ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VŨ HÀ
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
TS. Nguyễn Thị Vũ Hà
GS. TS Nguyễn Quang Thuấn
HÀ NỘI - 2015
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt ......................................................................... i
Danh mục bảng .............................................. Error! Bookmark not defined.
Danh mục sơ đồ, hình ................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................... 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI
VỚI HÀNG DỆT MAY ................................................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 7
1.2. Cơ sở khoa học về rào cản phi thuế quan của Hoa KỳError! Bookmark not defi
1.2.1. Khái niệm .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Phân loại ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Các đặc điểm của rào cản phi thuế quanError! Bookmark not defined.
1.2.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp .... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp kế thừa............................. Error! Bookmark not defined.
2.4. Phƣơng pháp so sánh ............................. Error! Bookmark not defined.
2.5. Phƣơng pháp case study ........................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA
HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
VÀ CÁC ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM ...... Error! Bookmark not defined.
3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang
thị trƣờng Hoa Kỳ ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may ........ Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Hình thức xuất khẩu dệt may ............ Error! Bookmark not defined.
3.2. Các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất
khẩu Việt Nam ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Rào cản kỹ thuật ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Quy tắc xuất xứ ................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Các ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản của Hoa KỳError! Bookmark no
3.4. Đánh giá về những thành công và hạn chế của Việt Nam trong
việc vƣợt các rào cản ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Những thành công ............................. Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Những hạn chế .................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ........ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC, THÍCH
ỨNG VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI
HÀNG DỆT MAY XUÁT KHẨU VIỆT NAMError! Bookmark not defined.
4.1. Xu hƣớng rào cản phi thuế quan hiện nayError! Bookmark not defined.
4.2. Phƣơng hƣớng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Hoa
Kỳ trong thời gian tới ................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Các giải pháp khắc phục, thích ứng với rào cản phi thuế quan
của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt NamError! Bookmark not def
4.3.1. Đối với doanh nghiệp ........................ Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Đối với Nhà nước .............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 9
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 15
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những
năm vừa qua, và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới, đạt 14,5%
trong giai đoạn 2008-2013 [3]. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất
khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt
17,9 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 10,5%
GDP cả nước [3].
Tuy nhiên, dệt may lại là một vấn đề gây tranh cãi và chưa giải quyết
được trong đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Trong đàm phán TPP, ngoài việc cam kết cắt giảm hầu hết các
dòng thuế (ít nhất 90%, được thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình ngắn)
còn có các cam kết, thỏa thuận về hàng rào kỹ thuật thương mại, quy tắc xuất
xứ hàng hóa, quy định về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, lao động. Đối với
Hoa Kỳ, khoản thu từ thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ chiếm vị trí
rất quan trọng, do đó nếu loại bỏ thuế thì Hoa Kỳ bảo hộ bằng cách khai thác
triệt để các rào cản phi thuế quan. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng Việt Nam là một
nhà sản xuất may mặc lớn nhất hiện nay lại chủ yếu lấy sợi và vải từ Trung
Quốc và các quốc gia châu Á khác, nên thỏa thuận TPP có khả năng chuyển
đổi mô hình kinh doanh toàn cầu với ngành dệt may và nhu cầu đối với mặt
hàng dệt may của Hoa Kỳ [31]. TPP có ít nhất hai khả năng ảnh hưởng đến
các nhà xuất khẩu dệt may của Hoa Kỳ. Một là, TPP có thể cho phép các nhà
sản xuất dệt may châu Á, chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu quần áo miễn thuế
sang Hoa Kỳ. Điều này sẽ loại bỏ hầu hết các lợi thế hiện nay của các nhà sản
xuất phương Tây tại thị trường Hoa Kỳ, bởi các nhà sản xuất Việt Nam ít khi
3
sử dụng vải và các sản phẩm sợi sản xuất tại Hoa Kỳ. Hai là, trong tương lai
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có thể mở rộng nên có khả năng cạnh
tranh với các nhà xuất khẩu Mỹ tại thị trường Mexico và Trung Mỹ. Các
nhóm thương mại thuộc ngành công nghiệp dệt may đã kêu gọi chính phủ
Hoa Kỳ phải giữ vững „quy tắc xuất xứ từ sợi‟ một cách nghiêm ngặt. Quy tắc
này chỉ cho phép một sản phẩm dệt may được hưởng ưu đãi miễn thuế vào thị
trường Hoa Kỳ khi và chỉ khi tất cả công đoạn sản xuất sợi, sản xuất vải, và
cắt may và các sản phẩm may xong đều chỉ diễn ra trong vòng khu vực TPP.
Hoa Kỳ không chỉ nhấn mạnh vào quy tắc xuất xứ từ sợi nghiêm ngặt mà còn
nhấn mạnh vào các vấn đề khác như: Việt Nam có thể phải cam kết nâng cao
chất lượng môi trường lao động, cam kết về lao động và công đoàn, quy định
về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn chống cháy, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường. Đối với Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam vì Việt Nam là nước thành viên có trình độ phát triển thấp
hơn. Những rào cản phi thuế quan này đã đặt ra nhiều thách thức, hạn chế
năng lực xuất khẩu đối với dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ, đòi hỏi phía
Việt Nam phải có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan
mà Hoa Kỳ đặt ra, từ đó đề ra những phương hướng trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài “Rào cản phi thuế quan của
Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Trên cơ sở tìm hiểu
những vấn đề này chưa được phân tích sâu trong các nghiên cứu của Việt
Nam như những quy định về hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ, đặc biệt về
rào cản quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, luận văn sẽ phân tích đánh giá
những thành tựu và hạn chế, từ đó đề ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
4
Để thực hiện đề tài này, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao cần phải nghiên cứu rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối
với hàng dệt may?
+ Những thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó với
rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may?
+ Việt Nam cần những giải pháp gì để thích ứng với rào cản phi thuế
quan của Hoa Kỳ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu, phân tích những rào cản
phi thuế quan của Hoa Kỳ có ảnh hưởng như thế nào đối với xuất khẩu dệt
may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó đưa ra một số giải pháp
khắc phục, thích ứng với các rào cản phi thuế quan này nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống những lý luận chung về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ
đối với hàng dệt may
- Thu thập, tổng hợp các nghiên cứu, số liệu để đánh giá thực trạng
xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ, các quy định về rào cản phi
thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của Việt Nam và phân tích ảnh
hưởng của các quy định đó đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang Hoa Kỳ.
- Đánh giá quá trình ứng phó với các rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ
mà dệt may Việt Nam phải đối mặt, chỉ rõ những thành công và hạn chế
của Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục, thích ứng với rào cản phi thuế
quan của Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay.
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về rào cản phi thuế quan đang được áp dụng tại
Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may, những ảnh hưởng của những rào cản này
đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2008 đến
năm 2014, và từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu dệt may Việt
Nam sang Hoa Kỳ.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về không gian : Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan
của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may, và tác động của nó đến hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam, trong đó chủ yếu nghiên cứu tác động của
hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ và đề xuất các giải pháp đối phó với những
hàng rào đó. Ngoài ra, luận văn sẽ nghiên cứu kinh nghiệm từ Trung Quốc vì
hai quốc gia có rất nhiều nét tương đồng và đều rất tích cực phát triển sản
xuất hàng dệt may.
- Về thời gian : Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của các rào
cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ năm
2008 (năm Hoa Kỳ tuyên bố tham gia TPP) đến năm 2014
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Các nghiên cứu về rào cản phi thuế quan trong thương mại của
Hoa Kỳ
Báo cáo của USAID (2013) với tiêu đề “Non-tariff barrier to trade in
developing countries” do Ban thư ký UNCTAD đã đưa ra các vấn đề liên
quan đến các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt quan trọng đối với những
nước đang phát triển. Nâng cao hiểu biết về các biện pháp phi thuế quan sẽ
giúp các chính phủ xây dựng các chính sách ứng phó thích hợp và huy động
được các nguồn lực kỹ thuật và tài chính cần thiết kịp thời, giúp cải thiện
chính sách thương mại của các quốc gia hiệu quả hơn. Bài viết phân tích quy
tắc xuất xứ ưu đãi sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến với giá nhập khẩu, xuất khẩu, và
phúc lợi kinh tế Mỹ trong tương lai gần.
David Hanson (2010) trong bài nghiên cứu “Limit to the free trade:
Non-Tariff Barriers in the European Union, Japan and United States” đã đưa
ra những thông tin cơ bản về chính sách thương mại của Hoa kỳ, những vấn
đề cần quan tâm trong thương mại của Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2008.
Luận văn sẽ dựa trên những phân tích của các bài viết trên đề đưa ra cơ
sở khoa học cho luận văn về rào cản trong thương mại mà Hoa Kỳ sử dụng.
- Các nghiên cứu về ngành dệt may của Việt Nam
Võ Thanh Thu và Ngô Thị Hải Xuân (2014) trong bài viết “Định
hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP” đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đã đánh giá thực trạng ngành
dệt may Việt Nam hiện nay, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, so sánh thực
7
trạng này với các yêu cầu của TPP đối với ngành dệt may để đưa ra các dự
báo về cơ hội, cũng như thách thức đối với ngành, từ đó đề xuất các định
hướng, giúp ngành dệt may phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hội nhập
nếu TPP được kí kết và có hiệu lực thực thi. Cù Chí Lợi (2012) trong cuốn
sách “Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành công nghiệp Việt
Nam” đã đưa ra các số liệu và phân tích về các chính sách phát triển công
nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu này nhằm nêu thực trạng ngành dệt
may của Việt Nam
- Các nghiên cứu về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ liên quan đến hàng dệt may
Michael F.Martin (2008) với nghiên cứu “US Clothing Imports from
Vietnam: Trade Policies and Performance” đã đưa ra báo cáo tổng quan về
thương mại dệt may giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ năm 1990-2007, phân tích
những bình luận từ phía Hoa Kỳ, các công ty và chính phủ Việt Nam, cấu trúc
ngành dệt may của Việt Nam, cạnh tranh toàn cầu, sự tăng trưởng xuất khẩu của
dệt may Việt Nam từ 1994 đến 2007, xu hướng sản xuất của Hoa Kỳ đến 2007.
Ngoài ra, trong báo cáo “U.S – Vietnam Economic and Trade Relations:
Issues for the 113th Congress”, Michael F.Martin (2014) đã phân tích tổng
quan tình hình quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đưa
ra nhận xét về quan điểm của Việt Nam khi muốn Hoa Kỳ chính thức công
nhận là một nền kinh tế thị trường, đưa ra vấn đề liên quan đến cá da trơn,
dệt may, da giầy…của Việt Nam. Về dệt may, tuy ban đầu Việt Nam phản
đối hạn chế thương mại may mặc của Hoa Kỳ, nhưng cuối cùng cũng tuân
thủ các chính sách của Hoa Kỳ. Một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã bày
tỏ lo ngại về sự “bùng nổ” về hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ có thể gây thiệt hại cho người lao động và các công ty dệt may của Mỹ.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1.
Bộ Công Thương, 2013. Báo cáo đánh giá: Thực trạng phát triển ngành
dệt may và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cường
khai thác các yêu tố liên quan tới thương mại
2.
Bộ Công Thương, 2015. Báo cáo tóm tắt tình hình hoạt động ngành công
nghiệp và thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2015
3.
Bùi Văn Tốt, 2014. Báo cáo ngành dệt may, FPT Securities
4.
Cù Chí Lợi, 2012. Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia các ngành
công nghiệp Việt Nam, NXB Khoa học xã hội
5.
Đỗ Đức Bình, Nguyễn Tiến Long, Hồ Trung Thành, 2014. Hiệp định đối
tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP): Những kỳ vọng và
tác động đối với Việt Nam. Kinh tế & Phát triển, số 200 tháng 02/2014,
trang 3-6
6.
Đỗ Vũ Hưng, 2013. Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương tới quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. Đề tài nghiên cứu
cấp cơ sở Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm KHXHVN.
7.
Nguyễn Đình Luận, 2014. Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình
Dương: Cơ hội, thách thức và khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt
Nam. Kinh tế & Phát triển, số 205 tháng 07/2014, trang 21- 26
8.
Nguyễn Hữu Khải, 2005. Hàng rào phi thuế quan trong chính sách
thương mại quốc tế. NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
9.
Nguyễn Thanh Ngân, 2015. Năng suất lao động trong ngành dệt may
Việt Nam – Hiện trạng và giải pháp, Ban KTCN – Tập đoàn dệt may
Việt Nam, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương mại, số tháng 5/2015
9
10. Nguyễn Ngọc Thắng, 2014. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: một
số vấn đề lý thuyết và gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nghiên cứu kinh tế, số 429 tháng 2/2014
11. Nguyễn Xuân Thiên, 2011. Giáo trình Thương Mại quốc tế, Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Phạm Thị Hiếu, 2013. Xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ: Thực trạng
và những thách thức. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở Viện Nghiên cứu Châu
Mỹ, Viện Hàn lâm KHXHVN.
13. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Hải Xuân. 2014. Định hướng phát triển ngành
dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP. Tạp chí Phát triển
kinh tế, 26 (1), 59-73
Tài liệu tiếng Anh
14. Angie Ngọc Trần, 2012. Vietnamese Textile and Garment Industry in the
Global Supply Chain: State Strategies and Workers‟ Responses,
Institutions and Economies, Vol 4, No 3, Ocstober 2012, pp123-150
15. Baldwin, Robert E., 1970. Nontariff Distortions of International Trande.
Brookings.
16. Better Work Vietnam, 2013. Garment Industry 6th Compliance
Synthesis Report 3, Available at:
/>
content/uploads/BWV-6th-synthesis-report.pdf
17. David Vanzetti & Pham Lan Huong, 2014. Rules of origin, labour
standards and the TPP. 17th Annual Conference on Global Economic
Analysis. Dakar, June 18-20, 2014
18. Elms, D. K., 2013. The Trans-Pacific Partnership Agreement: Looking
ahead to the next steps, Manila: Asian Development Bank.
19. Elms, D., 2013, The Trans-Pacific Partnership: The Challenges of
Unraveling the Noodle Bowl. Martinus Nijhoff pubishers
10
20. Fergusson, I., McMinimy, M. and Williams, B., 2014. The Trans-Pacific
Partnership (TPP) Negotiations and Issues for Congress. Washington,
DC: Congressional Research Service
21. Fox, A., Powers, W. and Winston, A., 2007. Textile and Apparel
Barriers and Rules of Origin in a Post-ATC World. Washington, DC:
Office of Economics of the U.S. International Trade Commission
22. Hanson, D, 2010. Limit to the free trade: Non-Tariff Barriers in the
European Union, Japan and United States, Published by Edward Elgar
Publising Limited
23. Inama, S, 2009. Rule of Origin in International Trade, CamBridge
University Press
24. International Labour Organisation - Country Office Vietnam, 2012.
Vietnam's new labour laws to improve labour market and industrial
relations.
25. International Trade Commission,2004. Textiles and Apparel: Assessment of
the Competitiveness of Certain Foreign Suppliers to the U.S. Market.,
Volume 1, Investigation No. 332-448, Publication 3671, Figure 1-3, 2004
26. John H.Jackson, 1997. The World Trading System: Law and Policy of
International Economic Relations, 2nd ed, the MIT Press, Masachusetts.
27. J.Michael Finger, 1992. Dumping and antidumping: the rhetoric and the
reality of protection in industrial countries,The World Bank Research
Observer, vol 7, np 2,pp 121 - 143
28. Jones, V. and Martin, M., 2012. International Trade: Rules of origin,
Washington, DC: Congressional Research Service
29. Marco Biselli, 2009. China’ Role in the Global Textile Industry
30. Martin, M., 2008. US Clothing Imports from Vietnam: Trade Policies
and Performance, Washington, DC: Congressional Research Service
11
31. Martin, M.,2014. U.S – Vietnam Economic and Trade Relations: Issues
for the 113th Congress, Washington, DC: Congressional Research
Service
32. Morrison W.M, 2015. The China – U.S trade issues, Congressional
Research Service
33. NIST, 2013. A Guide to United States Apparel and Household Textiles
Compliance Requirements, National Institute of Standards and
Technology,
U.S
Department
of
Commerce.
/>34. Pacific Economic Cooperation Council (PECC), 1995. Survey of
Impediments to Trade and Investment in the APEC Region, Singapore:
PECC.
35. Platzer, M. D., 2013. U.S. textile manufacturing and the Trans-Pacific
Partnership negotiations, Washington, DC: Congressional Research
Service
36. Rachel Wilshaw, Liesbeth Unger, Do Quynh Chi and Pham Thu Thuy,
2013. Labour Rights in Unilever’s Supply Chain: From Compliance to
Good Practice (Oxfam: Jan. 2013).
37. UNTAD, 2013. Non-tariff measures to trade: Economic and Policy
Issues for Developing Countries. United Nations conference on trade
and development
38. UNCTAD (2014), Key Statistics and Trends in Trade Policy 2014,
United Nations Publication
39. USAID, 2013. Non-tariff barrier to trade in developing countries
40. U.S. Department of Commerce, International Trade Administration,
Office of Textiles and Apparel, Major Shippers Report, Availabel at
< />12
41. Yuan, Tao & Xu, Fu, 2007. China’s Textile Industry International
Competitive
Advantage and
Policy Suggestion, Department of
International Economy and Trade, Nankai University, Tianjin, China
42. Williams, B., 2013. Trans-Pacific Partnership (TPP) Countries:
Comparative Trade and Economic Analysis, Washington, DC:
Congressional Research Service
Một số trang web tham khảo chính:
43. Trang web của Bộ Công thương:
44. Trang web của Hải quan Việt Nam:
45. Trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam:
/>46. Trang web của Bộ thương mại Hoa Kỳ:
47.
48. Trang web của Hiệp hội dệt may Việt Nam:
/>49. Trang web của The United States Patent and Trademark Office:
50. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ,
51. Trang web của Thời báo kinh tế Sài Gòn:
/>13
52. http:/resources.stockstar.com/info2006
53. />54. Trang web Sở Công Thương tỉnh Long An: />55. Trang web của Worker Rights Consortium:
56. Trang Vietnam Net News, “Businesses a Bit Puzzled About Six Month
Maternity Leave Policy” (Jan. 5, 2013) (quoting managers of garment
factories stating that they would “encourage” women workers to return
from leave early),
/>57. Trang Vietnam News, “Insufficient Safety Gear Poses Threat to
Labourers,”
(Aug.
18,
2012),
/>
issues/228939/insufficient-safety-gear-poses-threat-to-labourers.html
58. Trang web của Fair Labor Association :
/>59. Trang web của Vnexpress:
/>60. Trang web vietnamtoday:
61. Trang web Vietnamnet: />62. Trang web Bộ Tài chính ,Viện Chiến lược và Chính sách tài chính:
/>2&item_id=175326171&p_details=1
14
63. Trang Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp:
/>il.aspx?ItemID=18257
64. Trang web của Social Accountability Accreditation Services:
/>65. Trang web của Worldwide Responsible Accredited Production:
/>66. Trang web Sài Gòn Giải Phóng online:
/>67. Trang
web
Chương
trình
Giảng
dạy
Kinh
tế
Fulbright:
/>68. Trang web Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Hóa
dầu & Xơ sợi dầu khí:
/>PHỤ LỤC
15