Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Vai trò của quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.41 KB, 16 trang )

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam
Phạm Văn Khá
Khoa Luật
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật
Mã số: 60 38 01
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Lê Thanh Vân
Năm bảo vệ: 2010
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng. Đánh giá thực trạng
hoạt động lập pháp của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
Nghiên cứu những yếu tố liên quan đến hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh
vực kinh tế. Trình bày những ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng
cao hoạt động của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế tại
Việt Nam.
Keywords: Pháp luật; Việt Nam; Luật kinh tế; Quốc hội
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to
lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở nƣớc ta trong những năm qua. Trong các thành
tựu đó, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, đã có những chuyển biến tích cực; đƣa đất nƣớc từ nền
sản xuất tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng; tổng sản phẩm trong nƣớc tăng
trƣởng với nhịp độ cao, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng bằng
pháp luật đã đóng góp vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển,
tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, khẳng định vị thế nƣớc ta đối với khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng đã làm phát sinh nhiều vấn đề
chƣa đƣợc điều chỉnh kịp bằng pháp luật. Quan hệ kinh tế đã và đang ngày một mở rộng
về quy mô, phức tạp về tính chất; các hình thức kinh doanh ngày một đa dạng với sự tham
gia của nhiều thành phần kinh tế; các ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện ngày càng


nhiều và sự tham gia hội nhập với các nƣớc khác trên thế giới ngày càng sâu đậm. Do đó,
việc tổng kết thực tiễn để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế đang đặt ra ngày càng
gay gắt hơn.
Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi Quốc hội với tƣ cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam


phải nâng cao hơn nữa hiệu lực trong hoạt động lập pháp, đặc biệt là việc ban hành kịp thời
các đạo luật về kinh tế hoặc sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan đến kinh tế để theo kịp
đà phát triển của xã hội, tạo môi trƣờng pháp lý bình đẳng, thuận lợi cho mọi thành phần
kinh tế tồi tại và
phát triển. Đồng thời, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế hoàn chỉnh có
vai trò to lớn đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề bức xúc, có tính thời sự hiện nay đối với nƣớc ta trong quá trình đổi mới
đất nƣớc, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Vai trò của Quốc hội
trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay” sẽ góp phần vào việc
giải quyết nhiệm vụ đặt ra, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn trong việc đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội ở nƣớc ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Đến nay, đã có một số đề tài nghiên cứu, bài viết về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội; về hoạt động lập pháp nói chung. Các đề tài, bài viết này phần nào
đã đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng thể
hiện dƣới nhiều dạng ấn phẩm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chƣa có công trình chuyên khảo nào nghiên
cứu một cách toàn diện và đầy đủ về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế trên cả hai phƣơng diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
- Nghiên cứu về cơ sở lý luận về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong việc hoàn thiện

hệ thống pháp luật về kinh tế.
- Nghiên cứu những yếu tố liên quan đến hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực
kinh tế.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao hoạt động của Quốc hội
trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Là một đề tài thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, Luận văn
không đi sâu nghiên cứu các chế định cụ thể liên quan đến hoạt động của Quốc hội. Trái lại,
những vấn đề đƣợc nêu ra trong Luận văn đƣợc khái quát thông qua việc phân tích, tổng hợp
những nội dung liên quan để từ đó, đƣa ra những kiến giải mang tính lý luận và thực tiễn về vai
trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế
nói riêng. Vì vậy, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai
trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Hệ thống pháp luật về kinh tế.
- Những vấn đề lý luận về vai trò của Quốc hội trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, trong hoạt
động lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật và pháp luật về kinh tế.

2


- Hoạt động lập pháp của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
(những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế).
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
- Tham khảo kinh nghiệm hoạt động lập pháp của Quốc hội, Nghị viện các nƣớc.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp biện chứng, lịch sử.
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
- Phƣơng pháp so sánh, thống kê.
- Phƣơng pháp khảo sát, điều tra xã hội học (điều tra, thăm dò ý kiến của các vị đại biểu

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội...).
- Phƣơng pháp mô hình hóa, hệ thống hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật kinh tế.
Chương 2: Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế.
Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam.
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
Trong chƣơng này, tác giả tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc
hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế thông qua việc nghiên cứu, xác định vị
trí, vai trò của Quốc hội, quan điểm của Đảng và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của Quốc
hội. Tác giả cũng đi sâu nghiên cứu làm rõ khái niệm hệ thống pháp luật về kinh tế, vai trò
của Quốc hội các cơ quan của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế
1.1.1. Khái niệm hệ thống pháp luật về kinh tế
Tác giả nêu nên nội hàm khái niệm về hệ thống pháp luật về kinh tế dƣới hai góc độ đó
là:
- Xét về thứ bậc, trật tự, hệ thống pháp luật về kinh tế.
- Xét về tính chất, phạm vi điều chỉnh hệ thống pháp luật về kinh tế.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
Tác giả trình bày việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế là cơ sở pháp lý cơ bản quan
trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh tế; hệ thống pháp luật kinh tế càng hoàn thiện thì


3


chức năng quản lý nhà nƣớc càng chặt chẽ có hiệu quả cao. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế hiện nay cũng chính là yêu cầu nâng cao vai trò của các đạo luật trong lĩnh vực kinh
tế, nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế bằng các
đạo luật.
1.1.3. Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế
1.1.3.1. Vai trò của Quốc hội trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả trình bày vai trò của Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
và hàng năm. Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đƣợc dựa trên sự vận
động khách quan nền kinh tế và định hƣớng của nhà nƣớc. Trong đó, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội đƣợc Quốc hội quyết định trên cơ sở các Nghị quyết của Đại hội Đảng về chiến
lƣợc phát triển kinh tế - xã hội và phƣơng hƣớng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.
1.1.3.2. Vai trò của Quốc hội trong hoạt động giám sát tối cao đối với lĩnh vực kinh tế
Tác giả trình bày vai trò của Quốc hội trong hoạt động giám sát tối cao nói chung và đối
với lĩnh vực kinh tế nói riêng đƣợc quy định trong Luật hoạt động giám sát. Qua hoạt động
giám sát, Quốc hội dễ phát hiện thấy những bất cập, những khoảng trống hay sự lạc hậu của
các văn bản pháp luật, pháp lệnh trong cuộc sống, để từ đó có cơ sở thực tiễn cho việc hoàn
thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
1.1.3.3. Sự tác động giữa các mặt hoạt động của Quốc hội tới việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật về kinh tế
Tác giả trình bày về sự tác động giữa các mặt hoạt động của Quốc hội tới việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật về kinh tế nhƣ: cơ cấu tổ chức của Quốc hội; quy trình thủ tục làm việc; mối
quan hệ phối hợp; kỹ năng hoạt động của đại biểu; hiệu quả hoạt động giám sát.
1.2. Thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
1. 2.1. Khái niệm thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
Tác giả trình bày khái niệm về thẩm quyền lập pháp của Quốc hội về kinh tế đƣợc ghi
nhận trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội với đặc thù là tính chất và nội dung của văn

bản ban hành.
1.2.2. Nội dung thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
Tác giả tập trung trình bày và phân tích nội dung thẩm quyền lập pháp của Quốc hội
trong lĩnh vực kinh tế đã đƣợc quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhƣ sau:
1.2.2.1. Thẩm quyền của Quốc hội quyết định chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh
Quốc hội quyết định chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh cả nhiệm kỳ Quốc hội,
chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm.
1.2.2.2. Thẩm quyền của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, thông qua dự án luật, pháp
lệnh thuộc lĩnh vực kinh tế.
Thẩm quyền của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, thông qua dự án luật, pháp lệnh
thuộc lĩnh vực kinh tế đƣợc thực hiện theo trình tự luật định nhƣ đối với hệ thống các dự án
luật, pháp lệnh khác.

4


1.2.3. Vai trò của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong hoạt
động lập pháp đối với lĩnh vực kinh tế
1.2.3.1. Vai trò của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội
Tác giả trình bày thẩm quyền và hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội nói chung và
đối với lĩnh vực kinh tế nói riêng.
1.2.3.2. Vai trò của Ủy ban Kinh tế
Tác giả tập trung phân tích vai trò của Ủy ban Kinh tế trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế thông qua các hoạt động nhƣ sau:
Vai trò của Ủy ban Kinh tế ngoài kỳ họp Quốc hội.
Vai trò của Ủy ban Kinh tế trong kỳ họp Quốc hội.
Vai trò của Ủy ban Kinh tế trong hoạt động giám sát việc thi hành các văn bản pháp luật
về kinh tế do Quốc hội và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành.
1.2.3.3. Vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

Tác giả tập trung nêu vai trò của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong việc
hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế thông qua việc phối hợp với Ủy ban kinh tế và việc
giám sát theo nội dung phụ trách.
1.3. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế trong bối
cảnh hội nhập và sau tác động suy thoái kinh tế toàn cầu.
1.3.1. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế trong
bối cảnh hội nhập.
Tác giả nêu bối cảnh hội nhập quốc tế của nƣớc ta về mọi mặt, chính từ đó cần phải nâng cao
vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật về
kinh tế nói riêng.
1.3.2. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế sau tác động
suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tác giả tập trung phân tích những ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ
cuối năm 2007 đến nay, nêu vai trò Quốc hội đối với việc ứng phó với cuộc khủng hoảng thông
qua việc sửa đổi, bổ sung một số luật về kinh tế để thúc đẩy kinh tế đất nƣớc phát triển.
Chương II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP
CỦA QUỐC HỘITRONG VIỆC HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ
2.1. Thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
`2.1.1. Giai đoạn trƣớc thời kỳ đổi mới từ năm 1945 đến 1986
Tác giả đánh giá thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội nói chung và trong lĩnh vực kinh
tế nói riêng của thời kỳ này chia theo từng giai đoạn nhƣ sau:
2.1.1.1 Thời kỳ 1945 – 1953
Nêu thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội từ khi thành lập nƣớc đến hòa bình lập
lại.

5



2.1.1.2. Thời kỳ 1954 – 1975
Nêu thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc.
2.1.1.3. Thời kỳ 1976 – 1985
Nêu thực trạng hoạt động lập pháp của Quốc hội gia đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh,
xây dựng đất nƣớc.
2.1.2. Giai đoạn đổi mới toàn diện đất nƣớc từ năm 1986 đến nay
Tác giả tập trung phân tích, đánh giá hoạt động lập pháp của Quốc hội giai đoạn này nhƣ
sau:
2.1.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
Phân tích, đánh giá những kết quả đạt đƣợc của hoạt động lập pháp từ từ khi đổi mới đến
nay.
2.1.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Phân tích, đánh giá những mặt hạn chế và nguyên nhân của quá trình lập pháp cần phải
khắc phục trong thời gian tới.
2.2. Đánh giá về chƣơng trình, quy trình lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế
Tác giả đánh giá tổng thể về chƣơng trình, quy trình lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực
kinh tế nhƣ sau:
2.2.1. Về lập chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh
2.2.1.1. Những kết quả đạt đƣợc
Phân tích, đánh giá kết quả của chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh nói chung, trong lĩnh
vực kinh tế nói riêng trong những năm qua.
2.2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh nói
chung, trong lĩnh vực kinh tế nói riêng trong những năm qua.
2.2.2. Về quy trình thẩm tra dự án luật, pháp lệnh
2.2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
Phân tích, đánh giá kết quả của quy trình thẩm tra dự án luật, pháp lệnh nói chung, trong lĩnh
vực kinh tế nói riêng trong những năm qua.
2.2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân

Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của quy trình thẩm tra luật, pháp lệnh nói chung, trong
lĩnh vực kinh tế nói riêng trong những năm qua.
2.2.3. Về quy trình thông qua luật, pháp lệnh
2.2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Phân tích, đánh giá kết quả của quy trình thông qua luật, pháp lệnh nói chung, trong lĩnh vực
kinh tế nói riêng trong những năm qua.
2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

15
6


Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân của quy trình thông qua luật, pháp lệnh nói chung,
trong lĩnh vực kinh tế nói riêng trong những năm qua.
2.3. Vai trò tổ chức hoạt động các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế
Tác giả phân tích, đánh giá vai trò tổ chức hoạt động, phối hợp hoạt động các cơ quan của
Quốc hội và vai trò của bộ máy giúp việc.
2.3.1. Vai trò tổ chức các hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội
2.3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc
Đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban thƣờng
vụ Quốc hội.
2.3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Đánh giá những hạn chế và nguyên nhân trong cơ cấu tổ chức các hoạt động của Ủy ban
thƣờng vụ Quốc hội.
2.3.2. Vai trò phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
Đánh giá vai trò phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đối với
hoạt động lập pháp trong lĩnh vực kinh tế.
2.3.3. Vai trò tổ chức hoạt động của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Đánh giá vai trò tổ chức và hoạt động, những kết quả đạt đƣợc và hạn chế nguyên nhân

của Ủy ban Kinh tế; có so sánh với hoạt động của Ủy ban với các khóa Quốc hội trƣớc đây.
2.3.4. Vai trò của Bộ máy giúp việc
Nêu vai trò của bộ máy giúp việc đối với các hoạt động của Ủy ban Kinh tế qua những
nhiệm vụ cụ thể hoạt động của Ủy ban khinh tế trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
kinh tế.
Chương III:
PHƢƠNG
16 HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG
VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG VIỆC HOÀN THIỆN
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Tác giả đề ra 2 quan điểm phƣơng hƣớng, giải pháp tăng cƣờng vai trò của Quốc hội
trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nhƣ sau:
- Quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng.
- Các giải pháp tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Tập trung vào những vấn đề:
3.1. Các quan điểm chỉ đạo và phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở
Việt Nam hiện nay
Tác giả trình bày các quan điểm chỉ đạo của Đảng và nêu ra các phƣơng hƣớng hoàn
thiện hệ thống pháp luật kinh tế trong giai đoạn hiện nay nhƣ sau:
3.1.1. Đối với lĩnh vực quản lý, tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp

7


Yêu cầu đặt ra trong những năm tới đối với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cho
hoạt động của các Tập đoàn, Tổng Công ty nhƣ: Vấn đề sở hữu vốn tại Tập đoàn, Tổng Công
ty; mô hình Tập đoàn, Tổng Công ty; về bộ máy, chức năng của Hội đồng quản trị trong Tập
đoàn, Tổng Công ty.
3.1.2. Đối với lĩnh vực đầu tƣ

Cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tƣ theo hƣớng:
Tiếp tục khẳng định quyền của các nhà đầu tƣ đƣợc tự do đầu tƣ, kinh doanh trong các
lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm; bảo vệ vốn và tài sản của nhà đầu tƣ;
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bảo đảm mở cửa thị trƣờng và đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại;
bảo đảm lợi ích chính đáng và hợp pháp của các nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp nhà nƣớc thay
đổi chính sách, pháp luật và giải quyết tranh chấp; tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng
kinh doanh; mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài phù hợp với cam kết trong
quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài, dù là đầu tƣ trực
tiếp hay đầu tƣ gián tiếp
3.1.3. Đối với hệ thống pháp luật giao dịch dân sự, kinh tế thƣơng mại, cạnh tranh chống
độc quyền, giải quyết tranh chấp về kinh tế
Xây dựng và hoàn thiện về pháp luật sở hữu, quyền tự do kinh doanh; hoàn thiện cơ chế
bảo vệ quyền tự do kinh doanh theo nguyên tắc công dân đƣợc làm tất cả những gì pháp luật
không cấm; hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, đảm bảo mọi quyết định và hành vi
hành chính trái pháp luật đều đƣợc phát hiện và có thể bị khởi kiện trƣớc toà án; đổi mới thủ
tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hƣớng công
khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thông suốt, hiệu quả của quản lý
hành chính.
3.1.4. Đối với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai
Nghiên cứu sửa đổi một cách toàn diện các quy định của Luật trên nhiều mặt, đặc biệt là
phải có sự tổng kết, đánh giá kỹ lƣỡng quá trình thi hành luật. Có nhƣ vậy Luật Đất đai mới
có thể đáp ứng đƣợc đòi hỏi về quản lý đất đai thống nhất, theo quy hoạch và pháp luật; bảo
đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên vô giá; góp phần bảo vệ quyền và nghĩa
vụ của ngƣời sử dụng đất.
3.1.5. Đối với lĩnh vực tài chính – tiền tệ
Nghiên cứu đổi mới và tiến tới xây dựng một hệ thống luật, pháp lệnh về tài chính, tiền tệ
hiện đại theo hƣớng:
Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, minh bạch và công bằng, giảm thiểu rủi ro, thúc
đẩy sự hình thành của các tổ chức kiểm toán trong nƣớc, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và
chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ – ngân hàng…

3.2. Các giải pháp tăng cƣờng vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật
về kinh tế ở Việt Nam hiện nay
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng dự báo trong chƣơng trình xây dựng pháp luật về kinh tế
Một trong những yêu cầu nâng cao chất lƣợng chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh là phải
chú trọng tăng cƣờng khả năng dự báo trong chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh theo
nhiệm kỳ Quốc hội và hàng năm.

8


3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy trình lập pháp
Về quy trình chuẩn bị các dự án luật trƣớc khi trình Quốc hội; hoạt động thẩm tra dự án
luật, pháp lệnh; tập hợp, tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội để phục vụ cho việc tiếp
thu, chỉnh lý; thảo luận dự án.
3.2.3. Đảm bảo tính thống nhất của các văn bản luật, pháp lệnh về kinh tế
Chú trọng tính thống nhất của các văn bản pháp luật nhằm tránh tình trạng chồng chéo,
mâu thuẫn giữa các quy định của các luật.
3.2.4. Đảm bảo tiến độ ban hành luật, pháp lệnh
Phải đề cao tính dự báo trong các quy định pháp luật; tiến độ ban hành luật, pháp lệnh
phải đi song song với tiến trình phát triển kinh tế, đáp ứng đƣợc các quy luật khách quan.
3.2.5. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Quốc hội
3.2.5.1. Nâng cao chất lƣợng đại biểu Quốc hội, tăng cƣờng đại biểu chuyên trách
Tăng cƣờng số lƣợng đại biểu hoạt động chuyên trách, nâng cao chất lƣợng hoạt động
của đại biểu, có cơ chế rõ ràng đổi với đại biểu Quốc hội nhất là đối với đại biểu hoạt động
chuyên trách.
3.2.5.2. Tăng cƣờng năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội
Tăng cƣờng thành viên Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, đặc biệt cần tăng cƣờng số lƣợng thành viên
có chuyên môn về lĩnh vực kinh tế và pháp luật.
3.2.5.3. Tăng cƣờng năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban Kinh tế
Tăng cƣờng công tác tổ chức và kiện toàn bộ máy; chuyên môn hóa tổ chức, hoạt động;

nghiên cứu tách Ủy ban Kinh tế hiện nay thành 2 Ủy ban là: Ủy ban Kinh tế tổng hợp; Ủy ban
Kinh tế chuyên ngành.
3.2.5.4. Thực hiện tốt vai trò tổ chức, điều hòa phối hợp giữa các cơ quan của Quốc hội với
các cơ quan nhà nƣớc
Cần sớm có kế hoạch thống nhất phục vụ chỉ đạo công tác lập pháp phù hợp với tiến độ
và đảm bảo đƣợc quy trình xây dựng luật, pháp lệnh của các cơ quan của Quốc hội với các cơ
quan nhà nƣớc.
3.2.5.5. Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên
bộ máy giúp việc các cơ quan của Quốc hội
Giải pháp đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn đối với cán bộ, chuyên viên Văn
phòng Quốc hội; Giải pháp về tuyển chọn, sắp xếp công việc; Giải pháp về đào tạo và đào tạo
lại đội ngũ cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quốc hội
KẾT LUẬN
Cho đến nay, sau hơn 20 năm, cùng với những bƣớc thăng trầm của quá trình đổi mới
kinh tế, hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế đã có bƣớc chuyển biến rất
quan trọng, mang tính cách mạng và đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong việc xây dựng và
từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế với những quy định pháp luật đƣợc tạo lập
trên cơ sở tƣ duy kinh tế mới. Hệ thống pháp luật này đã tạo ra những đòn bẩy kinh tế, góp
phần khơi dậy tiểm năng phát triển của các thành phần kinh tế, xây dựng môi trƣờng pháp lý

9


an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả và trở thành
công cụ quan trọng để nhà nƣớc quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật.
Tuy nhiên, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn luôn là yêu cầu đặt ra.
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đƣa ra những giải pháp nâng cao chất
lƣợng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật về kinh tế. Trong phạm vi Luân văn có thể
không đề cập đầy đủ, chi tiết, toàn diện mọi khía cạnh của yêu cầu nâng cao chất lƣợng hệ
thống pháp luật về kinh tế mà chỉ muốn góp một tiếng nói của mình nhằm góp phần tìm ra

những giải pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.
Qua việc nghiên cứu Luận văn: “Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế ở nƣớc ta hiện nay”, hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc làm rõ những vấn
đề lý luận về vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế; phân tích tính thực trạng hệ thống pháp luật kinh tế cũng nhƣ thực tiễn
tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật về kinh tế. Chắc chắn, vẫn còn không ít nội dung đề cập trong Luận văn cần
đƣợc tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và hoàn thiện hơn cả về khoa học và thực tiễn.
Với những kinh nghiệm và bài học đã rút ra tin tƣởng rằng, Quốc hội sẽ phát huy hơn nữa
vai trò của mình; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng; đáp ứng yêu cầu phát
triển mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; thực hiện ngày càng tốt hơn
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nƣớc cao nhất của nƣớc ta.
References
1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2003), “Bài phát biểu: Đổi mới các công đoạn làm luật
và đƣa luật vào cuộc sống”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.2-5.
2. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (2004), “ Bài phát biểu khai mạc Hội nghị đại biểu
chuyên trách lần thứ 4” Tài liệu lưu Văn phòng Quốc hội.
3. AnnSeidman, Robert B, Seidman, Nalin Abeyeseker (2003), Soạn thảo Luật pháp vì
tiến bộ xã hội dân chủ (Sổ tay cho nhà soạn thảo), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 Về Chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Giáo trình kinh tế chính trị học Mác-Lênin, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. C.Mác - Ph.Ăng-ghen (1993), C.Mác - Ph.Ăng-ghen toàn tập, Tập 6 , NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

10



7. TS. Ngô Huy Cƣơng (2006), Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam hiện nay,
NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
8. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2001), “Nhà nƣớc pháp quyền – Một hình thức tổ chức
nhà nƣớc”, Nghiên cứu lập pháp (6), tr. 32-38.
9. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2004), “Tăng sự cẩn trọng trong hoạt động lập pháp”,
Nghiên cứu lập pháp (2), tr. 21-25.
10. TS. Nguyễn Sĩ Dũng (2003), “Bàn về triết lý của Lập pháp”, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, (6) tr. 7-8.
11. TS. Nguyễn Sĩ Dũng (2003), “Đôi điều về lý thuyết lập pháp”, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, (9), tr. 2-3.
12. Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa luật (2005), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và
pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
NXB Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
NXB Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1994), Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương
Đảng tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng khoá VII.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội biểu toàn quốc lần thứ X, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36 – 1975, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
21. PGS.TS. Trần Ngọc Đƣờng (2003), “Về việc nâng cao chất lƣợng của các dự án luật”,

Nhà nước và pháp luật, (3), tr. 3-7.

11


22. PGS.TS. Lê Hồng Hạnh (2003), “Bàn thêm về hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt
Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, (4), tr. 30-36.
23. Hoàng Minh Hiếu (2003), “Vai trò của Ủy ban trong quy trình lập pháp ở Nghị viện
một số nƣớc”, Nghiên cứu lập pháp, (7), tr. 81-84.
24. Hội đồng lý luận trung ƣơng (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra
trong tình hình hiện nay, Tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. TS. Ngô Đức Mạnh (2004), “Gia nhập WTO-những vấn đề đặt ra đối với nền hành
chính và lập pháp ở Việt Nam”, Hội thảo về tìm hiểu WTO cho đại biểu Quốc hội do Ủy ban
kinh tế và ngân sách phối hợp với WB tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/9-1/10/2004.
26. Tổng Bí thƣ Nông Đức Mạnh (2002), “Bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ
nhất, Quốc hội khóa XI”, Báo nhân dân ngày 20/7/2002, tr. 1.
27. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (1996), Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đỗ Mƣời (1992), Sửa đổi Hiến pháp xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam, đẩy
mạnh sự nghiệp đổi mới, NXB sự thật, Hà Nội.
31. Trần Hồng Nguyên (2007), Luận án Tiến sĩ: Nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (2001), “Tác động của nhân tố phi kinh tế trong đời
sống pháp luật nƣớc ta”, Nghiên cứu lập pháp, (8), tr. 68-75.
33. PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Đƣa cuộc sống vào pháp luật và đƣa pháp luật
vào cuộc sống”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW
của Ban Bí thƣ.
34. PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Nhận diện nhà nƣớc pháp quyền”, Nghiên cứu

lập pháp, (5), tr. 16-23.
35. Quốc hội (2007), Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa X (1997-2002), Tài
liệu lƣu Văn phòng Quốc hội.
36. Quốc hội (2007), Báo cáo công tác của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007), Tài
liệu lƣu Văn phòng Quốc hội.

12


37. Quốc hôi (2007), Đại biểu Quốc hội khóa XII (2007-2011), Ban Công tác đại biểu, Hà
Nội.
38. Quốc hội (1946), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946,
NXB khoa häc x· héi, Hµ Néi.
39. Quốc hội (1959), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1959,
NXB khoa häc x· héi, Hµ Néi.
40. Quốc hội (1980), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980,
NXB khoa häc x· héi, Hµ Néi.
41. Quốc hội (1992, 2001), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
(đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Quốc hội năm 1960, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn
phòng Quốc hội.
43. Quốc hội (1981), Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981, Cơ sở dự
liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
44. Quốc hội (2001), Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn
phòng Quốc hội.
45. Quốc hội (2007), Luật số 83/2007/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Quốc hội năm 2001, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
46. Quốc hội (1996), Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Cơ sở dự
liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
47. Quốc hội (2002), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành các văn bản

quy phạm pháp luật năm 2002, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
48. Quốc hội (2008), Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Cơ sở dự
liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
49. Quốc hội (2003), Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003,Cơ sở dự liệu luật
(Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
50. Quốc hội (2001), Nghị quyết số 55/2001/QH10 Về kế hoạch 5 năm 2001 – 2005, Cơ
sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
51. Quốc hội (2006), Nghị quyết số 56/2006/QH11 Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2006-2010, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.

13


52. Quốc hội (2007), Nghị quyết số 11/2007/NQ-QH12 Về chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011) và năm 2008, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata)
Văn phòng Quốc hội.
53. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 27/2008/NQ-QH12 Về chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh năm 2009 và bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa
XII (2007-2011), Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
54. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 31/2009/NQ-QH12 Về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2010 và bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm
kỳ khóa XII (2007-2011), Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
55. Quốc hội (2010), Nghị quyết số 48/2010/NQ-QH12 Về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh năm 2011, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 và bổ sung
chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007-2011), Cơ sở
dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
56. Quốc hội (2002), Nghị quyết số 07/2002/QH11 Về ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, Cơ
sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
57. Quốc hội (2004), Nghị Quyết số 26/2004/QH11 Về ban hành Quy chế hoạt động của
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.

58. Quốc hội (2004), Nghị Quyết số 27/2004/QH11 Về ban hành Quy chế hoạt động của
Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc
hội.
59. Quốc hội (2009), Nghị quyết số 42/2009/QH12 Về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại Tập đoàn, Tổng công ty nhà
nước, Cơ sở dự liệu luật (Lawdata) Văn phòng Quốc hội.
60. GS.TS. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi
mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
61. GS.TS. Đào Trí Úc (1997), “Tác động toàn cầu hóa đối với sự phát triển và đổi mới
của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí cộng sản, (36), tr. 22-27.
62. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – Viện Khoa học xã hội Việt Nam – UNDP (2010), Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Vượt qua thách thức khủng hoảng kinh tế Việt Nam 2009 và triển
vọng năm 2010”, Tài liệu lƣu Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

14


63. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2002), Báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội
nhiệm kỳ khóa X, Tài liệu lƣu Văn phòng Quốc hội.
64. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2007), Báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội
nhiệm kỳ khóa XI, Tài liệu lƣu Văn phòng Quốc hội.
65. Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 Quy
định về chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội, Tài liệu lƣu Văn phòng Quốc hội.
66. TS. Lê Thanh Vân (2010), “Tăng cƣờng tính chuyên sâu trong hoạt động của Quốc
hội - Ý tƣởng và đề xuất”, Website: nguoidaibieu.com.vn, ngày 10/3/2010.
67. Văn phòng Quốc hội (1994), Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946-1960, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
68. Văn phòng Quốc hội (1996), 50 năm Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (1946-1996), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. Văn phòng Quốc hội (2002), Tổ chức và hoạt động của Quốc hội một số nước .

70. Văn phòng Quốc hội (2004), Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
71. Văn phòng Quốc hội, Nguồn cơ sở dự liệu luật (Lawdata).
72. Văn phòng Quốc hội (2007), Quy trình và kỹ thuật lập pháp, NXB Tƣ pháp, Hà Nội.
73. Văn phòng Quốc hội (2009), Quốc hội và các thiết chế trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
74. Văn phòng Quốc hội (1995), Kỷ yếu kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX, (Tài liệu lưu
Văn phòng Quốc hội).
75. Văn phòng Quốc hội, Kỷ yếu Hội nghị đại biểu chuyên trách lần thứ 4, Quốc hội khóa
XI, (Tài liệu lưu Văn phòng Quốc hội).
76. Văn phòng Trung ƣơng Đảng – Văn phòng Chính phủ - Văn phòng Quốc hội Văn
phòng Chủ tịch nƣớc (2009), Hội thảo tác động hội nhập đối với nền kinh tế sau hai năm Việt
Nam gia nhập WTO, Hà Nội.
77. Viện Đại học Mở Hà Nội (2008), Giáo trình luật kinh tế Việt Nam, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.

15


78. Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (2008), Báo cáo nghiên cứu đánh
giá quy trình xây dựng luật, pháp lệnh thực trạng và giải pháp, NXB Lao động xã hội, Hà
Nội.
79. Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà
nước và pháp luật, NXB Chính trị guốc gia, Hà Nội.
80. Nguyễn Văn Yểu (1998), Đổi mới hoạt động lập pháp - một nội dung quan trọng của
đổi mới hoạt động của Quốc hội, trong cuốn Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển
trong các Hiến pháp Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16




×