việt Anh, 2010. Hoàn thiện phân cấp quản lý Ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện

Tài chính kế toán.
2. Dương Ngọc Ánh, 2004. Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nghĩa, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Nghị định quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06/6/2003.
4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Nghị định ban hành quy
chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ NSĐP phê chuẩn quyết toán
NSĐP, số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/06/2003.
5. HĐND tỉnh Nghệ An, 2009 – 2014. Kỷ yếu các kỳ họp HĐND tỉnh.
6. Trương Đắc Linh, 2003. Tổ chức và hoạt động của các ban của
HĐND. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2.
7. Bùi Huyền Mai, 2004. Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và
UBND thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp
luật.
8. Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, 1992. Đổi mới ngân sách
nhà nước. Hà Nội: Nxb Thống kê.
9. Đinh Ngọc Quang, 2005. Về đổi mới tổ chức và hoạt động của
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009. Tạp chí Quản lý nhà nước, số 2.
10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật tổ chức HĐND và
UBND, số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003.

9


11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2015. Luật tổ chức chính
quyền địa phương, số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015.
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2003. Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của HĐND và UBND, số 31/2004/QH11 ngày

14/12/2004.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, 2002. Luật ngân sách nhà
nước, số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.
14. Mai Hữu Thu, UVTT HĐND tỉnh Khánh Hòa (2010). Hoàn thiện


chế



nâng

cao

năng

lực

quyết

định

ngân

sách.

< />15. Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh (2014). Một số giải pháp nâng
cao chất lượng quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
< />distid=3590>
16. Thường trực HĐND tỉnh Yên Bái (2012). Thực trạng và giải pháp

nâng cao chất lượng thẩm tra, quyết định, giám sát trong hoạt động của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh. Kỷ yếu Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động
HĐND 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc lần thứ 2.
17. Nguyễn Quốc Tuấn, 2002. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động của HĐND và UBND các cấp. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6.

10



×