Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án hóa 9 theo chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.92 KB, 7 trang )

Ngày soạn:

Tiết 11

Ngày giảng:
BÀI 7: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA BAZƠ.
1/ Mục tiêu:
1.1: Kiến thức:Biết được:
- Tính chất hóa học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit);
tính chất hóa học riêng của bazơ tan (kiềm) ( tác dụng với oxit axit và với dung
dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).
1.2: Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một số bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không
tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của
bazơ không tan.
- Nhận biết môi trường dung dịch bằng chất chỉ thị màu ( giấy quì tím hoặc dung
dịch phenolphtalein).
- Viết PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của bazơ.
1.3: Thái độ:
- Tích cực, nghiêm túc trong học tập, tạo thói quen làm việc khoa học.
1.4: Phát triển năng lực:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành thí nghiệm
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học
2/ Chuẩn bị
2.1: giáo viên:
Dụng cụ:giá ống nghiệm, ống nghiệm, , ống hút, đèn cồn, kẹp gỗ, khay nhựa,
thìa thủy tinh.
Hoá chất:
+ bazơ : NaOH, Cu(OH)2


+ chất chỉ thị: quỳ tím và dd phenolphtalein ( không màu)
+ dd muối: CuSO4, FeCl2
+ kim loại: Fe, Cu
+ phi kim: lưu huỳnh, photpho đỏ


2.2 học sinh
- ôn tập lại phần phân loại các bazơ và ôn tập lại tính chất hóa học của oxit và axit
3 Phương pháp:
- Quan sát
-Thí nghiệm nghiên cứu
- Thảo luận theo nhóm nhỏ
4/ Tiến trình bài giảng.
4.1/ Ổn định tổ chức
4.2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu 1. Có mấy loại bazơ ? lấy ví dụ cho mỗi loại?
Câu 2: Ở bài học trước em đã được tìm hiểu những tính chất hóa học nào liên quan
đến bazơ ?
Đáp án: 1- có 2 loại bazơ: bazơ tan ( NaOH, Ca(OH) 2, KOH,..) và bazơ không tan
(Cu(OH)2 , Fe (OH)3 , ...)
2- các tính chất hóa học của bazơ đã được tìm hiểu:
+ dd bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
+ bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
4.3/Giảng bài mới.
Hoạt động 1: tình huống xuất phát ( 1 phút)
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên dẫn dắt từ hoạt động
kiểm tra bài cũ học sinh vào bài mới: ở
các bài học trước em đã được nghiên
cứu tìm hiểu về sự phân loại, cách gọi

tên cũng như đã được tìm hiểu về một
số tính chất hóa hoc của bazơ. Vậy
bazơ còn tính chất hóa học nào nữa
không chúng ta vào bài học ngày hôm
nay “ TIẾT 11: TÍNH CHẤT HÓA
HỌC CỦA BAZƠ ”
- Theo em, ngoài 2 tính chất mà em
vừa nêu thì bazơ còn tác dụng với
những loại chất nào nữa không?

Hoạt động của học sinh
Nghe


Hoạt động 2: nêu ý kiến ban đầu về tính chất hóa học của bazơ
( 3 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ Học sinh đưa ra các dự đoán, có thể là:
và đưa ra các dự đoán ban đầu về tính
- bazơ làm đổi màu quỳ tím thành
chất hóa học của bazơ.
xanh. (TN 1)
Giáo viêm ghi các dự đoán ban đầu
- bazơ tác dụng với dung dịch muối
của học sinh lên bang ( phần bảng phụ)
muối ( TN 2)
- bazơ không tan bị phân hủy bởi nhiệt

(TN 3)
- bazơ tác dung với kim loại (TN4)
- bazơ tác dụng với phi kim (TN5)
Hoạt động 3: đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu (10 phút)
Hoạt động của giáo viên
Giáo viên giới thiệu các hóa chất :
+ bazơ : NaOH, Cu(OH)2

Hoạt động của học sinh
Học sinh thảo luận nhóm ghi các
phương án thí nghiệm ra bảng phụ và
dại diện nhóm báo cáo kết quả

+ chất chỉ thị: quỳ tím và dd
- TN1:
phenolphtalein ( không màu)
+ cho quỳ tím lần lượt vào các ống
+ dd muối: CuSO4, FeCl2
nghiệm chứa: NaOH, Cu(OH)2 . quan
+ kim loại: Fe, Cu
sát hiện tượng.
+ phi kim: lưu huỳnh, photpho đỏ

+ nhỏ một vài giọt dd phenolphtalein
vào 2 ồng nghiêm lần lượt chứa:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhóm nhỏ
NaOH, Cu(OH)2 . quan sát hiện tượng.
trong 5 phút đề xuất các thí nghiệm
nghiên cứu các tính chất của bazơ
- TN2:

- nhóm 1: TN 1
- nhóm 2: TN2
- nhóm 3: TN3
Nhóm 4:TN4 và TN5

+ nhỏ một vài giọt dd CuSO4 lần lượt
vào các ống nghiệm chứa: NaOH,
Cu(OH)2 . quan sát hiện tượng.
+ Nhỏ một vài giọt dd FeCl2 lần lượt
vào các ống nghiệm chứa: NaOH,
Cu(OH)2 . quan sát hiện tượng.
- TN3: lấy một ít Cu(OH)2 cho vào
ông nghiệm và đun trên ngọn lửa đèn


cồn và quan sát hiên tượng.
- TN4: cho một ít bột đồng lần lượt vào
các ống nghiệm chứa: NaOH, Cu(OH) 2
. quan sát hiện tượng.

GV chốt phương án thí nghiệm cho HS

- TN5: cho một ít bột lưu huỳnh lần
lượt vào các ống nghiệm chứa: NaOH,
Cu(OH)2 . quan sát hiện tượng.

Hoạt động 4: tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả ( 15 phút)
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh


GV phân công các nhóm làm thí - Đại diện nhóm lên lựa chọn hóa chất
nghiệm:
dụng cụ thích hợp để làm thí nghiệm
nhóm 1: TN 1
- nhóm 2: TN2
- nhóm 3: TN3
Nhóm 4:TN4 và TN5
- quan sát các nhóm làm thí nghiệm

- các nhóm làm thí nghiệm nghiên cứu
ghi kết quả vào bảng nhóm theo mẫu
sau:
Hiện
tượng

Kết
luận

Dự đoán sản phẩm
-viết phương trình
hóa học xảy ra

- nhận xét kết quả và quá trình làm thí - đại diện các nhóm lên báo cáo kết
quả, các nhóm còn lại nghe và nhận
nghiệm của học sinh.
xét, bổ sung ( nếu có)
Hoạt động 5: kết luận - rút kiến thức mới ( 3 phút)
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Qua các thí nghiệm chúng ta vừa - học sinh trả lời:
nghiên cứu bazơ có những tính chất
1 bazơ tan làm đổi màu chất chỉ thị
hóa học nào?
+quỳ tím thành màu xanh.
+ Dung dịch phenolphtalein không
màu thành màu đỏ.
2 Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ
→ oxit bazơ + nước.


GV ghi kết luận của HS lên bảng

3 bazơ tan tác dụng với một số
dung dịch muối → muối mới + bazơ
mới

- yêu cầu HS đối chiếu các dự đoán
4 bazơ tan và không tan với axit →
ban đầu về tính chất của bazơ
muối và nước
( Phản ứng trung hoà)
5 bazơ tan tác dụng với oxit axit →
muối + nước.
4.4 củng cố ( 7 phút )
? nhắc lại tính chất hóa học của bazơ ? ba zơ tan có những tính chất hóa học nào?
Ba zơ không tan có những tính chất hóa học nào?


ụng
v

ới
m

ột s
ốd

dm
uố i

HS trả lời GV chốt bằng sơ độ tư duy:

Tác
d

Bài 1: Dãy gồm các bazơ bị nhiệt phân hủy là :
A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.
B. Fe(OH)3, KOH, Mg(OH)2.
C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.


D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2.
Bài 2: Dãy gồm các bazơ tác dụng được với CO2 là :
A. Cu(OH)2, Mg(OH)2, NaOH.
B. NaOH , KOH, Ba(OH)2.
C. Al(OH)3, Fe(OH)2, Mg(OH)2.
D. Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2.
Bài 2: Trong quá trình sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí có tạo ra một

số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S.
a) Nếu các khí này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường thì có ảnh hưởng
gì đối với môi trường sống xung quanh?
b) Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dung dịch nước vôi
trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích.

Những chùm khói đen tỏa ra từ cột xả khí thải của nhà máy nhiệt điện Uông Bí (Ảnh:
Ngọc Anh)

4.5: Hướng dẫn về nhà ( 3 phút)
- Học bài, làm BT: 1, 3, 4, 5 SGK/ tr 25
- Tìm hiểu về các tính chất vật lí, hóa học của một số bazơ quan trọng như NaOH
và Ca (OH)2 .
5. Rút kinh nghiệm




×