Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hoàn thiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại việtnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.47 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HƢƠNG GIANG

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI LÀM VIỆC
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số

: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi hoàn thành tất cả môn học và thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hương Giang




MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
NƢỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI 6
1.1. Khái luận về quản lý lao động nƣớc ngoài ......................................... 6
1.1.1. Khái niệm quản lý lao động nước ngoài ........................................ 6
1.1.2. Các đặc điểm của quản lý lao động nước ngoài .......................... 10
1.1.3. Các mục tiêu của quản lý lao động nước ngoài Error! Bookmark
not defined.
1.1.4. Mô hình quản lý lao động nước ngoài ........ Error! Bookmark not
defined.
1.2. Pháp luật về quản lý lao động nƣớc ngoài ...... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Khái niệm pháp luật quản lý lao động nước ngoài .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Nội dung về pháp luật quản lý lao động nước ngoài ........... Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Vai trò của pháp luật quản lý lao động nước ngoài ............. Error!
Bookmark not defined.
1.3. Pháp luật về quản lý lao động nƣớc ngoài của một số nƣớc và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................ 30
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia ........................................................... 30
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ......................................................... 33



1.3.3. Kinh nghiệm của Đài Loan .......................................................... 34
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
NƢỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM .......... Error! Bookmark not
defined.
2.1. Lƣợc sử của chế định pháp luật quản lý lao động nƣớc ngoài làm
việc tại Việt Nam ........................................................................................ 37
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật quản lý lao động nƣớc ngoài ..... 42

4


2.2.1. Các qui định cụ thể hiện hành về pháp luật quản lý lao động
nước ngoài ............................................................................................... 42
2.2.2. Nhận xét về các qui định pháp luật quản lý lao động nước ngoài ... 51
2.3. Thực tiễn áp dụng các qui định pháp luật về quản lý lao động
nƣớc ngoài ........................................................................................... 57
2.4. Nguyên nhân chủ yếu của những bất cập của pháp luật quản lý lao
động nƣớc ngoài ......................................................................................... 61
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................... 64
3.1. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật quản lý lao
động nƣớc ngoài tại Việt Nam và các định hƣớng hoàn thiện .............. 64
3.1.1. Cơ sở kinh tế, xã hội và pháp lý cho hoàn thiện pháp luật quản lý
lao động nước ngoài tại Việt Nam .......................................................... 64
3.1.2. Các định hướng hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nước
ngoài tại Việt Nam ................................................................................... 67
3.2. Các giải pháp kinh tế, xã hội liên quan tới quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam ..................................................................................... 69

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật quản lý lao động nƣớc
ngoài tại Việt Nam ..................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Các giải pháp về xây dựng pháp luật ........................................... 71
3.3.2. Các giải pháp về thi hành pháp luật quản lý lao động nƣớc ngoài 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đang tạo ra dòng di chuyển lao động
quốc tế rất đáng quan tâm. Sự di chuyển lao động này có tác động mạnh mẽ
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, mở
cửa thị trường lao động đã và đang tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động
Việt Nam ra nước ngoài làm việc, đồng thời cũng tạo điều kiện cho lao động
nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ngày một tăng. Dòng lao động nước
ngoài vào làm việc tại Việt Nam rất đa dạng về trình độ, lứa tuổi, quốc tịch,
tôn giáo, hình thức, nghề nghiệp và phong tục tập quán... Vấn đề được đặt ra
là hiện rất cần xây dựng được một lĩnh vực pháp luật thích hợp nhằm quản lý
và sử dụng lao động nước ngoài tại nước ta có hiệu quả phục vụ cho phát triển
kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã chú trọng và thiết lập được khung
pháp lý chặt chẽ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới lao động nước
ngoài. Không thể nằm ngoài sự quan tâm chung của toàn thế giới, pháp luật
Việt Nam đã có những qui định nhất định về vấn đề này, tuy nhiên không thể
nói là đầy đủ, sâu sắc và thích đáng. Bộ luật Lao động 1994 đã tạo bước khởi
đầu cho việc xác lập cơ chế quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại
Việt Nam. Cơ chế này được cải thiện hơn bởi lần sửa đổi Bộ luật Lao động
năm 1994 vào năm 2002. Gần đây nhất vào năm 2012, Bộ luật này lại có
những chú ý mới tới vấn đề này cùng với Nghị định 102/2013/NĐ-CP quy

định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế đã thúc đẩy sự gia tăng tính phức tạp và biến động của vấn đề lao động
nước ngoài làm việc tại nước ta. Do đó các văn bản pháp luật nói trên tỏ ra
chưa hoàn toàn bao quát được tình hình.

1


Trước diễn biến phức tạp của môi trường lao động đã đa dạng và tiềm
ẩn nhiều nguy cơ bất lợi cho người sử dụng lao động, cũng như người lao
động là công dân nước ngoài thì việc hoàn thiện pháp luật nhằm quản lý lao
động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là rất cần thiết và cấp bách.
Vì những lẽ trên, em xin lựa đề tài “Hoàn thiện pháp luật về quản lý
lao động nƣớc ngoài làm việc tại Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Quản lý lao động ngoài nước làm việc tại Việt Nam được đề cập
không ít, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Vấn đề này đã
nhận được sự quan tâm không nhỏ của các chuyên gia pháp lý và các chuyên
gia kinh tế, và đã được đưa ra tại một số diễn đàn trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, về mặt pháp lý, nhất là phương diện lập pháp và thi hành pháp
luật, nó vẫn còn nhiều khoảng trống và chưa được nhìn nhận một cách có hệ
thống. Có một vài công trình nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật liên quan,
tiêu biểu như: bài viết mang tên “Một số vấn đề pháp lý về người nước ngoài
đến làm việc tại Việt Nam” của TS. Lưu Bình Nhưỡng đăng tải trên Tạp chí
Luật học, Số 9/2009; bài viết mang tên “Thực trạng sử dụng lao động nước
ngoài trong các doanh nghiệp” của ThS. Nguyễn Thị Thu Hương và ThS.
Nguyễn Thị Bích Thúy đăng tải trên Tạp chí Lao động và Xã hội, số
462/2013… Đặc biệt có một số sách chuyên khảo và tham khảo có đề cập

khá chuyên sâu về lao động nước ngoài và giới thiệu về quản lý lao động
nước ngoài như: cuốn chuyên khảo mang tên “Bảo đảm quyền con người
trong pháp luật lao động Việt Nam” do PGS. TS Lê Thị Hoài Thu chủ biên
xuất bản tại Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013; cuốn tham khảo
mang tên “Quyền của người lao động di trú (Công ước của Liên hiệp quốc
và những văn kiện quan trọng của ASEAN)” của Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội xuất bản tại Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2-2010…

2


Ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, hiện có hai luận văn đề cập một phần
liên quan tới đề tài quản lý lao động nước ngoài. Đó là luận văn của Trần Thu
Hiền với đề tài “Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam” bảo
vệ tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011, và luận văn của
Nguyễn Trà My với đề tài “Thực trạng lao động Trung Quốc tại Việt Nam và
một số kiến nghị” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013…
Các công trình này đã có bước đột phá vào lĩnh vực pháp luật về lao
đọng nước ngoài và để lại những thành tựu nhất định. Tuy nhiên chưa có đề
tài này nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về pháp luật quản lý lao động
nước ngoài tại Việt Nam. Vì vậy kế thừa những thành tựu đã đạt được của
những người đi trước, luận văn này tiếp tục nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu
và hệ thống về pháp luật quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Luận văn có mục tiêu nghiên cứu tổng quát là làm sáng tỏ các vấn đề nền
tảng pháp lý liên quan đến quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Luận văn phân tích một cách có hệ thống nền tảng lý luận về quản lý
lao động nước ngoài nói chung và trên có sở đó nghiên cứu về lý luận pháp

luật liên quan, nghiên cứu về thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay để đưa
ra những kết luận, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện về lĩnh vực này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan
đến quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cụ thể, luận văn
nghiên cứu về mối quan hệ lao động mà một bên là công dân nước ngoài (gọi
tắt là lao động nước ngoài) làm việc tại Việt Nam là đối tượng bị quản lý và
các biện pháp nhằm quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các quy định của pháp luật
hiện tại của Việt Nam liên quan đến việc quản lý lao động nước ngoài làm
việc tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn mở rộng đối với các
pháp luật nước ngoài cũng điều chỉnh về vấn đề này.
Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, luận văn không đi sâu
vào các qui chế cụ thể đối với từng loại lao động nước ngoài mà chỉ đề cập tới
qui chế chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận văn vận
dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết
Mác-Lênin. Đây là phương pháp khoa học vận dụng nghiên cứu trong toàn bô
luận văn để đánh giá khách quan sự thể hiện của các quy định pháp luật về
quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói chung.
Về phương pháp nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp phân
tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp phân tích qui phạm, phương
pháp phân tích vụ việc và phương pháp mô hình hóa, điển hình hóa các quan

hệ xã hội... Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ
các vấn đề liên quan đến quản lý lao động nước ngoài giữa pháp luật Việt
Nam và pháp luật quốc tế, qua đó thấy được sự tương đồng, khác biệt của
Việt Nam và quốc tế làm luận cứ xác thực cho việc đưa ra các giải pháp khắc
phục những bất cập của pháp luật hiện nay về quản lý lao động nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia thành ba chương như sau:

4


Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý lao động nước ngoài và
pháp luật quản lý lao động nước ngoài
Chương 2: Thực trạng pháp luật quản lý lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

5


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI VÀ
PHÁP LUẬT QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƢỚC NGOÀI
1.1. Khái luận về quản lý lao động nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm quản lý lao động nước ngoài
Việc hình thành các cộng đồng chính trị khác nhau trên thế giới đã làm

xuất hiện nhiều vấn đề phức tạp trong giao lưu dân sự và giao lưu kinh tế giữa
các thành viên của cộng đồng chính trị này với cộng đồng chính trị khác hoặc
với thành viên của cộng đồng chính trị khác. Ở một khía cạnh nhất định,
nhằm bảo vệ cho các thành viên của mình trong việc tìm kiếm việc làm và với
nhiều lý do khác nhau về chính trị, quân sự, ngoại giao hay văn hóa, truyền
thống, đôi khi do hoàn cảnh đặc biệt của xã hội, pháp luật của các quốc gia có
thể đặt ra các rào cản đối với sự xâm nhập của những người lao động nước
ngoài. Tuy nhiên với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, lao động di trú là một
tất yếu không thể lảng tránh. Nói cách khác, lao động nước ngoài ở bất kỳ
quốc gia nào đều là một tất yếu trong tiến trình toàn cầu hóa mà quốc gia đó
đã nhập cuộc.
Các nghiên cứu quốc tế đã khẳng định: “Lao động di trú đã luôn luôn là
một phần không thể tách rời của nền văn minh nhân loại, và những cuộc tranh
luận nóng bỏng về hình thức của nó, cũng như khung khổ pháp lý và vị trí
thực tế đã đi cùng với hình thức đó từ thời thượng cổ không chỉ ở Châu Âu”
[27, p. 13]. Nghiên cứu chuyên sâu về quyền con người, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội nhận định rằng: “Lao động di trú là hiện tượng diễn ra từ lâu
trong lịch sử nhân loại nhưng phát triển đặc biệt nhanh chóng từ đầu thế kỷ
XX tới nay” và “Cùng với toàn cầu hóa kinh tế, dự đoán vấn đề lao động di

6


trú sẽ trở nên hết sức phổ biến trong thế kỷ XXI và là một trong những đặc
trưng cơ bản của thế kỷ này” [18, tr. 7]. Ở giác độ nghiên cứu cá nhân, TS.
Lưu Bình Nhưỡng cũng đưa ra nhận định rằng: “Người nước ngoài vào Việt
Nam làm việc là xu thế tất yếu do tác động của quá trình toàn cầu hóa quan hệ
lao động và hội nhập kinh tế” [19, tr. 1]. Ở giác độ quản lý nhà nước, bà
Nguyễn Thị Hải Vân khẳng định: “Trong xu thế mở cửa và hội nhập ngày
càng sâu rộng của Việt Nam, lao động là người nước ngoài vào nước ta làm

việc cũng là một xu thế tất yếu” [20, tr.1].
Thực vậy không nằm ngoài xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã,
đang và sẽ chủ động tiếp nhận và miễn cưỡng tiếp nhận một số lượng không
nhỏ lao động nước ngoài. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính
đến cuối năm 2014 ở Việt Nam có 76.309 lao động nước ngoài đang làm việc,
trong đó: (i) số lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động là 5.610
người (chiếm 7,35%/); (ii) số lao động thuộc diện cấp giấy phép là 70.699
người (chiếm 92,65%); (iii) số lao động đã được cấp giấy phép là 55.263
người (chiếm 78,18%); và (iv) số lao động đã nộp hồ sơ chờ cấp giấy phép
hoặc đang hoàn thiện các giấy tờ là 15.436 người (chiếm 21,83%). Số lao
động nước ngoài vừa nói đến từ 74 quốc gia có quốc tịch khác nhau, trong đó:
quốc tịch các nước châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Malaysia, Đài Loan... chiếm khoảng 58%; quốc tịch các nước châu Âu chiếm
khoảng 28,5%; và quốc tịch các nước khác chiếm khoảng 13,5% [9, tr. 1]. Số
lượng lao động nước ngoài này có cả ảnh hưởng tích cực và cả ảnh hưởng tiêu
cực tới nền kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm qua.
Các trích dẫn ở trên cho thấy, với một nội dung tư tưởng như nhau
nhưng có sự khác nhau ít nhiều trong việc sử dụng thuật ngữ pháp lý như “lao
động di trú”, “lao động nước ngoài”, và “lao động nhập cư”. Có thể hiểu thuật
ngữ “lao động di trú” và thuật ngữ “lao động nhập cư” đều được chuyển ngữ

7


từ thuật ngữ “migrant workers” của tiếng Anh, nên có cùng một nghĩa. Còn
thuật ngữ “lao động nước ngoài” thực chất là lao động di trú nhưng được gọi
phù hợp với góc nhìn của người sử dụng lao động hay người quản trị quốc gia
đối với người lao động di trú tại nước họ. Nếu nhìn nhận vấn đề quản lý lao
động nước ngoài từ giác độ của các cơ quản lý nhà nước Việt Nam, thì rõ
ràng lao động nước ngoài là người nước ngoài đang lao động tại Việt Nam.

Dù không quá phức tạp, nhưng việc làm rõ khái niệm này là một vấn đề mấu
chốt để xác định không chỉ đối tượng và phạm vi quản lý, mà còn xác định
phương thức quản lý đối với từng loại đối tượng được phân chia.
Công ước Quốc tế về việc Bảo vệ quyền của tất cả người lao động Di
trú và Thành viên Gia đình họ năm 1990 định nghĩa: “Thuật ngữ “người lao
động di trú” dùng để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc có
hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân” (Điều 2,
khoản 1). Đây là một định nghĩa khá rõ ràng. PGS. TS Lê Thị Hoài Thu đánh
giá: “Điều này thể hiện một chính sách toàn diện của Liên hợp quốc đối với
người lao động di trú mà các quốc gia thành viên của Công ước phải bảo đảm
thực hiện tại quốc gia mình” [21, tr. 202]. Phân tích nhằm mục đích của luận
văn này, có thể thấy định nghĩa này đã làm rõ các đặc trưng cơ bản của khái
niệm lao động di trú như sau: Thứ nhất, người đó phải là người nước ngoài
đối với nước sở tại; và thứ hai, người đó phải đã, đang, hoặc sẽ làm một công
việc có thu nhập do người sử dụng lao động chi trả. Như vậy những người
nước ngoài đầu tư vào nước sở tại hay tự mình tiến hành các hoạt động
nghiên cứu khoa học … không được xem là người lao động di trú theo định
nghĩa nói trên. Khoảng thời gian lao động tại nước ngoài của người lao động
không được Công ước ấn định trong định nghĩa. Theo Cizinsky Pavel, di trú
được hiểu là sự thay đổi dài hạn nơi cư trú của một người hay của một nhóm
người [27, tr. 29], có nghĩa là sự di chuyển của một người hay một nhóm

8


người ra nước ngoài trong một khoảng thời gian ngắn không được xem là di
trú. Thế nhưng để bảo đảm quyền con người của những người lao động ở
nước ngoài dù thời gian lao động ngắn hay dài, dù đối tượng lao động là gì,
và dù hình thức lao động ra làm sao…, Công ước đã dùng nhiều thuật ngữ
khác nhau để nói về những lao động này mà định nghĩa khái niệm “lao động

di trú” không đề cập tới, chẳng hạn như thuật ngữ “nhân công vùng biên”,
“nhân công theo mùa”, “người đi biển”, “nhân công làm việc tại một công
trình trên biển”, “nhân công lưu động”, “nhân công theo dự án”, và “nhân
công lao động chuyên dụng” (Điều 2, khoản 2). Các thuật ngữ này diễn đạt
những phân loại khác nhau của người lao động di trú xuất phát từ thực tiễn
của các quan hệ lao động, đối tượng lao động, hình thức lao động, thời gian
lao động và địa điểm lao động.
Từ các nghiên cứu ở trên, nhằm bảo đảm quản lý nhà nước, lao động
nước ngoài được hiểu là những người lao động không có quốc tịch tại nước sở
tại. Khi tiến hành hoạt động quản lý, người quản lý cần phân loại các đối
tượng bị quản lý để sử dụng các phương thức quản lý khác nhau đối với từng
đối tượng bị quản lý. Cũng như vậy pháp luật dựa trên căn bản từng đối tượng
bị quản lý để thiết lập các qui chế pháp lý khác nhau cho từng đối tượng này.
Nếu hiểu quản lý là một quá trình tác động của chủ thể quản lý tới đối
tượng bị quản lý nhằm các mục đích quản lý, thì có thể định nghĩa như sau:
Quản lý lao động nước ngoài là một quá trình tác động của chủ thể quản lý
vào quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là
người lao động không phải là công dân nước sở tại (nơi tiến hành hoạt động
quản lý) làm việc tại nước sở tại có hoặc không hưởng lương trong một
khoảng thời gian nhất định.
Định nghĩa này bao quát cả những quan hệ lao động mà trong đó người sử
dụng lao động và người lao động đều là người nước ngoài đối với nước sở tại, và

9


cả những quan hệ lao động mà trong đó người lao động không hưởng lương bởi
có thể họ phải lao động theo một nghĩa vụ được ấn định theo pháp luật của nước
gửi lao động tới nước sở tại. Rõ ràng khi nghiên cứu chung về quản lý lao động
nước ngoài thì các quan hệ lao động như vậy không thể bỏ qua.

1.1.2. Các đặc điểm của quản lý lao động nước ngoài
Lao động nước ngoài là một đối tượng đặc biệt. Do đó quản lý lao động
nước ngoài có những đặc điểm rất riêng, bao gồm:
Đặc điểm thứ nhất: Quản lý lao động nước ngoài là một quá trình gắn
bó chặt chẽ với việc bảo vệ quyền con người và có tính quốc tế sâu sắc.
Tại phần viết của mình trong cuốn chuyên khảo “Bảo đảm quyền con
người trong pháp luật lao động Việt Nam”, PGS. TS Phạm Công Trứ tóm lược
rằng: “Về cơ bản, có thể hiểu các quyền con người trong lao động là những
quyền con người liên quan đến điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao
động, bao gồm việc làm, tiền lương, an toàn lao động, hoạt động công đoàn, an
sinh xã hội nói chung và bảo hiểm nói riêng” [22, tr. 12]. Nếu như hiểu mối quan
hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động bao gồm các nội dung liên
quan tới điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động thì có thể nói vắn tắt
rằng quản lý lao động nước ngoài làm việc tại nước sở tại là quá trình tác động
của chủ thể quản lý lên các điều kiện lao động và sử dụng lao động liên quan tới
vấn đề người lao động mà những người này không phải là công dân của nước sở
tại. Như vậy quản lý lao động nước ngoài không thể không liên quan tới mối
quan hệ quốc tế và việc bảo vệ quyền con người.
Quyền con người có các đặc tính “cơ bản”, “tuyệt đối” và “phổ biến”.
Theo PGS. TS Ngô Huy Cương: đặc tính “cơ bản” thể hiện ở chỗ các quyền
đó không thể chuyển nhượng được, dù chúng có thể bị từ chối hay bị vi phạm;
đặc tính “tuyệt đối” thể hiện ở chỗ các quyền này là nền tảng căn bản nhất cho
đời sống của con người mà không thể bị hạn chế hay giảm bớt; và đặc tín

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
[1] Bộ luật Lao động 2012 của Việt Nam.

[2] Chỉ thị số 02/2009/CT-UBND ngày 11/02/2009 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường quản lý nhà nước đối
với việc nhập cảnh, cư trú và lao động của người nước ngoài trên địa bản
Thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
[4] Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966.
[5] Công ước quốc tế về việc bảo vệ quyền của tất cả người lao động di
trú và thành viên gia đình họ năm 1990.
[6] Công ước số 97 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
[7] Công ước số 143 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO).
[8] Công ước số 150 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
[9] Đạo luật Lao động 1955 của Malaysia.
[10] Đạo luật về nhập cư 1959/63 của Malaysia.
[11] Nghị định số102/2013/NĐ-CP ngày 05/09/2013 của Chính phủ.
[12] Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20/01/2014 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội.
[13] Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948.
Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt
[14] Minh Châu (2009), Tạp chí Cộng sản điện tử, Số 16 (184)/2009.
[15] Ngô Huy Cương (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở
Việt Nam hiện nay, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
[16] Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật thương mại - Phần chung
và Thương nhân, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

11


[17] Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Bảo vệ người lao
động di trú, Nxb. Lao động, Hà Nội.
[18] Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền của người

lao động di trú (Công ước của Liên hiệp quốc và những văn kiện quan tọng
của ASEAN), Sách tham khảo, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2-2010.
[19] Lưu Bình Nhưỡng (2009), “Một số vấn đề pháp lý về người nước
ngoài đến làm việc tại Việt Nam” (tr. 1 – 10), Tạp chí Luật học, Số 9/2009.
[20] Lê Phương (2015), “Quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt
Nam: Hài hòa giữa yêu cầu và lợi ích”, Báo Lao động, thứ Bảy ngày 12/09/ 2015.
[21] Lê Thị Hoài Thu (2013), “Bảo đảm quyền của người lao động di
trú trong pháp luật lao động Việt Nam” (tr. 201 – 224), Bảo đảm quyền con
người trong pháp luật lao động Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[22] Phạm Công Trứ (2013), “Quyền của người lao động trong các văn
kiện pháp lý quốc tế: Một bộ phận cấu thành hệ thống các quyền con người”
(tr. 11 – 22), Bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[23] VTV1 (2015), Bản tin thời sự trưa, ngày 14/09/2015.
Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
[24] Altaf Ahmad Mir & Nik Ahmad Kamal (2003), Employment Law
in Malaysia, Petaling Jaya, Selangor.
[25] ASEAN (2014), Asean Conference on Globalization and Labor
Administration: Cross-Border Labor Mobility, Social Security and Regional
Integration, Manila, Philippines, November 19-21,2014.
[26] Barry M. Hager (1999), The Rule of Law - A Lexicon for Policy
Makers, The Mansfield Center for Pacific Affairs, USA.
[27] Cizinsky Pavel, Cech Valentova Eva, Hradecna Pavla, Holikova
Klara, Jelinkova Marie, Rozumek Martin, Rozumkova Pavla (2014), Foreign

12


Workers in the labour market in the Czech Republic and in selected European
countries, Association for Intergration and Migration Organization for Aid

Refugees Multicultural Center Prague.
[28] MEF (Malaysian Employers Federation) (2014), Practical
Guidelines for on the Employers on the Recuitment, Placement, Employement
and Repatriation of Foreign Workers in Malaysia.
Trang web
[29]

Dự

thảo

online

[ />
Duthao/Lists/TT_TINLAPPHAP /View_Detail.aspx?Item… 11/22/2014].
[30] Công Nam (2014), // .- 2014 (ngày
22 tháng 7).

13



×