Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.02 KB, 60 trang )

MỤC LỤC

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT: Bảo hiểm Y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CNTT: Công nghệ thông tin
DN: Doanh nghiệp
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1


NLĐ: Người lao động
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
HCSN: Hành chính sự nghiệp
HĐND: Hội đồng nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
HTX: Hợp tác xã
SDLĐ: Sử dụng lao động

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng
Nội dung
Bảng 1
Bảng số liệu về số người tham gia BHXH Bắt buộc tại huyện Ứng Hòa
năm 2015
Bảng 2
Tình hình tham gia BHTN của các đơn vị trên địa bàn năm 2015


Bảng 3
Kết quả thu BHXH Bắt buộc tại BHXH huyện Ứng Hòa năm 2015
Bảng 4
Số liệu về tình hình nợ đọng BHXH năm 2015
Bảng 5
Bảng số liệu về công tác xét duyệt hồ sơ năm 2015
2


Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Bảng 12
Bảng 13
Bảng 14
Bảng 15
Bảng 16

Bảng tổng hợp chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức năm 2015
Bảng số liệu tổng hợp về chi trả chế độ TNLĐ – BNN năm 2015
Bảng số liệu tổng hợp về chi trả chế độ hưu trí năm 2015
Bảng số liệu tổng hợp về công tác chi trả chế độ tử tuất năm 2015
: Bảng số liệu về tình hình tham gia của các đơn vị SDLĐ giai đoạn
2013 – 2015
Bảng số liệu về số NLĐ tham gia BHXH tại các đơn vị
Số liệu TL –TC làm căn cứ đóng BHXH giai đoạn 2013 – 2015
Tình hình thu BHXH so với kế hoạch giai đoạn 2013 – 2015

Kết quả thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013
– 2015
Bảng số liệu kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối doanh nghiệp tại
BHXH huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015
Tình trạng nợ đọng tại BHXH huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015

LỜI MỞ ĐẦU
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, BHXH góp phần mở
rộng, nâng cao việc đảm bảo vật chất ổn định đời sống cho NLĐ khi họ gặp phải
những rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề
nghiệp, tuổi già và chết. Đồng thời đảm bảo ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã
hội.
Kể từ khi dành được chính quyền cho đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện chính sách BHXH đối với NLĐ, nhưng
từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản
lý của Nhà nước thì việc bao cấp toàn bộ cho hệ thống BHXH như trước là không
3


còn phù hợp. Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và lợi ích chung của toàn
xã hội thì cần có sự đóng gớp của các bên tham gia vào quỹ BHXH( Điều này đã
được quy định rõ trong luật BHXH ). Quỹ BHXH có vững mạnh và ổn định thì mới
đảm bảo chi trả kịp thời cho người tham gia khi họ gặp rủi ro, khó khăn trong cuộc
sống và duy trì hoạt động của hệ thống BHXH. Để hình thành nên quỹ BHXH,
công tác thu BHXH đóng vai trò rất quan trọng , đó là điều kiện cần và đủ để chính
sách BHXH được thực hiện có hiệu quả.
Với đặc thù của Việt Nam, hoạt động BHXH không nhằm mục đích sinh lời,
hoàn toàn do Nhà nước tổ chức thực hiện. Vì vậy yếu tố quản lý luôn đươc xem là
một trong những yếu tố quan trọng khi tổ chức thu BHXH. Thực tiễn công tác thu
BHXH thời gian qua cho thấy, mặc dù chính sách thu BHXH đã được sửa đổi bổ

sung, quá trình tổ chức thực hiện đã có nhiều cải tiến xong hiệu quả thu chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp còn chậm đóng, nợ đọng
kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Do vậy việc nghiên cứu công tác
thu BHXH trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thu BHXH là
rất cần thiết. Do nhận thức được tầm quan trọng của của công tác thu BHXH đối
với sự hình thành và phát triển quỹ BHXH vì vậy em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài
:” Thực trạng công tác thu BHXH Bắt buộc tại BHXH huyện Ứng Hòa giai đoạn
2013 -2015.”
Mục đích nghiên cứu đề tài này nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách
BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng. Từ đó đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị để thực hiện tốt hơn công tác BHXH và công tác quản lý thu BHXH
trên địa bàn trong thời gian tới.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được cấu tạo thành hai phần chính,
một phần chính được cấu tạo bởi ba chương bao gồm:
Phần 1: Những vấn đề chung về tình hình thực hiện BHXH tại BHXH
huyện Ứng Hòa – TP Hà Nội
Chương I: Khái quát về đặc điểm, tình hình chung tại BHXH huyện Ứng
Hòa
Chương II: Tình hình thực hiện BHXH tại BHXH huyện Ứng Hòa
Chương III: Giải pháp và khuyến nghị
Phần 2: Chuyên đề: Thực trạng thực hiện BHXH bắt buộc tại BHXH
huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015.
Chương I: Cơ sở lý luận chung về BHXH và công tác thu BHXH bắt buộc

4


Chương II: Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Ứng
Hòa giai đoạn 2013 – 2015.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị tăng cường thu BHXH tại BHXH

huyện Ứng Hòa giai đoạn 2013 – 2015
Trong quá trình thực tập và viết báo cáo em đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của cô Thạc sỹ Nguyễn Thị Vàn và sự giúp đỡ tận tình của đợn vị thực tập,
song do thời gian thực tập và trình độ lý luận cũng như thực tiễn còn hạn chế nên
báo cáo của em khó tránh khỏi những thiều sót. Rất mong được sự góp ý của các
thầy cô giáo. Đơn vị thực tập và các bạn để báo cáo thực tập của em hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Hà nội, tháng 08 năm 2016
Sinh viên: Đỗ Thị Yến

PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH
TẠI BHXH HUYỆN ỨNG HÒA
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CHUNG TẠI
BHXH HUYỆN ỨNG HÒA
1.1. Đặc điểm tình hình của BHXH Huyện Ứng Hòa
1.1.1. Đặc điểm về tình hình kinh tế huyện Ứng Hòa
Ứng Hòa là một huyện phía nam của Hà Nội, phía bắc giáp huyện Chương
Mỹ và Thanh Oai, phía nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà
Nam), phía tây giáp huyện Mỹ Đức, phía đông giáp huyện Phú Xuyên.
5


Ngày 23 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ra Nghị định số 107/2003/NĐ-CP
điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị trấn Vân Đìnhthuộc huyện Ứng Hòa.
Theo đó, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Tân Phương và
một phần diện tích và dân số các xã Liên Bạt, Phương Tú, Vạn Thái vào thị trấn
Vân Đình.[3]
Sau khi điều chỉnh, huyện Ứng Hòa gồm 29 đơn vị hành chính gồm thị trấn
Vân Đình và 28 xã: Cao Thành, Đại Cường, Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ, Đồng

Tiến, Đồng Tân, Hoa Sơn, Hòa Lâm, Hòa Nam, Hòa Phú, Hòa Xá, Hồng Quang,
Kim Đường, Liên Bạt, Lưu Hoàng, Minh Đức, Phù Lưu, Phương Tú, Quảng Phú
Cầu, Sơn Công, Tảo Dương Văn, Trầm Lộng, Trung Tú, Trường Thịnh, Vạn Thái,
Viên An, Viên Nội.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà
Nội theo Nghị quyết của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29 tháng
5 năm 2008. Theo đó, huyện Ứng Hòa thuộc Hà Nội.[4]
Về kinh tế: Là huyện thuần nông, điểm xuất phát thấp, thời gian gần đây,
huyện Ứng Hòa đã tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất
nông nghiệp kết hợp với khôi phục ngành nghề truyền thống và phát triển nghề
mới, nên năm 2009 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 905,6 tỷ đồng, vượt 2,7% so
với kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 11,2%. Số hộ đói nghèo đã giảm được 1.152
hộ (giảm 2,63% so với năm 2008).
Về nông nghiệp: Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo nhân rộng các mô hình nông
nghiệp giá trị kinh tế cao nhằm phát huy tối đa hiệu quả giá trị sử dụng đất ở địa
phương. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, theo các
mô hình chuyên canh, đa canh, nuôi thủy sản (lúa + cá + vịt). Hiện tại, tổng đàn gia
súc, gia cầm của huyện duy trì khoảng gần 900.000 con.
Đặc biệt, để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, huyện đã quy hoạch 12 điểm với 635ha diện tích trồng rau an toàn tập
trung tại các xã ven sông Đáy.
Cùng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, một mũi nhọn khác của Ứng Hòa là nuôi
trồng thủy sản. Năng suất thủy sản trung bình đạt từ 6,2-6,5 tấn cá/ha/năm; cho thu
nhập từ 75-85 triệu đồng/ha/năm; cao gấp 2,5 đến 3 lần so với cấy lúa. Nhiều hộ
đầu tư vốn lớn cho thu nhập lên tới 100-120 triệu đồng/ha/năm.
Về công nghiệp: Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công
nghiệp tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2008.

6



Về thương mại-dịch vụ: Năm 2009, giá trị thương mại dịch vụ tăng 17,4% so
với cùng kỳ năm 2008. Huyện đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng và
nâng cấp một số chợ xã. Phấn đấu năm 2010, đưa chợ đầu mối nông sản thuộc
trung tâm thương mại thị trấn Vân Đình vào khai thác hoạt động kinh doanh đồng
thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Huyện đã triển khai 87 dự án đầu tư xây dựng
cơ bản với tổng vốn trên 550 tỷ đồng. Đến nay đã có năm dự án hoàn thành. Hiện
nay, 100% số thôn trong huyện đã có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 837,8 km
đường giao thông khu vực huyện lỵ đã được trải nhựa, tạo điều kiện cho nhân dân
giao lưu kinh tế, phát triển sản xuất và phục vụ đời sống. Dự án đường trục phía
nam Hà Nội đi xuyên qua huyện tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế.
Về làng nghề: Ứng Hòa có một số các làng nghề truyền thống như làng may
Trạch Xá thuộc xã Hòa Lâm, làng bún Bặt thuộc xã Liên Bạt, làng đàn Đào Xá
thuộc xã Đông Lỗ, làng nghề khảm trai Cao Xá thuộc xã Trung Tú.
Về giáo dục: Toàn huyện có 15/29 trường đạt chuẩn quốc gia.
Về y tế: Toàn huyện có 13/29 trạm y tế xã đạt chuẩn và có bác sĩ phục vụ,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Di tích và danh lam thắng cảnh : Huyện Ứng Hòa có nhiều danh thắng nổi
tiếng như Đình chùa Tử Dương, Đình Hoàng Xá, Đình Đông Lỗ, Đền Thái Bình,
Đền Đức Thánh Cả, khu Cháy với Bảo tàng và Tượng đài lịch sử lưu giữ nhiều
hiện vật của thời kháng chiến chống Pháp.
1.1.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển BHXH huyện Ứng Hòa
BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, BHXH góp phần mở
rộng, nâng cao việc đảm bảo vật chất, ổn định chính trị, an toàn xã hội, thúc đẩy sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Kể từ ngày giành được chính quyền đến nay,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xay dựng và hoàn thiện chính sách
BHXH đối với NLĐ.
Ngày 16/02/1995 chính phủ đã ra nghị định số 19/CP về việc thành lập
BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện có ở Trung ương

và địa phương thuộc hệ thống Lao động – Thương binh và Xã hội cùng Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến cấp huyện
giúp Thủ tướng chính phủ về công tác BHXH theo pháp luật của Nhà nước quy
định.
Ngày 15/6/1995 BHXH Việt Nam ra quyết định số 13/QĐ và Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Tây ( nay là TP Hà Nội) có quyết định số 314/QĐ-UB ngày
7


23/06/1995 về việc thành lập BHXH tỉnh Hà Tây và đã chính thức hoạt động từ
ngày 01/07/1995
BHXH Huyện Ứng Hòa được thành lập từ 01/07/1995 là một cơ quan nằm
trong hệ thống BHXH TP Hà Nội, trải qua hơn 10 năm hoạt động BHXH huyện
Ứng Hòa đã ngày càng khẳng định được vị trí vai trò của mình, góp phần tích cực
trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và đóng góp một
phần nhỏ bé của mình vào kết quả hết sức quan trọng của toàn ngành.
Số người tham gia BHXH trong huyện ngày một tăng, phạm vi BHXH ngày
càng được mở rộng. Năm 2015 toàn huyện có 264 cơ quan , đơn vị tham gia
BHXH gồm có 138 đơn vị hành chinh sự nghiệp, 4 đơn vị doanh nghiệp nhà nước
chuyển thành công ty cổ phần, 66 đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh với tổng
số lao động tham gia là 8.592 người
Quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH ngày càng chặt chẽ hơn
đảm bảo việc chi trả dài hạn, ngắn hạn đầy đủ, kịp thời thuận tiện đã góp phần đảm
bảo đời sống của NLĐ ổn định chính trị, an toàn xã hội.
Số thu BHXH ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2013 tổng
thu là 61.116 triệu đồng, 2014 là 74.695 triệu đồng, năm 2015 là 86.598 triệu đồng
tỷ đồng. năm 2014 đạt 122% vượt 22 % so với 2013. Năm 2015 đạt 115% vượt
15% so với 2014.
1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức bộ máy
• Chức năng

Chức năng cơ bản của BHXH huyện Ứng Hòa là giúp Giám đốc BHXH tỉnh
tổ chức thực hiện các chế độ chính sách, chế độ BHXHquản lý tài chính BHXH
trên địa bàn huyện.
• Nhiệm vụ
- Xây dựng và trình Giám đốc BHXH tỉnh kế hoạch phát triển BHXH
huyện dài hạn, ngắn hạn, báo cáo công tác hàng năm, tổ chức thực hiện
các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
- Hướng dẫn NSDLĐ lập danh sách lao động đóng BHXH, đôn đốc theo
dõi việc thu nộp BHXH của NSDLĐ và NLĐ trên địa bàn huyện theo
quy định của Luật BHXH và quy trình của BHXH Việt Nam
- Tiếp nhận kinh phí,danh sách và trực tiếp chi trả hoặc thông qua mạng
lưới đại lý chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH do tỉnh chuyển
xuống, theo dõi việc thay đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm trong quá
trình chi trả.
8


- Tổ chức thực hiện việc chi trả các chế độ BHXH cho từng người được
hưởng trên địa bàn theo phân cấp quản lý của Tổng giám đốc BHXH Việt
Nam và Giám đốc BHXH tỉnh bao gồm:
+ Chế độ trợ cấp ốm đâu, thai sản
+ Chế độ trợ cấp TNLĐ – BNN
+ Chế độ trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
- Tổ chức ghi sổ, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho NLĐ thuộc các cơ quan,
đơn vị sản xuất kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp trên địa bàn
huyện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và phân cấp theo BHXH tỉnh
- Tổ chức thu các khoản về BHXH, BHYT, đối với cá nhân, tổ chức tham
gia BHXH, BHYT Tự nguyện.

- Hướng dẫn tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo
phân cấp.
- Từ chối việc đóng và chi trả các chế độ BHXH, BHYT không theo đúng
quy định.
- Bồi thường mọi khoản chi, thu sai các quy định của Nhà nước về BHXH
cho các đối tượng tham gia
- Tổ chức ký hợp đồng các cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện tiêu
chuẩn chuyên môn kỹ thuật, giám sát việc thực hiện hợp đồng và việc
cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ
BHYT đồng thời chống lạm dụng quỹ và trục lợi BHYT.
- Tổ chức ký hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lưới đại lý chi trả
BHXH ở cấp xã.
- Kiến nghị với chính phủ và cơ quan Nhà nước có liên quan về việc sửa
đổi, bổ xung các chính sách, chế độ phù hợp với tình hình của đất nước,
của địa phương trong từng giai đoạn
- Thực hiện chế độ kế toán thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của
Nhà nước và hướng dẫn BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh.
- Thực hiện thông tin tuyên truyền, giải thích các chế độ BHXH.
- Kiểm tra giải quyết, khiếu nại tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách
BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý công chức viên chức, tài chính, tài sản thuộc BHXH huyện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do BHXH tỉnh giao.
9


1.1.3. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức và lao động BHXH huyện Ứng Hòa
Ngày đầu thành lập, cơ quan có 5 cán bộ, 2 nam, 3 nữ tuổi đời bình quân 33,
trình độ chuyên môn có 2 cán bộ trung cấp, 2 sơ cấp, 4 đảng viên.
Đến nay có 16 cán bộ ( 07 nam, 9 nữ). Bao gồm:
- 01 Giám đố phụ trách chung, kiêm bí thư chi bộ

- 01 Phó giám đốc phụ trách thu BHXH bắt buộc
- 01 Phó giám đốc phụ trách BHYT tự nguyện và công tác giám định chi
- Và các cán bộ thuộc các bộ phận trong cơ quan.
Những năm qua được sự lãnh đạo của BHXH TP Hà Nội, cùng với sự phấn
đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đến nay
cơ quan đã có 13 đồng chí có trình độ đại học, 3 đồng chí trình độ cao đẳng, trong
đó có 9 Đảng viên trong đó có 3 đồng chí có trình độ lý luận chính trị trung cấp,
100% cán bộ công chức trong cơ quan có trình độ B tin học. Đội ngũ cán bộ đại
diện chi trả ở cơ sở được các xã quan tâm chọn cử nên toàn huyện có 29/29 đại lý
đều là cán bộ Đảng viên và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH Huyện Ứng Hòa

10


(Nguồn: BHXH huyện Ứng Hòa)

Giám đốc
Các phòng trực thuộc có chức năng giúp việc cho giám đốc thực hiện các công
việc theo từng lĩnh vực chuyên môn.
• Bộ phận quản lý thu
Gồm các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
Phó Giám đốc
- Tổ chức nhiệm vụ khai thác, phát triển, mở rộng đối tượng tham gia
BHXH.
- Xây dựng kế hoạch thu BHXH theo tháng, quý, năm. Báo cáo giám đốc
BHXH thành phố giao chi tiêu thu, chi.
- Tổ chức thu BHXH của NLĐ, NSDLĐ theo điều lệ BHXH.
- Theo dõi sự biến động và xác nhận thời gian đóng, mức đóng BHXH cho

Bộ phận NLĐ Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
Bộ phận
quản

một
cửa
chế
độ
KT
TC
quản lý
• Bộ phận quản lý chi
chi
chính
thu
Gồm các chức năng, nhiệm vụ chủ
yếu sau:
sách
- Xây dựng kế hoạch chi BHXH quý, năm trên cơ sở số lượng đối tượng
Đại lý
BHXH
cấp đối
xã tượng do phòng quản lý chế độ
hưởng BHXH, dự kiến
tăng,
giảm
chính sách BHXH cung cấp và do các đơn vị SDLĐ lập, gửi đến theo
hướng dẫn của BHXH Việt Nam.

- Hàng quý, lập dự toán chi theo sự hướng dẫn của BHXH Việt Nam
- Căn cứ vào biến động đối tượng hưởng BHXH để điều chỉnh và lập danh
sách chi kịp thời
- Tổ chức và thanh toán chi các chế độ BHXH
11


• Bộ phận kế toán tài chính
Có các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng hợp đánh giá thực hiện kế hoạch yhu, chi BHXH hàng tháng, quý,
năm.
- Tổ chức cấp và quản lý kinh phí để chi trả cho các đối tượng tham gia.
- Tổ chức cấp và quản lý kinh phí để chi trả cho bộ máy
- Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của Bộ
tài chính
- Phối hợp với phòng quản lý thu, quản lý chi BHXH để xét duyệt, đánh
giá và tổng hợp quyết toán thu, chi BHXH
• Bộ phận chế độ chính sách
Bao gồm các chức năng, nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn thủ tục lập hồ sơ theo từng chế độ hưởng trợ cấp BHXH.
- Tổ chức xét duyệt hồ sơ và mức hưởng chế độ trợ cấp BHXH cho từng
đối tượng.
- Quản lý lưu trữ hồ sơ các loại đối tượng hưởng trợ cấp BHXH.
- Hàng tháng theo dõi thống kê sự biến động tăng, giảm từng loại đối
tượng.
- Có trách nhiệm cung cấp hồ sơ tài liệu cho phòng quản lý chi BHXH,
phòng kế hoạch – tổ chức để thực hiện việc chi trả cho đối tượng và giải
quyết các chính sách BHXH.
• Bộ phận một cửa
Bao gồm các chức năng nhiệm vụ sau

- Tiếp nhận hồ sơ của các đối tượng đến đăng ký, thay đổi thông tin liên
quan đến BHXH
- Trả kết quả tham gia, thụ hưởng của các đối tượng tham gia BHXH
1.1.4. Cơ sở vật chất BHXH huyện Ứng Hòa
BHXH huyện Ứng Hòa có diện tích đất trên 500m2, khu nhà hai tần được
xây dựng khang trang với 8 phòng làm việc, hội trường khá rộng để tổ chức hội
họp, hội trường được trang bị 4 chiếc quạt trần, 2 máy điều hòa và các thiết bị điện
tử (loa, đài, âm ly…)
Các phòng làm việc có đủ bàn ghế, quạt, đèn, máy vi tính ( bao gồm 16 máy
tính cho 16 số cán bộ nhân viên trong cơ quan)… phục vụ cho công việc
Cơ quan có một bếp ăn. Nhà để xe của cán bộ cơ quan và khách giao dịch.

12


Các pano, áp phích, chỉ dẫn hứng dẫn về các thủ tục hồ sơ, khẩu hiệu, hành
động của cơ quan được trang bị đầy đủ
Xung quanh cơ quan trồng cây xanh để tạo cảnh quan môi trường.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn
1.2.1. Những thuận lợi cơ bản
BHXH huyện Ứng Hòa nằm ở vị trí trung tâm của huyện, trên trục đường
21B tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện BHXH ( thu, nộp BHXH, giải
quyết các chế độ BHXH…) cho người tham gia cho tất cả các xã trong huyện.
Với hệ thống các đại lý làm công tác thu ở từng xã, thị trấn ( 29 đại lý), nên
việc thu tiền BHXH khá thuận lợi. Hầu hết các đơn vị tham gia BHXH trong huyện
đều thuộc khối hành chính sự nghiệp ( UBND, HĐND các xã phường, trường học,
trạm y tế …) nên công tác thu, nộp BHXH cũng có thuận lợi, tình trạng chậm đóng
BHXH ít xảy ra.
Đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm lâu năm, có tinh thần trách nhiệm
với công việc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong cơ quan. Ngoài ra

có một số cán bộ trẻ, nhiệt tình không ngừng học tập và đoàn kết cùng nhau hoàn
thành tốt công việc chung của tập thể cũng như nhiệm vụ riêng của mỗi thành viên.
Cán bộ ngành luôn có những đợt bồi dưỡng về trình độ và chuyên môn đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cơ sở vật chất được tăng cường công tác đầu tư trang thiết bị hiện đại, các
phần mềm liên ngành để hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của công việc về xét duyệt,
chi trả các chế độ nên việc giải quyết chi trả các trợ cấp cho NLĐ được tiến hành
đơn giản, nhanh chóng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong cơ quan dưới
sự chi đạo sát sao của giám đốc BHXH huyện đã tạo nên một khối thống nhất, đoàn
kết tạo thuận lợi trong việc giải quyết công việc.
Đặc biệt là năm 2015 được sự chỉ đạo của BHXH tỉnh TP Hà Nội. BHXH
huyện đã triển khai hình thức nộp và kê khai ( đăng mới, cấp mới…) hồ sơ thông
qua mạng điện tử từ đó tạo điều kiện cho NSDLĐ và NLĐ tham gia BHXH dễ
dàng, nhanh chóng, chóng tình trạng hồ sơ sai, tốn kém thời gian đi lại. Cùng với
thuận lợi trên hình thức kê khai hồ sơ qua mạng cũng có những khó khăn nhất định
đó là do người dân ở huyện vẫn còn một số NLĐ dân trí thấp, không thông thạo
trong quá trình sử dụng công nghệ nên vấn đề kê khai còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc.
1.2.2. Những khó khăn vướng mắc

13


Với số lượng người tham gia BHXH ngày một tăng, khối lượng công việc là
rất lớn. Trong khi đó trình độ đội ngũ cán bộ còn chưa đồng đều và chưa cao, cán
bộ trẻ thì thiếu kinh nghiệm, yêu cầu công tác của BHXH ngày càng phức tạp và đa
dạng. Đa số cán bộ không qua đào tạo đúng chuyên ngành nên trong quá trình làm
việc còn dập khuôn, máy móc
Phương tiện phục vụ cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan đi công tác còn
chưa có thường tư túc hoặc đi xe bus không cơ động và bị phụ thuộc vào công việc

nên hiệu quả chưa cao.
Do huyện thuộc địa bàn dân cư chủ yếu là thuần nông nên nhận thức của
NLĐ và NSDLĐ còn chưa cao nên việc tham gia BHXH còn nhiều hạn chế, đối
tượng thuộc diện tham gia là rất lớn nhưng trên thực tế số tham gia BHXH còn
thấp.
Số lượng trạm y tế 13/29 xã đạt chuẩn còn thấp vì vậy mà tình hình khám
sức khỏe khi tham gia BHYT của người dân còn hạn chế.
Trong những năm qua, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế và do quá
trình chuyển đổi cơ chế, một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thua lỗ phải giải
thể, phá sản, công nhân không có việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp,
nên không thể tham gia BHXH ảnh hưởng đến quá trình thu BHXH.

CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH TẠI BHXH HUYỆN ỨNG
HÒA, TP HÀ NỘI
2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách, chế độ pháp luật
BHXH
Trong những năm qua công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến chính sách,
chế độ, pháp luật BHXH luôn được BHXH huyện Ứng Hòa quan tâm, triển khái
rộng rãi nhằm phổ biến chính sách BHXH đến mọi người dân, đơn vị, các tổ chức
trong huyện.

14


Các hình thức tuyên truyền chủ yếu của toàn huyện được triển khai đó là qua
băng rôn. Áp phích, thông qua các đài truyền hình, đài phát thanh huyện, xã. ( định
kỳ 1 tuần 1 lần). Kết quả nhằm giúp cho người dân hiểu hơn về chế độ, chính sách
BHXH, giúp nắm vững luật BHXH về hình thức tham gia, hình thức hưởng, điều
kiện hưởng…Ngoài ra nhiều xã còn lập lên các đội thanh niên nắm vững những
kiến thức về BHXH đi tuyên truyền, vận động về chính sách tham gia BHYT,

BHXH.
Thông tin các hội nghị đoàn thể tại địa phương( hội phụ nữ, đoàn thanh niên,
hội nông dân…) các chế độ chính sách BHXH cũng được tuyên truyền phổ biến
một cách rộng rãi, các thành viên trong các hội, đoàn chính là các tuyên truyền viên
tích cực, làm công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao.
BHXH huyện tham gia cuộc thi tuyên truyền viên do thành phố tổ chức, qua
cuộc thi giúp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ BHXH huyện, giúp giải quyết các
công việc một cách hiệu quả, đúng quy định và có thể cập nhật được những thay
đổi của các chế độ chính sách, nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia.
2.2.Tình hình tham BHXH tại huyện Ứng Hòa
Năm 2015 toàn huyện có 265 cơ quan , đơn vị tham gia BHXH gồm có 138
đơn vị hành chinh sự nghiệp, 4 đơn vị doanh nghiệp nhà nước, 66 đơn vị doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, 138 đơn vị hành chính sự nghiệp, 25 hợp tác xã, 29 đơn
vị phường, xã, thị trấn, 2 đơn vị sản xuất cá thể với tổng số lao động tham gia là
7.810 người .
2.2.1.Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
Tình hình tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ ở các đơn vị được thực hiện
khá đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, số lượng người tham gia
BHXH ngày càng tăng

Bàng 1: Bảng số liệu về số người tham gia BHXH Bắt buộc tại huyện Ứng Hòa
năm 2015
Đơn vị

Loại hình

NSDLĐ
Số đơn
Số đơn
vị phải

vị đã
tham gia tham gia
(ĐV)
(ĐV)

Tỷ lệ
tham
gia
(%)

NLĐ
phải
tham
gia

NLĐ
NLĐ đã
tham gia
(ng)

Tỷ lệ
tham
gia
(%)
15


(ng)
DN Nhà nước
DN Ngoài quốc doanh

Hành chính sự nghiệp
Hợp tác xã
Phường, xã, thị trấn
Nghề, hộ KD cá thể
Tự đóng – NĐ34
Tổng

5
72
147
25
29
8
1
287

4
66
138
25
29
2
1
265

80,0
529
500
94,5
91,6

2.073
1.970
95,0
93,8
4.892
4.726
96,6
100
143
124
86,7
100
562
483
85,9
25,0
11
6
54,5
100
3
1
33,3
92,3
8.213
7.810
95,1
(Nguồn: BHXH huyện Ứng Hòa)
Nhìn chung năm 2015 tất cả các loại hình đều tham gia đóng BHXH.
Số đơn vị phải tham gia đạt 265 đơn vị trong tổng toàn huyện, đạt 100%

Số người lao động ở các đơn vị cũng được quan tâm nên phần lớn số người lao
động đã được các đơn vị cho tham gia đóng BHXH đầy đủ. Cụ thể:
- Khối DN Nhà nước tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH là 500/529 người đạt
94,5%
- Khối DN ngoài quốc doanh tỷ lệ tham gia 1970/2073 người đạt 95,0%
- Khối Hành chính sự nghiệp tỷ lệ tham gia 4726/4892người đạt 96,6%
- khối hợp tác xã tỷ lệ tham gia 124/143 người đạt 86,7%
- khối phường, xã, thị trấn tỷ lệ tham gia 483/562 người đạt 85,9%
- khối nghề, hộ kinh doanhh cá thể tỷ lệ tham gia 6/11 người đạt 54,5%
Số người tham gia BHXH bắt buộc tăng nhiều nhất là ở khối hành chính sự
nghiệp, ít nhất là khối nghề, hộ kinh doanh cá thể, ở các loại hình khác số người
tham gia cũng đã tăng đáng kể.
Số người tham gia BHXH tăng lên ở tất cả các loại hình đơn vị là do một số
nguyên nhân sau:
- Số đơn vị mới thành lập tăng lên khá nhiều trong giai đoạn này.
- Nhận thức của NLĐ tăng lên do công tác tuyên truyền BHXH đem lại.
- Chính sách BHXH đã tạo được tin tường ở NLĐ nên số người đăng ký
tham gia BHXH có xu hướng tăng lên,
- Rủi ro trong quá trình làm việc và lao động ngày càng tăng dẫn đến việc
NLĐ bị mất hoặc giảm thu nhập, tham gia BHXH làm một biện pháp để
đảm bảo thu nhập nên NLĐ muốn tham gia BHXH vì vậy mà số người
tham gia BHXH ngày càng tăng.
2.2.2.Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Ứng Hòa
16


Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện
tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình để hưởng các chế độ theo quy định. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện rất
rộng, là người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên mà không tham gia BHXH bắt buộc đều

có thể tham gia BHXH tự nguyện. Được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng.
Song song với NLĐ làm công ăn lương được đóng BHXH bắt buộc thì một
số người dân(chủ yếu là người lao động không làm công ăn lương, có công việc tự
do, thu nhập không ổn định, bấp bênh). Do nhận thức được tầm quan trọng của
BHXH đối với đời sống hiện tại nên họ đã chọn hình thức tham gia BHXH tự
nguyện vì thế BHXH tự nguyện trong huyện cũng được cải thiện rõ rệt, số người
tham gia năm này luôn cao hơn năm trước.
Năm 2015 tổng số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 782 người, Cụ thể
được phân loại như sau
- Dưới 25 tuổi số người tham gia BHXH tự nguyện là 105 người
- Từ 25 – 35 tuổi số người tham gia BHXH tự nguyện là 290 người
- Từ 35 – 45 tuổi số người tham gia BHXH tự nguyện là 302 người
- Trên 45 tuổi số người tham gia BHXH tự nguyện là 85 người
Năm 2015 số thu BHXH tự nguyện lên đến 2.958.188.300 đồng. Góp một phần
quan trọng làm tăng mức thu BHXH tại BHXH huyện Ứng Hòa.
2.2.3.Tình hình tham gia BH Thất nghiệp
Năm 2015 là năm thứ 6 BHXH huyện Ứng Hòa triển khai tham gia BHTN
cho NLĐ. Sau khi triển khai các đơn vị có đủ điều kiện để tham gia cho NLĐ. Kết
quả thực hiện được thể hiện của bảng số liệu sau:

Bảng 2 : Tình hình tham gia BHTN của các đơn vị trên địa bàn năm
2015
Đơn vị

Loại hình

Số đơn
vị phải
tham
gia

(ĐV)

NSDLĐ
Số đơn
vị đã
tham
gia
(ĐV)

Tỷ lệ
tham
gia
(%)

NLĐ
phải
tham
gia
(ng)

NLĐ
NLĐ
đã
tham
gia
(ng)

Tỷ lệ
tham
gia

(%)

17


DN Nhà nước
DN Ngoài quốc doanh
Hành chính sự nghiệp
Hợp tác xã
Phường, xã, thị trấn
Nghề, hộ KD cá thể
Tổng

5
72
147
25
29
8
286

4
66
138
25
29
2
264

80,0

529
500
94,5
91,6
2.073
1.970
95,0
93,8
4.583
4.346
94,8
100
143
124
86,7
100
8
5
62,5
25,0
11
6
54,5
92,3
7.347
6.951
94,6
( Nguồn: BHXH huyện Ứng Hòa)
Nhìn chung số đơn vị và số người tham gia BHTN tại các đơn vị khá cao,
năm 2015 số đơn vị tham gia BHTN đạt 264/286 đơn vị, đạt 92,3%. Số NLĐ được

tham gia BHTN chỉ đạt 6951/7347 người, đạt 94,6%.
2.2.4.Tình hình tham gia BH Y tế
Bảo hiểm y tế là một chính sách lớn, là loại hình bảo hiểm đặc biệt, mang ý
nghĩa nhân đạo cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện công bằng xã hội
trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nắm được tầm quan trọng của BHYT
hàng năm BHXH huyên Ứng Hòa luôn có những chính sách tuyên truyền, vân
động, khuyến khích mỗi người dân tham gia vào BHYT nhằm mục đích chăm sóc
cho bản thân , cho gia đình.
Đặc biệt từ ngày 01/01/2015, toàn dân bắt buộc phải tham gia BHYT, kèm
theo đó quyền lợi BHYT của người dân sẽ được mở rộng như: người nghèo, người
dân tộc thiểu số sẽ không phải đồng chi trả 5% khi KCB; người tham gia BHYT 5
năm liên tục cũng được thanh toán 100% chi phí KCB. Ngoài ra BHYT hộ gia dình
cũng đồng thời được triển khai do vậy số người tham gia BHYT trong toàn huyện
có sự gia tăng đáng kể:
Năm 2015 trong toàn huyện số người tham gia BHYT đạt 118.093 người cụ
thể như sau:
- Khối Doanh nghiệp nhà nước là 500 người
- Khối DN ngoài quốc doanh đạt 1.970 người
- Khối Hành chính sự nghiệp đạt 4.726 người
- Khối Hợp tác xã đạt 124 người
- Khối phường xã thị trấn đạt 483 người
- Đại biểu quốc hội, HdDDNN đạt 325 người
- Người có công đạt 3.530 người
- Bảo trợ xã hội đạt 8.652 người
- Cán bộ xã hưởng trợ cấp NSNN đạt 245 người
18


- Cựu chiến binh đạt 45 người
- Đối tượng nghèo, dân tộc thiểu số đạt 5.809 người

- Người cao tuổi đạt 632 người
- Hưu trí, trợ cấp mất sức lao động đạt 5.998 người
- Thân nhân, sĩ quan nghiệp vụ công an đạt 528 người
- Học sinh, sinh viên đạt 25.220 người
- Trẻ em dưới 6 tuổi đạt 26.777 người
- Hộ gia đình 16.016
Ngoài ra còn một số đối tượng tham gia BHYT như cán bộ phường, xã
không chuyên trách, trợ cấp BHTN…
2.3. Công tác cấp sổ BHXH
Sổ BHXH là cơ sở để theo dõi quá trình tham gia làm việc có đóng BHXH
của NLĐ. Là căn cứ để xét duyệt và hưởng BHXH vì vậy mà công tác cấp sổ
BHXH có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi và xét duyệt chế độ cho NLĐ.
Công tác cấp sổ được triển khai trên 2 phương diện cấp sổ BHXH và Cấp thẻ
BHYT
• Cấp sổ BHXH
Năm 2015 công tác cấp sổ BHXH huyện đã ghi và cấp sổ cho 265 đơn vị đầu mối
trong toàn huyện. Cụ thể:
- Đối với cấp mới: Số sổ đã cấp mới là 7.739 sổ/7.548 sổ đạt 98,6% ( Số
liệu dược tính trên tổng số người tham gia trong năm)
- Đối với cấp lại: Lý do cấp lại trong các trường hợp : Mất, hỏng, gộp, thay
đổi số sổ, họ tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh… Số lượng cấp lại là
341 sổ
- Đối với cấp tờ rời: Lý do mất, hỏng, hoặc đã giải quyết chế độ BHXH có
điều chỉnh quá trình đóng BHXH… Số lượng cấp tờ rời là 782
• Cấp thẻ BHYT
Năm 2015 số lượng cấp thẻ BHYT được cụ thể bằng số liệu theo thống cơ của
cơ quan BHXH huyện Ứng Hòa như sau: Số liệu cấp mới được tính trên tổng số
người tham gia trong năm:
- Đối với cấp mới: Số lượng là thẻ đạt 117.912/118.093 thẻ đạt 99,8%
- Đối với cấp lại: Số lượng là 82901

Hàng năm số lượng cấp thẻ BHYT trên toàn xã luôn tăng cao, số năm sau cao
hơn số năm trước, Yêu cầu của BHXH đối với trách nhiệm của người dân là luôn
đúng, đủ và kịp thời.
19


Tuy nhiên công tác tổ chức xét duyệt cấp sổ, ghi sổ BHXH còn gặp nhiều
khó khăn như không dầy đủ dữ liệu được lưu trữ trong hồ sơ dẫn đến việc phải
duyệt đi duyệt lại nhiều lần, công tác thu BHXH chứ kịp thời, đầy đủ nên việc cấp
sổ không đồng bộ.
2.4.Tình hình thu nộp BHXH
Trước năm 1995 cơ quan thực hiện chính sách BHXH không phải tổ chức
thực hiện công tác thu BHXH, mà nhiệm vụ này do cơ quan thuế, tài chính và công
đoàn thực hiện. Những năm 1995 ngay sau khi thành lập cơ quan BHXH đx phải
thực hiện nhiệm vụ thu BHXH. Đây thực sự là một khó khăn rất lớn đối với cơ
quan, bởi hầu hết cán bộ chưa có ngiệp vụ, kinh nghiệm về công việc này và đến
nay nhiệm vụ thu vẫn chiếm một khối lượng công việc lớn và ngày càng nặng nề,
phức tạp hơn, vì phải theo dõi quản lý trựvà tăng trưc tiếp đến từng người tham gia
BHXH. Song với với nhận thức sâu sắc xuyên suốt nhiệm vụ của ngành và trách
nhiệm với công việc được giao từng cán bộ cơ quuan BHXH đã nhận thức rõ trách
nhiệm là thu BHXH có ý nghĩa quan trọng và là điều kiện tiên quyết để hình thành,
tồn tại và tăng trưởng quỹ BHXH. Có như vậy mới có đủ năng lực tài chính để thực
hiện các chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng đang hưởng lương hưu và
NLĐ tham gia BHXH.
Từ nhận thức nêu trên mà hàng năm nhiệm vụ thu được BHXH huyện
thường xuyên quan tâm. BHXH huyên Ứng Hòa đã thường xuyên bám sát đơn vị,
có kế hoạch thực hiện chi tiêu được giao ngay từ tháng đầu, quý đầu. Nhằm khai
thác và mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Bảng 3: Kết quả thu BHXH Bắt buộc tại BHXH huyện Ứng Hòa năm 2015

Nội dung
Loại hình
Doanh nghiệp Nhà nước
DN ngoài quốc doanh
Hành chính sự nghiệp
Hợp tác xã

Số phải thu
( triệu đồng)

Số đã thu
(triệu đồng)

5.652
9.174
51.523
1.194

5.650
8.292
52.411
1.150

Kết quả thực
hiện
(%)
99,9
90,4
101,1
96,3

20


Phường, xã, thị trấn
Nghề, hộ kinh doanh
Tổng

4.510
103,1
149
113,7
72.162
101,1
(Nguồn: BHXH huyện Ứng Hòa)
Qua bảng số liệu trên cho thấy BHXH huyện Ứng Hòa đã luôn hoàn thành
tốt nhiệm vụ của mình trong công tác thu BHXH. Số thu luôn đạt ở mức cao đạt
101,1%
Nhờ có kế thu cụ thể và phù hợp nên công tác thu BHXH ở các đơn vị nhìn
chung đã đảm bảo đúng tiến độ, số lượng và thời gian thu, nộp. Công tác thu được
triển khai có hiệu quả. Năm 2015 theo kế hoạch BHXH tỉnh giao thu BHXH là 70
tỷ đồng nhưng trong năm đó BHXH huyện đã thu được 72 tỷ đồng vượt kế hoạch
giao là 101,1%, tức là vượt 1% so với năm 2014.
Tuy nhiên tại một số loại hình vẫn tồn tại thực trạng nợ đóng, chậm đóng
BHXH, Đặc biệt là đối với loại hình BHXH bắt buộc. Việc nợ đóng, chậm đóng
đối với các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn huyện vẫn diễn ra. Ví dụ như công ty
Phú Hòa, công ty Hòa Hưng…tính đến năm 2015 số tiền các Doanh nghiệp nợ
đóng, chậm đóng BHXH là xấp sỉ 3,7 tỷ đồng
Bảng 4: Số liệu về tình hình nợ đọng BHXH năm 2015

Nội dung

Loại hình

4.359
131
72.033

Số phải thu
( triệu đồng)

Số đã thu
(triệu đồng)

Kết quả thực
hiện
(%)
Nợ < 1 tháng
963
702
72,9
Nợ từ 1≤ 6 tháng
2.268
1963
86,5
Nợ ≥ 6 tháng
534
385
72,0
Tổng
3.765
3.050

81,0
(Nguồn: BHXH huyện Ứng Hòa)
2.5. Công tác xét duyệt hồ sơ, giải quyết chính sách, chế độ đối với NLĐ
Hiện nay, BHXH huyện ứng Hòa đang quản lý và thực hiện chính sách
BHXH với các đối tượng chi: chế dộ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức
khỏe, hưu trí, tử tuất trong các cơ quan, đơn vị tham gia BHXH
Bình quân hàng năm, BHXH huyện quản lý và thực hiện chế độ chính sách
đến trên 7549 đối tượng, thường xuyên biến động tăng, giảm. Hơn 10 năm qua đã
thực hiện chuyển đi, đến cho 2.785 trường hợp, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị hưởng
tiền tuất cho 1273 trường hợp, giải quyết mai táng phí cho 1.726 trường hợp. Đồng
21


thời đã giải quyết cho 14.949 lượt người hưởng chế độ ngắn hạn. trong đó ốm đau
là 8.887 người, thai sản 1.701 người, dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho 1.439
người.
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH cho 1.255 lượt người qua các lần điều
chỉnh mức lương tối thiểu từ 1.050.000 đồng đến 1.150.000 đồng, ngoài ra còn
điều chỉnh tăng thêm và đột xuất cho từng loại đối tượng hàng ngàn lượt người.
Bảng 5: bảng số liệu về công tác xét duyệt hồ sơ năm 2015
Nội dung
Chế độ
Ốm đau
Thai sản
Dưỡng sức – phục hồi SK
TNLĐ – BNN
Hưu trí
Tử tuất
Thất nghiệp
Tổng số


Hồ sơ phải xét duyệt
972
528
804
1047
2.470
1.438
480
7.739

Hồ sơ đã xét duyệt

970
528
796
1042
2.369
1.438
405
7.548
( Nguồn: BHXH huyện Ứng Hòa)

2.6. Công tác chi trả chế độ BHXH cho NLĐ
Chi trả các chế dộ BHXH cho NLĐ là một trong những nhiệm vụ cơ bản
quan trọng hàng đầu của BHXH. Với mục tiêu là chi đúng, đủ, kịp thời, an toàn và
thuận tiện. Chi BHXH không chỉ thể hiện trách nhiệm của ngành BHXH đối với
người tham gia mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế - chính trị - xã hội rất lớn, không
những đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho người đang hưởng lương hưu, trợ cấp
BHXH, BHYT, BHTN mà còn góp phần tích cực vào việc ổn định trật tự, an toàn

xã hội ở địa phương. Chính từ những ý nghĩa đó ngay từ những ngày đầu thành lập,
được sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH tỉnh Hà Tây ( nay thuộc Hà Nội), BHXH
huyện Ứng Hòa đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chi, ngày càng hoàn thiện
hình thức chi, đảm bảo an toàn tuyệt đối việc cấp phát tiền mặt trong điều kiện
phương tiện vật chất, bảo quản tiền mặt chuyên dung ở cấp huyện không có, điều
kiện đi lại nhận tiền của các đại lý còn nhiều bất cập ( chủ yếu đi lại bằng xe đạp)
nhất là các đại lý ở xa trung tâm huyện trên 20km như Hồng Quang, Đông lỗ, Đại
Cường…

22


Trong thời gian qua căn cứ đề nghị từng đơn vị BHXH huyện Ứng Hòa đã
xét duyệt theo Luật và chuyển tiền chi các chế độ cho các đơn vị.
• Công tác chi trả chế độ ốm đau, Thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe
Bảng 6: Bảng tổng hợp chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức năm 2015
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Chế độ
Ốm đau
Thai sản
Dưỡng sức – phục hồi SK
Tổng

Số lượng

Số ngày

Số tiền


972
528
804
2.304

4.716
332.125.000
92.328
860.080.140
3.972
729.580.000
101.016
1.921.785.140
( Nguồn : BHXH huyện Ứng Hòa)
Hàng năm BHXH huyện Ứng Hòa chi trả hàng nghìn lượt chế độ BHXH
trong đó năm 2015 BHXH huyện Ứng Hòa đã chi trả cho 972 lượt ốm đau, số ngày
là 4.761 trong đó số tiền cần chi trả là 332.125.000 đồng. Đối với chế độ thai sản số
tiền chi trả lên đến 860.080.140 đồng tương ứng với 528 lượt người trong toàn
huyện.Với chế độ dưỡng sức – phục hồi sức khỏe số tiền chi trả năm 2015 là
729.580.000 đồng, tương ứng với 804 người tương ứng với 3.972 ngày.
Qua đó cho thấy BHXH huyện Ứng Hòa đã giải quyết tốt các chế độ cho
NLĐ khi họ có nhu cầu, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của NLĐ,giúp họ tin tưởng
vào chế độ BHXH.

Công tác chi trả chế độ TNLĐ – BNN

Bảng 7: Bảng số liệu tổng hợp về chi trả chế độ TNLĐ – BNN năm 2015
(Đơn vị: Triệu đồng)
Nội dung
Ngân sách Nhà nước

Quỹ BHXH
Chế độ
Người
Số tiền
Người
Số tiền
TNLĐ – BNN hàng tháng
324
264.768.000
420
719.712.000
TNLĐ – BNN một lần
1
7.062.000
2
23.720.000
Trợ cấp phương tiện
0
0
0
0
Tổng
325
271.830.000
422
743.432.000
23


( Nguồn : BHXH huyện Ứng Hòa)

Đối với công tác chi trả chế độ TNLĐ – BNN, BHXH huyện Ứng Hòa hàng
năm đã chi trả được cho 747 lượt NLĐ không may gặp rủi ro, với số tiền chi trả lên
đến 1.015.262.000 đồng. Trong đó Ngân sách nhà nước đã chi trả với số tiền là
271.830.000 đồng tương đương là 26,7 %, quỹ BHXH đã chi trả 743.432.000 đồng,
tương đương là 73,3%

Công tác chi trả chế độ hưu trí
Trong năm 2015 đối với công tác chi trả chế độ hưu trí BHXH cũng đạt được
những thành tựu sau:
Bảng 8: Bảng số liệu tổng hợp về chi trả chế độ hưu trí năm 2015
Nội dung Ngân sách Nhà nước
Quỹ BHXH
Chế độ
Người
Số tiền
Người
Số tiền
Hưu trí hàng tháng
2062
8.686.243.00 264
2.783.000.000
0
Hưu trí một lần
0
0
144
870.276.000
Tổng
2062
8.686.243.00 408

3.653.276.000
0
( Nguồn : BHXH huyện Ứng Hòa)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy hàng năm cơ quan BHXH huyện Ứng Hòa
chi trả số tiền cho chế độ Hưu trí là tương đối lớn. Năm 2015 riêng Ngân sách nhà
nước đã chi trả cho hai chế độ hưu trí hàng tháng và hưu trí một lần với số tiền là
8.686.243.000 đồng. Quỹ BHXH chi trả là 3.653.276.000 đồng. Tổng số người cần
chi trả 2.434 người.
• Công tác chi trả chế độ tử tuất
Trong năm 2015 đối với công tác chi trả chế độ tử tuất BHXH cũng đạt được
những thành tựu sau

Bảng 9: Bảng số liệu tổng hợp về công tác chi trả chế độ tử tuất năm 2015
( Đơn vị: triệu đồng)
Nội dung
Chế độ
Tử tuất hàng tháng

Ngân sách Nhà nước
Người
Số tiền
1062
523.783.000

Quỹ BHXH
Người
Số tiền
312
143.086.000
24



Tử tuất một lần
Tổng

30
1092

548.024.802
34
172.803.076
1.072.807.00 346
315.889.076
0
( Nguồn : BHXH huyện Ứng Hòa)
Chế độ BHXH tử tuất cũng là một trong những chế độ BHXH mà hàng năm
BHXH huyện Ứng Hòa luôn thực hiện chi trả một cách đầy đủ và đúng đắn nhất
cho những NLĐ không may bị chết. Năm 2015 số tiền BHXH huyện Ứng Hòa chi
trả riêng cho chế độ tử tuất là 1.388.696.076 đồng. Trong đó Ngân sách nhà nước
chi trả là 1.072.807.000 đồng tương đương với tỷ lệ là 77,2%. Quỹ BHXH chi trả là
315.889.076 đồng tương đương với tỷ lệ là 23,8%.
2.7. Công tác quản lý và lưu trữ hồ sơ BHXH
Ngay từ khi mới thành lập mặc dù còn nhiều khó khăn và công tác tổ chức
cán bộ, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng với tinh thần trách nhiệm trước
BHXH thành phố, trước huyện ủy và đối tượng, toàn thể cơ quan đã quàn triệt sâu
sắc và nhận thức rõ trách nhiệm của mình là thực hiện đầy đủ các chế độ CS
BHXH, BHYT đến người tham gia.Để hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết đúng chế
độ CS quy định, cơ quan đã xác định việc quản lý lưu trữ hồ sơ của NLĐ, đơn vị
SDLĐ và hồ sơ của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH luôn được quan
tâm, bảo quản, giữu gìn ngăn nắp, khoa học với khẩu hiệu “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”,

và đảm bảo an toàn không bị xâm hại bởi hồ sơ là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để
thực hiện chế độ chính sách đúng, đủ cho đối tượng, đồng thời giúp cho công tác
kiểm tra, trả lời, giải đáp và thực hiện các chế dộ chính sách mới ban hành và thuận
tiện.
Đối với sổ BHXH, sau khi đã đối chiếu tờ khai của NLĐ, ký và đóng dấu
vào sổ quy định trên sổ BHXH đồng thời đóng dấu giáp lai vào sổ BHXH, BHXH
huyện Ứng Hòa sẽ lưu trữ hồ sơ thông qua phần mềm máy tính, ngoài ra bản
cứng( sổ quản lý số người tham gia, người hưởng sẽ được để trên các kệ lưu trữ, tủ
đựng hồ sơ trong cơ quan, tránh tính trạng mất mát)
2.8. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, chế độ
BHXH
Căn cứ vào chương trình công tác kiểm tra của cấp đã đề ra, hằng quý
BHXH huyện tổ chức kiểm tra tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm chi 2 chế
độ ốm đau, thai sản chi trả ở đại lý

25


×