Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.31 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN THỊ HÒA
QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

NGUYỄN THỊ HÒA

QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:GS.TS. PHAN HUY ĐƯỜNG


HÀ NỘI - 2015


TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tên luận văn: “Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An”
2. Tác giả: Nguyễn Thị Hòa
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Bảo vệ năm: 2015
5. Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Phan Huy Đường
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công
tác Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Nghệ An, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng
cường công Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An.
7. Những đóng góp mới của luận văn: Các giải pháp nhằm tăng cường
công tác Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An.

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển và hội nhập của Việt Nam trong những năm gần đây
không chỉ được nhận thấy ở tốc độ phát triển kinh tế mà còn có thể nhận thấy
được trong phong cách tiêu dùng, thanh toán của người dân Việt Nam. Đó là
việc ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán
không dùng tiền mặt, đặc biệt là thẻ. Thẻ xuất hiện ngày càng nhiều và đa
dạng, không chỉ ở thành thị mà còn cả ở nông thôn.

Dịch vụ thẻ là một dịch vụ ngân hàng độc đáo, hiện đại, ra đời và phát
triển dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Với những tính
năng ưu việt, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng, dịch vụ thẻ đã nhanh
chóng trở thành dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến và được ưa
chuộng hàng đầu trên thế giới. Và nay, thẻ cũng đang dần khẳng định vị trí
của mình trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam.
Từ năm 1995, thẻ ngân hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam cho đến
nay, tại Việt Nam đã có hơn 20 ngân hàng phát hành thẻ thanh toán, với mức
tăng trưởng bình quân 300%/năm và các sản phẩm ngày càng phong phú, đa
dạng hơn. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO, nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập tạo tiền đề thuận lợi cho
lĩnh vực thẻ tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, một số vấn đề đặt ra là: Liệu sự tăng trưởng mạnh mẽ của
thị trường thẻ trong những năm qua có quá “nóng” không? Thực chất sự phát
triển ấy có đạt được cân bằng giữa số lượng và chất lượng không? Và hình
thức thanh toán này trong thời gian qua đã đóng góp vào sự phát triển của nền
kinh tế như thế nào? Đã thực sự góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu thông

2


trong nền kinh tế chưa? Trong giai đoạn lạm phát tăng cao như hiện nay thẻ
ngân hàng có góp phần trong việc làm giảm lạm phát hay không?
Trên cơ sở nhận thức được tính cấp thiếp của vấn đề trên, trong quá
trình công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh
Nghệ An, đi sâu vào tìm hiểu thực tế,tác giả đã chọn đề tài “Quản lý dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An”
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An, từ đó đề
xuất các giải pháp nhằm tăng cường công Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An .
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nhiệm vụ
như sau:
- Nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu về dịch vụ thẻ tại ngân
hàng ở trong và ngoài nước.
- Hệ thống được các cơ sở lý luận và thực tiễn về Quản lý dịch vụ thẻ
của Ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An
- Để xuất mốt số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

3


Hoạt động Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Thực trạng Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An.

- Thời gian: tác giả nghiên cứu dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ Antừ năm2012 đến năm 2015.
4. Những đóng góp của luận văn
- Phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động Quản lý dịch vụ thẻ tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An
- Để xuất mốt số giải pháp nhằm tăng cường công tác Quản lý dịch vụ
thẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nghệ
An.
5.Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phục lục đính kèm, nội dung của
luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1. Một số vấn đề chung về quản lý dịch vụ thẻ của ngân hàng
thương mại
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCPĐầu tư
và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2011-2015
Chương 4. Giải pháp tăng cường quản lý dịch vụ thẻ tại ngân hàng
TMCPĐầu tư và Phát triển việt nam- chi nhánh Nghệ An.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUẢN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI

1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt mà
NHNN Việt Nam đã đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải phát triển được dịch vụ thẻ.
Tại Việt Nam, thẻ ghi nợ đang chiếm phần lớn thị phần thị trường thẻ thanh

toán, trong khi đó thẻ tín dụng lại là loại thẻ tương đối mới mẻ. Đã có một số
đề tài khoa học cũng như các bài viết đề cập đến thành tựu đạt được, tồn tại
và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ thanh toán nói
chung và thẻ tín dụng nói riêng tại các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam.
Có thể kể đến như: Bài viết “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại
Việt Nam – Nhìn từ cơ sở thực tiễn” của Đặng Công Hoàn đăng trên Tạp chí
ngân hàng, số 17, trang 26 – 33 năm 2011 [3]. Bài viết đã nêu rõ thực trạng
phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam từ năm 2007. Tác giả cũng nhận diện
các yếu tố chưa bền vững như: phát triển thẻ thanh toán chủ yếu thiên về số
lượng chưa đi kèm với sự thay đổi căn bản về chất lượng; doanh số dùng thẻ
để rút tiền mặt qua ATM chiếm tỷ trọng quá cao; tính liên kết giữa đơn vị bán
hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán không cao và kém bền vững; các
chính sách hỗ trợ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tuy đã có khá
nhiều nhưng chưa có chính sách mang tính đột phá để tạo một lực bẩy cho
công cụ thanh toán thẻ và thanh toán điện tử phát triển mạnh mẽ hơn. Qua đó,
bài viết có đưa ra một số giải pháp đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước,
ngân hàng thương mại và các tổ chức phát hành thẻ.
“Chính sách của nhà nước trong phát triển thanh toán không dùng tiền
mặt – Kinh nghiệm phát triển thẻ thanh toán ở Hàn Quốc và một số hàm ý cho
Việt Nam”, của Đặng Công Hoàn đăng trên Tạp chí ngân hàng, số 24, trang 9

5


– 15, năm 2011 [4]. Thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán được sử dụng phổ
biến nhất tại Hàn Quốc hiện nay. Số lượng thẻ tín dụng tại Hàn Quốc tăng
mạnh từ 106.989 nghìn thẻ lên 116.231 nghìn thẻ giai đoạn 2009 – 2012. Hạ
tầng phục vụ cho việc thanh toán thẻ tại Hàn Quốc được xây dựng hoàn thiện
bao gồm hệ thống rộng khắp các máy ATM, POS và mạng lưới đơn vị chấp
nhận thẻ. Mạng lưới các đại lý chấp nhận thẻ tăng mạnh từ 14.732 đại lý năm

2007 lên 20.606 vào năm 2011. Ngoài ra, số lượng máy cà thẻ cũng tăng đáng
kể từ 121.867 máy năm 2007 lên 140.928 năm 2011. Để có thể đạt được sự
phát triển ấn tượng của thị trường thẻ tín dụng thì Chính phủ Hàn Quốc đã
cho ban hành những chính sách khá tập trung, đồng bộ hỗ trợ cho hoạt động
thanh toán thẻ tín dụng nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt trong cả
nước như: - Ban hành Luật kinh doanh thẻ tín dụng khá sớm (1987). - Đưa ra
quy định về việc xử lý giao dịch thẻ tín dụng quốc tế khi thanh toán tại thị
trường nội địa đều do hệ thống nội địa xử lý. - Xây dựng hệ thống quản lý
thông tin cá nhân, thông tin khách hàng rất minh bạch; thành lập Trung tâm
thông tin tín dụng vào năm 2002. - Thực hiện mở cửa và tự do hoá lĩnh vực
du lịch vào từ năm. Tuy nhiên, đến năm 2003, sự tăng trưởng quá nóng của
thị trường thẻ tín dụng tại Hàn Quốc đã gây ra những hậu quả khá nghiêm
trọng. Dư nợ thẻ tín dụng tăng quá nhanh, tỷ lệ thanh toán không đúng hạn
gia tăng, nợ xấu thẻ tín dụng tăng chóng mặt, hàng loạt tổ chức phát hành thẻ
tín dụng đứng trước nguy cơ phá sản. Trước thực trạng đáng báo động của thị
trường thẻ, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách tái cơ cấu nhằm
khắc phục khủng hoảng tín dụng tiêu dùng năm 2003: - Cấm hoạt động mời
chào phát hành thẻ trên đường phố, cấm các hình thức tặng quà, khuyến mãi
để thu hút khách hàng sử dụng thẻ; - Quy định hạn mức rút tiền mặt là 50%
thay vì 100% như giai đoạn trước; - Yêu cầu các công ty thẻ, ngân hàng phải
áp dụng tiêu chuẩn cao hơn trong việc cấp tín dụng thẻ và xử lý nợ xấu bằng
cách đặt ra tiêu chuẩn phân loại, trích lập dư nợ thẻ tín dụng.

6


Nhờ việc áp dụng đồng bộ các chính sách, tỷ lệ nợ quá hạn của Hàn
Quốc đã giảm nhanh chóng từ 14,06% năm 2002 xuống còn 5,89% năm 2005.
Từ năm 2006, thị trường thẻ Hàn Quốc bước vào giai đoạn bão hoà. Các tổ
chức thẻ thay đổi mô hình hoạt động, tăng cường các dịch vụ chứ không chỉ

tập trung vào gia tăng số lượng thẻ phát hành. Thị trường thẻ ghi nhận sự phát
triển ổn định và đóng góp ngày một đáng kể vào lợi nhuận của các ngân hàng
cũng như chiếm tỷ trọng ngày một cao trong tổng chi tiêu của người dân. Trên
cơ sở bài học kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể đưa ra một số bài học
mà Việt Nam có thể học hỏi: Thứ nhất, ban hành Luật thẻ tín dụng, cho phép
khấu trừ thuế thu nhập cũng như thuế kinh doanh cho chủ thẻ và các đơn vị
chấp nhận thẻ, đẩy mạnh mở của kinh tế, mở cửa lĩnh vực du lịch nhằm tăng
nhu cầu tiêu dùng… Thứ hai, hoàn thiện hệ thống xếp hạn tín dụng, hệ thống
quản lý thông tin khách hàng nhằm tạo cơ sở đánh giá khách hàng chính xác
hơn. Thứ ba, cần có chiến lược phát triển thị trường thẻ tín dụng một cách bền
vững, không nên chỉ vì sự phát triển ngắn hạn mà gây ra những hệ luỵ đáng
tiếc. Thứ tư, các ngân hàng thương mại có thể nghiên cứu, triển khai dòng thẻ
tín dụng cho doanh nghiệp; phát triển dịch vụ trả góp qua thẻ tín dụng.
“Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam” của Bùi Quang Tiên
đăng trên tạp chí tài chính ngày 20-5-2013 [14]. Tác giả đã nêu một số kết
quả đạt được trong quá trình phát triển thẻ tại Việt Nam về phát hành thẻ mới
và nâng cao chất lượng thẻ cũng như dịch vụ tới khách hàng; cơ sở hạ tầng
phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện; hành lang pháp
lý cho hoạt động thẻ tiếp tục được hoàn thiện; tăng cường sự phối hợp giữa
các Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Bài viết cũng đưa ra mục tiêu phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt đã được xác định tại Quyết định 2453 là: Đa
dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán

7


của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao

hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
“Thẻ tín dụng – phương tiện giao dịch nhiều tiện ích” của Phương Linh đăng
trên trang của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 18/6/2014 [15]. Bài viết
đã nêu lên một số lợi ích của thẻ tín dụng như: là hình thức tín dụng tiêu dùng
được đơn giản hóa tối đa về thủ tục; ngân hàng phát hành thẻ thường có điều
khoản miễn lãi cho chủ thẻ tối đa đến 45 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch
mua hàng hóa, dịch vụ; thẻ tín dụng là hình thức cấp tín dụng tín chấp, ngân
hàng căn cứ vào mức độ tín nhiệm, điều kiện thu nhập của khách hàng mà
quy định hạn mức tín dụng phù hợp đối với chủ thẻ và chủ thẻ không phải thế
chấp hay cầm cố tài sản cho ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết cũng đề cập đến
vấn đề lãi suất thẻ tín dụng cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông
thường. Ví dụ, mức lãi suất thẻ tín dụng mà các ngân hàng tại Việt Nam hiện
áp dụng từ khoảng 15%/năm đến 30%/năm tùy theo từng ngân hàng, trong
khi lãi suất cho vay cá nhân có tài sản thế chấp chỉ ở mức 12%/năm. Tác giả
có đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến lãi suất thẻ tín dụng cao đồng thời đưa
ra khuyến cáo cho chủ thẻ cầ n tìm hi ểu kỹ các quy định của ngân hàng phát
hành thẻ, đặc biệt là nắm vững cách tính laĩ suấ t của ngân hàng phát hành thẻ.
Bài viết “Thanh toán thẻ vướng ở dịch vụ công” của Phạm Hà Nguyên
đăng trên Thời báo ngân hàng ngày 04/6/2014 [16]. Bài viết đề cập đến việc
phí thanh toán qua POS không được hạch toán vào chi phí tính thuế ở khu vực
công như bệnh viện hay trường học. Nếu “đẩy” khoản phí quẹt thẻ vào tay
bệnh nhân, bệnh viện sẽ bị phản ứng do mức thu phí cao hơn quy định chung
nên họ thường yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt để giảm bớt thiệt hại. Hiện
nay, mới có khoảng 1% trong tổng giao dịch thanh toán khám chữa bệnh qua
thẻ ngân hàng, trong khi khối lượng giao dịch ngày một lớn. Việc hỗ trợ phí
quẹt thẻ thanh toán qua POS sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho các đơn vị

8



.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Lê Văn Tề, Trương Thị Hồng, (2006), Thẻ thanh toán quốc tế và việc
ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ.

2.

Ngô Thắng Lợi, TS Phan Thị Nhiệm (2008)Kinh tế phát triển, Nhà xuất
bản Lao động- Xã hội, Hà Nội

3.

Nguyễn Thành Độ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền (2011), Quản trị kinh
doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4.

Nguyễn Đình Phan (2012), Quản trị Chất lượng, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân

5.

Nguyễn Đăng Dờn (2010), Quản trị Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản
Phương Đông

6.


Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

7.

Các công văn của BIDV có liên quan

8.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Nghệ An (20122014), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm2012-2014, Nghệ An

9.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Nghệ An (20122014), Báo cáo Kế hoạch kinh doanh năm 2012-2014, Nghệ An.
Các website:

10.
11.
12. [Hiệp hội ngân hàng Việt Nam]
13. [Thời báo kinh tế Việt Nam]
14. [Ngân hàng nhà nước Việt Nam]
15.

9



×