Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

ôn tập văn 6 hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.6 KB, 38 trang )

Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

Buổi 1
Tuần 4
Ngày soạn: 10/9/2014
Ngày dạy:
ÔN TẬP: VĂN TỰ SỰ
A. Ôn tập lí thuyết
- GV yêu câu hs làm bài tập trắc nghiệm
1. Nhận định nào dưới đây nêu đúng nhất về chức năng của văn bản?
A. Trò chuyện.
C. Dạy học.
B. Ra lệnh
D. Giao tiếp.
2. Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc kiểu văn bản nào?
A. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
B. Tự sự.
D. Thuyết minh.
3. Tại sao khẳng định câu ca dao trên là một văn bản
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…
A. Có hình thức câu chữ rõ ràng
B. Có nội dung thông báo đầy đủ
C. Có sự thống nhất trọn vẹn về nội dung và sự hoàn chỉnh về hình thức.
D. Được in trong sách GK
4. Câu ca dao trên được trình bày theo phương thức biểu đạt nào
A. Tự sự.
B. Miêu tả.


C. Hành chính công vụ.
D. Biểu cảm.
5. Câu nào đúng nhất trong những câu trả lời sau đây cho câu hỏi: Tự sự là gì
A.Tự sự giúp người Kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc,để giải
thích khen chê.
B. Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc
kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
6. Dòng nào sau đây nêu nx đúng về vai trò của nhân vật chính trong tác phẩm tự sự
a. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm.
b. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
c. không có vai trò gì trong tác phẩm
d. có quan hệ đến tất cả các nhân vật trong tác phẩm
7. Dòng nào sau đây nêu nx đúng về vai trò của nhân vật phụ trong tác phẩm tự sự
a. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm.
b. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động( tuy có vai trò thứ yếu nhưng vẫn rất
cần thiết cho sự phát triển của câu chuyện)
c. không có vai trò gì trong tác phẩm
d. có quan hệ đến tất cả các nhân vật trong tác phẩm
8. Đánh dấu vào một tên gọi sự việc trong văn tự sự mà em cho là ko đúng
A. Sự việc mở đầu
B. Sự việc phát triển:
C. Sự việc cao trào D. Sự việc kết thúc Đ. Sự việc tái diễn .
9. Sắp xếp đúng trật tự các yếu tố trong văn tự sự
A. Việc xảy ra lúc nào
B. Việc xảy ra ở đâu
C. Việc do ai làm
D. Vì sao lại xảy ra
Đ. Xảy ra như thế nào
E. Kết quả ra sao
10. Gạch chân những yếu tố quan trọng nhất đối với nhân vật trong văn tự sự:

Năm học 2014-2015

1

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

Là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới, được biểu dương hay
lên án; được thể hiện qua các mặt tên gọi, giới thiệu lai lịch, chân dung, tài năng, việc
làm .
II. Kể truyện tưởng tượng
1. Dạng đề 1
Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng (Sơn
Tinh Thủy Tinh ) bằng lời văn của em.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài
• Gợi ý làm bài
- Bám vào chi tiết của truyện, đồng thời có
thể tưởng tượng ra cghi tiết khác. Kể bằng
lời văn của em.
- Tính sáng tạo:
+ Nhập vai kể chuyện bằng ngôi thứ nhất:
Sơn tinh kể chuyện. Ngựa sắt kể chuyện...
+ Kể chuyện bằng ngôi thứ 3 bằng lời văn
khác nguyên gố, tưởng tượng thêm những
chi tiết mới.
- Kể theo trình tự có sẵn trong nguyên tác

hoặc đối ..
- Lựa chọn giọng kể
VD: Ngựa sắt kể chuyện TG: Sự việc làm
ra ngựa sắt, tâm trạng của ngựa sắt trong
thời điểm gặp TG, khi cùng TG xông ra
trận ...
- Giữ chi tiết chính, lược bỏ chi tiết phụ,
sáng tạo
- Kết hợp với miêu tả
ĐỀ 1: Kể lại truyện Thánh Gióng bằng
? Hãy liệt kê các sự việc theo trình tự trước lời văn của em.
sau của truyện
I. MB
? Hãy sắp xếp các chi tiết đó theo bố cục 3 1) Sự ra đời của Gióng . (thời gian, địa
phần.
điểm, cha mẹ)
- Gv hướng dẫn hs viết bài
II. Thân bài
(2) Gióng cất tiếng nói đầu tiên, xin đi
đánh giặc .
(3) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con góp
gạo nuôi Gióng .
(4) Gióng ra trận đánh giặc. Tan giặc,
Gióng bay về trời .
(5) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ .
III. Kết bài
(6) Dấu tích còn lại của Gióng
ĐỀ 1: Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy
? Hãy liệt kê các sự việc theo trình tự trước Tinh bằng lời văn của em
Năm học 2014-2015


2

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

sau của truyện
? Hãy sắp xếp các chi tiết đó theo bố cục 3
phần.
- Gv hướng dẫn hs viết bài

I. Mở truyện: Hùng Vương muốn kén rể
II. Thân truyện: Hai chàng trai tới cầu hôn.
-Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
-Sơn Tinh đến trước lấy được vợ.
-Thủy Tinh đến sau nổi giận gây chiến.
-Trận chiến diễn ra giữa hai thần.
III. Kết truyện: Cuộc chiến vẫn diễn ra
hàng năm

4. Củng cố: ? Nêu đặc điểm của văn tự sự
* Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia,
cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
*. Những yếu tố cơ bản của bài tự sự:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)

- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.
5. Hướng dẫn học bài
- Kể sáng tạo truyện ‘Thánh Gióng’ qua lời kể của mẹ Thánh Gióng

Năm học 2014-2015

3

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

Buổi 2
Tuần 4
Ngày soạn: 10/9/2014
Ngày dạy:
ÔN TẬP TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG
I/ Mục tiêu bài học: củng cố kiến thức
1. Kiến thức:
- Khái niệm truyền thuyết
Năm học 2014-2015

4

GV:



Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ
nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giư nước của ông cha ta được kể
trong một tác phẩm truyền thuyết.
2.Kĩ năng:
- Phân tích một số chi tiết kì ảo trong văn bản.
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ tthống câu hỏi trắc nghiệm
3.Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm
của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV chuẩn bị bài ôn tập
2. HS: ôn tập bài
III. Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định tổ chức: Sĩ số:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Họat động của thầy và
Nội dung
trò
- Gv hướng dẫn hs làm
bài tập trắc nghiệm
- Gọi Hs đọc và trả lời

I. Bài tập trắc nghiệm:

1.Em hãy kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
Những sự việc chínhvà chỉ ra đâu là sự việc khởi đầu, sự
việc phát triển, sự việc kết thúc
- Sự ra đời của Thánh Gióng
- Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi
- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi
đánh giặc và đánh tan giặc.
- Vua phong TG là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu
tích còn lại của Thánh Gióng.
2. Truyền thuyết TG là truyện thứ mấy trong thời đại
hùng vương
A. 1
B. 2
C. 3
D.4
2.Vì sao TG được xếp vào thể loại truyền thuyết
a.Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này sang
đời khác.
b.Đó là câu chuyện kể về các anh hùng thời xưa.
c.Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
d.Đó là câu truyện dân gian, có nhiều yếu tố tưởng tượng,
kì ảo và liên quan đến sự thật LS.
2. Ý nghĩa về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
a. Phán ánh quan niệm về sự ra đời của người anh hùng dân
tộc phải là con người của thần, thánh chứ không phải là
người dân bình thường

Năm học 2014-2015


5

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

b. Phán ánh quan niệm về sự ra đời của người anh hùng dân
tộc phải là thần tiên
3. Chi tiết Gióng sinh ra từ gia đình nhà nông dân có ý
nghĩa gì ?
a. Khẳng định anh hùng là do dân sinh ra, do dân nuôi
dưỡng
b. Khẳng định anh hùng phải được thần thánh sinh ra
5. Lời rao tìm người tài giỏi cứu nước của sứ giả vua
Hùng thể hiện điều gì?
a. Là hiệu triệu của vua Hùng, là tiếng gọi của non sông khi
Tổ quốc bị lâm nguy.
b. Là lời tập hợp sức mạnh đoàn kết chống giặc cứu nước.
6. Quan niệm của nhân ta về sự nguồn gốc, thể xác, sức
mạnh ...của người anh hùng là gì?
a. Nguồn gốc thần thánh, ra đời kì lạ, khổng lồ về thể xác,
sức mạnh, chiến công.
b. Nguồn gốc nông dân, do nhân dân nuôi dưỡng dạy bảo
7.Thánh Gióng cất tiếng nói khi nào?
a. Nghe tiếng sứ giả rao, bỗng dưng cất tiếng nói
b. Nghe mẹ về kể vua Hùng cho sứ giả đi rao tìm người tài
giỏi cứu nước, bỗng dưng cất tiếng nói.

8. Tiếng nói đầu tiên của Gióng
A. Tiếng nói đòi đi đánh giặc
B. Tiếng nói gọi bố mẹ đòi ăn cơm
9. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đi đánh giặc
điều đó có ý nghĩa gì ?
A. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để làm đồ chơi đánh
trận giả
B. Để đánh tháng giặc thì dân tộc ta phải có sự chuẩn bị và
đưa cả thành tựu văn hóa, kĩ thuật vào cuộc chiến đấu. Làm
câu chuyện trở lên hấp dẫn
10. Khi ra trận Gióng vươn vai biến thành tráng sỹ
mình cao hơn trượng... Chi tiết này có ý nghĩa gì?
A. Tthể hiện sức mạnh phi thường của thần thánh.
B. Đáp ứng nhiệm vụ cứu nước. Việc cứu nước là rất hệ
trọng và cấp bách, Gióng phải lớn nhanh mới đủ sức mạnh
kịp đi đánh giặc.
II. Các câu hỏi tự luận
- Gv Hướng dẫn Hs củng
cố kiến thức bài học qua
hệ thống câu hỏi tự luận
1. Nhắc lại khái niệm
truyền thuyết

1. Khái niệm
- Truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện
liên quan đến lịch sử thời qúa khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

Năm học 2014-2015


6

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

2. Tiếng nói đầu tiên của
Gióng là tiếng nói đòi đi
đánh giặc : Tiếng nói đó
có ý nghĩa gì ?

3. Sau khi gặp sứ giả cậu
bé còn biến đổi gì nữa?
Tại sao lúc đất nước bình
yên chú bé không lớn mà
khi có giặc lại lớn nhanh
như thổi như vậy?
4.Thấy chú bé ăn nhiều,
lớn nhanh bà con đã làm
gì? Việc làm của bà con
hàng xóm có ý nghĩa như
thế nào
5. Gióng đánh giặc ntn?
Nhận xét về cách đánh và
vũ khí của Gióng

6.. Phân tích ý nghĩa chi

tiết nghệ thuật Gióng bay
về trời

- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các
sự kiện và nhân vật lịch sử.
- 4 Truyền thuyết thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết
thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu.
2. Nghe tiếng sứ giả cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói “Ông
về tâu vua, sắm cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt ,
và một roi sắt..."
- Ý nghĩa:
+ Khi Tổ quốc bị lâm nguy, nhiệm vụ đánh giặc cứu nước
là quan trọng nhất, thiêng liêng nhất. Câu nói của Gióng
nhằm ca ngợi tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
được kết tinh trong một hình tượng mang đậm chất anh
hùng ca.
+ Ý thức đánh giặc cứu nước đã khiến cho người anh hùng
có những khả năng kì lạ, những hành động khác thường
+ Hình tượng TG tiêu biểu cho vẻ đẹp của nhân dân. Trong
hoàn cảnh bình thường. nhân dân lặng lẽ, nhưng khi cần họ
sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Tiếng nói đầu tiên của họ là
tiếng nói đòi đánh giặc.
3. Thánh Gióng bỗng lớn nhanh như thổi (cơm ăn mấy
cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ)
-> Đáp ứng nhiệm vụ cứu nước. Việc cứu nước là rất hệ
trọng và cấp bách, Gióng phải lớn nhanh mới đủ sức mạnh
kịp đi đánh giặc. Hơn nữa, ngày xưa ND ta quan niệm rằng,
người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến
công. Cái vươn vai của Gióng để đạt đến độ phi thường ấy.
4. Bà con đều vui lòng góp gạo, góp vải để nuôi chú bé vì

ai cũng mong chú giết giặc cứu nước
->- Gióng lớn lên bằng những thức ăn đồ uống của nhân
dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ cái
bình thường, giản dị.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu phải
là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân
5 - Kì lạ khi đánh giặc
+ Ngựa hí vang phun lửa....giặc chết như rạ, roi sắt gãy
Gióng nhổ tre bên đường quật vào giặc-> chi tiết kì lạ.
+ Cách đánh: dũng mãnh làm địch không kịp trở tay
+ Vũ khí: vũ khí bằng sắt (vũ khí hiện đại lúc bấy giờ- thời
đại đồ sắt) và vũ khí tự tạo: cây tre của quê hương.
-> Gióng đánh giặc bằng sức mạnh kỳ diệu của nhân dân,
của thiên nhiên, của đất nước. Thể hiện sức mạnh của người
xưa trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
6. Thánh Gióng bay về trời:
- Về trời là hình thức bất tử hóa vẻ đẹp của người anh
hùng . Gióng sinh ra đã phi thường, thì khi ra đi cũng phi

Năm học 2014-2015

7

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6


7. . Mối quan hệ giữa
Gióng và nhân dân

8.Cốt lõi lịch sử trong
truyền thuyết Thánh
Gióng

9. Nhận xét về nghệ
thuật xây dựng hình
tượng TG

thường. Bay lên trời , Gióng tựa như đất trời, vũ trụ, Gióng
sống mãi.
- Không nhận phần thưởng, không nhận công ơn vua, lộc
nước, tất cả mọi chiên công của Gióng để dành cho đất
nước, nhân dân. Thêm một lần nữa hình tượng Thánh
Gióng được kì vĩ hóa, đậm chất lãng mạn.
- Hình tượng TG tiêu biểu cho vẻ đẹp của nhân dân. Trong
hoàn cảnh bình thường, nhân dân lặng lẽ, nhưng khi cần họ
sắn sàng hi sinh vì TQ
7. Mối quan hệ giữa Gióng và nhân dân
- Gióng có nguồn gốc kì lạ, siêu phàm nhưng lại được sinh
ra trong một gia đình nghèo.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng. Gióng đâu phải
là con của một bà mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Bà
con đều vui lòng góp gạo, góp vải để nuôi chú bé vì ai
cũng mong chú giết giặc cứu nước
- G đánh giặc bằng phương tiện và vũ khí phải do nhân dân
làm ra
- Lập đền thờ, phong phù đổng thiên vương, mở hội Gióng

hằng năm .
- Mối quan hệ của G với nhân dân là mqh đặc biệt vì
+ Sức mạnh của G tiêu biểu cho sức mạnh đánh giặc của
toàn dân.
+ G mang khát vọng chiến thắng của một dân tộc. Mỗi khi
đất nước có giặc ngoại xâm, dân tộc lại vươn mình đứng
dậy với một sức mạnh phi thường
8 . Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Thánh Gióng
* Những dấu tích để lại
- Ao hồ, làng cháy, tre đằng ngà...)
- Lập đền thờ, phong phù đổng thiên vương, mở hội Gióng
hằng năm .
- Vào thời đại Hùng Vương, các cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm trở lên ác liệt hơn, đòi hỏi huy động sức mạnh
của toàn dân.
- Hình ảnh ngựa sắt, roi sắt còn nói đến sự phát triển lịch
sử, chúng ta đã vươn tới thời đại đồ sắt.
- Dân tộc Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã anh hùng đánh giặc và
đã chiến thắng kẻ thù, bảo vệ bờ cõi. Khi chiến tháng kẻ
thù, dân tộc ta vẫn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác , vì thế
khi bay về trời, Gióng vẫn để lại áo giáp sắt cho non sông.
9. Nghệ thuật
- Xây dựng người anh hùng cứu nước mang màu sắc thần kì
với những chi tiết nghệ thuật kì ảo, phi thường
- Hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng
người Việt trước hiểm họa xâm lăng.

Năm học 2014-2015

8


GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

- Cách thức sâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ
với những hình ảnh thiên nhiên đất nước
10. Ý nghĩa của Thánh 10. Ý nghĩa
Gióng
- TG ca ngợi hình tượng người anh đánh giặc tiêu biểu cho
sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần
anh dũng, kiên cường của dân tộc ta
4. Củng cố: NHớ được nội dung cót truyện
- Giải thích được ý nghĩa của các chi tiết trong truyện
5. Hướng dẫn học bài
Đóng vai ngựa sắt kể lại truyền thuyết Thánh Gióng
- Ôn tập ý nghĩa của các chi tiết trong truyện

Tuần 5-buổi 3
Ngày soạn: / 9/2014
Ngày dạy:
BÀI 3, TIẾT 9: SƠN TINH THUỶ TINH
<Truyền thuyết>
I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:củng cố kiến thức
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc bộ và khát vọng của

người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai,lũ lụt bảo vệ cuộc sống của mình trong 1
truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: Sử dụng nhiều chi tiết kì lạ,hoang
đường.
2/ Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
Năm học 2014-2015

9

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

3/ Tư tưởng
- Khơi ngợi HS ước mơ, khát vọng chinh phục và làm chủ thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên:+ Soạn bài
- Tranh: Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
- Học sinh:+ Soạn bài
III/ Tiến trình hoạt động dậy và học:
1/ Ổn định tổ chức.
2/ Kiểm tra:
Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Thánh Gióng? Trong truyện đó, em thích hình ảnh, chi

tiết nào nhất? Vì sao?
3/ Bài mới:
I. Bài tập trắc nghiệm
1. Truyện ST, TT thuộc kiểu văn bản nào?
A. Tự sự B. Miêu tả. C. Thuyết Minh . D. Nghị luận
2. Phương thức biểu đạt của truyện STTT
A. Tự sự B. Miêu tả. C. Thuyết Minh . D. Nghị luận
3. Theo em truyện STTT ra đời vào thời đại nào của LS dân tộc
A. Thời đại Văn Lang – Âu lạc
B. Thời nhà Lí
4. Vì sao STTT lại là nhân vật chính
A. - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc
Bộ
B. Cả hai đều xuất hiện ở mọi sự việc. Hai vị thần này là biểu tượng của thiên nhiên,
sông núi cùng đến kén rể, đi suốt diễn biến câu chuyện.
5. Truyện STTT giải thích hiện tượng gì ở đồng bằng Bắc Bộ
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc
Bộ
B. Sức mạnh, ước mơ chế ngựa thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ
6. Truyện STTT Thể hiện ước mơ gì của người Việt cổ
A. Ươc mơ về sự đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta .
B. Sức mạnh, ước mơ chế ngựa thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
7. ST đại diện cho lực lượng nào ? (Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên
nhiên ?)
A. Thủy Tinh là Thần nước, đại diện cho cái ác, cho hiện tượng thiên tai lũ lụt.
B. Sơn Tinh là Thần núiđại diện cho chính nghĩa, cho sức mạnh và khát vọng chiến
thắng lũ lụt của người Việt cổ.
8 Ng.nhân vua Hùng kén rể
A. Hùng Vương kén rể.
B. Vua Hùng không công bằng trong việc ra sính lễ

C. ST tài giỏi hơn Thủy Tinh
D. Thủy Tinh không lấy được MN làm vợ
9. Truyền thuyết thuộc thể loại truyện gì
A. Thi tài kén rể (Trổ tài để lấy người đẹp) .
B. Tài năng được thưởng
Năm học 2014-2015

10

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

10. Mâu thuẫn chỉ có thể được giải quyết bằng cách nào ?
A.Bằng cách đánh ghen để cướp lại người đẹp cuat TT, ST phải chống cự để giữ lại
bằng được Mị Nương.
B.
Hoạt động của thầy và
Nội dung
trò
- Gv hướng dân Hs trả
II. Câu hỏi tự luận
lời các câu hỏi
1. Tóm tắt truyện theo
sự việc các nhân vật
1. Tóm tắt truyện theo sự việc các nhân vật chính:
chính:

- Vua Hùng kén rể.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra sính lễ.
- Sơn Tinh đến trước được vợ, Thuỷ Tinh đến sau nổi giận
đem quân đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà
cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên biển nước.
- Sơn Tinh không hề nao núng bốc từng quả đồi, rời từng
dãy núi…
- Thuỷ Tinh sức đã cạn kiệt đành rút lui.
- Hàng năm TT vẫn đem quân đánh ST, nhưng không được
đành rút quân về.
2. Vì sao dân gian lại 2. Dân gian lại lấy tên hai vị thần để đặt tên cho tác phẩm
lấy tên hai vị thần để đặt - Là hai nhân vật chính
tên cho tác phẩm
- Tất cả các sự kiện cơ bản trong truyện đều liên quan đến
cuộc so tài giữa hai nhân vật này.
+ Tên tác phẩm cũng hé lộ cho gười đọc thấy xung đột cơ
3.Những chi tiết nói về bản sẽ được thể hiện trong tác phẩm
tài năng của hai thần
3.Những chi tiết nói về tài năng của hai thần
* Thần Sơn Tinh
- Tài năng thể hiện lúc cầu hôn
- Khi đánh nhau với Thủy Tinh.
* Thần Thủy Tinh:
- Tài năng thể hiện lúc cầu hôn
- Khi đánh nhau với ST
4.Có ý kiến cho rằng: 4.
Khi đưa ra yêu cầu lễ - Đây là giả thiết thú vị : Vua Hùng đóng đô trên cạn -> Con
vật Vua Hùng đã thiên đường đến nộp sính lễ gần hơn.
vị ST? Em nghĩ thế nào .. + Lễ vật toàn những thứ trên cạn . gồm: Một trăm ván

về ý kiến này ?
cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi 9 ngà, gà 9 cựa,
ngựa 9 hồng mao...đôi -> ST dễ tìm....
- Sự thiên vị ấy cho thấy ND đứng về phía ST- một phúc
thần có công trị thuỷ.
Qua đó ta thấy vua Hùng ngầm đứng về phía ST, vua đã bộc
lộ sự thâm thuý, khôn khéo
Năm học 2014-2015

11

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

5 Thần Tản Viên dù tài
cao phép lạ nhưng lại là
con rể của vua Hùng .
Chi tiết NT này có ý
nghĩa gì ?

6. Truyện kể trong giai
đoạn lịch sử nào? Đó là
giai đoạn như thế nào
của người Việt ta
(Cốt lõi lịch sử)


7.Hãy nhận xét về cách
xây dựng nhận vật và
tác dụng của tình huống
truyện , cách kể chuyện

5 Thần Tản Viên dù tài cao phép lạ nhưng lại là con rể của
vua Hùng . Chi tiết NT này có ý nghĩa :
- Thần Tản Viên là con rể vua Hùng mà vua Hùng lại là
người đứng đầu muôn dân. Chi tiết nghệ thuật này cho thấy
ý thưc suy tôn tổ tiên của người Việt Cổ. Nhân dân ta luôn
suy tôn công lao dựng nước của tổ tiên của người Việt cổ.
Nhân dân ta luôn suy tôn công lao dựng nước của tổ tiên và
có ý thức đề cao quyền lực tuyệt đối . Vua chính là đại diện
tối cao cho dân tôc
6. Cốt lõi lịch sử
+ Truyện gắn với một giai đoạn lịch sử: Thời vua Hùng
Vương. Đây là giai đoạn trong quá trình dựng nước của DT
ta.-> Ngợi ca công lao dựng cscuar cha ông ta trong thời đại
vua Hùng.
- Cuộc sống vật lộn của thiên tai lũ lụt hàng năm của cư dân
đồng bằng Bắc bộ .
- Khát vọng của người Việt cổ trong chế ngực thiên tai, lũ
lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống của mình.
7. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh
Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo
- Tạo sự việc hấp dẫn: Hai vị thần cùng đến cầu hôn
- Dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động

4. Củng cố:

? Tại sao trong truyện dân gian, người xưa lại thường sử dụng các yếu tố kỳ ảo, hoang
tưởng để g.thích các h.tượng tự nhiên?
5) Hướng dẫn học bài
- Học bài
- Kể chuyện bằng lời văn của em
Chuẩn bị bài cấu tạo từ, nghĩa của từ.

Năm học 2014-2015

12

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

Tuần 6- buổi 4
Ngày soạn 24/9/2014
Ngày dạy:

Ôn tập tiếng Việt: Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt, Từ mượn.
I. Mục tiêu cần đạt :
1/ Kiến thức: củng cố cho Hs kiến thức
* Định nghĩa về từ ,cấu tạo của từ cụ thể là:
+ Khái niệm về từ:
+ Đơn vị cấu tạo từ( Tiếng):
+ Các kiểu cấu tạo từ (Từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy):
* Khái niệm từ mượn.

- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng việt.
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
2/ Kỹ năng:
- Nhận diên phân loại được khái niệm các từ loại và phân tích cấu tạo từ
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn.
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết.
3/ Thái độ
- Giáo dục học sinh yêu quí và ham thích tìm hiểu tiếng việt.
- Có thái độ đúng với từ mượn.
Năm học 2014-2015

13

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

II. Chuẩn bị
1. GV: Giáo án, bảng phụ ghi mẫu.
2. HS : Đọc trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập của HS

3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
- GV đưa Vd yêu cầu Hs phân tích rút ra
kiến thức
Bài tập:
Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh
nhau trong đoạn văn sau:
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ
xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ
xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ
chờ tay người đến bẻ mang về.
*Đáp án : Từ phức:chang chang,tu hú ,
gần xa, ran ran,xơ xác, cỏ may, quắt
lại,rủ xuống,bắp ngô, tay người
-Lưu ý : kết hợp lá ngô, hoa ngô, bắp
ngô có cấu trúc gần như giống nhau nhưng
bắp ngô có cấu trúc chặt chẽ hơn nên ta
xếp vào nhóm từ phức .

Năm học 2014-2015

Nội dung
A. Ôn Tập Cấu Tạp Từ
1. Lý Thuyết
a. Từ là gì ?
- Tiếng là đơn vị dùng để tạo nên từ
- Từ dùng để tạo câu.
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu,
tiếng ấy trở thành từ .
* Chú ý

+ Một số tiếng có nghĩa không dùng độc
lập để tạo câu , chỉ dùng để tạo từ
+ Những tiếng không có nghĩa hoặc mất
nghĩa được dùng gắn chặt với tiếng khác
trong từ , tạo nghĩa cho từ
b. Từ đơn và từ phức (7ph)
- Từ đơn: là từ chỉ có một tiếng có nghĩa
- Từ phức có từ hai tiếng trở lên : Coù hai
tieáng trôû leân. Từ phức được chia thành
+ Từ láy : có quan hệ láy âm giữa các tiếng
+ Từ ghép : từ có các tiếng quan hệ với
nhau về nghĩa
* Chú ý : Có một số trường hợp ngoại lệ
- Có những từ đơn cấu tạo hơn một tiếng ,
VD : bồ hóng, dã tràng, bồ kết, ra đi ô, ô
tô-> Gọi là từ đơn đa âm tiết.
- Có những từ gồm hai tiếng trở lên có
quan hệ âm thanh (hình thức của từ láy)
như : ba ba, cào cào, đu đủ, châu chấu,
chôm chôm... nhưng ý nghĩa của chúng
giống như từ đơn.
- Có những từ ghép mà có tiếng bị mất
nghĩa hoặc không xác định được nghĩa :
VD : dưa hấu, chợ búa, giấy má, chùa
chiến
- Phân biệt từ ghép với cum từ
+ Nghĩa của tổ hợp ấy có tính thành ngữ
không, nếu có thì là từ ghép
14


GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

- GV hướng dẫn hs làm bài tập
* BT1:
Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1
(?) Các từ: “ Nguồn gốc”; “Con cháu”
thuộc kiểu cấu từ nào?
(?) Tìm những từ đồng nghĩa với từ “
Nguồn gốc”
(?)Tìm những từ ghép chỉ quan hệ thân
thuộc theo kiểu: Ông bà, anh chị, con
cháu.
* BT 2:
H/s đọc BT2  Nêu y/c BT
(?) Nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ
ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
- Vận dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” để 4
nhóm (4 tổ) thực hiện.
- HS ghi kết quả tìm được của cả nhóm
vào vòng ngoài - sau đó ghi ý kiến thống
nhất vào chính giữa tờ giấy Ao.
(tìm được ít nhất mỗi loại 5 từ)
- Cho điểm các nhóm có kết quả nhanh và
đúng, trình bày sạch đẹp.


+ Cấu tạo của tổ hợp có chặt chẽ không,
nếu chặt chẽ thì đó là từ ghép
VD ; -Hoa hồng là từ ghép khi chỉ một loài
hoa. Không phải cứ hoa có màu hồng thì
gọi là hoa hồng. Hoa hồng có thể có thể
không có màu hồng.
II. Luyện tập
Bài tập 1:
a/ Những từ:
“Nguồn gốc”: “con cháu” đều là là từ
ghép
b/ Từ đồng nghĩa:
+ Cội nguồn, tổ tiên, cha ông, nòi giống,
gốc rễ, huyết thống.
c/ Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc.
+ Câu mở: Cô dì, chú cháu, anh em...
Bài tập 2.
- Khả năng sắp xếp:
- Theo giới tính (Nam, Nữ):Anh chị,
Ông bà.
- Theo bậc ( Trên- dưới): Anh em,chú
cháu
Bài tập 3:
- Tên bánh: bánh + x
+ Bánh + cách chế biến: Bánh rán, bánh
nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng


+ Bánh + chất liệu: Bánh nếp, bánh tẻ,
bánh đậu xanh, bánh khoai, bánh cốm,

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 4
bánh kem…
* BT 5:
+ Bánh + hình dáng: bánh gối, bánh quấn
H/s đọc BT5  Nêu y/c.
thừng, bánh tai voi, bánh cuốn,…
(?) Tìm nhanh các từ láy theo kiểu sau?
Bánh + tính chất: Bánh dẻo, bánh phồng
Gọi đại diện tổ 1,2,3, 4 lên thi tìm nhanh +
...
các từ trên bảng
Bài tập 4:
- Miêu tả tiếng khóc của người
- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả
đó: nức nở, sụt sùi, rưng rức...
Bài tập 5:
- Tìm các từ láy.
+ Tả tiếng cười: Khanh khách, ha hả...
+ Tả tiếng nói:ồm ồm, léo nhéo, thẻ thẻ...
+ Tả dáng điệu: Lom khom. lả lướt, đủng
đỉnh, khệnh khạng...
Năm học 2014-2015

15

GV:


Trường THCS


Giáo án Ngữ Văn 6

Bài tập bổ trợ
Bài 6 :
Bài 6 :
Gạch 1 gạch dọc giữa 2 từ đứng cạnh
*Đáp án : Từ phức:chang chang,tu hú ,
nhau trong đoạn văn sau:
gần xa, ran ran,xơ xác, cỏ may, quắt
Trời nắng chang chang. Hoa ngô xơ lại,rủ xuống,bắp ngô, tay người
xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại, rủ
-Lưu ý : kết hợp lá ngô, hoa ngô, bắp ngô
xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc chỉ có cấu trúc gần như giống nhau nhưng bắp
chờ tay người đến bẻ mang về.
ngô có cấu trúc chặt chẽ hơn nên ta xếp
vào nhóm từ phức .
Bài 7 :
Gạch 1 gạch dưới những từ 2 tiếng trong
đoạn văn sau :
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử,
lăng Bác uy nghi và gần gũi. Cây và hoa
khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm
chồi , phô sắc và toả ngát hương thơm.

Bài 7 :
*Đáp án : Từ 2 tiếng : quảng trường ,Ba
Đình, lịch sử,uy nghi, gần gũi, khắp
miền, đất nước, tụ hội, đâm chồi, phô
sắc , toả ngát, hương thơm.
-Lưu ý : khắp miền cũng có thể xếp vào

nhóm 2 từ đơn
B. Từ mượn
? Trong số những từ mượn dưới đây từ
I. Lý thuyết
nào được mượn tiếng Hán? Từ nào mượn 1. Từ thuần Việt và từ mươn (7ph)
ngôn ngữ khác
- Từ thuật việt là từ do người Vn sáng tạo
- Sứ giả, giang sơn, gan -> từ mượn tiếng ra
Hán .
- Từ mượn là từ có nguồn gốc nước ngoài:
- Mít tinh, Xô Viết -> từ mượn tiếng Nga . mượn tiêng Hán, Mượn tiếng Ấn - Âu
- in – tơ – nét ; Ra - đi – ô -> từ mượn
- Từ mượn được thuần hóa cao viết như từ
Tiếng Anh .
thuần Việt
? Cách viết từ mượn
- Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn,
ta nên dùng dấu gạch nối để nối các tiếng
Bài Tập: Hãy đặt câu với từng từ trong cặp lại với nhau
từ dưới đây để thấy cách dùng khác nhau
2. Nguyên tắc mượn từ:
của chúng: phu nhan/ vợ, phụ nữ/đàn bà
- Mặt tích cực: làm giàu ngôn ngữ dân tộc
- Gv hướng dẫn Hs đặt câu
- Mặt tiêu cực: làm cho ngôn ngữ dân tộc
- Hướng dẫn Hs củng cố kiến thức
bị pha tạp.
Hướng dẫn HS luyện tập
- Không nên mượn từ nước ngòai một cách
- Đọc BT  XĐ về yêu cầu.

tùy tiện .

- H/s đọc BT2  Nêu y/c BT.
Năm học 2014-2015

III. luyện tập (22ph)
Bài 1. Ghi lại các từ mượn
a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên,
tự nhiên, sính lễ
b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân
c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn giắc-xơn,
in-tơ-nét.
Bài 2: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo
thành từ Hán Việt
16

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

- Khán giả: người xem
+ Khán: xem
+ Giả: người
- Thính giả: người nghe
+ Thính: nghe
+ giả: người
- Độc giả: người đọc

+ Độc: đọc
H/s đọc BT  xđịnh Y/c.
+ Giả: người
- Chia nhóm:
*Bài tập 3:
- Kể tên 1 số từ mượn:
+ Nhóm 1,2 (Phần a)
a/ Tên gọi các đơn vị đo lường: Mét,
+ Nhóm 3,4 ( Phần b)
lít,km,kg.
+ Nhóm 5,6 ( Phần c)
b/ Tên gọi các BP xe đạp: Ghi đông, gác đờ – bu, pê - đan.
c/ Tên gọi 1 số đồ vật: Ra - đi - ô, Vi -ô
Bài tập bổ trợ: Em có nhận xét gì về cách lông, bình tông,xòg...
Bài tập bổ trợ: Cách dùng lạm dụng từ
dùng các từ in đậm dưới đây:
nước ngoài một cách thái quá. Việc học
- Hêlô, đi đâu đấy ?
ngoại ngữ là cần thiết, nhưng không nên
- Đi ra chợ một chút
dùng kèm vào tiếng Việt. Một mặt làm mất
....
sự trong sáng của TV. Mặt khác , làm cho
- Thôi, bai nhé, si ơ gên.
mọi người tưởng đang khoe chữ. Chỉ nên
mượn những từ mượn quen dùng trong
cộng đồng và khi thật cần thiết
4. Củng cố : gọi HS vẽ sơ đồ
*Cấu tạo từ:
Từ phức

Từ đơn

Từ ghép
T.G.T.H

Từ láy (Từ tượng thanh, tượng hình)
T.G.P.L

Láy âm đầu
Láy vần
Láy âm và vần
Láy tiếng

5. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập lý thuyết
- Làm lại các bài tập
- Tập giải thích các tưg Hán Việt trong các văn bản đã học

Năm học 2014-2015

17

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

Tuần 8 buổi

Ngày soạn: 8/10/2014
Ngày dạy: 6b/ /9/2014
ÔN TẬP VĂN BẢN: THẠCH SANH
(Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu bài học: Ôn tập củng cố kiến thức
1.Kiến thức :
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ .
- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và
nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh .
2.Kĩ năng :
- Hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại .
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật
và các chi tiết đặc sắc trong truyện .
- Kể lại một câu chuyện cổ tích .
3.Thái độ: Yêu hòa bình, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: chuẩn bị bài ôn tập
2. Học sinh: ôn tập bài
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và
Nội dung
trò
1.Có thể chia truyện
1.Có thể chia truyện Thạch Sanh thành 4 đoạn:
Thạch Sanh thành mấy
Đoạn 1:Từ đầu đến “mọi phép thần thông”->Sự ra đời của
đoạn? Em thử đặt tên

Thạch Sanh
cho từng đoạn à cho biết - Đoạn 2:Tiếp theo cho đến “phong cho làm Quận công”cách tổ chức đoạn trong >Th¹ch Sanh thắng chằn tinh .Lí Thông cướp công TS .
truyện đã hợp lý chưa ?
- Đoạn 3:Tiếp theo đến “hóa kiếp thành bọ hung”->TS đánh
nhau với đại bàng cưu công chúa ,cứu con vua Thủy Tề .Ly
Thông bị trừng phạt .
- Đoạn 4:Còn lại ->Hạnh phúc đến với TS
Cách tổ chức các đoạn rất hợp lí và hoàn chỉnh. Hai nv TS và
LT được xây dựng theo nguyên tắc đối lập , các thử thách với
nhân vật chính ngày càng khó khăn hơn nhưng cuối cùng TS
đã vươyj qua. Việc tổ chức kết cấu và xây dựng nv trong
truyện TS đạt trình độ hoàn chỉnh bậc nhất trong kho tàng cổ
tích VN.
2.Nguồn gốc ra đời của 2. - Nguồn gốc của TS vừa có những nét bình thường vừa
TS có gì đặc biệt ? Nêu có những nét phi thường
ý nghĩa về đoạn kể về
- Bình thường:Con của người nông dân tốt bụng, cuống
Năm học 2014-2015

18

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

sự ra đời của TS ?


3. Hãy nêu gắn gọn
những thử thách mà
Thạch Sanh đã trải qua
và chiến thắng. Em có
nhẫn xét gì về cách xây
dựng các loại thử thách
này

nghèo, làm nghề kiếm củi-> Nv mồ côi nghèo khổ tiểu biểu
nhất trong truyện cổ tích VN
- Khác thường:
+ Do Ngọc hoàng sai thái tử xuống đầu thai (TS là con nhà
trời).
+ Người mẹ mang thai một thời gian dài mới sinh Ts
+ Được các thiên thần dạy đủ các phép thần thông, võ nghệ.
-> TS thuộc loại nhân vật mô côi, bất hạnh, có cuộc sống gần
gũi với nhân dân
-> Sự ra đời kì lạ hé mở và tô đậm những tài năng kì lạ, đẹp dẽ
của nhân vật lí tưởng, làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
=> Nguồn gốc xuất thân cao quý, cuộc sống nghèo khó nhưng
lương thiện.
- Quan niệm của nhân dân ta:
+ Nhân vật quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ
như vậy sẽ lập được nhiều chiến công
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là
những con người
3. - Những thử thách :
+ Diệt chằn tinh
+ Diệt đại bàng
+ Bị bắt giam vào ngục

+ Bị quân mười tám nước kéo sang đánh
- Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, lập
nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm
quý và theo đó, tài năng, phẩm chất của nhân vật cũng được
bộc lộ rõ nét hơn.

4. Hãy liệt kê những
phảm chất, năng lực,
mục đích hành động và
kết cục đối lập nhau
giữa TS và Lí thông vào
bản sau.

Phẩm chất

Thạch Sanh
Lí thông
(Người dũng sĩ dân
gian bách chiến bách thắng)
- Thật thà, chất phác, tin
tưởng vào người khác
-Lừa lọc, tàn nhẫn
- Có tấm lòng vị tha và
- Xảo quyệt mất nhân tinh,
bao dung
giả nhân, giả nghĩa.
- Can đảm, dũng cảm và
Năm học 2014-2015

19


GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

đầy tài năng
- Nhân đạo, yêu hòa bình
(tha tội chết cho mẹ con Lý
Thông; Thiết đãi 18 nước
chư hầu)
-> Thạch Sanh là nhân vật
chức năng hành động theo
lẽ phải giúp dân trừ ác.
Năng lực

+ Có sức khỏe, tài năng vô Là con buôn
địch.
+ Có trong tay những vũ
khí, phương tiện chiến đấu
kì diệu.

Mục đích hành động

Mục chiến đấu chính nghĩa: - Trong truyện LT lừa TS
chinh phục thiên nhiên, cứu tất cả ba lần
người bị hại, cứu dân, bảo
+ Lần thứ nhất: Lừa Ts đi

vệ đất nước.
canh miếu (thực ra để TS
thế mạng).
+ Lần thứ 2: cướp công
của TS (kết quả hắn được
phong quận công).
+ Lần 3: lấp hang (nhằm
giết TS và lấy công chúa ,
nối ngôi vua)

Kết cục

Lấy công chúa, lên ngôi
vua

5. Phân tích những
nét độc ác của LT.
Nếu thiếu nhân vật
LT thì truyện sẽ ra
sao?

6 . Nêu ý nghĩa của
tiếng đàn thần kì,
niêu cơm thần kì

- LT và mẹ hắn không bị
TS trừng trị nhưng lại bị
thiên lôi đánh chất , bị biến
thành bọ hung bẩn thỉu.


5* Những nét độc ác của LT
*- Nếu truyện thiếu nhân vật LT thì tư tưởng tác phảm sẽ thiếu
trọn vẹn. Vì:
+ LT và TS là hai nhân vật đối lập .TS đại diện cho cái thiện, LT
đại diện cho cái ác
+ Sự độc ác của LT làm cho vẻ đẹp của TS hiện lên trọn ven hơn.
Hai nhân vật này cho thấy thái độ của nhân dân: đề cao những
con người nhân nghĩa , khinh ghét những kẻ độc ác.
+ LT là hình tượng nghệ thuật có tính khái quát cao thể hiện
thái độ của nhân đối với cái ác phải bị trừng trị.
6. Nêu ý nghĩa tiếng đàn của truyện
- TS bị bắt vào ngục

Năm học 2014-2015

20

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

7. Nêu ý nghĩa của
truyện ?
8.. Hướng dẫn viết
đoạn văn khoảng8->
12 dòng về nhân vật
TS


+ Tiếng đàn chữa cho công chúa khỏi câm, tiếng đàn giải oan ->
tiếng đàn của tình yêu , lấy công chúa làm vợ -> tiếng đàn vạch
trần tội ác , tiếng đàn của công lý qua đó nhân dân thể hiện quan
niệm và ước mơ về công lý của mình.
+ Tiếng đàn hòa bình : Tiếng đàn làm quân 18 nước chư hầu phải
cuốn giáp xin hàng. Với khả năng thần kì, tiếng đàn là đại diện
cho caí thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. Nó
là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù
-> Tiếng đàn là một vũ khí kì diệu, nó tượng trưng cho tình yêu,
công lý, nhân đạo, hòa bình, khẳng định tài năng, tâm hồn, tình
cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ
* Niêu cơm thần kì của TS có khả năng phi thường, cứ ăn hết lại
đầy làm cho quần 18 nước chư hầu lúc đầu coi thường, chế giễu
nhưng sau đó phải ngạc nhiên khâm phục
- Niêu cơm thần kì với lời thác đố của TS và sự thua cuộc của
quân sĩ 18 nước chư hầu chứng tỏ thêm tính chất kì lạ của niêu
cơm với sự tài giỏi của TS
- > Niêu cơm thần: tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái,
ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình theo quan niệm
của nhân dân ta. -> mô típ thử tài độc đáo
7. Nêu ý nghĩa của truyện - TS thể hiện ước mơ, niềm tin của
nhân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa , lương
thiện.
8.. Hướng dẫn viết đoạn văn khoảng8-> 12 dòng về nhân vật TS
TS – Người dũng sĩ dân gian bách chiến bách thắng
+ Mục chiến đấu chính nghĩa: chinh phục thiên nhiên, cứu người
bị hại, cứu dân, bảo vệ đất nước.
+ Có sức khỏe, tài năng vô địch.
+ Có trong tay những vũ khí, phương tiện chiến đấu kì diệu.

+ Phẩm chất:
. Thật thà, chất phác, tin tưởng vào người khác
. Có tấm lòng vị tha và bao dung
- Can đảm, dũng cảm và đầy tài năng
- Nhân đạo, yêu hòa bình (tha tội chết cho mẹ con Lý Thông;
Thiết đãi 18 nước chư hầu)
-> Thạch Sanh là nhân vật chức năng hành động theo lẽ phải giúp
dân trừ ác.

4. Củng cố
1. Truyện Thạch Sanh giàu ý nghĩa. Theo em đâu là những ý nghĩa toát lên từ tác
phẩm
a. Mơ ước về đạo lí và lẽ công bằng.
b. Khát khao có cuộc sống hạnh phúc.
c. Truyện thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.- S
d. Thể tư tưởng yêu hòa bình, chính nghĩa.
Năm học 2014-2015

21

GV:


Trường THCS

Giáo án Ngữ Văn 6

2.. Các chi tiết thần kì độc đáo

A. Sự ra đời và lớn lên kì lạ của TS

B. Cung tên vàng
C. Cây đàn thần
D. Niêu cơm.
5.Hướng dẫn học bài
- Kể lại chiến công thứ 4 của Ts và nêu ý nghĩa của chiến công này
- Ôn tập bài Em bé thông minh

Năm học 2014-2015

22

GV:


Trường THCS Thanh Phong

Giáo án Ngữ Văn 6

Tuần:
Ngày soạn: 30/9/2014
Ngày dạy: / 10/2014
Ôn TẬP VĂN BẢN: EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích )
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: ôn tập kiến thức
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẫu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua
trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích
và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2.Kĩ năng:

- Hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một truyện cổ tích
3.Thái độ: Giáo dục HS biết yêu quý, trân trọng trí thông minh, sáng tạo của con
người
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: soạn bài
2. Học sinh: Ôn tập
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động của thầy Nội dung
và trò
1. Đây là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian ( VD : Trạng
? Hình thức dùng Quỳnh, bánh chưng bánh giầy )
câu đố để thử tài
 Tác dụng:
nhân vật có phổ - Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất, sự thông
biến trong truyện cổ minh hơn người ( Theo truyện cổ dân gian, câu đố đóng vai trò
tích không? Tác quan trọng trong việc thử tài)
dụng của hình thức - Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển tính cách xủa nhân vật
nay.
và cốt truyện.
- Đã ra đố thì phải có chuyện giải đố. Đây là hình thức tạo mâu
thuẫn, tạo tình huống đòi hỏi phải giải quyết. Trong loại truyện
này, tác giả dân gian thường không ra đố một lần mà nhiều lần,
tạo nên hiện tượng chuỗi câu đố trong truyện.
- Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe .
2. Sự mưu trí và

2 . Sự thông minh mưu trí của của em bé được thử thách qua 4
thông minh của em lần .
bé được thử thách
- Lần1: Đáp lại câu đố của viên quan
qua mất lần? Đó là - Lần 2: Đáp lại thử thách của vua với dân làng.
những thử thách
- Lần 3: Đáp lại thử thách của vua với em bé
Năm học 2014-2015

23

GV: Trần Hải Anh


Trường THCS Thanh Phong

Giáo án Ngữ Văn 6

nào? Các lần đó
khác nhau như thế
nào về mức độ?
Cậu bé đã ứng xử
mỗi tình huống một
cách. Em hãy chỉ ra
sự nhanh trí của
nhân vật trong mỗi
lần vượt đố đó

- Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài.
• Lần thách đố sau khó hơn lần thách đố trước.

+ Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần sau là vua, và lần
cuối là sứ thần nước ngoài.
+ Mức độ oái oăm (độ khó) của câu đố mỗi lần một tăng lên: nội
dung, yêu cầu câu đố và đối tượng, thành phần giải đố
 Tài trí của em bé thông minh hơn người.
* Những cách giải đố của cậu bé rất lí thú
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”
- Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ
nói
- Những điều giải đố đều ko dựa vào kiến thức sách vở, mà dựa
vào kiến thức đời sống, kinh nghiệm dân gian.
- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe
ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và hồn nhiên của lời giải.
-Những lời giải chính tỏ trí tuệ thông minh hơn người của câu bé.
3. Em thú vị nhất 3. Em thú vị nhất với lần thử thách nào của nhân vật? vì sao ?
với lần thử thách
- Lần giải câu đố thứ 4 của bé thú vị hơn cả
nào của nhân vật? vì + Đây là cuộc đấu trí với sứ thần nước ngoài. Trả lời được hay
sao ?
không là chuyện “phương diện quốc gia”chứ không phải là
chuyện thường
+ Vừa đùa nghịch vừa mách nước.
+ Cách trả lời bất ngờ: giải đố bằng hát đồng dao như đứa trẻ nào
cũng biết
. Nhân vật em bé thuộc kiểu tài trí trong đời sống thực tiễn. Kiểu
tài trí này đáp ứng một cách hiệu quả những vấn đề đặt ra trong
cuộc sống của nhân dân
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian
- Tạo ra tiếng cười.
4.Củng cố

Câu hỏi. Qua câu truyện Em bé thông minh, tác giả muốn đề cao điều gì nhất
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua.
B. Sự khéo léo, lém lỉnh của em bé.
C. Sự sắc sảo của nhân dân trong câu đó.
D. Sự thông minh và trí khôn của dân gian
5. Hướng dẫn học bài
- Ôn tập theo câu hỏi
- Kể được chuyện

Tuần 10
Năm học 2014-2015

24

GV: Trần Hải Anh


Trường THCS Thanh Phong

Giáo án Ngữ Văn 6

Ngày soạn: 22/10/2014
Ngày dạy: /10/2014

Ôn tập tiếng Việt: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Chữa lỗi dùng từ.
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Ôn tập kiến thức về
* Từ nhiều nghĩa . Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
* Các lỗi dùng từ:

- Lặp từ và lẫn lộn giữa các từ gần âm.
- Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
- Lỗi do dùng từ không đúng.
- Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng.
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng: Nhận biết từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
- Bước đầu có kĩ năng phát triển lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ
- Nhận biết từ dùng không đúng.
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ.
3.Thái độ: Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ .Thấy được sự phong phú của tiếng
Việt
II.Chuẩn bị :
Gv : Soạn bài
Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
? Nghĩa của từ là gif? Lấy ví dụ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, thường từ chỉ dùng với một nghĩa nhưng xã hội
ngày càng phát triển, nhiều sự vật được con người khám phá và vì vậy nảy sinh nhiều
khái niệm mới . Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá đó, con người đã
thêm nghĩa mới vào . Chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng từ nhiếu nghĩa . Vậy thế
nào là từ nhiều nghĩa ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Trong tiếng Việt có từ chỉ có một nghĩa: I. Từ nhiều nghĩa:
HS, rau muống, rau cải, nhanh nhẹn compa, - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa
kiềng, bút, toán, văn....

- Trong tiếng Việt còn có hiện tượng một từ
nhưng có nghiều nghĩa khác nhau
? GV yêu cầu hs đọc SGK và timg hiểu phân
tích ví dụ
? Tra từ điển về nghĩa của từ chân
? Các từ chân trong bài thơ ứng với nghĩa
Năm học 2014-2015

25

GV: Trần Hải Anh


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×