Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

01 QXSV va mot so dac trung co ban TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.3 KB, 3 trang )

Quần xã SV và một số đặc trưng cơ bản của QX

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Khái niệm quần xã sinh vật
1. Ví dụ: Quần xã sinh vật Hồ Tây, quần xã sinh vật rừng nhiệt đới.
2. Khái niệm: Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật được hình thành trong một quá trình
lịch sử, cùng sống trong một không gian xác định gọi là sinh cảnh, nhờ các mối luên hệ sinh thái tương hỗ
mà gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
Quần xã sinh vật là một cấu trúc động. Các loài trong quần xã làm biến đổi môi trường, môi trường bị biến
đổi lại tác động đến cấu trúc của quần xã.
Giữa các quần xã sinh vật thường có một vùng chuyển tiếp gọi là vùng đệm. Bìa rừng là vùng đệm của
quần xã rừng và quần xã đồng ruộng. Bãi lầy là vùng đệm giữa 2 quần xã rừng và quần xã đầm.
II. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
Độ đa dạng của quần xã: thể hiện sự phong phú về thành phần loài và số lượng cá thể ở mỗi loài trong
quần xã.
Quần xã có độ đa dạng cao (chúng có nhiều loài, số lượng cá thể trong loài nhiều) khi điều kiện môi
trường sống có nguồn sống phong phú.
Ví dụ: Quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có độ đa dạng cao hơn quần xã sinh vật vùng ôn đới.
Độ đa dạng phụ thuộc vào điều kiện môi trường, nó cũng quyết định trạng thái tồn tại của quần xã. Nếu
quần xã ổn định thì quần xã có độ đa dạng cao, quần xã suy thoái có độ đa dạng thấp. Những vùng khắc
nghiệt có độ đa dạng thấp.
Một số nhóm loài trong quần xã
Các nhóm loài trong quần



Đặc điểm

Ví dụ

Loài ưu thế

Tần suất xuất hiện và độ phong phú Thực vật có hạt ở quần xã thực
cao, quyết định chiều hướng phát vật trên cạn.
triển của quần xã.

Loài thứ yếu

Thay thế cho loài ưu thế khi loài này Quần xã rừng lim bị triệt hạ
suy vong.
cây gỗ ưa sáng cây bụi.

Loài ngẫu nhiên

Tần suất xuất hiện và độ phong phú Cây bụi, dây leo ... trong rừng
thấp.
nhiệt đới.

Loài chủ chốt

Vật ăn thịt đầu bảng khống kiểm Sư tử ăn thịt ở khu bảo tồn động
soát khống chế các loài khác.
vật Châu Phi.

Loài đặc trưng


Chỉ có ở một quần xã hoặc số lượng + Cá cóc Tam Đảo.
nhiều hơn hẳn các loài khác và có + Cây tràm rừng U Minh.
vai trò quan trọng so với các loài
khác.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Quần xã SV và một số đặc trưng cơ bản của QX

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

2. Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã
Tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Mỗi loài có một ổ sinh thái đặc trưng
sự phân bố cá thể
trong quần xã
giảm bớt áp lực cạnh tranh cũng như tăng khả năng sử dụng nguồn sống trong môi
trường.
a. Sự phân tầng thẳng đứng: Các tầng trong rừng mưa nhiệt đới
Thực vật

Động vật

Tầng vượt tán


Côn trùng, chim ăn côn trùng...

Tầng tán rừng

Khỉ, vượn, sóc...

Tầng cây gỗ dưới tán

Trên mặt đất: Thỏ, hươu, nai...

Tầng cây nhỏ dưới cùng

Trong đất: Giun, dế...

b. Phân bố theo chiều ngang
Ví dụ: Quần xã biển
- Vùng ven bờ: Thực vật ngập nước, tôm, cua, cá nhỏ...
- Vùng khơi: Cá voi, cá heo...
III. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
1. Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hội sinh, hợp tác
Đặc điểm: Các laoì đều có lợi hoặc ít nhất một bên có lợi.
Các mối quan hệ

Đặc điểm

Ví dụ

Cộng sinh

- Hợp tác chặt chẽ giữa hai hay

nhiều loài.
- Tất cả các loài tham gia cộng
sinh đều có lợi.

- Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào
cộng sinh trong địa y.
- Vi khuẩn lam cộng sinh trong
nốt sần cây họ Đậu.
- Vi khuẩn sống trong ruột mối
giúp tiêu hóa Xenlulozo.
- Hải quỳ và cua.

Hợp tác

- Hợp tác giữa hai hay nhiều loài - Chim sáo và trâu rừng.
và không pải là mối quán hệ chặt - Chim mỏ đỏ và linh dương.
chẽ nhất thiết phải có đối với mỗi - Lươn biển và cá nhỏ.
loài.

Hội sinh

- Hợp tác giữa hai loài trong đó - Cây phong lan bám trên cây
một loài có lợi còn loài kia không thân gỗ.
có lợi cũng không có hại gì.
- Rêu sống bám vào thân cây cổ
thụ.
- Hà xun (Balamus) bám trên mai
rùa biển, trên da cá mập.

2. Quan hệ đối kháng: là quan hệ giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loài bị hại, gồm các mối quan

hệ: cạnh tranh, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm, sinh vật này ăn sinh vật khác.
Các mối quan hệ
Cạnh tranh

Đặc điểm

Ví dụ

- Các loài tranh giành nhau nguồn - Thực vật tranh giành ánh sáng,
sống như thức ăn, chỗ ở...
nước, muối khoáng...

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Quần xã SV và một số đặc trưng cơ bản của QX

- Các loài đều bị ảnh hưởng bất - Cạnh tranh thức ăn giữa cú và
lợi, tuy nhiên có một loài thắng chồn ở trong rừng.
thế, còn lại các laoì khác bị hại
hoặc cả hai cùng bị hại.
Kí sinh

- Một loài sống nhờ trên cơ thể

của loài khác, lấy các chất nuôi
sống cơ thể từ loài đó.
- Sinh vật kí sinh hoàn toàn
không có khả năng tự dưỡng, sinh
vật nửa kí sinh vừa lấy các chất
nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có
khả năng tự dưỡng.

Ức chế cảm nhiễm

- Một loài sinh vật trong quá trình - Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá,
sống đã vô tình gây hại cho loài tôm, cua và chim ăn các loài bị
khác.
độc.
- Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt
động của vi sinh vật ở xung
quanh.

Vật ăn thịt – con mồi

- Một loài sử dụng loài khác làm
thức ăn, bao gồm: động vật ăn
thực vật, động vật ăn thịt, thực
vật bắt sâu bọ.

- Cây tầm gửi kí sinh trên cây
thân gỗ.
- Dây tơ hồng sống kí sinh trên
thân cây gỗ.
- Giun kí sinh trong cơ thể người.


- Bò ăn cỏ.
- Chim ăn sâu.
- Ếch ăn côn trùng.
- Hổ ăn thịt thỏ.
- Cây nắp ấm bắt ruồi.

IV. Hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở mức độ nhất định do quan
hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.
- Ứng dụng khống chế sinh học trong nông nghiệp: Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại
hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu. Ví dụ: Sử dụng ong kí sinh diệt bọ dừa.
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×