Tải bản đầy đủ (.doc) (143 trang)

luận văn thạc sĩ báo chí học Thông tin văn hóa đối ngoại trên báo mạng điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

THÔNG TIN VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
(Khảo sát Báo điện tử Chính phủ, Hà Nội mới online, Tạp chí
Quê hương online, Nhân Dân điện tử thông tin về Đại lễ 1000 năm
Thăng Long từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2010)
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC

Trang
Đoàn Chuẩn - Nhạc sĩ của mùa thu Hà Nội..............................................106
Hà Nội qua ca dao - ngạn ngữ...................................................................111
PHỤ LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1.......................................................................................................35
Biểu đồ 2.2.......................................................................................................42


Bảng 2.1...........................................................................................................36
Bảng 2.2...........................................................................................................37
Bảng 2.3...........................................................................................................41
Bảng 2.4...........................................................................................................44
Bảng 2.5...........................................................................................................46
Bảng 2.6.....................................................................................................47-48
Bảng 2.7...........................................................................................................49
Bảng 2.8...........................................................................................................50
Bảng 2.9...........................................................................................................53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Vài năm trở lại đây, vấn đề ngoại giao văn hóa được Đảng và Nhà nước
ta đặc biệt quan tâm. Trong hai năm liên tiếp, năm 2007 và năm 2008, Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm đều có buổi gặp gỡ,
làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng lãnh đạo các
vụ, cục và đơn vị thuộc hai bộ để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ và công tác
phối hợp giữa các bộ ngành nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại giao văn hóa của
Việt Nam. Đặc biệt, với năm ngoại giao văn hóa 2009, Đảng và Nhà nước ta
đã xác định, cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế - thương mại,
ngoại giao văn hóa là ba thành tố không thể tách rời trong tổng thể chính sách
đối ngoại của đất nước ta.
Ngoại giao văn hóa ngày nay có 3 chức năng chính trị chủ yếu là củng
cố quan hệ chính trị tốt đẹp với các nước đối tác, từ đó góp phần vào hòa bình
ổn định và nâng cao vị thế của đất nước; quảng bá đất nước Việt Nam tươi
đẹp, giàu tiềm năng phát triển, con người Việt Nam thân thiện, giàu lòng mến
khách, từ đó tranh thủ thiện cảm của thế giới đối với Việt Nam và đấu tranh

chống lại những âm mưu chống phá của các lực lượng cơ hội chính trị; xây
dựng nhịp cầu kết nối kiều bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương đất nước
và đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển đất nước, từ đó xây dựng vững
chắc khối đại đoàn kết dân tộc và cô lập của các phần tử cực đoan trong cộng
đồng người Việt ở nước ngoài.
Như vậy, đối với Việt Nam, phát triển ngoại giao văn hóa là một công
cụ hữu hiệu nhằm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước hiện
nay. Và hoạt động ngoại giao văn hóa chỉ có thế thu được thành công nếu
biết tận dụng tốt vai trò của thông tin và truyền thông trong thông tin văn hóa
đối ngoại.


2

Công tác thông tin văn hóa đối ngoại được thực hiện chủ yếu thông qua
các phương tiện báo chí, truyền thông. Trong bối cảnh cách mạng khoa học
và công nghệ hiện nay, các phương tiện thông tin có tầm ảnh hưởng lớn, sức
lan toả nhanh, rộng chính là các phương tiện truyền thông hiện đại như báo
mạng điện tử, hệ thống truyền hình, truyền thanh, vệ tinh truyền hình và các
tờ báo lớn, được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng; các hoạt động giao lưu, triển
lãm quốc tế về văn hoá, nghệ thuật, hội chợ, kể cả việc sử dụng các phương
tiện truyền thông nước ngoài... Đặc biệt, báo mạng điện tử, kết quả của sự tích
hợp giữa công nghệ, Internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống
đã tạo ra bước ngoặt, làm thay đổi cách truyền tin và tiếp nhận thông tin, đem
lại điều kiện rất thuận lợi cho công tác thông tin văn hóa đối ngoại.
Báo mạng điện tử có sự tổng hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa
là không chỉ văn bản, hình ảnh mà cả âm thanh, video và các chương trình
tương tác khác. Không bị giới hạn bởi khuôn khổ, số trang, không bị phụ
thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo mạng điện tử có khả năng truyền tải
thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng không giới hạn. Thông tin từ khi thu

nhận đến khi phát hành đều được diễn ra rất nhanh chóng, với những thao tác
hết sức đơn giản nên báo mạng điện tử có thể tức thời và phi định kỳ. Báo
mạng điện tử chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc thiết lập các diễn đàn, các
cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trực tuyến… nhằm tăng mối quan hệ giữa
toà soạn với độc giả, độc giả với nhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu,
trao đổi với nhân vật mình quan tâm, yêu thích. Báo mạng điện tử là một thư
viện đúng nghĩa, người đọc không chỉ xem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc
được những tin, bài trong quá khứ. Tuyệt vời hơn, nó còn cung cấp cho người
đọc một công cụ tìm kiếm thông tin khoa học và hiệu quả. Với những ưu thế
không thể phủ nhận, báo mạng điện tử đang trở thành kênh truyền thông được
nhiều người lựa chọn, đồng thời là một hình thức hữu hiệu trong việc thúc


3

đẩy các hoạt động thông tin văn hóa đối ngoại có hiệu quả. Do đó, việc
nghiên cứu vai trò và thực trạng của báo mạng điện tử trong thực hiện công
tác thông tin văn hóa đối ngoại hiện nay để có những giải pháp đẩy mạnh hơn
công tác thông tin văn hóa đối ngoại nói chung và ngoại giao văn hóa nói
riêng là rất cần thiết.
Từ lý do trên, căn cứ trên năng lực bản thân và điều kiện thực hiện, tác
giả quyết định lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi: “Thông tin văn hóa đối
ngoại trên báo mạng điện tử”.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, hoạt động thông tin văn hóa đối ngoại đã có sự phát triển
rất mạnh mẽ và lâu dài, tạo nên cả một chiến lược quảng bá hình ảnh và văn
hóa quốc gia ra phạm vi toàn thế giới, phục vụ cho việc phát triển, nâng cao vị
thế đất nước trên trường quốc tế. Một trong những lực lượng tham gia trực
tiếp và có hiệu quả nhất vào các hoạt động đó là các phương tiện truyền thông
đại chúng. Vì vậy, các hoạt động nghiên cứu về công tác thông tin văn hóa

đối ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng được triển khai có quy
mô và khá hoàn chỉnh.
Hiện nay, ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò,
chức năng và hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung
như: “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của nhóm các tác giả Dương Xuân
Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), “Báo chí với sự nghiệp đổi mới”
của Ngọc Đản (1995), “Truyền thông đại chúng” của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn
(2004)… Những công trình nghiên cứu này cho chúng ta cái nhìn tổng thể về
truyền thông đại chúng cũng như vị trí, vai trò của nó đối với các ngành nghề
khác trong xã hội.
Đề cập đến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với truyền
thông đại chúng cũng có một số cuốn sách như: “Định hướng hoạt động và


4

quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” do
PGS.TS. Trần Quang Nhiếp chủ biên (2002), “Quản lý và phát triển báo chí
– xuất bản” của TS Lê Thanh Bình năm 2004, "Vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới" của tác giả Nguyễn Vũ Tiến, nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, năm 2005…
Ngoài ra, cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan đến mối quan
hệ giữa truyền thông và công tác thông tin đối ngoại ở nước ta, trong đó phải
kể đến các nghiên cứu “Báo chí với thông tin quốc tế” của TS. Đỗ Xuân Hà
(1997), “Báo chí trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình” của PGS.TS. Vũ
Hiền và PGS.TS. Trần Quang Nhiếp (2000), “Báo chí và ngoại giao” do TS
Dương Văn Quảng thuộc Học viện Quan hệ Quốc tế biên soạn, nhà xuất bản
Thế Giới năm 2002…
Tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu về công tác thông tin văn hóa đối
ngoại trên các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn chưa nhiều. Ngoài đề

tài “Tăng cường hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trên sóng phát thanh”
của Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam được nghiên cứu năm 2006 với
cách đánh giá khoa học, trung thực, cách nhìn toàn diện về các vấn đề có liên
quan đến công tác phát thanh đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam thì các
hoạt động nghiên cứu này mới chỉ được nhấn mạnh trong các bài phát biểu,
phân tích của các đồng chí lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát
thanh, đài truyền hình… trong các buổi gặp mặt, thông tin, trao đổi kinh
nghiệm, hội thảo, hội nghị... Điển hình có bài phát biểu “Đài Truyền hình
Việt Nam với công tác thông tin đối ngoại” của đồng chí Tổng Giám đốc Đài
Truyền hình Việt Nam Vũ Văn Hiến, bài phát biểu “Đài Tiếng nói Việt Nam
với công tác thông tin đối ngoại” của đồng chí Vũ Hiền Tổng Giám đốc Đài
Tiếng nói Việt Nam…, “Vai trò của truyền thông trong ngoại giao văn hóa”
của tác giả Bạch Ngọc Chiến, Quyền trưởng Ban Truyền hình Đối ngoại
VTV4, “Xu hướng văn hóa – truyền thông thế giới tác động đến báo chí,


5

ngoại giao văn hóa quốc tế đương đại và khuyến nghị cho Việt Nam” của
PGS.TS. Lê Thanh Bình, Phó vụ trưởng, Trưởng khoa Truyền thông và văn
hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao…
Ngoài ra, trên một số tạp chí cũng có các bài viết về thông tin văn hóa
đối ngoại như “Định hướng phát triển công tác văn hóa đối ngoại” – Nguyễn
Văn Đình, Tạp chí Thông tin đối ngoại số 6/2007, “Hoạt động thông tin đối
ngoại trong những năm qua tại một số cơ quan bộ, ban, ngành” – Xuân Anh,
Tạp chí Thông tin đối ngoại số 1/2008, “Văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc
tế” – Trần Văn Bính, Tạp chí Thông tin đối ngoại số 1/2008, “Lĩnh vực văn
hóa trước sự kiện nước ta gia nhập WTO – Cơ hội, thách thức và hành động
của chúng ta” – Lê Doãn Hợp, Tạp chí Thông tin đối ngoại số 2/2007,… và
các bài viết trên Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (www.cpv.org.vn),

Báo VietnamNet (www.vnn.vn), trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam
(www.mofa.gov.vn), Báo Thế giới Việt Nam (www.tgvn.com.vn).
Đây đều là những tài liệu hết sức quý giá cho các công trình nghiên cứu
về thực trạng công tác thông tin văn hóa đối ngoại trên các phương tiện
truyền thông đại chúng, từ đó đề ra các phương hướng, nhiệm vụ cho công tác
này trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa thật sự có một đề tài nào
tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của công tác thông tin
văn hóa đối ngoại trên báo mạng điện tử trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, đề
tài luận văn này góp phần làm rõ hơn kết quả của các nghiên cứu trước đó và
gợi mở những vấn đề mới về công tác thông tin văn hóa đối ngoại trong bối
cảnh và điều kiện mới của đất nước và thế giới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ vai trò của báo chí trong việc đăng tải các thông tin
văn hóa đối ngoại thông qua một số trang báo điện tử hiện nay, đề tài chỉ ra
những thành quả cũng như kinh nghiệm Việt Nam đã đạt được trong hoạt


6

động thông tin văn hóa đối ngoại, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác thông tin văn hóa đối ngoại thông qua báo mạng
điện tử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ khái niệm về Thông tin văn hóa đối ngoại
- Khảo sát thực trạng công tác thông tin văn hóa đối ngoại trên báo
mạng điện tử thông qua Báo điện tử Chính phủ, Hà Nội mới online, Tạp chí

Quê hương online, Nhân Dân điện tử thông tin về Đại lễ 1000 năm Thăng
Long từ tháng 1/2010 đến tháng 10/2010.
- Phân tích những nguyên nhân cũng như kinh nghiệm và hạn chế trong
công tác thông tin văn hóa đối ngoại trên báo mạng điện tử.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác thông tin văn hóa
đối ngoại thông qua báo mạng điện tử.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hoạt động thông tin văn hóa đối ngoại qua thông tin
đăng tải về Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên bốn trang báo điện tử
năm 2010:
- Chuyên trang Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến trên Báo điện
tử Chính phủ.
- Chuyên mục Thăng Long – Hà Nội trên báo Hà Nội mới online.
- Chuyên mục 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên Tạp chí Quê
hương online.
- Chuyên mục 1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên báo Nhân Dân điện tử.
- Đối tượng nghiên cứu
- Công tác thông tin văn hóa đối ngoại trên báo mạng điện tử.


7

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu lấy thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện
chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở phương pháp luận.
Đề tài được thực hiện chủ yếu trên cơ sở các quan điểm, nguyên tắc chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước ta về chính sách ngoại giao, chính sách văn hóa

cũng như hoạt động thông tin đối ngoại nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh
Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài còn vận dụng các lý thuyết về báo chí và truyền thông,
báo mạng điện tử, thông tin đối ngoại, về ngoại giao, văn hóa và giao lưu văn
hóa để giải thích các vấn đề có liên quan đến thông tin văn hóa đối ngoại
trong giai đoạn hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu: đọc, tìm hiểu và phân tích các tài liệu
có liên quan đến báo chí, truyền thông, báo mạng điện tử và thông tin văn hóa
đối ngoại, nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại, thông tin văn hóa thông qua
hoạt động báo chí trong nước cũng như các văn bản chính sách, văn bản pháp
luật, các tạp chí, báo chí, các công trình nghiên cứu liên quan.
Phương pháp khảo sát: khảo sát qua các bài báo đăng tải trên Chuyên
trang Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến trên Báo điện tử Chính phủ;
Chuyên mục Thăng Long – Hà Nội trên báo Hà Nội mới online; Chuyên mục
1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên Tạp chí Quê hương online; Chuyên mục
1000 năm Thăng Long – Hà Nội trên báo Nhân Dân điện tử.
Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ trực
tiếp tham gia hoạt động báo chí về thông tin đối ngoại, hoạt động văn hóa, với
các thầy cô trực tiếp giảng dạy ngành thông tin đối ngoại, văn hóa và truyền


8

thông đại chúng trong Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một số phóng viên,
biên tập viên phụ trách đưa tin về Đại lễ trên một số tờ báo khảo sát.
Phương pháp điều tra: điều tra lượng độc giả truy cập, thông tin phản
hồi từ bạn đọc để đo hiệu quả hoạt động thông tin về Đại lễ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa thực tiễn bởi đề tài luận văn sẽ

tạo điệu kiện để đánh giá một cách khoa học, khách quan về các vấn đề có
liên quan đến công tác thông tin văn hóa đối ngoại nói chung và công tác
thông tin văn hóa đối ngoại trên báo mạng điện tử nói riêng. Trên cơ sở đó tạo
cơ sở vững chắc cho việc đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác
này trong thời gian tới.
7.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn có kết cấu 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần

nội dung của luận văn có kết cấu cụ thể như sau:


9

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ THÔNG TIN VĂN
HÓA ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái quát về báo mạng điện tử
Sự ra đời của Internet và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật đã mở ra cho loài người những khám phá mới mẻ về sức mạnh không
giới hạn của truyền thông. Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được ra đời
trên cơ sở của những công nghệ hiện đại và đang ngày càng cho thấy vai trò
cũng như những tác động mạnh mẽ của nó không chỉ lên đời sống xã hội mà
còn tác động đến các loại hình báo chí, truyền thông hiện đại khác.
- Khái niệm về Báo mạng điện tử
Cho đến nay vẫn còn những tranh luận về tên gọi của báo chí trên mạng
Internet. Người ta đã từng nêu ra nhiều tên khác nhau như: Online Newspaper
(Báo trực tuyến), Electronic Journal (Báo điện tử), Cyber Newspaper (Báo

mạng), Internet Newspaper (Báo Internet) v.v… Ở nước ta hiện nay, tên gọi
được sử dụng nhiều hơn cả là “Báo mạng điện tử”, nhằm chỉ một loại hình
báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và được phát hành
trên Internet.
Theo Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về
quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, báo mạng điện tử được coi là
một dịch vụ thông tin Internet nằm trong các loại hình dịch vụ ứng dụng
Internet. Đó là việc “phát hành báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo mạng
điện tử) trên Internet”.
Năm 2001, Tiến sĩ báo chí Mark Deuze đã nêu một quan niệm về loại
hình báo mạng điện tử như sau: “Báo mạng điện tử là hình thức báo chí kế


10

tiếp thứ tư sau báo in, báo nói, báo hình nhưng lại có những đặc điểm khác
hẳn so với các loại hình báo chí truyền thống. Báo mạng điện tử sử dụng công
nghệ cao như là một nhân tố quyết định. Các phóng viên báo mạng điện tử
phải lựa chọn phương tiện nào là tốt nhất để đăng một câu chuyện (tính đa
phương tiện), phải đặt ra một không gian, một đường dẫn để tạo ra sự tương
tác giữa tác phẩm và công chúng (tính tương tác cao), phải cân nhắc để kết
nối, đồng thời mở rộng những câu chuyện, đưa người đọc từ không gian này
đến không gian khác (tính siêu văn bản)”. Quan điểm của Mark Deuze đã nêu
lên được một số đặc điểm cơ bản của loại hình báo mạng điện tử.
Trong giáo trình lưu hành nội bộ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
cũng đã nêu lên một định nghĩa khác về báo mạng điện tử như sau: “Báo
mạng điện là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế
của báo in, báo nói, báo hình; sử dụng những yếu tố công nghệ cao như một
nhân tố quyết định; quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền
tảng Internet toàn cầu”.

Chúng ta cũng cần phải có sự phân biệt giữa báo mạng điện tử với trang
tin điện tử và các phiên bản điện tử của báo in trên mạng. Mặc dù có nhiều
điểm gần gũi và cùng tồn tại trên mạng Internet nhưng giữa những hình thức
này vẫn có những khác biệt nhất định. Trong đó, báo mạng điện tử phải được
hiểu là một loại hình báo chí độc lập với những đặc trưng, đặc điểm riêng biệt
so với báo in, báo nói, báo hình. Một tờ báo mạng đúng nghĩa chỉ tồn tại trên
mạng (không có tờ báo in đứng sau). Các trang tin điện tử cũng có đặc điểm
này nhưng có mức độ thông tin đơn giản hơn, còn các phiên bản của báo in
trên mạng thì có một tờ báo giấy đứng sau tờ báo trên mạng. Tên gọi báo
mạng điện tử còn thể hiện sự khác biệt giữa các dạng báo chí thực sự với các
website của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và các blog, các diễn đàn
cùng tồn tại trên Internet.


11

Đặc tính quan trọng nhất của báo mạng điện tử là tính đa phương tiện,
tức là khả năng tích hợp được các chất liệu, phương tiện biểu đạt của các loại
hình báo chí trước nó như chữ viết, ảnh (báo in), âm thanh (báo nói), hình ảnh
động (báo hình). Tuy nhiên, không nên hiểu báo mạng chỉ là sự kết hợp đơn
giản của báo in, báo nói, báo hình. Nó chỉ sử dụng những phương tiện, chất
liệu thể hiện, biểu đạt của các loại hình báo chí truyền thống (gồm chữ viết,
ảnh, âm thanh, hình ảnh động…) và trên cơ sở đó hình thành những đặc điểm
và đặc trưng loại hình riêng biệt như: tính đa phương tiện, tính tương tác cao,
tính tức thời, tính phi định kỳ, khả năng cập nhật và truyền tải thông tin không
hạn chế, cách lưu giữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu
liên kết, khả năng phủ song rộng v.v…
- Sự xuất hiện và phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới
Internet (gọi tắt là net) là mạng máy tính toàn cầu sử dụng giao thức
TCP/IP để trao đổi thông tin giữa các máy tính trên mạng, bao gồm nhiều

mạng máy tính được nối lại với nhau. Tiền thân của Internet là mạng
ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã có từ năm 1969 với mục đích là tạo ra
mạng lưới thông tin liên kết giữa các trung tâm quân sự lớn của Mỹ.
Năm 1992, world wide web (gọi tắt là web) ra đời, đánh dấu một kỷ
nguyên mới cho Internet và báo mạng điện tử. Thực chất web là hội tụ của
Internet và thông tin đa phương tiện. Web có thể tồn tại không cần Internet
nhưng công nghệ web sẽ không có ý nghĩa gì nếu không có nền tảng Internet.
Bộ trình duyệt web (browser) đã đưa ra một tiện ích cho phép xem đủ các loại
văn bản trên Internet, dễ dàng truy nhập vào thông tin của hàng ngàn máy tính
chủ đặt ở khắp nơi trên thế giới.
Theo các nhà nghiên cứu, tờ báo mạng đầu tiên trên thế giới là tờ “Diễn
đàn Chicago” (Chicago Tribune), ra đời vào tháng 5/1992, máy chủ đặt tại
nhà cung cấp dịch vụ American online. Tiếp đó, các tờ báo mạng điện tử lần


12

lượt xuất hiện nhưng ban đầu đã gặp phải không ít rào cản do số lượng người
có máy tính để đọc khi ấy còn ít, về kỹ thuật còn nhiều trục trặc, tâm lý người
đọc còn e ngại vì phải sử dụng máy móc.
Ngay từ khi mới ra đời, báo mạng điện tử có nhiều khiếm khuyết mà
nguyên nhân là do những người làm báo mạng đầu tiên đặt ra tiêu chí “hiệu
quả thông tin” lên hàng đầu, làm cho người đọc cảm thấy khô khan, rời rạc.
Vì vậy những độc giả khi vừa mới làm quen với báo mạng điện tử đã bỏ đi để
tìm kiếm một loại hình báo chí khác hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, đến năm 1993, web đã trở thành một phương tiện truyền tải
thông tin nhanh chóng, hữu hiệu do chi phí thấp và có tính phổ quát cao. Hầu
như các tờ báo lớn, đài phát thanh, truyền hình lớn đều có mặt trên Internet,
nhiều nhất là ở Mỹ (chiếm 54%), kế tiếp là Anh, Australia, Canada, Đức (theo
thống kê của mạng thông tin Hoa Kỳ - Newslink)

Về tốc độ phát triển của báo mạng điện tử, đến giữa năm 1996, ở Mỹ đã
có khoảng 768 tờ, châu Âu có 169 tờ, châu Á và Trung Đông có 54 tờ, Nam
Mỹ có 25 tờ, Australia có 20 tờ, châu Phi có 6 tờ …
Theo thống kê của Newslink, năm 1996 trên toàn thế giới có 1335 tờ
báo mạng điện tử, đến năm 1998 là 4925 tờ và đầu năm 2000 là 8474 tờ, Tại
các nước châu Á, xu thế phát triển báo mạng điện tử chỉ thực sự mạnh mẽ từ
sau năm 2000.
Không chỉ có sự phát triển vượt bậc, báo mạng điện tử còn ngày càng
chiếm được vị trí trong lòng độc giả do những tính năng ưu việt của nó. Chính
vì những tiện ích đó nên bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấn lớn
như AFP; các đài truyền hình như CNN, NBC; các tờ báo lớn như New York
Times, Washington Post… đều có tờ báo mạng của mình và coi đó là phương
tiện để tăng thêm công chúng và để kinh doanh.
Như vậy, công nghệ cao đã cho phép báo điện tử ra đời và ngược lại,
chính báo điện tử cũng thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ mới. Những


13

trình duyệt phiên bản mới liên tục được cải tiến để có thể tích hợp các tính
năng truyền thông đa phương tiện. Sự phát triển của báo chí điện tử còn là
một động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử khi tạo ra một môi
trường mới cho ngành công nghiệp quảng cáo, phát huy những phương thức
quảng bá thông tin một cách phong phú, đa dạng và hết sức linh hoạt.
Trong sự phát triển của báo điện tử, không thể không nhắc tới vai trò to
lớn của các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến, với những cái tên đã trở thành không
thể thiếu đối với những người thường xuyên khai thác thông tin trên mạng
như công cụ của Yahoo, Google, MSN… Hiện nay, những dịch vụ tìm kiến
này vẫn đang liên tục mở rộng nhiều tiện ích, không chỉ mang đến một cổng
thông tin tổng hợp nhiều nguồn mà còn giúp người sử dụng tiếp cận không

chỉ những nội dung dạng text mà còn cả hình ảnh và video, audio…
- Báo mạng điện tử ở Việt Nam
Sự bùng nổ mạnh mẽ của báo mạng trên thế giới là một nguyên nhân
khách quan để loại hình báo chí này xuất hiện ở nước ta. Tháng 11/1997,
Internet chính thức có mặt tại Việt Nam qua nhà cung cấp hệ thống đường
trục kết nối trong nước và quốc tế là Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) và 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet là VNPT, FPT, SPT và
NETNAM. Ngày 6/2/1997, Tạp chí Quê hương (kênh thông tin của Ủy ban
Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) chính thức hòa mạng VNPT,
phát thử nghiệm bằng đĩa CD và đến ngày 30/12/1997 thì chính thức lên
mạng toàn cầu.
Đến năm 1998, ở nước ta mới có tờ báo điện tử chính thức đầu tiên là tờ
Nhân dân điện tử. Tiếp đó lần lượt xuất hiện thêm các báo điện tử khác như:
báo Lao Động trực tuyến (5/1999); VietnamNet (1/2002); VnExpress
(2/2002); Tuổi Trẻ online (11/2002); VTC news (5/2006); 24h (6/2004)…
Khi mới xuất hiện, nhìn chung báo mạng điện tử chỉ là phương tiện
chuyển tải thông tin từ báo in lên báo mạng. Những người làm báo mạng bấy


14

giờ chỉ chuyên làm nhiệm vụ lựa chọn và post bài từ báo in lên mạng, không
phải tìm hiểu thực tế để viết bài. Chính vì lý do đó, đội ngũ làm báo phần lớn
là những người xuất phát từ ngành công nghệ thông tin hoặc kỹ thuật.
Tuy nhiên, nhược điểm này đã dần được khắc phục do sự cạnh tranh
của các loại hình báo chí, cần phải thu hút lượng độc giả lớn và để cạnh tranh
với các loại hình báo chí khác. Đến nay, báo mạng điện tử Việt Nam đã có
một diện mạo hoàn toàn mới và đang bước vào một giai đoạn mới với rất
nhiều lợi thế và sẵn sàng cạnh tranh với các loại hình báo chí, truyền thông
khác với một sức mạnh đáng nể.

Khoảng thời gian ra đời, phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam có
thể chia thành ba thời kỳ như sau:
- Thời kỳ từ năm 1997 đến năm 2001: Báo mạng điện tử chỉ dừng lại
với vai trò là phiên bản điện tử của báo in, chỉ đơn thuần là phương tiện
chuyển tải những thông tin của báo in. Công việc của các biên tập viên khi đó
chỉ đơn thuần là đọc, chọn lựa và copy nội dung của các bài trên báo in rồi
đưa lên báo mạng.
- Thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2005: Từ năm 2001, đánh dấu bước
chuyển lớn trong quá trình phát triển của báo mạng. VnExpress ra đời tạo một
bước ngoặt trong làng báo điện tử Việt Nam với tòa soạn hoạt động độc lập,
phương thức kinh doanh bằng quảng cáo để chi trả nhuận bút cho đội ngũ
phóng viên. Thành công của VnExpress đã tạo ra một trào lưu các tòa soạn bá
giấy xây dựng báo trên mạng. Năm 2003, các tờ báo điện tử xuất hiện dồn
dập do hầu hết những tòa soạn báo giấy truyền thống đã thấy rõ tầm quan
trọng và vị trí của báo điện tử đối với công chúng hiện đại. Các báo như Tuổi
Trẻ online, Thanh Niên online, Hà Nội Mới online, Thể thao Việt Nam
online,… xuất hiện trên Internet, đưa thông tin theo một cách riêng và xây
dựng chiến lược vươn ra để phục vụ đối tượng bạn đọc ở nước ngoài.


15

- Thời kỳ năm 2005 đến nay: xuất hiện thêm các dạng blog, các địa chỉ
web cá nhân, cơ quan, các diễn đàn… làm cho đời sống báo chí trên mạng
càng ngày càng phong phú, qua đó sự cạnh tranh thông tin ngày càng mạnh
mẽ hơn. Đến hết năm 2009, cả nước đã có khoảng gần 80 tờ báo mạng điện tử
và các phiên bản điện tử của báo in, hơn 100 trang tin điện tử và gần 20.000
website (số liệu thống kê của Bộ Thông tin – Truyền thông).
Như vậy báo chí trên mạng Internet ở nước ta hiện nay có hai dạng chủ
yếu sau:

- Tờ báo trên mạng là phiên bản của một tờ báo in, báo nói, báo hình…
đã tồn tại từ trước đó như Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử, Tuổi Trẻ
online…: Nội dung thông tin được đăng tải trên báo mạng điện tử chủ yếu
được lấy từ báo in, có bổ sung, cập nhật thêm các thông tin mới trong ngày.
Công việc chính của phóng viên, biên tập viên trên báo mạng là tuyển chọn,
biên tập lại những thông tin chính, thông tin thời sự nóng hổi của “báo mẹ”,
kết hợp với đi thực tế viết tin, bài nhưng không nhiều. Với hình thức này, tờ
báo trên mạng không lo thiếu thông tin, số lượng công chúng sẵn có từ báo in
cũng là một lợi thế ban đầu cho các phiên bản điện tử trên mạng. Bên cạnh
đó, một số vấn đề khác như nguồn tài chính, hệ thống tổ chức cùng với kinh
nghiệm của đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nghệ, kỹ thuật
sẵn có cũng là những ưu thế cho hình thức báo chí trên mạng này.
- Các tờ báo mạng và các trang tin điện tử có chức năng thông tin: Tuy
không có một cơ quan báo chí đỡ đầu nhưng lại được sự giúp sức đắc lực từ
các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Lợi thế của những tờ báo này
có thể được hưởng những thiết bị kỹ thuật và phần mềm dịch vụ tốt nhất, có
thể xây dựng đội ngũ cán bộ phóng viên vừa thành thạo kỹ thuật, vừa thạo
ngoại ngữ, vừa thạo nghiệp vụ báo chí. Tờ báo, trang tin có khả năng cung
cấp cho người đọc một khối lượng thông tin khổng lồ từ nhiều nguồn tin
khác nhau.


16

1.1.2. Khái niệm Thông tin văn hóa đối ngoại
- Khái niệm Thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối
ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài
(bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam),
người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước,

con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới
của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp
của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Ta có thể hiểu thông tin đối ngoại như sau:
- Là một dạng thông tin xã hội được hiểu là những tin tức, thông báo,
các tri thức về một sự vật, hiện tượng được chứa đựng trong các hình thức
nhất định, được con người tiếp nhận, lựa chọn và được sử dụng thích hợp
trong các hoạt động đối ngoại.
- Như một ngành đào tạo, thông tin đối ngoại đào tạo đội ngũ cán bộ có
trình độ chuyên môn bậc đại học, có khả năng thực hiện các chức trách của
người làm công tác thông tin đối ngoại, quản lý công tác tổ chức hoạt động
thông tin đối ngoại, các đoàn thể xã hội, các cơ sở nghiên cứu đào tạo, các
doanh nghiệp hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản hệ
thống, chức năng cơ bản của nghiệp vụ thông tin đối ngoại.
- Là một dạng thông tin cá nhân, tổ chức với bên ngoài nói chung.
Chủ thể của thông tin đối ngoại là các cá nhân, tổ chức, những cộng
đồng xã hội, quốc gia có lợi ích gắn liền với hoạt động thông tin đối ngoại.
Đối tượng tiếp nhận là những đối tượng chịu sự tác động của hoạt động thông
tin đối ngoại, ý thức, hành vi, nhận thức, thái độ, niềm tin và hoạt động của
các cá nhân, tập thể, cộng đồng người, xã hội.


17

Ngày 13 tháng 6 năm 1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII)
đã ta Chỉ thị số 11 – CT/TW về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin
đối ngoại”, định hướng chỉ đạo hoạt động thông tin đối ngoại của ta trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Trong chỉ thị đã nêu rõ những nội dung
chủ yếu của thông tin đối ngoại:

1. Đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta,
những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc
đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội… Kịp thời phê phán, bác bỏ những
thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân
chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư
tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực.
2. Chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng
và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác
với các nước.
3. Đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, hết sức phong
phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt Nam.
Ngày 29 tháng 12 năm 1998, Thường vụ Bộ Chính trị đã ra thông báo
số 188/TB – TW về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Thông
báo nêu rõ phương châm triển khai công tác thông tin đối ngoại:
1. Tất cả các Bộ, ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm
chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thông tin đối ngoại trong phạm vi quản
lý của mình
2. Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng
khắp, song có trọng tâm, trọng điểm, trước hết là đối với các nước láng giềng
và trong khu vực, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ưu tiên cung cấp
thông tin đúng định hướng cho người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống,
làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới.


18

3. Tổ chức, phối hợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực
lượng làm công tác thông tin đối ngoại: giữ các lực lượng chuyên trách nòng
cốt với các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài, các đoàn ra nước ngoài,
người Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài, cũng như bạn bè quốc

tế; giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội; giữa hoạt động thông tin đối
ngoại với hoạt động chính trị, kinh tếm văn hóa đối ngoại; giữa ngoại giao
Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân; giữa các cơ quan trung
ương với các địa phương, giữa các cơ quan Nhà nước với các doanh nghiệp.
Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là một sự nghiệp
lâu dài, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phát huy sáng tạo, tinh thần
tự lực tự cường, kết hợp có hiệu quả những nguồn lực, tiềm năng bên trong là
chính với những nguồn lực bên ngoài mà quá trình hợp tác và hội nhập quốc
tế mang lại. Vì vậy, hơn lúc nào hết, công tác thông tin đối ngoại càng trở nên
bức thiết. Với chức năng của mình, công tác thông tin đối ngoại đã và đang
tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ,
hạn chế tiêu cực, khắc phục yếu kém, góp phần thiết thực vào việc thực hiện
thành công những mục tiêu phát triển của đất nước.
- Khái niêm thông tin văn hóa đối ngoại:
Thông tin văn hóa đối ngoại là một lĩnh vực trong công tác thông tin
đối ngoại, trong đó, thông tin được chuyển tải đến các đối tượng người nước
ngoài (bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam),
người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài là những thông tin
về văn hóa và thông qua hoạt động văn hóa.
Văn hóa ở đây bao gồm tất cả những nét đặc sắc và tinh túy trong lối
sống, tập tục, tín ngưỡng, tư tưởng, các giá trị nghệ thuật như văn chương, âm
nhạc,… cũng như các di sản văn hóa của đất nước. Là một trong ba lĩnh vực


19

quan trọng, cũng như chính trị và kinh tế, thông tin văn hóa đối ngoại giới
thiệu đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời, phong phú, đa
dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, giúp thế giới hiểu về đất nước,

con người Việt Nam, thúc đẩy sự hiểu biết giữa Việt Nam và các nước trên
thế giới. Qua đó, thông tin văn hóa đối ngoại góp phần quan trọng trong công
cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong tiến trình hội nhập thế giới hiện nay.
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin văn
hóa đối ngoại
Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức ngày càng rõ hơn vai trò của công tác
thông tin đối ngoại nói chung và công tác thông tin văn hóa đối ngoại nói riêng.
Đã có rất nhiều văn bản thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác
thông tin đối ngoại được ban hành và những văn bản, chính sách về công tác
thông tin đối ngoại đó cũng bao gồm những nội dung liên quan đến công tác
thông tin văn hóa đối ngoại, trong đó đáng chú ý là những văn bản sau:
- Chỉ thị về đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, số 11 CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban Bí thư khóa VII. Trong Chỉ thị nêu rõ:
“Thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng của công tác đối ngoại
của Đảng, Nhà nước ta nhằm làm cho các nước, người nước ngoài (bao gồm
cả người nước ngoài đang sinh sống, công tác tại Việt Nam), người Việt Nam
đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt
Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ
sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Một trong những nội dung chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại mà Chỉ
thị đã chỉ ra có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa đó là: “Thông tin về
đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong phú của
các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tùy từng địa bàn, đối


20

tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho
thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và đẩy mạnh

công tác thông tin đối ngoại, số 10/2000/CT- TTg, ngày 26/4/2000. Chỉ thị đã
nêu ra phương châm triển khai công tác thông tin đối ngoại nhằm đáp ứng đòi
hỏi của tình hình mới, trong đó Chỉ thị cũng đã nhấn mạnh nội dung chủ yếu
của thông tin đối ngoại là “giới thiệu đất nước - con người, lịch sử và nền
văn hoá lâu đời, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc của Việt
Nam”.
- Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 4 năm 2001
tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ “Tăng cường hơn nữa công tác thông tin đối
ngoại và văn hóa đối ngoại”.
- Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Hội nghị Trung ương 5
khóa X nêu rõ: “Củng cố tổ chức, tăng cường cán bộ và phương tiện để mở
rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, giúp cho
cộng đồng quốc tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhận thức và
thái độ đúng đắn về đất nước ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân
thế giới đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân
ta”; “Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin đối ngoại.
Tiếp tục tăng thời lượng phát thanh, truyền hình, báo điện tử ra các nước,
các khu vực, đưa được nhiều thông tin và sản phẩm văn hóa có nội dung tốt
đến với đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế; tăng cường giới thiệu,
quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam đến nhiều nước trên thế
giới”.
- Quy chế quản lý nhà nước về Thông tin đối ngoại ban hành kèm theo
Quyết định số 79/2010/QĐ – TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
thì Thông tin đối ngoại được quy định tại Quy chế này là thông tin quảng bá
hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam;


21

thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà

nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam.
Trong Quy chế cũng quy định nội dung hoạt động Thông tin đối ngoại.
Theo đó, hoạt động Thông tin đối ngoại là hoạt động đưa thông tin đến với tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa
thông tin quốc tế đến với nhân dân trong nước. Nội dung Thông tin đối ngoại
bao gồm: Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách
của Nhà nước; những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; thông tin về
tình hình quốc tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam và phối hợp đưa thông tin
quốc tế đến nhân dân trong nước. Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp tác và phát triển của Việt Nam. Phản
bác các thông tin sai, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của nhân dân Việt Nam. Các loại hình hoạt động Thông tin đối ngoại
khác. Quy chế cũng đưa ra nguyên tắc quản lý hoạt động Thông tin đối ngoại.
Trong đó có nêu rõ, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tất cả
các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các
hoạt động Thông tin đối ngoại; các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có
trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện công tác Thông tin đối ngoại trong
phạm vi quản lý của mình. Công tác Thông tin đối ngoại được triển khai chủ
động, toàn diện, thường xuyên, song có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai
đoạn; kết hợp chặt chẽ giữa Thông tin đối ngoại với Thông tin đối nội; giữa
Thông tin đối ngoại với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại;
giữa ngoại giao nhà nước với đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhân dân nhằm
mở rộng hợp tác quốc tế trên tinh thần cùng có lợi, đảm bảo lợi ích quốc gia.
1.3. Vai trò của báo chí và báo mạng điện tử trong hoạt động thông
tin văn hóa đối ngoại


22

Hình ảnh đẹp hay xấu của một đất nước có tác động tích cực hay tiêu

cực đến dư luận nhân dân nước đối tác hay đối phương và các nhà ngoại giao
của nước ấy. Và khi quyết định một đường lối ngoại giao, một chính phủ dân
chủ không thể ngang nhiên đi ngược dư luận nhân dân mình. Trong các hình
thức thông tin văn hóa đối ngoại, báo chí có hiệu quả cao, giúp cho ngoại giao
vào cuộc về từng vụ việc cụ thể, mà còn làm nên cho ngoại giao lâu dài bằng
cách nâng uy tín, đặc biệt về mặt nhân văn (văn hóa) của đất nước. Hình ảnh
Việt Nam ở bên ngoài đã thay đổi. Những ai đã tham gia tạo nên sự thay đổi
đó? Đó là du khách đến Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài làm ăn ở Việt
Nam, người Việt Nam đi ra nước ngoài, sản phẩm thương mại của Việt Nam
xuất khẩu ra nước ngoài, phóng viên nước ngoài vào Việt Nam và các cơ
quan báo chí trong nước.
Trong bối cảnh các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát
triển, có tầm ảnh hưởng lớn và có sức lan toả nhanh và rộng với sự trợ giúp
của công nghệ thông tin và truyền thông, dẫn đến hình thức chủ yếu của công
tác thông tin đối ngoại nói chung cũng như thông tin văn hóa đối ngoại nói
riêng chính là các phương tiện truyền thông hiện đại như: Báo chí điện tử, hệ
thống truyền hình, truyền thanh, vệ tinh truyền hình và các tờ báo lớn, được
xuất bản bằng nhiều thứ tiếng.
Các phương tiện báo chí luôn được đánh giá là lực lượng quan trọng
trong công tác Thông tin đối ngoại nói chung và Thông tin văn hóa đối ngoại
nói riêng, nhằm tuyên truyền chính sách, xây dựng hình ảnh đất nước và đấu
tranh phản bác các luận điệu sai trái. Việc đưa thông tin ra nước ngoài bằng
báo chí là phương thức thuận lợi nhất, đặc biệt với các hình thức truyền dẫn
không biên giới như Internet, phát thanh - truyền hình. Theo Thứ trưởng Bộ
Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn thì đây là một lực lượng rất mạnh
mà bất cứ quốc gia nào cũng phải sử dụng, nếu không ý thức và không nắm


23


bắt được nhu cầu và lợi thế của phương tiện này thì đôi khi đứng về mặt dư
luận là thua. Dùng phương tiện thông tin đại chúng để làm nhiệm vụ Thông
tin đối ngoại là một trong những vũ khí cực kỳ lợi hại của các quốc gia.
Báo chí là công cụ hữu hiệu làm giầu cái vốn văn hóa cho hoạt động
ngoại giao cũng như thông tin văn hóa đối ngoại, bằng cách nâng uy tín đất
nước và dân tộc lên. Nó đi khắp nơi, lại rẻ tiền, ảnh hưởng lâu dài, rộng rãi.
Tổ chức cho một đoàn văn công đi biểu diễn hay triển lãm ở nước ngoài rất
tốn kém. Nhưng biểu diễn và triển lãm thì đối tượng xem rất hạn chế, và
người ta dễ quên ngay. Còn báo chí thì phát hành rộng rãi, mỗi bản lại có thể
truyền tay nhau nhiều người xem, có thể hàng nghìn, hàng vạn, mà bản thông
điệp được giải thích rõ ràng, có thể gây thảo luận sâu sắc. Đặc biệt, sự ra đời
của báo mạng điện tử với nhiều ưu thế vượt trội so với các phương tiện truyền
thông đại chúng khác ở khả năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí công chúng và giữa công chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều
kiện thuận lợi nhất tạo lên diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính
thời sự với khả năng cập nhật thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm –
tính thời sự của báo mạng điện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng
điện tử còn có khả năng lưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất.
Chính những ưu điểm vượt trội của mình, báo điện tử càng khẳng định hơn
nữa vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác thông tin văn hóa đối ngoại.
* Tiểu kết
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan. Nó là hệ quả tất yếu của một
quá trình phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá của lực lượng sản xuất và của
nền kinh tế thị trường trên toàn thế giới. Hội nhập với thế giới, tranh thủ tối
đa các cơ hội do toàn cầu hóa hiện nay mang lại là cách tốt nhất để các quốc
gia cùng phát triển. Cùng với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới, Việt
Nam đã và đang bước vào xu thế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Những


×