ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐÀO THỊ PHƢƠNG LIÊN
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG”
THEO PHƢƠNG PHÁP “ĐÀM THOẠI - PHÁT HIỆN”
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TOÁN
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐÀO THỊ PHƢƠNG LIÊN
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG”
THEO PHƢƠNG PHÁP “ ĐÀM THOẠI - PHÁT HIỆN”
LUẬN VĂN THẠC SỸ SƢ PHẠM TOÁN
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học (bộ môn Toán)
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Văn Nghị
HÀ NỘI - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề tài “Dạy
học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” theo phương pháp
“Đàm thoại- Phát hiện ”.
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu và Hội đồng giáo dục nhà
trường THPT Dương Quảng Hàm thuộc huyện Văn Giang, các bạn đồng
nghiệp, các em học sinh và các lực lượng giáo dục trong huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên, đã tận tình cung cấp tài liệu, đóng góp các ý kiến quý báu để
tôi hoàn thành luận văn này.
Để đạt tới kết quả hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
thầy giáo, cô giáo trong Ban giám hiệu, các giáo sư, các giảng viên của
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc và chân thành đến thầy giáo hướng dẫn khoa học GS.TS
Bùi Văn Nghị , người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá
trình lập đề cương, nghiên cứu viết và hoàn thiện luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, thực hiện và hoàn
chỉnh luận văn, song chắc rằng luận văn vẫn còn có những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng
nghiệp và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thân yêu của chúng ta.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Tác giả
Đào Thị Phương Liên
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BT
Bài tập
BTVN
Giao nhiệm vụ về nhà
CH
Câu hỏi
DH
Dạy học
ĐC
Đối chứng
ĐT
Đường thẳng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
PP
Phương pháp
PPDH
Phương pháp dạy học
PTDH
Phương tiện dạy học
PTTQ
Phương trình tổng quát
PTTS
Phương trình tham số
TN
Thực nghiệm
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
THPT
Trung học phổ thông
TT
Thông tin
VTCP
Vectơ chỉ phương
ii
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ..................................................................................................
i
Danh mục viết tắt ........................................................................................
ii
Mục lục ........................................................................................................
iii
Danh mục bảng............................................................................................
v
Danh mục biểu đồ .......................................................................................
v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................
1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ………………..……
5
1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường phổ
thông..........................................................................................................
5
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học.....................................
5
1.1.2. Một số phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới……….….
6
1.2. Phương pháp dạy học Đàm thoại -Phát hiện………………...……...
6
1.2.1. Khái niệm…………………………………….................................
6
1.2.2. Những ưu điểm, nhược điểm của dạy học Đàm thoại- Phát hiện…
8
1.2.3. So sánh các phương pháp Đàm thoại tái hiện, Đàm thoại- Phát
hiện, tìm tòi, Phát hiện và giải quyết vấn đề……………………….……
10
1.3. Một số vấn đề cơ bản về câu hỏi……………………………………...
11
1.3.1. Quan niệm về câu hỏi, phân loại câu hỏi, vai trò của câu hỏi trong
dạy học môn Toán…………………………………….………………….
12
1.3.2. Một số yêu cầu về câu hỏi trong phương pháp Đàm thoại- Phát
hiện………………………………………………………….……………
12
1.3.3. Một số yêu cầu về hệ thống câu hỏi trong phương pháp Đàm
thoại -Phát hiện…………………………………………………….…….
13
1.4. Một số thực tiễn dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng” theo phương pháp Đàm thoại - Phát hiện…………...………….
14
1. 4.1. Khảo sát qua phiếu điều tra…………………………….…………
14
1.4.2 . Phân tích kết quả điều tra…………………………………………
16
Tiểu kết chương 1…………………………………..……………………
17
iii
Chƣơng 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“PHƢƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG” THEO
PHƢƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI PHÁT HIỆN……………………….
18
2.1. Một số vấn đề về giáo án. …………………………………………..
18
2.1.1. Cấu trúc bài soạn. …………………………………………………
18
2.1.2. Phương hướng xây dựng những giáo án dạy học chủ đề “Phương
pháp tọa độ trong mặt phẳng” theo phương pháp Đàm thoại- Phát
hiện……………………………………………………………………..
19
2.2. Một số giáo án dạy học nội dung “ Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng” theo phương pháp Đàm thoại- Phát hiện.......................................
19
2.2.1. Phương trình tham số của đường thẳng...........................................
19
2.2.2. Phương trình tổng quát của đường thẳng.........................................
29
2.2.3. Bài tập về phương trình đường thẳng……………………..………
37
2.2.4. Đường tròn………………………………………………..……….
52
2.2.5. Bài tập về đường Elip………………………………………..……
67
Tiểu kết chương 2…………………………………………………..……
76
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM…………………………...…
77
3.1 Mục đích, nội dung, tổ chức thực nghiệm sư phạm………………….
77
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm……………………………………
77
3.1.2 Nội dung thực nghiệm sư phạm………………………....…………
77
3.1.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm……………….................................
77
3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. ……………………………
78
3.2.1. Đánh giá từ các Phiếu dự giờ của giáo viên....................................
78
3.2.2. Đánh giá từ bài kiểm tra...............................................................
82
Tiểu kết chương 3………………………………………………………..…
87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………..
85
1. Kết luận…………………………………………………….………….
85
2. Khuyến nghị…………………………………………………………...
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...
86
PHỤ LỤC………………………………………………………………..
89
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến từ thầy cô dự giờ TNSP(giáo án 1) ………
79
Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến từ thầy cô dự giờ ĐC (giáo án 1):………..
80
Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến từ thầy cô dự giờ TNSP (giáo án 2) ……..
80
Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến từ thầy cô dự giờ ĐC(giáo án 2) ………...
81
Bảng 3.5. Kết quả của bài 1……………………………………………
85
Bảng 3.6. Kết quả của bài 2. …………………………………..……...
85
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tần suất kết quả bài 1 …………………………………..
86
Biểu đồ 3.2: Tần suất kết quả bài 2……………………………….......
86
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước và hội nhập quốc tế sâu rộng về nhiều mặt. Sự phát
triển của xã hội và công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi giáo dục cần có
những thay đổi nhất định để phù hợp với tình hình mới, hoàn cảnh mới. Yêu
cầu này dẫn đến phải có sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ II khoá XI
năm 2011, đã chỉ rõ “ Phương pháp (PP) giáo dục phải hướng vào người
học, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động,
độc lập, sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp
dụng những PP giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Xã hội ngày nay đòi hỏi mỗi người cần phải có kiến thức, có năng lực tư
duy, có khả năng làm việc độc lập, chủ động, tự giác sáng tạo. Tuy nhiên
trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn có không ít thầy cô cho rằng chỉ
cần dạy sao cho hoàn thành đủ chương trình, mà không quan tâm gì đến mục
tiêu dạy học. Từ đó vẫn còn tình trạng là PPDH của thầy nặng về thuyết
trình, truyền thụ kiến thức một chiều, cách học của trò vẫn là tiếp thu thụ
động, học tập một cách máy móc, rập khuôn, thiếu tích cực. Có không ít
thầy cô còn khó khăn trong việc lựa chọn PPDH phù hợp cho từng nội dung
kiến thức và gặp nhiều khó khăn khi gặp các vấn đề cần giải quyết.
Thực hiện Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 và định hướng đổi mới
PPDH của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2005 – 2015, giáo viên toàn
ngành đã tích cực suy nghĩ, đổi mới PPDH trong các cấp học, bậc học. Theo
phương châm: “lấy học sinh làm vị trí trung tâm”, việc lựa chọn PPDH phát
huy được tính chủ động tích cực sáng tạo của học sinh là một vấn đề quan
trọng. Có nhiều PPDH đáp ứng được điều đó. Chẳng hạn, những PP theo
6
những xu hướng dạy học không truyền thống như: DH theo thuyết kiến tạo,
DH theo lí thuyết tình huống. . . Cũng có một số PPDH truyền thống vẫn
được khai thác, cải tiến, vận dụng một cách thích hợp, như: PPDH Đàm
thoại - Phát hiện, PPDH luyện tập, củng cố. . . Những PP này vẫn phát huy
được tính tích cực hoạt động học tập của học sinh.
Phương pháp Đàm thoại-Phát hiện là một trong số các phương pháp dạy
học phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, được nhiều giáo viên
thường xuyên sử dụng trong giảng dạy.
Tuy nhiên, cũng còn không ít giáo viên Toán THPT hiểu về phương pháp
Đàm thoại p hát hiện chưa thật thấu đáo và còn lúng túng trong việc sử dụng
phương pháp này trong dạy học môn Toán.
Trong chương trình Hình học lớp 10, “Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng’’ là một chương quan trọng. Khi dạy học chương này, giáo viên gặp
những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh, học sinh cũng gặp không ít khó khăn trong việc chiếm lĩnh kiến thức và
rèn luyện kĩ năng. Vào chương trình Hình học lớp 10 học sinh được tiếp cận
với hai PP nghiên cứu hình học; đó là: phương pháp vectơ và phương pháp
tọa độ. Những kiến thức mở đầu trong chương này có vai trò quan trọng đặc
biệt, làm cơ sở, nền tảng cho những kiến thức về sau. Trong đó nhiều khái
niệm mới được bắt nguồn từ các khái niệm đã có, nên giáo viên có thể dẫn
dắt để học sinh có thể tiếp cận các khái niệm, định lí bằng PP Đàm thoạiPhát hiện.
Với những lí do trên đề tài được chọn là:
“Dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” theo phương
pháp“ Đàm thoại - Phát hiện ”.”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng những giáo án dạy học chương: “Phương pháp tọa độ trong
mặt phẳng” – Hình học 10, theo phương pháp Đàm thoại - Phát hiện, góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trường Trung học phổ thông.
7
3. Khách thể nghiên cứu
Chương trình SGK Hình học 10 và thực tiễn sử dụng phương pháp dạy
học Đàm thoại - Phát hiện ở trường THPT.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” bằng
phương pháp Đàm thoại - Phát hiện ở trường THPT.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu vận dụng một cách thích hợp phương pháp da ̣y ho ̣c Đàm thoại - Phát
hiện trong dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” thì học
sinh sẽ vừa nắm vững tri thức, vừa học được cách tìm ra những tri thức đó,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn trong nghiên cứu nội dung chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng” theo chương trình, sách giáo khoa Hình học 10, NXBGD, năm
2010.
- Giới hạn trong phương pháp da ̣y ho ̣c Đàm thoại - Phát hiện.
- Các nghiên cứu khảo sát được tiến hành giới hạn ở một số trường THPT
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về phương pháp da ̣y ho ̣c Đàm thoại - Phát hiện.
- Tìm hiểu thực trạng dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng”
ở một số trường THPT.
- Xây dựng những giáo án dạy học chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng” – Hình học 10 theo phương pháp Đàm thoại - Phát hiện.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, tâm lý học, lý luận và phương
pháp dạy học môn Toán.
- Các công trình nghiên cứu có các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài.
8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khu Quốc Anh, Phạm Khắc Ban, Nguyễn Hải Châu (2007), Tài liệu
bồi dưỡng giáo viên dạy chương trình và SGK lớp 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ giáo dục và Đào tạo (12/2007), Tài liệu bồi dưỡng "Nâng cao năng
lực cho giáo viên cốt cán các trường THPT theo chương trình và SGK lớp
10", Trường ĐHSP Hà Nội .
3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện
chương trình, SGK môn Toán học, Nxb Giáo dục.
4. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), SGK hình học 10, Nxb Giáo dục.
5. Nguyễn Thị Thanh Bình, Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề trong dạy học chương tam giác đồng dạng toán lớp 8 ở
trường THCS, K1 ĐHQGHN, 2008.
6. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá
trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Sơn Hà (2007), Vận dụng phương pháp Đàm thoại - Phát hiện và
GQVĐ trong dạy học bất đẳng thức cho HS khá giỏi, Luận văn Thạc sĩ,
ĐHSP HN.
8. Vũ Thị Minh Hằng (2010), Vận dụng PP Đàm thoại - Phát hiện trong dạy
học Hàm số và Phương trình lớp 10 THPT, luận văn Thạc sĩ K16 ĐHSP ĐH
Thái Nguyên..
9. Trần Cẩm Huyền (2010), Vận dụng PPDH phát hiện và GQVĐ vào dạy
học Hệ thức lượng trong tam giác, luận văn Thạc sĩ K16 ĐHSP ĐH Thái
Nguyên..
10. Nguyễn Bá Kim (2000). Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề: Một
trong những xu hướng dạy học, Hội nghị tập huấn phương pháp dạy học toán
phổ thông, Hà Nội.
11. Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn toán, Nxb ĐHSP,
Hà Nội.
9
12. Luật giáo dục (2005), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội
13. Dƣơng Thị Nga (2013), Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề trong dạy học chương “Dãy số - cấp số cộng – cấp số nhân”,
Đại số và Giải tích lớp 11 THPT, K21 ĐHSP Hà Nội.
14. Phan Thị Kim Ngân (2011), Vận dụng phương pháp dạy học Đàm thoại
- Phát hiện vào dạy học Dãy số và Giới hạn của Dãy số lớp 11 THPT, luận
văn Thạc sĩ, K19 ĐHSP Hà Nội.
15. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn
toán, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
16. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở
trường phổ thông. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
17. Bùi Văn Nghị, Khamkhong Sibuarkham (2010), Hệ thống câu hỏi
trong phương pháp Đàm thoại - Phát hiện, Tạp chí Giáo dục ISSN 21896
0866 7476, số 230, tháng 1/2010, trang 35.
18. Nguyễn Thị Kim Nhung, Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề kết hợp sử dung phần mềm GSP trong dạy học một só chủ
đề của Hình học không gian lớp 11, ĐHSP HN, 2004
19. Hoàng Phê (1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
20. Nguyễn Thị Trà, Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh phổ thông theo
hướng sử dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, ĐH Huế,
2007.
21. Tạ Ngọc Thiện (2011), Vận dụng PPDH phát hiện và GQVĐ trong dạy
học Nguyên hàm – Tích phân lớp 12 THPT, K5 ĐHGD – ĐHQGHN.
10